Tải bản đầy đủ (.ppt) (63 trang)

bài mở đầu giải phẩu - sinh lý vật nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 63 trang )

Bài mở đầu
GIẢI PHẨU- SINH LÝ
VẬT NUÔI
(An Introduction to anatomy and
physiology of domestic animal)
Dr Võ Văn Toàn- Quynhon University

vn
2
I/ ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIẢI PHẨU
SINH LÝ HỌC VẬT NUÔI
1/ Đối tượng

Giải phẩu là môn khoa học nghiên cứu cấu tạo
của các cơ thể sống

Sinh lý học là khoa học nghiên cứu các hiện
tượng của thiên nhiên (Physiology = phusis là
thiên nhiên và logos: học hỏi, tìm hiểu).

Từ "sinh lý học"xuất hiện từ thế kỷ XVI
nhưng đến thế kỷ XIX mới được Claude
Bernard đưa sử dụng rộng rải.

vn
3
2/ Nhiệm vụ của bộ môn giải phẩu, sinh lý vật nuôi
Nghiên cứu cấu tạo và các quá trình hoạt
động sống trên cơ thể vật nuôi, liên hệ sự hoạt
động của các phần cơ thể với nhau, giữa cơ thể
với môi trường sống (trên những con vật bình


thường- sinh lý thường).

vn
4
II/ CÁC NGÀNH CỦA SINH LÝ HỌC
Với nội dung nghiên cứu ngày càng mở
rộng sinh lý học được chia làm nhiều ngành
khác nhau:
- Sinh lý đại cương: Nghiên cứu các hiện
tượng căn bản của sự sống trên tế bào - sinh lý
tế bào. Nghiên cứu các hoạt động cung cấp
trên nhiều động vật khác nhau của một hệ cơ
quan, sinh lý so sánh.
- Sinh lý thực vật: Nghiên cứu khảo sát các
hiện tượng sống của cây cỏ thực vật.

vn
5
- Sinh lý động vật: Nghiên cứu các hoạt
động sống của động vật.
- Sinh lý người: Nghiên cứu các hoạt động
sống của con người.
- Sinh lý gia súc: Nghiên cứu các hoạt động
sống của những động vật đã được con người
chọn lọc, cải tạo qua một thời gian dài. Vì vậy
ngoài những quy luật chung và những hoạt
động sinh lý động vật, gia súc còn nhiều đặc
điểm sinh lý khác nhau (động vật ăn cỏ, thịt,
tạp ).


vn
6
Cơ thể gia súc chịu ảnh hưởng của những
điều kiện sống do con người tạo ra: nuôi
dưỡng, quản lý và do sự chọn lọc, cải tạo
giống lâu ngày nên đã căn bản mất đi tính
hoang dại và cũng thay đổi về chức năng sinh
lý, sức sản xuất: bò sữa, lợn thịt, thỏ, cừu
nhiều lông, gà lấy thịt, gà đẻ trứng

vn
7
Muốn khống chế quá trình sinh lý của cơ
thể gia súc và hướng nó theo yêu cầu của
người, ta phải nghiên cứu chức năng các cơ
quan, đặc điểm hoạt động của chúng và quá
trình phát triển của gia súc ở từng giai đoạn
khác nhau nên ta cần nắm nhu cầu của từng
giai đoạn để bổ sung đúng lúc, đúng cách có
lợi nhất.

vn
8
III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sinh lý học không có những phương pháp
riêng biệt mà phải nhờ vào các phương pháp
của khoa học khác: vật lý, hóa học, những kỹ
thuật và giải phẫu


Trong sinh lý tế bào, có thể dùng các kỹ thuật
và phân tích để theo dõi các cấu trúc siêu vi,
cơ chế hoạt động. Có thể ghép thêm, cắt bỏ để
xác định vai trò sinh lý của tuyến, cơ quan

vn
9
Tuy nhiên trong lĩnh vực nghiên cứu có nhiều
hiện tượng khó nhận thức bằng mắt thường: nhiệt độ,
phản ứng phân tiết, đo lường sự trao đổi khí, định
phân các kích thích tố nên các nhà sinh lý học phải
vận dụng nhiều phương pháp khác nhau. Yêu cầu cải
thiện kỹ thuật là mục đích thiết yếu của ngành sinh lý.
Thí dụ: về mô học có kính lúp, kính hiển vi
quang học, kính hiển vi điện tử, để quan sát nhận
được sự thay đổi cơ cấu tổ chức, chức năng tế bào.
Ðể theo dõi quá trình hoạt động và biến đổi các
chất trong cơ thể, có thể sử dụng phương pháp đồng
vị phóng xạ.

vn
10
1. Các bước nghiên cứu:

Bước 1 : Quan sát và mô tả hiện tượng.

Bước 2 : Ðặt giả thuyết nhằm phỏng đoán bản
chất và cơ chế của hiện tượng.

Bước 3 : Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra

giả thuyết đã đặt ra.

Bước 4 : Nêu kết luận và xác định qui luật .
III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (tt)

vn
11
Bước 1: Quan sát mô tả hiện tượng

vn
12
Bước 2: Ðặt giả thuyết nhằm phỏng đoán bản chất và cơ
chế của hiện tượng.

vn
13
Bước 3: Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra giả
thuyết đã đặt ra.

vn
14
Bước 4: Nêu kết luận và xác định qui luật

vn
15
Ví dụ : Pavlov nghiên cứu khả năng tiết dịch vị
của chó :
- Bước1 : Khi chó ăn tiết dịch vị, vậy dich
vị tiết ra từ đâu?
- Bước2: Giả thuyết : Thức ăn chạm lưỡi,

dây TK lưỡi báo lên não - Não truyền lệnh
xuống dạ dày, chó tiết dịch vị.
Sau đó thực hiện các bước 3 và 4. Trong 4
bước nghiên cứu, quan sát hoạt động sống có
tính quyết định.

vn
16
2. Các phương pháp thí nghiệm:
- Thí nghiệm cấp diễn: Ví dụ mổ thỏ sống
xem nhu động ruột, mổ ếch xem cử động tim

- Thí nghiệm trường diễn: Bữa ăn giả của
chó.

vn
17
3. Ðối tượng nghiên cứu :
3.1 Nguyên tắc chọn đối tượng :
- Nguyên tắc điển hình: Chọn những loài phù hợp
nhất. Ðối tượng chọn thí nghiệm là những động vật
quen thuộc như: Ếch, chuột lang, chuột bạch, thỏ,
chó, khỉ, mực ống…
- Nguyên tắc an toàn: Thí nghiệm tiến hành trên động
vật để làm sáng tỏ những vấn đề sinh lý trên người.
Ví dụ: Chuyến bay của chó Laika trên tàu Spoutnik-2
ngày 3/11/1957.

3.2 Mức độ nghiên cứu:


Sinh lý phân tử Sinh lý tế bào Sinh lý cơ quan
Sinh lý cơ thể .

vn
18
Chó Laika

vn
19
VI/ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN SINH LÝ HỌC
Sinh lý học xuất hiện từ thời xa xưa do nhu cầu
của y học, bởi vì để phòng bệnh và chữa bệnh cần
phải hiểu biết về cấu tạo và chức năng của cơ thể con
người.
Tuy nhiên, những hiểu biết về cấu tạo và chức
năng của cơ thể con người thời bấy giờ chỉ dựa trên
những quan sát bên ngoài và dự đoán, cho nên còn rất
nông cạn và chưa chính xác hay là sai lầm. Điều đó
có thể thấy rõ trong các tác phẩm của các nhà khoa
học La Mã và Hy Lạp.

vn
20
Aristot (thế kỷ IV trước công nguyên) đã
khẳng định rằng máu được tạo ra ở gan và từ
đó đổ vào tim - nơi sinh ra cảm giác. Ở đây
máu được làm nóng lên và theo các tĩnh mạch
chạy đến nuôi dưỡng các cơ quan. Do khi mổ
xác chết thấy các động mạch trống rỗng, nên
xem chúng là các ống chứa không khí (động

mạch theo tiếng Hy lạp là aeros có nghĩa là
không khí và tireo có nghĩa là chứa, và từ
arteria vẫn được giữ đến ngày nay).

vn
21
Aristot (384-322 BC)

vn
22
Một số danh y khác như Hippocrate và Galien
cũng đã để lại những tác phẩm về cấu tạo và hoạt
động của các cơ quan trong cơ thể người và động vật.
Hippocrate đưa ra thuyết hoạt khí để giải thích
một số hiện tượng như không khí từ bên ngoài vào
phổi, rồi từ phổi vào máu và lưu thông trong máu.
Galien (thế kỷ II trước công nguyên) qua các
quan sát trên động vật cho thấy máu không chỉ chảy
theo các tĩnh mạch, mà còn chảy theo các động mạch,
mặc dù nghĩ lầm rằng các dòng máu này được trộn
lẫn trong tim. Galien đã có nhận thức đúng rằng não
là cơ quan cảm giác chung của cơ thể.

vn
23
Hippocrates (460-377BC) Galien (200-129BC)

vn
24
Danh y Erasistrate (thế kỷ III trước công

nguyên) cũng đã có nhận thức đúng về vai trò
của các dây thần kinh trong điều khiển chức
năng vận động và trong sự xuất hiện cảm giác.
Érasistrate (320-250 BC)

vn
25
Thời trung cổ (TK1-TK14 AC)
Trong suốt thời kỳ trung cổ đen tối dưới chế
độ phong kiến và thống trị của nhà thờ, khoa học
tự nhiên cũng như sinh lý học hoàn toàn không
phát triển.

×