Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193 KB, 39 trang )

BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Luật sư, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Hà – Giám đốc công ty
Luật S&B (S&B Law).
www.sblaw.vn
www.baohothuonghieu.com
I. Tổng quan về các đối tượng sở hữu công
nghiệp
1. Các đối tượng sở hữu công nghiệp phải
đăng ký;
2. Các đối tượng sở hữu công nghiệp
không phải đăng ký;
1. Các đối tượng sở hữu công nghiệp phải đăng ký

Sáng chế – giải pháp hữu ích;

Kiểu dáng công nghiệp;

Nhãn hiệu (Trừ nhãn hiệu nổi tiếng);

Chỉ dẫn địa lý;

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
2. Các đối tượng không phải đăng ký

Bí mật kinh doanh;

Tên thương mại;

Nhãn hiệu nổi tiếng;
II. Một vài vấn đề về các hành vi xâm phạm liên quan đến


các đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp hay bị xâm
phạm;
2. Các hành vi xâm phạm phổ biến;
3. Cấp độ xâm phạm;
1. Các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp hay bị xâm phạm

Nhãn hiệu;

Tên thương mại;

Kiểu dáng công nghiệp;

Sáng chế;

Chỉ dẫn địa lý.
a. Nhãn hiệu

Với tư cách là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa
dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh
doanh khác, nhãn hiệu là đối tượng bị xâm phạm phổ
biến nhất hiện nay;

Các nhãn hiệu thường bị xâm phạm chủ yếu là các
nhãn hiệu của các công ty lớn hoặc các công ty đã có
uy tín trên thị trường;

Trong nhiều trường hợp, các công ty là đối thủ cạnh
tranh với nhau hoặc đã từng hợp tác với nhau lại xâm
phạm chính nhãn hiệu của đối tác hoặc đối thủ cạnh

tranh.
b. Tên thương mại

Tên thương mại được bảo hộ trên cơ sở sử dụng hợp
pháp dùng để phân biệt các chủ thể kinh doanh trong
cùng lĩnh vực;

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân
biệt các chủ thể kinh doanh. Tên thương mại theo quy
định của luật sở hữu trí tuệ khác tên công ty theo quy
định của Luật doanh nghiệp

Tên thương mại là đối tượng gắn liền và có quan hệ
mật thiết với nhãn hiệu nên cũng là đối tượng bị xâm
phạm phổ biến.

Trong nhiều trường hợp, tên thương mại của chủ thể
kinh doanh này xâm phạm nhãn hiệu của chủ thể kinh
doanh khác và ngược lại;
c. Kiểu dáng công nghiệp

Là hình dáng, cấu trúc bên ngoài của sản phẩm.

Kiểu dáng công nghiệp phổ biến là các loại mẫu mã,
bao bì của sản phẩm.

Mang ý nghĩa thu hút sự chú ý của người tiêu dùng vào
sản phẩm và qua đó tăng khả năng mua hàng. Kiểu
dáng công nghiệp là một trong những đối tượng bị xâm
phạm phổ biến chỉ sau nhãn hiệu và tên thương mại;

d. Sáng chế

Là đối tượng sở hữu công nghiệp thể hiện rõ nhất trí
tuệ, sức mạnh, khả năng cạnh tranh của một chủ thể
kinh doanh;

Việc áp dụng sáng chế có thể đưa lại nhiều lợi ích lớn
nhưng đổi lại cần phải bỏ ra nhiều công sức và chi phí
để nghiên cứu, nên trong thực tế, nhiều doanh nghiệp
đã sử dụng một cách trái phép các sáng chế thay vì tự
đi nghiên cứu, phát triển hay nhận li xăng của chủ sở
hữu bằng độc quyền sáng chế.
e. Chỉ dẫn địa lý

Một trong những đối tượng bị xâm phạm khá phổ biến.
Đặc biệt là các chỉ dẫn địa lý dùng cho các sản phẩm
nông sản, đặc sản;
2. Các hành vi xâm phạm phổ biến
Tùy thuộc vào mỗi đối tượng quyền sở hữu công
nghiệp mà có các hành vi xâm phạm khác nhau, tuy
nhiên thường có các hành vi phổ biến sau:

Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không khác
biệt đáng kể với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được
bảo hộ;

Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo
hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền
tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp;
2. Các hành vi xâm phạm phổ biến (tiếp)


Sử dụng nhãn hiêu, tên thương mại trùng/tương tự với
nhãn hiệu, tên thương mại đang được bảo hộ cho các
sản phẩm/dịch vụ trùng/tương tự hoặc có liên quan;

Sử dụng chỉ dẫn địa lý tuy có xuất xứ từ khu vực mang
chỉ dẫn địa lý nhưng không đáp ứng các tiêu chuẩn về
tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý;

Sử dụng chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho các sản
phẩm không có nguồn gốc từ khu vực mang chỉ dẫn địa
lý hoặc nhằm lợi dụng uy tín của sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý.
3. Các cấp độ xâm phạm

Hàng giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý

Hàng xâm phạm thông thường;

Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí
tuệ
a. Hàng giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của
hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó
phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo
hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép
của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ
dẫn địa lý.


Thông thường, hàng giả mạo là hàng hóa có nhãn hiệu,
bao bì gần như sao chép toàn bộ đối với hàng thật. Chỉ
khác nhau chủ yếu về thông tin của người sản xuất.

Hàng giả mạo chỉ áp dụng với nhãn hiệu và chỉ dẫn
thương mại mà không áp dụng cho các đối tượng khác

×