Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

nghiên cứu đánh giá thực trạng vận hành từ đó đề xuất giải pháp quản lý chất lượng xây dựng công trình ngăn mặn vùng triều cống trà linh i thái thụy - thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 112 trang )



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thu thập tài liệu, nghiên cứu và thực hiện, đến nay luận văn Thạc sỹ
kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá thực trạng vận hành từ đó đề xuất giải pháp quản lý
chất lượng xây dựng công trình ngăn mặn vùng triều “ cống Trà Linh I" Thái Thụy -
Thái Bình. Đã hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đặt ra trong bản
đề cương đã được phê duyệt;
Trước hết tác giả bày tỏ lòng biết chân thành tới Trường đại học Thủy lợi đã đào tạo
và quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này;
Tác giả xin trân trọng cảm ơn GS.TS Vũ Thanh Te đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ để
hoàn thành tốt nhiệm vụ của luận văn đặt ra;
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô phòng đào tạo đại học và sau đại
học, các Cô trên thư viện, Khoa công trình, Bộ môn công nghệ quản lý và xây dựng,
Công ty khai thác thủy lợi Bắc Thái Bình, tổ đội vận hành cống Trà Linh I đã tạo điều
kiện, nhiệt tình giúp đỡ cho tác giả trong quá trình làm luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, chắc chắn khó tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong muốn được sự góp ý, chỉ bảo chân tình của các
Thầy Cô và cán bộ đồng nghiệp đối với bài luận văn. Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 26 tháng 02 năm 2014
Học viên cao học


Bùi Quang Hương





BẢN CAM KẾT



Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng vận hành
từ đó đề xuất giải pháp quản lý chất lượng xây dựng công trình ngăn mặn vùng triều “
cống Trà Linh I" Thái Thụy - Thái Bình. trên là của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu
trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.


Tác giả


Bùi Quang Hương

























MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG

1:

TỔNG

QUAN

VỀ

CÁC

CÔNG

TRÌNH

VEN

BIỂN. 4
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH VÙNG TRIỀU ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM 4
1.1.1. Các công trình vùng triều trên Thế Giới: 4

1.1.2. Các công trình vùng triều ở Việt Nam: 6
1.2. AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VẬN HÀNH
CỐNG NGĂN MẶN VÙNG TRIỀU: 10
1.2.1. Đối với công trình: 10
1.2.2. Đối với người quản lý vận hành: 13
1.3. AN TOÀN CÁC CỐNG VÙNG TRIỀU LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC
KHẢO SÁT THIẾT KẾ, THI CÔNG: 14
1.3.1. Đối với công tác thiết kế: 14
1.3.2. Đối với công tác thi công: 21
1.4. AN TOÀN CÁC CỐNG VÙNG TRIỀU TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU HIỆN NAY: 24
1.4.1. Biến đổi khí hậu: 24
1.4.2. An toàn cho các cống vùng triều trong điều kiện biến đổi khí hậu: 27
KẾT

LUẬN

CHƯƠNG

1: 28
CHƯƠNG

2:



CHẾ

ĂN


MÒN



TÔNG





TÔNG

CỐT

THÉP

DO

NƯỚC

BIỂN,

ẢNH

HƯỞNG

CỦA




ĐẾN

TUỔI

THỌ

CÔNG

TRÌNH 29
2.1. CƠ CHẾ ĂN MÒN BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG MÔI
TRƯỜNG BIỂN: 29
2.1.1. Quá trình thấm ion Cl
-
vào bê tông gây ra ăn mòn, phá hủy cốt thép: 29
2.1.2. Quá trình thấm ion SO
4
2-
vào bê tông: 34
2.1.3. Quá trình cacbonat hóa làm giảm pH bê tông: 34
2.1.4. Quá trình khuếch tán oxy và hơi ẩm vào trong bê tông: 36
2.1.5. Quá trình mài mòn cơ học: 36
2.1.6. Quá trình xâm thực khác: 36
2.2. NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH NGẬP MẶN VÀ THỰC
TRẠNG HƯ HỎNG, XUỐNG CẤP CÁC CỐNG VÙNG TRIỀU CÁC HUYỆN
VEN BIỂN TỈNH THÁI BÌNH: 37
2.2.1. Đặc điểm môi trường biển Việt Nam: 37
2.2.2. Tình trạng ăn mòn, phá hủy công trình bê tông cốt thép trong môi trường
nước biển Việt Nam: 41
2.2.3. Tổng quan về vùng nghiên cứu: 42
2.2.4. Tình hình ngập mặn các huyện ven biển tỉnh Thái Bình: 46

2.2.5. Hiện trạng hư hỏng xuống cấp của cống ngăn mặn vùng triều “ Cống Trà
Linh I” – Thái Thụy – Thái Bình: 48
2.2.6. Đánh giá chung về nguyên nhân gây ra hư hỏng, xuống cấp của các cống
vùng triều ven biển tỉnh Thái Bình: 51
KẾT

LUẬN

CHƯƠNG

2: 52
CHƯƠNG

3:

XÁC

LẬP

ĐIỀU

KIỆN

KỸ

THUẬT

ĐỂ

QUẢN


LÝ,

THI

CÔNG



VẬN

HÀNH

CỐNG

VÙNG

TRIỀU

ÁP

DỤNG

CHO

“CỐNG

TRÀ

LINH


I”



CÁC

CỐNG

VÙNG

TRIỀU

TỈNH

THÁI

BÌNH 54
3.1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH CỐNG NGĂN MẶN VÙNG TRIỀU “ CỐNG
TRÀ LINH I”: 54
3.2. LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU THIẾT KẾ CỐNG: 55
3.2.1. Cấp công trình: 55
3.2.2. Các chỉ tiêu thiết kế: 55
3.3. KIỂM TRA VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ THIẾT KẾ: 59
3.3.1. Tính toán thủy công: 59
3.3.2. Đối với vật liệu dùng sản xuất bê tông và bê tông cốt thép: 66
3.3.3. Đối với bê tông & bê tông cốt thép: 69
3.4. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CỐNG: 74
3.4.1. Công tác cốt pha – đà giáo: 74
3.4.2. Công tác cốt thép: 75

3.4.3. Công tác bê tông: 75
3.5. CÔNG TÁC NGHIỆM THU: 84
3.6. ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG ĂN MÒN BỔ SUNG: 84
3.7. CÔNG TÁC KIỂM TRA TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH CỐNG “ TRÀ
LINH I”: 85
3.7.1. Nguyên tắc công tác kiểm tra: 86
3.7.2. Quy định về công tác kiểm tra: 86
3.7.3. Yêu cầu công tác kiểm tra: 87
3.7.4. Nội dung công tác kiểm tra: 87
3.7.5. Ghi chép và lưu trữ các tài liệu kiểm tra: 89
3.8. CÔNG TÁC QUAN TRẮC TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH “ CỐNG TRÀ
LINH I”: 89
3.8.1. Quy định về công tác quan trắc: 89
3.9. QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH “ CỐNG TRÀ LINH I”: 93
3.9.1. Những quy định chung về quy trình vận hành: 94
3.9.2. Quy trình vận hành đối với cống Trà Linh I: 96
3.10. TU SỬA VÀ BẢO DƯỠNG CỐNG: 97
3.10.1. Nguyên tắc chung: 97
3.10.2. Nội dung tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên: 98
3.10.3. Nội dung tu sửa bảo dưỡng theo định kỳ: 98
3.10.4. Bảo vệ cống: 100
KẾT

LUẬN

CHƯƠNG

3: 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 101
KẾT


LUẬN: 101
KIẾN

NGHỊ: 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104








DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1:Ăn mòn BTCT cống qua đê biển Hải Phòng. 6
Hình 1.2: Ăn mòn và phá hủy BTCT cầu Diễn Kim – Nghệ An. 7
Hình 1.3: Ăn mòn, phá hủy BTCT cảng Cửa Cấm – Hải Phòng. 8
Hình 1.4: Ăn mòn BTCT cảng Thương Vụ–Vũng Tàu. 9
Hình 1.5: Ăn mòn BTCT cầu cảng Hòn Gai – Quảng Ninh. 10
Hình 1.6: Cách đặt các con kê “ Trích từ TCXDVN 327:2004”. 22
Hình 1.7: Phục hồi lớp BT bảo vệ ở các đầu bu lông gông ván khuôn 23

Hình 2.1: Giản đồ “Điện thế- Độ pH” của CT khi không có Cl
-
31
Hình 2.2: Giản đồ “Điện thế- Độ pH” của CT khi có Cl
-
32

Hình 2.3: Cơ chế ăn mòn BT&BTCT bởi ion Cl
-
. 34
Hình 2.4: Cơ chế ăn mòn BT&BTCT bởi cacbonnat hóa 35
Hình 2.5: Ranh giới môi trường biển Việt Nam 37
Hình 2.6: Lớp BT bảo vệ bong tróc lộ cốt thép han, gỉ - cống Trà Linh - Thái Bình 48
Hình 2.7: Lớp sơn bảo vệ van thép và mô tơ bị bong tróc sơn, ốc vít han gỉ. 49
Hình 2.8: Hà bám dày đặc trên hệ thống kéo cánh van thép 50
Hình 2.9: Các tấm bê tông chắn phai mới được lắp dựng lại sau trận bão. 50

Hình 3.1: Cống Trà Linh I – Thái Thụy – Thái Bình 54
Hình 3.2: Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép Error! Bookmark not defined.




























DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các yêu cầu tối thiểu về thiết kế bảo vệ kết cấu chống ăn mòn trong môi trường
biển “ Trích từ TCXDVN 327:2004” 14
Bảng 1. 2: Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu làm bê tông và bê tông cốt thép đạt tính năng
chống ăn mòn trong môi trường biển “ Trích từ TCXDVN 327:2004” 18

Bảng 2.1: Thành phần hóa của nước biển Việt Nam và thế giới. 38
Bảng 2.2: Độ mặn nước biển tầng mặt vùng biển Việt Nam, % 38
Bảng 2.3: Phân loại mức độ xâm thực của môi trường biển đối với BT&BTCT. 40
Bảng 2.4: Chu kỳ triều thiết kế (18-28/9/1983) cm. 46

Bảng 3.1: Cấp chống nứt ứng với loại cốt thép được dùng và giá trị của bề rộng khe nứt
giới hạn (mm). 60
Bảng 3.2: Giới hạn độ võng 63
Bảng 3.3: Khoảng cách lớn nhất giữa các khe nhiệt độ - co giãn cho phép không cần tính
toán,m. 65
Bảng 3.4: Yêu cầu kỹ thuật vật liệu làm BT và BTCT về chống ăn mòn trong môi trường
biển “ Trích từ TCXDVN 327:2004” 66
Bảng 3.5: Yêu cầu về N/X tối đa và R
b

tối thiểu vùng xâm thực 70
Bảng 3.6: Yêu cầu về Mác bê tông vùng xâm thực 70
Bảng 3.7: Độ chống thấm nước tối thiểu của bê tông vùng xâm thực 71
Bảng 3.8: Yêu cầu về độ thấm ion clo trong bê tông vùng xâm thực 72
Bảng 3.9: Chiều dày lớp bê tông bảo vệ tối thiểu cho kết cấu BTCT trong môi trường
biển. 73
Bảng 3.10: Hàm lượng xi măng tối thiểu cho kết cấu BT&BTCT trong môi trường biển.
74
Bảng 3.11: Sai lệch cho phép khi cân đong thành phần của bê tông. 76
Bảng 3.12: Thời gian trộn hỗn hợp bê tông (phút) 76
Bảng 3.13: Góc nghiêng giới hạn của băng chuyền (độ). 78
Bảng 3.14: Thời gian bảo dưỡng ẩm ( trích TCXDVN 391:2007) 82



















DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT

Ký hiệu Tên đầy đủ
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
BT & BTCT
Bê tông và bê tông cốt thép
BTCT
Bê tông cốt thép
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
ĐBSCL
Đồng bằng sông cửu long
QLKT
Quản lý khai thác
CTTL
Công trình thủy lợi
BĐKH
Biến đổi khí hậu
PTNT
Phát triển nông thôn
TCN
Tiêu chuẩn nghành
PCLB
Phòng chống lụt bão
QLN&CT
Quản lý nước và công trình
QLDA

Quản lý dự án
NĐ-CP
Nghị định chính phủ
1

MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu đang làm cho các đại dương ấm lên. Theo quan trắc trong thời
gian từ năm 1961 đến năm 2003 nhiệt độ đại dương toàn cầu tăng bình quân 0,10

o
C, trong đó tốc độ tăng trong thập kỷ từ 1993 đến 2003 cao hơn mức bình quân.
Nhiệt độ tăng làm cho tăng dung tích nước vốn có của các đại dương đồng thời làm
cho băng tan từ các vùng cực Bắc và Nam cực, từ các khối băng tiềm tàng trên các
núi cao. Hệ quả của hiện tượng này bao gồm rất nhiều các vấn đề liên quan đến sự
thay đổi của các dòng hải lưu, thay đổi sinh hóa của đại dương, độ mặn, hệ sinh
thái và nước biển dâng. Kết quả quan trắc bằng thiết bị vệ tinh cho thấy trong thập
niên 1993-2003 tốc độ nước biển dâng bình quân khoảng 3,1±0,7 mm/năm. Theo
báo cáo của IPCC, 2007 với kịch bản biến đổi khí hậu A1B mực nước biển dâng
vào năm 2090 so với năm 1990 bình quân từ 22 đến 44 cm, với tốc độ khoảng
4mm/năm.
Ở Việt Nam, ước tính sẽ có 1/5 diện tích bị ngập mặn nếu mực nước biển dâng
lên 1m. Những vùng sẽ bị chịu ảnh hưởng mạnh của nước biển dâng là vùng đồng
bằng sông Cửu Long, đồng bằng châu thổ Sông Hồng và dải đồng bằng ven biển
Miền Trung. Diện tích ngập lụt là 40.000 km
2
,
1.700Km
2
vùng đất ngập nước cũng
bị đe dọa và 17 triệu người cùng gánh chịu hậu quả của lũ lụt, kéo theo những thảm

họa như mặn xâm nhập sâu vào trong lòng đất, mưa cực đoan dẫn tới tình trạng
thiếu nước ngọt, mất mùa liên tục xảy ra đe dọa đến vấn đề an ninh lương thực quốc
gia.
Thái Bình nói riêng, là tỉnh có trên 50 km bờ biển đáp ứng nhu cầu nuôi trồng
thủy sản, sản xuất muối và du lịch biển. Hàng năm, toàn tỉnh Thái Bình vẫn còn
khoảng 10-20 nghìn ha vụ xuân bị hạn thường xuyên do mực nước nguồn xuống
thấp, lưu lượng qua các cống tưới giảm nhiều so với thiết kế. Vụ xuân các năm
1994, 2004, 2005, 2007, 2008 mực nước trên sông Hồng xuống rất thấp, mặn xâm
nhập sâu, toàn tỉnh có khoảng 30 nghìn ha khó khăn về nguồn nước tưới nhất là giai
đoạn đổ ải chưa kể diện tích nuôi trồng thủy sản ven biển khoảng 10.000 ha. Hiện
2

nay, quá trình nhiễm mặn vào những khu vực nội đồng đã có những ảnh hưởng to
lớn thấy rõ đến đời sống, sản xuất của người dân địa phương. Các hiện tượng như
sự nhiễm mặn các giếng nước ăn, làm chết cây cối trong vườn, làm giảm năng suất
lúa, hoa màu , điển hình ở xã Thái Đô, Thái Thượng, Thái Ninh huyện Thái Thụy
và xã Nam Cường huyện Tiền Hải và một số nơi khác đã thể hiện mức độ lan rộng
và tác động theo chiều hướng tiêu cực của quá trình nhiễm mặn vào nội đồng. Mặt
khác, nhiều công trình cửa sông, ven biển xuống cấp nghiêm trọng do sự tác động
của nước mặn, sóng biển dẫn đến xói lở, hư hỏng nặng
Trước thực trạng nêu trên, vấn đề: Nghiên cứu đánh giá thực trạng vận hành
từ đó đề xuất giải pháp quản lý chất lượng xây dựng công trình ngăn mặn vùng
triều “ cống Trà Linh I" Thái Thụy - Thái Bình. Là vấn đề rất quan trọng và thiết
thực nhằm xây dựng các giải pháp quản lý chất lượng để vừa có thể tiếp tục phát
triển các nghành sản xuất kinh tế mũi nhọn của địa phương với hiệu quả kinh tế cao,
đồng thời khắc phục, hạn chế các tác động tiêu cực của quá trình nhiễm mặn cũng
như để đảm bảo được sự phát triển bền vững chung của cả vùng lãnh thổ rộng lớn
ven biển tỉnh Thái Bình.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của cống vùng triều để có giải

pháp chủ động phòng ngừa, quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thiết kế,
thi công
3.Nội dung của luận văn:
Phân tích nguyên nhân sự cố và đánh giá chất lượng các công trình ngăn mặn
vùng ven biển.
Quản lý chất lượng công tác tư vấn thiết kế và thi công cống vùng triều để bảo
đảm chất lượng các cống vùng triều.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp:
3

- Phương pháp nghiên cứu tổng quan;
- Phương pháp thu thập phân tích tài liệu;
- Phương pháp chuyên gia, hội thảo;
- Phương pháp quan sát trực tiếp;
- Phương pháp nhân quả;
- Phương pháp kế thừa những kết quả đã tổng kết, nghiên cứu.
5. Các kết quả dự kiến đạt được:
Hệ thống được các nguyên nhân gây ra sự cố, hư hỏng các công trình ngăn mặn
vùng triều.
Đề xuất các giải pháp quản lý và áp dụng tiến bộ khoa học trong công tác khảo
sát, thiết kế và thi công các cống vùng triều.













4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH VEN BIỂN.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH VÙNG TRIỀU ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM.
1.1.1. Các công trình vùng triều trên Thế Giới:
Hiện nay một số quốc gia phát triển trên thế giới đã xây dựng nhiều công trình
cống ngăn triều với quy mô lớn và kiến trúc kỳ diệu trong lĩnh vực xây dựng công
trình thủy. Đi đầu trong lĩnh vực này phải kể đến các nước Anh, Hà Lan, Phần
Lan…. Các công trình này ngoài tác dụng ngăn triều chống xâm nhập mặn, chống
ngập lụt còn có tác dụng ngăn mối đe dọa của sóng biển khi bão đồng thời cũng là
các điểm thăm quan lý tưởng của khách du lịch. Một số công trình cống ngăn triều
thi công trực tiếp trên lòng sông lớn với các giải pháp công nghệ xây dựng chống ăn
mòn, phá hủy BT&BTCT đã được các nước tiên tiến xây dựng phát huy hiệu quả
cao, có thể điểm qua một số công trình sau:
1.1.1.1. Công trình ngăn sông Thames (Anh):
Những năm trước đây, Thủ đô Luân Đôn thường xuyên bị thủy triều đe dọa.
Theo chu kì, nước do gió và sóng tràn từ sông Thames làm ngập nhiều khu phố, gây
nhiễm mặn nhiều vùng thuộc nước Anh ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và
đe dọa tính mạng người dân trong vùng. Gía trị thiệt hại ước tính lên tới 30 tỷ bảng
Anh. Chính vì vậy, quyết định xây dựng công trình bảo vệ London trước tai họa
ngập lụt đã được chính quyền thành phố đưa ra năm 1972.
Công trình ngăn sông Thames rộng 520m. Gồm có 10 khoang cửa: 4 cửa lớn và
6 cửa nhỏ. Khoang lớn có chiều rộng 61m, cao 20m, tổng trọng lượng 3.700 tấn. Có
khả năng chịu được tải trọng tác dụng 9.000 tấn. Các khoag thông nước được lắp
đặt cửa van bằng thép hình bán cầu. Tổ hợp công trình trị giá nửa tỷ bảng Anh được

hoàn thành vào năm 1984. Ngoài chức năng chính bảo vệ thành phố trước thiên tai,
Thames Barrier còn là một điểm tham quan lý tưởng của mọi người trên khắp thế
giới với gần 70.000 du khách mỗi năm.
5

1.1.1.2. Công trình chắn sóng bão nước biển dâng hạ lưu đông schelde (Hà
Lan):
Sau thảm họa ngập lụt năm 1953 một dự án delta được ra đời và đi vào hiện thực
nhằm bảo vệ những vùng đát thấp của Hà Lan khỏi ngập lụt do nước thủy triều dâng
cao. Tổ hợp công trình cống ngăn triều gồm 65 trụ bê tông đồ sộ, mỗi trụ có kích
thước 25×50 m, giữa các trụ này lắp đặt các của van phẳng bằng thép với chế độ
vận hành bằng pitông thủy lực. Tổng cộng 62 cửa với tổng chiều dài của chúng lên
đến 2800m. Trong điều kiện bình thường tổ hợp công trình được mở, cửa van sẽ
được đóng lại khi có dự báo mực nước biển Bắc dâng cao hơn 300 cm so với mực
nước biển trung bình. Điều này xảy ra khoảng 1 lần trong năm. Công trình còn được
đóng trong các trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu hoặc nhiều tảng băng trôi dạt vào.
1.1.1.3. Tổ hợp công trình ngăn triều ở Saint Petersburg ( Phần Lan):
Công trình tháo nước B1-B6 được xây dựng với mục tiêu làm giảm tối đa ảnh
hưởng của tổ hợp công trình chống ngập lên chế độ thủy văn và môi trường vùng
cửa sông neva và vùng phía đông vịnh Phần Lan. Mỗi công trình tháo nước có từ 10
đến 12 khoang, mỗi khoang rộng 24m, độ sâu nước từ 2,5 đến 5m tất cả được đóng
mở bằng cửa van cung.
Các tuyến đê bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ thành phố khỏi bị ngập lụt do thủy triều
và bão, đồng thời thiết lập tuyến giao thông đường bộ theo tuyến công trình. Tổng
chiều dài con đê là 23,4km, trong đó tường chắn sóng cao hơn mực nước biển là
8m.
1.1.1.4. Công trình chắn sóng Maeslandt (Hà Lan):
Đây là công trình có kết cấu động lớn nhất hành tinh hiện nay, công trình được
thiết kế như một lá chắn bảo vệ vùng ven biển trước bão mạnh ở Rotterdam. Hai
cánh cửa hình quạt chắn trọn tuyến luồng tầu có chiều dài gần 300m rộng 210m và

cao 22m, trọng lượng gần 5.500 tấn. Tuyến luồng tầu tại vị trí công trình rộng
360m và sâu 17m.
6

Những công trình ngăn triều tại một số nước tiên tiến trên thế giới đã nêu trên có
thể nói là những nhân kiệt tác của loại về ứng dụng khoa học công nghệ vào công
cuộc chế ngự thiên nhiên, thiên tai. Các công trình này có tính bền vững, an toàn,
lâu dài, đẹp thu hút sự chiêm ngưỡng của nhiều du khách trên thế giới.
1.1.2. Các công trình vùng triều ở Việt Nam:
1.1.2.1. Cống qua đê biển Hải Phòng:
Cống dưới đê biển Hải Phòng được xây dựng bằng BTCT. Sau một thời gian sử
dụng trong điều kiện môi trường không khí và nước biển, toàn bộ các hệ cột bị bong
bục từng mảng dọc theo các thanh cốt thép, nhiều khu vực không còn lớp bê tông
bảo vệ. Cốt thép cột bị lộ ra ngoài và bị ăn mòn phá hủy rất nặng, tiết diện giảm 40
– 60%, nhiều chỗ bị đứt hẳn. (Xem hình 1.1).

Hình 1.1: Ăn mòn BTCT cống qua đê biển Hải Phòng.
1.1.2.2. Cầu Diễn Kim huyện Diễn Châu - Nghệ An:
Là cây cầu huyết mạch nối hai xã Diễn Bích và Diễn Kim (huyện Diễn Châu),
mấy năm gần đây, cây cầu này xuống cấp trầm trọng khiến người dân lo lắng, bất
an. Cầu được làm bằng sắt, BTCT, trụ vĩnh cửu. Làm việc trong môi trường nước
mặn cùng với thời gian đã khiến cho công trình bị ăn mòn, phá hủy xuống cấp nặng
nề. Các dầm sắt bong gỉ, xuống cấp. Phía trên thành cầu hai dãy lan can bằng bê
tông cốt thép đều bị bong tróc, trơ cốt thép bị han gỉ, phá hủy nặng. Một đầu mố cầu
7

có dấu hiệu sụt lún cơ quan chức năng đã phải gia c
ố bằng các rọ đá.
(Xem hình 1.2).


Hình 1.2: Ăn mòn và phá hủy BTCT cầu Diễn Kim – Nghệ An.
1.1.2.3. Cảng Cửa Cấm – Hải Phòng cách biển 25km [14]:
Qua kết quả khảo sát năm 2001 sau 30 năm sử dụng, cảng Cửa Cấm – Hải Phòng
đã xuất hiện những hiện tượng hư hỏng do ăn mòn, phá hủy BTCT trên nhiều bộ
phận công trình như:
Ở vùng ngập nước biển: Bê tông bị hà bám, chưa nứt (R≈300 daN/cm
2
), hàm
lượng Cl
-
: 0,66 – 3,96 kg/m
3
BT; pH: 11,81 – 12,06; hàm lượng SO
3
: 0,14 – 0,23%
so với BT. Cốt thép chứ bị gỉ.
Ở vùng nước biển lên xuống, sóng táp: Bê tông bị hà bám, nứt, bong bục từng
mảng (R= 275-290 daN/cm
2
); chiều dày lớp bảo vệ 12 – 30mm; hàm lượng Cl
-
:0,66
– 5,4 kg/m
3
BT; pH: 11,36 – 11,71; hàm lượng SO
3
: 0,14 – 0,22% so với bê tông.
Cốt thép bị gỉ từ trung bình đến rất nặng, tiết diện giảm đến 50%, thép đai nhiều chỗ
bị đứt hẳn.
Ở vùng khí quyển trên mặt nước biển và ven biển: Bê tông bị nứt, bong bục

từng mảng rất nặng tập trung chủ yếu ở bụng dầm (R = 210 – 300 daN/cm
2
) Hàm
lượng Cl
-
:0,2-4,5 kg/m
3
BT; pH: 11,26 – 12,08. Cốt thép bị gỉ (ăn mòn) từ trung
bình đến rất nặng, có chỗ tiết diện giảm tới 75%, xảy ra mạnh nhất ở các bụng dầm.
(Xem Hình 1.3).
8


Hình 1.3: Ăn mòn, phá hủy BTCT cảng Cửa Cấm – Hải Phòng.
1.1.2.4. Cảng Thương Vụ - Vũng Tàu [14]:
Qua kết quả khảo sát năm 2001 sau 15 năm sử dụng, cảng Cửa Thương Vụ -
Vũng Tàu đã xuất hiện những hiện tượng hư hỏng do ăn mòn, phá hủy BTCT trên
nhiều bộ phận công trình như:
Ở vùng ngập nước biển: Bê tông bị hà bám, chưa nứt (R≈ 290-350 daN/cm
2
),
hàm lượng Cl
-
: 0,3 – 3,1 kg/m
3
BT; pH: 12,24 – 12,49; hàm lượng SO
3
: 0,08 –
0,21% so với BT. Cốt thép chưa bị gỉ.
Ở vùng nước biển lên xuống, sóng táp: Bê tông bị hà bám, nứt, bong bục từng

mảng (R= 290-380 daN/cm
2
); hàm lượng Cl
-
:0,3 – 2,5 kg/m
3
BT; pH: 12,42 – 12,49.
Cốt thép bị gỉ từ trung bình đến rất nặng, tiết diện giảm đến 20%.
Ở vùng khí quyển trên mặt nước biển và ven biển: Bê tông bị nứt, bong bục
từng mảng rất nặng nhiều khu vực không còn lớp bê tông bảo vệ tập trung chủ yếu
ở bụng dầm (R = 290 – 400 daN/cm
2
), chiều dày lớp bảo vệ: 25 – 68mm. Hàm
lượng Cl
-
:0,4-2,6 kg/m
3
BT; pH: 12,32 – 14,48. Cốt thép bị gỉ (ăn mòn) từ trung
bình đến rất nặng, có chỗ tiết diện giảm tới 45%, nhiều thép đai bị đứt hẳn.
(Xem hình 1.4).
9


Hình 1.4: Ăn mòn BTCT cảng Thương Vụ–Vũng Tàu.

1.1.2.5. Cầu cảng Hòn Gai – Quảng Ninh [14]:
Qua kết quả khảo sát năm 2001 với niên hạn 100 năm, cầu cảng Hòn Gai –
Quảng Ninh đã xuất hiện những hiện tượng hư hỏng do ăn mòn, phá hủy BTCT trên
nhiều bộ phận công trình như:
Ở vùng ngập nước biển: Bê tông bị hà bám dày, chưa nứt (R≈ 420-580

daN/cm
2
), hàm lượng Cl
-
: 5,6 – 11,9 kg/m
3
BT; pH: 11,13 – 11,9; hàm lượng SO
3
:
0,08 – 0,21% so với BT. Cốt thép chớm gỉ nhẹ.
Ở vùng nước biển lên xuống, sóng táp: Bê tông bị hà bám, nứt, bong bục từng
mảng (R= 340-560 daN/cm
2
); hàm lượng Cl
-
: 5,4 – 9,2 kg/m
3
BT; pH: 10,16 –
11,23. Hàm lượng SO
3
:0,1 – 0,36% so với BT.Cốt thép cột, giằng bị gỉ rất nặng
nhiều chỗ bị đứt hẳn.
Ở vùng khí quyển trên mặt nước biển và ven biển: Bê tông bị nứt, bong bục
từng mảng rất nặng nhiều khu vực không còn lớp bê tông bảo vệ tập trung chủ yếu
ở bụng dầm (R = 180 – 370 daN/cm
2
), chiều dày lớp bảo vệ: 40 – 59mm. Hàm
lượng Cl
-
: 7,2-13,2 kg/m

3
BT; pH: 10,02 – 11,23. Cốt thép cột, giằng, dầm bị gỉ (ăn
10

mòn) rất nặng, có chỗ tiết diện giảm từ 40-80%, nhiều thép đai bị đứt hẳn.
(Xem hình 1.5)

Hình 1.5: Ăn mòn BTCT cầu cảng Hòn Gai – Quảng Ninh.

Qua một số công trình điển hình nêu trên, có thể thấy hầu hết các công trình (như
cầu cảng, đê, kè, cống…) tại vùng biển Việt Nam, tác động xâm thực do môi trường
biển là rất mạnh dẫn đến ăn mòn và phá huỷ công trình. Mức độ ăn mòn phụ thuộc
vào vị trí và điều kiện làm việc của công trình. Với đặc thù khí hậu nóng, ẩm, mưa
bão nhiều kết hợp với triều cường thì mức độ ăn mòn BT&BTCT sẽ nhanh hơn,
tuổi thọ công trình sẽ giảm đi đáng kể. Vì vậy cần phải các biện pháp công nghệ xây
dựng đồng thời phân tích xác lập các điều kiện kỹ thuật để quản lý chất lượng xây
dựng công trình nhằm nâng cao khả năng làm việc, đảm bảo chất lượng và tuổi thọ
dài lâu cho công trình vùng biển.
1.2. AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VẬN HÀNH
CỐNG NGĂN MẶN VÙNG TRIỀU [12]:
1.2.1. Đối với công trình:
1.2.1.1. Nguyên tắc vận hành:
Các cống chỉ được vận hành theo đúng nhiệm vụ thiết kế đã định như: Lưu
lượng tối đa, mực nước cao nhất cho phép khi mở cống, tốc độ nước chảy tối đa, độ
11

chênh lệch mực nước tối đa phải giữ khi đóng cống, mực nước cho phép phương
tiện giao thông thủy đi lại…;
Trong trường hợp phải sử dụng cống với các chỉ tiêu cao hơn chỉ tiêu thiết kế thì
cơ quan quản lý phải tiến hành tính toán kiểm tra, có ý kiến cơ quan thiết kế chấp

thuận và cấp ban hành qui trình chuẩn y mới được cho công trình làm việc theo các
chỉ tiêu cao hơn;
Đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý vận hành cống có quyền hạn và
trách nhiệm quản lý sử dụng cống theo quy trình kỹ thuật đã được ban hành;
Các cá nhân hoặc cơ quan khác không được ra lệnh hoặc tự ý đóng hoặc mở
cống;
Trong quá trình sử dụng cống nếu xảy ra sự cố, người quản lý phải tìm mọi biện
pháp xử lý và báo cáo khẩn cấp lên cấp trên để trực tiếp tìm biện pháp giải quyết.
1.2.1.2. Vận hành khi cống đang mở:
Khi cống đang mở, nếu quan trắc thấy một trong các yếu tố thủy lực vượt quá
giới hạn thiết kế, người quản lý phải điều chỉnh độ mở cửa cống để công trình làm
việc đúng theo chỉ tiêu thiết kế;
Nếu thấy mực nước trước cống có khả năng lên quá giới hạn cho phép thì người
quản lý phải đóng cống lại trước khi mép nước lên đến giới hạn đó, và báo cáo lên
cấp trên trực tiếp của mình;
Trong quá trình mở cống phải theo dõi tình hình thủy lực nước chảy qua cống để
điều chỉnh độ mở các cửa cống sao cho nước chảy qua cống thuận dòng, tập trung
vào giữa, giảm nhẹ ở hai bên bờ kênh.
1.2.1.3. Thao tác đóng mở cống:
- Đóng mở từ từ và từng đợt;
- Đóng mở cửa từng đợt phải được tính toán và quy định trong quá trình quản
lý vận hành cống đó;
12

- Với cống có nhiều cửa, phải đóng mở theo nguyên tắc đối xứng hoặc đồng
thời;
- Khi mở cống: đối xứng từ giữa ra hai bên;
- Khi đóng cống: đối xứng từ ngoài vào giữa;
- Đối với các cửa cống có từ hai hàng cánh van trở lên (đối với mỗi cửa) khi
mở phải mở lần lượng theo thứ tự cánh trên trước, cánh dưới sau, khi đóng thì thao

tác theo thứ tự ngược lại cánh dưới trước cánh trên sau;
- Với các cống vừa là âu thuyền hoặc cống có cửa âu thuyền thì tùy theo bố trí
cụ thể của công trình và các chỉ tiêu thiết kế mà lập quy trình vận hành riêng cho
cửa âu;
- Khi đóng hoặc mở cống, nếu độ chênh lệch mực nước trước và sau cống nhỏ
hơn 10cm thì có thể đóng mở một đợt và không cần theo nguyên tắc đối xứng.
1.2.1.4. Sử dụng thiết bị đóng mở cống:
Tùy từng loại, phải có quy trình vận hành riêng (nằm trong quy trình vận hành
cống). Tất cả các thiết bị đóng mở phải tuân theo các quy định sau:
- Tại mỗi máy đóng mở phải đánh dấu chiều quay đóng hoặc mở cửa cống;
- Các thiết bị đóng mở cửa cống vận hành bằng điện phải có công tắc hành
trình và rơle bảo vệ;
- Các thiết bị đóng mở phải được vận hành với tốc độ lực kéo nằm trong giới
hạn của nhà máy chế tạo quy định;
- Khi đóng hoặc mở cống gần đến giới hạn thì dừng lại, giảm tốc độ quay máy
để khi cửa cống đến điểm dừng thì tốc độ giảm tới số 0;
- Với cửa cống đóng mở bằng tời cáp, xích thì tuyệt đối không được thả máy
cho cửa cống rơi tự do;
- Khi đóng hoặc mở cống bằng thủ công phải dùng lực đều, không được dùng
lực quá lớn, để đóng mở cưỡng bức. Trong quá trình đóng mở nếu thấy lực đóng
13

mở tăng hay giảm đột ngột phải dừng lại, kiểm tra và xử lý rồi mới tiếp tục đóng
mở.
1.2.1.5. Công tác khác:
- Cầu công tác, dàn van cao hơn 1 m phải có lan can;
- Cầu thang lên xuống phải có tay vịn;
- Các bậc lên xuống để kiểm tra thường xuyên dưới nước phải xây bằng gạch,
đá;
- Ở các cống có đối trọng để giảm nhẹ lực kéo của van thì phải thiết kế bộ

phận móc, đỡ đối trọng, không để cáp phải làm việc thường xuyên liên tục;
Trước khi bão đến các cửa cống phải được đóng kín hoặc hạ xuống vị trí thấp
nhất.
1.2.2. Đối với người quản lý vận hành:
- Phải có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động (tùy theo loại công việc) theo
chế độ hiện hành;
- Không được bố trí công nhân có các bệnh tim mạch, thần kinh làm việc ở
trên cao hoặc dưới nước;
- Công nhân làm việc trên dàn công tác khi có bão phải đeo dây an toàn;
- Công nhân làm việc dưới nước phải biết bơi và có phao bơi;
- Các công nhân vận hành phải được đào tạo và cấp chứng chỉ theo quy định;
Các quy chế bảo đảm an toàn lao động trong công tác sửa chữa thực hiện theo
quy phạm an toàn trong xây dựng;
Tại các cống sử dụng các thiết bị điện để đóng mở cửa van thì khi quản lý vận
hành phải chấp hành quy phạm an toàn sử dụng vận hành các thiết bị điện.

14

1.3. AN TOÀN CÁC CỐNG VÙNG TRIỀU LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC
KHẢO SÁT THIẾT KẾ, THI CÔNG [7] [8] [11]:
1.3.1. Đối với công tác thiết kế:
1.3.1.1. Yêu cầu về thiết kế thủy công [7]:
Tính toán kết cấu ngoài việc được thực hiện theo các tiêu chuẩn thiết kế hiện
hành: TCVN 5574:1991, TCVN 4116:1985, TCVN 2737:1995 hoặc các tiêu chuẩn
quy phạm chuyên ngành khác, đồng thời phải áp dụng bổ sung các biện pháp chống
ăn mòn như sau:
Yêu cầu tối thiểu về mác bê tông, độ chống thấm của bê tông, chiều dày lớp bê
tông bảo vệ cốt thép, bề rộng khe nứt giới hạn và cấu tạo kiến trúc bề mặt của kết
cấu công trình (Xem bảng 1.1);
Bảng 1. 1: Các yêu cầu tối thiểu về thiết kế bảo vệ kết cấu chống ăn mòn trong

môi trường biển “ Trích từ TCXDVN 327:2004”
Kết cấu làm việc trong vùng
Khí quyển
S

T

T

Yêu cầu
thiết kế
Ngập
nước
(4)

Nước
lên
xuống
Trên mặt nước Trên bờ,
0¸1 km cách
mép nước
Gần bờ,
1¸30 km cách
mép nước
1 Mác bê tông ,
Mpa
(1)

30 40 40 50 30 40 50 25 30 40 25 30 40
2 Độ chống thấm

nước, at
(2)

8 10 10 12 8 10 12 6 8 10 6 8 10
15

Kết cấu làm việc trong vùng
Khí quyển
S

T

T

Yêu cầu
thiết kế
Ngập
nước
(4)

Nước
lên
xuống
Trên mặt nước Trên bờ,
0¸1 km cách
mép nước
Gần bờ,
1¸30 km cách
mép nước
3 Chiều dày lớp bê

tông bảo vệ cốt
thép, mm
(3)

- Kết cấu ngoài trời

- Kết cấu trong nhà

- Nước biển
- Nước lợ cửa sông

50
40
40
30
70
60
60
50
60
50
50
40
40
30
50
40
40
30


30
25
40
30
30
25
25
20

4 Bề rộng khe nứt
giới hạn , mm
(5)

- Kết cấu ngoài
trời
- Kết cấu trong
nhà
£ 0,1
-
£ 0,05
-
£ 0,1
£ 0,1
£ 0,1
£ 0,15
£ 0,1
£ 0,15
5 Cấu tạo kiến trúc - Bề mặt kết cấu phẳng, không gây đọng nước, không gây tích tụ ẩm và bụi,
- Hạn chế sử dụng kết cấu BTCT dạng thanh mảnh (chớp, lan can chăn nắng),
- Có khả năng tiếp cận tới mọi vị trí để kiểm tra, sửa chữa.

Chú thích:
(1) Đối với kết cấu bê tông không có cốt thép ở vùng khí quyển biển không bắt
buộc thực hiện yêu cầu về mác bê tông theo Bảng 1.1;
(2) Đối với kết cấu bê tông không có cốt thép ở vùng khí quyển biển không bắt buộc
thực hiện yêu cầu về độ chống thấm nước theo Bảng 1.1;
(3) Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép được tính bằng khoảng cách gần nhất từ
mặt ngoài kết cấu tới mặt ngoài cốt thép đai.
16

(4) Kết cấu trong đất ở vùng ngập nước và vùng nước lên xuống được bảo vệ tương
tự như kết cấu trong vùng ngập nước.
(5) Bề rộng khe nứt giới hạn cho trong bảng ứng với tác dụng của toàn bộ tải trọng,
kể cả dài hạn và ngắn hạn. Đối với k ết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước không
cho phép xuất hiện vết nứt.

Các kết cấu thi công bằng phương pháp đổ bê tông dưới nước (cọc nhồi, đài
móng) phải tăng 20 mm chiều dày bảo vệ so với yêu cầu tối thiểu ghi ở Bảng 1.1.
Mối nối hàn các cọc đóng cần được bảo vệ bằng 3 lớp bitum nóng mác III hoặc IV;
Đối với các kết cấu khó cấu tạo được chiều dày lớp bảo vệ cốt thép theo yêu cầu
ở Bảng 1.1, thì có thể dùng chiều dày nhỏ hơn kết hợp áp dụng một trong các biện
pháp bảo vệ hỗ trợ như sau:
Bảo vệ thêm mặt ngoài kết cấu bằng một lớp bê tông phun khô hoặc một lớp
vữa trát chống thấm (hoặc kết hợp cả 2 lớp) có mác tương đương mác bê tông kết
cấu và chiều dày bằng tổng chiều dày bê tông bảo vệ còn thiếu;
Bảo vệ thêm cốt thép bằng lớp sơn phủ chống ăn mòn, sử dụng chất ức chế ăn
mòn kết hợp sơn chống thấm mặt ngoài kết cấu, hoặc bằng phương pháp catốt. Các
phương pháp bảo vệ này được áp dụng theo chỉ dẫn riêng;
Trong mọi trường hợp không thiết kế chiều dày lớp bê tông bảo vệ nhỏ hơn 30
mm đối với kết cấu bề mặt trực diện với hơi nước biển hoặc nước biển và nhỏ hơn
20 mm đối với kết cấu nằm trong nhà;

Đối với cáp ứng suất trước đặt trong kết cấu, ngoài việc được bảo vệ bằng lớp
bê tông theo quy định ở Bảng 1.1, cần phải bơm chèn vữa xi măng không co ngót
và không tách nước với mác tối thiểu 40 MPa vào trong ống luồn cáp. Cáp ứng suất
trước đặt ngoài kết cấu được bảo vệ bằng dầu trong ống luồn cáp theo chỉ dẫn riêng;
Đối với các kết cấu trong vùng ngập nước và nước lên xuống có yêu cầu niên
hạn sử dụng trên 50 năm (tới 100 năm) thì ngoài việc phải thực hiện quy định ở
17

Bảng 1.1 còn phải áp dụng thêm một trong các biện pháp bảo vệ hỗ trợ với mức tối
thiểu như sau:
Tăng mác bê tông thêm 10 MPa, tăng độ chống thấm thêm một cấp (2 atm) và
tăng thêm 20 mm chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với quy định ở Bảng 1.1;
Tăng cường bảo vệ mặt ngoài kết cấu bằng một lớp bê tông phun khô có mác
bằng bê tông kết cấu dày 30 mm hoặc một lớp bê tông phun khô có mác cao hơn bê
tông kết cấu 10 MPa với chiều dày tối thiểu 20 mm;
Tăng cường bảo vệ trực tiếp cốt thép bằng phương pháp catot (theo chỉ dẫn
riêng);
Đối với các kết cấu trong vùng khí quyển trên mặt nước, trên bờ và gần bờ có
yêu cầu niên hạn sử dụng trên 50 năm (tới 100 năm) thì ngoài việc phải thực hiện
quy định ở Bảng 1.1 còn phải áp dụng thêm một trong các biện pháp bảo vệ hỗ trợ
như sau:
Tăng mác bê tông thêm 10 MPa và độ chống thấm thêm một cấp hoặc tăng
chiều dày lớp bê tông bảo vệ thêm 20 mm;
Tăng cường bảo vệ mặt ngoài kết cấu bằng một lớp bê tông phun khô có mác
bằng bê tông kết cấu dày tối thiểu 15 mm;
Tăng cường thêm lớp sơn chống ăn mòn phủ mặt cốt thép trước khi đổ bê tông
(chất liệu và quy trình sơn phủ cốt thép theo quy định riêng);
Quét sơn chống thấm bề mặt kết cấu, dùng chất ức chế ăn mòn cốt thép hoặc
bảo vệ trực tiếp cốt thép bằng phương pháp bảo vệ catốt theo EN 12696:2000.
1.3.1.2. Yêu cầu về vật liệu [7]:

Vật liệu để chế tạo bê tông chống ăn mòn cần phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
theo các TCVN hiện hành và một số yêu cầu bổ sung quy định ở Bảng 1.2;


18

Bảng 1. 2: Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu làm bê tông và bê tông cốt thép đạt
tính năng chống ăn mòn trong môi trường biển “ Trích từ TCXDVN 327:2004”
TT

Tên vật
liệu
Yêu cầu kỹ thuật
1 Xi măng 1.1 Kết cấu trong vùng khí quyển:
- Pooclăng thường theo TCVN 2682:1999;
- Pooclăng hỗn hợp theo TCVN 6260:1997.
1.2 Kết cấu trong vùng nước thay đổi:
- Pooclăng bền sunphat thường theo TCVN 6067:1995;
- Pooclăng hỗn hợp theo TCVN 6260:1997 (C
3
A clinke nên nhỏ hơn
hoặc bằng 10%);
- Pooclăng thường theo TCVN 2682:1999 (C
3
A clinke nên nhỏ hơn
hoặc bằng 10%);
1.3 Kết cấu trong vùng ngập nước:
- Pooclăng bền sunphat thường theo TCVN 6067:1995;
- Pooclăng hỗn hợp theo TCVN 6260:1997 (C
3

A clinke nên nhỏ hơn
hoặc bằng 10%);
- Pooclăng thường theo TCVN 2682:1999 (C
3
A clinke nên nhỏ hơn
hoặc bằng 10%);

2 Cát - Modun độ lớn lớn hơn hoặc bằng 2,0;
- Không gây phản ứng kiềm – silic, thử theo TCXDVN 238:1999;
- Lượng Cl
-
hoà tan nhỏ hơn hoặc bằng 0,05% khối lượng cát cho bê
tông cốt thép thường, nhỏ hơn hoặc bằng 0,01% cho bê tông cốt thép
ứng suất trước, thử theo TCXDVN 262:2001;
- Các chỉ tiêu khác theo TCVN 1770:1986.
3 Đá (sỏi) - Đường kính hạt lớn nhất (D
max
) nhỏ hơn hoặc bằng 40 mm cho bê
tông có chiều dày lớp bảo vệ lớn hơn 40 mm;
- D
max
nhỏ hơn hoặc bằng 20 mm cho bê tông có chiều dày lớp bảo

×