TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
...................
THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM MẮT BIẾC VÀ HẠ ĐỎ CỦA
TÁC GIẢ NGUYỄN NHẬT ÁNH
NIÊN LUẬN
Ngành Văn Học K46
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Kiều Oanh
Cần Thơ, 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
...................
Sinh viên thực hiện: LÊ HOÀNG TRANG UYÊN
Mã số sinh viên: B2015680
THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM MẮT BIẾC VÀ HẠ ĐỎ
CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN NHẬT ÁNH
NIÊN LUẬN
Ngành Văn Học K46
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Kiều Oanh
Cần Thơ, 2022
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.1. Khái quát về nhân vật trong tác phẩm văn học
1.1.1 Khái niệm nhân vật văn học
1.1.2 Các loại hình nhân vật và biện pháp nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong tác phẩm văn học
1.2. Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Nhật Ánh
1.2.1 Cuộc đời của Nguyễn Nhật Ánh
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
1.2.3 Tác phẩm Mắt biếc và Hạ đỏ
CHƯƠNG 2. SỰ ĐA DẠNG CỦA THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TÁC PHẨM MẮT BIẾC VÀ HẠ ĐỎ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
2.1 Sự đa dạng của thế giới nhân vật từ góc độ lứa tuổi
2.1.1 Nhân vật trẻ em
2.1.2 Nhân vật người lớn
2.2 Sự đa dạng của thế giới nhân vật từ góc độ khơng gian văn
hố
2.2.1 Khơng gian văn hố nơi chốn làng q
2.2.2 Khơng gian văn hố sinh hoạt của tuổi thơ
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TÁC
PHẨM MẮT BIẾC VÀ HẠ ĐỎ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
3.2. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật
3.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
3.4. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhà văn Nguyễn Đình Thi nhận định: “Tác phẩm nghệ thuật là một
hình ảnh thực tại, nhưng đó là hình ảnh có linh hồn mà chính cái linh
hồn này mới làm cho tác phẩm sống. Nghĩa là dù trải qua thời gian vẫn
gây xúc động trong lịng người”. Có thể nói, tác phẩm chính là những
đứa con tinh thần được xuất phát từ linh hồn và xúc cảm chân thật
nhất của tác giả. Cũng vì thế, hành trình sáng tác của nhà văn cũng
chính là hành trình dám thử thách và đối mặt với bản thân mình để
mang đến những rung cảm từ sâu trong trái tim đặt lên từng trang
giấy. Tác phẩm ra đời thể hiện cái nhìn của nhà văn về con người và về
cuộc đời mang đậm tính cách, phong thái, giọng điệu khi nhìn nhận các
vấn đề. Khơng những vậy, nó cịn thể hiện ở nhiều phương diện nghệ
thuật như: nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, ngơn ngữ, cốt
truyện, ... Từ tất cả những điều ấy đã trở thành một phong cách sáng
tác và đó là cả một hành trình dài của tác giả để tạo nên nét độc đáo
vơ cùng đặc trưng trong tác phẩm của mình.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã tạo dựng cho mình tiếng nói và sức
ảnh hưởng mạnh mẽ trên văn đàn văn học Việt Nam. Hành trình sáng
tác của Nguyễn Nhật Ánh đã hơn 30 năm, mang đến cho đời một số
lượng tác phẩm khá lớn mang lại nhiều giá trị và hơn hết là giá trị về
lịng nhân ái, về tình yêu thương. Mỗi tác phẩm ra đời chứa đầy tâm
huyết của nhà văn, mà ở đó chúng ta thấy được những cung bật tình
cảm, cảm xúc vẫn thường gặp nhưng chẳng thể nói được bằng lời.
Những tác phẩm của ơng sẽ là những bông hoa toả ngát hương thơm
để nền văn học Việt Nam thêm đậm đà ý vị. Các tác phẩm của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh tạo nên được “cơn sốt” cho độc giả nhưng nhà văn
để lại những dấu ấn đầu tiên trong lòng người đọc không phải bằng
những tác phẩm cho thiếu nhi mà lại bằng những trang bút cho lứa tuổi
mới lớn như: Cơ gái đến từ hơm qua, Cịn chút gì để nhớ, Bàn có năm
chỗ ngồi, Mắt biếc, Hạ đỏ....Có thể thấy Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn đi
cùng tuổi trẻ với nhiều tác phẩm làm say đắm lòng độc giả - đặc biệt
hơn hết là viết về những tháng ngày thanh xuân tươi đẹp. Qua các tác
phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, người đọc như đang được chứng kiến
hành trình lớn lên của con người: từ khi còn là một đứa bé cho đến khi
đến lúc đi học, rồi lớn lên, già đi và trải qua bao thăng trầm của cuộc
đời.
Trong mỗi tác phẩm văn học không thể nào thiếu vắng nhân vật
văn học. Nhân vật văn học là phương diện quan trọng trong một tác
phẩm văn học, là một phương tiện giúp nhà văn miêu tả đời sống con
người thông qua những hình tượng nghệ thuật. Chính vì thế, nghiên
cứu văn chương từ góc độ thế giới nhân vật sẽ làm sáng tỏ nhiều điều
về trào lưu, thể loại, phong cách sáng tác, quan niệm văn học... Như
vậy nếu không đi tìm hiểu về phương diện nhân vật - một thành quả
nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn sẽ là một thiếu xót vơ cùng lớn.
Là một nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, Nguyễn Nhật Ánh đã mang
đến một lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó có nhiều tác phẩm đạt được
những giải thưởng văn học cao quý. Những tác phẩm của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh thu hút được sự quan tâm khá lớn của giới chuyên
môn. Hiện nay có khá nhiều cơng trình nghiên cứu lớn nhỏ, nhưng bản
thân người viết xuất phát từ mến mộ, khâm phục tài năng của nhà văn
cũng như rất yêu thích những sáng tác của ơng đặc biệt là hai tác
phẩm Mắt biếc và Hạ đỏ, nên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài "Thế
giới nhân vật trong tác phẩm Mắt biếc và Hạ đỏ của tác giả Nguyễn
Nhật Ánh” làm vấn đề cho đề tài nghiên cứu của mình. Với mong muốn
mang lại cái nhìn mới về thế giới nhân vật của ngòi bút của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh, cũng như lí giải sức sống mãnh liệt của tác phẩm
trong lòng độc giả.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện trên văn đàn từ khá sớm. Đến thời điểm
hiện tại, ông đã gặt hái được nhiều thành công nhất định. Nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh và loạt tác phẩm của ông được xuất hiện rất nhiều
trên các trang báo, tạp chí hay trên các trang thơng tin điện tử, những
cuốn sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam.
Trước hết là ở những ấn phẩm mang tính chất chuyên ngành như
các sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi, đáng chú ý nhất là cơng
trình Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam do hai tác giả Vân
Thanh và Nguyên An biên soạn. Hai tác giả đã sưu tầm và giới thiệu
một loạt các bài viết về văn học thiếu nhi Việt Nam, trong đó có nhiều
bài của các tác giả khác nhau như Lã Thị Bắc Lý, Nguyễn Hương Giang,
Thu Việt, Văn Hồng, có đề cập đến Nguyễn Nhật Ánh và những tác
phẩm của ông. Trong bài viết của Lã Thị Bắc Lý, mặc dù vẫn trích dẫn
Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông như một minh họa cho các
luận điểm về văn học thiếu nhi trong thời kì đổi mới nhưng tác giả đã
có nhiều đoạn mang tính chất giới thiệu, phân tích khái quát giá trị của
tác phẩm Kính vạn hoa, bộ truyện dài đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh.
Thêm vào đó, tác giả Hương Giang đã dành một bài viết để nói về
Nguyễn Nhật Ánh và một loạt các tác phẩm của nhà văn như: Cô gái
đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối.
Nhà văn Lê Minh Khuê trên báo Tiền phong đã nhận xét: “Nguyễn
Nhật Ánh trong sáng từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn ngữ đối thoại, từ
cách miêu tả đến xây dựng nhân vật. Tất cả đều đầy sức khơi gợi tới
cái đẹp. Anh khơi dậy sự tự tin, tin vào sức mạnh của trí tuệ, tin vào
con đường của mỗi người trong đời. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh in
hàng chục ngàn bản mỗi cuốn, là sự chờ đợi háo hức như chờ đợi người
“hò hẹn” của các em. Mấy ai được hạnh phúc như anh”. Nhà văn có
một khoảng trời riêng và thực sự làm chủ khoảng đất sáng tạo của
mình. Đó chính là lý do người đọc háo hức chờ đón tác phẩm mới của
Nguyễn Nhật Ánh. “Mỗi cuốn truyện là một tuổi thơ trọn vẹn, lần nào
cũng như bắt đầu lại từ đầu, với những ký ức lung linh hoa lá và những
trải nghiệm khóc cười rất thật tưởng chừng khơng có bóng dáng của
“hư cấu văn học”. Cũng vì thế mà khó có thể xác định nhà văn viết cho
về thế hệ nào, thời đại nào. Có cảm tưởng, người đọc sau trăm năm
nữa vẫn sẽ có được một Nguyễn Nhật Ánh đồng hành với ký ức tuổi thơ
của mình như thế này mà thơi”
Năm 2012, cuốn sách “Nguyễn Nhật Ánh - Hoàng tử bé trong thế
giới tuổi thơ” do Lê Minh Quốc biên soạn thật sự là một cơng trình
nghiên cứu khá quy mơ về Nguyễn Nhật Ánh. Đây được xem là cuốn
sách đầu tiên tập hợp đầy đủ thông tin liên quan đến tiểu sử bản thân,
hành trình văn chương của Nguyễn Nhật Ánh, đồng thời cung cấp cho
bạn đọc những góc nhìn khác nhau của đồng nghiệp, báo chí trong và
ngồi nước về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm làm nên tên tuổi của
nhà văn. Trong đó, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhận xét: “Bí quyết tạo
nên sự thành cơng kỳ lạ của Nguyễn Nhật Ánh có lẽ là ở khả năng nắm
bắt tâm lý lứa tuổi học trò”. Nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng nêu lên
cảm nhận của mình: “Có thể nói mỗi cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh
như một chuyến tàu về tuổi thơ, ở đó có nhiều toa, mỗi toa là mỗi bất
ngờ thú vị, mỗi háo hức say mê, khi làm ta bật cười, khi làm ta rưng
rưng, hoặc ngồi lặng đi suy nghĩ”. Một nhà văn có lẽ khơng thể hạnh
phúc hơn khi được cả 3 đối tượng bạn đọc, nhà phê bình, bạn văn đánh
giá cao, dành tình cảm cho tác phẩm của mình và nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh đã có được niềm hạnh phúc ấy. Sau cuốn sách “Nguyễn Nhật
Ánh - Hoàng tử bé của thế giới tuổi thơ” đã có thêm ba cuốn sách như
những lời tri âm cùng tác giả. Cuốn sách “Nguyễn Nhật Ánh và tôi”
(Nxb Trẻ, 2013) gồm nhiều bài viết khá xúc động của bạn đọc từ cuộc
thi cùng tên về những kỷ niệm của mình gắn với sách của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh. Những câu chuyện, những nhân vật trong từng
trang sách đã khiến nhiều bạn đọc lay động tâm hồn, giúp họ thay đổi
suy nghĩ, quyết chí thay đổi cuộc đời bằng con đường học vấn và san
sẻ niềm yêu sách, yêu văn chương với thế hệ sau. Tập sách “Nguyễn
Nhật Ánh - Hiệp sĩ của tuổi thơ” (Nxb ĐH Quốc gia, 2015) là những soi
chiếu, đánh giá mang tính học thuật của một số tiếng nói trong giới
phê bình nghiên cứu, giảng dạy văn học. Cuốn sách “Nguyễn Nhật Ánh
trong mắt đồng nghiệp” (Nxb Trẻ, 2017) gồm các tác giả là các bạn
văn, bạn thơ, nhà báo, những 4 người yêu mến ông, đồng hương và
bạn bè khắp trong nước và nước ngồi của ơng, các nhà nghiên cứu
phê bình, nhà giáo dục, nhạc sĩ, đạo diễn, một số nhà báo, dịch giả
nước ngoài… Theo các bài viết được sắp xếp theo thứ tự thời gian, có
thể thấy một hành trình nỗ lực khơng ngừng trong bút pháp, phát triển
đa dạng đề tài của nhà văn.
Bên cạnh đó, tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ơng
xuất hiện rất nhiều trên các báo, tạp chí (Tạp chí sáng tác nghiên cứu
phê bình văn hóa, văn học nghệ thuật, báo Văn nghệ quân đội, Người
lao động, Sài Gịn giải phóng, Tuổi trẻ, Hoa học trị,...); trên các blog cá
nhân hay các trang web. Tác giả Lê Phương Liên trong bài viết
“Nguyễn Nhật Ánh và Kính vạn hoa” in trên báo Tiền Phong, ngày 26-91996 từng nhận xét: “Đọc Nguyễn Nhật Ánh người ta ngỡ ngàng nhận
ra rằng hóa ra các em khơng chỉ thích truyện phiêu lưu trinh thám,
khơng chỉ thích đấm đá và các trị ma qi, các em cịn thích được tâm
sự, được giãi bày và cao hơn, khẩn thiết hơn hết là các em thích có
bạn, càng nhiều bạn càng tốt để tâm sự, để cho và nhận tình cảm của
nhau”. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh,
hội thảo “Nguyễn Nhật Ánh - Hành trình chinh phục tuổi thơ” tại trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã diễn ra thành cơng với rất nhiều tham luận
có giá trị của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, nhà văn, nhà giáo
và học sinh trên toàn quốc. Nguyễn Nhật Ánh không chỉ thành công khi
viết cho thiếu nhi mà ơng cịn viết rất nhiều, rất hay về tuổi học trị nói
chung. Trong thời gian gần đây, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được
nhiều sinh viên, học viên cao học quan tâm, nghiên cứu trong các đề
tài khoa học, khóa luận tốt nghiệp hoặc luận văn thạc sĩ. Trong đó, có
một số nghiên cứu đã đề cập đến tuổi học trò trong sáng tác của
Nguyễn Nhật Ánh như: Đề tài nghiên cứu khoa học của Trần Thị Huê
(Thế giới tuổi thơ - tuổi mới lớn trong truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh),
khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Nguyệt (Tuổi học trò trong một số
tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh), luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Thu Thủy
(Nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh), luận văn Thạc
sĩ của Nguyễn Thanh Qui (Phong cách nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật
Ánh), luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Lam (Một số tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh từ góc nhìn văn hố)... Khám phá hành trình chinh
phục tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh, tác giả Trần Thị Huê tập trung
nghiên cứu hai tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” và “Bảy
bước tới mùa hè”. Đề tài tìm hiểu thế giới tuổi thơ với những chuyện
học hành, trường lớp, những trò chơi bất tận, những tưởng tượng hồn
nhiên, đầy màu sắc và cả những rung cảm tình yêu đầu đời thơ dại của
tuổi học trò. Ở lứa tuổi học trị, tình u có vẻ là điều gì đó khơng thực
phù hợp, nhưng tác giả đã bày tỏ quan điểm của mình: “Nguyễn Nhật
Ánh nói về tình u tuổi học trò nhưng vẫn mang những định hướng cụ
thể với tư cách một nhà giáo dục mà không giáo điều. Những trang viết
của ơng như dịng nước mát ni dưỡng tâm hồn các em lứa tuổi mới
lớn, một độ tuổi đẹp với những cảm xúc đẹp sẽ là một mảnh ghép vừa
vặn giúp các em hoàn chỉnh bức tranh tuổi thơ của mình trong hành
trang kí ức sau này”.
Lã Thị Bắc Lý - “Nguyễn Nhật Ảnh người giữa lửa cho văn học thiếu
nhi”.Những thăng trầm trong cuộc đời nhà văn từ nhỏ phải sống xa quê
và phải bươn chải nhọc nhằn trên con đường đi tìm trí thức, nhưng
những hình ảnh về quê hương xứ Quảng và những kỉ niệm về kí ức tuổi
thơ vẫn khơng bao giờ ngi trong tâm hồn. Vì vậy, chính những kỉ
niệm tuổi thơ phong phú và giàu có về q hương là nguồn cảm hứng
vơ tận cho những sáng tác về lứa tuổi học trò. Đằng sau những câu
chuyện vui tươi của trẻ thơ với những ngày tháng đến trường hay
những câu chuyện dí dỏm cùng với những đứa bạn chung xóm, thì vẫn
bắt gặp hình ảnh Nguyễn Nhật Ánh rất yêu và trân trọng tuổi thơ. Nhà
văn tâm sự: “Tôi xa quê, xa gia đình từ rất sớm - do đó nỗi nhớ xứ sở
trong tôi bao giờ cũng nguyên vẹn và rực rỡ. Như một người đánh mất
tuổi thơ sớm nên khi cầm bút viết về tuổi thơ là biết bao kỉ niệm ùa về,
cảmxúc cứ tràng vào trang viết... ”. Bên cạnh đó, Lã Thị Bắc Lý cịn
nêu lên Nguyễn Nhật Ánh về viết tuổi mới lớn nhằm mục đích giáo dục.
Cuộc sống hiện đại đầy biến động với sự du nhập của nhiều nền văn
hóa nước ngồi vào Việt Nam, nhà văn đã xác định: “Phải viết loại sách
để đáp ứng nguyện vọng của các em, đẩy lùi văn hóa độc hại ra khỏi
nhà trường. Tâm niệm đó đã thơi thúc ngịi bút làm việc khơng ngừng
nghỉ của anh, giúp có thể vượt qua những khó khăn, thách thức để tìm
ra lối viết cho riêng mình, làm nên một Nguyễn Nhật Ảnh "Hoàng tử bé
trong thế giới tuổi thơ". Nguyễn Nhật Ảnh là người đã gánh sứ mệnh
lịch sử - người giữ lửa cho văn học thiếu nhi Việt Nam suốt thời kì đổi
mới và hội nhập
Lê Nhật Kí - “Nguyễn Nhật Ánh giữa cuộc chiến không cân sức” cho
thấy tinh thần trách nhiệm đối với tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh. Nhà
văn đến với văn học vào những năm cuối thế kỉ XX, tức là thời kì đất
nước bắt đầu đổi mới, hội nhập và phát triển. Về văn học, các em thiếu
nhi đa phần đọc truyện dịch từ nước ngoài. Tác giả nhận định: “Nguyễn
Nhật Ảnh nhận thấy việc thu hút các em trở lại với sách văn học Việt
Nam là một nhiệm vụ quan trọng ở buổi đầu đổi mới, hội nhập quốc tế
này. Cố nhiên đó là trách nhiệm khơng hề dễ dàng, như nhà văn nói là
“một cuộc chiến khơng cân sức” nhằm thử sức trách nhiệm của người
cầm bút. Để làm được điều này, nhà văn cần thay đổi cách viết - tức
phải “viết làm sao” cho các em cảm thấy hứng thú và yêu thích. Với
những phẩm chất như vậy, Nguyễn Nhật Ảnh thực sự đem đến cho văn
học thiếu nhi Việt Nam thời kì đổi mới hội nhập bứt phá hết sức thú vị,
ngoạn mục.
Phan Nguyễn Trà Giang - “Vài nét về giọng điệu trong sáng tác của
Nguyễn Nhật Ánh”. Phan Nguyễn Trà Giang đã khái quát được hai
giọng điệu chính trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đó là giọng
điệu tinh nghịch, hóm hinh và giọng “triết lý”, “chiêm nghiệm” hồn
nhiên của trẻ thơ. Giọng điệu là một yếu tố quan trọng góp phần hình
thành phong cách nghệ thuật. Về giọng điệu tinh nghịch hóm hỉnh, tác
giả nhận định: “Đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh, ta thấy ngay nhà văn
như một người diễn trị cừ khơi kể lại những câu chuyện tuổi thơ một
cách duyên dáng và sáng tạo, đem đến cho độc giả nhiều tiếng cười
sảng khoái. Để tạo giọng điệu hóm hinh, tinh nghịch, tác giả đã xây
dựng dày đặc những chi tiết hài hước, người đọc không cảm thấy nhàm
chán, tẻ nhạt”. Còn về giọng “triết lý” “chiêm nghiệm”: “Trong văn của
Nguyễn Nhật Ánh, các nhân vật còn ngây thơ, trong sáng, chưa va vấp,
trải đời nhưng ta vẫn thấy họ bàng hoàng một chất giọng triết lí, chiêm
nghiệm rất riêng. Bởi nó gắng với trẻ thơ, gắng bỏ sự trong trẻo của
chính lứa tuổi này. Triết lý trong truyện Nguyễn Nhật Ảnh vì thế khơng
phải là những nhận định, khát quát đúc kết qua nhiều trăn trở mà là sự
“bậc ra” một cách ngẫu nhiên, tùy hứng qua lăng kính trẻ thơ. Đơi khi
nó ngơ nghê, hóm hỉnh nhưng hết sức chân thật và chính xác”. Bằng
giọng điệu tinh nghịch hóm hỉnh và giọng “triết lí” “chiêm nghiệm”
đậm chất trẻ thơ, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo ra một thế giới tràn đầy
niềm vui, tiếng cười trong các tác phẩm. Nó góp phần lý giải vì sao đọc
truyện của ơng, nụ cười khơng nhạt nhẽo, rỗng tếch mà luôn chứa
đựng một ý niệm sâu xa nào đó về cuộc đời.
Phan Thị Hằng - “Nhân vật dị biệt trong sáng tác của Nguyễn Nhật
Ánh”. Phan Thị Hằng đã nêu ra một số loại hình nhân vật mang tính
chất nhân vật có hình hài dị biệt và nhân vật có tính cách dị biệt. Dù
nhân vật có ra sao, dù là dị dạng về hình hài hay sự bấn loạn, căn
thẳng trong cảm xúc, tâm lý và nỗi niềm thân phận thì những nhân vật
trong truyện vẫn hiện lên một cách ung dung, như những con người
bình thường. Họ vẫn ln được u thương, ln được chia sẻ cùng với
bạn bè đồng chan lứa và mọi người xung quanh. Tác giả nhận định:
“Những nhân vật với ngoại hình khác người, những tính cách dị thường
cùng với những trạng thái bất ổn về tinh thần đã cho người đọc thêm
hiểu về sự khác lạ và chiều sâu bí ẩn của tâm lý con người. Đồng thời
khơi gợi lịng độc giả sự cảm thơng và nhu cầu giải mã những tính cách
lạ kì của con người. Những ngoại lệ, những bất thường xuất hiện trong
tác phẩm làm cho người đọc chấp nhận nó như một sự tồn tại khác của
con người mà không miệt thị, xa lánh, để rồi số đông con người chấp
nhận thiểu số “dị thường” như là bình thường. Những nhân vật dị biệt
trong tác phẩm sẽ là “nơi đánh thức và ni dưỡng tình yêu thương, về
sự trân trọng một tồn tại khác với những nỗ lực để thấu hiểu và tôn
trọng… ”. Cùng với ý thức đổi mới, nhà văn đến những trang văn mới
mẻ, chân thực, trong sáng, hướng các em đến những tình cảm tốt đẹp
giàu tính nhân văn. Bằng vốn sống và tình yêu thương con trẻ, Nguyễn
Nhật Ánh đã mang đến cho bạn đọc nói chung và các em thiếu nhi nói
riêng cách tiếp cận đời sống toàn diện hơn, hiểu biết về con người đa
diện, phong phú và nhân văn hơn
Trên đây là những nhận định, đánh giá về con người và tác phẩm.
Bằng những khảo sát, phân tích, người viết đã nhận thấy có khá nhiều
đề tài phân tích về thế giới nhân vật trong truyện của Nguyễn Nhật
Ánh. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của những đề tài chỉ dừng lại ở một
số tác phẩm như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Kính vạn hoa” nên
chưa có sự phong phú trên phương diện tác phẩm ... Tuy nhiên, đó là
những tư liệu quan trọng giúp người viết tham khảo và đi vào tìm hiểu
đề tài một cách dễ dàng hơn. Người viết lựa chọn đề tài “Thế giới nhân
vật trong tác phẩm Mắt biếc và Hạ đỏ của Nguyễn Nhật Ánh”. Qua đó
khẳng định vai trị, vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong nền văn học
đương đại nói chung và trong lịng độc giả trẻ nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Thế giới nhân vật trong tác phẩm Mắt biếc và Hạ đỏ của
tác giả Nguyễn Nhật Ánh”, người viết muốn hướng đến một cái nhìn
khái qt hơn về hai tác phẩm. Từ đó góp phần khẳng định tài năng
của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh – một nguời con xứ Quảng. Bên cạnh đó
có thể khẳng định, đánh giá một cách khách quan hơn về những đóng
góp của Nguyễn Nhật Ánh trong nền văn học Việt Nam. Qua việc
nghiên cứu đề tài này, người viết hy vọng góp phần cổ vũ sự tiếp thu
và vận dụng các kiến thức lí luận đã học vào việc nghiên cứu tác phẩm
trong sinh viên. Bên cạnh đó, người viết đề tài mong muốn đây sẽ là
một tài liệu hữu ích đối với những ai quan tâm đến những tác phẩm
của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, người viết tìm hiểu về thế giới nhân vật
với các kiểu loại nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác
phẩm Mắt biếc và Hạ đỏ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài xác định phạm vi nghiên cứu là thế
giới nhân vật, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong tác
phẩm Mắt biếc và Hạ đỏ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Khi tìm hiểu và nghiên cứu về
thế giới nhân vật trong tác phẩm Mắt biếc và Hạ đỏ, người viết bám sát
văn bản, phân tích sự thể hiện nhân vật, các loại hình nhân vật, nghệ
thuật xây dựng nhân vật và các vấn đề liên quan để tổng hợp, rút ra
những đặc trưng, đặc điểm về nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng
nhân vật.
Phương pháp so sánh: Được vận dụng trong q trình xem xét, liên
hệ, phân tích các đặc điểm, kiểu loại nhân vật trong tác phẩm Mắt biếc
và Hạ đỏ với các tác phẩm khác, qua đó làm nổi bật lên đặc điểm thế
giới nhân vật của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Phương pháp tiểu sử: Người viết sử dụng phương pháp này với mục
đích tìm hiểu về phong cách sáng tác, quan niệm nghệ thuật, cảm
hứng sáng tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Phương pháp hệ thống: Khi vận dụng phương pháp này người viết
có thể tìm hiểu những nét độc đáo trong cách xây dựng nhân vật của
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong hai tác phẩm Mắt biếc và Hạ đỏ. Từ
đó khẳng định các đặc điểm về tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà
nhà văn gửi gắm thông qua thế giới nhân vật trong tác phẩm.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.1 Khái quát về nhân vật văn học
1.1.1 Nhân vật văn học
Nhân vật văn học đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc hình
thành một tác phẩm văn học và đồng thời cũng thể hiện tư duy nghệ
thuật của nhà văn. Nói đến khái niệm nhân vật văn học thì “nhân vật
văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người
trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể
hiện bằng phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ”. Những con
người này được miêu tả chi tiết hoặc cụ thể, kĩ càng hoặc sơ lược là tùy
theo ý đồ của tác giả. Các nhân vật khi xuất hiện đều sẽ giữ một vị trí
nhất định trong việc hình thành tác phẩm. Đó là những nhân vật có tên
như Trọng Thuỷ, Thạch Sanh, Thủy Kiều, Kim Trọng. Hoặc là những
nhân vật không tên như chị vợ của Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của
nhà văn Kim Lân, thẳng bán tơ hay mụ nào trong Truyện Kiều. Nhân
vật văn học có thể là những con vật trong truyện cổ tích, những con
vật mang tính cách và đặc điểm của con người. Các con vật, cây cối,
đồ vật trong truyện ngụ ngôn mang tính ẩn dụ đó cũng là nhân vật văn
học, là con chó Buck trong Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London hay
Dế Mèn trong Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tơ Hồi... Trong văn
học, thế giới nhân vật vô cùng phong phú và đa dạng. Các nhà văn
sáng tạo, hư cấu các nhân vật của mình để góp phần làm nổi bật lên
tác phẩm. Đồng thời, thơng qua các nhân vật nhà văn có thể khái quát,
biểu hiện tư tưởng của mình trong cuộc sống, qua đó độc giả có thể
hiểu thêm về cái nhìn và quan điểm của nhà văn với cuộc đời.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học được đồng sáng tác của ba tác giả
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi lại nói “Nhân vật văn học là
một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, khơng thể đồng nhất nó với con
người có thật trong đời sống. Nhân vật văn học là người dẫn dắt độc
giả vào một thế giới khác của đời sống”. Nhân vật văn học là một hiện
tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có dấu hiệu để người đọc dễ dàng
nhận ra. Đó là những cái tên như Chí Phèo, Thị Nở và có những dấu
hiệu như tiểu sử, nghề nghiệp, xuất thân,.... làm cho nhân vật mang
đậm dấu ấn thời đại. Bên cạnh đó, nhà văn còn miêu tả nhân vật theo
những đặc điểm riêng như chàng ăn xin, mồ cơi,... Trong lí luận văn
học, khái niệm nhân vật văn học còn gắn với khái niệm tính cách. Mỗi
nhà văn khi xây dựng lên nhân vật của mình đều sẽ tạo cho nhân vật
ấy những phẩm chất và cốt cách khác nhau. Ngoài những đặc điểm
chung thì tác giả cịn đưa vào nhân vật những phẩm chất riêng biệt,
tính cách riêng biệt để khơng bị trùng lặp với những nhân vật của nhà
văn khác. Đó là điều thành cơng khi xây dựng thế giới nhân vật trong
tác phẩm của mình, nhà văn đã tạo ra được những nhân vật làm cho
độc giả nhớ mãi. Điều đó làm nên “thương hiệu” riêng cho những nhà
văn như khi nhắc đến Nam Cao ta lại nhớ đến Chí Phèo, Lão Hạc,.... Khi
nói về Tơ Hồi ta lại nghĩ ngay đến Mị, Lý,....Những dấu hiệu, đặc điểm
ấy như những “công thức” để nhà văn giới thiệu về nhân vật của mình.
Qua đó, độc gỉả dễ dàng khái qt được đặc điểm của bất kì nhân vật
nào trong tác phẩm,.
Nhân vật văn học là một hiện tượng vô cùng đa dạng, phong phú
khi xét ở nhiểu góc độ khác nhau: xét về tư tưởng hay phẩm chất của
nhân vật (nhân vật chính diện, nhân vật phản diện), xét về góc độ thể
loại (nhân vật trữ tình, nhân vật kịch, nhân vật tự sự), về góc độ kết
cấu (nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm). Nhìn chung,
nhân vật là một yếu tố quan trọng trong văn chương. Hệ thống các
nhân vật góp phần rất lớn tạo nên giá trị nội dung cũng như giá trị
nghệ thuật cho tác phẩm. Nhân vật văn học là phương tiện đặc lực để
đưa tác phẩm đi sâu vào lòng người đọc, khẳng định nên tên tuổi của
nhà văn.
1.1.2 Các loại hình nhân vật và biện pháp xây dựng nhân vật
trong tác phẩm văn học
* Các loại hình nhân vật trong tác phẩm văn học
Căn cứ vào vai trò của nhân vật trong triển khai cốt truyện, có các
loại nhân vật: Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trị chủ đạo xuất
hiện nhiều trong tác phẩm, trong câu chuyện liên quan đến các sự kiện
chủ yếu của tác phẩm là cơ sở để tác giả triển khai đề tài của mình;
cịn nhân vật trung tâm là các nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác
phẩm về mặt ý nghĩa nơi quy tụ mọi mâu thuẫn của tác phẩm thể hiện
vấn đề trung tâm của tác phẩm ấy; cuối cùng là nhân vật phụ: đó là
những nhân vật thể hiện tính cách hoặc chỉ thấp thoáng trong tác
phẩm để làm nổi bật nhân vật chính.
Căn cứ vào phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng
có thể chia nhân vật ra thành ba loại nhân vật sau: Nhân vật chính
diện là loại nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng, quan điểm tư tưởng đạo
đức tốt đẹp được khẳng định đề cao như một tấm gương về phẩm chất
cao đẹp của con người một thời; nhân vật phản diện là nhân vật có tính
cách xấu đáng bị lên án, phủ định...; đứng giữa nhân vật chính diện và
phản diện là nhân vật trung gian. Đây là loại nhân vật có thể tốt hơn
hoặc xấu đi tuỳ theo tác động của hoàn cảnh.
Căn cứ vào cấu trúc nhân vật có thể chia nhân vật văn học thành
các loại sau: Nhân vật chức năng là loại nhân vật khơng có đời sống nội
tâm, đặc điểm cố định từ đầu đến cuối tác phẩm tồn tại trong đấy chỉ
nhằm một số chức năng nhất định; nhân vật loại hình thì tập trung
những phẩm chất, đặc điểm của một loại người một thời, nhằm khái
quát chung loại về tính cách điển hình; nhân vật tính cách là nhân vật
phức tạp có cá tính nổi bật thường có những mâu thuẫn nội tại có
những chuyển hố; nhân Trang 19 vật tư tưởng là nhân vật thể hiện rõ
tư tưởng của nhà văn. Nhân vật này dễ rơi vào công thức minh hoạ trở
thành cái loa phát ngôn của tác giả.
* Biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học
Thứ nhất là miêu tả ngoại hình nhân vật: là miêu tả toàn bộ
những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài của một nhân vật (diện
mạo, cử chỉ, tác phong, y phục…) đây cũng là một phương tiện để bộc
lộ được tính cách nhân vật.
Các nhà văn thuộc các phương pháp sáng tác khác nhau đã vận
dụng những nguyên tắc khác nhau trong miêu tả ngoại hình. Nhà văn
có thể khắc hoạ ngoại hình nhân vật một cách trực tiếp thông qua
ngôn ngữ người kể chuyện nhưng cũng có thể miêu tả gián tiếp qua sự
cảm nhận của mọi người xung quanh đối với nhân vật, qua đồ vật, mơi
trường mà nhân vật sống. Miêu tả ngoại hình nhân vật khơng có nghĩa
là tái hiện máy móc một chân dung nào đó mà các nhà văn bao giờ
cũng phải biết chọn lựa một cách công phu một vài nét tiêu biểu nhất
để khắc hoạ ngoại hình của nhân vật. Những nét có ý nghĩa nhất của
một ngoại hình chính là những nét đạt giá trị điển hình.
Thứ hai là sử dụng biện pháp miêu tả nội tâm của nhân vật. Nhà
văn đi sâu vào miêu tả, thể hiện những tâm trạng, những suy nghĩ,
những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước những cảnh ngộ,
những tình huống mà nhân vật chứng kiến, thể nghiệm trên bước
đường đời của mình. Các chi tiết thường dừng lại ở những suy tư, dằn
vặt, những cảm xúc, xúc động của nhân vật trong tác phẩm. Nội tâm
nhân vật còn được thể hiện qua những mâu thuẫn, xung đột, sự kiện.
Các mâu thuẫn, xung đột bao giờ cũng có tác dụng làm bộc lộ phần
sâu kín nhất của bản chất nhân vật. Đặc biệt việc sử dụng hình thức
độc thoại nội tâm là môt bước sáng tạo lớn của các nhà văn.
Thứ ba là sử dụng ngôn ngữ nhân vật. Miêu tả, thể hiện ngôn ngữ
nhân vật là miêu tả “lời ăn tiếng nói” của nhân vật. Qua lời nói của
nhân vật cịn thể hiện phẩm chất và tính cách, về thành phần xuất