1
BỘ CÔNG THƯƠNG
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VIỆT NAM
BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHCN
NĂM 2011
Tên đề tài: "Nghiên cứu đánh giá thực tiễn đầu tư cho KH&CN
tại các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí. Các giải pháp thúc
đẩy đầu tư và ứng dụng KHCN trong sản xuất cơ khí Việt Nam"
Mã số: 196.11.RD
Đơn vị thực hiện
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VIỆT NAM
Chủ nhiệm đề tài
Ks. Đào Phan Long
9035
Năm 2011
2
BỘ CÔNG THƯƠNG
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VIỆT NAM
BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHCN
NĂM 2011
Tên đề tài: "Nghiên cứu đánh giá thực tiễn đầu tư cho KH&CN
tại các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí. Các giải pháp thúc
đẩy đầu tư và ứng dụng KHCN trong sản xuất cơ khí Việt Nam"
Mã số: 196.11.RD
Đơn vị thực hiện: HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VIỆT NAM
Ban Chủ nhiệm đề tài
1 Đào Phan Long Kỹ sư, Phó chủ tịch HH Hiệp hội DN Cơ khí Việt Nam
2 Nguyễn Văn Vũ KS., Tổng giám đốc Cty SVEAM
3 Đỗ Văn Vũ TS. Tổng giám đốc Viện IMI
4 Hoàng Văn Gợt TS, Giám đốc TT CNCTM viện Narime
5 Nguyễn Văn Thành KS chế tạo máy. Giám đốc Cty Cơ khí Quang Trung
6 Nguyễn Minh Phương KS. phòng kỹ thuật Tcty COMA
7 Phạm Quang Nhân KS, P. Tổng Giám đốc Tcty LILAMA
8 Trần Đức Thọ ThS. Giám đốc TT Tư vấn &PTCN viện IEMM
9 Trần Văn Quang KS TB
điện, Tổng giám đốc Cty CP Chế tạo TB điện
10 Đinh Việt Phương TS. P. Tổng giám đốc TCty VINAMOTOR
11 Lê Minh Đức TS. Trưởng phòng KHCN Tập đoàn VINASHIN
12 Lê Bắc Quân KS. Phó Giám đốc Cty CP Chế tạo giàn khoan DK
13 Nhóm Chuyên viên Kỹ sư cơ khí VAMI
3
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 4
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 10
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÀ ỨNG DỤNG KHCN VÀO SẢN XUẤT 10
1.1- Sơ lược về tình hình đầu tư cho KHCN vào sản xuất của nước ngoài 10
1.2- Thực tiễn đầu tư cho KHCN của các doanh nghiệp sản xuất cơ khí trong nước. 14
1.2.1- Doanh nghiệp chế tạ
o thiết bị đồng bộ: 17
1.2.2- Doanh nghiệp chế tạo máy công cụ và dụng cụ: 36
1.2.3- Doanh nghiệp đóng tàu 37
1.2.4- Doanh nghiệp chế tạo lắp ráp thiết bị máy mỏ và máy xây dựng 44
1.2.5- Doanh nghiệp chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp 56
1.2.6- Doanh nghiệp chế tạo phương tiện giao thông đường bộ 59
1.2.7- Doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện 64
1.2.8- Đầu tư KHCN tăng năng lực công nghệ của CNQP (chủ yếu là doanh
nghiệp công nghiệpquốc phòng) 66
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐẦU TƯ VÀ ỨNG DỤNG
KHCN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CƠ KHÍ 69
2.1- Lĩnh vực chế tạo thiết bị toàn bộ 70
2.2- Lĩnh vực cơ khí đóng tàu 74
2.3- Lĩnh vự
c chế tạo máy và thiết bị mỏ, thiết bị xây dựng 76
2.3.1. Các doanh nghiệp cơ khí chế tạo thiết bị mỏ: 76
2.3.2. Doanh nghiệp chế tạo máy thi công xây dựng 78
2.4- Lĩnh vực chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp 78
2.5- Về chế tạo phương tiện giao thông đường bộ 80
2.6- Về thiết bị điện 82
CHƯƠNG III:
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ VÀ ỨNG DỤNG
KHCN TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ VIỆT NAM. 84
3.1. Về cơ chế, chính sách 84
3.2. Về nhân lực nghiên cứu, thiết kế công nghệ (đào tạo, lương, điều kiện làm
việc, cơ hội thăng tiến) 85
3.3. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị nghiên cứu, thiết kế
86
3.4. Các điều kiện về tổ chức thực hiện 86
3.5. Đề xuất chuyên ngành, cụ thể: 87
3.5.1. Lĩnh vực năng lượng 87
3.5.2. Lĩnh vự dầu khí 87
3.5.3. Lĩnh vực chế tạo thiết bị xi măng 87
3.5.4. Lĩnh vực đóng tàu 87
3.5.5. Lĩnh vực chế tạo máy và dụng cụ
công nghiệp 87
3.5.6. Về chế tạo máy và thiết bị mỏ, thiết bị xây dựng 88
3.5.7. Về chế tạo máy đông lực và máy nông nghiệp 88
3.5.8. Lĩnh vực chế tạo phương tiện giao thông đường bộ 89
3.5.9. Lĩnh vực thiết bị điện 89
3.5.10. Công nghiệp quốc phòng 90
KẾT LUẬN 91
PHỤ LỤC 92
4
THUYẾT MINH & ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI CẤP BỘ
“Nghiên cứu đánh giá thực tiễn đầu tư cho KH&CN tại các doanh nghiệp
sản xuất sản phẩm cơ khí. Các giải pháp thúc đẩy đầu tư và ứng dụng
KHCN trong sản xuất cơ khí Việt Nam”.
A. Bố cục nội dung và thực hiện Đề tài:
Phần thứ nhất – Đặt vấn đề
1. Cơ sở và luận cứ của đề tài.
2. Nhiệm vụ được giao.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1 Xây dựng, gửi, thu thập phiếu khảo sát đến các doanh nghiệp cơ khí về hoạt động
KHCN, tổng hợp đánh giá việc đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ trong 5
năm qua (2006-2010), tập trung vào các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu tham gia sản
xuất sản phẩm cơ khí trọng
điểm:
- Thiết bị toàn bộ, dầu khí
- Máy động lực, máy phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến,
- Máy công cụ,
- Cơ khí xây dựng, và khai thác mỏ
- Cơ khí đóng tàu thủy,
- Thiết bị kỹ thuật điện - điện tử,
- Cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải.
3.2 Khảo sát tại chỗ một số cơ sở điển hình;
3.3 Lập báo cáo tổng h
ợp;
3.4 Đề xuất các giải pháp
thúc đẩy đầu tư và ứng dụng KHCN trong sản xuất
cơ khí Việt Nam.
3.5 Lấy ý kiến chuyên gia về báo cáo đánh giá và đề xuất giải pháp.
4. Các cơ quan và chuyên gia tham gia nội dung đề tài.
5. Nội dung chính và giới hạn lĩnh vực nghiên cứu.
Phần thứ hai: Nội dung báo cáo tổng hợp
Chương I: Tổng quan về tình hình đầu tư cho hoạt động KHCN tại các doanh
nghiệp ngành cơ khí Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp, viện nghiên cứu tham gia
sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm:
- Thiết bị toàn bộ, dầu khí
- Máy động lực, máy phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến,
- Máy công cụ,
- Cơ khí xây dựng, và khai thỏc mỏ
- Cơ khí đóng tàu thủy,
- Thiết bị kỹ thuật điện - điện tử,
- Cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải.
Tình hình chung về hoạt động đầu tư nói trên, thể hiện trong kết quả chi vốn, xây
dựng đội ngũ nhân lực và trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nghiên cứu.
Đánh giá chung: mạnh, yếu, nguyên nhân (chính sách, cơ chế).
5
Chương II: Đánh giá kết quả thực tiễn đầu tư và ứng dụng cho hoạt động KHCN
tại các doanh nghiệp ngành cơ khí Việt Nam, thể hiện chủ yếu ở 08 chuyên ngành và
nhóm sản phẩm cơ khí (kết quả về năng lực sản xuất kinh doanh mới, sản phẩm mới,
công nghệ mới …):
- Thiết bị toàn bộ, dầu khí
- Máy động lực, máy phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghi
ệp chế biến,
- Máy công cụ,
- Cơ khí xây dựng, và khai thỏc mỏ
- Cơ khí đóng tàu thủy,
- Thiết bị kỹ thuật điện - điện tử,
- Cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải.
Chương III: Đề xuất các giải pháp
thúc đẩy đầu tư và ứng dụng KHCN trong
sản xuất cơ khí Việt Nam.
- Về cơ chế, chính sách;
- Về nhân lực nghiên cứu, thiết kế công nghệ (đào tạo, lương, điều kiện làm
việc, cơ hội thăng tiến);
- Về cơ sở vật chất và trang thiết bị nghiên cứu, thiết kế;
- Các điều kiện về tổ chức thực hiện.
* KẾT LUẬN
Phụ lục:
- Mẫu phiếu khảo sát;
- Các biểu tổng hợp, xử lý kết quả khảo sát;
- Biểu tổng hợp khác về đánh giá
Tài liệu tham khảo: có bản liệt kê
B. Tiến độ và phân công thực hiện:
1. Tiến độ
Tháng 01 đến tháng 03/2010: Lấy ý kiến góp ý bản đề cương thực hiện đề tài.
Tổng quan thực tế về các dự án đầu tư phát triển ngành cơ khí đã và đang th
ực
hiện, thiết bị, trình độ công nghệ ngành cơ khí 2003-2009, nhận xét về các sản phẩm cơ
khí trọng điểm từ khi có quyết định 186/TTg đến nay. Xây dựng nội dung và phương
pháp nghiên cứu, lập phiếu điều tra, khảo sát.
Tháng 4 đến tháng 6/10: Tổ chức điều tra khảo sát, lấy số liệu
Tháng 7 - 8/10: Tổng hợp, đánh giá, phân tích và hoàn thiện kết quả điều tra,
khảo sát.
Tháng 9/10: Tổng h
ợp viết báo cáo đề tài
Tháng 10/10: Tổ chức hội thảo chuyên gia
Tháng 11/10: Xây dựng báo cáo khoa học, tổng kết đề tài
Tháng 11/10: Tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở, hoàn thiện báo cáo
Tháng 12/10: hoàn thiện đề tài, in, ấn và chính thức nộp Bộ Công Thương xin tổ
chức nghiệm thu đề tài cấp Bộ.
2. Phân công thực hiện:
Ban chủ nhiệm đề tài:
Ông Đào Phan Long P. chủ tịch, TTK VAMI Chủ nhiệm đề tài
Ông Nguyễn Văn Vũ T
ổng giám đốc SVEAM Ủy viên
Ông Đỗ Văn Vũ Tổng giám đốc IMI Ủy viên
Ông Hoàng văn Gợt Viện NARIME Ủy viên
Ông Nguyễn Văn Thành P. Tổng Giám đốcMIE Ủy viên
Ông Nguyễn Minh Phương Chuyên viên Phòng KT COMA Ủy viên
Ông Phạm Quang Nhân P. Tổng giám đốc LILAMA Ủy viên
6
Ông Trần Đức Thọ Viện CK NL và mỏ Ủy viên Ủy viên
Ông Trần Văn Quang Tổng giám đốc Cty chế tạo TBĐ Ủy viên
Ông Đinh Việt Phương P. Tổng giám đốc VINAMOTO Ủy viên
Ông Nguyễn Minh Đức Trưởng phòng KHCN Vinashin Ủy viên
Nhóm chuyên viên VAMI
Viết nội dung và cung cấp số liệu (theo biểu mẫu và nội dung cụ thể của nhóm
sản phẩm của đề tài).
Nội dung thực hiện Tên người thực
hiện
N
ội dung thực
hiện
- Tổng hợp điều tra, khảo sát thực trạng thực
hiện các dự án, đề tài KHCN phát triển sản xuất,
về năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, kết quả
đạt được giai đoạn 2003-2009. Chủ yếu nhóm
sản phẩm cơ khí chuyên ngành về lính vực :
Thiết bị đồng bộ, dầu khí
Đề xuất giải pháp phát triển KHCN phục vụ phát
triển Cơ khí VN đến n
ăm 2020
Phạm Quang Nhân
N
guyễn Văn Thành
N
guyễn M.
Phương
Thực hiện các nội
dung báo cáo
t
ổng
h
ợp (chương I; II;
III) theo lĩnh vực
n
hóm sản phẩm cơ
k
hí chuyên ngành
đ
ược phân công,
- Tổng hợp điều tra, khảo sát thực trạng thực
hiện các dự án, đề tài KHCN phát triển sản xuất,
về năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, kết quả
đạt được giai đoạn 2003-2009. Chủ yếu nhóm
sản phẩm cơ khí chuyên ngành về lính vực :
Máy động lực, thiết bị phục vụ nông-lâm-ngư
nghiệp
Đề xuất giải pháp phát triển KHCN phục vụ phát
triển Cơ khí VN đến năm 2020
N
guyễn Văn Vũ
Đỗ Văn Vũ
Thực hiện các nội
dung báo cáo
t
ổng
h
ợp (chương I; II;
III) theo lĩnh vực
n
hóm thiết bị được
p
hân công,
- Tổng hợp điều tra, khảo sát thực trạng thực
hiện các dự án, đề tài KHCN phát triển sản xuất,
về năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, kết quả
đạt được giai đoạn 2003-2009. Chủ yếu nhóm
sản phẩm cơ khí chuyên ngành về lính vực :
Máy công cụ
Đề xuất giải pháp phát triển KHCN phục vụ phát
triển Cơ khí VN đến năm 2020
N
guyễn Văn Thành
Đỗ Văn Vũ
Thực hiện các nội
dung báo cáo
t
ổng
h
ợp (chương I; II;
III) theo lĩnh vực
n
hóm thiết bị được
p
hân công,
- Tổng hợp điều tra, khảo sát thực trạng thực
hiện các dự án, đề tài KHCN phát triển sản xuất,
về năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, kết quả
đạt được giai đoạn 2003-2009. Chủ yếu nhóm
sản phẩm cơ khí chuyên ngành về lính vực : Cơ
khí xây dựng và khai thác mỏ
Đề xuất giải pháp phát triển KHCN phục vụ phát
triển Cơ khí VN đến năm 2020
N
guyễn M.
Phương
T
r
ần Đức Thọ
N
hóm chuyên viên
Thực hiện các nội
dung báo cáo
t
ổng
h
ợp (chương I; II;
III) theo lĩnh vực
n
hóm thiết bị được
p
hân công,
- Tổng hợp điều tra, khảo sát thực trạng thực
hiện các dự án, đề tài KHCN phát triển sản xuất,
về năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, kết quả
đạt được giai đoạn 2003-2009. Chủ yếu nhóm
sản phẩm cơ khí chuyên ngành về lính vực : Cơ
khí đóng tầu
Đề xuất giải pháp phát triển KHCN phục vụ phát
N
guyễn Minh Đức
Đào Xuân Minh
Thực hiện các nội
dung báo cáo
t
ổng
h
ợp (chương I; II;
III) theo lĩnh vực
n
hóm thiết bị được
p
hân công,
7
triển Cơ khí VN đến năm 2020
- Tổng hợp điều tra, khảo sát thực trạng thực
hiện các dự án, đề tài KHCN phát triển sản xuất,
về năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, kết quả
đạt được giai đoạn 2003-2009. Chủ yếu nhóm
sản phẩm cơ khí chuyên ngành về lính vực :
Thiết bị kỹ thuật điện-điện tử
Đề xuất giải pháp phát triển KHCN phục vụ phát
triển Cơ khí VN đến năm 2020
T
r
ần Văn Quang
Đỗ Văn Vũ
Thực hiện các nội
dung báo cáo
t
ổng
h
ợp (chương I; II;
III) theo lĩnh vực
n
hóm thiết bị được
p
hân công,
- Tổng hợp điều tra, khảo sát thực trạng thực
hiện các dự án, đề tài KHCN phát triển sản xuất,
về năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, kết quả
đạt được giai đoạn 2003-2009. Chủ yếu nhóm
sản phẩm cơ khí chuyên ngành về lính vực : Cơ
khí ô tô và cơ khí giao thông vận tải
Đề xuất giải pháp phát triển KHCN phục vụ phát
triển Cơ khí VN đến nă
m 2020
Đinh Việt Phương Thực hiện các nội
dung báo cáo
t
ổng
h
ợp (chương I; II;
III) theo lĩnh vực
n
hóm thiết bị được
p
hân công,
Tổng hợp: KS. Đào Phan Long, Đào Xuân Minh và nhóm chuyên viên vami
8
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở và luận cứ của đề tài.
Khoa học và công nghệ - động lực phát triển đất nước đã được nêu trong
Cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011 được trình tại Đại hội Đảng XI khẳng định
quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đầu tư phát triển KHCN.
KHCN phát triển ở mức cao và có chiều sâu. Bởi vì KHCN là lực lượng sản
xuất trực tiếp. Đảng - Nhà nước ta rất coi trọng phát triển KHCN. Chúng ta tin
rằng, thời gian tới sẽ có những cơ chế chính sách phù hợp hơn để phát triển
KHCN - một công cụ sắc bén nhất để giúp Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách,
phát triển nhanh nhưng bền vững”.
Được xác định là “quốc sách hàng đầu”, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, đầu
tư và tăng cường tiềm lực cho KHCN đạt mức 2% tổng chi ngân sách hàng năm,
tương đương với gần 0,5% GDP. Cùng với đó, hệ thống thể chế pháp lý và các cơ
chế, chính sách đã hoàn thiện hơn như: Luật Bảo vệ Môi trường (1993), Luật
Khoa học và Công nghệ (2000), Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật Chuyển giao
công nghệ (2006), Luật Công nghệ cao (2008)…
Hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách này đã có tác động tích cực đến
những thành tựu của KHCN và ngày càng đóng góp quan trọng cho sự phát triển
đất nước. Chỉ riêng ngành nông nghiệp, đã đầu tư các tiến bộ KHCN vào sản xuất
đã đưa giá trị gia tăng lên 30%, góp phần đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực
triền miên trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Ngành cơ khí cũng
khẳng định mình với việc tự đầu tư nghiên cứu, thiết kế và chế tạo được nhiều
máy thiết bị cho ngành công nghiệp của đất nước (đạt 40% nhu cầu của nền kinh
tế) và xuất khẩu sang các nước khác có giá trị lớn (năm 2009 đạt 2,663 tỷ USD;
năm 2010 đạt 3,867 tỷ USD, năm 2011 ước đạt 4,77 tỷ USD), như việc đầu tư dây
chuyền thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tiến tiến trong thiết kế, chế tạo thiết
bị cơ khí thủy công, chế tạo cẩu trục trọng tải đến 1.200 tấn và hệ thống xi lanh
thủy lực phục vụ xây dựng các nhà máy thủy điện trong nước, chế tạo cổng trục
700 tấn phục vụ Nhà máy đóng tàu Dung Quất, chế tạo thiết bị xi măng (đạt 60-
70% trọng lượng thiết bị), chế tạo thiết bị cho nhà máy nhiệt điện, cột tháp phong
điện,… thay thế hàng ngoại và rút ngắn thời gian thi công, Các sản phẩm cơ khí
này đã giúp nước ta giảm hàng trăm triệu USD để nhập khẩu thiết bị.
Đối với Ngành công nghiệp cơ khí, chủ trương đầu tư KHCN cho sản xuất là
định hướng hàng đầu cần được cụ thể hóa trong đường lối, hành động của các cấp,
ngành và địa phương và nhất là các viện nghiên cứu thiết kế, doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm, thiết bị cơ khí. Để hoạt động KHCN ngày càng đạt được hiệu quả
trong sản xuất, kinh doanh, cần nhận thức KHCN giữ vai trò then chốt trong việc
nâng cao trình độ lãnh đạo - quản lý đất nước, phát triển lực lượng sản xuất hiện
đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh
của nền kinh tế”. Dự thảo Cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011 được trình tại Đại
9
hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng một lần nữa khẳng định quyết tâm của Đảng,
Nhà nước trong việc đầu tư phát triển KHCN “nhằm mục tiêu đẩy mạnh CNH-
HĐH đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”
2. Nhiệm vụ được giao
Thực hiện mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá đúng thực trạng đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động KH&CN
tại các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí trong 5 năm qua nhằm đề xuất các
giải pháp thúc đẩy đầu tư và ứng dụng KHCN trong sản xuất cơ khí Việt Nam,
giai đoạn đến năm 2020.
- Tổng hợp các dự án, đề tài KH&CN trong việc thiết kế chế
tạo được các máy,
thiết bị, phụ tùng thay thế quan trọng trong các sản phẩm cơ khí trọng điểm. Giảm
nhập siêu và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm cơ khí.
- Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Tình hình đầu tư cho KHCN và ứng
dụng KH&CN vào sản xuất kinh doanh của một số nước trên thế giới (Đức, Nga,
Trung Quốc, Ấn Độ Nhật, Hàn Quốc, ).
- Tình hình nghiên cứu ở trong nước: Đánh giá th
ực trạng đầu tư cho KHCN
của các doanh nghiệp, tình hình thực hiện và ứng dụng vào sản xuất các dự án đầu
tư KH&CN của các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu cơ khí trong 05 năm (Tập
đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam, Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam,
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Cơ khí xây dựng, Tổng công ty
động cơ và Máy nông nghiệp, Viện nghiên cứu Cơ khí, Viện Máy và dụng cụ
công nghiêp, ):
* Tình trạng áp dụng ti
ến bộ KH&CN vào sản xuất sản phẩm cơ khí, đầu tư
chiều sâu của từng ngành hàng, trình độ nghiên cứu tư vấn thiết kế cơ khí, đào tạo
nhân lực cho nghiên cứu thiết kế,
* Kết quả đạt được trong 05 năm (2006-2010) về đầu tư KH&CN, ứng dụng
vào sản xuất sản phẩm cơ khí
* Đánh giá chung: mạnh, yếu, nguyên nhân.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Xây dựng, gửi, thu thập phiếu khảo sát đến các doanh nghiệp cơ khí về
hoạt động đầu tư và ứng dụng KHCN cho sản xuất , tổng hợp đánh giá việc đầu tư
cho hoạt động khoa học công nghệ trong 5 năm qua (2006-2010), tập trung vào
các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu
3.2. Khảo sát tại chỗ một số cơ sở điển hình;
3.3. Lập báo cáo tổng hợp;
3.4. Đề xu
ất các giải pháp thúc đẩy đầu tư và ứng dụng KHCN trong sản xuất
cơ khí Việt Nam.
3.5. Lấy ý kiến chuyên gia về báo cáo đánh giá và đề xuất giải pháp.
4. Các cơ quan và chuyên gia tham gia nội dung đề tài.
5. Nội dung chính và giới hạn lĩnh vực nghiên cứu.
10
PHẦN II
NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG KHCN VÀO
SẢN XUẤT
1.1- Sơ lược về tình hình đầu tư cho KHCN vào sản xuất của nước ngoài.
Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) là vô cùng quan trọng trong sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. R&D không chỉ mang lại sức cạnh tranh
mạnh mẽ cho doanh nghiệp và nền kinh tế của quốc gia đó mà còn tạo ra sự tăng
trưởng bền vững.
So với nhiều quốc gia khác, Hàn Quốc và Nhật Bản gần như không có tài
nguyên hay đất nông nghiệp, nhưng họ vẫn dẫn đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực
với nhiều tập đoàn xuyên quốc gia. Nhờ có các doanh nghiệp mạnh, Nhật Bản đã
vượt qua Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới trong nhiều năm liền.
Còn Hàn Quốc, dù họ đi sau các quốc gia châu Âu song cũng là nền kinh tế lớn
thứ 12 thế giới. Một trong những nguyên nhân làm cho Nhật Bản và Hàn Quốc
phát triển nhanh vì họ đầu tư vào R&D rất lớn. Năm 2007, Nhật Bản đầu tư cho
R&D là 3,4% GDP, Hàn Quốc là 3,3%. Trong khi đó Mỹ 2,5 %, Đức 2,4%
Singapore 1,1%. Nước láng giềng của Việt Nam là Trung Quốc đầu tư vào R&D
mới chỉ chiếm 1,54% GDP năm 2008 và họ đang phấn đấu tăng lên 2,2% GDP
trong 5 năm tới. Song chỉ thế thôi nhưng Trung Quốc đã có mọi thành tựu khoa
học mà thế giới có, như: Tàu vũ trụ có người lái, máy bay chở khách và mới đây
nhất là máy bay chiến đấu tàng hình J20, công nghệ tái chế uranium và rất nhiều
sản phẩm khác. Theo báo cáo của UNESCO năm 2007, Trung Quốc có 1.423 triệu
nhà nghiên cứu chiếm 19,7% số nhà nghiên cứu trên thế giới. Về nguồn nhân lực
dành cho R&D, Trung Quốc theo sát Mỹ và châu Âu và quốc gia này có 1.070
nhà nghiên cứu trên 1 triệu dân. Tại các nước phát triển, các tập đoàn tư nhân đi
đầu cho R&D, số tiền họ chi ra lớn hơn tiền nhà nước theo tỷ lệ nhà nước 1 - tư
nhân 3.
Việc nghiên cứu không chỉ ở tại các phòng thí nghiệm mà diễn ra ở cả các
quốc gia mà họ có cơ sở sản xuất. Ví dụ như tại Việt Nam, dù các mẫu xe của
hãng Ford như: Transit, Ford Ranger hay Mondeo đã tiêu thụ khá nhiều trên thị
trường từ nhiều năm qua, song ngày này qua tháng khác, Ford Việt Nam vẫn tiếp
tục cho chạy thử trên các cung đường khác nhau, khí hậu khác nhau để phát hiện
thêm cái hay, cái dở rồi phản hồi lại bộ phận R&D. Cũng chính nhờ R&D, họ đã
đưa ra mẫu xe nhỏ Fista vừa tiết kiệm nhiên liệu và tích hợp các tính năng hiện đại
của các dòng xe cao cấp nên hãng đã vượt qua khủng hoảng một cách ngoạn mục.
11
Khi khủng hoảng kinh tế giới xảy ra năm 2008, 2009, nhiều doanh nghiệp trên thế
giới phải cơ cấu lại để giảm chi tiêu, kinh phí dành cho R&D cũng bị cắt giảm
nhưng ít hơn so với các bộ phận khác vì nếu cắt giảm nhiều sẽ ảnh hưởng khi nền
kinh tế phục hồi. Điều đó cho thấy vai trò của R&D quan trọng thế nào.
Tại Trung Quốc:
Trong hơn một thập kỷ gần đây, R&D đã có đóng góp lớn vào mức tăng
trưởng kinh tế. Chiến lược “Tiếp sức sống mới cho Quốc gia thông qua Khoa học
và Giáo dục”, được Chính phủ thông qua chính thức vào năm 1995 nhằm thúc đẩy
Tiến bộ Khoa học và Công nghệ đã nhanh chóng đẩy mạnh các ho
ạt động khoa
học và công nghệ quốc gia của Trung Quốc. Năm 2000, Trung Quốc dành tới 11
tỷ USD vào R&D, chiếm tới 1% GDP nước này.
Những nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc cho rằng phương pháp
hiệu quả để thu hẹp khoảng cách với trình độ công nghệ quốc tế là khai thác sâu
những mối liên hệ với cộng đồng R&D quốc tế. Một công cụ quan trọng là thành
lập những công viên công nghệ cao, cộng với nhữ
ng khoản khuyến khích như
miễn phí tiền thuê, chi phí tiền thuê đất thấp, giảm thuế Lý do chính đối với
chính phủ Trung Quốc trong việc đưa ra những chính sách ưu đãi này là hoạt động
R&D địa phương của các công ty đa quốc gia được coi là một minh chứng quan
trọng thể hiện tập đoàn quan tâm đến việc phát triển những cam kết lâu dài ở
Trung Quốc. Nó góp phần xây dựng sự tin cậy và những mối quan hệ
tốt với
chính phủ để nhận được những hỗ trợ chính thức.
Trung Quốc tập trung nghiên cứu phát triển KH – CN rất cụ thể, nhưng
nghiên cứu ứng dụng theo định hướng thị trường vẫn còn nghèo nàn. Các trung
tâm R&D của Trung Quốc chủ yếu tập trung trong các viện nghiên cứu hơn là
trong các hãng sản xuất. Tại Mỹ, Nhật Bản, Đức, Đài Loan, Hàn Quốc, 80% các
đầu tư tiến hành hoặc mua bán R&D diễ
n ra tại các khu vực tư nhân, chỉ có 8 –
13% là ở các phòng thí nghiệm quốc gia và 12 – 15% là ở các trường Đại học.
Nhưng ở Trung Quốc, các công ty sản xuất vẫn chỉ chia sẻ một phần nhỏ trong tất
cả hoạt động liên quan đến R&D. Trước đây, ở Trung Quốc, hầu hết R&D đều
được thực hiện trong các viện khoa học. Nghiên cứu và sản xuất hoàn toàn tách
biệt. Chỉ 27% R&D được tiến hành trong các công ty của Trung Quốc. H
ệ thống
này đã tách bạch giữa nghiên cứu và sản xuất, là kết quả của nền kinh tế do Nhà
nước bao cấp.
Trong hệ thống quy hoạch cũ, công việc của các doanh nghiệp là sản xuất
trong khi nghiên cứu được tiến hành tại các viện nghiên cứu một cách tách biệt.
Cách liên lạc duy nhất giữa cả hai là “cây cầu” chậm chạp và thường xuyên bị tắc
của các bộ máy quan liêu của chính phủ. Do đó R&D không có mối liên quan đến
các nhu cầu của ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp đã dựa vào sức mạnh của
các sắc lệnh hành chính để xoay xở đủ cách nhằm mở rộng sản xuất. Phần lớn
vắng bóng định hướng thị trường về nhu cầu công nghệ mới, cho phép các doanh
nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như số lượng. Doanh nghiệp ở Trung
Quốc thường tập trung chủ yếu vào lợi nhuận nhanh chóng từ công nghệ nhập
khẩu, ít chú ý đến việc nắm vững các công nghệ mới và biến nó trở thành của
riêng mình. Nhiều doanh nghiệp miễn cưỡng cho phép các doanh nghiệp khác
12
tham gia hợp tác với các đối tác nước ngoài. Điều này làm giảm mạnh khả năng
của Trung Quốc trong việc tiếp thu công nghệ mới.
Năng lực tiếp thu công nghệ mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu
kém. Các công ty cỡ vừa và nhỏ của Trung Quốc chỉ dành 1/10 (1,4%) trong phần
thu nhập của cty vào hoạt động R & D. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học
và công nghệ quá ít ỏi. Trong năm 1985, cứ trong 1000 công nhân mới có 5 lao
động trong lĩnh vực KH – CN; thời điểm đó Nga có 97 người; Mỹ là 60 và Nhật
Bản là 49. Hơn nữa nhân công trong lĩnh vực KH – CN thường bị trả lương thấp
hơn người lao động phổ thông, điều này càng làm thiệt hại nghiêm trọng năng suất
và tinh thần. Một cuộc khảo sát gần đây của các nhà khoa học tại Học viện Khoa
học Trung Quốc cho thấy hầu hết người lao động không tin rằng những vấn đề
này sẽ được giải quyết trong tương lai gần.
Theo Viện Nghiên cứu Quốc tế về Công nghệ và Kinh tế Trung Quốc tỷ lệ nhập
khẩu công nghệ Trung Quốc chiếm khoảng 5% tổng nhập khẩu mỗi năm trong
(1991-1993). Trung Quốc tập trung nhập khẩu công nghệ tốt nhất để cải thiện
mức độ sản xuất, nhưng việc khai thác sử dụng công nghệ này và cải tiến để phù
hợp với điều kiện của Trung Quốc còn hạn chế.
Trung Quốc là một quốc gia có nhiều ưu thế về đóng tàu và từ những năm
1990 đã có nhiều tham vọng trở thành cường quốc đóng tàu hàng đầu thế giới.
Đặc biệt, Chính phủ trung ương trả 17% giá đóng mới cho chủ tàu để bù chênh
lệch giá trong nước và giá quốc tế. Hơn nữa, các nhà máy đóng tàu Trung Quốc
nhận
đơn hàng cho chủ tàu địa trong nước cũng được trợ giúp về tài chính. Chính
phủ Trung Quốc trả lãi suất cho các ngân hàng thương mại đã cho các nhà máy
đóng tàu vay để đóng tàu cho chủ tàu trong nước. Ngành đóng tàu ở Thượng Hải
được hỗ trợ mặt bằng để phát triển dự án đóng tàu 3,5 tỷ USD lớn nhất trên đảo
Changxing với tham vọng làm cho hòn đảo này trở thành cơ sở đóng tàu lớn nhất
thế giới. Không những v
ậy, Trung Quốc còn phát triển công nghệ tàu thủy
bằng đầu tư mạnh mẽ cho các ngành công nghiệp phụ trợ.
Trung Quốc đặc biệt chú ý đến đầu tư vào nghiên cứu – phát triển, đã thành
lập một Trung tâm nghiên cứu thiết kế tàu thủy ở Bắc Kinh, với số vốn đăng ký là
8,2 triệu USD để cải thiện khả năng thiết kế và phát triển. mỗi năm thiết kế được
10-15 tàu. (Source:
Shipbuilding Giant Raises US$8.2 Million for R&D Center,
Xinhua News Agency January 17, 2004). Xem phụ lục công nghiệp tàu thủy
.
Tại Nhật Bản:
Sau gần 40 năm phát triển và giữ vị trí quốc gia đóng tàu số 1 Thế giới,
Nhật Bản gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Hàn Quốc và Trung Quốc. R&D cho
tàu thủy được quan tâm nhiều từ năm cuối năm 1993. “Chiến lược Công nghệ cho
ngành Công nghiệp tàu thủy” đã được quyết định từ năm 2000, thể hiện rõ định
hướng cùng nỗ
lực của các bên để tiếp tục phát triển công nghệ tàu thủy. Tiếp đó,
tháng 4/2001 Viện nghiên cứu tàu thủy thuộc Bộ Giao thông, Hạ Tầng và Đất đai
(MLIT) – tổ chức trung tâm về phát triển công nghệ tàu thủy của Nhật Bản, đã
được tổ chức lại thành Viện Nghiên cứu Hàng hải quốc gia, một tổ chức hành
chính độc lập, để Viện này đóng vai trò sống còn trong các hoạt động chung củ
a
13
Chính phủ, ngành công nghiệp và giới khoa học. Knh phí hàng năm cho Viện này
khoảng 25 triệu USD.
Như vậy có thể thấy rõ rằng từ cuối thế kỷ trước Nhật Bản đã nhận thức được
sự cạnh tranh trong ngành đóng tàu và đã có sự chuẩn bị đầu tư vào nghiên cứu –
phát triển, trong đó nhấn mạnh sự nỗ lực chung của Chính phủ, ngành công
nghiệp và giới khoa học. Cho đế
n nay mặc dù cũng gặp nhiều khó khăn, cạnh
tranh khốc liệt, nhưng ngành CNTT Nhật Bản không bị ảnh hưởng nhiều, vì đã
chuyển kịp thời sang một chiến lược phát triển mới dựa vào nghiên cứu – phát
triển các công nghệ mới, mà chúng ta hầu như mới chỉ có khái niệm. (Source:
Recent Developments in Shipbuilding in Japan).
Tại Hàn Quốc:
Từ những năm 1970, chiến lược về KH&CN của Hàn Quốc là nhằm mục
tiêu ứng dụng công nghệ nhập từ nước ngoài và xúc tiến nghiên cứu – phát triển
để đáp ứng nhu cầu công nghiệp. Vì vậy, các viện nghiên cứu phát triển đã được
thành lập trong các ngành chế tạo máy, đóng tàu, khoa học biển, điện tử, kỹ thuật
điện, v.v Luật Xúc tiến phát triển công nghệ (Technology Development
Promotion Law) và Luật xúc tiến dịch vụ kỹ thuật (Engineering Services
Promotion Law) đã có hiệu lực, tạo điề
u kiện mở rộng các lĩnh vực công nghiệp
chế tạo của Hàn Quốc. Như vậy, có thể thấy ứng dụng công nghệ và đầu tư nghiên
cứu – phát triển trong ngành đóng tàu nói riêng và chế tạo máy nói chung đã được
Hàn Quốc chú trọng phát triển từ rất sớm, và sau khoảng hơn 20 năm thì ngành
đóng tàu Hàn Quốc đã vươn lên hàng đầu thế giới. Trong những năm 1980 Hàn
Quốc đã các Chương trình nghiên cứu – phát tri
ển quốc gia (National R&D
Programs) đáp ứng nhu cầu của một xã hội tri thức (a knowledge-based society).
Đến những năm 1990, các Dự án quốc gia tiên tiến HAN (Highly Advanced
National Project) – các dự án nghiên cứu – phát triển qui mô lớn, đã được hình
thành mở rộng nghiên cứu – phát triển trên cơ sở hợp tác giữa các ngành công
nghiệp, các trường đại học và các viện nghiên cứu được chính phủ hỗ trợ. Từ năm
1999, Chính phủ Hàn Quốc đã phát triển Dự án HAN thành Chương trình nghiên
cứ
u – phát triển thế kỷ 21, và Chính phủ USD dự kiến hỗ trợ 20 dự án KH&CN
nhiều tham vọng với tổng kinh phí khoảng 3,5 tỉ USD. Trong các lĩnh vực được
ưu tiên phát triển có công nghệ thông tin, công nghệ na nô, công nghệ vũ trụ,
công nghiệp dệt và công nghiệp tàu thủy … .(Source: National R&D Program in
Republic of Korea, By Ministry of Science and Technology, Republic of Korea,
Tại Singapore: Các đầu tư cho hoạt động R&D so với GDP đã tăng lên
hơn 1% từ những năm đầu của thập niên 1990, có mục tiêu
đạt được một tỷ lệ chi
tiêu này ở mức 2% GDP và một tỷ lệ 40 kỹ sư và nhà nghiên cứu khoa học trên
10.000 lao động. (Xem phụ lục). Năm 1994, đầu tư cho R&D trong công nghiệp
chế biến chiếm 77,1% tổng chi cho mục đích này của cả nước và riêng cho cơ khí
chế tạo chiếm tỷ trọng chiếm 5,5%.
Về đầu tư cho KH&CN ở các phân ngành cơ khí ở nước ngoài, dữ liệu thu
thập đượ
c điển hình thuộc về ngành đóng tàu biển, đây cũng là ngành được các
quốc gia đặc biệt chú ý, bởi vai trò của kinh tế biển và vấn đề biển đang mang tính
14
thời sự, bị tác động bởi các yếu tố về địa chính trị, kinh tế và tài nguyên, được các
chuyên gia cho là vấn đề “Nóng nhất” trong các thập kỷ tới. Những nét chính đầu
tư cho KH&CN tại các nước đóng tàu hàng đầu thế giới được khái quát dưới đây.
1.2- Thực tiễn đầu tư cho KHCN của các doanh nghiệp sản xuất cơ khí trong
nước.
Theo số liệu của Bộ KH và CN, đầu tư cho lĩnh vực này, tính trên đầu
người năm 2007 là khoảng 5 USD, trong khi đó ở Hàn Quốc là khoảng 1.000
USD. Trong báo cáo của David Dapicé (Đại học Havard) nghiên cứu kinh tế Việt
Nam năm 2006 thì do sự yếu kém về quản trị công và quản trị doanh nghiệp,
R&D yếu kém đã làm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta giảm khoảng 2%
GDP/năm, tức là nền kinh tế có thể đạt tăng trưởng 10%/năm thay vì trên dưới 8%
như hiện nay. Hiện tại chỉ có các doanh nghiệp chịu áp lực cạnh tranh quốc tế mới
đầu tư cho R&D.
Vấn đề là ở chỗ, dù tăng trưởng nhiều năm liên tục nhưng nền kinh tế Việt
Nam phát triển theo chiều rộng, chưa phát triển theo chiều sâu. Nghiên cứu các
trang tin điện tử của 8 tập đoàn nhà nước hay các tổng công ty 91, 90, cho thấy rất
ít doanh nghiệp có cơ sở R&D và ngay cả doanh nghiệp có thì cũng không minh
bạch đầu tư cho R&D thế nào, nhân lực ra sao. Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh
tế - xã hội Hà Nội cho rằng, tăng trưởng trong những năm qua của doanh nghiệp
nhà nước là do độc quyền nhà nước bị biến thành độc quyền doanh nghiệp. Các
doanh nhiệp nhà nước được ưu ái trong việc thuê đất, được cấp vốn. Tăng trưởng
không phải do chính nội lực của doanh nghiệp. Tăng trưởng của không ít tập đoàn
là do tăng vốn đầu tư, chứ không phải tăng nhờ năng suất, nhờ nâng cao hiệu quả
R&D … .
Trong nhiều năm qua, nhà nước đã có chính sách và tăng đầu tư cho khoa
học, công nghệ, tuy nhiên vẫn ở mức rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0,6% GDP, trong
đó 0,5% của nhà nước và 0,1% là các thành phần kinh tế khác. Tuy nhỉên trong
0,5% lại có cả đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, quản lý phí nên số tiền thực cho đầu tư
còn nhỏ hơn nhiều. Tỷ lệ đầu tư cho khoa học, công nghệ từ ngân sách nhà nước
tại các quốc gia phát triển so với khu vực ngoài nhà nước khoảng 1:3, còn Việt
Nam thì ngược lại: 5:1.
Theo kết quả điều tra của Bộ Khoa học và Công nghệ về đổi mới công nghệ
trong doanh nghiệp, có 10% doanh nghiệp sử dụng công nghệ những năm 70 của
thế kỷ trước, 30% của những năm 80 và 50% của những năm 90. Kết quả điều tra
năm 2004 của Viện Nghiên cứu Quả
n lý kinh tế trung ương (CIEM) đánh giá mức
độ chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) cho thấy:
Đối với ngành cơ khí - điện tử, R&D đạt 0,8% doanh thu, ngành may mặc -
da giày là 1,04%, ngành chế biến thực phẩm là 2,9%; trong khi đó, con số này ở
các doanh nghiệp FDI lần lượt là 5,6%; 1,4% và 0,8%. Riêng ngành cơ khí-điện tử
chi phí cho R&D của khu vực FDI cao gấp 7 lần so với các doanh nghiệp trong
nước. Cũng theo nghiên cứu trên, trình độ công nghệ sử dụng ở các doanh nghiệp
trong nước tương đối thấp, có tới 40% doanh nghiệp đang sử dụng thiết bị, công
15
nghệ được sản xuất cách đây 25 năm và 50% thiết bị được sản xuất 15 năm trước,
chỉ có 10% doanh nghiệp được đánh giá là đang sử dụng công nghệ tiên tiến.
Trong khuôn khổ đề tài này, Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam đã
phát đi hơn 100 phiếu khảo sát đến các doanh nghiệp, Cơ quan nghiên cứu và
triển khai thuộc lĩnh vực Cơ khí chế tạo trong cả nước, trong
đó có một số doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (xem phụ lục); Số phiếu phản hồi rất thấp chỉ
chiếm 20%. Tuy nhiên, điều đáng mừng là có sự phản hồi từ các Doanh nghiệp,
Viện nghiên cứu về cơ khí lớn như: LILAMA, VICOMIN, VINASHIN,
NARIME, IMI, COMA … - đây là những cơ sở chiếm tỷ trọng đáng kể trong
ngành cơ khí Việt Nam hiện nay. Đề tài này cũng sử d
ụng số liệu, kết quả khảo
sát về các doanh nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến đã và đang thực hiện
trong thời gần đây, như: Quy hoạch công nghiệp ô tô cả nước, Quy hoạch công
nghiệp nhựa toàn quốc (các doanh nghiệp chế tạo khuôn, mẫu), Quy hoạch tổng
thể công nghiệp cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2025, Quy hoạch công nghiệp
vùng trọng điểm
đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà
Mau), Quy hoạch công nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh) và
các Quy hoạch tổng thể cấp Tỉnh của: Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, An Giang,
Sóc Trăng, Lạng Sơn, Thái Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh, Bình
Phước, Bến Tre, Sóc Trăng …
Tổng hợp, phân tích số liệu khảo sát (gồm phiếu thu về, kết quả ghi chép
các buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp cơ khí và Cơ
quan
Thống kê cấp tỉnh, thành phố) cho thấy, việc đánh giá, thống kê về R&D của các
cơ sở là rất khác nhau, không thống nhất, thậm chí lãnh đạo một số doanh nghiệp
cơ khí địa phương còn chưa có nhận thức và khái niệm về vấn đề này. Trong điều
kiện như vậy, đề tài đã cố gắng tổng hợp được một số chỉ tiêu mang tính định
lượng như
sau:
Về chi cho R&D: Trong khối các Viện, Trung tâm, Doanh nghiệp khoa học
công nghệ và sản xuất, Doanh nghiệp tư vấn thiết kế thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo
chi phí cho R&D cả năm chiếm từ 0,22% đến 3% doanh thu năm, số chi này phụ
thuộc vào nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể từng năm và không ổn định, không có tính
liên tục. Chỉ tiêu này ở các doanh nghiệp thống kê được dao động từ 0,35% đến
0,8%.
Về
nhân lực hoạt động trong lĩnh vực R&D, trong điều kiện hiện tại và thực
tế chỉ có thể tạm tính được con số cơ hữu trong biên chế, vì lực lượng này còn
tham gia các hoạt động khác ngoài R&D để đảm bảo cho hoạt động của Cơ quan.
Tỷ trọng nhân lực làm R&D trên tổng số lao động ở khối Nghiên cứu như
sau: NARIME là khoảng 87%; Tương tự ở IMI dao động từ 67 đến 78% theo các
năm, Viện Nghiên cứu Cơ khí Mỏ từ 26-34%; Trong lĩnh vực đóng tàu, con số
này là khoảng 67%. Đối với các doanh nghiệp, lực lượng này gồm: Các phòng,
ban kỹ thuật, nghiên cứu, thiết kế, phân tích – thử nghiệm, giám định chất lượng;
Tỷ trọng này thống kê được ở các doanh nghiệp cơ khí lớn và vừa, phần lớn là
doanh nghiệp nhà nước, con số này dao động từ 5,5-13,2% (xem thêm phần phụ
lục –các phiếu khảo sát).
16
Đầu tư cho R&D ở Việt Nam thấp do nhiều nguyên nhân. Cơ chế bổ nhiệm
lãnh đạo tại các doanh nghiệp nhà nước có thời hạn nên người được bổ nhiệm chú
trọng đến mục tiêu trước mắt, ngắn hạn hơn là quan tâm đến chiến lược lâu dài
của doanh nghiệp; Chính sách nhân lực, trong đó có thu hút các nhà khoa học là
Việt kiều dù đã được ban hành nhưng vẫn chưa đồng bộ; Không ít tỉnh trải th
ảm
đỏ mời gọi nhân tài nhưng kết quả còn thấp vì vẫn vướng cơ chế đãi ngộ. Bên
cạnh đó, xuất phát điểm của khoa học công nghệ Việt Nam thấp và tiềm lực doanh
nghiệp còn hạn chế. Song điều đáng nói là phương pháp đào tạo đại học và trên
nữa quá lạc hậu, học nặng về lý thuyết, thiếu thực hành dẫn đến chất l
ượng trình
độ nhân lực đầu ra không cao.
Không R&D và thiếu hoặc không đồng bộ, doanh nghiệp chỉ loanh quanh
sân nhà. Nhiều sản phẩm Việt Nam sản xuất được nhưng không cạnh tranh nổi với
hàng cùng loại của Trung Quốc về giá và mẫu mã. Chỉ lấy mặt hàng quạt điện làm
ví dụ cho thấy các loại quạt điện của Trung Quốc thay đổi mẫu mã liên tục, vào
mùa đông, họ cho ra các loại quạt sưởi từ loại rẻ tiền đến đắt tiền; vào mùa hè họ
có loại quạt dùng cho lúc mất điện. Trong khi đó quạt điện Việt Nam thì sao? Có
lẽ không cần phải giải thích cho dù nhiều doanh nghiệp trong ngành hàng này rất
cố gắng. Có nhiều nguyên nhân, song hàng hóa Việt Nam đơn điệu về mẫu mã là
do không có bộ phận R&D.
Thực tế đầu tư cho khoa học công nghệ và R&D
nói chung của các phân ngành cơ khí được trình bày
theo ngành hàng sản xuất.
Dưới đây trình bầy những nét cơ bản, mang tính chất
điển hình để khái quát một phần chính của bức tranh
đầu tư và thực hiện hoạt động KHCN đã được áp dụng
trong giai đoạn 2005 2010 của ngành chế tạo cơ khí ở
nước ta. Tuy nhiên về bức tranh toàn cảnh của ngành cơ
khí còn nhiều lĩnh vực chưa nêu hết được như phần thực
hiện của các doanh nghiệp FDI & tư nhân, cũng như đối
tượng liên quan đến an ninh quốc phòng không thuộc
phạm vi đề tài.
17
1.2.1- Doanh nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ:
Các đơn vị tham gia chế tạo thiết bị đồng bộ, chủ yếu là các doanh nghiệp
thuộc Tổng công ty LILAMA, COMA, MIE, các viện nghiên cứu: NARIME. IMI,
ngoài ra có các doanh nghiệp tư nhân như xí nghiệp cơ khí Quang Trung Ninh
Bình, công ty chế tạo kết cấu thép và thiết vị nâng, công ty CP Chế tạo máy & sản
xuất vật liệu mới Trung Hậu, . Các doanh nghiệp trên đã và đang thực hiện các
dự án KHCN, mang tính đột phá trong phát triển sản xuất .
1.2.1.1 Tổng công ty Lắp máy việt Nam (LILAMA)
- Chiến lược phát triển KH&CN xây dựng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
cũng đã khẳng định: “Đến năm 2010 đáp ứng 80-100% phụ tùng thay thế thông
thường cho xi măng lò quay và 100% cho xi măng lò đứng. Đồng thời phấn đấu
chế tạo được từ 50-60% thiết bị đồng bộ cho các dây chuyền tiên tiến hiện đại.
Đến năm 2020 ngành cơ khí phải đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu phát triển trong
nước và xuất kh
ẩu”; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam được phân công làm
Trưởng nhóm thiết bị toàn bộ thuộc Tổ thường trực giúp việc Ban chỉ đạo Chương
trình cơ khí trọng điểm quốc gia. Trong 8 nhóm sản phẩm thuộc Chương trình cơ
khí trọng điểm thì nhóm thiết bị đồng bộ là phức tạp nhất vì liên quan đến thiết kế
công nghệ dây chuyền sản xuất, thiết kế kỹ thuật, thiế
t kế chế tạo cũng như tổ
chức chế tạo và đưa vào sản xuất nhiều loại sản phẩm cơ khí khác nhau kể cả tiêu
chuẩn và phi tiêu chuẩn mà vẫn phải đảm bảo tính đồng bộ cho toàn bộ dây
chuyền.
Tổng công ty LILAMA đã thực hiện các đề án KHCN sau:
- Đề án “Chương trình nội địa hoá thiết kế, chế tạo thiết bị đồng bộ cho ngành
xi mă
ng” với mục tiêu khối lượng thiết bị của các dây chuyền sản xuất xi măng lò
quay công suất 2.500-4.000 tấn Clinker/ngày do Việt Nam tự thiết kế và chế tạo
đạt tỷ lệ 63-75% về khối lượng và lớn hơn 36% về giá trị đã được Bộ Xây dựng
phê duyệt;
- Đề án “Lộ trình nội địa hóa thiết bị Nhà máy nhiệt điện than” đảm bảo tỷ lệ
nội địa hóa trong nước đạt từ 40-75% khối lượng và 25-50% đối với các Nhà máy
có công suất từ 300-600MW đã được Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương)
phê duyệt;
* Dự án KHCN “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị chủ yếu cho dây
chuyền đồng bộ sản xuất xi măng lò quay công suất 2.500 tấn Clinker/ ngày,
thay thế nhập ngoại, thực hiện tiến trình nội địa hoá”:
Dự án KHCN được triể
n khai thực hiện theo Quyết định số 2861/QĐ-BKHCN
ngày 14/11/2005 của Bộ trưởng Bộ KH&CN và LILAMA làm Chủ nhiệm Dự án.
a). Về nội dung triển khai:
- Phạm vi nghiên cứu được lựa chọn thực hiện ở 08 công đoạn có tính quyết
định của dây chuyền sản xuất, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác tư vấn,
thiết kế công nghệ, thiết kế chế tạo:
• Nghiên cứu, thiết kế
kỹ thuật phần công nghệ dây chuyền sản xuất.
• Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị chính trong công đoạn đập đá vôi
và đồng nhất sơ bộ đá vôi.
18
• Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy nghiền đứng (nghiền than, nghiền liệu,
nghiền Clinker).
• Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống lò quay.
• Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị lọc bụi công suất lớn.
• Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống đóng bao xi măng tự động.
• Nghiên cứu, thiết kế hệ thống tự độ
ng hóa.
• Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị quạt gió công suất lớn.
- Địa chỉ ứng dụng: Sản phẩm nghiên cứu được ứng dụng trực tiếp vào Nhà
máy xi măng Sông Thao và tiếp theo là Nhà máy xi măng Đô Lương và các nhà
máy khác (khi có điều kiện thích hợp)
- Kinh phí để thực hiện Dự án KHCN: 214,9 tỷ đồng, trong đó:
• Nguồn kinh phí KHCN : 34,15 tỷ đồng
• Nguồn vốn tự có : 13,9 tỷ
đồng
• Nguồn vốn khác : 166,9 tỷ đồng
b). Kết quả chính đạt được:
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Dự án KHCN đã được Bộ Xây dựng
nghiệm thu cấp Nhà nước ngày 21/10/2010 trước sự chứng kiến của đại diện Bộ
KH&CN, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt
Nam và nhiều Chuyên gia đầu ngành với điểm đánh giá đạt 82,5/100 điểm, đạ
t
loại khá.
- Về công tác nghiên cứu
: Đã hoàn thành toàn bộ các nội dung nghiên cứu
theo Thuyết minh tổng quát được duyệt.
+ Bộ thiết kế kỹ thuật, thiết kế công nghệ của dây chuyền sản xuất xi măng lò
quay công suất 2.500T Clinker/ngày.
+ Các chương trình, phần mềm tính toán, điều khiển (07 chương trình phần
mềm).
• Phần mềm tính toán công nghệ dây chuyền nhà máy.
• Phần mềm tính toán các thông số công nghệ chủ yếu của các thiết bị thuộc
hệ thống lò quay.
• Phần mềm điều khiển Modul cân của hệ thống đóng bao.
• Phần mềm tính toán thiết bị lọc bụi túi.
• Phần mềm tính toán thiết bị lọc bụi tĩnh điện.
• Chương trình điều khiển các khu vực công nghệ trong nhà máy.
• Chương trình tính toán các thông số kỹ thuật Quạt công suất lớn.
- Về Công tác chế tạo nội địa hóa
(áp dụng tại Nhà máy xi măng Sông Thao)
+ Tổng khối lượng chế tạo thiết bị và kết cấu thép: 5.828/ 8.373 tấn, tương
đương với 70% khối lượng toàn Nhà máy (vượt so với yêu cầu lộ trình nội địa hóa
của BXD đối với Nhà máy 1 là 63%).
+ Tổng giá trị chế tạo đạt khoảng 40% (vượt so với yêu cầu lộ trình nội địa
hóa của BXD đối với Nhà máy 1 là 36%).
- Về tài chính
:
Tổng kinh phí đã thực hiện là: 226 tỷ đồng, đạt 113% so với dự toán được
duyệt, trong đó:
+ Kinh phí hỗ trợ từ NSKH : 32,1 tỷ đồng, đạt 94% so với dự toán
19
+ Kinh phí tự có : 12,8 tỷ đồng, đạt 92% so với dự toán
+ Kinh phí từ các nguồn khác : 181 tỷ đồng, đạt 119% so với dự toán
c). Đánh giá kết quả đạt được của Dự án KHCN:
- Thành công:
+ Qua việc thực hiện Dự án KHCN quy mô lớn theo phương thức nghiên cứu
và ứng dụng sản phẩm vào thực tế, lần đầu tiên ở Việt Nam đã có được sự kết hợp
hầu hết đội ng
ũ chuyên gia từ các Viện nghiên cứu, các Công ty tư vấn, Hiệp hội
cơ khí, các Trường Đại học, các đơn vị thiết kế, chế tạo, các Công ty xây dựng,
lắp máy có nhiều kinh nghiệm trong thi công các Nhà máy xi măng để cùng hợp
tác triển khai và đưa vào vận hành một nhà máy xi măng hoàn chỉnh.
+ Do năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo được nâng lên do đó nhiều đơn vị
tham gia thực hiện các Đề tài thuộc Dự án KHCN
đã có thể ứng dụng các sản
phẩm của mình ra ngoài như: CCBM nhận thẩm định và thiết kế cho các dây
chuyền 1, 2 nhà máy xi măng Lam Thạch, Viện Vật liệu Xây dựng đã kết hợp
cùng LILAMA EMC để tìm kiếm công việc tại Châu phi; LILAMA 69-3 nhận
thiết kế chế tạo các thiết bị công đoạn đá vôi cho xi măng Bình Phước, máy đập
đá vôi cho xi măng Thăng Long, Hoàng Thạch, Bút Sơn; NARIME nhận hợp
đồng chế
tạo lọc bụi tĩnh điện cho nhiệt điện Vũng áng 1, Thái Nguyên, lọc bụi túi
cho xi măng Hạ Long, Bút Sơn,vv Điều này thể hiện kết quả lan tỏa của các sản
phẩm nghiên cứu, chế tạo.
+ Các đơn vị tư vấn - chế tạo - xây dựng của Việt Nam có thêm nhiều kinh
nghiệm để sẵn sàng đảm nhận vai trò Tổng thầu EPC cho toàn bộ nhà máy cũng
như
từng công đoạn sản xuất của nhà máy. Điều này đã thể hiện mức độ tự chủ
đối với quá trình công nghệ sản xuất xi măng cũng như quá trình chế tạo, thiết kế
và quản lý dự án đã có được bước tiến mới, cho phép chủ động giải quyết các vấn
đề phát sinh trong khi tiến hành công việc.
+ Lần đầu tiên Việt Nam đã chế tạo một s
ố thiết bị chính trong dây chuyền sản
xuất xi măng lò quay 2.500 tấn Clinker/ngày như: Lò nung, thiết bị làm nguội
Clinker, máy nghiền liệu, nghiền than, nghiền xi măng, máy rải liệu, rút liệu kho
tròn bằng bản vẽ thiết kế của mình theo bản quyền, bảo hành của Viện nghiên cứu
thiết kế Thiên Tân (Trung Quốc) và Hãng Loesche (CHLB Đức) với tỷ lệ nội địa
hóa Hệ thống lò quay đạt 55,5% khối lượng (Tháp trao đổi nhiệt 95,76%, Lò quay
37,92%, Tháp điều hòa 95,76%), Cụm nghiền liệu đạt 69,6% (máy nghiền liệu
49,2%), Cụm nghiền than đạt 74,1% (máy nghiền than 69,84%), Máy nghiền
Clinker 60%, Hệ thống đóng bao tự động (88%),vv Đến nay, các thiết bị này
đang hoạt động ổn định, sản phẩm xi măng Sông Thao đã tạo được uy tín và thị
trường đón nhận.
+ Với tỷ lệ nội địa hóa đạt được tại nhà máy xi măng Sông Thao đạt 70% về
khố
i lượng và khoảng 40% về giá trị thì LILAMA đã hoàn thành vượt mức yêu
cầu đối với mục tiêu đặt ra ban đầu về tỷ lệ nội địa hóa với dây chuyền thứ nhất là
63% khối lượng và 36% giá trị. Đây là một thành công rất lớn so với những gì
ngành cơ khí Việt Nam đã chế tạo thiết bị cho ngành xi măng từ trước tới nay, chủ
yếu là chế tạo kết cấu thép và thi
ết bị phi tiêu chuẩn, hầu như không có thiết bị
công nghệ nào hoàn chỉnh như: Dây chuyền 2 xi măng Hoàng Thạch tỷ lệ nội địa
hóa đạt 20,2%, các Nhà máy xi măng Bút Sơn, Hoàng Mai, Sông Gianh, Hải
20
Phòng đạt khoảng 30%, xi măng Tam Điệp đạt 35,2%, Nghi Sơn đạt 46,4% về
khối lượng và từ 10-15% về giá trị. Như vậy việc thực hiện thành công Dự án
KHCN này còn có ý nghĩa trong việc thực hiện Chương trình chống nhập siêu đối
với các hàng hóa là thiết bị hoặc phụ tùng cho các dây chuyền thiết bị toàn bộ.
+ Đây là thành công của mô hình kết hợp việc nghiên cứu KHCN với cơ chế
chỉ
định thầu EPC cho các đơn vị thiết kế, chế tạo của Việt Nam và giao cho đơn
vị Lãnh đạo tổ hợp nhà thầu EPC đồng thời là chủ nhiệm Dự án KHCN.
- Khó khăn, tồn tại :
+ Đây là Dự án KHCN cấp Nhà nước quy mô lớn lần đầu tiên được nghiên
cứu và triển khai ở nước ta nên Nhà nước cũng chưa có các cơ chế, quy định rõ
ràng trong việc quản lý các Dự án KHCN loại này. Vì vậy để
đẩy nhanh và tạo
điều kiện cho Dự án KHCN được triển khai thực hiện đảm bảo pháp luật và quy
định của Nhà nước, Dự án đã được trực tiếp Bộ KH&CN, Bộ Xây dựng chỉ đạo,
cùng với LILAMA và các đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp nghiên cứu rất kỹ lưỡng
về phương thức triển khai. Đồng thời Bộ KH&CN đã có Quyết định số
11/2005/QĐ-BKHCN ngày 25/8/2005 ban hành “Quy định tạm thời về việc xây
dựng và quản lý các Dự án KHCN”. Tuy nhiên vì chưa có tiền lệ trước đây nên
việc áp dụng Quy định tạm thời cũng còn nhiều vướng mắc khi áp dụng vào thực
tiễn. Sau khi Thông tư số 12/2009/TT-BKHCN của Bộ KH&CN ngày 08/05/2009
ra đời, quy định về việc “Hướng dẫn đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công
nghệ, dự án sản xuất thử nghiệ
m cấp nhà nước” những khó khăn này mới cơ bản
được giải quyết.
+ Do đây là một Dự án KHCN quy mô rất lớn, đối tượng nghiên cứu là một
dây chuyền sản xuất xi măng đồng bộ, do đó chứa đựng rất nhiều vấn đề phức tạp
về công nghệ sản xuất cũng như công nghệ chế tạo thiết bị, cần được tiếp t
ục được
nghiên cứu sâu về bản chất để xác định các vấn đề thiết yếu phải giải quyết. Trong
khi năng lực thiết kế cũng như chế tạo của các đơn vị Việt Nam còn hạn chế, do đó
dẫn đến việc nghiên cứu bị kéo dài và công tác chế tạo gặp nhiều khó khăn
+ Việc lựa chọn địa chỉ ứng dụng các sản ph
ẩm của Dự án KHCN cũng gặp
rất nhiều khó khăn do yêu cầu tính đồng bộ của mỗi thiết bị trong dây chuyền rất
cao cũng như những rủi ro của các thiết bị lần đầu được thiết kế, chế tạo tại Việt
Nam là rất lớn. Một số sản phẩm của Dự án KHCN đến nay chưa có địa chỉ ứng
dụng như: Quạ
t gió công suất lớn, Máy đập búa, Hệ thống tự động hóa. Một số
sản phẩm mới tìm được địa chỉ ứng dụng là các Nhà máy xi măng có công suất
nhỏ hơn hoặc chế tạo thiết bị có công suất nhỏ hơn so với đăng ký như: Lọc bụi
túi, Máy rải liệu rút liệu, Dây chuyền công nghệ. Một số sản phẩm khác chỉ mới
ứng dụng từng phầ
n theo hình thức phụ tùng thay thế cho các Nhà máy xi măng
tương tự Những tồn tại này tạo cho các Chủ đầu tư quan ngại, chưa thật sự tin
tưởng hoặc chưa sẵn sàng ứng dụng vào các công trình thực tế.
+ Các thủ tục liên quan đến cho phép chỉ định Tổng thầu EPC, lựa chọn thầu
phụ, thủ tục đàm phán để đưa sản phẩm của Dự án KHCN vào ứng dụng tại D
ự án
xi măng Sông Thao gặp khó khăn, mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng tới tiến độ
chung và giảm hiệu quả đầu tư của Dự án.
+ Công tác đào tạo cán bộ, nghiên cứu đầu ngành cũng như mục tiêu sau khi
thực hiện xong Dự án KHCN phải đào tạo được nhiều tiến sỹ, thạc sỹ chưa đạt
21
yêu cầu. Đây cũng chính là khâu yếu của Dự án đã làm ảnh hưởng đến việc đánh
giá kết quả của Dự án KHCN.
* Dự án KHCN "Nghiên cứu thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị nhà máy
nhiệt điện than công suất tổ máy đến 600 MW".
Xuất phát của Dự án này được điều chỉnh từ Dự án KHCN “Nghiên cứu thiết
kế, chế tạo trong n
ước thiết bị đồng bộ Nhà máy nhiệt điện than công suất 300
MW" sang nghiên cứu Dự án KHCN có gam công suất 600MW.
Nội dung của Dự án KHCN nhiệt điện than 300MW đã được Bộ Công
Thương, Bộ Xây dựng chuẩn y và Bộ KH&CN phê duyệt tại Quyết điňnh số
54/QĐ-BKHCN ngày 14/01/2008 với những nội dung chính sau:
a). Về nội dung triển khai:
- Dự án KHCN bao gồm 18 đề tài nhánh với mục tiêu đạt tỷ lệ n
ội địa hóa
trong nước đối với nhà máy nhiệt điện 300MW đạt 40% khối lượng và 30% về giá
trị:
• Nghiên cứu thiết kế kỹ thuật nhà máy nhiệt điện đốt than bột (Antraxít) Việt
Nam công suất 300 MW.
• Nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số thiết bị của hệ thống lò hơi công nghệ
đốt than phun cho nhà máy nhiệt điện than công suất 300 MW.
• Nghiên cứu thiết kế, chế
tạo bộ sấy không khí cho lò hơi nhà máy nhiệt điện
đốt than bột công suất 300 MW.
• Nghiên cứu thiết kế, chế tạo bộ hâm nước cho lò hơi nhà máy nhiệt điện đốt
than bột công suất 300 MW.
• Nghiên cứu thiết kế, chế tạo quạt cấp gió công suất trên 500.000 m3/h cho lò
hơi của nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất 300MW.
• Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống khung chính củ
a lò hơi nhà máy nhiệt
điện đốt than bột công suất 300 MW.
• Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thổi bụi cho lò hơi nhà máy nhiệt điện
đốt than bột công suất 300 MW.
• Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các loại van hơi, nước, dầu phục vụ hệ thống lò
hơi nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất 300 MW.
• Nghiên cứu thiết kế, chế tạo h
ệ thống nghiền than đạt tiêu chuẩn công nghệ
đốt của lò hơi đồng bộ cho nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất 300
MW.
• Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống cung cấp than đồng bộ cho nhà máy
nhiệt điện đốt than bột công suất 300 MW.
• Nghiên cứu thiết kế, công nghệ chế tạo hệ thống thiết bị khử lưu huỳnh
(FGD) cho nhà máy nhiệt đi
ện đốt than bột công suất 300 MW.
• Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống nước làm mát tuần hoàn cho nhà máy
nhiệt điện đốt than bột công suất 300 MW.
• Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thải tro xỉ bằng thuỷ lực đồng bộ cho
nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất 300 MW.
• Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống xử lý nước cung c
ấp cho lò hơi nhà
máy nhiệt điện đốt than bột công suất 300 MW.
22
• Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống xử lý nước thải công nghiệp cho nhà
máy nhiệt điện đốt than bột công suất 300 MW.
• Nghiên cứu, tính toán thiết kế, tích hợp hệ thống đo lường điều khiển đồng
bộ cho nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất 300 MW.
• Nghiên cứu thiết kế, chế tạo trạm biến áp nguồn cho nhà máy nhiệt điện
đốt
than bột công suất 300 MW.
• Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống đo lường kiểm soát môi trường của
nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất 300 MW.
- Địa chỉ ứng dụng: Sản phẩm nghiên cứu được áp dụng trực tiếp vào Dự án
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 2, nhiệt điện Thăng Long, nhiệt điện Vũng
áng 1.
- Kinh phí
để thực hiện Dự án KHCN: 2.120 tỷ đồng, trong đó:
• Nguồn kinh phí KHCN : 165 tỷ đồng
• Nguồn vốn tự có : 95 tỷ đồng
• Nguồn vốn khác : 1.860 tỷ đồng
b). Kết quả đã đạt được.
Để có cơ sở tiến hành điều chỉnh, hoàn thiện Đề cương Dự án KHCN với gam
công suất tổ máy 600 MW và áp dụng cho các Dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh
Lậ
p 1 và Long Phú 2, theo sự chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công
Thương và các Bộ ngành liên quan, các bên LILAMA, NARIME, DOOSAN đã
ký kết chính thức Thỏa thuận khung thành lập Liên danh Tổng thầu EPC thực hiện
Dự án nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (Doosan làm Leader), trong đó có xác định cụ thể
nội dung phân chia công việc giữa các bên, kế hoạch nghiờn cứu chuyển giao
công nghệ. Việt Nam sẽ cố gắng để đảm bảo tỷ lệ n
ội địa hóa Nhà máy nhiệt điện
Quỳnh Lập 1 đạt trên 40% khối lương.
c). Khó khăn, tồn tại:
Hiện nay F/S Dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 vẫn chưa hoàn thành
nên LILAMA và các đơn vị chủ trì Đề tài thuộc Dự án KHCN vẫn chưa tiến hành
việc điều chỉnh, hoàn thiện đề cương theo đúng nội dung phân chia công việc,
chuyển giao công nghệ đã ký kết với Doosan.
Bảng 1
Chi phí đầu tư khoa học công nghệ cho sản xuất các năm, bao
gồm cả thuê chuyên gia, mua sắm công nghệ, thiết bị máy móc mới
(LILAMA):
Chi tiêu
ĐV
Tính
2006 2007 2008 2009 2010
1. Thực chi Tỷ đồng 23,74 26,53 53,05 53,70 40,29
-Từ vốn ngân sách
nhà nước
nt 5,66 8,45 6,78 6,92 1,75
-Vốn tự có của
DN
nt 1,39 1,39 4,55 4,55 3,86
- Vốn khác
nt 16,69 16,69 41,73 42,23 34,68
2.So với tổng
doanh thu
% 0,35 % 0,39% 0,78% 0,78% 0,6%
23
1.2.1.2. Tổng công ty cơ khí xây dựng:
Từ năm 2003 đến năm 2011, Tổng công ty COMA đã đầu tư công nghệ, thiết bị
tăng năng lực sản xuất:
Bảng 2
Đơn vị tính: triệu đồng
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng
68,268 28,224 25,384 15,008 8,835 32,691 72,586 36,683 29,853 317,531
Trong đó:
- Vốn thực hiện dự án Nhà máy chế tạo thiết bị nâng: 195,055 triệu
- Vốn do doanh nghiệp tự đầu tư: 122,486 triệu đồng
Trong 9 năm, Tổng công ty cơ khí xây dựng đã đầu tư bằng vốn tự có và vốn ngân
sách thực hiện các dự án KHCN tăng năng lực chế tạo thiết bị đồng bộ: thiết bị cơ
khí thủy công, thiết bị nhà máy nhiệt đ
iện, nhà máy xi măng, thiết bị nâng vận
chuyển dùng trong công nghiệp và dân dụng. Với phương châm “lấy mỡ nó rán
nó”, từ các hợp đồng kinh tế, các doanh nghiệp cơ khí thuộc COMA đã trích kinh
phí (122 triệu đồng) đầu tư dây chuyền công nghệ làm sạch sản phẩm bằng hạt
kim loại, mua sắm thiết bị cần thiết để nâng cao năng lực, sản lượng, chất lượng
chế tạo sản phẩ
m cung cấp trong nước và xuất khẩu. Giá trị sản xuất công nghiệp
và kim ngạch xuất khẩu trong 9 năm của các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng
công ty cơ khí xây dựng như sau:
Bảng 3
: Giá trị sản xuất Công nghiệp (COMA) 2003-2011
Đơn vị
tính
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Gía trị Sản xuất Công nghiệp Tỷ.đ 401 577 506 717 636
Trong đó kim ngạch xuất khẩu 1000 USD 2,046 253 232 220 755
Đơn vị
tính
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Tổng
Cộng
(2003-
2010)
Gía trị Sản xuất Công nghiệp Tỷ.đ 836 750 931 1,131 6,954
Trong đó kim ngạch xuất khẩu 1000 USD 1,691 1,311 331 6,839
Bảng tổng hợp trên cho thấy việc đầu tư khoa học công nghệ và thiết bị đã
có hiệu quả trong sản xuất: giá trị sản xuất công nghiệp các năm tăng, chất lượng
sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc vào các đơn hàng
và khách hàng truyền thống nước ngoài đặt hàng xuất khẩu nên ảnh hưởng đến giá
trị sản xu
ất hàng năm.
Tuy nhiên dự án đầu tư nhà máy chế tạo thiết bị nâng của COMA do tiến độ
thực hiện dự án quá dài nên mất tính hiện thực, trong khi đó, một số doanh nghiệp
tư nhân đã thực hiện dự án đầu tư nhà máy thiết bị nâng đã nhanh chóng đáp ứng
nhu cầu thị trường và có hiệu quả như Xí nghiệp cơ khí Quang Trung, Công ty
chế tạo kết cấu thép và thiết bị nâng Vinalift.
24
1.2.1.3. Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE):
Trong những năm gần đây, các thành viên trong Tổng công ty MIE đã tự
đầu tư nghiên cứu công nghệ chế tạo thiết bị cơ khí thủy công, đầu tư thiết bị chế
tạo tuy không lớn nhưng mang lại hiệu quả thiết thực là đã cung cấp sản phẩm đạt
chất lượng: cửa van cung, cửa van thẳng, đường ống dẫ
n dòng, chi tiết, phụ kiện,
kết cấu thép cho nhiều dự án xây dựng nhà máy thủy điện trong nước: Pleikrong,
Avương, Buôn Kuốp, Quảng Trị, Bắc Bình, Bản Chát, Srepok3, Ankhe- Kanak,
Dark”tih, Sơn La, Sêsan 4A,…, đáp ứng nhu cầu nội địa hóa thiết bị cơ khí thủy
công trong nước.
Bảng 4
: Các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 –
2012 của Tổng Công ty Máy & Thiết bị công nghiệp.
TT
Năm
2010
Ước
TH
2011
% so
với
năm
trước
Dự kiến
2012
% so
với
năm
trước
I Giá trị SXCN (Giá CĐ 1994)
Tr.
đồng
646,222 675,479 105
749,332 111
II Tổng doanh thu
Tr.
đồng
2,318,652 2,406,340 104 2,523,870 105
Trong đó:
-Doanh thu sản xuất công nghiệp " 1,198,432 1,273,307 106 1,498,200 118
- Doanh thu thương mại “ 1,120,219 1,176,230 105 1,235,042 105
III Sản phẩm chủ yếu
- Thiết bị đồng bộ
Tr.
đồng
453,000 497,717 110
577,500 116
- Máy công cụ cái
1,815 1,875 103 1,969 105
- Hàng quy chế tấn
3,653 3,950 108 4,148 105
- Đá mài tấn
3,984 4,200 105 5,200 124
-Hạt mài tấn
600 1,000 167 4,200 420
-Hộp giảm tốc hộp
327 400 122 420 105
IV Đầu tư thiết bị sản xuất
Tr.
đồng
92,561 88.461 50.300
1.2.1.4 Công ty CP chế tạo giàn khoan dầu khí – Pvshipyard
Đã thực hiện dự án KHCN: “Nghiên cứu thiết kế và công nghệ chế tạo, lắp
ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt
Nam”. Công ty Cổ phần chế tạo Giàn khoan dầu khí (Pvshipyard) chủ trì và đồng
thời là địa chỉ áp dụng kết quả KHCN của dự án cho chế tạo, tổ hợp thiết bị đồ
ng
bộ lắp trên giàn khoan dầu khí.
Kinh phí cho thiết kế, chế tạo giàn khoan:
25
- Kinh phí hoạt động chung của DA KHCN: 1.342,07 triệuđồng
+ Từ ngân sách SNKH : 1.342,07 triệuđồng
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc DAKHCN: 1.183.210,40 triệuđồng
+ Từ ngân sách SNKH : 111.542,68 triệu đồng
+ Từ nguồn vốn khác : 1.071.667,72 triệu đồng
Công ty đã đầu tư nhân lực cho bộ phận thiết kế, ứng dụng các dây chuyền
công nghệ tiên tiến: làm sạch sản phẩm, định hình và hàn kết cấu, thi
ết bị và xây
dựng triền đà,… để thiết kế, chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước đầu tiên tại
Việt Nam và đã tổ chức hạ thủy thành công đầu tháng 10/2011, dự kiến hoàn
thành lắp đặt thiết bị đồng bộ trên giàn khoan và đưa vào hoạt động trong năm
2012. Với thành công trên, công ty Pvnashipyard tiếp tục ký hợp đồng với Liên
doanh Vietxopetro đóng mới giàn khoan thứ hai.
1.2.1.5. Công ty CP Chế tạo máy và Vật liệu mới Trung Hậ
u:
Là doanh nghiệp tư nhân, công ty đã đầu tư dây chuyền thiết bị tiên tiến,
ứng dụng công nghệ mới trong chế tạo và sản xuất Thiết bị đồng bộ sản xuất gạch
blôc bê tông nhẹ và thiết bị đồng bộ sản xuất gạch polyme khoáng tổng hợp.
Công ty đã đăng ký và được Sở Khoa học công nghệ thành phố Hồ Chí
Minh cấp giấy chứng nhận Doanh Nghiệp Khoa Học và Công Ngh
ệ (số 05/ĐK-
DNKHCN) ngày 31 tháng 03 năm 2010.
1.2.1.6. Viện Máy và dụng cụ công nghiệp (IMI)
Từ nhiều năm đã đầu tư KHCN chuyên sâu cho nghiên cứu thiết kế, chế tạo
dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất bê tông tươi, bê tông đầm lăn, dây chuyền
thiết bị sấy và phân loại cà phê, cân điện tử,…. . Đây là những đầu tư nghiên cứu,
ứng dụng công nghệ mớ
i vào sản xuất thiết bị và dây chuyền thiết bị đồng bộ đáp
ứng nhu cầu trong nước.
Bảng 5
: Ngân sách đầu tư cho khoa học công nghệ phục vụ sản xuất các năm,
bao gồm cả thuê chuyên gia, mua sắm công nghệ, thiết bị, máy móc mới (IMI)
Chỉ tiêu Đ. vị tính 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Thực chi
Tr. Đồng
1452 1.450,4 5.679,36 9.149,5 4.700 5.300
So với
tổng
doanh thu
% 1.3 1.4 3.2 2.3 2.7 2.3
Bảng 6: Nhân lực làm nghiên cứu, hoạt động KHCN (IMI)
Chỉ tiêu
Đ. vị tính
2006 2007 2008 2009 2010
Tổng nhân lực
KHCN
Người 134 134 162 129 124
Trong đó trên ĐH Người 22 23 25 25 26
Trong đó ĐH Người 96 95 114 84 78
Khác Người 16 16 23 20 20
So với tổng số lao
động
% 66,7 66,7 77 68 77,5