Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu luận môn sinh lý tdtt huỳnh hồng thiên ch 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.37 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BỘ MƠN Y SINH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
SINH LÝ HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
HUỲNH HỒNG THIÊN

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT DỤC
CỦA LỨA TUỔI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Tên học viên: Huỳnh Hồng Thiên
Khóa: Cao học 11

Tháng 6 năm 2023


1

Tiểu luận
Anh/Chị hãy trình bày cơ sở lý luận của quá trình phát triển và phát dục
của lứa tuổi trung học phổ thơng
- Trình bày về đặc điểm tâm – sinh lý phát triển theo lứa tuổi
- Trình bày về đặc điểm phát triển tố chất mạnh theo giai đoạn lứa tuổi
- Trình bày về đặc điểm phát triển tố chất nhanh theo giai đoạn lứa tuổi
- Trình bày về đặc điểm phát triển tố chất bền theo giai đoạn lứa tuổi
- Trình bày về đặc điểm phát triển tố chất dẻo theo giai đoạn lứa tuổi
BÀI LÀM
1. Đặc điểm tâm – sinh lý phát triển theo lứa tuổi trung học phổ thơng
Trong q trình sống và phát triển, cơ thể con người có nhiều biến đổi
về cấu tạo, chức năng và cả tâm lý dưới tác động của các yếu tố di truyền và
mơi trường sống. Vì vậy, tập luyện TDTT chỉ có thể ảnh hưởng tốt đến cơ thể


nếu được tiến hành trên cơ sở quán triệt tất cả các đặc điểm về lứa tuổi.
Quá trình phát triển của cơ thể ở các lứa tuổi khác nhau là khơng giống
nhau, có thể khái qt thơng qua hai đặc điểm cơ bản là:
- Khơng đều: có lứa tuổi q trình phát triển diễn ra nhanh, có lứa tuổi
lại phát triển chậm và ổn định.
- Không đồng bộ: các cơ quan và các hệ cơ quan phát triển không đồng
thời với nhau, có cơ quan phát triển nhanh, có cơ quan phát triển chậm tùy
vào độ tuổi.
Căn cứ vào những đặc điểm về hình thái, chức năng và sự phát triển
của cơ thể, người ta chia ra các lứa tuổi sau:
- Lứa tuổi tiểu học (6 – 12 tuổi),
- Lứa tuổi trung học cơ sở (12 – 15 tuổi),
- Lứa tuổi trung học phổ thông (15 – 18 tuổi),
- Lứa tuổi trưởng thành (18 – 40 tuổi),
- Lứa tuổi trung niên (40 – 55 tuổi),
Việc phân chia các lứa tuổi như trên hồn tồn chỉ mang tính chất
tương đối, để hướng dẫn xác định ranh giới giữa các lứa tuổi, bởi vì thực tế
khó có thể phân biệt một cách chính xác ranh giới giữa các giai đoạn lứa tuổi.
Để xác định chính xác hơn sự phát triển cá nhân của cơ thể, bên cạnh
tuổi lý lịch người ta còn xác định cả tuổi sinh học của từng cá nhân cụ thể.


2

Tuổi sinh học được xác định theo mức độ phát triển thể lực (chiều cao, cân
nặng), chức năng các tuyến nội tiết, trạng thái cơ xương, mức độ phát triển
sinh dục,... Tuổi sinh học vì vậy, có thể khơng phù hợp với tuổi lý lịch và nó
thể hiện chính xác hơn mức độ trưởng thành của cơ thể. Cho nên, trong q
trình tập luyện TDTT, ngồi tuổi lý lịch, cần phải tính đến cả tuổi sinh học và
mức độ phát triển cá nhân của người tập để đưa ra các bài tập phù hợp thì sẽ

giúp đạt hiệu quả cao nhất về sức khỏe và thành tích thi đấu thể thao.
Về hệ thần kinh:
- Kích thước của các trung khu thần kinh đã hồn chỉnh, có tính linh
hoạt cao, nhờ đó có khả năng tư duy và trừu tượng tốt.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển mạnh.
- Các loại hình thần kinh được biểu hiện rõ nét.
- Bên cạnh đó, nó cịn giúp phối hợp, điều hịa các hoạt động của cơ
thể, đặc biệt là các hoạt động về vận động, nội tạng và nội tiết với hoạt động
riêng của hệ thần kinh. Đặc biệt, yếu tố này tạo điều kiện cần thiết cho quá
trình tư duy và học tập các kiến thức khoa học của học sinh, cho sự phát triển
các thao tác tư duy và các kỹ năng tập luyện, vận động của thanh niên học
sinh.
Các cơ quan dinh dưỡng:
- Kích thước tim phát triển đến mức độ tối đa là khoảng 250g.
thành.

- Nhịp tim, huyết áp giảm thấp xuống và giống như của người trưởng

- Phổi cũng phát triển mạnh, tần số hô hấp giảm chỉ cịn 16 – 20
lần/phút. Hơ hấp được sâu hơn, dung tích sống tăng.
- Hệ tuần hồn ở tuổi này hoạt động bình thường. Sự phát triển và hoạt
động của tim và mạch máu bình thường làm cho sức chịu đựng của các em
kéo dài hơn, sự tập trung của các em tốt hơn. Hệ tuần hoàn hoạt động nhịp
nhàng làm cho cảm xúc của các em mang tính ổn định, vì vậy các em có thể
làm chủ cảm xúc và tâm trạng của mình.
Về hệ vận động và sự phát triển thể lực:
Hệ thống cơ – xương phát triển đầy đủ, khối lượng cơ cao hơn 40% thể
trọng, do đó có thể tham gia tập luyện tất cả các môn thể thao và tập luyện tất
cả các tố chất nhưng sức bền và mạnh chỉ đạt đỉnh cao vào khoảng 24 tuổi.
Tóm lại, dưới 16 tuổi có thể tập luyện tố chất nhanh, khả năng phối hợp

động tác, tố chất bền với thời gian không quá dài, từ 16 tuổi mới tập luyện tố
chất mạnh với trọng lượng phụ.


3

Về lực cơ:
Thời kì này lực cơ của các bạn vẫn còn tiếp tục phát triển. Ở bạn trai,
vai phát triển rất nở nang cịn các bạn gái thì hơng phát triển, làn da trở nên
mịn và mềm mại hơn
Hệ xương:
Căn bản đã cốt hoá xong, do vậy các bạn trơng tương đối rắn rỏi và có
thể tham gia vào những việc tương đối nặng của người lớn.
Sự phát triển về chiều cao:
Chiều cao của thanh niên học sinh đã phát triển chậm lại so với tuổi
thiếu niên học sinh. Sự tăng trưởng của hệ cơ xương đang dần dần đạt đến
mức hoàn thiện. Chiều cao sẽ tăng nhanh ở lứa tuổi dậy thì và giảm dần tốc
độ tăng trưởng khi bước vào tuổi thanh niên học sinh. Sự phát triển chiều cao
ở nữ thường dừng lại sau tuổi 18, ở Nam thường dừng lại sau tuổi 22, 23.
Một số cơng trình nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, chiều cao chịu
ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: dinh dưỡng (32%), di truyền (23%), vận động
thể lực (20%), môi trường, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ,… Và có một điều
chắc chắn là nếu được chăm sóc tốt, thế hệ sau bao giờ cũng có chiều cao
vượt hơn thế hệ trước.
Chiều cao đã trở thành một chủ đề bản luận của thanh niên học sinh.
Nó có ảnh hưởng đến sự tự tin của các em trong giao tiếp và là một nội dung
trong quá trình xây dựng hình ảnh bản thân của các em.
Sự phát triển về cân nặng:
Cân nặng của thanh niên học sinh đã phát triển chậm lại so với tuổi
thiếu niên học sinh. Sự tăng trưởng của cơ bắp đang dần dần đạt đến mức

hoàn thiện. Cơ bắp được tiếp tục phát triển. Sức mạnh cơ bắp tăng nhanh, lực
cơ của em trai 16 tuổi gần gấp 2 lần so với năm 12 tuổi.
Hiện tượng thiếu hoặc dư trọng lượng ở một số thanh niên học sinh
hiện nay gây ra nhiều xáo trộn trong tâm trạng của các em. Nhận thấy ngoại
hình của mình khơng cân đối, nhiều em đã mất ăn, mất ngủ, thậm chí bỏ bê
việc học hành để chăm chút cho cơ thể của mình.
Sự phát triển của hệ nội tiết:
Đa số các em đã qua thời kỳ phát dục. Hoạt động của các tuyến nội tiết
diễn ra bình thường. Các hormon của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến
thượng thận, tuyến sinh dục hoạt động bình thường và có ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng và phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi này.


4

Các hormon của tuyến yên và tuyến giáp có liên quan đến sự phát triển
hình thể và khả năng làm người lớn của thanh niên học sinh. Các bất thường
của hoạt động của tuyến yên có ảnh hưởng đến chiều cao và hình thể của trẻ
em. Sự bất thường này làm cho thanh niên học sinh có thể quá thấp hơn nhiều
hoặc quá cao hơn nhiều so với các bạn cùng tuổi; làm cho xương tay, xương
chân, xương mặt của các em trở nên thô cứng, nhiều biến dạng so với bình
thường. Sự rối loạn trong cấu trúc và hoạt động của tuyến yên có liên quan
đến hiện tượng chảy sữa bất thường, kinh nguyệt không đều, vô sinh ở các em
nữ và liệt dương ở các em Nam.
Các hormon của tuyến sinh dục làm phát triển những dấu hiệu sinh dục
ở em Nam như: mọc lông, mọc râu, giọng trầm; và ở em nữ như: nở to tuyến
vú, mọc lông ở mu và các biến đổi khác lúc dậy thì. Các hormon của tuyến
n và tuyến sinh dục có liên quan đến quá trình phát triển trứng và hiện
tượng kinh nguyệt của em gái, sản xuất tinh trùng và hiện tượng xuất tinh ở
các em trai. Từ 16 tuổi thanh niên học sinh có nhiều khả năng sinh sản hơn so

với thiếu niên học sinh.
Về mặt cơ thể, thanh niên học sinh gần giống với người lớn. Vì vậy,
việc giáo dục các em biết cách ăn uống, ngủ nghỉ và tập luyện để đạt được sự
phát triển đầy đủ nhất và hoàn thiện nhất.
2. Đặc điểm phát triển tố chất mạnh theo giai đoạn lứa tuổi trung
học phổ thông
Sức mạnh là khả năng khắc phục một trọng tải hoặc chống đỡ một lực
cản bên ngoài nhờ sự căng hoặc co duỗi của cơ vân trong quá trình thực hiện
một động tác cụ thể.
Trong quá trình phát triển cơ thể, nhờ sự hoàn thiện hệ thần kinh, sự
thay đổi cấu tạo và bản chất hóa học của cơ, khối lượng và sức mạnh cơ bắp
biến đổi đáng kể. Tỷ lệ sức mạnh giữa các nhóm cơ thay đổi theo lứa tuổi.
Sức mạnh của nhóm cơ duỗi thân mình, đùi, cơ co bàn chân phát triển mạnh,
trong khi các nhóm cơ như duỗi bàn tay, cẳng tay, Cổ… phát triển do đó mỗi
lứa tuổi lại có tỷ lệ phân bố sức mạnh giữa các nhóm cơ đặc trưng của mình.
Sức mạnh ở Nam phát triển tương đối đều từ 16 - 17 tuổi và từ 17 - 20 tuổi
phát triển chậm lại. Sức mạnh ở nữ phát triển tương đối đều ở từ 6 -14 tuổi và
từ 14 - 20 tuổi phát triển chậm lại.
Ở lứa tuổi này thể trạng đang phát triển và có khả năng thích ứng,
chống đỡ các lực tác động, Vì vập tập luyện sức mạnh ở lứa tuổi này phù hợp
nhưng cân có kế hoạch tập luyện khoa học theo giới tính.
3. Đặc điểm phát triển tố chất nhanh theo giai đoạn lứa tuổi trung
học phổ thông


5

Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian
ngắn nhất. Gặp trong các môn thể thao như: chạy hoặc bơi cự ly ngắn, tốc độ
đấm trong quyền anh, tốc độ dẫn bóng trong bóng đá, …

Sức nhanh gồm 3 dạng:
- Tốc độ phản ứng nhanh.
- Tốc độ co cơ nhanh.
- Tốc độ lặp lại động tác nhanh
Về tố chất nhanh thì đến khoảng 13 tuổi nếu có yếu tố di truyền tốt và
có tập luyện thì phản ứng nhanh như người lớn.
Tính chuẩn xác về thời gian tức khả năng phân biệt nhịp điệu động tác
đến khoảng 14 tuổi thì đạt mức độ tốt.
Vì vậy, Ở lứa tuổi này việc huấn luyện sức nhanh cần tiến hành ngay và
có kế hoạch khoa học. Trong huấn luyện sức nhanh thời gian vận động không
quá 7 – 8 giây và nghỉ giữa các lần lập lại phải đủ để hồi phục hoàn toàn. Các
bài tập tốc độ nên thực hiện đầu buổi tập ngày sau phần khởi động.
4. Đặc điểm phát triển tố chất bền theo giai đoạn lứa tuổi trung học
phổ thông
Sức bền là khả năng khắc phục sự mệt mỏi để duy trì hoạt động trong
một thời gian tương đối dài. Trong sinh lý học TDTT, sức bền thường đặc
trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài liên tục từ 2 – 3
phút trở lên, với sự tham gia của một khối lượng lớn cơ bắp lớn (từ ½ tồn bộ
lượng cơ bắp của cơ thể), nhờ sự hấp thụ oxy để cung cấp oxy để cung cấp
năng lượng cho cơ chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng con đường hiếu khí. Đó là tất
cả các hoạt động hiếu khí như chạy 1500 m trở lên, đi bộ thể thao, đua xe đạp
đường dài, bơi từ 400 m trở lên…
Trong rèn luyện sức bền, cần phải rèn luyện ý chí để người tập tự tin
chiến thắng được “trạng thái cực điểm”. Khi gặp “trạng thái cực điểm” nên
giảm nhẹ cường độ hoạt động, hít thở sâu, nhằm nhanh chóng chuyển sang
trạng thái “hơ hấp lần thứ 2”.
Vì vậy, Ở lứa tuổi này tập sức bền rất phù hợp, trong quá trình huấn
luyện ở lứa tuổi này cần có kế hoạch tập luyện có chu kỳ hợp lý, cần luân
phiên giữa tập luyện và nghỉ ngơi với lứa tuổi này.
5. Đặc điểm phát triển tố chất dẻo theo giai đoạn lứa tuổi trung học

phổ thông


6

Tố chất dẻo là năng lực thực hiện động tác biên độ lớn nhất. Thơng
thường thì mềm dẻo ít có tính chuyển: mềm dẻo ở vai nhưng cột sống lại
cứng. Người ta đo mềm dẻo bằng độ góc hay chiều dài thực hiện động tác.
Quá trình rèn luyện mềm dẻo cần xác định mức độ mềm dẻo cần thiết,
chứ không như các tố chất thể lực khác càng cao càng tốt, nếu dẻo quá mức sẽ
ảnh hưởng sự phát triển chung - Phương pháp chủ yếu để phát triển mềm dẻo
là phương pháp lặp lại. Thông thường ta nên quan tâm đến các dạng bài tập
sau: Thực hiện động tác với biên độ lớn, Động tác tăng độ đàn hồi “nhún”,
Tận dụng lực quán tính: động tác lăng mạnh, Động tác vươn đến điểm chuẩn,
Động tác có sự hổ trợ của lực kéo dãn, Bài tập có sự trợ giúp của đồng đội,
Bài tập có sự hỗ trợ của dụng cụ.
Lứa tuổi tập mềm dẻo tốt nhất là: 11-14 tuổi. Dó đó các bài tập mềm
dẻo ở lứa tưởi trung học phổ thông phát triển chậm và hiệu quả không cao.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Trọng Khải, Nguyễn Hoàng Minh, Tơ Thị Bích Thủy (2016).

Giáo trình Sinh lý học Thể dục Thể thao. NXB ĐHQG TP.HCM.

2. Giáo trình sinh lý học Thể dục thể thao/ Cơ sở sinh lý của quá trình
hình thành kỹ năng động tác thể dục thể thao, Ts Nguyễn Hồng Minh, Ths Tơ
Thị Bích Thủy.




×