Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 14 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC………………….

Đề tài:

Người thực hiện:
Giáo viên nhiều môn
Năm học: 2022-2023

1


MỤC LỤC
PHẦN A. MỞ ĐẦU

Trang

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

3

II.

THỰC TRẠNG

3

1. Đặc điểm tình hình


3

2. Thuận lợi

4

3. Khó khăn

4

4. Ngun nhân

5

III.

CÁC BIỆN PHÁP

5

Giải pháp 1: Tổ chức lớp học, bầu ban cán sự lớp, áp dụng các phương pháp

6

giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng
Giải pháp 2: Thực hiện tốt tiết sinh hoạt chủ nhiệm - Hoạt động trải nghiệm

8

Giải pháp 3: Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ, người giám hộ của học sinh để


10

trao đổi tình hình học tập, tham gia tốt các phong trào
IV.

HIỆU QUẢ

12

V.

KẾT LUẬN:

13

PHẦN A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

2


Học sinh lớp Một là lứa tuổi mà chúng ta tưởng dễ dạy hóa ra lại khó vì
đây là lứa tuổi chuyển giao giữa giai đoạn ở hoạt động vui chơi sang giai đoạn
học tập chính thức của bậc tiểu học. Ở lứa tuổi này các em luôn muốn tự làm
theo ý thích của bản thân và ham chơi nhiều hơn là ham học; đồng thời các em
cũng dễ bị cám dỗ, bắt chước theo bạn bè. Các em luôn muốn tìm hiểu, khám
phá thế giới xung quanh mình. Chính vì vậy, phải học tập, thực hiện theo những
khn khổ của nhà trường là việc các em cảm thấy không thoải mái, khơng
muốn tn thủ. Từ đó, các em muốn thốt ra, muốn được tự do. Vậy phải làm gì

để giúp các em học tập tốt, rèn đạo đức theo những khuôn khổ, giáo huấn của
nhà trường với tâm lý thoải mái, thích thú hơn là bị ép buộc? Muốn làm được
điều này, công tác chủ nhiệm lớp là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà
giáo viên cần phải thực hiện.
Trong q trình dạy học, tơi nhận thấy các em còn rụt rè, thiếu tự tin khi
đến lớp, chưa tập trung trong giờ học, chưa có ý thức học tập và tự quản…Để
thực hiện điều này, tôi quyết tâm làm tốt cơng tác chủ nhiệm vì chỉ có một môi
trường tập thể tốt mới mong ươm mầm tương lai mạnh khoẻ được. Chính vì thế,
tơi đã thực hiện giải pháp: “ Một số biện pháp tích cực trong cơng tác chủ
nhiệm lớp”
II. THỰC TRẠNG:
1. Đặc điểm tình hình:
Năm học 2022-2023, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1.2
gồm 47 học sinh. Năm học này vẫn tiếp tục thực hiện chương trình GDPT 2018.
Năm nay, số lượng các em được học qua mẫu giáo rất ít vì cả năm vừa rồi
dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên các em phải ở nhà, phần vì ba mẹ lo
lắng việc đi học ảnh hưởng sức khỏe của các em.

2. Thuận lợi:
3


* Giáo viên:
Được sự chỉ đạo sát sao của BGH về mặt chuyên môn, thường xuyên tổ
chức thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề, thảo
luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến, đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng
trong việc giảng dạy.
Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học. Mơi trường học
thân thiện - học sinh tích cực. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức cuộc
họp với cha mẹ học sinh để thông báo những nội quy, quy định nền nếp học tập

của học sinh.
* Học sinh:
Cùng độ tuổi, các em rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cơ giáo, thích học
tập và thi đua với bạn, dễ khích lệ động viên.
Một số phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em mình, chuẩn bị
đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt
cho con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà.
3. Khó khăn:
Trình độ tiếp thu của học sinh khơng đồng đều.
Một số em còn nhút nhát trong giao tiếp.
Một số em khơng tập trung trong giờ học, nói chuyện riêng, làm việc
riêng, chưa tích cực trong các phong trào trường, lớp.
Một số em hay chọc phá bạn, không thương yêu lẫn nhau.
Qua khảo sát thời điểm học đầu năm tôi nắm được số lượng học sinh có
biểu hiện như sau:

Sĩ số

Biểu hiện của học sinh

4

Số lượng học sinh


47 HS

Chưa tập trung trong giờ học, rụt rè.

25


Tiếp thu kiến thức kém.

15

Chọc phá bạn.

3

Chưa tích cực tham gia phong trào.

15

4. Ngun nhân:
Qua tìm hiểu bản thân tơi thấy các em gặp nhiều hạn chế trên là do những
nguyên nhân sau:
Trong giờ học các em không chú ý nghe giảng bài, chưa mạnh dạn giơ tay
phát biểu. Do lứa tuổi của các em còn ham chơi, khả năng tập trung chưa cao.
Phụ huynh đa số là công nhân, lao động tự do, có cuộc sống vất vả lo
kiếm tiền để mưu sinh nên rất ít thời gian quan tâm đến bài vở của con em mình.
Một số phụ huynh khơng biết dạy con như thế nào vì cịn hạn chế về kiến thức,
cho rằng việc dạy học của các em là trách nhiệm của giáo viên.
Tiết dạy còn chưa thu hút được sự chú ý của học sinh, tiết dạy chưa sinh
động.
Giáo viên chưa quan tâm đến hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí của các em
một cách phù hợp.
III/ CÁC BIỆN PHÁP:
Để giúp các em dần khắc phục những hạn chế trên, tôi đã áp dụng những
giải pháp sau:
Giải pháp 1: Tổ chức lớp học, bầu ban cán sự lớp, áp dụng các phương pháp

giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng:
* Tổ chức lớp học, bầu ban cán sự lớp:

5


Hướng dẫn các em bầu lớp trưởng, lớp phó. Tơi tham khảo ý kiến phụ
huynh để tìm hiểu xem các em có năng khiếu, sở trường về mặt nào, sau đó nhờ
phụ huynh tư vấn giúp đỡ để các em tự ứng cử vào chức danh đó. Nếu các em
vẫn nhút nhát chưa dám tham gia ứng cử, tôi sẽ trực tiếp tư vấn động viên các
em, để các em nhận thấy việc tham gia vào ban cán sự lớp là quyền lợi và nghĩa
vụ của học sinh, sau đó cho các em đề cử, tôi chỉ tham gia sau khi đã có ý kiến
của số đơng học sinh. Tiếp theo đó cùng cả lớp thảo luận về nội quy của lớp, về
các ban cần thiết với lớp mình và một số nội qui do lớp đặt ra để ban cán sự lớp
dễ theo dõi, kiểm tra giúp nhau cùng tiến bộ. Tất cả các em đều được tham gia ý
kiến, các em cùng nhau trao đổi xem có điểm nào các em thấy khó thực hiện tơi
sẽ giải thích và giúp các em làm tốt hơn. Sau đó tiến hành phát động thi đua giữa
các nhóm.
Lớp tơi chia làm 4 tổ. Tôi yêu cầu bạn lớp trưởng ghi chép theo dõi các
hoạt động mà mình phụ trách vào sổ theo dõi. Nhiệm vụ của từng thành viên tôi
giao rất cụ thể:
Lớp trưởng: Điều hành chung công việc của lớp, theo dõi thi đua giữa các
nhóm, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm khi có sự cố và là người phối hợp chặt
chẽ với giáo viên chủ nhiệm về tình hình hàng ngày của lớp.
Lớp phó: Điều hành cơng việc chung, theo dõi, đôn đốc các hoạt động
hàng ngày của tổ về việc việc thực hiện nội quy, học tập,…
Tổ trưởng 4 tổ điều hành công việc về việc thực hiện nội quy là chính..
Tơi đưa ra những quy định cụ thể để các em cán sự lớp dễ theo dõi đảm
bảo tính cơng bằng. Dĩ nhiên những quy định này cũng được các em đồng ý
thông qua trong cuộc họp lớp đầu năm.

*Áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng:
Nhóm học sinh có hồn cảnh khó khăn:

6


Thường xuyên quan tâm, động viên các em. Không để các em có cảm giác
bị phân biệt đối xử. Lắng nghe và tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt
động của lớp.
Trao đổi với ban đại diện lớp để có những biện pháp giúp đỡ kịp thời để
các em không bị áp lực về mặt kinh tế khi đi học.
Nhóm học sinh tiếp thu kiến thức kém:
Giảng lại bài khi các em chưa hiểu, thường xuyên gọi các em giơ tay phát
biểu bài.
Có kế hoạch phụ đạo phù hợp.
Thường xuyên kiểm tra, động viên, nhắc nhở các em.
Lập đôi bạn cùng tiến. Lựa chọn những em học sinh có mức học đạt, hiểu
bài để giúp các em tự tin chỉ bài cho nhau khi các em không hiểu hoặc không
đọc bài được.
Không trách phạt, miệt thị, cáu gắt làm cho các em cảm thấy sợ hãi và
không muốn học nữa.
Liên hệ phụ huynh để phụ huynh nắm được tình hình, kèm cập thêm ở
nhà.
Nhóm học sinh cá biệt về phẩm chất:
Gần gũi với các em hơn, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của các
em. Tìm hiểu xem hồn cảnh gia đình của em như thế nào? (Có mẫu thuẫn gia
đình khơng? Đang sống với ai? Hồn cảnh gia đình thế nào? Hoặc trẻ có tính
xấu mà gia đình chưa biết để giáo dục)
Động viên, chỉ ra những tác hại khi mình chọc phá bạn, khơng trách phạt
la mắng.


7


Giải pháp 2: Thực hiện tốt tiết sinh hoạt chủ nhiệm - Hoạt động trải
nghiệm
Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, cần tạo cho các em tâm thế thoải mái,
không gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình
mà giáo viên tập cho các em biết phê và tự phê. Trong mỗi tiết sinh hoạt chủ
nhiệm, giáo viên cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức
khác nhau như: Cán bộ lớp nhận xét, cá nhân tự nhận xét. Bên cạnh đó, giáo
viên cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một
tuần học: những điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em,
… Qua đó, giáo viên nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có
những biện pháp giáo dục phù hợp.
Cũng trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, giáo viên đưa ra những yêu cầu, nội
dung về rèn luyện đạo đức, học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế
hoạch hành động cụ thể. Giáo viên nhận xét và chọn những hành động thiết thực
để các em thực hiện. Sau mỗi tuần, hoặc thời gian quy định, giáo viên cho học
sinh tự nhận định, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa làm được so với
kế hoạch , từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn.
Ví dụ: Học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động thực hiện các tuần tiếp
theo. Học sinh đã đưa ra một số hoạt động như sau:
Khơng gây gổ, đánh nhau;
Khơng nói chuyện trong giờ học;
Thực hiện tốt các nội quy của trường;
Thân ái với mọi người;
Tự giữ trật tự khi khơng có cơ hoặc cơ có khách.
Lễ phép, vâng lời…


8 phương hướng tuần tới
Các em được thảo luận nhóm đề ra


Bên cạnh đó, trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, giáo viên lồng ghép một số hoạt
động giáo dục về quyền trẻ em, an tồn giao thơng, giáo dục bảo vệ mơi trường,
rèn các kĩ năng sống, tìm hiểu về lịch sử,... nêu những tấm gương tốt cho học
sinh noi theo..

Tiết sinh hoạt lớp được lồng ghép An toàn giao thông

9


Ngoài ra, trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, giáo viên cần tuyên dương các
em làm việc tốt trong tuần.

Các em được khen thưởng khi cố gắng

Hàng tháng tôi cùng với các em tổ chức sinh nhật cho những em có ngày sinh
trong tháng. Bằng những lời chúc, những bài hát thật dễ thương của cả lớp.

Các em được khen thưởng khi cố gắng

10


* Giải pháp 3: Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ, người giám hộ của học sinh để
trao đổi tình hình học tập, tham gia tốt các phong trào.
Trong giáo dục, muốn đạt hiệu quả thì cần có sự phối hợp giữa gia đình nhà

trường và xã hội. Việc phối hợp này sẽ giúp việc giáo dục các em một cách liên
tục, toàn diện.
Thường xuyên liên hệ, trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp giáo dục,
động viên giúp đỡ kịp thời từng học sinh nhất là đối với những học sinh cá biệt,
sau mỗi buổi học nhờ phụ huynh chụp bài của các bé học nộp lại cho cô kiểm tra
để nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển trí tuệ, năng lực.
Tơi trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức như: trao đổi qua điện
thoại trực tiếp, qua zalo mỗi khi có sự việc cần trao đổi ngay, đôi khi chỉ là
những thăm hỏi việc học tập sinh hoạt của học sinh ở nhà để tìm nguyên nhân
học sa sút hay cùng nhau phối hợp để giúp HS tiến bộ, giáo dục đạo đức ở gia
đình.
Thăm hỏi, động viên gia đình học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn và
kiến nghị lên nhà trường giúp đỡ.
Giáo viên lập kế hoạch phụ đạo cụ thể đối với những em chậm tiếp thu
bằng cách phụ đạo vào những giờ trái buổi. Tạo phiếu bài đọc, nhờ cha mẹ,
người giám hộ cho các em đọc bài và quay phim lại cho giáo viên xem.
Giáo viên lên kế hoạch phụ đạo vào ngày thứ bảy đối với các em là lớp
bán trú hoặc các ngày trái buổi đối với các em học một buổi. Giáo viên cần quan
sát, lắng nghe các em mọi lúc mọi nơi, dành nhiều thời gian cho các em đọc yếu,
nhất là các em chưa biết đọc, chưa nhớ âm vần, động viên, khích lệ các em cố
gắng giúp các em có tiến bộ hơn.

11


Để làm tốt các phong trào, tôi luôn phối hợp cùng ban đại diện cha mẹ
học sinh, thường xuyên trao đổi tình hình của lớp cũng như những trăn trở rất
Các em học phụ đạo vào thứ bảy
chân thành của cơ trị chúng tơi. Tơi đã nhận được sự chia sẻ cũng như sự ủng
hộ nhiệt tình từ Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng một số phụ huynh quan tâm.


Các em tham gia phong trào nuôi heo đất, kéo co

IV/ HIỆU QUẢ:U QUẢ::
Chỉ trong 2 tháng vận dụng những giải pháp trên. Học sinh của lớp tôi rất
ngoan, chăm học, luôn làm theo hướng dẫn của giáo viên, tích cực và năng nổ
khi tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể. Các
em biết giúp đỡ bạn bè, lễ phép với thầy cô giáo, tự tin vào bản thân và luôn
tham gia tích cực vào các phong trào của trường tổ chức.
Các em biết nhặt được của rơi và trả lại cho người bị mất. Khi các em có
những chuyện buồn, những vướng mắc trong học tập và trong cuộc sống thì
các em mạnh dạn tâm sự và sẵn sàng bày tỏ với bạn bè và GVCN của mình.
Đạt giải 3 thi kéo co và nộp cho thư viện 50 quyển sách, truyện cho thư
viện, tham gia tích cực ni heo đất, kế hoạch nhỏ.

12


Sau đây là bảng thống kê biểu hiện của học sinh đến thời điểm hiện tại
như sau:
Số lượng học sinh
Biểu hiện của học sinh

Sĩ số

theo thời điểm
Đầu năm

Chưa tập trung trong giờ học, rụt


Hiện tại

25

8

Tiếp thu kiến thức kém.

15

10

Chọc phá bạn.

3

1

Chưa tích cực tham gia phong trào.

15

5

rè.
47 HS

V/ KẾT LUẬN:
Qua một thời gian tìm tịi, nghiên cứu ra những biện pháp để thực hiện
vào việc dạy học nâng cao công tác chủ nhiệm lớp. Với lòng yêu nghề mến trẻ

và những kinh nghiệm ít ỏi của mình tơi đã mạnh dạn áp dụng trong thời gian
qua thì chất lượng và hiệu quả dạy học ngày càng được nâng cao hơn, giúp cho
học sinh học tập tốt hơn và hình thành phẩm chất năng lực của học sinh. Sau khi
thực hiện trên lớp của tơi thì tơi thấy rằng các biện pháp giáo dục ở trên mang lại
hiệu quả rất khả quan.
Tôi tin với sự tận tâm của tôi cùng với những biện pháp linh hoạt phù hợp
thì người giáo viên cũng sẽ giúp cho các em hoàn thành được nhiệm vụ học tập
của mình và đạt được kết quả tốt nhất

13


………. , ngày 28 tháng 02 năm 2023
Người viết

…………………..

14



×