Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 136 trang )

PHẦN THỨ NHẤT:
PHÂN TÍCH, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG
NƯỚC VÀ CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN KHÁC ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KT-XH TỈNH THÁI NGUYÊN
I. TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC ĐẾN
NỀN KINH TẾ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
1. Bối cảnh quốc tế
a) Theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế lớn và uy tín, từ nay đến năm 2020
và xa hơn nữa, hòa bình, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, tự do hóa thương mại,
cạnh tranh và ổn định tiếp tục là những đặc điểm quan trọng trong bối cảnh thế giới
và khu vực Đông Nam Á. Khu vực này tiếp tục là một trong vài khu vực phát triển
năng động nhất trên thế giới.
Đây là một thuận lợi quan trọng đối với việc xây dựng và thực hiện quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh thời kỳ đến năm 2020. Nghị quyết Đại hội
đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, thứ X và thứ XI đã nhận định “trong những
thập niên tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo”
1
.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức
độ và hình thức biểu hiện. Tự do hóa kinh tế và tài chính tiếp tục gia tăng. Kinh tế
tri thức phát triển mạnh và theo đó, con người và tri thức đang trở thành lợi thế chủ
yếu của mỗi quốc gia. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã
trở thành yêu cầu phát triển đối với các nền kinh tế. Các tập đoàn và công ty xuyên
quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục
diện phát triển toàn cầu thay đổi nhanh. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh
và hợp tác giữa các nước đang trở thành phổ biến với các mặt tích cực, tiêu cực, cơ
hội và thách thức đan xen nhau rất phức tạp.
Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế kinh tế - tài
chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học và
công nghệ, sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, phát huy lợi thế cạnh tranh
“động”, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ… sẽ mở ra những cơ hội và thách thức


mới cho sự phát triển. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng
động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Hợp tác
ASEAN với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu.
b) Dự báo năng lực cạnh tranh của các nhóm hàng hóa trên thị trường thế
giới là những căn cứ khoa học đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Thái Nguyên từ nay đến 2020. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh
tranh nêu trên, một trong những điều kiện để kinh tế tỉnh Thái Nguyên phát triển
bền vững là không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì thế, những đề xuất về
định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới cần tính
đến các nhóm ngành được dự báo là đang và sẽ tiếp tục có lợi thế cạnh tranh trên thị
trường thế giới, trên cơ sở đó kết hợp với những đánh giá về nội lực của Tỉnh để lựa
chọn ra các nhóm ngành mà Tỉnh có lợi thế so sánh, có tiềm năng phát triển và có
khả năng cạnh tranh để ưu tiên phát triển. Nhận định về các lợi thế và về năng lực
cạnh của Tỉnh là một trong những cơ sở thực tiễn của bản báo cáo quy hoạch này.
1
1
Hiện nay, có 34 nhóm ngành, thuộc 13 cụm ngành được dự báo là có lợi thế
cạnh tranh trên thị trường thế giới như trình bày trong Bảng 01 dưới đây.
Bảng 01: Các cụm ngành có lợi thế so sánh trên thế giới
Cụm
liên
kết
Nhóm ngành
Cụm
ngàn
h
Nhóm ngành
1
1. Dược phẩm
6

17. Giao thông vận tải và hậu
cần
2. Thiết bị y tế 18. Du lịch và dịch vụ
3. Các công cụ phân tích 19. Giải trí
20. Bán buôn, bán lẻ
2
4. Giáo dục và đào tạo 7 21. Trang sức và kim loại quý
5. Xuất bản và in ấn
8
23. Xây dựng và bất động sản
6. Các dịch vụ kinh doanh tài
chính
22. Khung thiết bị cho xây dựng
3
7. Điện tử
9
24. Dầu mỏ và khí đốt
8. Tin học, viễn thông 25. Hóa chất
9. Thiết bị thông tin liên lạc 26. Đồ nhựa
4
10. Sản phẩm da
10
27. Sản xuất kim loại
11. Giày dép
28. Động cơ, các phương tiện
hàng không và quốc phòng
12. Dệt may 29. Tự động hóa
13. Đồ thêu ren 11
30. Sản xuất và truyền năng
lượng điện

14. Đồ chơi và hàng hóa cho trẻ
em
12
31. Công nghiệp nặng
15. Đồ nội thất
32. Các sản phẩm chạy bằng
động cơ
5 16. Nông sản, lâm sản, thủy sản 33. Công nghệ sản xuất
13 34. Khai thác mỏ và khoáng sản
Nguồn: Dự báo của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và xử lý của đề án.
Trong số 13 cụm ngành nêu trên, có bốn cụm ngành mà Thái Nguyên có nhiều
triển vọng cạnh tranh là cụm ngành số 2, 5, 10 và 12. Hai cụm ngành Tỉnh có triển
vọng cạnh tranh nhưng tính khả thi thấp là cụm ngành số 3 và số 4.
Đối với Thái Nguyên, nếu năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ được
nâng cao thì quá trình hội nhập sẽ tạo cho thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ của Tỉnh ngày càng mở rộng hơn về quy mô, phong phú hơn về chủng loại
và cạnh tranh hơn về giá cả. Những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Thái
Nguyên bao gồm nông sản (chè…), hàng công nghiệp (các sản phẩm luyện kim,
khoáng sản…) và sản phẩm dịch vụ (du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử/về nguồn,
du lịch sinh thái…) - những mặt hàng mà Tỉnh đã có lợi thế phát triển. Tuy nhiên,
hội nhập kinh tế quốc tế cũng buộc hàng hóa, dịch vụ của Tỉnh phải đối mặt với
nguy cơ cạnh tranh gay gắt hơn ngay cả trên thị trường nội địa.
2
c) Khả năng thu hút ODA, nhất là viện trợ không hoàn lại, sẽ giảm đáng kể.
Vốn ODA kém ưu đãi hơn là một trong những yếu tố bên ngoài cần tính tới
trong thời kỳ quy hoạch này. Trong thời gian từ 2011 trở đi, có thể chia ODA thuộc
loại vay ưu đãi mà Việt Nam có khả năng thu hút thành hai loại: loại trở nên kém ưu
đãi hơn so với thời kỳ từ 1992 đến 2010 và loại vẫn được ưu đãi như trước. Do Việt
Nam đã được công nhận là nước có mức thu nhập trung bình thấp nên tỷ trọng vốn
ODA thuộc loại viện trợ không hoàn lại đang và sẽ giảm đáng kể. Vì thế, trong giai

đoạn tới, vốn ODA kém ưu đãi chỉ có thể tập trung cho các ngành và các lĩnh vực có
khả năng hoàn vốn cao như năng lượng, công nghiệp…, còn vốn ODA ưu đãi cần
được tập trung chủ yếu cho lĩnh vực xoá đói giảm nghèo và các khu vực khó khăn.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng TDMNBB đã được phê
duyệt, vốn ODA ưu đãi sẽ tiếp tục được cung cấp cho lĩnh vực phát triển nông thôn
nhằm tiếp tục nâng cao đời sống của người dân vùng cao, đặc biệt là các dân tộc
thiểu số. Ngoài ra, vốn ODA cũng sẽ được ưu tiên hỗ trợ cho việc phát triển các
ngành dịch vụ (như du lịch) và các ngành nghề địa phương nhằm tạo thêm công ăn
việc làm cho nhân dân trong vùng. Vốn ODA vẫn tiếp tục được định hướng sử dụng
để hỗ trợ lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái. Nguồn vốn này
cũng sẽ tiếp tục được sử dụng để hỗ trợ phát triển đô thị tại một số địa phương có
tiềm năng thế mạnh trong vùng, trong đó có Thái Nguyên. Do vậy, Tỉnh nên tận
dụng những điều kiện và cơ hội này để có kế hoạch tạo vốn đối ứng thu hút và sử
dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn ODA nhằm nâng cao đời sống của người dân vùng
cao; hỗ trợ phát triển một số ngành dịch vụ chủ chốt của tỉnh như du lịch, giao thông
vận tải (GTVT), tài chính - ngân hàng (TCNH), giáo dục - đào tạo (GDĐT, bảo vệ
môi trường (BVMT), và đặc biệt là phát triển đô thị đi đôi với phát triển công
nghiệp.
d) Việc ý tưởng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung” sẽ được
thực hiện cần được tính đến trong việc xây dựng quy hoạch này. Chính phủ Việt
Nam và Chính phủ Trung Quốc đã thoả thuận xây dựng “Hai hành lang, một vành
đai kinh tế Việt - Trung” bao gồm tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà
Nội - Hải Phòng, hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai
kinh tế quanh vịnh Bắc Bộ. Khi hai hành lang đi vào hoạt động, dự kiến phương tiện
vận tải của Trung Quốc đi qua tỉnh Thái Nguyên sẽ tăng lên đáng kể so với “Hiệp
định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Do vậy, dự kiến việc hình thành
hai hành lang này sẽ là một yếu tố thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh song
đồng thời có thể sẽ có nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Nhờ xây dựng “hai hành lang,
một vành đai kinh tế”, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Tỉnh sẽ được cải

thiện đáng kể, góp phần cải thiện quan trọng môi trường đầu tư. Đây là những điều
kiện và cơ hội để thu hút FDI vào Tỉnh. Thái Nguyên nên tập trung tận dụng hiệu
quả nguồn vốn này để nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của một
số ngành và sản phẩm của mình, phát triển kết cấu hạ tầng cho du lịch và một số
ngành dịch vụ khác, tạo thêm việc làm cho người lao động, đồng thời tranh thủ tiếp
cận được những kỹ năng quản lý, kinh doanh dịch vụ hiện đại từ phía các đối tác
nước ngoài.
3
e) Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục là đối tác thương mại lớn của Thái Nguyên. Kim
ngạch xuất nhập khẩu của Thái Nguyên với Trung Quốc đã không ngừng tăng lên
trong những năm qua. Trên thực tế, Trung Quốc là công xưởng của thế giới nên nhu
cầu nhập khẩu tài nguyên khoáng sản là rất lớn. Đến nay, Chính phủ đã có thông tư
cấm xuất khẩu khoáng sản thô. Vì thế, Tỉnh cần lựa chọn những cụm ngành cho phép
gắn khai thác với chế biến tài nguyên khoáng sản trước khi đưa đi xuất khẩu, nhất là
xuất khẩu sang Trung Quốc. Đồng thời, Tỉnh cần tính tới các biện pháp hóa giải, các
thủ pháp cạnh tranh lách luật của các doanh nhân nước ngoài thiếu lành mạnh, có tác
động xấu đến phát triển kinh tế của Tỉnh, còn họ dễ dàng trở thành các nhà độc quyền
để hưởng siêu lợi nhuận. Đây cũng là một trong những yếu tố bên ngoài sẽ có tác
động đến kinh tế tỉnh Thái Nguyên cần tính đến trong tiến trình phát triển trong tương
lai của Tỉnh.
II. TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẢ
NƯỚC, VÙNG TDMNPB ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
TỈNH THÁI NGUYÊN
1. Tác động đến mục tiêu tổng quát - “trở thành tỉnh công nghiệp vào
năm 2020”
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2011-2020 được thông
qua tại Đại hội XI của Đảng đã xác định Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công
nghiệp với thu nhập bình quân đầu người đạt trên 3.000 USD vào năm 2020. Thực
hiện nhiệm vụ chiến lược của cả nước, Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
đã lựa chọn mục tiêu phấn đấu đến trước năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công

nghiệp. Vì thế, đến năm 2020 Tỉnh cần đạt một số chỉ tiêu cơ bản như:
(1) GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000-3.300 USD tính theo giá thực
tế. Năm 2011, GDP bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên khoảng 1.100 USD, để
đạt được mức 3.300-3.500 USD, tốc độ tăng GDP bình quân phải đạt 12,2-
12,5%/năm nếu tốc độ tăng dân số là gần 1%/năm.
(2) Với mục tiêu đến năm 2020 Thái Nguyên cơ bản trở thành tỉnh công
nghiệp, tỷ trọng lao động nông nghiệp không được quá 55% và giảm còn khoảng
50% vào năm 2030. Năm 2010, lao động nông nghiệp Thái Nguyên khoảng 74%,
như vậy tỷ lệ lao động nông nghiệp cần giảm mỗi năm gần 2%. Đây là mức độ giảm
nhanh so với nhiều nước trên thế giới và so với cả nước ta trong 25 năm đổi mới
(thường chỉ giảm được 1%/năm).
(3) Dân số đô thị phải vào khoảng 50% vào cuối thời kỳ quy hoạch. Năm
2011, dân số đô thị chiếm 26% tổng dân số. Để cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp,
dân số đô thị Tỉnh phải vào khoảng 50%, như vậy mỗi năm dân số đô thị của Tỉnh
phải tăng thêm 2,4%, đây cũng là một chỉ tiêu khó đạt được.
2. Tác động đến việc lựa chọn các khâu đột phá
Ba đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020 của
cả nước là đột phá về thể chế kinh tế thị trường, kết cấu hạ tầng và phát triển nhân
lực (nhất là nhân lực chất lượng cao) cũng là những đột phá cơ bản trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên trong thời kỳ này và xa hơn nữa. Những đột phá này sẽ tác động mạnh
đến định hướng phát triển của Tỉnh trong những năm tới.
Trong số ba đột phá nói trên, Thái Nguyên có lợi thế lớn nhất về phát triển
4
nhân lực. Hiện nay Thái Nguyên là một trong những trung tâm đào tạo nhân lực lớn
ở phía Bắc, nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đƒng và dạy nghề. Với thế mạnh
của mình, Thái Nguyên có thể phát huy lợi thế để đẩy mạnh phát triển nhân lực,
trước hết là để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, góp phần tích
cực vào đào tạo nhân lực cho vùng TDMNBB và cả nước.
3. Thái Nguyên là một trung tâm của vùng TDMNBB và một cực tăng
trưởng ở phía Bắc thủ đô Hà Nội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng TDMNBB xác định, Thái
Nguyên có vai trò là một một cực tăng trưởng trong tương lai ở phía Bắc thủ đô Hà
Nội và sẽ tập trung “Phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác,
điện tử, công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghiệp ô tô, xe máy, các sản phẩm
máy móc thiết bị phức tạp, độ chính xác cao trên hành lang kinh tế Hà Nội - Thái
Nguyên; Hà Nội - Việt Trì; Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang”.
Là một trong số ba tỉnh phát triển nhất trong vùng (tính theo GDP bình quân
đầu người), Thái Nguyên sẽ có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào việc đạt
được mục tiêu tổng quát về tăng trưởng kinh tế đặt ra cho vùng “Phấn đấu đạt tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2015 khoảng 9,5-10% và trên
10% thời kỳ 2016-2020. Từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức GDP
bình quân đầu người so với mức trung bình cả nước.”
Đồng thời, Thái Nguyên có vai trò là một trung tâm đào tạo nhân lực trình độ
cao đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH của vùng TDMNBB và của cả nước. Với lực lượng
đông đảo công nhân kỹ thuật, tốt nghiệp cao đƒng, đại học và có trình độ trên đại
học, nếu có điều kiện phát huy tốt năng lực của đội ngũ này, trong thời kỳ đến năm
2030, Thái Nguyên hoàn toàn có khả năng trở thành một trong các trung tâm đào tạo
nhân lực, nghiên cứu khoa học hàng đầu trong cả nước.
Đối với vùng Hà Nội, trong Quy hoạch phát triển vùng đang được xây dựng,
Thái Nguyên được xác định sẽ đóng vai trò công nghiệp vệ tinh, cung cấp đào tạo
chất lượng cao (đào tạo nghề và đào tạo đại học), có bệnh viện đa khoa khu vực
phục vụ không chỉ một số huyện của Tỉnh mà cả một số địa phương khác trong
vùng.
III. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NỘI SINH
CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Vị trí địa kinh tế - chính trị
3.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng TDMN phía Bắc, có diện tích
tự nhiên 3.531,7 km
2

, chiếm 1,07% diện tích cả nước. Năm 2011, dân số toàn tỉnh là
1.139,4 nghìn người, chiếm 1,30% dân số cả nước. Về mặt hành chính, sau khi chia
tỉnh (theo QĐ của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX) Thái Nguyên có 9 đơn vị hành
chính gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú
Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương) với tổng số 181 xã,
phường và thị trấn (trong đó vùng cao: 16, vùng núi: 109, vùng trung du và đồng
bằng: 56).
Tỉnh Thái Nguyên giáp với tỉnh Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Tuyên Quang ở phía
Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam.
5
Về vị trí địa lý tự nhiên, Thái Nguyên có hai lợi thế: thứ nhất là nằm ở vị trí
trung tâm vùng TDMNPB, và thứ hai là nằm ở khu vực có tài nguyên khoáng sản có
ích với trữ lượng khá lớn, đủ để phát triển công nghiệp, đã được khai thác để phát
triển ngành luyện kim đầu tiên trong cả nước.
Về vị trí địa kinh tế, chính trị, Thái Nguyên là một trong những trung tâm
kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TDMNBB và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội
giữa vùng TDMNBB với vùng đồng bằng sông Hồng.
Thái Nguyên là đầu mối giao thông nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi
phía Bắc, có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh, là vành đai bảo vệ cho thủ đô
Hà Nội. Trước đây và hiện nay, tỉnh Thái Nguyên vẫn được Chính phủ coi là trung
tâm văn hóa và kinh tế của các dân tộc phía Bắc; là trung tâm đào tạo lớn thứ ba
trong cả nước với 6 trường đại học, 16 trường cao đƒng, trung học và dạy nghề, có
bệnh viện đa khoa khu vực, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp cơ khí luyện
kim lớn của cả nước.
Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (KTTĐBB) và là
trung tâm kinh tế các tỉnh TDMNBB (gồm Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên,
Tuyên Quang); có mối liên hệ với vùng tam giác kinh tế phát triển mạnh là Hà Nội -
Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong tương lai, Thái Nguyên sẽ nằm trong vùng tứ giác
tăng trưởng kinh tế là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thái Nguyên, phát triển
dọc QL18 nối vùng Tây Bắc, Việt Bắc với cảng nước sâu Cái Lân và đường cao tốc

QL5 nối với cảng Hải Phòng.
Nhờ có vị trí địa kinh tế, chính trị, mà mạng lưới giao thông kết nối tỉnh Thái
Nguyên với bên ngoài rất thuận lợi. Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống đường bộ,
đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối. Đường
quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên
chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội,
với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời còn
là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung
Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao
thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà
Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công,
khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho
Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng TDMNBB, một cực phát triển ở phía
Bắc thủ đô Hà Nội, nhất là sau khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được
xây dựng xong.
Tuy vậy, do vận tải sắt thép và quặng thuộc loại siêu trọng, nên đường bộ có
xu hướng xuống cấp rất nhanh, vì thế cần có cấp đường phù hợp để đảm bảo giao
thông thuận lợi.
3.1.2. Vị trí kinh tế của Thái Nguyên đối với TDMNPB và đối với cả nước
a) Thái Nguyên là tỉnh có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế vùng
TDMNBB và vào kinh tế cả nước. Đóng góp của Tỉnh vào tăng trưởng kinh tế vùng
TDMNBB và vào kinh tế cả nước thể hiện trên hai khía cạnh: (i) Xếp hạng GDP
bình quân đầu người, và (ii) tỷ trọng GDP của Tỉnh trong tổng GDP của vùng và cả
nước, thể hiện qua các Hình 1 và Hình 2 dưới đây:
6
Hình 1: Tỷ trọng GDP các tỉnh vùng TDMNBB
năm 2000 và 2011
Đơn vị tính: %
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng TDMNBB đến năm 2020, Số
liệu của Tổng cục Thống kê 2000-2012 và xử lý của Đề án.

Hình 1 cho thấy tỷ trọng GDP tỉnh Thái Nguyên trong vùng TDMNBB đã
tăng từ 12,2% năm 2000 lên 12,6% năm 2005, 13, 3% năm 2010 và 14,2% vào năm
2011 (tăng 2% trong thời kỳ 11 năm), đưa Tỉnh từ vị trí thứ ba vào năm 2000 lên vị
trí thứ nhất năm 2010 và 2011. Xu thế này hoàn toàn phù hợp với một tỉnh có vai trò
trung tâm vùng như Thái Nguyên.
Hình 2: GDP bình quân đầu người của Thái Nguyên so với các tỉnh vùng
TDMNBB năm 2000 và 2011
7
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng TDMNBB đến năm 2020, Số
liệu của Tổng cục Thống kê 2000-2011 và xử lý của Đề án.
Hình 2 cho thấy GDP bình quân đầu người của Tỉnh tăng liên tục qua các
năm. Thái Nguyên đã vươn từ vị trí thứ tư vào năm 2000 lên vị trí thứ ba vào năm
2010.
3.2. Khí hậu - thuỷ văn
Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm bốn mùa rõ rệt, bao gồm mùa xuân,
mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng -Thuỷ văn,
nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,9
0
C - tháng 6) với tháng
lạnh nhất 15,2
0
C - tháng 1) là 13,7
0
C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ
1.300-1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Tổng tích
nhiệt độ vượt 7.500
0
C, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dưới 18
0
C) chỉ trong

3 tháng.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500–2.500 mm, cao nhất vào
tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1, tổng lượng nước mưa tự nhiên của tỉnh Thái
Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m
3
/năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều
theo thời gian và không gian. Theo không gian lượng mưa tập trung nhiều ở thành
phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại huyện Võ Nhai, Phú Lương lượng
mưa tập trung ít hơn. Theo thời gian, lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa
mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần
30% tổng lượng mưa cả năm và vì vậy thường gây ra những trận lũ lụt lớn. Vào
mùa đông, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả
năm.
Do địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam nên khí hậu của tỉnh vào mùa đông
được chia thành ba vùng:
- Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai.
- Vùng lạnh vừa gồm huyện Định Hoá, Phú Lương, Nam Võ Nhai.
- Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, thị xã Sông
8
Công và thành phố Thái Nguyên.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thuỷ văn của tỉnh Thái Nguyên tương đối
thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững,
thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung. Tuy vậy, vào mùa
mưa với lượng mưa tập trung lớn thường xảy ra thiên tai như sụt lở, trượt đất, lũ
quét ở một số triền đồi núi và lũ lụt ở khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu và sông
Công.
3.3. Địa hình, địa chất
3.3.1. Địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần xuống
phía Nam. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với các vách núi dựng đứng và kéo dài

theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Ngân Sơn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam đến Võ Nhai tạo nên vùng ít mưa. Dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao
che chắn gió mùa Đông Bắc, vì thế Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa
Đông Bắc.
Địa hình tỉnh Thái Nguyên chia thành bốn nhóm: địa hình đồng bằng; địa
hình gò đồi; địa hình núi thấp và địa hình nhân tác, với các đặc trưng sau đây:
- Nhóm địa hình đồng bằng, phân bố ở phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc hai
huyện Phú Bình, Phổ Yên với độ cao địa hình 10-15m so với mặt nước biển. Kiểu
địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ
cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và
sông Công thuộc huyện Phổ Yên và Phú Bình. Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố
rải rác ở độ cao trên 30m.
- Nhóm địa hình gò đồi được chia thành ba kiểu:
+ Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối
50-70m, phân bố ở Phú Bình, Phổ Yên.
+ Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ 100-
125m, chủ yếu phân bố ở phía Bắc của tỉnh, kéo dài từ Đại Từ đến Định Hoá.
+ Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thƒng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy độ
cao phổ biến từ 100-150m, phân bố ở phía Bắc của tỉnh trong lưu vực sông Cầu, từ
Đồng Hỷ, Phú Lương đến Định Hoá.
- Nhóm địa hình núi thấp chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm trọn vùng Đông Bắc
của tỉnh. Nhóm cảnh quan địa hình núi thấp, phân bố dọc ranh giới Thái Nguyên với
các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. Các kiểu cảnh quan hình
thái địa hình núi thấp được cấu tạo bởi năm loại đá chính là đá vôi, đá trầm tích biến
chất, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun trào và đá xâm nhập axít.
Nhiều cảnh quan có cấu tạo xen kẽ các loại đá trên. Trước đây, phần lớn diện
tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp
phủ rừng đang bị suy giảm.
- Nhóm địa hình nhân tác ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân

tạo, trong đó các hồ lớn nhất là hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây Si, Ghềnh
Chè Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng trên 200 hồ chứa các loại với tổng
diện tích mặt nước gần 6.000 ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong việc phát
9
triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Một số hồ lớn như hồ Núi Cốc, Khe Lạnh,
Ghềnh Chè, Bảo Linh là những điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái.
Như vậy, cảnh quan hình thái địa hình Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng.
Tuy nhiên, muốn khai thác, sử dụng tốt cần tính đến đặc tính của từng kiểu cảnh
quan, đặc biệt là các kiểu cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích của Tỉnh.
3.3.2. Địa chất
Kiến tạo địa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều hệ tầng phân bố theo
nhiều hướng khác nhau, vì thế khai thác khoáng sản lộ thiên có nhiều thuận lợi hơn
so với khai thác hầm lò.
Trong bản chú giải bản đồ địa chất và khoáng sản đã liệt kê tới 28 hệ tầng,
phức hệ địa chất với nhiều loại đá khác nhau. Các hệ tầng này phần lớn có dạng
tuyến và phân bố theo nhiều hướng khác nhau. Phần lớn các hệ tầng nằm ở phía Bắc
của tỉnh có hướng thiên về Đông Bắc - Tây Nam, trong khi các hệ tầng ở phía Nam
tỉnh lại thiên về hướng Tây Bắc - Đông Nam. Với điều kiện địa chất như vậy, Thái
Nguyên có nhiều loại khoáng sản, cả nhiên liệu, kim loại, phi kim loại. Tuy nhiên,
chất lượng quặng không cao và ít loại khoáng sản có trữ lượng lớn.
3.4. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê năm 2011, tổng diện tích đất tự nhiên của Tỉnh là
353.171,6 ha, trong đó:
- Đất núi chiếm 43,83% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành
do sự phong hoá trên các đá Macma, đá biến chất và đá trầm tích. Đất núi thích hợp
cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh
doanh, nhưng cũng thích hợp để trồng các cây đặc sản, cây ăn quả.
- Đất đồi chiếm 24,57% diện tích tự nhiên, chủ yếu hình thành trên cát kết,
bội kết, phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen kẽ giữa nông
và lâm nghiệp. Đất đồi phân bố ở một số vùng như Đại Từ, Phú Lương… với độ cao

từ 50 đến 200 m, có độ dốc từ 5 đến 20 m, rất phù hợp đối với cây công nghiệp, đặc
biệt là cây chè và cây ăn quả lâu năm.
- Đất ruộng chiếm 12,11% diện tích đất tự nhiên. Tuy phần lớn diện tích có
độ phì thấp song các cây lương thực như lúa, ngô, cây mầu như khoai, lạc đỗ đủ
đảm bảo cung cấp lương thực trong nội hạt.
- Các loại đất còn lại chiếm 19,49%, trong đó đất chưa sử dụng còn khoảng
16.364,06 ha (chiếm 4,63% diện tích tự nhiên), trong đó có khoảng 2,71% diện tích
tự nhiên là đất bằng và đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng sử dụng cho mục đích
nông, lâm nghiệp.
Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh có sự thay đổi đáng kể kể từ năm 2005 đến nay.
Đất lâm nghiệp tăng đều qua các năm, năm 2011 đất lâm nghiệp có rừng chiếm
50,91% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đất sản xuất nông nghiệp tăng không
nhiều qua các năm, năm 2011 chiếm 30,94% và đất nuôi trồng thủy sản chiếm
1,19% tổng diện tích tự nhiên. Điểm đáng lưu ý là diện tích đất chưa sử dụng giảm
đáng kể qua các năm, chủ yếu do được chuyển sang phục vụ mục đích lâm nghiệp
(giảm từ 13,85% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2005 xuống còn 4,63% năm 2011).
10
3.5. Tài nguyên nước
3.5.1. Tài nguyên nước mặt
Nguồn nước mặt của Thái Nguyên chủ yếu do hệ thống sông ngòi cung cấp.
Thái Nguyên có hai sông chính là sông Công và sông Cầu.
- Sông Công có lưu vực 951 km
2
bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định
Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái
Nguyên. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước
rộng khoảng 25 km
2
với sức chứa lên tới 175 triệu m
3

nước. Hồ này có thể chủ động
điều hoà dòng chảy, chủ động tưới tiêu cho 12 nghìn ha lúa hai vụ, màu, cây công
nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông
Công.
- Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km
2
bắt
nguồn từ Chợ Đồn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam. Tổng lượng nước sông Cầu
khoảng 4,5 tỷ m
3
. Hệ thống thuỷ nông của con sông này có khả năng tưới cho 24
nghìn ha lúa hai vụ của huyện Phú Bình và các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên của tỉnh
Bắc Giang.
Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông Kỳ
Cùng và hệ thống sông Lô. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì trên các
con sông nhánh chảy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng thuỷ điện kết hợp
với thuỷ lợi quy mô nhỏ.
3.5.2. Tài nguyên nước ngầm
Bên cạnh nguồn nước mặt Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn,
khoảng 3 tỷ m
3
, nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế.
3.6. Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra, thăm dò mới nhất phục vụ cho Quy hoạch các ngành
công nghiệp khai khoáng của Tỉnh, tiềm năng khoáng sản của Thái Nguyên có các
loại sau:
- Than: Đã phát hiện 11 mỏ và điểm khoáng sản với tổng trữ lượng còn lại
63,8 triệu tấn. Mỏ có trữ lượng lớn là Khánh Hòa 46 triệu tấn, Núi Hồng 15,1 triệu
tấn, mỏ Làng Cẩm có trữ lượng trên 3,5 triệu tấn than mỡ dùng luyện cốc và một số
điểm than nhỏ khác.

- Quặng sắt: Đã phát hiện, điều tra, đánh giá, thăm dò 21 mỏ và điểm khoáng
sản sắt trên tổng số 42 điểm mỏ với tổng trữ lượng còn lại gần 34,6 triệu tấn, đáng
chú ý là các mỏ: Tiến Bộ 24 triệu tấn, Trại Cau 9,88 triệu tấn, Quang Trung 4 triệu
tấn, v.v
- Titan: Đã phát hiện 17 mỏ và điểm quặng Titan với trữ lượng dự báo hơn
chục triệu tấn; Các mỏ có trữ lượng lớn là: Titan Hữu Sào, Titan Cây Châm mỗi mỏ
vài triệu tấn ilmenít…
- Thiếc, vonfram: Đây là loại khoáng sản có tiềm năng ở tỉnh Thái Nguyên,
tổng trữ lượng còn lại SnO
2
của cả 03 mỏ chính là 18.648 tấn; riêng khu Đá Liền có
trữ lượng và tài nguyên là:173.567 tấn WO3 và 149.140 tấn Bi.
- Chì, kẽm: Đã điều tra, đánh giá, thăm dò 9/42 mỏ và điểm khoáng sản được
phát hiện, với tổng trữ lượng chì - kẽm ước khoảng trên 270 nghìn tấn kim loại
(hàm lượng chì, kẽm trong quặng từ 8-30%).
11
Trên địa bàn tỉnh còn tìm thấy một vài nơi có vàng, đồng, thuỷ ngân trữ lượng
tuy không lớn, nhưng có ý nghĩa về mặt kinh tế.
- Nhóm khoáng sản phi kim loại:
+ Caolanh: Trên 100 triệu tấn
+ Pyrit: Chưa có thống kê
+ Barit (BaSO
4
): Trên 124.000 tấn
+ Photphorit: Trên 89.558 tấn
+ Quazit: Trên 25,3 triệu tấn
+ Dolomit: Trên 100 triệu tấn
- Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng:
Có đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi… trong đó sét xi măng có trữ lượng
khoảng 84,6 triệu tấn. Sét ở đây có hàm lượng các chất dao động như SiO

2
từ 51,9-
65,9%, Al
2
O
3
khoảng từ 7-8%, Fe
2
O
3
khoảng 7-8%. Ngoài ra Thái Nguyên còn có
sét làm gạch ngói, cát sỏi dùng cho xây dựng… Đáng chú ý nhất trong nhóm
khoáng sản phi kim loại của tỉnh Thái Nguyên là đá carbonat bao gồm đá vôi xây
dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m
3
, đá vôi xi măng ở Núi Voi, La Giang, La Hiên
có trữ lượng 194,7 triệu tấn.
Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên rất phong phú về chủng
loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong phạm vi cả nước như quặng sắt, than
(đặc biệt là than mỡ). Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển các ngành
công nghiệp như luyện kim, khai khoáng, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng Tuy
vậy, số liệu về trữ lượng thăm dò, trữ lượng kinh tế và trữ lượng kỹ thuật cần cho
quy hoạch tổng thể, nhưng chưa thu thập được, vì thế khó có thể đưa ra được định
hướng khai thác gắn với chế biến có tính khả thi.
3.7. Tài nguyên rừng và các thảm thực vật, động vật
Năm 2011, Thái Nguyên có trên 179,8 nghìn ha đất lâm nghiệp có rừng, trong
đó rừng sản xuất có 111,1 nghìn ha rừng phòng hộ 34,8 nghìn ha và rừng đặc dụng
khoảng 33,8 nghìn ha.
3.7.1. Thảm thực vật
Thảm thực vật của Thái Nguyên hiện nay được chia thành ba kiểu chính:

- Kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới cây lá rộng trên đất hình thành từ đá
vôi và các trạng thái thứ sinh thay thế: Kiểu này phân bố chính ở các hệ tầng đá vôi
thuộc hai huyện Võ Nhai và Định Hoá, những năm gần đây do khai thác không hợp
lý, kiểu thảm thực vật này bị suy thoái.
- Kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới trên đất hình thành từ các loại đá gốc
khác nhau và trạng thái thứ sinh thay thế: Kiểu rừng này chủ yếu ở vùng đồi núi
phía Tây của tỉnh, một phần ở phía Bắc và Đông Bắc, đôi khi xen kẽ với kiểu rừng
trên đất hình thành từ đá vôi. ở đây còn thấy một số loài cây lá rộng, cây gỗ với
thành phần ưu thế: dẻ gai, chò, trường, ngát, trám trắng, sao, gội, long não, dẻ, sa
mu. Các loại tre nứa thường là mai, vầu, giang và các cây gỗ nhỏ, cỏ mọc xen.
- Thảm cây trồng: Diện tích cây lâu năm và cây nông nghiệp chiếm gần 1/3
diện tích toàn tỉnh. Diện tích này phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng phía Nam và
vùng trung tâm của tỉnh. Cây lương thực, thực phẩm có lúa, sắn, ngô, khoai, đỗ
tương, lạc, rau xanh. Cây lâu năm chủ yếu là chè. Cây ăn quả chủ yếu có vải, nhãn,
12
hồng.
3.7.2. Đa dạng sinh học
Trước đây, Thái Nguyên là tỉnh khá đa dạng về các loài động thực vật, đặc
biệt có nhiều loại cây con, dược liệu quý có thể phát triển ở quy mô sản xuất hàng
hoá.
Tuy vậy, trong những năm gần đây, do khai thác rừng phục vụ tăng trưởng
kinh tế và do công tác bảo vệ và trồng rừng trong một thời gian dài còn yếu kém nên
đến nay tài nguyên rừng ở Thái Nguyên suy giảm đáng kể, không còn rừng giàu,
rừng trung bình còn rất ít, chủ yếu là rừng nghèo kiệt, các loại gỗ quý thuộc nhóm 1-
4 đã cạn kiệt, còn chủ yếu là gỗ nhóm 5-8 đường kính nhỏ. Các loại vầu, nứa, các
loại đặc sản rừng, dược liệu và động vật rừng cũng bị giảm một cách nghiêm trọng
và đã đến mức báo động.
3.8. Tài nguyên du lịch
Thái Nguyên có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo như hồ Núi
Cốc, hang Phượng Hoàng, núi Văn, núi Võ; các bảo tàng văn hoá, lịch sử và các di

tích kiến trúc nghệ thuật đình, đền, chùa, hang động như đình Phương Độ, hang
Thần Sa, đền thờ Đội Cấn, ATK Việt Bắc (khu ATK đã được Chính phủ công nhận
Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vào tháng 5 năm 2012).
Nhìn chung, tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái
gắn với cảnh quan thiên nhiên và văn hoá dân gian và du lịch gắn với văn hoá, lịch
sử: Thái Nguyên nằm sát Hà Nội nên có nhiều cơ hội nằm trong các tuyến, tour du
lịch quốc gia.
3.9. Dân số, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội của tỉnh Thái Nguyên
3.9.1. Hiện trạng phát triển dân số và nhân lực
a) Dân số
Năm 2011 tổng dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.139,44 nghìn người, chiếm
9,34% tổng dân số của vùng TDMNBB và 1,29% dân số cả nước. Tốc độ tăng
trưởng dân số bình quân thời kỳ 2001-2011 khoảng 0,7%/năm, trong đó giai đoạn
2001-2005 là 0,80%/năm và giai đoạn 2006-2011 0,61%. Nguyên nhân là do số
người đi khỏi Tỉnh lớn hơn số người đến Tỉnh (tỷ suất nhập cư của tỉnh là 7,7%o, tỷ
suất xuất cư là 9,7%o và tỷ lệ di cư thuần của Tỉnh là -2%o).
Bảng 02: Dân số tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2000-2011
Đơn vị: 1.000 người
Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011
Tốc độ tăng
BQ/năm (%)
2001-
2005
2006-
2011
1. Dân số trung bình 1.055,54
1.098,5
0 1.131,27 1.139,44 0,80 0,61
2. Dân số thành thị 233,92 263,87 293,56 322,21 2,44 3,39
So với tổng dân số (%) 22,16 24,02 25,95 28,28

3. Dân số nông thôn 821,62 834,62 837,72 817,24 0,31 -0,35
So với tổng dân số (%) 77,84 75,98 74,05 71,72
13
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011 và tính toán của Đề
án.
Dân số phân theo thành thị và nông thôn thời kỳ 2000-2011 có sự thay đổi
tương đối về cơ cấu theo hướng đô thị hoá. Dân số thành thị năm 2011 là 263,9
nghìn người, chiếm 28,35% tổng dân số (tăng bình quân khoảng 3,4%/năm). Dân số
khu vực nông thôn giảm dần cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 2011, dân số nông
thôn có 817,2 nghìn người, chiếm 71,7% tổng dân số.
Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc khá đa dạng. Theo Tổng điều tra dân
số năm 2009, có 32 dân tộc anh em cùng sinh sống hoà thuận trên vùng đất Thái
Nguyên. Các dân tộc có tỷ trọng lớn trong tổng dân số của tỉnh là: dân tộc Kinh
chiếm khoảng 73,1%; Tày 11,0%; Nùng 5,7%; Sán Dìu 4,41%; Sán Chay 3,9%;
Dao 2,4%; Mông 0,7%
b) Nguồn nhân lực
Năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động toàn tỉnh có 768,688 nghìn người,
chiếm 67,95% tổng dân số. Số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế là 679,6
nghìn người chiếm 60,1% dân số. Ước tính có khoảng 90% lao động nông thôn làm
nông nghiệp, 10% còn lại đi lao động ở các khu công nghiệp và ở các thành phố,
song vẫn giữ hộ khẩu thường trú ở nông thôn.
Lực lượng lao động năm 2010 có 679,6 nghìn người, chiếm 88,4% dân số
trong độ tuổi lao động, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2001-2010 là 2,62%/năm,
trong đó giai đoạn 2001-2005 là 2,9%/năm, giai đoạn 2006-2010 là 2,4%/năm.
Tổng lao động làm việc trong nền kinh tế năm 2011 có 685,6 nghìn người,
cao hơn lược lượng lao động gần 0,9%. Trong đó làm việc trong khu vực nông -lâm
- ngư nghiệp có 449,0 nghìn người (chiếm 65,5% tổng số), khu vực công nghiệp -
xây dựng 111 nghìn người (chiếm 16,2% tổng số) và khu vực dịch vụ 125,6 nghìn
người (chiếm 18,3% tổng số).
3.9.2. Dự báo dân số

Có thể dự báo quy mô dân số tỉnh Thái Nguyên theo hai phương án như sau
cho hai thời kỳ đến năm 2020 và 2030.
Phương án 1 (phương án xu thế/phương án giảm tỷ suất sinh)
Đến năm 2020
Với tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2011-2015 khoảng 1%/năm và
giảm xuống còn khoảng 0,9%/năm giai đoạn 2016-2020, dự báo dân số tỉnh Thái
Nguyên đạt khoảng 1,19 triệu người vào năm 2015 (tăng thêm 59 ngàn người so với
năm 2010) và 1,245 triệu người vào năm 2020 (tăng thêm 55 ngàn người so với năm
2010). (Tham khảo Phụ lục 22).
Quy mô dân số đô thị: Năm 2015 đạt 416,5 nghìn người, chiếm 35% tổng dân
số và năm 2020 đạt khoảng 500,0 nghìn người, chiếm 40% tổng dân số. Tốc độ tăng
dân số đô thị bình quân giai đoạn 2011-2015 là 7,3%/năm và giai đoạn 2016-2020 là
6,11%/năm. Tỷ trọng dân số nông thôn giảm tương ứng và chỉ còn khoảng gần 700
nghìn người năm 2020, chiếm tỷ trọng 60% so với tổng dân số.
Dự báo tổng cung lao động năm 2015 là 768,7 nghìn người đến năm 2020 là
844,7 nghìn người. Tổng cầu lao động năm 2015 là 744,2 đến năm 2020 là 805
nghìn người.
14
Đến năm 2030
Với tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2021-2025 khoảng 0,63%/năm và
giảm xuống còn 0,43%/năm giai đoạn 2016-2020, dự báo dân số Tỉnh đạt khoảng
1,285 triệu người vào năm 2025 và 1,313 triệu người vào năm 2030 (Tham khảo
Phụ lục 22).
Tỷ trọng dân số thành thị tăng nhanh từ mức 25,9% năm 2010 (293 nghìn
người) lên mức 48% vào năm 2025 (616,8 nghìn người) và đạt mức 50% vào năm
2030 (656,6 nghìn người). Tốc độ tăng dân số đô thị bình quân giai đoạn 2021-2025
là 1,94%/năm và giai đoạn 2025-2030 là 1,26%/năm. Tỷ trọng dân số nông thôn
giảm tương ứng và chỉ còn khoảng 668,2 nghìn người năm 2025 và gần 656,6 nghìn
người vào năm 2030, tỷ trọng so với tổng dân số tương ứng là 52% và 50%.
Phương án 2 (phương án tăng nhanh dân số, nhất là dân đô thị)

Đến năm 2020
Với phương án phát triển nhanh hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh (theo Quyết
định phê duyệt Quy hoạch đô thị tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025), số người di
chuyển đến Tỉnh làm việc tăng nhanh, dân số có mặt trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả
những người lao động thời vụ, lao động tự do…) năm 2015 có 1,356 triệu người
(tốc độ tăng trưởng bình quân 3,69%/năm và tăng thêm 225 ngàn người so với năm
2010) và năm 2020 có 1,506 triệu người (tốc độ tăng trưởng bình quân 2,12%/năm
và tăng thêm 150 ngàn người so với năm 2015) (Tham khảo Phụ lục 23).
Đến năm 2030
Theo phương án này, dự báo dân số Tỉnh đạt khoảng 1,615 triệu người vào
năm 2025 và 1,664 triệu người vào năm 2030. Tốc độ tăng dân số trung bình hai
giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 tương ứng khoảng 1,41%/năm và 0,60%/năm
(Tham khảo Phụ lục 23).
Bảng 03: Dự báo dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn đến năm 2020
(Phương án xu thế/giảm tỷ suất sinh)
Đơn vị: 1000 người, %
Chỉ tiêu 2010 2015 2020
Tốc độ tăng (%)
2011-
2015
2016-2020
Tổng số
1.131,
3
1.190,
0
1.245,
3
1,02 0,91
+ Thành thị 293,0 416,5 560,4 7,29 6,11

Tỷ trọng so với tổng dân số
(%)
25,9 35,0 45,0
+ Nông thôn 838,3 773,5 684,9 -1,60 -2,40
Tỷ trọng so với tổng dân số
(%)
74,1 65,0 55,0
Dân số chia theo độ tuổi lao
động

Dân số dưới tuổi lao động (0-
14)
247,7 265,1 277,5 1,37 0,92
15
Chỉ tiêu 2010 2015 2020
Tốc độ tăng (%)
2011-
2015
2016-2020
Tỷ trọng so với tổng dân số
(%)
21,9 22,3 22,3
Dân số trong tuổi lao động 770,2 786,0 789,7 0,41 0,10
Tỷ trọng so với tổng dân số
(%)
68,1 66,0 63,4
Dân số trên tuổi lao động 113,4 139,0 178,0 4,15 5,07
Tỷ trọng so với tổng dân số
(%)
10,0 11,7 14,3

Nguồn: NGTK tỉnh Thái Nguyên năm 2011 và tính toán của Đề án.
16
PHẦN THỨ HAI:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐẾN NĂM 2011
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
1.1. Quy mô GDP và tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2001-2011, Thái Nguyên là tỉnh đạt được những thành tựu
đáng kể trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trong cả nước và vùng
TDMNBB.
Năm 2011 GDP tính theo giá so sánh 1994 của Tỉnh đạt 6.958,14 tỷ đồng,
gấp 1,8 lần năm 2005; GDP tính theo giá hiện hành đạt 25.418,8 tỷ đồng, gấp 3,9
lần năm 2005; GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành năm 2011 đạt
22,31 triệu đồng, bằng 77,30% mức bình quân cả nước (28,86 triệu đồng).
Trong thời kỳ 2001-2011, Thái Nguyên luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao hơn mức trung bình của cả nước và của vùng TDMNPB (khoảng 10% so với
7,14% của cả nước) (Tham khảo Phụ lục 31), trong đó, giai đoạn từ 2006 đến 2011
đạt gần 11%. Năm 2011, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động và gặp nhiều
khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh vẫn đạt 9,36%, tuy thấp hơn tốc
độ năm 2010 (10,68%) nhưng vẫn cao hơn nhiều so mức bình quân của cả nước
(5,89%) và vùng (8,07%).
Hình 3: Tốc độ tăng GDP của tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2000-2011 (%)
Nguồn: Số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2005-2012, xử lý của Đề
án.
Bảng 04: Tốc độ tăng GDP của tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2000-2011
Đơn vị tính: %
2000 2005 2011 2001-
2005
2006-
2011

2001-
2011
GDP 7,22 9,36 9,36 9,14 10,74 10,01
17
Nông, lâm
nghiệp và thuỷ
sản
5,23 5,00 4,03 4,58 4,17 4,35
Công nghiệp
và xây dựng
8,75 10,74 11,98 12,49 14,39 13,52
Dịch vụ 8,00 11,89 9,25 10,26 11,20 10,77
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2005 và 2011 và tính toán của
Đề án.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế tính theo GDP giá hiện hành của tỉnh Thái Nguyên đã có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó tỷ trọng hai khu vực công nghiệp – xây
dựng và dịch vụ dần qua các năm, trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng chuyển
dịch nhanh hơn. Sự chuyển dịch thể hiện rõ nét nhất ở việc tỷ trọng các ngành mà
Tỉnh có lợi thế phát triển (như công nghiệp khai thác, chế biến, thương mại, du lịch -
khách sạn - nhà hàng, sản xuất sản phẩm cây công nghiệp) tăng đáng kể qua các
năm.
Bảng 05: Cơ cấu GDP tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2000-2011
Đơn vị tính: %
2000 2005 2010 2011
Tổng số 100,
0
100,
0

100,0 100,0
Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản
33,68 26,21 21,76 21,28
Công nghiệp
và xây dựng
30,37 38,71 41,32 41,77
Dịch vụ
35,95
35,0
8
36,92
36,95
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2005, 2010 và 2011.
Bảng 05 cho thấy khu vực dịch vụ của tỉnh có tốc độ chuyển dịch cơ cấu
tương đối chậm (bình quân chỉ tăng 0,03%/năm) do các ngành dịch vụ có khả năng
tạo giá trị gia tăng cao của tỉnh (du lịch - khách sạn - nhà hàng, thương mại ) chưa
khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế phát triển và cũng chưa có đủ kỹ năng quản lý,
vận hành theo hướng hiện đại. Ngoài ra, còn thiếu các cơ chế chính sách tạo điều
kiện cho khu vực dịch vụ phát triển nhanh hơn.
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Xu hướng thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Thái Nguyên trái chiều với
xu thế chung của cả nước. Tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước tăng chậm từ 42,17%
năm 2000 lên 45,65% năm 2011 (tăng trung bình 0,31%/năm). Tỷ trọng khu vực
kinh tế ngoài nhà nước giảm chậm, từ 54,12% năm 2000 xuống còn 53,24% năm
2011 (giảm trung bình 0,03%/năm). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm
2000 chiếm 3,7%, giảm xuống 1,11% vào năm 2011. Nhìn chung, khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài ở Thái Nguyên chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế
Tỉnh.
18

Bảng 06: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên theo thành phần kinh tế
(thời kỳ 2000-2011)
Đơn vị tính: % (Giá HH)
STT Thành phần kinh tế
2000 2005 2010
Sơ bộ
2011
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0
1 Kinh tế quốc doanh 42,17 46,87 44,95 45,65
2 Kinh tế ngoài quốc doanh 54,12 51,75 53,78 53,24
3 Đầu tư nước ngoài 3,70 1,38 1,27 1,11
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2005, 2010 và 2011.
1.3. Đầu tư phát triển
Hiện trạng đầu tư phát triển trên địa bàn Tỉnh được thể hiện trong Phụ lục 5
và Bảng 07 dưới đây. Phụ lục 5 cho thấy tốc độ tăng bình quân vốn đầu tư phát triển
giai đoạn 2006-2011 thấp hơn so với giai đoạn 2001-2005 trước đó (21,2% so với
33,8%). Phần giảm đi này chủ yếu do tốc độ tăng vốn trong nước giảm mạnh
(21,6% so với 49,7%), trong đó vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giảm mạnh
nhất, tiếp đến là vốn tín dụng và vốn ngoài DNNN. Vốn đầu tư nước ngoài tuy vẫn
chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng đầu tư của Tỉnh nhưng tăng đều trong cả hai giai
đoạn, trong đó giai đoạn 2006-2011 tăng gấp hơn hai lần giai đoạn 2001-2005 trước
đó. Năm 2011, tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 11.802,1 tỷ đồng, tăng
16,01% so với năm 2010.
Bảng 07: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Sơ bộ
2011
Phân theo nguồn vốn
100,

0
100,
0
100,
0
100,
0
100,
0
100,
0
100,0
1. Vốn khu vực kinh tế Nhà
nước
56,3 60,9 49,2 54,6 41,9 41,0 41,2
- Vốn ngân sách Nhà nước 26,2 31,4 29,8 28,8 46,9 38,7 36,6
- Vốn vay 56,6 55,3 61,7 67,4 48,7 57,6 59,0
- Vốn tự có của các DNNN 17,3 13,3 8,5 3,8 4,4 3,7 4,4
- Nguồn vốn khác
2. Vốn ngoài Nhà nước 37,0 31,7 40,8 37,2 50,5 51,4 53,8
- Vốn của doanh nghiệp 37,2 36,1 41,7 46,9 49,5 40,7 43,5
- Vốn của dân cư 62,8 63,9 58,3 53,1 50,5 59,3 56,5
3. Vốn đầu tư của nước ngoài 4,5 3,7 8,1 5,2 5,0 5,1 3,0
4. Nguồn vốn khác 2,2 3,7 1,9 3,0 2,7 2,5 1,9
Nguồn: Tính toán của Đề án từ số liệu trong Niên giám thống kê tỉnh Thái
Nguyên 2005-2012.
Bảng 07 ở trên cho thấy, từ năm 2005 đến 2008, tỷ trọng vốn đầu tư của khu
vực kinh tế Nhà nước cao hơn tỷ trọng vốn tư nhân (ngoài nhà nước) nhưng từ năm
2009 đến nay, tỷ trọng của hai nguồn vốn này đã đảo chiều. Theo tinh thần của Chỉ
19

thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn
ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, xu thế này còn có thể kéo dài
trong giai đoạn tới.
Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư tỉnh Thái Nguyên (2005-2011)
Nguồn vốn nước ngoài và các nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu
thế khó ổn định.
Hệ số ICOR, phản ánh một phần hiệu suất đầu tư, thể hiện trong Bảng 08
dưới đây:
Bảng 08: Hệ số ICOR (2005-2011)
Chỉ tiêu 2005 2010 2011
1. GDP (tỷ đồng, giá SS 1994) 3.773 6.362 6.958
2. Tổng vốn đầu tư (tỷ đ. Giá SS
1994) 2.136 3.265 3.231
3. Đầu tư/GDP (-1) (%) 61,9 56,8 50,8
4. Tốc độ tăng GDP (%) 9,4 10,7 9,4
5. ICOR (3/4) 6,6 5,3 5,4
6. Trượt giá đầu tư 1,59 2,84 3,12
Nguồn: Tính toán của Đề án.
Tính theo giá cố định (giá 1994) hệ số ICOR của tỉnh thấp hơn so với trung
bình cả nước. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 đạt 26.279 tỷ đồng, GDP
tăng thêm trong cùng thời kỳ là 13.238 tỷ đồng, hệ số ICOR ước đạt 5,3 lần. Như
vậy, theo các cách tính khác nhau, thì ICOR chỉ vào khoảng 5,3 đơn vị để tăng thêm
1 đơn vị GDP. Một trong những nguyên nhân hệ số ICOR thấp hơn so với trung
bình cả nước, là do tỷ trọng đầu tư vào kết cấu hạ tầng nhỏ hơn với cả nước.
1.4. Phát triển theo lãnh thổ
Thái Nguyên có ba tiểu vùng kinh tế là vùng núi cao, vùng núi thấp - đồi cao
và vùng gò đồi trung tâm. Trình độ phát triển của ba khu vực có sự chênh lệch rõ
nét: vùng gò đồi trung tâm có trình độ phát triển cao hơn vùng núi thấp và vùng núi
cao.
20

1.4.1. Vùng núi cao
Vùng núi cao bao gồm huyện Võ Nhai, Định Hóa và phần núi cao Bắc huyện
Đại Từ và Bắc huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc
lớn, đất đai bị rửa trôi, xói mòn nghiêm trọng, giao thông còn nhiều khó khăn; kinh
tế nông lâm nghiệp là chủ yếu; hệ thống kết cấu hạ tầng và ngành nghề nông thôn
kém phát triển; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân còn khó khăn, trình độ dân
trí còn thấp.
Nhìn chung, đây là vùng gặp nhiều khó khăn của tỉnh, ngành nghề nông thôn
kém phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ tỉnh thực hiện các chính
sách khuyến nông, khuyến lâm, các tập quán sản xuất trong vùng đã dần thay đổi,
các vùng chuyên canh chè, cây ăn quả đã bước đầu được hình thành, đời sống nhân
dân dần được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống.
1.4.2. Vùng núi thấp - đồi cao
Vùng núi thấp - đồi cao, bao gồm huyện Đồng Hỷ, Nam Phú Lương và Nam
Đại Từ. Đây là vùng có địa hình gồm các dãy núi đan chéo với các dãy đồi cao tạo
thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng, có điều kiện phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn đa dạng, phong phú. Trong những năm gần đây, kinh tế vùng này
tương đối phát triển, trình độ kinh tế được nâng lên nhờ một số dự án đầu tư đang
phát huy hiệu quả.
1.4.3. Vùng gò đồi và vùng trung tâm
Vùng gò đồi và vùng trung tâm bao gồm huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã
Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một số xã giáp thành phố của huyện Đồng
Hỷ, Phú Lương. Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phƒng, đất đai tương đối
tốt; là trung tâm phát triển, trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của Tỉnh.
Vùng này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển, có hạ tầng giao
thông (đường sắt, đường bộ), hệ thống thông tin liên lạc… tốt nhất trong Tỉnh nên
kinh tế phát triển mạnh nhất. Thành phố Thái Nguyên đã được công nhận là đô thị
loại I từ cuối năm 2010, kết cấu hạ tầng đã và đang được tiếp tục đầu tư nâng cấp,
nhiều loại hình dịch vụ ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Trên tất cả các vùng trong Tỉnh, các vùng sản xuất chuyên canh đã dần được

hình thành với các mô hình hợp tác xã kiểu mới, mô hình kinh tế trang trại, mô hình
kinh tế gò đồi … Các mô hình này đã và hoạt động tương đối hiệu quả, đóng góp
tích cực vào phát triển kinh tế Tỉnh, nâng cao đời sống vật chất của người dân nông
thôn.
1.5. Bố trí các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn
Sản xuất công nghiệp Thái Nguyên chủ yếu tập trung ở thị xã Sông Công
(KCN Sông Công I và II), thành phố Thái Nguyên (KCN Quyết Thắng) và huyện
Phổ Yên (KCN Nam Phổ Yên và Tây Phổ Yên), Phú Bình (KCN Điềm Thụy). Thực
tế, trong những năm gần đây, công nghiệp Thái Nguyên đã và đang được tổ chức lại
theo hướng bố trí vào các khu công nghiệp tập trung và đầu tư hoàn thiện các khu
vực.
Ưu điểm: Sự phân bố các khu công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên tương đối hợp lý:
- Các khu công nghiệp được phát triển trên những vùng đất trồng cây hàng
21
năm hoặc đất bạc màu, ít có dân cư sinh sống;
- Các khu công nghiệp gắn với sự phát triển các trục giao thông. Gần đường
sắt Hà Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và quốc lộ 3;
- Khoảng cách ngắn giữa các khu công nghiệp với các trung tâm đô thị lớn
(Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên)
tạo điều kiện đảm bảo cung cấp các dịch vụ hạ tầng xã hội cơ bản, cung cấp nhân
lực cũng như các đầu vào cần thiết khác cho phát triển các khu công nghiệp.
Hạn chế: Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp chưa căn cứ vào sự liên kết
giữa các ngành.
1.6. Hệ thống đô thị
a) Đặc điểm hệ thống đô thị Thái Nguyên:
- Hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên bao gồm 15 đô thị: Thành phố Thái
Nguyên (đô thị loại I trực thuộc tỉnh), thị xã Sông Công (đô thị loại III trực thuộc
tỉnh), 13 thị trấn huyện lỵ và thị trấn chuyên ngành, còn lại là đô thị loại V.
- Về quy mô và hình thức phân bố: Các đô thị trên địa bàn tỉnh đều có quy mô

vừa và nhỏ, chủ yếu được phân bố dải đều, có tính tự phát từ các tụ điểm dân cư
nông thôn, bám theo các trục quốc lộ và tỉnh lộ.
- Về tính chất đô thị: Tất cả các đô thị đều có tính chất đa năng, đa tính chất
và có tính chất chung là trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội, đầu mối giao thông
quan trọng của địa phương. Một số đô thị có thêm các tính chất như an ninh, quốc
phòng, du lịch, nghỉ dưỡng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ…
- Về hình thái và dân số đô thị: Các đô thị ở Thái Nguyên phát triển tự do. Hai
đô thị lớn trong tỉnh là Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công có hình thái
phát triển theo hướng vành đai đồng tâm; các đô thị khác phát triển theo hướng
điểm, dải, chuỗi theo trục giao thông và phân tán.
b) Những hạn chế của hệ thống đô thị Thái Nguyên:
- Chất lượng đô thị không đồng đều: Thành phố Thái Nguyên có quy mô dân
số tương đối lớn (283.333 người bao gồm cả ngoại thị), được xây dựng khá tập
trung, nhiều cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng. Trong khi đó, các đô thị
như: Thị xã Sông Công (50.438 người), huyện Định Hóa (8.700 người), huyện Phú
Lương (10.060 người), huyện Đồng Hỷ (11.000 dân đô thị), huyện Đại Từ (16.000
dân đô thị), huyện Phú Bình (13.700 dân đô thị), huyện Phổ Yên (13.900 dân đô thị)
chưa được đầu tư xây dựng nhiều. Các thị trấn có quy mô nhỏ, hạ tầng kỹ thuật chưa
đồng bộ.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của Thái Nguyên còn thấp, chiếm 34,5%
tổng số lao động hoạt động kinh tế (cần bố trí việc làm).
- Chất lượng đường phố còn kém, một số thị trấn kết cấu hạ tầng xuống cấp
nghiêm trọng.
- Cấp điện đủ dùng với tiêu chuẩn thấp.
- Mới có khoảng 90% dân số đô thị được cấp nước và chất lượng nước chưa
đạt yêu cầu. Chỉ có thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công có nguồn cung cấp
nước sạch. 35% số công trình nước sinh hoạt tập trung hoạt động không hiệu quả.
Một số công trình không bảo đảm chất lượng, không cung cấp đủ nước theo thiết
kế.
22

- Hệ thống thoát nước còn kém. Chỉ có thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông
Công có hệ thống thoát nước nhưng chỉ đảm bảo thoát nước mưa.
- Cấu trúc không gian của hệ thống đô thị và thị tứ mất cân đối: dân cư đô thị
tập trung nhiều dọc theo QL3 (bao gồm thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công,
thị trấn Ba Hàng), dọc theo tuyến quốc lộ 37 (bao gồm thị trấn Đại Từ), và dọc theo
tuyến quốc lộ 1B (bao gồm thị trấn Chùa Hang, thị trấn Sông Cầu).
- Các đô thị của tỉnh còn nhỏ bé, chủ yếu là mang chức năng trung tâm hành
chính, chính trị. Các chức năng sản xuất, dịch vụ, thương mại còn chưa phát triển.
Thiếu yếu tố động lực phát triển quan trọng như sản xuất công nghiệp, dịch vụ
thương mại, du lịch. Chất lượng đô thị chưa đồng đều và còn yếu, chưa tạo được
bản sắc riêng ở các đô thị, đặc biệt là tính chất đô thị trung du miền núi.
- Với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh như những năm qua, đặc biệt là mức
độ tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp, thì quá trình đô thị hoá của Thái
Nguyên đã diễn ra không tương xứng. Từ năm 2005 đến nay, tốc độ đô thị hóa chỉ
đạt 3,68%/năm.
1.7. Chất lượng môi trường tỉnh Thái Nguyên
1.7.1. Chất lượng nước
Chất lượng nước sông: Chất lượng nước sông Cầu và sông Công đều bị ô
nhiễm, trong đó mức độ ô nhiễm nước ở sông Cầu tương đối nhẹ. Chất lượng nước
sông Cầu tại đập Thác Huống bị ô nhiễm ở mức trung bình đến nặng, không đạt
QCVN 08: 2008 đối với loại B1. Tại các vị trí khác, chất lượng nước sông Cầu chỉ
bị ô nhiễm nhẹ đến trung bình.
Nước sông Công bị ô nhiễm năng hơn nước sông Cầu. Hiện nay, không có
điểm nào trên sông Công có tất cả thông số chất lượng nước đạt mức cho phép
(MCP) đối với nguồn loại A theo QCVN 08: 2008.
Chất lượng nước ngầm: Phần lớn các điểm khảo sát nước ngầm có nồng độ
NH4+ < 0,006 mg/L, đạt QCVN 09: 2008, (giá trị giới hạn là 0,1mg/L). Tuy nhiên ở
một số khu vực, nước giếng đã bị ô nhiễm NH4+ rõ rệt.
Nước thải: Hiện nay, nước thải của phần lớn các đơn vị sản xuất công nghiệp,
bệnh viện và bãi rác ở Thái Nguyên chưa đạt QCVN 24: 2009/BTNMT về nước thải

công nghiệp. Đây là nguồn ô nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm, xử lý và quản lý
đúng luật về bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy chuẩn Việt Nam (QCVN).
1.7.2. Chất lượng không khí và tiếng ồn
- Khu vực đô thị: Hàm lượng bụi ở các đô thị thấp hơn mức cho phép (MCP)
theo tiêu chuẩn Việt nam (QCVN 05: 2009), dao động trong khoảng nhỏ hơn 0,1 –
1,0 mg/m
3
, tuy nhiên ở các khu vực ven đường giao thông và công trình xây dựng,
hàm lượng bụi trong không khí vượt MCP từ 1,5 đến 3,0 lần. Các nồng độ SO
2
,
NO
2
, CO, và chì đều thấp hơn MCP trong QCVN 05 – 2009. Độ ồn được dao động
trong khoảng từ 50 – 70 dbA. Tại phần lớn các điểm quan trắc độ ồn đều đạt MCP
trong TCVN 5949 – 1998.
- Khu vực nông thôn: Không khí khu vực nông thôn thuộc loại trong sạch.
Hàm lượng bụi dao động trong khoảng nhỏ hơn 0,1 – 0,92 mg/m
3
. Nồng độ SO
2
,
NO
2
, CO và nồng độ chì đều thấp hơn MCP trong QCVN 05: 2009. Tuy vậy, tại 3/
30 điểm quan trắc, hàm lượng bui trong không khí vượt MCP trong QCVN 05:
23
2009. Độ ồn tại phần lớn các điểm đều đạt MCP đối với khu dân xem kẽ khu thương
mại, nhưng không đạt CMP đối với khu dân cư. Đặc biệt các điểm nằm cạnh đường
giao thông có mật độ xe cơ giới cao bị ô nhiễm do tiếng ồn ở mức cao (trên 75 dbA

vào giờ cao điểm về hoạt động giao thông).
- Các khu công nghiệp: Tại các khu dân cư gần khu vực nhà máy xi măng Núi
Voi, Quang Sơn, La Hiên và khu, cụm công nghiệp tại các huyện Phổ Yên, Phú
Bình, Võ Nhai, Phú Lương và Định Hóa, chất lượng không khí thuộc loại ô nhiễm
nhẹ. Độ ồn đạt MCP theo TCVN. Tại các vị trí khu công nghiệp còn lại với các
điểm đại diện là đường tròn gang thép, cổng Cân, công ty gang thép và khu công
nghiệp sông Công, không khí đã bị ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm nặng.
- Khu khai thác khoáng sản: Ô nhiễm không khí tại khu vực mỏ sắt Trại Cau,
mỏ than Phấn Mễ và mỏ than Khánh Hòa đã vượt MCP khoảng 2 lần. Trong khi đó
tại các vị trí khác, không khí chỉ bị ô nhiễm ở mức nhẹ. Tác nhân gây ô nhiễm chủ
yếu là bụi, chưa khu vực nào bị ô nhiễm các khí độc SO2, NOx và Pb. Độ ồn ở các
khu vực khai thác khoáng sản đạt MCP vào thời điểm không có hoạt động nổ mìn.
1.7.3. Chất lượng đất
Độ PH đo được trong các mẫu đất dao động trong khoảng 4,5 – 8,5. Đất
nghèo hữu cơ. Đa số mẫu đất ở các điểm khảo sát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bị
ô nhiễm kim loại nặng. Chỉ có đất ruộng ở một số khu vực chưa bị ô nhiễm kim loại
nặng. Các hàm lượng As, Pb, Cd, Zn đều không đạt QCVN 03: 2008/BTNMT.
1.7.4. Chất thải rắn
Năm 2011, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh
khoảng 700 tấn/ngày, trong đó có khoảng 320 tấn/ ngày từ các đô thị. Khối lượng
chất thải rắn (phân) từ gia súc gia cầm vào khoảng 52.000 tấn/năm. Khối lượng chất
thải rắn y tế phát sinh khoảng 9,5 tấn/ngày, trong đó khoảng 346kg chất thải nguy
hại. Khối lượng chất thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn khoảng 1,825 triệu tấn
(5,010 tấn/ngày), trong đó 25% là chất thải nguy hại.
Theo tốc độ tăng trưởng về dân số, mức sống, tăng trưởng công nghiệp, nông
nghiệp, chăn nuôi, khối lượng chất thải rắn các loại sẽ tăng nhanh trong giai đoạn
2011-2020. Đây là vấn đề nan giải phải được giải quyết trong các quy hoạch phát
triển của tỉnh, thành phố, huyện, thị xã.
1.7.5. Công tác quản lý, giám sát môi trường
Nhìn chung, công tác quản lý, giám sát môi trường đã được thực hiện tốt bằng

công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về môi trường, đẩy mạnh cải
cách thể chế trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường. Sở TNMT đã thẩm định
báo cáo ĐTM cho trên hàng trăm dự án thuộc nhiều loại hình sản xuất kinh doanh:
khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, phát triển đô thị, dịch vụ… Công tác thẩm
định ĐTM góp phần đáng kể vào công tác quản lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm
trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả trên, công tác quản lý nhà nước về môi trường vẫn
còn một số hạn chế nhất định: (1) Lãnh đạo các cấp chưa chỉ đạo cụ thể về việc gắn
kết giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường; (2) Quản lý môi trường còn thiếu
thống nhất, chồng chéo giữa một số sở, ngành; (3) Công tác kiểm tra, giám sát các
dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi thẩm định báo cáo ĐTM đã được triển khai
24
nhưng chưa toàn diện; (3) Nhận thức và hành động bảo vệ tài nguyên môi trường và
gắn kết bảo vệ môi trường trong phát triển sản xuất kinh doanh của cán bộ Đảng,
chính quyền các cấp và doanh nghiệp chưa có chuyển biến rõ rệt.
1.7.6. Các vấn đề về môi trường cần được ưu tiên giải quyết
Kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các
cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Ô nhiễm môi trường đang và sẽ
là một vấn đề cấp bách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Do vậy kiểm soát ô nhiễm
công nghiệp là một trong các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quá trình đẩy
mạnh CNH – HĐH và là một nội dung quan trọng trong việc bảo vệ môi trường
tỉnh.
Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước: Hiện nay, nước thải từ các đô thị, các khu
dân cư và nước thải công nghiệp từ hàng trăm nhà máy xí nghiệp vẫn đang xả trực
tiếp ra sông Cầu, sông Công và các sông suối. Nước thải, nước mưa chảy tràn qua
các khu vực khai thác khoáng sản, vùng đất nông nghiệp, chăn nuôi đưa vào các
sông hồ. Do vậy sông Cầu, sông Công và các sông suối khác đang và sẽ ngày càng
bị ô nhiễm. Do vậy ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước các sông, suối
là vấn đề cần ưu tiên giải quyết để bảo vệ môi trường tỉnh.
Kiểm soát ô nhiễm môi trường đô thị: Hiện nay, ngoại trừ thành phố Thái

Nguyên đã có dự án xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, thị xã sông Công và
các thị trấn khác, nước thải chưa được xử lý. Hệ thống thoát nước mưa chưa được
tách khỏi hệ thống thoát nước thải. Hầu hết các bãi rác, khu xử lý chất thải rắn đô thị
đều chưa áp dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh hoặc các công nghệ xử lý tiên
tiến. Vì thế ô nhiễm môi trường ở thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh đang
và sẽ ngày càng rõ rệt.
Kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường ở các khu khai thác chế biến
khoáng sản, các làng nghề: Ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác chế biến
khoáng sản, các làng nghề ở Thái Nguyên đang và sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu
tình hình kiểm soát ô nhiễm vẫn không được cải thiện. Hậu quả về ô nhiêm, suy
thoái môi trường ở các khu mỏ sẽ tác động xấu đến sức khỏe nhân dân và tài
nguyên. Ô nhiễm do khí thải, nước thải, chất thải rắn ở các làng nghề cũng là một
vấn đề khó giải quyết do các chủ hộ sản xuất hạn chế về tài chính, nhân lực và công
nghệ. Do vậy, đây phải là vấn đề ưu tiên trong kế hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh.
Ngoài ra, việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nâng
cao năng lực quản lý môi trường và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong
bảo vệ môi trường cũng nằm trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ môi
trường tỉnh.
1.8. Tác động của cơ chế chính sách đang thực hiện đến phát triển KT-XH
Trên thực tế, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên là sự đóng góp
của toàn dân, nhất là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đang kinh doanh trên trên địa
bàn. Vì thế, đánh giá tác động của cơ chế chính sách đến phát triển kinh tế-xã hội
trước hết là đánh giá sự tác động của cơ chế chính sách đến các nhà đầu tư. Mục
đích cuối cùng của các cơ chế chính sách là tạo ra môi trường kinh doanh, trong môi
trường đó các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh có đủ năng lực cạnh tranh
với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
25

×