Tải bản đầy đủ (.doc) (179 trang)

Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 179 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HUỲNH THỊ CHUYÊN
NGÔN NGỮ BÌNH LUẬN
TRONG BÁO IN TIẾNG VIỆT HIỆN NAY
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số : 62220240
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2014
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HUỲNH THỊ CHUYÊN
NGÔN NGỮ BÌNH LUẬN
TRONG BÁO IN TIẾNG VIỆT HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Hoàng Anh

HÀ NỘI – 2014

MỤC LỤC
Trang
3
MỤC LỤC 3
5
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8


6. Đóng góp của luận án 8
7. Kết cấu của luận án 9
Chương 1 10
CƠ SỞ LÍ LUẬN 10
1.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG –HỆ
THỐNG 11
1.1.1. Về ngôn ngữ 11
1.1.2. Về ngữ cảnh 12
1.1.3. Về văn bản 12
1.1.4. Quan hệ giữa ngữ cảnh và văn bản 13
1.1.5. Các thành tố chức năng trong hệ thống ngữ nghĩa 14
1.2. PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN 16
PHÊ PHÁN 16
1.2.1. Phân tích diễn ngôn 16
1.2.2. Phân tích diễn ngôn phê phán (Critical Discourse Analysis - CDA). 22
1.3. DIỄN NGÔN BÁO CHÍ, NGÔN NGỮ BÁO CHÍ VÀ NGÔN NGỮ BÌNH
LUẬN 32
1.3.1. Giao tiếp trong báo chí và diễn ngôn báo chí 32
1.3.2. Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí 34
1.3.3. Bình luận và ngôn ngữ bình luận trên báo chí 35
1.4. Tiểu kết 38
Chương 2 40
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC 40
VĂN BẢN BÌNH LUẬN ĐỂ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG TƯ TƯỞNG 40
2.1. CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CHỨC NĂNG TƯ TƯỞNG KINH
NGHIỆM TRONG VĂN BẢN BÌNH LUẬN 40
2.1.1. Chuyển tác – nguồn gốc của sự diễn giải kinh nghiệm 40
2.1.2. Các quá trình chuyển tác - phương thức thể hiện chức năng 42
tư tưởng kinh nghiệm của câu trong văn bản bình luận 42
2.1.3. Danh hoá trong văn bản bình luận 53

2.1.4. Mở rộng các cụm danh từ 57
2.1.5. Chu cảnh và chuyển tác chu cảnh trong văn bản bình luận báo in 60
tiếng Việt 60
2.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CHỨC NĂNG TƯ TƯỞNG LÔGÍC
TRONG VĂN BẢN BÌNH LUẬN BÁO IN TIẾNG VIỆT 64
2.2.1. Các quan hệ đẳng kết 64
2.2.2. Các quan hệ phụ thuộc 71
2.2.3. Lập luận trong bài bình luận báo in tiếng Việt 76
2.3. Tiểu kết 84
Chương 3 86
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC 86
VĂN BẢN BÌNH LUẬN ĐỂ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG LIÊN NHÂN 86
3.1. DẪN NHẬP 86
3.2. TÌNH THÁI TRONG VĂN BẢN BÌNH LUẬN 87
3.2.1. Tình thái trong ngôn ngữ 87
3.2.2. Tình thái trong tiếng Việt 90
93
3.2.3. Tình thái trong văn bản bình luận báo in tiếng Việt 93
3.2.4. Yếu tố bình luận trong văn bản bình luận báo in tiếng Việt 102
3.2.5. Các biểu thức quy chiếu biểu hiện nghĩa liên nhân 106
3.3. Tiểu kết 111
Chương 4 112
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC 112
VĂN BẢN BÌNH LUẬN ĐỂ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG VĂN BẢN 112
4.1. VỀ CẤU TRÚC VĨ MÔ VÀ CẤU TRÚC VI MÔ 112
4.2. CẤU TRÚC VĨ MÔ CỦA VĂN BẢN BÌNH LUẬN 113
4.2.1. Cấu trúc văn bản 113
4.2.2. Cấu trúc vĩ mô của văn bản bình luận 115
125
125

125
4.2.3. Đoạn văn trong văn bản bình luận 125
4.3. CẤU TRÚC VI MÔ CỦA VĂN BẢN BÌNH LUẬN 129
4.3.1. Đề – Thuyết trong văn bản bình luận 129
4.3.2. Các phương tiện liên kết trong văn bản bình luận 133
4.4. TIỂU KẾT 140
KẾT LUẬN 141
1. Về lí luận 141
2. Về thực tiễn 143
3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 143
145
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 145
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
PHỤ LỤC 154

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ khi ra đời, các phương tiện truyền thông, mà đặc biệt là báo chí, đã có vai
trò hết sức to lớn trong đời sống xã hội. Nhờ khả năng tạo dư luận xã hội sâu rộng,
chúng có ảnh hưởng lan tỏa tới mọi lĩnh vực, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của
con người, trên cơ sở đó, thay đổi hành vi và tư tưởng của họ. Ở mỗi quốc gia, báo
chí – truyền thông không chỉ là kênh giao tiếp quan trọng hàng đầu, là nhân tố kích
thích sự phát triển, mà còn là phương tiện quản lí, giám sát, là công cụ thực hiện
các dịch vụ xã hội.
Hiện nay, do sự phát triển như vũ bão của khoa học – công nghệ, đặc biệt là
công nghệ thông tin, báo chí – truyền thông đã có những bước tiến vượt bậc, đạt
tới mức bùng nổ về mọi phương diện: các loại hình truyền thông được đa dạng
hóa, báo mạng điện tử tuy mới xuất hiện nhưng với các tiện ích đặc biệt của mình,

có sức lan tỏa mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vị thế vững chắc trong môi
trường truyền thông; số lượng các cơ quan báo chí – truyền thông, số đầu báo, tạp
chí, đài phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản, nhà in sách báo, ấn phẩm, chương
trình và cùng với đó là đội ngũ các nhà truyền thông tăng nhanh; chất lượng nội
dung, hình thức, công nghệ in ấn, truyền tải thông tin không ngừng được cải thiện.
Chính nhờ sự bùng nổ ấy, báo chí – truyền thông đang góp phần xóa đi các
rào cản về địa lí giữa các quốc gia, mang đến cho thế giới một diện mạo mới. Giờ
đây, với các phương tiện truyền thông hiện đại, người ta có thể theo dõi các sự
kiện, cập nhật thông tin, thưởng thức và tiếp thu các thành tựu văn hoá ở mọi nơi
trên thế giới một cách nhanh chóng và thuận tiện. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát
triển nhanh chóng của mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế, khoa học – kĩ thuật và văn hoá
của mỗi quốc gia. Và đây cũng chính là điều kiện hết sức thuận lợi thúc đẩy chính
báo chí – truyền thông phát triển lên tầm cao mới trên cơ sở học hỏi, giao lưu, mở
rộng hợp tác quốc tế.
Trong sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của các thể loại báo chí, bình luận là
một trong những thể loại quan trọng và tiêu biểu. Nếu như các thể loại: tin tức,
2
phóng sự, bút kí, ghi chép, v.v. chủ yếu là nêu sự kiện, phản ánh thông tin từ thực
tế hiện trường của vụ việc thì bình luận báo chí lại thể hiện thái độ rõ ràng trong
nội dung thông tin, bày tỏ chính kiến, quan điểm tư tưởng chính trị của người viết
đối với những vấn đề thời sự thiết yếu. Từ đó, bình luận báo chí góp phần giải
thích, phân tích, tổng hợp để đem đến cho người đọc, người nghe, người xem một
nhận thức đúng đắn về vấn đề họ đang quan tâm. Bình luận, xét về số lượng, chỉ
chiếm một tỉ lệ nhỏ trong một tờ báo nhưng lại được coi là “linh hồn” của tờ báo,
và ở một mức độ nào đó có thể tạo nên bản sắc của cả một tờ báo, ví dụ chuyên
mục “Bình luận”, “Câu chuyện quốc tế” của báo Quân đội nhân dân; “Sự kiện và
Bình luận” của báo Lao Động; “Cùng suy ngẫm”, “Bình luận” của báo Nhân dân;
“Sự kiện và Bình luận” báo Nhân dân cuối tuần, “Thời sự và suy nghĩ” của báo
Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh v.v
Văn bản bình luận xuất hiện khá nhiều, có mặt ở tất cả loại hình báo chí: phát

thanh, truyền hình, báo mạng điện tử và báo in. Tuy nhiên, do đặc điểm của báo in
là người đọc có thể chủ động về thời gian cũng như phương pháp đọc, nên độc giả
có thể vừa đọc, vừa nghiền ngẫm về những vấn đề được nêu ra, cũng như những
suy nghĩ, thái độ, lập trường, quan điểm của tác giả; từ đó có thể tìm được tiếng
nói chung, dễ dàng tiếp nhận những thông điệp mà tác giả muốn chuyển tải. Thông
tin trên báo in có chiều sâu, tính phổ cập cao, đảm bảo tính chính xác mà các loại
hình khác khó có thể thay thế được. Báo in giúp người đọc biết và hiểu rất rõ sự
kiện. Báo in có thể làm tăng khả năng ghi nhớ, thấu hiểu vấn đề một cách sâu sắc
thông qua các phân tích, lập luận trên nhiều bình diện. Vì vậy, có thể nói bình luận
thực sự phát huy được hiệu quả trên báo in.
Từ góc nhìn của ngôn ngữ học thì bình luận là thể loại diễn ngôn có những
đặc thù riêng, cần nghiên cứu một cách thấu đáo. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
công trình chuyên sâu nào nghiên cứu diễn ngôn bình luận từ góc độ ngôn ngữ
học. Vì vậy, nghiên cứu ngôn ngữ bình luận, theo chúng tôi, là việc làm cần thiết
có ý nghĩa đáng kể về cả mặt lí luận và thực tiễn.
Vì những lí do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn Ngôn ngữ bình luận trong
báo in tiếng Việt hiện nay làm đề tài nghiên cứu cho luận án này. Luận án áp dụng
quan niệm ngữ pháp chức năng của Halliday mà cụ thể đi theo ba siêu chức năng
3
ngôn ngữ văn bản, đó là siêu chức năng tư tưởng, siêu chức năng liên nhân và siêu
chức năng tạo văn bản.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Từ những năm 50 và 60 ở thế kỉ XX, trên thế giới đã xuất hiện nhiều công
trình nghiên cứu về ngữ pháp văn bản. Đó là những công trình đặt nền móng cho
bộ môn ngôn ngữ học văn bản (textual linguistcs). Đặc biệt là việc nghiên cứu
ngôn ngữ các văn bản chuyên ngành (như văn bản luật, báo chí, ) đã được nhiều
tác giả chú trọng, tiêu biểu như: Bhata, V.K [101], [102]; Gustaffsson, M [111];
Hager J.W [112]; Swales.J.M & Bhatia [124]; Wright, P. [127]. Tuy nhiên, các
nghiên cứu về ngôn ngữ thời kì này chỉ là những nghiên cứu chung, chưa đi vào

nghiên cứu chức năng ngôn ngữ của thể loại văn bản cụ thể.
Từ đầu những năm 1980 trở lại đây, các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ
báo chí đã tập trung đi vào nghiên cứu một cách chuyên sâu, cụ thể hơn. Đặc biệt
các tác giả như Fairclough [107], [108], Wodak & Mayer [126], Peter Teo [125] đã
nghiên cứu về bản chất của ngôn ngữ báo chí trong mối quan hệ với quyền – thế,
hệ tư tưởng và các mối quan hệ xã hội khác. Điều đó cho thấy, áp dụng việc phân
tích ngôn ngữ văn bản báo chí vào thực tiễn đời sống ngày càng lớn.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nhờ có sự tiếp cận với hướng lí thuyết mới nên các nhà Việt ngữ
học đã bắt nhịp được với xu hướng phân tích diễn ngôn trên thế giới. Có thể khái
quát quá trình nghiên cứu diễn ngôn ở Việt Nam như sau:
Giai đoạn đầu tiên, phân tích diễn ngôn chủ yếu tập trung vào “phân tích ngữ
pháp văn bản” mà chủ yếu phân tích “liên kết, mạch lạc, cấu trúc” như Hệ thống
liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm [90]. Công trình này là cái mốc
đánh dấu sự ra đời của ngôn ngữ học văn bản ở Việt Nam. Tiếp đến là cuốn Hệ
thống liên kết lời nói tiếng Việt của Nguyễn Thị Việt Thanh [82], và các công trình:
Văn bản và liên kết trong tiếng Việt (1998); Giao tiếp, văn bản, mạch lạc, liên kết,
đoạn văn (2002); Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản (2009) của Diệp
4
Quang Ban [4], [5], [10]. Trên cơ sở của ngôn ngữ học chức năng, tác giả Diệp
Quang Ban đã coi mạch lạc là một vấn đề cốt yếu của lí luận phân tích diễn ngôn.
Các tác giả Đỗ Hữu Châu, Hoàng Phê, Nguyễn Đức Dân… có nghiên cứu
phân tích diễn ngôn dưới góc độ dụng học. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp, trong cuốn
Dụng học Việt ngữ, đã dành một chương để nói về “Diễn ngôn và phân tích diễn
ngôn” [37, tr.167-203]. Tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề như: ngữ cảnh và ý
nghĩa, cấu trúc thông tin, diễn ngôn và phân tích diễn ngôn, diễn ngôn và văn hoá,
ngữ dụng học diễn ngôn, dụng học giao thoa văn hoá …
Gần đây, vận dụng phân tích diễn ngôn vào phân tích thể loại văn bản báo
chí, đã có một số công trình nghiên cứu. Đó là: “Nghiên cứu diễn ngôn về chính trị
– xã hội trên tư liệu báo chí tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại” của Nguyễn Hoà

[51]; “Đối chiếu ngôn ngữ phóng sự trong báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt”
của Nguyễn Thị Thanh Hương [55]. Nhìn chung, các công trình này đã đề cập
phân tích diễn ngôn theo lối chuyển dịch hoặc phân tích trên bình diện đối chiếu
cấu trúc và chức năng.
Tác giả Nguyễn Hoà nghiên cứu về phân tích diễn ngôn trong công trình
Phân tích diễn ngôn một số vấn đề lí luận và phương pháp [52]. “Đây là công trình
đầu tiên ở Việt Nam về vấn đề này. Tác giả đã cung cấp một khối lượng tri thức
khá lớn về cả lí luận và thực tiễn” [39]. Tiếp đến, Nguyễn Hoà nghiên cứu về phân
tích diễn ngôn phê phán. Theo ông, trên thế giới, phân tích diễn ngôn phê phán
(Critical Discourse Analysis – CDA) đã hình thành vào những năm 70 của thế kỉ
XX. Ở Việt Nam, vấn đề này đã được giới thiệu trên một số bài tạp chí [8, tr.45-
55], [53, tr.13-26)], và năm 2006, trong cuốn Phân tích diễn ngôn phê phán: lí
luận và phương pháp của Nguyễn Hoà [54]. Công trình đã giới thiệu khá hoàn
chỉnh các đường hướng và phương pháp phân tích CDA cùng với những mẫu thực
thi CDA cụ thể. Tác giả cho rằng, CDA đặt mối quan tâm chủ yếu đến quan hệ
quyền lực, quan hệ xã hội và sự tác động của thực tại xã hội đến ngôn ngữ. Ngôn
ngữ đã được sử dụng như một phương tiện tư tưởng, điều khiển và làm thay đổi xã
hội… Nguyễn Hoà cũng chỉ ra rằng CDA mà công trình đề cập khác với lí thuyết
phê phán ở chỗ nó được đặt trên căn cứ ngôn ngữ học.
5
Như vậy, việc nghiên cứu về phân tích diễn ngôn trên thế giới cũng như ở
Việt Nam đã đi từ ngữ pháp văn bản đến phân tích diễn ngôn và nay là phân tích
diễn ngôn phê phán. Trong phân tích diễn ngôn và phân tích diễn ngôn phê phán,
các tác giả tiếp cận từ chất liệu, cấu trúc đến chức năng và hiệu lực của văn bản.
Các phân tích diễn ngôn dần dần tập trung vào phân tích chức năng của ngôn ngữ
trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội; xác lập hiệu lực và sức mạnh
tác động, định hướng dư luận xã hội của văn bản, đặc biệt là văn bản bình luận trên
báo chí.
Để thấy rõ những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu về ngôn ngữ bình luận,
chúng tôi sẽ trình bày một cách tổng quát về việc nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nói

chung ở Việt Nam.
Ở Việt Nam đã có nhiều các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí. Các
công trình này đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau, theo các hướng khác nhau,
song, có thể tóm lại thành 2 nhóm nghiên cứu sau:
Thứ nhất là nhóm tác giả đề cập tới báo chí một cách chung chung, khái quát
trên diện rộng, lướt qua các vấn đề nhưng không đi sâu vào một vấn đề nào cụ thể
(ngôn ngữ trên một dạng báo cụ thể: báo in, báo điện tử, …), như: Một số vấn đề
về sử dụng ngôn từ trên báo chí [1], Ngôn ngữ báo chí [44],… Chẳng hạn, trong
giáo trình Ngôn ngữ báo chí, tác giả Vũ Quang Hào nêu những vấn đề cơ bản nhất
của ngôn ngữ báo chí gồm các nội dung như: ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí,
ngôn ngữ các phong cách báo chí, ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí, ngôn ngữ
của thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, kí hiệu khoa học, … được tác giả
trình bày và lí giải một cách cô đọng, khoa học.
Thứ hai là nhóm tập trung nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng chuyên sâu vào
một nội dung, một khía cạnh cụ thể (ngôn ngữ tít báo, ngôn ngữ của người dẫn
chương trình, thuật ngữ trên báo chí, …).
Ngoài ra, cũng có thể xem xét ngôn ngữ báo chí trên các bình diện khác như:
các bình diện ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ, cấp độ ngôn ngữ, …
Xét trên bình diện ngôn ngữ, báo chí được quan tâm trên mọi phương diện:
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng với mức độ nhiều - ít, nông - sâu
khác nhau. Tuỳ đặc trưng của mỗi thể loại báo mà người ta xem xét báo chí ở bình
6
diện ngôn ngữ này nổi trội hơn bình diện ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, đối với thể
loại báo hình, báo nói, do âm thanh (tiếng nói) quan trọng nên nó được chú ý nhiều
hơn về mặt ngữ âm.
Thể loại báo viết thì đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu ở các bình
diện ngôn ngữ. Đứng trên bình diện này để nhìn lại những nghiên cứu về ngôn ngữ
báo chí thì thấy:
Về mặt từ vựng, các nghiên cứu báo chí tập trung vào việc sử dụng từ ngữ
trên báo chí sao cho chuẩn, cho hay. Những vấn đề đã được nghiên cứu có thể kể

đến: chơi chữ, vấn đề sử dụng từ ngữ địa phương, sử dụng thành ngữ - tục ngữ -
danh ngôn, từ vựng nước ngoài - gốc nước ngoài, viết tên riêng (Việt, Anh), viết
tắt, tiếng lóng, thuật ngữ khoa học, danh pháp, … trên báo chí: Xung quanh vấn đề
cách viết các từ nước ngoài trên sách báo tiếng Việt hiện nay (Nguyễn Văn
Khang) [57], Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí (Nguyễn
Đức Dân) [24], Chơi chữ trên báo chí (Hoàng Anh) [1], Viết tắt trên báo chí hiện
nay (Nguyễn Bảo) [11],
Về mặt ngữ pháp, có một vài công trình đi vào miêu tả cấu trúc ngôn ngữ thể
hiện trên một số kênh tin tức, sự phân bố từ loại trên báo chí …
Về mặt ngữ nghĩa, nội dung ngữ nghĩa thường được xen vào trong các nghiên
cứu về từ vựng: chữ và nghĩa trên báo chí, ngữ nghĩa của lớp từ mới, chất liệu văn
học trên báo chí: Việc sử dụng chất liệu văn học trong tác phẩm báo chí (Hoàng
Anh) [1], Bước đầu xem xét đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ mới tiếng Việt trên báo
chí (Huỳnh Văn Tài) [81], Đôi nét về chữ và nghĩa trên báo "Giáo dục và thời đại
chủ nhật" (Ngô Gia Thi) [93],
Về mặt ngữ dụng, xem xét ngôn ngữ báo chí trên bình diện dụng học là một
hướng nghiên cứu rất thú vị và hấp dẫn, thường hướng đến các thao tác nghề
nghiệp: viết làm sao cho hấp dẫn, sâu sắc, hiệu quả cao. Các nội dung nghiên cứu
liên quan tới ngữ dụng có thể kể đến là: chất hài trên báo chí, cách giật tít, hiện
tượng bất thường trên báo, xảo thuật ngôn từ và đánh tráo khái niệm: Hiện tượng
bất thường được xem như biện pháp hấp dẫn ngôn ngữ báo chí (Hoàng Trọng
Phiến) [75].
7
Các nghiên cứu ngôn ngữ báo chí đã đề cập đến: từ, ngữ, cú, câu, văn bản
(diễn ngôn). Cách trích dẫn, tít báo (tiêu đề báo), chapeau (lời dẫn), cách kết thúc,
cấu trúc tin, … đều đã được quan tâm nghiên cứu: Nghiên cứu diễn ngôn về chính
trị - xã hội trên tư liệu báo chí tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại (Nguyễn Hòa) [51],
Đầu đề tác phẩm báo chí trên báo in Việt Nam (Trần Thu Nga) [66] ,
Ngoài ra, ngôn ngữ báo chí còn được quan tâm dưới góc độ của khoa học liên
ngành như: tâm lí, xã hội, truyền thông Chẳng hạn như nghiên cứu Hoạt động

ngôn ngữ phát thanh và truyền hình từ cách nhìn của tâm lí ngôn ngữ học của
Nguyễn Đức Tồn [95], Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trên truyền thông đại chúng
(Hoàng Anh) [2], Đặc điểm ngôn ngữ báo chí nhìn từ hoạt động báo chí ở thành
phố Hồ Chí Minh [81] …
Như vậy, bức tranh tổng thể nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí rất phong phú,
đa dạng. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ của một thể loại cụ
thể vẫn còn rất ít, đặc biệt là hướng nghiên cứu theo lí luận phân tích diễn ngôn và
phân tích diễn ngôn phê phán. Với ngôn ngữ bình luận trên báo in, cho đến nay
chưa có một công trình nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu nào theo đường hướng
này. Đây là lần đầu tiên, vấn đề này được nghiên cứu ở phạm vi một luận án tiến
sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1. Mục đích của luận án
Mục đích của luận án là: Nghiên cứu ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng
Việt theo ngữ pháp chức năng của Halliday: ba siêu chức năng ngôn ngữ văn bản,
đó là siêu chức năng tư tưởng, siêu chức năng liên nhân và siêu chức năng tạo văn
bản.
3.2. Nhiệm vụ của luận án
Mục đích nêu trên của luận án được thực hiện qua các nhiệm vụ cụ thể sau
đây:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc phân tích diễn ngôn văn bản bình luận.
- Khảo sát, phân tích các đặc điểm ngôn ngữ thể hiện nghĩa tư tưởng, nghĩa
liên nhân và nghĩa văn bản của diễn ngôn bình luận.
8
- Rút ra những đặc điểm tiêu biểu của ngôn ngữ văn bản bình luận trong báo
in tiếng Việt hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ được dùng trong văn bản (diễn
ngôn) bình luận.

4.2. Phạm vi ngữ liệu được nghiên cứu
Bình luận là thể loại có phạm vi các vấn đề được đề cập rất rộng ở tất cả mọi
lĩnh vực trong đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, thể thao, y
tế, văn học v.v Trong luận án này, chúng tôi tập trung khảo sát các văn bản bình
luận thuộc lĩnh vực chính trị – xã hội, còn bình luận ở lĩnh vực thể thao, y tế và văn
học chúng tôi không đề cập.
Nguồn tư liệu được sử dụng chủ yếu là các bài bình luận được lựa chọn từ các
báo có uy tín như: Lao động, Nhân dân, Nhân dân cuối tuần, Quân đội nhân dân,
và Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh (gọi là Tuổi trẻ) và một số bài bình luận được lựa
chọn in thành tuyển tập. Chúng tôi khảo sát các bài bình luận được in trên báo
trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2011.
Các số liệu khảo sát được lấy từ 200 văn bản bình luận (bao gồm 4996 câu)
trên các báo in đã nêu ở trên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả: Luận án sử dụng phương pháp miêu tả để miêu tả các
đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn bình luận để thực hiện chức năng tư tưởng, chức
năng liên nhân và chức năng văn bản, từ đó rút ra những nét tiêu biểu của ngôn
ngữ văn bản bình luận.
- Ngoài ra, luận án còn sử dụng các thủ pháp nghiên cứu như: thủ pháp thống
kê, đó là thống kê số lần sử dụng của các đơn vị ngôn ngữ cũng như các kiểu loại
câu theo quá trình, các vị từ tình thái, … trên các ngữ liệu nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận án
9
6.1. Về phương diện lí luận
Luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề thuộc lí luận phân tích diễn
ngôn trong tiếng Việt: phân tích ngôn bản phải thông qua phân tích ngữ pháp;
nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ trên phương diện cấu trúc mà cả trên phương diện
chức năng trong các tình huống giao tiếp, cụ thể là không chỉ đơn thuần quan tâm
đến cơ chế hình hình thức của hệ thống ngôn ngữ, mà tìm hiểu về vai trò của nó

trong phát ngôn nhằm đạt được một mục đích cụ thể nào đó trong giao tiếp. Hơn
thế nữa, ngôn ngữ còn được nghiên cứu trên phương diện giao tiếp văn hoá, tức là
cố gắng lí giải về tác động của các yếu tố văn hoá đối với quá trình sử dụng ngôn
ngữ trong giao tiếp.
Luận án góp phần vào việc hình thành một phương pháp phân tích toàn bộ
một đơn vị giao tiếp hoàn chỉnh, thống nhất và có mục đích là diễn ngôn.
6.2. Về phương diện thực tiễn
Luận án góp phần làm phong phú thêm phần thực hành cho chuyên ngành
Ngôn ngữ báo chí, một phạm vi còn ít có sự nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ
cũng như các nhà báo.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao khả năng sử dụng ngôn
ngữ báo chí tiếng Việt, bao gồm việc hiểu thông tin, cảm nhận cái hay, cái chưa
đạt của văn bản và nâng cao kĩ năng cho người viết báo.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận
Chương 2. Đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản bình
luận để thực hiện chức năng tư tưởng
10
Chương 3. Đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản bình
luận để thực hiện chức năng liên nhân
Chương 4. Đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản bình
luận để thực hiện chức năng văn bản.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Nhiệm vụ nghiên cứu của chương này là trình bày khái quát về ngôn ngữ báo
chí, bình luận, ngôn ngữ bình luận và những cơ sở lí luận cho toàn bộ nội dung của
luận án. Để tránh nặng về lí thuyết, chúng tôi chỉ đề cập ở đây những vấn đề lí luận
11

chung nhất, các vấn đề lí luận cụ thể của từng chương chúng tôi sẽ đề cập sau, nếu
thấy cần thiết phục vụ cho nội dung các chương đó.
1.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG –
HỆ THỐNG
1.1.1. Về ngôn ngữ
Định hướng lí luận chung cho luận án của chúng tôi là ngữ pháp chức năng –
hệ thống do Halliday phát triển dựa trên các thành tựu của ngôn ngữ học châu Âu
như Saussure, Hjelmslev, Firth và Malinowski và các nhà ngôn ngữ thuộc trường
phái Praha.
Lí thuyết chức năng hệ thống của Halliday khác với các trường phái khác ở
những điểm sau:
1. Nó nhằm vào vai trò quan trọng của các bình diện xã hội của ngôn ngữ.
2. Nó coi ngôn ngữ là hình thức của hành động hơn là hình thức của hiểu biết.
Nó phân biệt hành vi ngôn ngữ tiềm tàng với hành vi ngôn ngữ thực tại.
3. Nó giải thích một số bình diện của ngôn ngữ bằng những thuật ngữ về
chuỗi những khác biệt của những hiện tượng cùng loại.
4. Nó coi hệ thống là phạm trù trung tâm của lí thuyết.
Khái niệm hệ thống về cơ bản được sử dụng theo nghĩa hệ đối vị chức năng
(functional paradigm) của Firth được phát triển thành cấu trúc hình thức của của
một mạng lưới hệ thống (system network). Trong ngữ pháp chức năng của
Halliday, “ngôn ngữ được giải thích như là một hệ thống các ý nghĩa, được kèm
theo bởi các hình thức mà qua đó các ý nghĩa được hiện thực hoá” [42]. Lí thuyết
chức năng hệ thống giải thích ngôn ngữ như là một mạng lưới của những sự lựa
chọn được móc nối với nhau: hoặc sự lựa chọn này, hoặc sự lựa chọn kia hoặc sự
lựa chọn khác. Các lựa chọn này được hình thức hoá bằng các hệ thống như số đơn
đối lập với số nhiều, chủ động đối lập với bị động, khẳng định đối lập với phủ
định… Halliday tập trung vào các chức năng tạo cho ngôn ngữ một hình thức như
hiện có, thường được gọi là “ngôn ngữ theo cách nhìn xã hội – kí hiệu học”
(language in social – semiotic perspective).
12

Halliday cho rằng, những đòi hỏi của xã hội đã giúp ngôn ngữ hình thành nên
cấu trúc của nó. Ông đã làm làm sáng tỏ sự phát triển của ngôn ngữ từ quan điểm
chức năng: “Ngôn ngữ đã tiến hoá để thoả mãn các nhu cầu của con người, và liên
quan đến các nhu cầu này, cái phương thức mà nó được tổ chức là chức năng – nó
không phải là võ đoán” [42, tr.16].
1.1.2. Về ngữ cảnh
Một trong những đặc điểm quan trọng của ngữ pháp chức năng – hệ thống là
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh (context). Các nhà ngôn ngữ theo trường
phái này cho rằng: người ta không thể hiểu được ý nghĩa của những điều được nói
ra nếu không biết gì về ngữ cảnh xung quanh chúng. Hoặc ngược lại, nếu hiểu
được những gì viết hoặc nói ra thì cũng có thể hình dung ra ngữ cảnh của chúng.
Như vậy, để giải thích ý nghĩa của một câu, người ta cần miêu tả bản thân câu đó
và đồng thời cả ngữ cảnh mà câu đó được sử dụng.
Thuật ngữ “ngữ cảnh” được hiểu là “một loại môi trường nào đó, là những gì
xảy ra xung quanh mà ngôn ngữ có liên quan đến” và “môi trường phi ngôn trong
đó ngôn ngữ được sử dụng” [114, tr.20]. Bên cạnh đó, Halliday và các nhà ngữ
pháp chức năng – hệ thống còn phân biệt hai loại ngữ cảnh là “ngữ cảnh văn hoá”
(context of culture) và “ngữ cảnh tình huống” (context of situation). Ngữ cảnh văn
hoá là ngữ cảnh của ngôn ngữ như là một hệ thống, của tiềm năng về nghĩa
(meaning potential), còn ngữ cảnh tình huống là ngữ cảnh của một hiện tượng
ngôn ngữ, là văn bản, là những trường hợp cụ thể của ngôn ngữ. Văn hoá làm cho
ngữ cảnh ngôn ngữ như là hệ thống, còn tình huống làm ngữ cảnh cho những hiện
tượng của ngôn ngữ như là văn bản” [114, tr.162].
1.1.3. Về văn bản
Theo quan điểm của các nhà ngữ pháp chức năng – hệ thống thì văn bản
(text) là các sản phẩm (product) của ngôn ngữ viết và nói có liên kết và mạch lạc.
“Văn bản có thể là bất kì một đoạn văn nào, viết hay nói, dài hay ngắn tạo nên một
tổng thể hợp nhất”.
Halliday cho rằng: “Văn bản là một sản phẩm theo nghĩa nó là một đầu ra,
một cái gì đó có thể ghi lại và nghiên cứu được, nó có một cấu trúc nhất định có

13
thể được thể hiện ra một cách hệ thống. Văn bản là một quá trình, theo nghĩa là
một quá trình liên tục của các lựa chọn về nghĩa, một sự vận động qua các hệ thống
tiềm năng về nghĩa, trong đó mỗi một chuỗi chọn lựa lại tạo ra môi trường cho
chuỗi tiếp theo” [42]. Theo quan điểm này thì một văn bản thực sự được tạo nên
bởi các ý nghĩa, đó là một đơn vị nghĩa (a semantic unit) được mã hoá bằng một
cái gì đó nhằm mục đích thực hiện giao tiếp. Và như vậy, văn bản vừa là sản phẩm
(product) lại vừa là một quá trình (a process). Ở đây không phân biệt sản phẩm
ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, và coi văn bản như một sản phẩm ngôn ngữ ghi
nhận quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp nói và viết trong một tình huống cụ
thể nào đó.
1.1.4. Quan hệ giữa ngữ cảnh và văn bản
Halliday đã lí giải quan hệ giữa ngữ cảnh và văn bản như sau: “Văn bản là
một hiện hữu của quá trình và sản phẩm của ý nghĩa xã hội trong một ngữ cảnh
tình huống nào đó. Ngữ cảnh tình huống, ngữ cảnh mà trong đó văn bản được thể
hiện lại được lồng ghép vào trong văn bản, không phải theo lối từng đoạn một hoặc
cũng không phải theo bất cứ cách thức cơ giới nào mà một mặt qua mối quan hệ xã
hội, mặt khác qua tổ chức chức năng của ngôn ngữ” [114, tr.11]. Ông cũng chỉ ra
mối quan hệ của môi trường xã hội với tổ chức, chức năng của ngôn ngữ. Môi
trường xã hội của văn bản được mô tả bằng ba khái niệm, đó là:
- Trường diễn ngôn (field of discourse) nói về cái gì, là phạm vi hoạt động xã
hội trong đó ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện để giao tiếp, như một
phương tiện để hành động.
- Không khí chung của diễn ngôn (ternor of discourse) thể hiện mối quan hệ
giữa người nói và người nghe hay nói cách khác nó quy chiếu đến các nhân vật
tham gia giao tiếp, gồm người nói (chủ thể giao tiếp) và người nghe (đối tượng
giao tiếp) và các vai mà họ đóng, địa vị và quyền lực của họ cũng như toàn bộ các
quan hệ về mọi mặt giữa họ.
- Cách thức diễn ngôn (mode of discourse) chỉ phương tiện hoạt động ngôn
ngữ (kênh mà người nói lựa chọn để giao tiếp) gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ

viết.
14
Ba yếu tố nêu trên cùng xác định ngữ cảnh tình huống cho văn bản. Chúng ta
xác định đặc trưng của ngữ cảnh tình huống càng rõ ràng bao nhiêu, càng dự đoán
được đặc tính của văn bản trong tình huống đó cụ thể bấy nhiêu. Mỗi đặc điểm trên
của ngữ cảnh được thể hiện qua một chức năng của nghĩa. Trường được thể hiện
qua qua chức năng kinh nghiệm, không khí chung của diễn ngôn qua chức năng
liên nhân và cách thức qua chức năng văn bản. Mối quan hệ giữa ngữ cảnh tình
huống và văn bản được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa ngữ cảnh, tình huống và văn bản (Halliday 1985)
Ngữ cảnh Chức năng Văn bản
Trường Kinh nghiệm Tham thể
Không khí chung Liên nhân Tình thái
Cách thức Văn bản Liên kết
1.1.5. Các thành tố chức năng trong hệ thống ngữ nghĩa
Halliday và Hasan [116, tr.26] cho rằng có 3 thành tố mang chức năng ngữ
nghĩa chính: chức năng tư tưởng (chức năng biểu ý – ideational), chức năng liên
nhân (interpersonal) và chức năng văn bản (textual).
- Thành tố chức năng tư tưởng là một phần của hệ thống ngôn ngữ, nó liên
quan đến việc biểu đạt “nội dung”, tức là kinh nghiệm chủ quan và khách quan của
con người. Chức năng này chia thành hai mặt: kinh nghiệm và lôgíc. Mặt kinh
nghiệm là các thông tin về hoàn cảnh, mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia,
chẳng hạn: tác thể, quá trình… Mặt lôgic là các thông tin quan hệ sắp xếp giữa các
câu nói theo các quan hệ như: quan hệ bình đẳng, nhân quả, điều kiện …
- Thành tố chức năng liên nhân liên quan đến các chức năng xã hội, tức dùng
ngôn ngữ biểu đạt các mối quan hệ xã hội và cá nhân, bao gồm hình thức lời nói
trong tình huống ngôn ngữ. Về mặt câu chữ, chức năng liên nhân thể hiện ở ngữ
khí và tình thái. Ngữ khí quyết định xem người nói vào vai gì (người ra lệnh hoặc
người hỏi) và ngược lại người nghe vào vai gì (người nhận lệnh hoặc người trả
lời). Tình thái biểu thị phán đoán và dự kiến của người nói. Tình thái theo Halliday

bao gồm các phó từ và phương thức biểu đạt mang tính phán đoán. Ví dụ:
certainly, perhaps, probably, it is posible …
15
- Thành tố chức năng tạo văn bản là chức năng làm thế nào để các bộ phận
tạo thành ngôn ngữ có mối quan hệ với nhau, tức là làm cho một văn bản có cấu
trúc nội tại, làm cho ngôn ngữ sống khác với các câu minh họa trong từ điển. Hay
nói cách khác, thành tố mang chức năng văn bản bao gồm những nguồn gốc mà từ
đó ngôn ngữ có thể tạo nên văn bản. Trong cùng một ý nghĩa đó, thuật ngữ “văn
bản” được dùng cho khái niệm có chức năng tương đương, sự mạch lạc trong bản
thân văn bản và với ngữ cảnh tình huống.
Bảng 1.2 Các thành tố biểu hiện chức năng của hệ thống ngữ nghĩa [115, tr.29]
TƯ TƯỞNG LIÊN NHÂN VĂN BẢN
Kinh nghiệm
(Experiential)
Lôgíc
(Logical)
Thuộc văn bản
(structural)
Không thuộc
văn bản (Non-
structural)
Theo cấp độ:
Cú:chuyển
tác
Động ngữ: thì
Danh ngữ:
tính ngữ
Trạng ngữ:
chu tố
Mọi cấp độ

Các quan
hệ đẳng kết
và phụ
thuộc (điều
kiện, bổ
sung, thuật
lại)
Theo cấp
độ
Cú: đề ngữ
Động ngữ:
thái
Danh ngữ:
chỉ tố
Trạng ngữ:
liên từ
Giữa các
cấp độ:
Đơn vị
thông tin:
Sự phân bố
thông tin,
tiêu điểm
thông tin
Liên kết:
Quy chiếu
Thay thế
Tỉnh lược
Nối
Liên kết

từ vựng
Trong một chừng mực nào đó một thành tố mang chức năng văn bản hoạt
động như hai thành tố kia, thông qua các hệ thống có liên quan ở các cấp độ khác
nhau trong ngữ pháp. Chẳng hạn, mỗi câu có sự lựa chọn trong hệ thống của đề
ngữ, sự lựa chọn truyền đạt tổ chức của từng câu với tư cách như một thông điệp
và được thể hiện thông qua cấu trúc của câu. Tuy nhiên, một thành tố mang chức
năng văn bản cũng bao gồm các mô hình nghĩa, chúng được nhận diện bên ngoài
và sắp xếp theo thứ bậc của hệ thống.
Một trong những khuôn mẫu ý nghĩa đó là cấu trúc thông tin, cái mà theo
trình tự của ngôn bản, trên cơ sở của sự phân biệt cái cũ (given), cái mà người nói
cho là thông tin được khôi phục đối với người nghe và cái mới (new).
Phần còn lại của thành tố mang chức năng văn bản là yếu tố liên quan đến
liên kết. Liên kết có quan hệ mật thiết đến cấu trúc thông tin. Cấu trúc thông tin là
16
cấu trúc trong đó một ngôn bản hoàn chỉnh được phân chia thành các chi tiết có
chức năng cụ thể trong cấu hình toàn bộ. Mọi yếu tố trong văn bản đều có một vị
thế nào đó trong mô hình cái cũ – cái mới (given – new).
Liên kết là một yếu tố tạo nên văn bản trong hệ thống ngôn ngữ. Nếu không
có liên kết, phần còn lại của hệ thống ngữ nghĩa hoàn toàn không thể hoạt động
được một cách có hiệu quả.
1.2. PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN
PHÊ PHÁN
1.2.1. Phân tích diễn ngôn
Phân tích diễn ngôn là nghiên cứu sự sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ trên câu.
Thực tế, các nhà ngôn ngữ học đã xem xét, phân tích diễn ngôn trên một số bình
diện sau:
Thứ nhất, bình diện lí thuyết, các nhà nghiên cứu về phân tích diễn ngôn có
thể được xếp thành hai nhóm đối lập. Một nhóm nghiên cứu được coi là phân
nhánh của ngữ pháp hình thức với trọng tâm là mặt hình thức hoặc chức năng của
việc sử dụng ngôn ngữ gồm cả ngữ nghĩa học và ngữ dụng học. Ở nhóm kia, các

nghiên cứu phân tích diễn ngôn tập trung vào sự sử dụng mang tính chế ước hoá
(institutinalised) của ngôn ngữ trong bối cảnh văn hoá – xã hội khác nhau, trong đó
sự giao tiếp bằng ngôn ngữ được coi là một hoạt động xã hội (communication as
social action).
Thứ hai, xem xét từ bình diện chung – chuyên ngành: là nghiên cứu phân tích
diễn ngôn của các hội thoại hàng ngày, các thể loại văn bản viết như mô tả, trần
thuật, chính luận và ở hướng chuyên ngành là các nghiên cứu phân tích diễn ngôn
các thể loại văn bản chuyên ngành như bài báo khoa học, văn bản pháp luật, các
giao thoại bác sĩ – bệnh nhân, luật sư – khách hàng …
Thứ ba, xem xét bình diện ứng dụng: là những nghiên cứu phân tích diễn
ngôn xuất phát từ các mục tiêu ứng dụng khác nhau như dạy học, học tiếng và dịch
thuật …
Thứ tư, xem xét dựa trên mức độ phân tích: Các nghiên cứu phân tích diễn
ngôn được phân loại theo mức độ từ phân tích hình thức bề mặt tới phân tích chiều
17
sâu chức năng của ngôn ngữ hành chức. Sự phân loại này đồng thời cũng phản ánh
sự chuyển biến của phân tích diễn ngôn ứng dụng từ hình thức sang chức năng, từ
ngữ pháp sang diễn ngôn và giao tiếp trong những năm gần đây.
Theo cách đánh giá của Bhatia trong cuốn Analysing Genre Language use in
professional settings (Tạm dịch: Phân tích thể loại diễn ngôn) các cấp độ mô tả
ngôn ngữ mà phân tích diễn ngôn đã trải qua trong những năm gần đây như sau:
a. Phân tích ngữ vực (phong cách chức năng) (register analyis): Mô tả
ngôn ngữ ở cấp độ bề mặt. Đây là cách phân tích tập trung chủ yếu vào việc nhận
diện các đặc điểm từ vựng – ngữ pháp có tần suất cao về mặt thống kê của một
biến thể ngôn ngữ (a language variety). Halliday và cộng sự cho rằng: Ngôn ngữ
biến đổi khi chức năng của nó thay đổi; nó khác biệt trong tình huống (situations)
khác nhau. Tên gọi cho một biến thể ngôn ngữ được khu biệt theo sự hành chức
của nó là ngữ vực (register). Theo họ, các ngữ vực cũng có thể được coi là biến thể
phụ của một biến thể ngôn ngữ mà tiêu chí để phân biệt chúng là tần số của các
đặc điểm từ vựng – ngữ pháp của một biến thể văn bản cụ thể (text – variety). Họ

cũng đề ra các bình diện là field (trường), mode (cách thức) và style (sau này là
tenor) của diễn ngôn để nhận diện các đặc điểm ngữ vực khác nhau. Có nhiều tác
giả như Crystal và David, Ellis và Hasan, Gegory và Carroll sau này đã phát triển
cách phân loại tình huống và văn bản theo góc độ từ vựng – ngữ pháp và gần đây
hơn là góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa chỉ ra được những giá trị cụ thể mà các
yếu tố cú pháp đã tạo ra cho văn bản cũng như chưa giải trình được nguyên nhân
xuất hiện với tần số cao hoặc vắng trong biến thể của ngôn ngữ nào đó. Hạn chế
của các nghiên cứu này là mới chỉ dừng lại phân tích các yếu tố ở bình diện bề mặt
mà chưa xem xét sâu vào cấu trúc nội tại và cách thức cấu trúc thông tin trong văn
bản của biến thể ngôn ngữ. Nhìn chung nó chưa giải thích được vì sao một biến thể
ngôn ngữ lại có hình thức như nó hiện có, thiếu biện giải về cơ chế ngầm quyết
định sự lựa chọn và phân bổ các yếu tố bề mặt.
b. Phân tích ngữ pháp – tu từ: mô tả ngôn ngữ về mặt chức năng
Theo Selinker, Lackstrom và Trimble (1973) thì phân tích ngữ pháp – tu từ
chính là xem xét mối quan hệ giữa sự lựa chọn ngữ pháp và chức năng tu từ trong
18
văn bản tiếng Anh, cụ thể là trong văn bản tiếng Anh khoa học kĩ thuật. Các tác giả
không chỉ cố gắng tìm ra các đặc điểm ngôn ngữ nào xuất hiện phổ biến nhất mà
họ còn tập trung nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ đặc thù của loại văn bản này
tạo ra các giá trị riêng biệt và cấu trúc nên hình thức giao tiếp trong khoa học như
thế nào. Cách nghiên cứu như vậy tập trung chủ yếu vào các quy ước đặc thù của
chủ điểm và các đặc điểm tu từ hơn là các đặc điểm cú pháp hoặc ngữ nghĩa.
Vậy, trong phân tích ngữ pháp – tu từ, người nghiên cứu chủ yếu xem xét văn
bản từ vị thế của người viết và tìm hiểu cách thức chọn lựa các biện pháp ngữ pháp
nào đó của người nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật và mức độ phân loại
chỉ giới hạn ở một số đặc điểm cú pháp của loại văn bản này. Sự phân tích có phần
thiên lệch này sẽ dẫn đến việc khái quát hoá thiếu chính xác các đặc điểm văn bản
và dẫn đến những kết luận không hoàn toàn phù hợp với thực chất của văn bản.
c. Phân tích tương tác: miêu tả ngôn ngữ như một diễn ngôn

Phân tích tương tác (Interactional Analysic), còn được gọi là phân tích diễn
ngôn ứng dụng, hay phân tích chức năng lời nói hoặc phân tích diễn ngôn hội thoại
là sự giải thuyết văn bản từ góc độ người đọc hoặc người nghe. Theo các tác giả:
Windows, Candlin, Sinclar và Coulthand thì nghĩa của văn bản không hiện diện
sẵn trong một tiết đoạn văn bản mà người đọc hoặc người nghe chỉ việc nhận ra mà
nó là sự thoả thuận qua nỗ lực “tương tác” của các thành viên tham gia giao tiếp.
Sự thỏa thuận này tạo ra cho các phát ngôn những giá trị đặc thù thích hợp.
Candlin và Loftipour – Saedi đưa ra quan niệm “thương lượng nghĩa” của người
đọc qua phương tiện văn bản và đề ra mô hình phân tích diễn ngôn dựa trên sự cân
bằng giữa các quá trình giao tiếp từ hai bình diện: người viết và người đọc. Văn
bản trong phân tích tương tác luôn được nhìn nhận với bản chất giao tiếp, được tạo
thành do kết quả của sự giải thuyết của người đọc đối với diễn ngôn. Chính vì thế,
phân tích tương tác còn được gọi là phân tích diễn ngôn của người đọc. Các tác giả
trên cũng cho rằng trong văn bản viết, người viết thừa nhận một độc giả nhất định
nào đó mà anh ta phải hướng tới, dự đoán trước được các phản ứng của độc giả
này và điều chỉnh quá trình viết cho phù hợp để quá trình giao tiếp được thực hiện
dễ dàng hơn.
19
Điển hình của cách nghiên cứu theo hướng này là công trình nghiên cứu về
ngôn ngữ luật của Bhatia [101]. Tuy nhiên, phân tích tương tác vẫn có nhiều đóng
góp quan trọng trong phân tích diễn ngôn ở chỗ nó đã nhấn mạnh và khai thác sâu
bản chất tương tác của diễn ngôn, đồng thời tập trung vào khái niệm tổ chức ngôn
ngữ trong sự hành chức của nó.
d. Phân tích thể loại diễn ngôn (gener analysis): miêu tả ngôn ngữ theo
hướng giải thích
Ba hướng phân tích diễn ngôn trên đây có chiều hướng chuyển dịch từ phân
tích cấp độ bề mặt sang miêu tả ngôn ngữ hành chức theo cấp độ chiều sâu trên ba
bình diện. Trước tiên là xem xét các giá trị mà các đặc điểm của ngôn ngữ được ủy
thác trong các diễn ngôn mang tính chuyên ngành. Thứ hai, nhìn nhận về bản chất
tương tác tiềm ẩn trong diễn ngôn giữa người viết và người đọc. Thứ ba, phân tích

chú trọng vào quá trình hình thành diễn ngôn.
Trong địa hạt giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành nói riêng và ngôn ngữ ứng
dụng nói chung, phân tích diễn ngôn ứng dụng trở nên quá sơ sài khi miêu tả ngôn
ngữ hành chức và không phù hợp khi ứng dụng vào dạy tiếng và một số phân tích
mục đích ứng dụng khác. Một mặt, nó thiếu các thông tin phù hợp cần để lí giải lí
do tồn tại của các loại hình diễn ngôn khác nhau, nghĩa là thiếu sự biện giải về tác
động văn hoá - xã hội, các chế ước mang tính hệ thống và tổ chức của lĩnh vực
chuyên môn ảnh hưởng tới bản chất của một loại diễn ngôn cụ thể nào đó. Mặt
khác, nó ít chú ý tới các đặc điểm đã được chế ước hoá trong quá trình tổ chức các
sự kiện giao tiếp khác nhau.
Vậy, mô hình phân tích theo hướng giải thích này sẽ kết hợp được các khía
cạnh văn hoá – xã hội (gồm cả dân tộc học) và tâm lí học (gồm cả nhận thức) tham
gia vào quá trình kiến tạo văn bản (text – construction) và giải thuyết quá trình đó
bằng các phân tích ngôn ngữ ở bình diện sâu nhằm giải đáp câu hỏi quan trọng: Vì
sao các văn bản chuyên ngành lại được viết và sử dụng theo cách riêng biệt như
hiện có? Cuốn Genre Analysis: English in academic and research settings, một
trong các công trình phân tích diễn ngôn theo mô hình này đã được Swales tiến
hành thực hiện trên các văn bản khoa học – kĩ thuật. Kết quả cho thấy có rất nhiều
các mối quan hệ tương tác giữa hình thức và chức năng của các văn bản loại này,
20
giúp ích rất nhiều cho giáo viên dạy tiếng, người dịch và các cán bộ khoa học – kĩ
thuật. Và cũng vì thế mà cách phân tích diễn ngôn theo xu hướng này còn được gọi
là phân tích thể loại ứng dụng của diễn ngôn (applied genre analysis).
Như vậy, chúng ta có thể thấy xu hướng ngày càng rõ là sự phân tích chuyển
dịch từ mô tả bề mặt ngôn ngữ thuần túy sang mô tả theo chiều sâu trên nhiều bình
diện khác nhau của văn bản hoặc thể loại diễn ngôn, từ các đặc điểm cụ thể của hệ
thống từ vựng – ngữ pháp đến cơ cấu tổ chức diễn ngôn. Nó cũng cho thấy để có
được sự phân tích theo hướng chiều sâu phù hợp, nhiều kiến thức liên quan đến
bản chất của diễn ngôn cần được sử dụng tới như xã hội học, tâm lí học, dân tộc
học …

e. Phương pháp phân tích thể loại ứng dụng của diễn ngôn
Phương pháp phân tích thể loại ứng dụng của diễn ngôn tập trung vào nghiên
cứu các yếu tố văn hoá – xã hội tham gia vào quá trình tạo lập văn bản và giải
thuyết vì sao văn bản, đặc biệt là văn bản chuyên ngành được viết và sử dụng theo
cách thức riêng biệt như nó đang tồn tại. Trong cuốn Analysing Genre, Bhatia
[102] đã đề xuất một số phương pháp phân tích thể loại diễn ngôn với mục đích đạt
tới “một sự phân tích sâu hơn các biến thể chức năng của ngôn ngữ viết và ngôn
ngữ nói”. Ở đây tác giả không chỉ đưa vào quá trình phân tích các nhân tố văn hoá
– xã hội mà còn cả nhân tố tâm lí – ngôn ngữ học, do đó đã mở rộng sự phân tích
ngôn ngữ từ mô tả tới giải thích ngôn ngữ. Cụ thể Bhatia đã gợi ý để phân tích một
thể loại diễn ngôn mới bao gồm 7 bước như sau:
Bước 1. Đặt thể loại diễn ngôn trong tình huống của nó: Phân tích ngữ cảnh
tình huống của văn bản và tìm các thông tin về văn hoá – xã hội, tâm lí – ngôn
ngữ học liên quan tới văn bản.
Bước 2. Khảo sát tư liệu hiện có: tìm hiểu các tài liệu về thể loại diễn ngôn đã
có, các tài liệu liên quan đến diễn ngôn tương tự, chỉ dẫn các nhà chuyên môn
trong lĩnh vực, sách hướng dẫn, tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan.
Bước 3. Phân tích chi tiết và chọn lọc ngữ cảnh tình huống bao gồm:
- Xác định người viết/nói; người đọc/người nghe của văn bản; mối quan hệ
giữa họ và mục đích của họ.

×