Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Lỗi ngôn ngữ của người nước ngoài học tiếng Việt ( trên tư liệu lỗi từ vựng, ngữ pháp của người Anh, Mỹ )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.74 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự tiếp xúc, giao thoa giữa các ngôn ngữ cũng thường nảy sinh
nhiều vấn đề, trong đó có những tình huống mắc lỗi của người học.
Mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi nhưng nếu không được lưu ý sửa
thì người học sẽ khó có thể đạt kết quả tốt. Đây là lí do chúng tôi chọn
đề tài Lỗi ngôn ngữ của ng
ười nước ngoài học tiếng Việt (trên tư
liệu lỗi từ vựng, ngữ pháp của người Anh, Mỹ) để góp một phần vào
việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tiếng Việt (TV).
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có một vài công trình nghiên cứu về lỗi của người nước ngoài
(NNG) học TV như: Nghiên cứu các dạng lỗi phát âm TV của sinh
viên nói tiếng Anh (Luận án tiến sĩ ngữ
văn của Nguyễn Văn Phúc),
Khảo sát lỗi ngữ pháp TV của NNG và những vấn đề liên quan (Luận
án tiến sĩ ngữ văn của Nguyễn Thiện Nam). Luận án của Nguyễn
Thiện Nam nghiên cứu về lỗi ngữ pháp (NP) của người nói tiếng
Khơme, tiếng Nhật và TA (TA) khi học TV (chủ yếu là người nói
tiếng Khơme và tiếng Nhật), đã đưa ra nhiều kết luận quan trọng.
Những kết luận này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất
lượng giảng dạy TV cho NNG.
3. Mục đích của đề tài
Luận án chọn lí thuyết phân tích lỗi (PTL) của S.P. Corder làm
khung lí thuyết và cơ sở lý luận. Mục đích của đề tài là nghiên cứu
một cách toàn diện và có hệ thống PTL đối với việc thụ đắc ngôn ngữ
với tư cách là một ngoại ngữ mà ở đây đối t
ượng là TV nhằm:
- Xác định và phân loại lỗi, tiến hành mô tả, phân tích và giải thích
những kiểu loại lỗi về từ vựng, NP của người Mỹ, người Anh, học TV
ở trình độ sơ cấp và trung cấp; chỉ ra một số nguyên nhân mắc lỗi của


người học (NH) trong khi học và sử dụng TV.
- Đề xuất những phương pháp sửa lỗi để nâng cao chất lượng việc
giảng dạy TV cho NNG, vi
ệc học TV của NNG cũng như góp phần
tích cực cho việc biên soạn giáo trình TV cho NNG một cách phù hợp
và có hiệu quả hơn.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Luận án khảo sát 3.500 bài viết nhật kí hàng ngày, các loại bài viết
được giao về nhà và làm trên lớp, bài luận, các loại bài tập đặt câu, bài
kiểm tra, bài thi; 600 thư điện tử, 550 tin nhắn, hai băng cát xét thu
các hội thoại và các cuộc thảo luận của các học viên có trình độ sơ cấ
p
và trung cấp học tại Trung tâm Tiếng Anh chuyên ngành, Trung tâm
Tiếng Việt, ĐH Hà Nội và ĐH Wisconsin ở Mỹ cùng với những tư
liệu ghi chép của người nghiên cứu trong quá trình giảng dạy.
Luận án sử dụng ba phương pháp nghiên cứu chính: thống kê, so
sánh đối chiếu, phân tích lỗi.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
- Luận án góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc PTL, các kiểu loại lỗi,
những nguyên nhân mắc lỗi, từ
đó đưa ra các giải pháp sửa chữa lỗi
thích hợp.
- Luận án tập trung khảo sát và nghiên cứu lỗi từ vựng, NP của NH
từ góc độ hệ thống ngôn ngữ trung gian, từ chiến lược học và chiến
lược giao tiếp của NH (đây cũng là điểm mới của luận án.)
- Luận án góp phần nâng cao hiệu quả học tập TV của người nước
ngoài và tăng cường chất lượ
ng giảng dạy TV, biên soạn giáo trình
dạy TV cho NNG.
6. Kết cấu của luận án

Luận án gồm 196 trang chính văn. Ngoài phần Mở đầu (7 trang),
Kết luận (3 trang), Thư mục tài liệu tham khảo (16 trang), luận án
gồm 4 chương: Chương 1 (39 trang), Chương 2 (60 trang), Chương 3
(61 trang), Chương 4 (26 trang).

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỖI VÀ
PHÂN TÍCH LỖI KHI HỌC NGÔN NGỮ THỨ HAI

1.1. KHÁI NIỆM LỖI
Lỗi trong luận án được định nghĩa "là một phát ngôn, một hình thức
biểu đạt hoặc là một kết cấu mà một giáo viên ngôn ngữ đặc biệt thấy
rằng không thể chấp nhận được bởi vì cách sử dụng không hợp lí của
chúng hoặc là sự vắng mặt c
ủa chúng trong các diễn ngôn đời
thường" [J.M. Hendrickson, 1980].
1.2. NGUỒN GỐC VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA PTL
Luận án trình bày về thuyết hành vi, phân tích tương phản (PTTP)
và PTL để chúng ta hiểu được rõ hơn nguồn gốc và sự hình thành của
PTL, hiểu được vì sao PTL lại trở nên rất phổ biến đối với các nhà
nghiên cứu sự thụ đắc ngôn ngữ thứ hai.
1.2.1. Thuyết hành vi (Behaviourist learning theory)
Vào khoảng cuối những năm 50 của thế kỷ XX, theo quan điể
m của
thuyết hành vi lỗi được coi như là một cái gì đó nên tránh và mắc lỗi
được coi là điều nguy hiểm đối với quá trình học ngoại ngữ thích hợp.
1.2.2. Phân tích tương phản (Contrastive Analysis)
PTTP là hệ thống nghiên cứu hai ngôn ngữ nhằm xác định sự khác
nhau và giống nhau về cấu trúc. PTTP liên quan đến việc so sánh và
đối chiếu những đặc điểm của tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích, tìm ra
những khác biệt để

có thể dự đoán được sự xuất hiện của các lỗi tiềm
năng. Tuy nhiên, rất nhiều lỗi PTTP dự đoán trong thực tế đã không
xuất hiện. Bên cạnh đó có những lỗi không dự đoán lại xuất hiện.
1.3. PHÂN TÍCH LỖI (ERROR ANALYSIS)
PTL là một mô hình rất độc lập, khách quan miêu tả giao thoa ngôn
ngữ của NH. PTL quan tâm đến quá trình thụ đắc ngôn ngữ, năng lực
giao tiếp và tập trung vào phân tích lỗ
i của NH cũng như cố gắng giải
thích, miêu tả chúng để tìm ra bản chất, nguyên nhân của việc học
tiếng không thành công.
1.3.1. Hệ thống ngôn ngữ trung gian (Interlanguage: IL)
1.3.1.1. Khái niệm
Selinker [1972] gọi hệ thống mà NH xây dựng cho mình khác với
hệ thống ngôn ngữ thứ nhất (L1) và ngôn ngữ thứ hai (L2) là "hệ
thống ngôn ngữ trung gian". IL chỉ một hệ thống kết cấu mà NH tạo
ra tại bất cứ một giai đo
ạn nhất định nào trong quá trình học tập của
họ. IL chính là lí thuyết cơ bản mà các nhà nghiên cứu sử dụng để xác
định những giai đoạn phát triển mà qua đó NH L2 đang trên đường
hướng tới (hoặc là gần tới) sự thành thạo ngôn ngữ. Những nghiên cứu
chi tiết về IL sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề của NH tốt hơn và cố
gắng giúp đỡ kịp thời NH.
1.3.1.2. Các giai đo
ạn của IL
Các giai đoạn của IL gồm: (1). Chuyển di ngôn ngữ (language
transfer); (2). Vượt tuyến những quy tắc của ngôn ngữ đích
(overgeneralization of target language rules); (3). Chuyển di giảng dạy
(transfer of learning), tức là một quy tắc xuất hiện trong hệ thống của
NH như là kết quả của sự hướng dẫn; (4). Những chiến lược học L2
(strategies of L2 learning), tức là một cách tiếp cận được xác định của

NH đối với những tài li
ệu mà họ học, (5). Những chiến lược giao tiếp
L2 (strategies of L2 communication), tức là cách tiếp cận của NH khi
giao tiếp với người bản ngữ [L.Selinker, 1972]. Năm giai đoạn này tạo
nên những phương tiện mà NH sử dụng để lĩnh hội hệ thống L2.
Chúng là những phương tiện NH sử dụng để giảm gánh nặng học tập
của họ xuống một mức độ thích hợp.
1.3.1.3. Đặc điểm của hệ thống ngôn ngữ trung gian
(1). Ngôn ngữ của NH tiếng không chặ
t chẽ (permeable)
IL của NH L2 không chặt chẽ theo nghĩa là các quy tắc cấu thành
kiến thức của NH tại bất cứ một giai đoạn nào không cố định mà có
thể thay đổi.
(2). Ngôn ngữ của NH tiếng năng động (dynamic)
IL của NH L2 thường xuyên thay đổi. Quá trình này diễn ra bằng
cách đưa ra một quy tắc mới, đầu tiên là ở trong một ngữ cảnh, sau đó
là ở một ngữ cảnh khác v.v…
(3). Ngôn ngữ c
ủa NH tiếng mang tính hệ thống (systematic)
Mặc dù IL hay thay đổi nhưng cũng có thể nhận biết được bản chất
nếu dựa vào quy tắc sử dụng L2 của NH. Họ không lựa chọn bừa bãi
những quy tắc trong IL mà chọn theo những cách dự đoán của họ. NH
đặt kế hoạch thể hiện L2 của mình dựa trên một hệ thống các quy tắc
sẵn có.
1.3.2. Ý nghĩa của PTL và IL đối vớ
i việc dạy tiếng
PTL và nghiên cứu IL của NH giúp chúng ta hiểu được quá trình thụ
đắc L2, hiểu được vấn đề của NH sâu sắc hơn. Từ đó giáo viên kịp
thời giúp NH sửa chữa lỗi để họ có thể đạt được kết quả tốt khi học
L2. Mặt khác, PTL một cách khoa học và có hệ thống sẽ giúp cho việc

chuẩn bị các tài liệu, giáo trình phù hợp với nhu cầu của NH.
1.3.3. Các giai đoạ
n PTL
Theo S.P.Corder [1973], PTL được chia thành 3 giai đoạn sau:
1.3.3.1. Nhận diện lỗi
Trong giai đoạn này S.P.Corder đã chia lỗi thành: lỗi trước hệ thống
(pre-systematic) là những lỗi mà NH mắc phải trong khi họ đang cố
gắng nắm vững một kiến thức mới; Lỗi sau hệ thống (post-systematic)
là những lỗi xảy ra khi NH tạm thời quên một kiến thức họ đã nắm
được trước đây;
Lỗi hệ thống (systematic) là những lỗi xuất hiện khi
NH hình thành những giả thuyết không chính xác về ngôn ngữ đích.
1.3.3.2. Miêu tả lỗi
Giáo viên cố gắng chỉ cho NH thấy rõ họ đã thất bại như thế nào khi
chưa tiếp thu được thông tin mới. Việc miêu tả thích hợp cũng gặp
khó khăn khi nhà nghiên cứu muốn hiểu rõ những gì đang có trong
tâm trí của NH. Khi lỗi được miêu tả hợp lí thì chuyển sang giai đ
oạn
giải thích lỗi.
1.3.3.3. Giải thích lỗi
Giải thích chủ yếu vẫn là suy đoán bởi vì kiến thức của chúng ta về
quá trình tâm lí học và thần kinh học liên quan đến quá trình học
ngoại ngữ bị hạn chế. Cùng một lỗi nhưng có thể lại được xem xét từ
nhiều quan điểm khác nhau. Giải thích lỗi là hệ quả của quá trình nhận
diện và miêu tả lỗi.
1.3.4. Phân loại lỗi
1.3.4.1. Phân loại lỗi theo góc độ miêu tả (descriptive taxonomy)
Luận án dựa theo cách phân loại của Durlay, Burt và Krashen
[1982] và James [1998].
a. Lỗi theo góc độ ngôn ngữ học (linguistic category classification)

Là lỗi được xác định trong lĩnh vực ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng,
đoạn văn hay văn bản.
b. Lỗi ở cấu trúc bề mặt (surface structure taxonomy)
(1). Lỗi tỉnh lược (omission): Là lỗi mà NH đã lược bớt từ, cụm từ
hoặc một phần của kết cấ
u NP do chưa nắm vững được cách dùng.
(2). Lỗi thêm vào (addition): là "kết quả của việc sử dụng máy móc
các quy tắc nhất định" [Durlay, Burt và Krashen, 1982, tr.56].
(3). Lỗi lựa chọn sai (misselection): Thể hiện ở việc chọn không đúng
các hình thức biểu đạt, các kết cấu và quy tắc trong ngôn ngữ đích.
(4). Lỗi dùng sai trật tự (misordering): thể hiện ở chỗ NH dùng sai trật
tự từ.
(5). Lỗi trộn lẫn (blends): NH bị lẫn lộn hai kết cấu trong ngôn ngữ
đích cùng bi
ểu thị một nghĩa và không quyết định được kết cấu nào họ
cần sử dụng nên lỗi xuất hiện.
1.3.4.2. Phân loại lỗi theo các tiêu chí
Luận án theo cách phân loại của James [1998] dựa vào ba tiêu chí:
thể thức/phương thức (modality), phương tiện (medium), và trình độ
(level). Tiêu chí thể thức nói đến hành vi của NH là tiếp nhận hay sản
sinh. Tiêu chí phương tiện liên quan đến việc tìm hiểu xem liệu ngôn
ngữ được sản sinh hay tiếp nhận là
ở dạng nói hay viết. Việc kết hợp
xem xét cả phương thức và phương tiện sẽ cho phép xác định rõ được
kỹ năng nào bị mắc lỗi trong các kỹ năng mà NH đang sử dụng: lỗi
nói, viết, nghe hay đọc. Ngoài ra, có thể xác định được trình độ ngôn
ngữ (mức độ chất liệu (substance), đoạn văn (text), diễn ngôn
(discourse) mà NH thể hiện tại thời điểm mắc lỗi.
1.3.4.3. Phân loại lỗi theo góc độ giải thích
Luận án theo cách phân loại của James [1998]. Theo cách này có 5

loại lỗi: lỗi giao thoa với tiếng mẹ đẻ (interlingual error), lỗi tự ngữ
đích (intralingual error), lỗi do chiến lược học (learning strategies), lỗi
do chiến lược giao tiếp (communication strategies), lỗi xuất hiện do
quá trình giảng dạy (teaching induced errors). Ba loại lỗi sau thường
được các nhà nghiên cứu quy về nguyên nhân tạo lỗi.
a. Lỗi giao thoa với tiếng mẹ đẻ
Là lỗi được tạo ra do NH s
ử dụng những tri thức của tiếng mẹ đẻ để
áp dụng vào ngôn ngữ đích. Kết quả là hiện tượng chuyển di ngôn ngữ
xuất hiện và kéo theo là lỗi giao thoa tiếng mẹ đẻ xuất hiện.
b. Lỗi tự ngữ đích
Là lỗi nảy sinh trong bản thân ngôn ngữ đang được học không liên
quan đến tiếng mẹ đẻ. Lỗi tự ngữ đích là lỗi được tạo ra do NH s

dụng những tri thức đã biết về ngôn ngữ đích để tạo ra những sản
phẩm ngôn ngữ mới. Những lỗi này rất thường xuyên xảy ra không kể
đến phông ngôn ngữ của NH (language background).
1.3.5. Các nguyên nhân tạo lỗi
1.3.5.1. Chiến lược học (learning strategy)
a. Giả định/suy luận sai (false analogy)
Khi học một kết cấu ngữ pháp mới, hay một từ ngữ mới, NH giả
định nhầm rằng mộ
t yếu tố B mới trong kết cấu NP hay trong kết cấu
từ cũng giống như yếu tố A mà người học đã biết. Thí dụ, NH biết
rằng từ “cái” trong TV được dùng với các danh từ chỉ đồ vật: “cái
bát” (A) và thế là họ giả định rằng “dao” (B) cũng được dùng với từ
“cái” tương tự như vậy, nên đã tạo ra kết hợp t
ừ “cái dao” thay cho
kết hợp đúng là “con dao”.
b. Áp dụng quy tắc không hoàn hảo (incomplete rule application)

Đây là lỗi ngược lại với chiến lược (CL) vượt tuyến. NH chỉ áp
dụng một phần của quy tắc NP chứ không áp dụng toàn bộ quy tắc NP
nhằm đơn giản hóa quá trình thụ đắc L2. Ngay từ đầu, NH đã phân
tích các quy tắc và chia thành nhiều giai đoạn nhỏ hơn, mỗi giai đoạn
hoàn hảo tại m
ột thời điểm nào đó.
c. Dư thừa (redundancy)
NH thường sử dụng những từ, những câu dư thừa, không cần thiết.
d. Bỏ qua những quy tắc (overlooking cooccurrence restrictions)
Trong quá trình thụ đắc L2 có những quy tắc ngữ pháp NH chưa nắm
được nên họ liền bỏ qua và sử dụng những quy tắc NP tương đương
mà mình đã biết, do đó đã mắc lỗi.
e. Chuyển di (transfer)
Với những kiến thức cơ bản của tiếng mẹ đẻ, NH đã đưa ra những
giả thuyết về ngôn ngữ đích, sử dụng các “vật thay thế”, tức là mượn
các quy tắc, kết cấu của tiếng mẹ đẻ để đưa vào ngôn ngữ đích.
f. Vượt tuyến (overgeneralization)
Jakaobovits [1970] định nghĩa vượt tuyến là sử dụng các CL sẵn có
từ trước trong các tình huống mới. Vượt tuyến nói chung liên quan
đến việc tạo ra một kết cấu không đúng thay vào chỗ của kết cấu
thông thường. Nó là kết quả của việc NH muốn giảm gánh nặng ngôn
ngữ.
1.3.5.2. Chi
ến lược giao tiếp (communication strategies)
a. Chiến lược giải thích gần đúng (approximation)
Khi NH thiếu hình thức biểu đạt mà họ cần, họ thường sử dụng một
hình thức biểu đạt đồng nghĩa tương đương trong L2.
b. Trở về bản ngữ (language switch)
Là chiến lược NH dùng cả tiếng mẹ đẻ (TA) lẫn TV để biểu thị, giải
thích ý mình muốn diễn đạt.

c. Dịch sao phỏng/trự
c dịch (calque)
Đây là cách dịch nguyên văn từng chữ, theo nghĩa đen từ ngôn ngữ
thứ nhất sang ngôn ngữ thứ hai.
d. Vòng vo, miêu tả (circumlocution)
Lỗi do chiến lược phân tích miêu tả khái niệm một cách gián tiếp
bằng lối nói ám chỉ hơn là lối nói trực tiếp.
e. Tránh nói và bỏ qua (ignorance and avoidance)
Khi NH ở trong trạng thái không biết gì về các hình thức biểu đạt,
các kết cấu, quy tắc của ngôn ngữ đích và cũng không biết về mộ
t
hình thức biểu đạt, một kết cấu có thể thay thế được trong L1 nên họ
không có cách nào khác ngoài việc "tránh" dùng. NH chọn giải pháp
là giữ yên lặng hoặc cố tìm trong L2 một vài kết cấu thay thế để có
cách giải thích, miêu tả gần đúng nội dung họ định diễn đạt, hoặc là
bỏ dở thông tin.
f. Tạo một từ khác (word coinage)
NH tạo một từ hoặc một cụm từ vốn không tồn t
ại trong ngôn ngữ
đích để biểu thị những gì mà họ muốn nói.
1.3.5.3. Lỗi xuất hiện do quá trình giảng dạy (teaching induced
errors)
Stenson là người sử dụng thuật ngữ này đầu tiên để nói về những lỗi
của NH "là kết quả của những tình huống học trên lớp hơn là từ năng
lực không hoàn hảo của NH khi học tiếng (lỗi tự ngữ đích) hoặc là sự
giao thoa của ngôn ngữ
thứ nhất" (lỗi giao thoa) [1983].
1.4. TIỂU KẾT
NH đã tạo một IL riêng cho mình về cơ bản khác với hệ thống của
L1 và L2. Đây là hệ thống ngôn ngữ, ở đó lỗi của NH xuất hiện. Khi

xác định được lỗi thì phân tích và tìm ra được những nguyên nhân gây
ra lỗi của NH và sửa chữa kịp thời sẽ giúp cho việc thụ đắc L2 có hiệu
quả cao.

CHƯƠNG 2: LỖI VỀ TỪ V
ỰNG
2.0. DẪN NHẬP
Từ ngữ là đơn vị hạt nhân làm nên cấu trúc NP. Cách sử dụng từ
ngữ nói chung, các thực từ nói riêng sẽ phản ánh năng lực ngôn ngữ
và khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của NH. Tuy nhiên,
điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nội dung chính của chương
này là tập trung khảo sát và hệ thống hóa các lỗi dùng thực từ (danh
từ, động từ và tính từ và đại từ) xuất hiện với tần số cao ở NH nhằm
phác họa một bức tranh toàn cảnh về lỗi, trên cơ sở đó tiến hành miêu
tả, phân tích để chỉ rõ bản chất của lỗi về cách sử
dụng thực từ. Trong
18.601 lỗi mà luận án đã thu thập được có đến 9.432 trường hợp lỗi
liên quan đến việc sử dụng các thực từ để tạo nên các câu, các phát
ngôn trong quá trình tạo lập văn bản.
2.1. LỖI DÙNG DANH TỪ (DT)
DT là một trong những từ loại quan trọng bậc nhất của TV hiện đại.
Đây là một từ loại bao gồm một khối lượng từ rất lớn, có nhữ
ng đặc
trưng phong phú về cấu tạo, về nội dung ý nghĩa cũng như các đặc
điểm ngữ pháp. DT là một từ loại bao gồm nhiều tiểu loại khác nhau,
trong đó có những tiểu loại chỉ có trong TV như loại từ. Đây là một
lớp từ đặc biệt trong từ loại danh từ TV mà không có trong các ngôn
ngữ Ấn – Âu.
2.1.1. Lỗi dùng loại từ
Tổng số lỗi loại t

ừ (LT) luận án thu được là 1.317, chiếm tới 2/3
tổng số lỗi dùng DT (74,45%). Trong đó lỗi thừa LT là 420, thiếu LT
508, sai LT 389. Dưới đây là một số câu mắc lỗi của NH:
a. Chúng tôi về khách sạn và đọc quyển sách.
b. Tuần này có một số bão to và mạnh.
c. Tôi xem nhiều bó nho ngon.
2.1.2. Lỗi dùng trật tự của DT chỉ thời gian
Tổng số lỗi trật tự của DT luận án thu được là 452, chi
ếm 25,55%
trong tổng số lỗi về DT. Dưới đây là một số câu mắc lỗi của NH:
a. Thứ Bảy sáng các sinh viên Vasi dậy rất sớm để đi thuyền trên
sông Hồng.
b. Ngày mai trưa tôi sẽ đến sân bay đón bạn.
*Nhận xét: Các lỗi dùng DT chúng tôi thu thập, xử lí và phân tích
là 1.769 lỗi, trong đó lỗi dùng LT là 1.317, chiếm tới 13,96% trong
tổng số lỗi về từ vựng. Tỉ lệ mắ
c lỗi LT cao thứ hai (sau lỗi dùng đại
từ) là vì trong TA không sử dụng LT như trong TV. Đây là điểm khác
biệt giữa TV và TA. Lỗi người học mắc khi dùng danh từ chủ yếu là
lỗi giao thoa (GT) và lỗi tự ngữ đích (TNĐ).
2.2. LỖI DÙNG ĐỘNG TỪ (ĐT)
Dưới đây là bảng thống kê các lỗi dùng động từ:
STT Các loại lỗi Số lỗi Tỉ lệ %
1. Lỗi dùng động từ "thích hơn" 616 31,54
2. Lỗi về trật tự của động từ “xong” 302 15,46
3. Lỗi dùng động từ "trở nên" thay vì
"trở thành" và ngược lại
300 15,36
4. Lỗi về trật tự của từ "làm ơn" 286 14,64
5. Lỗi dùng thừa động từ "là" 254 13,01

6. Lỗi dùng " không có thể " thay
vì " không thể "
195 9,99
Tổng số 1.953 100%
Dưới đây là một số câu mắc lỗi của NH:
a. Em thích hơn học tiếng Việt buổi sáng.
b. Chúng ta sẽ xong học lúc mấy giờ?
c. Nếu anh ấy làm việc ở đó thì anh ấy trở thành rất giàu.
d. Làm ơn chị phô tô bài 12 cho tôi.
e. Vợ tôi không là cao.
f. Những người đánh cá không có thể làm việc.
*Nhận xét: Trong t
ổng số 9.432 lỗi về từ vựng, lỗi dùng ĐT có
1.953 trường hợp, chiếm 20,71%. Trong đó lỗi dùng ĐT “thích
hơn” có tần số xuất hiện cao nhất với 616 lỗi, chiếm 31,54%. Các loại
lỗi dùng ĐT từ nêu trên chủ yếu là do hiện tượng giao thoa ngôn ngữ.
Người học đã sử dụng CL chuyển di và vượt tuyến để tạo ra những kết
cấu riêng biệt trong IL của mình.
2.3. LỖI DÙNG TÍNH TỪ (TT)
2.3.1. Lỗi về trật tự của tính từ
Dưới đây là bảng thống kê các lỗi dùng tính từ
:
STT Các loại lỗi SL Tỉ lệ %
1. Lỗi về trật tự của TT 531 34,44
2. Lỗi về trật tự của TT chỉ mức độ "nhanh,
chậm", "sớm, muộn" với cụm từ chỉ thời gian
480 31,13
3. Lỗi dùng từ "giống nhau, khác nhau" thay vì
"giống, khác"
235 15,24

4. Lỗi dùng từ "giống, khác" thay vì "giống
nhau, khác nhau"
170 11,02
5. Lỗi dùng từ "giống nhau" thay vì "giống như" 126 8,17
Tổng số 1.542 100%
Dưới đây là một số câu mắc lỗi của NH:
a. Đàn ông thích ngắm đẹp cô gái.
b. Nếu đến 10 phút muộn không được vào lớp.
c. Ô tô của tôi giống nhau ô tô của chị.
d. Mỗi sinh viên đi chơi một nơi khác.
e. Ông và Lolita có quan hệ giống nhau vợ chồng.
2.3.2. Nhận xét
Luận án đã thu thập và xử lí 1.542 lỗi TT, chiếm 16,35% tổng số lỗ
i
đã được khảo sát. So với lỗi sử dụng DT, ĐT và đại từ mà luận án đã
khảo sát thì lỗi về TT chiếm tỉ lệ thấp nhất. Đến lượt mình, trong
1.542 lỗi về TT thì lỗi liên quan đến trật tự của TT trong câu chiếm tỉ
lệ cao nhất (531 trường hợp, chiếm 34,44%). Sở dĩ có tình trạng này là
do sự khác biệt về trật tự của TT trong TV và TA khi kết hợp với DT
để tạo thành các phát ngôn. Kết quả là hiện tượng giao thoa đã xuất
hiện và người học đã mắc lỗi trong quá trình thụ đắc TV.
2.4. LỖI DÙNG ĐẠI TỪ
2.4.1. Lỗi dùng các từ xưng gọi (TXG)
Luận án đã khảo sát, miêu tả và phân tích 4.168 lỗi có liên quan đến
đại từ và các kết cấu chứa đại từ. Đây là loại lỗi xuất hiện với tần số
cao nhất. Đại từ nhân xưng (
ĐTNX) TV là một trong những vấn đề
ngữ pháp khó đối với người nước ngoài học TV. TA chỉ có tám
ĐTNX chỉ bằng gần một nửa số ĐTNX của TV. Ngoài ra, người Việt
còn sử dụng rất nhiều DT chỉ quan hệ thân tộc để xưng gọi. Do đó,

NH gặp nhiều khó khăn khi học và sử các từ xưng gọi trong TV.
Dưới đây là bảng thống kê các lỗi dùng các từ xư
ng gọi:
STT Các loại lỗi Số lỗi Tỉ lệ
%
1. Dùng “con ấy”, “cháu ấy” thay vì “cháu” 657 23,74

2. Dùng “chúng ta” thay vì “chúng tôi” 568 20,52
3. Dùng “họ” thay vì “chúng” 482 17,41
4. Dùng “mình” thay vì “em” và “chúng
mình” thay vì “chúng em”
317 11,45

5.

Dùng “chúng tôi” thay vì “chúng em” 305 11,02

6. Dùng “các em” thay vì “chúng em” 276 9,97
7. Dùng “chị ấy”, “anh ấy” thay vì “cô ấy”,
“thầy ấy”
163 5,89

Tổng số 2.768 100%
Dưới đây là một số câu mắc lỗi của NH:
a. Hôm nay con gái tôi học nhiều vì ngày mai con ấy có kiểm tra.
b. Cuối tuần trước gia đình chúng ta đi Nha Trang.
c. Tôi đưa hai con chó đi dạo. Họ rất vui.
d. Mình chỉ nhớ tên ca sĩ Lam Trường. Bài ca đầu tiên mình không
thuộc lắm nhưng bài sau đó thật hay, thú vị.
e. Sau khi múa các cô gái Thái rủ các em đi tắm suối.

f. Sau em học với cô Chi, tôi mời ch
ị ấy đi ăn.
*Nhận xét: Trong số 4.168 lỗi dùng đại từ mà luận án thu thập, xử
lí và phân tích thì các lỗi về TXG có 2.768 trường hợp, chiếm 66,41%
trong tổng số lỗi về đại từ. NH đã mắc lỗi về TXG rất nhiều. Đây là
lỗi TNĐ vì chúng xảy ra ngay trong nội bộ TV: nhầm lẫn giữa các từ
xưng gọi của TV với nhau. Trong TA không có sự khác biệt giữa các
từ
xưng gọi trong một ngôi.
2.4.2. Lỗi dùng các loại đại từ khác
Dưới đây là bảng thống kê các lỗi dùng các loại đại từ khác:
STT Các loại lỗi Số lỗi Tỉ lệ %
1. Lỗi về trật tự của từ để hỏi 486 34,72
2.

Lỗi dùng “… không gì”, “……không
đâu” thay vì “không +động từ + gì
……”, “không + động từ + đâu…”

263

18,79
3. Lỗi dùng nhầm "đây" với "này" 212 15,14
4. Lỗi dùng tổ hợp đại từ “thế nào ……
cũng”
202 14,43

5. Lỗi dùng đại từ “nào, nấy” 129 9,21
6. Lỗi dùng đại từ "mấy" thay vì dùng đại
từ "bao nhiêu" và ngược lại

108 7,71

Tổng số 1.400 100%
Dưới đây là một số câu mắc lỗi của NH:
a. Ở đâu cô dạy tiếng Việt?
b. Lúc này tôi nhìn thấy không gì?
c. Đối với tôi mùa hè đây là thời kì tốt.
d. Thế nào cũng chúng ta gặp em ấy.
e. Em gọi món nấy tôi gọi món nào.
f. Tủ sách của cô rất to. Cô có mấy quyển sách.
*Nhận xét: Luận án thu được 1.400 lỗi dùng các loại đại từ khác,
chiếm 33,59% trong tổng số
lỗi về đại từ. Nguyên nhân NH mắc lỗi
dùng các loại đại từ khác là do hiện tượng giao thoa giữa TA và TV.
2.5. TIỂU KẾT
1. Lỗi về thực từ chủ yếu là các lỗi GT, lỗi TNĐ. NH chưa nắm
vững được kết cấu của TV nên đã sử dụng CL chính là chuyển di để
tạo ra một kết cấu mới trong IL của mình. Đây cũng chính là nguyên
nhân tạo ra lỗi.
2. Lỗi dùng đạ
i từ xuất hiện nhiều nhất. Tiếp theo là lỗi về DT, ĐT
và TT. Tổng số lỗi về từ vựng là 9.432 lỗi, trong đó lỗi về từ xưng gọi
có tần số xuất hiện cao nhất.
3. Lỗi về trật tự từ (TTT) cũng xuất hiện khá nhiều do (TTT) trong
các kết cấu của TV và TA khác nhau. Tổng số lỗi dùng(TTT) của DT,
ĐT và TT là 2.537, chiếm 26,90% trong tổng số lỗi v
ề từ vựng.

CHƯƠNG 3: LỖI VỀ NGỮ PHÁP
3.0. DẪN NHẬP

Trong chương này luận án tập trung miêu tả và phân tích các lỗi
dùng hư từ, cụ thể là các lỗi dùng quan hệ từ và phụ từ. Trong số
18.601 lỗi mà luận án khảo sát, các lỗi về sử dụng hư từ có 9.169
trường hợp.
3.1. LỖI DÙNG QUAN HỆ TỪ
3.1.1. Lỗi dùng giới từ (GT)
Dưới đây là bảng thống kê các lỗi dùng giới từ:

STT
Các loại lỗi
GT
Thừa Thiếu Sai Tổng số Tỉ lệ %
1. Cho 306 458 287 1.051 27,56
2. Ở 300 121 211 632 16,57
3. Với 237 129 109 475 12,46
4. Để 420 420 11,02
5. Vào 97 194 291 7,63
6. Trong 272 272 7,13
7. Về 102 90 71 263 6,90
8. Bằng 165 165 4,33
9. Đến 80 75 155 4,07
10. Trên 89 89 2,33
Tổng số 3.813 100%
Dưới đây là một số câu mắc lỗi của NH:
a. Em tìm kiếm cho con mèo rất lâu.
b. Có 8 triệu người sống đó.
c. Cái áo này được làm với len.
d. Họ bơi vào hồ Mendota.
e. Bang này là bang đẹp nhất trong Mỹ.
f. Em sẽ viết cuộc sống của em.

g. Tôi muốn hàng ngày xem tivi tiếng Việt.
h. Mỹ có thể áp đặt lệnh trừng phạt trên Triều Tiên.

*Nhận xét: Hiện tượng giao thoa ngôn ngữ
là nguyên nhân chính tạo
ra các lỗi về GT. NH đã sử dụng CL chuyển di, CL suy luận, CL trực
dịch để tạo ra những kết cấu riêng biệt trong IL của mình.
3.1.2. Lỗi dùng liên từ (LT)
Dưới đây là bảng thống kê các lỗi dùng liên từ:
STT Các loại lỗi SL Tỉ lệ %
1. Lỗi dùng cặp LT “ngoài ra” 537 24,32
2. Lỗi dùng cặp LT "không những mà còn" 498 22,56
3. Lỗi dùng cặp LT "càng càng " 312 14,13
4. Lỗi dùng cặp LT " càng ngày càng " 306 13,86
5. Lỗi dùng cặp LT "cả lẫn "
thay vì kết từ "vừa vừa"
305 13,81
6. Lỗi dùng từ "mà" thay vì dùng từ "rằng" 250 11,32
Tổng số 2.208 100%
Dưới đây là một số câu mắc lỗi của NH:
a. Ngoài ra tiếng Việt, tôi học tiếng Trung Quốc.
b. Chị ấy không những ca sĩ mà còn kĩ sư.
c. Càng anh ấy xem ti càng anh ấy nói tiếng Việt giỏi
d. Thời tiết càng ngày xấu.
e. Phở ở đây cả ngon lẫn rẻ.
f. Anh ấy nghĩ mà mùa thu là mùa tốt nhất.
*Nhận xét: Trong 2.208 l
ỗi dùng liên từ, có 537 lỗi dùng cặp liên từ
“ngoài …… ra”, chiếm 22,65%. Loại lỗi này xuất hiện nhiều nhất vì
đây là cặp liên từ khá khó đối với người Anh, người Mỹ học TV. Một

lần nữa hiện tượng giao thoa giữa hai thứ tiếng đã ảnh hưởng đến quá
trình học TV của người Anh và người Mỹ.
3.2. LỖI DÙNG PHỤ TỪ (PT)
3.2.1. Lỗi về trật tự của phụ t
ừ (TTPT) đi kèm với động từ
Dưới đây là bảng thống kê các lỗi về TTPT
STT Các loại lỗi Số lỗi Tỉ lệ %
1. Lỗi về TTPT chỉ tần suất ở dạng phủ định 329 30,10
2. Lỗi về TTPT chỉ tần suất ở dạng khẳng định 311 28,45
3. Lỗi về trật tự của từ "hãy" 288 26,35
4. Lỗi về trật tự của các từ "đang", "sẽ", "vẫn"
khi dùng với từ "cũng"
165 15,10
Tổng số 1.093 100%
Dưới đây là một số câu mắc lỗi của NH:
a. Lynn không thường học tiếng Việt cuối tuần.
b. Thường xuyên ba thức dậy 5 giờ sáng.
c. Hãy em đón tôi lúc 4.30 ở ESP.
d. Ông ấy đang cũng xem ti vi.
3.2.2. Lỗi dùng các phụ từ khác
Dưới đây là bảng thống kê các lỗi dùng các phụ từ khác

STT Các loại lỗi SL Tỉ lệ %
1. Lỗi dùng thiếu "đều" trong kết cấu "cả lẫn" 560 27,25
2. Lỗi dùng thiếu "cũng" trong kết cấu "ngày
nào/tuần nào/thế nào/ngay cả cũng."

427

20,78

3. Lỗi dùng PT "một ít" thay vì dùng PT "hơi" 302 14,69
4. Lỗi dùng PT chỉ mức độ "rất", "quá" và "lắm" 242 11,78
5. Lỗi dùng "không" thay vì dùng "không phải" 200 9,73
6. Lỗi dùng từ "xuể" và "nổi" 173 8,42
7. Lỗi dùng từ "hàng" trong kết cấu chỉ thời gian
"hàng tuần/ tháng/ năm + nay"
151 7,35
Tổng số 2.055 100%
Dưới đây là một số câu mắc lỗi của NH:
a. Cả chị ấy lẫn em thích học tiếng Việt.
b. Thế nào chị ấy đến muộn.
c. Bây giờ răng của con gái vẫn một ít đau.
d. Tàu này rất đẹp quá.
e. Tôi không là học viên của ESP vì thế tôi không được tặng quà.
f. Em không uống xuể vì cà phê nóng quá.
g. Chị ấy rất nhớ nhà vì đi công tác trong tuầ
n nay.
*Nhận xét: CL chuyển di là nguyên nhân chính dẫn đến lỗi về phụ từ.
Lỗi về trật tự phụ từ chiếm tỉ lệ cao nhất với 2.055 lỗi là do TA và TV
thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau nên có trật tự từ khác nhau.
3.3. TIỂU KẾT
1. Về mặt lí thuyết, NH thường mắc lỗi GT và lỗi TNĐ khi học TV.
Phần lớn các lỗi dùng hư từ là lỗi GT. NH đã sử dụng CL vượ
t tuyến,
CL chuyển di, CL trực dịch, CL tránh nói .v.v để tạo ra những từ, tổ
hợp từ mới trong IL của mình.
2. Trong tổng số 9.441 lỗi dùng hư từ thì có tới 6.293 lỗi dùng quan
hệ từ, chiếm 66,66%. Số còn lại là lỗi dùng phụ từ (3.148 trường hợp,
chiếm 33,34%).
3. Loại lỗi mà NH mắc nhiều nhất là lỗi dùng giới từ (GT). Tổng số

lỗi dùng GT: 3.922 lỗi, chiếm 41,54% trong tổng số lỗ
i về sử dụng hư
từ. Sở dĩ NH mắc lỗi GT nhiều nhất là vì số lượng GT trong TA và
TV rất phong phú. Cách sử dụng GT trong hai ngôn ngữ này lại hết
sức khác nhau. Nguyên nhân NH mắc lỗi chủ yếu là do hiện tượng
giao thoa giữa TA và TV.

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỮA LỖI

Trong chương này luận án đã đưa ra lí do vì sao cần phải chữa lỗi
cho NH, nên chữa những lỗi nào, khi nào nên chữa lỗi và chữa lỗi như
thế nào, ai nên chữa lỗi?
Luận án cũng giới thiệu các cách chữa lỗi và các nguyên tắc chữa
lỗi của một số nhà nghiên cứu (Carroll, Corder và Hagège,
Freiermuth, Porte, v.v.). Theo James (1998), thì chữa lỗi cần chú ý
đến các điểm sau:
- Chữa lỗi một cách hiệu quả
- Chữa lỗi nên cẩn thậ
n và thông cảm
- Chọn những cách chữa lỗi phù hợp với sở thích của NH
Để giúp NH tránh được những lỗi hay mắc, chúng tôi thường cho
họ luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn như sử dụng
tranh ảnh và đưa ra những tình huống hội thoại cho NH luyện tập. Bên
cạnh đó chúng tôi cũng sử dụng DVD, CD, mạng internet cho NH
luyện tập qua việc xem phim, nghe bài hát, nghe hội thoại hàng ngày,
nghe tin tức, Chúng tôi cũng giao cho NH các d
ạng bài luyện về
cách sử dụng từ ngữ khác như: viết bài luận, viết thư điện tử, tin nhắn
bằng TV; làm các dạng bài tập viết: điền từ thích hợp vào chỗ trống,
chọn câu trả lời đúng, tìm chỗ sai trong câu rồi sửa lại, ghép hai vế để

tạo thành câu hoàn chỉnh, sắp xếp thành câu đúng, v.v

KẾT LUẬN

1. Khi học một ngôn ngữ, tức là làm quen với một hệ thống mã mới
mà hệ thống này không trùng khớp với hệ thống ngôn ngữ mẹ đẻ. Nói
chung, đối với người học đã trưởng thành, ở họ năng lực ngôn ngữ đã
ổn định và hoàn thiện, thì việc học ngôn ngữ thứ hai trở nên khó khăn
hơn nhiều và kết quả là người học sẽ mắc nhiều lỗ
i hơn trong quá
trình thụ đắc ngôn ngữ.
Từ thực tế giảng dạy, khảo sát, mô tả và phân tích lỗi, chúng tôi thấy
khi học tiếng Việt, người nước ngoài nói chung và người Anh, người
Mỹ nói riêng thường mắc một số lỗi giao thoa và tự ngữ đích trong
quá trình sử dụng từ ngữ và các kết cấu ngữ pháp của tiếng Việt.
Trong số các lỗi đó thì những lỗi do ảnh hưởng về lo
ại hình các ngôn
ngữ được thể hiện rất rõ. Lỗi giao thoa là quan trọng nhất vì do sự
khác biệt về loại hình giữa hai ngôn ngữ.
2. Chữa lỗi là một biện pháp hữu ích để giúp người học tiến bộ hơn,
dần dần đạt tới trình độ tiếng Việt hoàn thiện hơn trong quá trình thụ
đắc tiếng Việt. Để có những giải pháp phù hợp và hiệu quả trong việc
chữa lỗi bao gi
ờ cũng phải dựa trên những cơ sở lí thuyết nhất định và
thông thường trong quá trình sửa chữa lỗi bao giờ cũng phải theo trình
tự dựa trên cơ sở lí thuyết về lỗi, nguồn gốc, các cách phân loại lỗi,
nguyên nhân tạo ra lỗi.
Luận án đã đưa ra các nguyên tắc và các cách chữa lỗi, cung cấp các
dạng bài luyện ngữ pháp để giúp cho quá trình dạy và học tiếng Việt
có hiệu quả cao hơ

n.
3. Tổng số lỗi đã khảo sát, phân tích trong luận án là 18.601 lỗi. Trong
đó lỗi về từ vựng là 9.432 lỗi (chiếm 50,71%), lỗi về ngữ pháp là
9.169 lỗi (chiếm 49,29%).
4. Chương 2 của luận án khảo sát và phân tích lỗi về từ vựng mà
người học tiếng Việt ở trình độ sơ và trung cấp thường mắc phải.
Tổng số lỗi về từ vựng là 9.432 lỗi, trong đó lỗi dùng đạ
i từ xuất hiện
nhiều nhất với 4.168 lỗi, chiếm tới 44,19% trong tổng số lỗi về từ
vựng. Trong các lỗi về đại từ thì lỗi dùng đại từ nhân xưng và các từ
xưng gọi khác có số lượng nhiều nhất với 2.768 lỗi, chiếm 66,41%.
Người Mỹ và người Anh hay mắc hai loại lỗi này vì số lượng đại từ
nhân xưng và từ xưng gọi trong tiếng Việt phong phú hơn nhiều so với
tiếng Anh và cách sử dụng chúng trong hai thứ tiếng cũng khác nhau.
Đại từ nhân xưng và từ x
ưng gọi trong tiếng Việt là phức tạp nhất vì
đây là hệ thống người Việt căn cứ vào để phân chia thứ bậc trong quan
hệ gia tộc và xã hội. Đối với tiếng Việt, việc lựa chọn đại từ nhân
xưng chính là một sự xác lập các vai giao tiếp hợp lí.
Lỗi dùng động từ và danh từ cũng là những lỗi mà người học
thường mắc phải: có 1.953 lỗi dùng độ
ng từ (chiếm 20,71%), 1.769 lỗi
danh từ (chiếm 18,75%). Trong các loại lỗi danh từ, lỗi sử dụng loại
từ chiếm số lượng rất lớn (1.317 trường hợp, chiếm tới 74,45%). Lỗi
dùng tính từ xuất hiện ít nhất với 1.542, chiếm 16,35%.
Các loại lỗi đã được khảo sát và nghiên cứu đều là những lỗi tự ngữ
đích và lỗi giao thoa. Nguyên nhân mắc lỗi là do người học đã sử
dụng nhiều chiến lược khác nhau trong quá trình học tập. Đó là những
chiến lược như chiến lược chuyển di, chiến lược vượt tuyến, chiến
lược trộn lẫn, chiến lược tránh dùng các quy tắc, v.v

5. Ở chương 3, luận án khảo sát và phân tích lỗi về ngữ pháp cụ thể
là các lỗi về dùng các hư từ và các kết cấu ngữ pháp chứa hư từ mà
người học tiếng Việ
t ở trình độ sơ và trung cấp thường mắc phải.
Trong 9.169 các loại lỗi về ngữ pháp, lỗi dùng quan hệ từ là 6.021
trường hợp (chiếm 65,67%), lỗi dùng phụ từ là 3.148 trường hợp
(chiếm 34,33%).
Lỗi người học mắc chủ yếu ở chương 3 là lỗi giao thoa và lỗi tự ngữ
đích. Nguyên nhân gây ra lỗi là do người học đã sử dụng chiến lược
vượt tuyến, chiến lượ
c chuyển di, chiến lược trực dịch, chiến lược
tránh nói, v.v để tạo ra những từ, tổ hợp từ mới trong hệ thống ngôn
ngữ trung gian (IL) của mình.
6. IL của người Anh, Mỹ học tiếng Việt ở trình độ sơ cấp và trung
cấp mặc dù năng động và mang tính hệ thống nhưng nó cũng luôn
luôn thay đổi trong quá trình người học thụ đắc tiếng Việt để phù hợp
với h
ệ thống tiếng Việt chuẩn của người Việt.
7. Các kết quả khảo sát và phân tích cho thấy rằng các học viên
người Anh, Mỹ học tiếng Việt ở trình độ sơ cấp và trung cấp vẫn còn
gặp khó khăn trong việc sử dụng từ vựng và kết cấu ngữ pháp của
tiếng Việt. Đặc biệt là cách sử dụng các từ xưng gọi và giới từ. Người
h
ọc đã nắm được cách sử dụng danh từ, động từ và tính từ trong tiếng
Việt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục, trong đó
đặc biệt là cách dùng trật tự từ của tiếng Việt. Họ cũng đã biết sử dụng
các kết cấu ngữ pháp cơ bản nhưng vẫn gặp khó khăn đối với một số
k
ết cấu ngữ pháp điển hình như “ngoài ra”, “không những mà
còn”,“càng càng ”, “cả lẫn ”,“trở nên ”, “trở

thành ”, v.v…
Nắm được những hạn chế, những điểm yếu nêu trên của học viên
người Anh, Mỹ học tiếng Việt sẽ giúp cho việc xây dựng và biên soạn
giáo trình, cung cấp những dạng bài tập, bài luyện chú trọng và nhấn
mạnh vào các hạn chế của người học, giúp họ từng bướ
c khắc phục
các lỗi phổ biến thông thường trong quá trình học tiếng Việt.

×