Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong quản trị kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.8 KB, 9 trang )

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong quản trị kinh
doanh quốc tế
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn
vào nền kinh tế toàn cầu, là một lời mời không thể khước từ "luật chơi"
nghiệt ngã của thương trường trong nước và quốc tế: cạnh tranh và đào
thải. Điều đó đòi hỏi giới doanh nhân nhanh chóng hoàn thiện nhân cách,
trí tuệ, sự đoàn kết, đồng lòng, tạo thành cộng đồng doanh nhân mạnh mẽ,
chủ động, sẵn sàng trước những thách thức mới.Xây dựng văn hoá doanh
nghiệp(VHDN) chính là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành
công cho các DN trong bối cảnh kinh doanh quốc tế hiện nay.
1.Khái niệm về văn hoá doanh nghiệp
Đi bộ trong doanh nghiệp 10 phút thôi bạn cũng có thế cảm nhận được
nét văn hoá của doanh nghiệp đó.Bất kể bạn có nhận ra hay không nhưng
văn hoá doanh nghiệp là điều chắc chắn tồn tại trong doanh nghiệp và nó
được hình thành từ chính giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó.
 Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hoá
doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó
khăn. Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì?
- Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng
nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở
thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt
động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi
của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các
mục đích.
 Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc
trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của
những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị
bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong
doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn
hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp


và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.
2.Văn hóa DN trong kinh doanh quốc tế
2.1 Vai trò của VHDN
 Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát
triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi
yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức
thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh
hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con
người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá
trị của từng nguồn lực riêng lẻ.
 Mặt khác đối với DN kinh doanh quốc tế, kinh doanh trong bối cảnh
toàn cấu hoá đang ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn với bình quân
hàng năm, lượng hàng hoá xuất khẩu tăng nhanh gấp đôi mức tăng tổng sản
phẩm quốc nội, thị trường tài chính hoạt động suốt 24/24 giờ, lưu chuyển
khoảng 1500 tỷ USD/ ngày đêm, các công ty đa quốc gia đang không
ngừng mở rộng mạng lưới sản xuất và tiêu thụ đến tận những nơi xa xăm,
hẻo lánh nhất. Trong Hội đồng quản trị của một công ty đa quốc gia, các
thành viên đủ mọi màu da, sắc tộc, tôn giáo đều cùng bàn bạc qua tiếng
Anh về chiến lược của công ty. Ô tô Toyota được lắp ráp từ phụ tùng và
cấu kiện sản xuất từ vài chục nước và phần lớn chi tiết của máy bay Boeing
được sản xuất bên ngoài nước Mỹ. Mạng Internet đang tăng thêm khả năng
trao đổi thông tin và liên kết giữa con người trên mọi lục địa. Vận tải hàng
không cho phép đi lại dễ dàng và vận tải hàng hải vận chuyển một khối
lượng hàng hoá cực kỳ lớn đi khắp thế giới. Hành tinh dường như đang nhỏ
lại và người ta đã nói đến một ngôi “làng toàn cầu” mà ở đó con người từ
cách xa hàng ngàn cây số có thể nhìn thấy nhau, trao đổi với nhau, làm việc
với nhau.Vai trò của văn hoá DN càng trở nên quan trọng, làm thế nào để
kết hợp các yếu tố, những nét văn hoá khác nhau trong DN của mình.DN
cũng sẽ phải thay đổi phong cách làm việc cho phù hợp với bối cảnh toàn
cầu hoá.Con người chính là tài sản lớn nhất của DN và làm thế nào để gắn

kết được nhữg con người đó với nhau cùng thực hiện mục tiêu cho DN ?
- Với VN, trong bối cảnh nước ta đã gia nhập WTO việc hiểu biết về
văn hoá doanh nghiệp lại càn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.VHDN
trước hết là cạnh tranh theo pháp luật, biết đầu tư vào nguồn nhân lực khoa
học công nghệ để vươn lên,đó cũng là tuân thủ pháp luật trong nước cũng
như tuân thủ các cam kết của WTO….
Tham gia thị trường toàn cầu hóa, nền kinh tế nước ta bước vào một
không gian kinh tế mới trên đường phát triển; doanh nhân nước ta cũng
bước vào một thị trường rộng lớn hơn trước rất nhiều. Tình hình mới đòi
hỏi bổ sung những nhận thức mới, cách tiếp cận mới về văn hóa kinh
doanh, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân trong thời hội nhập.
Việc Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) việc xử lý những thách thức về văn hóa đối với các
doanh nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên cấp bách. Những chuyển biến
thay đổi sẽ diễn ra nhanh chóng hơn cùng với sự du nhập của rất nhiều
những yếu tố văn hóa khiến hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam ngày
càng phức tạp trong những mối quan hệ công việc, cá nhân, khách hàng,
đối tác, nhà cung cấp đa dạng…
2.2 Xây dựng văn hoá DN trong bối cảnh toàn cầu hoá
DN cần xây dựng quan điểm về thị trường: Quan niệm thị trường bao
gồm nhiều mặt như giá thành, khả năng tiêu thụ, chất lượng đóng gói và
chất lượng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng, các kỳ khuyến mãi nhằm
thu hút khách hàng… Tất cả phải hướng tới việc tăng cường sức cạnh
tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp của mình. Cần phải coi nhu cầu thị
trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của văn hóa doanh nghiệp.
Thứ nhất, tham gia thị trường quốc tế , tức là thực hiện tự do hóa
thương mại, đầu tư, dịch vụ,...các DN cần phải cam kết thực hiện đầy đủ
các quy đinh của WTO, và đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế , nâng cao sức
cạnh tranh. Một cách tổng quát, từ nay, khi cuộc cạnh tranh với quy mô
toàn cầu mở ra, những sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ mà doanh nhân nước

ta mang ra trao đổi, từ gạo, tôm cá, hồ tiêu, cao su cho đến quần áo, giày
dép, máy móc, thiết bị, các loại dịch vụ ... đều phải có sức cạnh tranh cao
hơn trước, không những trên thị trường WTO mà ngay cả ở thị trường
trong nước; đó là điều đã rõ. Song, điều cần nhấn mạnh là: đó không chỉ là
những hoạt động đơn thuần kinh tế, mà ẩn chứa bên trong các sản phẩm
hàng hóa hoặc dịch vụ ấy, luôn luôn có hàm lượng văn hóa, trước hết là
văn hóa của DN - nơi sản xuất và rộng hơn, qua đó, thấy rõ bản sắc văn hóa
của cả VN ta.
 Văn hóa VN không chỉ thể hiện rõ trong những sản phẩm cụ thể,
nhận biết ngay được như sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của các
làng nghề, mà còn thể hiện ngay trong chất lượng của tất cả các loại sản
phẩm hàng hóa khác, trong phương thức kinh doanh của mỗi DN, cũng như
trong thái độ ứng xử của mỗi doanh nhân. Có thể ví dụ: nếu như trong con
tôm, con cá có những hóa chất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng; nếu
như trong giày dép, chất lượng của nguyên liệu không tốt, dùng chóng
hỏng, chất lượng không đồng đều,... thì rõ ràng là nội dung văn hóa trong
sản phẩm, hàng hóa đã không được bảo đảm, ảnh hưởng xấu đến thương
hiệu của nhà sản xuất, mất tín nhiệm đối với người tiêu dùng trong nước
cũng như trên thế giới. Nói cách khác, kinh tế và văn hóa gắn bó với nhau,
quyện vào nhau trong mỗi sản phẩm hàng hóa, mỗi loại dịch vụ. Chúng ta
mang hàng hóa ra thị trường WTO càng nhiều càng tốt, nhưng tất cả cần
phải toát lên bản sắc văn hóa VN, làm cho sản phẩm, hàng hóa mang
thương hiệu VN phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng; song
vẫn có những nét riêng, không lẫn được với sản phẩm, hàng hóa của nước
khác.
 Mang hàng hóa, dịch vụ ra thị trường thế giới cũng là mang văn hóa
kinh doanh VN ra thế giới, góp phần làm phong phú thêm văn hóa kinh
doanh
 Cạnh tranh có văn hóa
- Trên thị trường WTO, cuộc cạnh tranh giữa từng sản phẩm hàng hóa,

từng dịch vụ cũng như giữa các DN và rộng hơn, là cạnh tranh giữa các
quốc gia sẽ gay gắt hơn; thể hiện trong tất cả các ngành, lĩnh vực; kể cả
trong sản xuất cũng như trong phân phối... Nói đến cạnh tranh, tuy mỗi DN
đều cố gắng để “cùng thắng” (win-win), nhưng dù sao cũng không thể
tránh được quy luật “mạnh được, yếu thua”, cũng không tránh khỏi có
doanh nghiệp bị phá sản. Chính vì vậy, nói đến văn hóa doanh nhân thời
hội nhập, phải nhấn mạnh trước hết văn hóa trong cạnh tranh, thực hiện
cạnh tranh có văn hóa.
- Đó là việc thực hiện đầy đủ các cam kết trong WTO, tuân thủ pháp
luật và hợp đồng với các đối tác, từ chất lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ
đến thời gian giao nhận, phương thức giao nhận, không thể tùy tiện. Có thể
nói đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để giành thắng lợi trong cuộc
cạnh tranh: cạnh tranh bằng uy tín, bằng chất lượng, chứ không phải bằng
những “mánh mung”, “tiểu xảo”. Chữ “tín” trong kinh doanh ngày nay lại
càng quan trọng, vì không chỉ bó hẹp trong một số nước mà đã mở rộng ra
quy mô toàn cầu, ảnh hưởng đến uy tín của cả VN. Chính chữ “tín” này
được bảo đảm sẽ tránh được những thua thiệt do các vụ kiện tụng, tranh
chấp thương mại có thể xảy ra nhiều hơn trước.
- Đó là việc mở rộng liên kết, liên doanh bình đẳng với các DN cùng
ngành, qua đó mà tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến ... để tăng
thêm năng lực cạnh tranh của DN. Văn hóa doanh nhân ở đây thể hiện
trong tinh thần thân thiện, thái độ hợp tác chân thành, tin cậy lẫn nhau
trong từng ngành hàng, từng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, là sự hợp tác để
nâng cao chất lượng hàng hóa, là để cùng thực hiện chuỗi phân phối, giành
thêm thị phần cho cả ngành hàng, v.v...
Xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết. Doanh nghiệp hướng ra
thị trường nói cho cùng hướng tới khách hàng. Phải lấy khách hàng làm
trung tâm, cụ thể:
- Đối với khách hàng luôn tôn trọng khách hàng , bảo đảm chất lượng
hàng hoá và dịch vụ, không kiếm lời bằng cách làm hàng giả, hàng nhái,

hàng kém chât lượng.Phải coi khách hàng là điều kiện tồn tại của
DN.Trong kinh doanh quốc tế khách hàng không chỉ giới hạn trong nước
mà khách hàng đa quốc gia.Khi sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu DN
cần càng chú trọng hơn đến các đặc điểm riêng biệt của thị trường những
nét văn hoá truyền thống của mỗi vùng miền để có những hình thức sản

×