Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Social commerce thương mại xã hội trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.07 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI:
SOCIAL COMMERCE - THƯƠNG MẠI XÃ HỘI TRONG KINH DOANH

NHÓM 3

HÀ NỘI – 04/2022


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI:
SOCIAL COMMERCE – THƯƠNG MẠI XÃ HỘI TRONG KINH DOANH

Giáo viên hướng dẫn:
Danh sách nhóm:

Hà Nội – 04/2022


MỤC LỤC

Mở đầu......................................................................................................................1
Chương 1: Tổng quan về thương mại xã hội........................................................2


1.1. Thương mại xã hội là gì?........................................................................2
1.2. Phân biệt thương mại xã hội với thương mại điện tử..............................2
1.3. Ảnh hưởng của thương mại xã hội..........................................................3
Chương 2: Thương mại xã hội trong kinh doanh................................................5
2.1. Ưu nhược điểm của thương mại xã hội...................................................5
2.2. Thực trạng hiện nay................................................................................5
Chương 3: Xu hướng THƯƠNG MẠI XÃ HỘI trong kinh doanh....................8
3.1. Thương mại xã hội là xu thế tất yếu trong tương lai...............................8
3.2. Tiềm năng phát triển của thương mại xã hội..........................................9
3.3. Làm thế nào để người kinh doanh bắt đầu với Social Commerce........11
Kết luận..................................................................................................................13
Tài liệu tham khảo.................................................................................................14


MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, sự tồn cầu hóa cũng như sự phát triển của công nghệ đã
ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế thế giới. Đó chính là lý do khiến sự cạnh tranh ngày
càng trở nên mãnh liệt hơn, tác động đến mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp. Một quốc gia
muốn đứng vững và phát triển thì phải biết rõ những lợi thế mình đang có, làm sao để
phát huy liên tục những lợi thế, bắt kịp tốc độ phát triển của thị trường để có sức mạnh
cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang có những
bước tiến đáng kể trên thị trường quốc tế. Để duy trì, nâng cao được vị thế hiện tại, một
trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước cần tiếp tục chú trọng phát triển đó là kinh tế
cùng các hoạt động kinh doanh.
Mọi khía cạnh của cuộc sống hiện nay đều có sự góp mặt của cơng nghệ thơng tin
và mạng xã hội, nhất là trong các hoạt động thương mại trong lĩnh vực kinh doanh. Việc
ứng dụng công nghệ và mạng xã hội nhằm mục đích cải thiện và nâng cao khả năng tiếp
cận sản phẩm, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Do vậy thương mại xã hội là hình thức thương mại có ảnh hưởng lớn trong kinh
doanh.

Với ý nghĩa đó, sau khoảng thời gian nghiên cứu và học tập, nhóm đã lựa chọn đề
tài “Social Commerce – thương mại xã hội trong kinh doanh”.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI XÃ HỘI
1.1. Thương mại xã hội là gì?
Social Commerce, hay cịn gọi là thương mại xã hội, là việc sử dụng các trang web
mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram... làm phương tiện để quảng bá và bán sản
phẩm/dịch vụ trực tiếp. Đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (mạng xã
hội) và E-Commerce (thương mại điện tử), từ đấy chúng ta có cụm từ Social Commerce.
Hiểu một cách đơn giản thì Social Commerce là những hoạt động mua hàng trên mạng xã
hội và thông qua mạng xã hội.
1.2. Phân biệt thương mại xã hội với thương mại điện tử
Hiện nay ranh giới giữa thương mại xã hội và thương mại điện tử đang ngày càng
trở nên mờ nhạt. Trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp hai thuật ngữ này thường xuyên
nhưng ta dễ bị nhầm lẫn hai khái niệm này. Vậy điểm giống và khác nhau giữa hai loại
hình này là gì?
Điểm tương đồng giữa thương mại điện tử và thương mại xã hội
Gian lận

Gian lận thẻ tín dụng đã được quan sát thấy trong cả hai
trường hợp.

Khơng có khả năng Khách hàng không thể chạm vào các sản phẩm cho đến khi nó
chạm vào sản phẩm
được chuyển đến họ. Các sản phẩm trong cả hai trường hợp có
thể không phù hợp với mong đợi của khách hàng.
Truy cập internet


Để đặt mua sản phẩm hoặc dịch vụ, người tiêu dùng phải có
kết nối internet.

Chi phí thị trường

Cả hai đều cung cấp các sản phẩm cho khách hàng với giá
chiết khấu.

Xu hướng thị trường

Người bán có thể kiểm tra xu hướng thị trường trong cả hai
trường hợp.

Sự khác biệt giữa thương mại điện tử và thương mại xã hội
Thương mại điện tử

Thương mại xã hội
2


Phạm vi giao dịch

Tồn cầu

Hạn chế

Giám sát hàng ngày

Khơng cần


Cần

Liên lạc

Giao tiếp một chiều

Giao tiếp hai chiều

Thời gian

Tốn nhiều thời gian hơn

Ít tốn thời gian hơn

Mức độ tương tác của
khách hàng

Kém toàn diện hơn

Toàn diện hơn

Mức độ tin tưởng

Đáng tin cậy hơn

Ít đáng tin cậy

Cung cấp bởi


Amazon, Flipkart, Alibaba,..

Facebook, Instagram, Zalo,…

1.3. Ảnh hưởng của thương mại xã hội
1.3.1. Thay đổi xã hội
Người tiêu dùng bây giờ có thể mua sắm trực tuyến tất cả mọi thứ, từ sách vở và
quần áo đến đồ nội thất hay các dịch vụ họ cần đều được đáp ứng nhanh thông qua mạng
xã hội, do đó sự riêng tư của người tiêu dùng ngày nay được bảo mật hơn nhiều. Điều
này có thể buộc các cửa hàng hay nhà bán lẻ lớn hơn sử dụng một kênh bán hàng trực
tuyến trên mạng xã hội nếu không muốn bị mất khách. Thương mại xã hội diễn ra cũng
thay đổi cách mọi người nhìn vào việc mua hàng và chi tiêu. Không chỉ vậy, thương mại
xã hội ra đời cũng ảnh hưởng lớn đến thị trường việc làm. Nó tạo ra các vị trí việc làm
cũng như các nguồn thu mới cho các cá nhân.
1.3.2. Tác động đến nền kinh tế
Trong thương mại xã hội, các cá nhân cần kết nối mạng để thực hiện giao dịch trực
tuyến. Rất nhiều các loai sản phẩm và dịch vụ khác nhau được cung cấp khi bạn mua
hàng trực tuyến, từ những sản phẩm cá nhân cho đến những sản phẩm có giá trị lớn như
xe máy, xe hơi hay các dịch vụ đi kèm đều được nhà cung cấp thỏa mãn, ngay cả khi bạn
không đến cửa hàng mua trực tiếp. Bên cạnh đó, việc mua hàng trực tuyến giúp các nhà
cung cấp nói riêng và thị trường hàng hóa nói chung tránh bị tồn kho nhiều hơn việc bán
lẻ theo truyền thống. Với nhiều mặt hàng và dịch vụ, bạn cần phải đặt hàng nếu muốn
mua, điều này cũng làm cho tính cá nhân hóa khi mua hàng được đẩy mạnh. Ngoài ra,
3


điều này giúp các nhà cung cấp dễ dàng nắm bắt được xu hướng mua hàng của người tiêu
dùng thông qua các cơng cụ tìm kiếm trực tuyến. Thơng qua đó, các nhà quản lý chuỗi
cung ứng cần phải xem xét các chiến lược phát triển mới bắt kịp với những thay đổi
nhanh chóng mà do tăng trưởng thương mại xã hội mang lại trong thị trường toàn cầu.

1.3.3. Ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
Trong bán lẻ truyền thống, khi một người muốn mua hàng họ phải dành một khoảng
thời gian nhất định trong ngày để đi mua sắm. Còn hiện nay, nhiều người tiêu dùng chỉ
cần sử dụng mạng xã hội là có thể mua sản phẩm mình muốn. Người mua và người bán
khi tham gia vào bán lẻ trong thương mại xã hội không bị hạn chế bởi giờ mở cửa hàng,
vị trí địa lý. Với một vài cú nhấp chuột đơn giản, người tiêu dùng có thể được truy cập và
đặt mua một loạt các hàng hóa bất kể ngày giờ nào trong tuần. Có thể nói, thương mại xã
hội đã làm tăng số lượt mua cùng tần suất mua bán hàng hóa của người tiêu dùng.

4


CHƯƠNG 2: THƯƠNG MẠI XÃ HỘI TRONG KINH DOANH
2.1. Ưu nhược điểm của thương mại xã hội
2.1.1. Ưu điểm
Thương mại xã hội có nhiều ưu điểm nổi bật so với thương mại truyền thống. Bao
gồm: giảm chi phí quảng cáo sản phẩm, mở rộng phạm vi bán hàng trên quy mô lớn hơn,
thúc đẩy khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm, thương hiệu của bạn (nếu có), tương
tác với khách hàng toàn diện hơn, tăng cơ hội phản hồi, nhận phản hồi của khách hàng,
giúp doanh nghiệp có thêm nhiều hiểu biết về thị trường và khách hàng, giao tiếp hai
chiều và cải thiện lòng trung thành, giữ chân khách hàng.
2.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm dễ nhận thấy, thương mại xã hội cũng có một số nhược
điểm sau: yêu cầu doanh nghiệp phải theo dõi hàng ngày, cần chiến lược quảng cáo,
truyền thông xã hội rõ ràng, cần kiên trì để tạo được độ phủ trên mạng xã hội cho đến
ngày nhận được lợi ích thực sự. Doanh nghiệp có thể gặp phải phản hồi tiêu cực hay rị rỉ
thơng tin, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, mức độ tin tưởng của khách hàng
dành cho doanh nghiệp, thương hiệu không quá lớn, và nếu có phương pháp quản lý kém,
doanh nghiệp sẽ khơng thể mở rộng, phát triển được.
2.2. Thực trạng hiện nay

Thương mại xã hội tích hợp tất cả các chức năng thương mại điện tử và quy trình
mua hàng trực tiếp vào các trang mạng xã hội. Người bán đăng hình ảnh/video về sản
phẩm lên các nền tảng xã hội và cho phép khách hàng nhận xét về chúng, chia sẻ những
sản phẩm này với bạn bè của mình. Khách hàng có thể dễ dàng đặt câu hỏi và tương tác
trực tiếp với người bán. Và họ sẽ đo lường được số liệu người quan tâm bằng cách kiểm
tra xem có bao nhiêu lượt tương tác và bao nhiêu lượt chia sẻ về sản phẩm.
Tại Việt Nam, giao dịch mua hàng trực tuyến được thực hiện trên các sàn thương
mại điện tử và các trang mạng xã hội chiếm phần lớn. Hình thức thương mại này đang
thu hút người dùng với số đơn đặt hàng trên mạng xã hội tăng gấp đôi trong nửa đầu năm
2020 so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 59% người tiêu dùng muốn trị chuyện với
doanh nghiệp khi xem xét hoặc nghiên cứu thông tin về sản phẩm.
Đối với doanh nghiệp, thương mại xã hội là sự kết hợp mới mẻ mang lại nhiều lợi
ích cho họ. Có thể nói, thương mại xã hội là sự kết hợp hoàn chỉnh thế mạnh của bán lẻ
truyền thống tại các cửa hàng và thương mại điện tử, khắc phục nhược điểm và xóa nhịa
ranh giới giữa hai hình thức thương mại này.
5


Với cửa hàng truyền thống, nhà bán lẻ dễ dàng thuyết phục khách mua hàng khi họ
được trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và nhận tư vấn của nhân viên ngay tại cửa hàng.
Ngồi ra, khách hàng có thể thương lượng giá cả. Nhược điểm của hình thức này là nhà
bán hàng chỉ tiếp cận được một lượng khách hàng nhất định, chủ động tìm kiếm khách
hàng tiềm năng là một vấn đề khơng dễ dàng. Bên cạnh đó, vào thời điểm cửa hàng quá
đông khách hàng, nhân viên tại cửa hàng không thể bao quát và tư vấn cho các khách
hàng chi tiết, kỹ lưỡng.
Thương mại điện tử lại có những ưu điểm như khả năng tiếp cận tập khách hàng
không giới hạn, sản phẩm đăng bán phong phú, bán hàng 24/7, đa dạng các hình thức
khuyến mãi... Tuy nhiên, khách hàng lại thường e dè khi mua hàng vì khơng được trải
nghiệm sản phẩm thực tế dẫn đến những lo lắng về chất lượng sản phẩm. Đôi khi, lượng
khách hàng quan tâm đến sản phẩm quá lớn khiến doanh nghiệp khó có thể cá nhân hóa

thơng điệp và hoạt động tiếp thị với hiệu quả thuyết phục tốt nhất. Vì vậy, tuy lượng
khách hàng tiềm năng nhiều nhưng không khai thác được hết tiềm năng và để mất họ cho
đối thủ.
Khi ứng dụng thương mại xã hội, nhà bán lẻ kết hợp được lợi thế của 2 hình thức
kinh doanh cũ, đồng thời loại bỏ những nhược điểm của chúng. Thương mại xã hội giúp
cá nhân hóa khách hàng tiềm năng và gia tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng, đo
lường bằng mức độ tương tác và tăng doanh thu hiệu quả. Cụ thể:
Hiệu quả của hình thức thương mại xã hội được cho là sẽ vượt trên thương mại điện
tử. Phân tích một ví dụ:

10.000

Visitors

10.000

2.500

Audience

9.900

625

Open rate

7.425

32


CTR

3.564

1

Purchase

35

Website Funnel

Chatbox Funnel

Ví dụ về hiệu quả của việc bán hàng qua Website và hệ thống Chatbox

Giả sử bạn có một website bán hàng với 10. 000 khách truy cập. Trong nhóm đó,
25% để lại địa chỉ email của họ. Khi bạn gửi tin cho những người này, khoảng 25% trong
6


số họ mở nó. Sau đó, 5% những người mở email nhấp vào liên kết trong email, còn 32
người. Và 3% trong số họ cuối cùng đã mua sản phẩm, còn lại 1 người. Với việc bán
hàng trên website, tổng cộng bạn chỉ có 1 lượt mua sau khi bắt đầu với 10. 000 khách
hàng tiềm năng.
Bây giờ, so sánh với một hành trình bán hàng trên thương mại xã hội với sự hỗ trợ
của công cụ Chatbot. Cũng bắt đầu với 10. 000 khách nhắn tin trên messenger. Trong
nhóm đó, Chatbot có thể nhắn tin với 99% khách hàng, khoảng 75% trong số họ đọc tin
nhắn, khả năng có 48% tương tác lại để hỏi về sản phẩm, trả giá... Và sau đó 1% mua sản
phẩm của bạn, cịn 35 người. Với thương mại xã hội, bạn có tổng cộng 35 lần mua, lớn

gấp nhiều lần so với 1 lần mua trong ví dụ về website.
Tất nhiên ví dụ này không thể bao quát được hết các mặt hàng nhưng qua đó cũng
thấy rõ hiệu quả của thương mại xã hội. Khó có thể phủ nhận vai trị quan trọng của
website đối với nhà kinh doanh nhưng sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu nhà bán hàng ứng dụng
nền tảng công nghệ để triển khai bán hàng trên cả website và mạng xã hội. Khi đó, bạn có
thể quản lý mọi thông tin từ đơn hàng, sản phẩm, khách hàng, vận chuyển, doanh thu...
Từ hai kênh trên một hệ thống duy nhất. Website và thương mại xã hội bổ trợ nhau để
tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng, tiết kiệm nhân lực và tối ưu doanh thu vượt trội hơn
hẳn.

7


CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI XÃ HỘI TRONG KINH DOANH
3.1. Thương mại xã hội là xu thế tất yếu trong tương lai
Trên thị trường thế giới thì thương mại xã hội được dự đoán tăng theo cấp số nhân
trong tương lai. Sau đây sẽ là những lý do chính mà thương mại xã hội lại là xu thế không
thể tránh khỏi đối với bất kỳ cá nhân hay thương hiệu nào muốn kinh doanh hay phát
triển trong thời đại hiện nay.
Lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam càng ngày càng cao. Các nền tảng mạng
xã hội hàng đầu ở Việt Nam là Facebook, Youtube, Zalo, Instagram, Tiktok, Pinterest.
Các ứng dụng mạng xã hội đặc biệt phổ biến hơn với thế hệ Z (nhóm có năm sinh trong
khoảng 1997 – 2010). Với số lượng người dùng đông đảo, khả năng tương tác và chia sẻ
thông tin cao, mạng xã hội đang đóng một vai trị quan trọng trong các hoạt động có yếu
tố thương mại xã hội.
Mạng xã hội có vai trị như một kênh tiếp thị trực tuyến hiệu quả. Theo khảo sát của
Q&Me Vietnam Market Research, tiếp thị trên mạng xã hội, với 84% người được khảo
sát hiện đang sử dụng, là phương thức phổ biến nhất trong số các phương thức tiếp thị số.
Mạng xã hội được coi là kênh tiếp thị phù hợp với các cá nhân cũng như phù hợp với tất
cả doanh nghiệp. Đây được coi là điểm khác biệt giữa tiếp thị trên mạng xã hội với các

hình thức khác, khi phần lớn các hình thức cịn lại chủ yếu phù hợp với các doanh nghiệp
vừa và lớn. Vì vậy, hoạt động mua sắm trên mạng xã hội vẫn được dự đốn sẽ có mức
tăng trưởng cao.
Mạng xã hội cũng là nơi hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ. Theo khảo sát của
VECOM năm 2019, khoảng 39% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ tham gia kinh
doanh trên mạng xã hội. Về phía người tiêu dùng, báo cáo của Cục thương mại điện tử và
Kinh tế số, khoảng 57% người được khảo sát cho biết họ thực hiện mua sắm qua diễn
đàn, mạng xã hội. Thương mại trên mạng xã hội diễn ra rất đa dạng và phong phú. Về
hình thức, hoạt động này có thể diễn ra trên mục rao vặt của các diễn đàn, trên các hội
nhóm trên mạng xã hội hoặc trang cá nhân, hoặc chuyên nghiệp hơn là các tài khoản với
mục đích kinh doanh là các trang. Với doanh nghiệp, đối tượng bán hàng trên mạng xã
hội có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh, nhưng cũng có thể là cá nhân nhỏ lẻ
với mục đích trao đổi hàng hóa cũ hoặc hàng hóa người bán khơng cịn nhu cầu sử dụng
nữa.
Về hàng hóa, hàng hóa trên mạng xã hội bao gồm rất nhiều chủng loại, trong đó có
các mặt hàng chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng như mỹ phẩm,
thuốc, thực phẩm chức năng… hay các mặt hàng chịu hạn chế về mặt thương mại như
rượu bia. Về dịch vụ, nhiều loại dịch vụ như tư vấn các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch
8


vụ lưu trú, dịch vụ giao đồ ăn, ẩm thực, tư vấn du học, môi giới việc làm… cũng được
trao đổi trên mạng xã hội.
Mạng xã hội cũng hỗ trợ các nền tảng thương mại khác. Chẳng hạn, theo báo cáo
của Younet Media và Iprice Group về thị trường thương mại điện tử 2019, các sàn giao
dịch thương mại điện tử có sự phụ thuộc nhất định vào mạng xã hội khi truyền thông trên
mạng xã hội hiệu quả hay không cũng ảnh hưởng đến lượng truy cập và khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp. Lý do được đưa ra là mạng xã hội có ảnh hưởng đến mọi giai
đoạn trong hành vi mua bán của người tiêu dùng, đồng thời mạng xã hội cũng là kênh
truyền thông quan trọng giới thiệu sản phẩm với khách hàng, kết nối các khách hàng với

nhau, kết nối khách hàng với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng dựa trên những ý kiến xã hội, họ khơng mua vì những
quảng cáo. Những bài quảng cáo thì có ở tất cả mọi nơi, và lẽ đương nhiên, quảng cáo thì
giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng. Những bài quảng cáo thì có ở tất cả mọi nơi, và lẽ
đương nhiên, quảng cáo thì giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng. Nhưng họ mua vì
những nhận xét của người dùng khác về cơ bản thì đây là một phiên bản trực tuyến của
truyền miệng. Đó cũng là lí do tại sao những người tiếp thị có tầm ảnh hưởng hoặc là
người tiếp thị liên kết hoạt động rất tốt. Không chỉ ở các nền tảng như Facebook,
Instagram và Printerest đã có các tính năng như Direct Store. Và người tiêu dùng có thể
mua trên chính nền tảng này. Điều này có ý nghĩa đối với Facebook và Instagram, họ
không muốn người sử dụng được chuyển hướng đến bất kỳ liên kết bên ngoài hoặc một
trang chủ nào khác. Họ muốn chúng ta, những người tiêu dùng, ở lại trên các nền tảng
này càng lâu càng tốt. Và với khách hàng, sẽ thuận tiện hơn nếu họ có một giao diện mà
biết rõ về nó, đó cũng là một yếu tố lớn dẫn đến thành cơng. Bởi vì mọi người đều biệt
giao diện trơng như nào và hoạt động, các thơng tin khác, và vì lẽ đó, chúng ta có thể dễ
dàng mua ngay lập tức. Chúng ta đều muốn việc mua bán được diễn ra nhanh gọn và dễ
dàng hết mức có thể.
3.2. Tiềm năng phát triển của thương mại xã hội
Ngày nay các doanh nghiệp hoặc người bán hàng hoàn toàn đồng ý rằng thương mại
xã hội đang có tiềm năng phát triển rất lớn. Theo thống kê từ các báo cáo đầu tư về
truyền thơng xã hội, có khoảng 8/10 người mong muốn có thể bán được các mặt hàng
thơng qua các nền tảng mạng xã hội. Tại Việt Nam, Facebook, Youtube, Instagram và
gần đây là TikTok là bốn chiến trường khốc liệt trong kỷ nguyên thương mại xã hội.
Số một chính là giới trẻ định hình lại thị trường tiêu dùng. Việc một người muốn
mua bất cứ thứ gì là ngay lập tức họ tìm kiếm những sản phẩm đó trên Facebook không
phải là hiếm hoặc là nhiều khi một người lướt Facebook bình thường thì dù họ khơng có
dự định trước là mua bất kỳ thứ gì cả nhưng một quảng cáo hay một cửa hàng họ thích
9



xuất hiện trên Newsfeed của họ và từ đó xuất hiện nhu cầu thì cũng là một chuyện hết
sức bình thường. Điều này cũng xảy ra tương tự trên các nền tảng mạng xã hội khác,
lượng thời gian mà mọi người đặc biệt là giới trẻ dành cho các mạng xã hội đã định vị
thương mại xã hội là xu hướng đột phá thị trường không thể chối cãi đối với thương mại
điện tử trong những năm tới. Thế hệ Z, những người sinh từ những năm 1996 đổ về sau,
càng ngày càng dành nhiều thời gian hơn từ 2 đến 3 lần mua sắm trên các kênh xã hội so
với người tiêu dùng trung bình. Trong khi đó, thế hệ Y, là những người sinh năm từ 1980
đến trước năm 1996, thích mua sắm trên Facebook. Một trong những lý do chính cho sự
thành cơng của thương mại xã hội là sự thay đổi sở thích của thế hệ Z và Y khỏi
Facebook và hướng tới các nền tảng khác như là Youtube, Tiktok hay Instagram, đặc biệt
là những video dạng ngắn đã nhanh chóng trở thành hình thức thống trị của nội dung trực
tuyến.

Theo: Global Digital Overview January 2022 DataReportal

Số hai là xu hướng tăng trưởng người dùng mạng xã hội. Theo báo cáo của
Datareportal tháng 1 năm 2022, có 4,62 tỷ người dùng mạng xã hội trên khắp thế giới.
Con số này đã tăng 420 triệu trong 12 tháng qua, tương đương với hơn 58% tổng dân số
thế giới. Sự phát triển của mạng xã hội đã tăng tốc đáng kể kể từ khi COVID-19 bùng nổ.
Số người dùng mạng xã hội thậm chí cịn tăng trưởng nhanh hơn người dùng internet
trong thập kỷ qua. Tổng số 4,62 tỷ người dùng mạng xã hội hiện nay cao gấp 3,1 lần so
với con số 1,48 tỷ đã được cơng bố vào năm 2012 và có nghĩa là người dùng mạng xã hội
đã tăng trưởng với tốc độ là 12% trong thập kỷ qua.

10


Thứ ba là tốc độ phát triển của công nghệ và ứng dụng mạng xã hội. Mạng xã hội cũng
đang có những cập nhật giành cho những người bán hàng ngay trên nền tảng của họ.
Theo các khảo sát người tiêu dùng về thói quen mua sắm, 70% người mua cho biết họ

tìm kiếm sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hoặc Instagram; 30%
cho biết sẽ mua trực tiếp từ các trang mạng xã hội này. Càng ngày các nền tảng mạng xã
hội càng cung cấp thêm nhiều tiện ích cho người tiêu dùng để họ tìm đến và kết nối với
nhau trên nền tảng. Tính năng giới thiệu sản phẩm Marketplace trên Facebook, cho phép
doanh nghiệp đăng tải các loại hàng hóa lên một khu vực tập trung. Mặt hàng sẽ được
hiển thị với các nội dung gồm tên, giá cả, thông tin người bán, chi tiết hoặc mơ tả về hàng
hóa. Người bán và người mua có thể trao đổi các thơng tin cần thiết khác Marketplace
thông qua các phương thức liên lạc khác nhau. Người dùng cũng có thể tìm kiếm mặt
hàng muốn mua thông qua bộ lọc theo địa điểm, giá, và loại hàng. Dù vậy, Marketplace
khơng hỗ trợ tính năng đặt hàng trực tuyến, giao vận hay thanh toán. Tương tự, Zalo cũng
có tính năng Zalo Shop. Các thơng tin của sản phẩm được hiển thị tương đối đầy đủ, gồm
tên mặt hàng, giá cả, thông tin người bán, mô tả hàng hóa hay chính sách giao vận của
người bán. Việc trao đổi thơng tin sẽ được thực hiện qua tính năng nhắn tin của Zalo.
Zalo Shop cũng không hỗ trợ tính năng đặt hàng trực tuyến.
Một yếu tố nữa khơng thể khơng nhắc đến đó chính là sự phát triển của mạng viễn
thông 5G trong tương lai chắc chắn cũng sẽ càng làm cho hoạt động mua sắm trên mạng
xã hội trở nên dễ dàng hơn. Trung bình người mua sắm trực tuyến thực hiện khoảng 12
tìm kiếm trước khi vào trang web của một thương hiệu cụ thể. Trong khi đó thương mại
xã hội lại có thể kết nối người dùng mạng xã hội trực tiếp với các thương hiệu chỉ bằng
một cú kích chuột đơn giản. Có thể nói các cửa hàng trực tuyến hay các doanh nghiệp
nhỏ chưa có cơ hội được mang lại nhiều người tiêu dùng hơn và trải nghiệm sự tăng
trưởng vượt bậc như hiện nay. Trong tương lai gần thì việc bán những sản phẩm dịch vụ
thông qua nền tảng mạng xã hội sẽ giúp khách hàng dễ dàng khám phá tiếp cận đến các
thương hiệu và thậm chí đã thanh tốn hồn tất giao dịch cũng chỉ với vài cú kích chuột
đơn giản.
3.3. Làm thế nào để người kinh doanh bắt đầu với Social Commerce
3.3.1. Tập trung vào các sản phẩm có giá thấp nhất hoặc sản phẩm tốt nhất
Các sản phẩm có mức giá thấp có thể bán tốt nhất với thương mại xã hội. Giá thấp
khiến người dùng háo hức mua hàng, ít cân nhắc những ưu và nhược điểm khi mua. Còn
nếu bạn bắt đầu với những sản phẩm tốt nhất, bạn sẽ tạo được uy tín để tiếp tục tăng

trưởng sau này. Theo báo cáo của emarketer, các ngành hàng bán tốt nhất với thương mại
xã hội có thể kể đến như: thời trang, hàng cao cấp, mỹ phẩm và trang trí nhà cửa.
11


3.3.2. Ứng dụng công nghệ phù hợp
Công nghệ đang đang âm thầm “phủ sóng” cuộc sống hiện đại. Mọi khía cạnh của
đời sống đều được “bao trùm” bởi công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh. Các hoạt
động kinh doanh đã ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cải thiện kinh nghiệm mua
hàng, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, truyền thông và hiệu quả của sự điều hành
tăng cao. Một số ứng dụng công nghệ đã giải quyết hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh:
phần mềm bán hàng, tiếp thị xã hội, thanh tốn thơng minh…
Một số nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu đang giúp người bán hàng, các doanh
nghiệp thúc đẩy thương mại xã hội như: Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok, Zalo…
2.2.3. Hợp tác với những người có ảnh hưởng và khuyến khích cộng đồng chia sẻ sản
phẩm của bạn
Những người có tầm ảnh hưởng (kols, influencer) có thể đem đến hiệu quả tiếp thị
bất ngờ cho bạn. Một người mẹ sẽ rất quan tâm nếu có một người phụ nữ khác (người có
uy tín trong cộng đồng các bà mẹ “bỉm sữa”) đăng bài về lý do họ chọn một nhãn sữa nào
đó cho con của mình. Đó chính là ví dụ điển hình nhất cho thấy sức mạnh của kênh tiếp
thị thông qua người có tầm ảnh hưởng. Ngồi ra, bạn có thể tạo các nội dung mang tính
phổ biến nhanh chóng, có liên quan đến sản phẩm, từ đó kích thích người dùng mạng xã
hội chia sẻ và biết tới những nội dung đó nhiều hơn và nhanh hơn.

12


KẾT LUẬN

Vai trò của thương mại xã hội đối với nền kinh tế tồn cầu là khơng thể nghi ngờ.

Thương mại xã hội là sự kết hợp giữa thương mại điện tử và mạng xã hội, xóa nhịa ranh
giới về khoảng cách địa lý, mở ra nhiều cơ hội và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thương mại xã hội là một hướng đi mới cho các doanh nghiệp bán lẻ, cũng là xu
hướng tất yếu trong kinh doanh. Việc nghiên cứu về thương mại xã hội giúp các cá nhân
và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về xu hướng thị trường trong tương lai.
Mọi cá nhân nên có cái nhìn tổng quan cũng như một số hiểu biết nhất định trước
khi bắt đầu với thương mại điện tử. Trên đây là thơng tin về hình thức thương mại xã hội,
ảnh hưởng, tiềm năng phát triển của thương mại xã hội cũng như một vài gợi ý dành cho
những cá nhân đang có ý định bắt đầu với thương mại xã hội. Qua đó, giúp mọi người có
cái nhìn đúng về thương mại xã hội và bắt đầu phác thảo những kế hoạch kinh doanh phù
hợp, tận dụng tối đa cơ hội mà thị trường mang lại.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xu hướng của hoạt động có yếu tố thương mại điện tử trên mạng xã hội tại Việt Nam
hiện nay
/>2. Digital 2022: Global overview report
/>3. Digital 2021: Global overview report
/>4. Social Commerce là gì? Các bước kinh doanh hiệu quả trên Social Commerce
/>5. Kỷ nguyên Social Commerce tại Việt Nam
/>6. Social Commerce – công cụ bán hàng mới qua mạng xã hội, biến trò chuyện thành
cơ hội kích cầu tiêu dùng

/>7. Thương mại xã hội - hướng đi mới cho doanh nghiệp bán lẻ
/>8. Ứng dụng công nghệ và hiệu quả tối ưu cho kinh doanh bán lẻ
/>
14




×