Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi khi ở nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 16 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Giải quyết vấn đề
1. Mục đích của sáng kiến, giải pháp
2. Các biện pháp, giải pháp mới đã tiến hành
Biện pháp 1: Tăng cường khả năng quan sát cho trẻ và cùng con phản xạ các
tình huống hàng ngày
Biện pháp 2: Tăng cường trò chuyện cùng con
Biện pháp 3: Cho trẻ xem video làm quen văn học do cô giáo thiết kế, quan sát
và mô tả lại
Biện pháp 4: Phát triển tư duy ngôn ngữ bằng cách đọc và phản xạ sách
Biện pháp 5: Cho trẻ đọc thơ, hát và giao tiếp với mọi người xung quanh
Biện pháp 6: Cho trẻ lặp lại nhiều lần và tăng cường trí tưởng tượng
3. Địa chỉ áp dụng sáng kiến
4. Thời gian bắt đầu áp dụng sáng kiến
5. Hiệu quả của sáng kiến
Phần 3. Kết luận, kiến nghị
PHỤ LỤC

Trang


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục đích của giáo dục mầm non nói chung và phát triển ngơn ngữ cho trẻ
nói riêng là sự phát triển tồn diện cho trẻ, hình thành ở trẻ những cơ sở
ban đầu nhân cách con người mới XHCN Việt Nam. Trong đó việc nâng
cao chất lượng hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ là một trong những
mục tiêu quan trọng nhất
Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi.Ngơn ngữ giữ


vai tị quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngơn ngữ
cịn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát
triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm
với nghệ thuật ngơn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao,
ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích,
thần thoại cũng đặc biệt hấp dẫn trẻ.
Các bậc cha mẹ sẽ chẳng có gì tự hào hơn khi con của mình biết cách giao
tiếp, ứng xử một cách tích cực với những người xung quanh. Việc giao
tiếp sẽ giúp khả năng thu hút và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp của đứa
trẻ, sẽ giúp sự thành công của chúng trong cuộc sống sau này rất tốt…
Bên cạnh đó tư duy ngôn ngữ là điều vô cùng quan trọng, nó giúp con trẻ
phát triển năng lực tư duy, khả năng liên tưởng và sáng tạo, góp phần vào
việc hình thành nhân cách ở trẻ sau này.
Thật vậy, từ giây phút con trẻ được sinh ra, bé đã có tất cả những gì cần
thiết để học cách nhận biết thế giới thơng qua các giác quan, trong đó có
cả khả năng ngôn ngữ. Cho dù việc tự học hỏi của trẻ sẽ phát triển theo
từng lứa tuổi và giai đoạn khác nhau nhưng cha mẹ cũng là những người
giúp trẻ phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ tốt hơn trong mỗi giai đoạn
khác nhau sau này.
Hiện tại, trẻ vẫn đang trong thời gian tạm dừng đến trường, ở nhà phòng
tránh dịch Covid- 19 nên việc giáo dục phát triển ngôn ngữ tại nhà càng
trở nên quan trọng và cấp thiết.
Là một cô giáo phụ trách lớp 3-4 tuổi, đồng thời cũng có con gái đang ở
độ tuổi này, thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ tư duy cho trẻ nên tôi
đã nghiên cứu, lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp
giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ khi ở nhà"

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


1. Mục đích của sáng kiến/giải pháp:
Ngơn ngữ là hệ thống phức tạp con người sử dụng để liên lạc hay giao tiếp
với nhau cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng
1 hệ thống như vậy. Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng bởi một


cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể, cách thức hoặc phong cách của một đoạn
văn bản hoặc lời nói wikipedia
Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì ngơn ngữ là phương tiện để giao tiếp,
kết nối con người với con người, với tất cả những gì trong cuộc sống. Tuy
nhiên, để sự kết nối đó có được duy trì và thu hút từ đối phương thì người
nói cần thể hiện một ngơn ngữ có tư duy, tình cảm ở mức độ sâu sắc đầy
ấn tượng.
Vậy làm thế nào để phát triển tư duy ngơn ngữ cho trẻ đó chính là mối
quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ hiện nay.
Các bậc cha mẹ hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn và khám phá sáng kiến kinh
nghiệm của cô giáo để giúp con phát triển tư duy ngơn ngữ của mình nhé.
2. Các giải pháp, biện pháp mới đã tiến hành
Biện pháp 1: Tăng cường khả năng quan sát cho trẻ và cùng
con phản xạ các tình huống hàng ngày
Thay vì cha mẹ giết chết thời gian của con bằng các thiết bị thơng minh
như tivi, điện thoại, Ipad… thì cha mẹ hãy cho con ra ngoài (vẫn đảm bảo
thực hiện 5K phòng chống dịch)để quan sát mọi sự vật xung quanh.
Khi quan sát, các con sẽ nắm bắt được các quy luật, các nguyên tắc của
các sự vật, sự việc… và chuyển hóa nó thành tên gọi.
Quan sát là yếu tố, nguồn vào đầu tiên của chỉ số IQ, giúp con tiếp nhận
các thông tin qua các sự vật, sự kiện mà con quan sát được. Sau khi quan
sát, sẽ vận hành lập luận, từ đó giúp con có tư duy lập luận logic, khoa học
hơn từ đó là tiền để để vận hành việc trình bày, diễn đạt những gì mà mình
quan sát được.

Cha mẹ hãy cùng con tái hiện các tình huống xảy ra trong cuộc sống để
cùng con phân tích, lập luận.
Việc tái hiện và phản xạ tình huống khơng chỉ giúp con có thêm các kỹ
năng bảo vệ bản thân mình khỏi các nguy hiểm hàng ngày mà cịn giúp trẻ
phát triển tư duy ngơn ngữ. Bởi trong quá trình phản xạ – xử lý tình
huống, trẻ cần phân tích tình huống, tìm hiểu ngun nhân, đưa ra các giả
thuyết để lập luận, tìm ra phương án xử lý…
Việc xử lý các tình huống sẽ giúp tư duy ngơn ngữ của trẻ có sự logic,
chắc chắn hơn khi đưa ra ý kiến.
Biện pháp 2: Tăng cường trò chuyện cùng con
Một trong những phương pháp giúp trẻ phát triển tư duy ngơn ngữ nhất đó
chính là tăng cường trò chuyện cùng trẻ.


Ngay từ khi con còn trong bụng mẹ, việc giao lưu – trị chuyện giữa bố mẹ
và con khơng chỉ giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương mà đã có rất
nhiều chứng minh khoa học cho thấy bố mẹ càng nói chuyện nhiều với trẻ,
trẻ càng trở nên thơng minh hơn.
Trong q trình nói chuyện, trẻ sẽ cảm nhận được các sắc thái, tình cảm
của người nói qua ngơn ngữ, giọng điệu và âm vực khi nói. Từ đó, trẻ có
biết cách sử dụng ngơn ngữ vào các hồn cảnh, đối tượng khác nhau.
Ngồi ra, việc trị chuyện – giao tiếp với trẻ cịn giúp tư duy ngơn ngữ nói
của trẻ tốt hơn bởi khi đã tạo thành thói quen, trẻ sẽ giao tiếp tự nhiên hơn,
diễn đạt ngôn ngữ trôi chảy hơn và đặc biệt là các sắc thái của ngơn ngữ
có độ sâu, hiệu quả hơn.
Biện pháp 3: Cho trẻ xem video làm quen văn học do cô giáo
thiết kế, quan sát và mô tả lại
Trong thời gian gần cả năm học 2021- 2022 này, tôi đã tập trung suy nghĩ
và làm ra những video kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe và ghi nhớ. Những
video được xây dựng tấn công phu này của tôi đã được đăng trên fanpage,

website của trường Mầm non Hoa Sen và gửi đường link vào viber nhóm,
lớp do tơi phụ trách.
Bằng cách cha mẹ cho con mô tả lại những điều con được làm, được nghe
hoặc nhìn thấy cũng là một cách rất tốt giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy
ngơn ngữ của mình, việc trẻ phải kể lại điều gì đó sẽ địi hỏi trẻ cách diễn
đạt câu, ý của mình một cách dễ hiểu nhất cho mọi người.
Tuy nhiên cha mẹ lưu ý khi con diễn đạt sẽ có lúc con diễn đạt khơng tốt
cha mẹ cần hướng dẫn lại cho con và chỉ cho con cách thực hiện sao cho
dễ hiểu hơn chứ không vội mắng trẻ để trẻ ngại và khơng dám thể hiện
mình nữa.
Đối với trẻ nhỏ từ mẫu giáo trở xuống, hãy gọi tên những thứ bên trong
hoặc xung quanh ngôi nhà. Hoặc hãy viết ra tên của mỗi đồ vật và gắn lên
đồ vật đó để khi trẻ đi qua chúng, trẻ sẽ nhận ra và ghi nhớ từ đó. Ví dụ,
viết chữ “giường” lên 1 mẩu giấy và gắn vào đầu giường.
Biện pháp 4: Phát triển tư duy ngôn ngữ bằng cách đọc và
phản xạ sách
Việc đọc cho trẻ nghe từ khi trẻ mới sinh ra có thể nhiều cha mẹ nghĩ đó là
điều viển vơng nhưng đây là một cách rất tốt để bạn giúp con tăng vốn từ
và bước đầu đặt những viên gạch xây móng đầu tiên. Thời gian nghe
truyện có thể đem lại những phát triển hồn tồn mới cho khả năng phát
triển ngôn ngữ của trẻ.


Thông qua việc dành thời gian đọc sách/truyện cho con, cha mẹ sẽ giúp trẻ
nhận biết những điều kỳ diệu mà ngơn ngữ đem lại và sự thích thú của trẻ
đối với những điều kỳ diệu đó sẽ biến trẻ thành người ham học.
Không chỉ thế, trẻ cũng sẽ học được rất nhiều về ngữ pháp và ngôn ngữ.
Trong những quyển sách thiếu nhi, từ ngữ luôn được đi kèm với giai điệu
và hình ảnh sinh động, vì thế trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội được kiến thức.
Khi đọc sách, trẻ tiếp nhận thêm cho mình nhiều vốn từ hơn, nâng cao kỹ

năng ngôn ngữ một cách hệ thống.
Sau khi đọc sách, cha mẹ hãy cùng trẻ tóm tắt lại các nội dung trẻ đã đọc
qua sơ đồ tư duy hoặc văn bản. Việc tóm tắt nội dung đã đọc khơng chỉ
giúp trẻ ghi nhớ mà cịn giúp trẻ biết cách lựa chọn ngôn từ để chắt lọc các
thông tin, từ khóa… từ đó giúp trẻ xác định được các trường từ vựng quan
trọng.
Điều quan trọng nữa là, đọc sách cũng giúp con trẻ tự tin hơn và có khả
năng đọc to trước mọi người, từ đó hạn chế được việc trẻ chỉ đọc thầm.
Biện pháp 5: Cho trẻ đọc thơ, hát và giao tiếp với mọi người
xung quanh
Con trẻ rất thích hát hoặc đọc thơ vì chúng có vần điệu dễ nghe và dễ nhớ.
Vì vậy, các cha mẹ hãy đảm bảo rằng mình dành cho bé nhiều cơ hội để
hát và nghe hát.
Việc cho trẻ giao lưu nói chuyện với mọi người là điều kiện vô cùng quan
trọng giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp tương tác với mọi người xung
quanh, trẻ sẽ học cách chia sẻ hoặc mong muốn nên trẻ cần phát triển khả
năng truyền đạt nhu cầu đó một cách nhanh chóng và nếu như dành đủ
thời gian chơi đùa với bạn bè, trẻ sẽ sớm học được cách truyền tải suy
nghĩ, cảm giác thành lời.
Ví dụ: Khi chơi cùng với các bạn con muốn lấy 1 món đồ chơi nhưng bạn
con đang chơi, con muốn lấy con cần thuyết phục bạn để bạn đưa cho
mình, hoặc thậm chí có những hành vi đi kèm như tranh giành, quát tháo,
vì vậy cha mẹ đừng bỏ mặc con ngồi chơi 1 mình mà hãy quan sát con khi
con chơi cùng các bạn để có những điều chỉnh phù hợp với từng tình
huống cha mẹ nhé!
Biện pháp 6: Cho trẻ lặp lại nhiều lần và tăng cường trí tưởng tượng
Việc lặp đi lặp lại một việc nhiều lần sẽ giúp trẻ thực hành và nói đi nói lại
cái đó nhiều lần. Đó có thể là những bài hát, những quyển sách hay những
lời chỉ dẫn.



Nếu như cha mẹ làm theo một quy tắc thì mọi thứ sẽ trở nên quen thuộc
với trẻ và khi trẻ đã quen, chúng sẽ hiểu và cố gắng làm giống như thế.
Đây chính là một cách cha mẹ truyền cho con những tư duy tích cực, hành
vi tích cực.
Cha mẹ hãy giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ của mình bằng cách tăng
cường vốn sống, trí tưởng tượng của trẻ qua những hoạt động của cuộc
sống. Hãy cùng trẻ hóa thân vào thế giới cổ tích với các nhân vật trong các
câu chuyện hay thế giới động vật để giao lưu. Khi trí tưởng tượng của trẻ
phong phú thì ngơn ngữ của trẻ cũng trở nên phong phú và sáng tạo hơn.
3. Địa chỉ áp dụng sáng kiến: Lớp Mẫu giáo bé C3, trường Mầm non
Hoa Sen
4. Thời gian bắt đầu áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2021 đến nay
5. Hiệu quả của sáng kiến:
Bảng đối chiếu, so sánh với kết quả khi chưa áp dụng sáng kiến đối với 31 trẻ của
lớp Mẫu giáo bé C3
Nội dung

Đầu năm học

Cuối năm học

Tỷ lệ
%

Số trẻ
đạt

Tỷ lệ
%


Vốn từ

Số
trẻ
đạt
19

67,9

28

90,3

Phát âm chính xác

16

43/2

25

80,7

Nói đủ câu

20

64.5


29

93,5

Diễn đạt rõ ràng, mạch
lạc
Đọc thuộc lịng bài thơ

17

54,9

28

90,3

18

58,1

27

87,1

Kể lại câu chuyện đã
nghe

11

35,5


26

83,9

Từ bảng khảo sát trên cho thấy: sau khi áp dụng sáng kiến này trong việc phối hợp
cùng các bậc cha mẹ của lớp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại nhà tôi nhận được nhiều
phản hồi rất tích cực, trẻ tiến bộ rõ rệt. Giờ đây đa số các con đã mạnh dạn, tự tin hơn
rất nhiều trong giao tiếp bằng ngôn ngữ mạch lạc. Trẻ nói rõ ràng, đủ câu, đầy đủ chủ
ngữ, vị ngữ, phát âm chuẩn, rõ tiếng, không ngọng.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:

- Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục, quản
lí:
Phát triển ngơn ngữ là chiếc chìa khóa mở ra trí tuệ vì ngơn ngữ chính
là nguồn ra của chỉ số IQ. Khi trẻ có tư duy ngôn ngữ tốt trẻ sẽ tự tin, cởi
mở hơn trong các mối quan hệ, trong giao tiếp. Khả năng lập luận tốt sẽ
giúp trẻ biết cách sử dụng ngôn ngữ sắc bén, chặt chẽ tạo điểm nhấn trong
giao tiếp. Không những thế, tư duy ngôn ngữ sắc bén sẽ kích thích trẻ ln


tích cực, sáng tạo, chủ động trong học tập và cuộc sống. Vì vậy tư duy
ngơn ngữ chính là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển các năng lực của
bản thân, góp phần vào việc hình thành nhân cách của con người.
- Những nhận định chung của tôi về việc áp dụng và khả năng
phát triển SKKN: Cha mẹ và cơ giáo hãy cùng con bước ra ngồi cuộc
sống để quan sát, cảm nhận giúp trẻ biết cách cảm nhận, quan tâm đến
cảm xúc của những người xung quanh, biết u thương và có trách nhiệm
hơn với những gì mình nói, mình làm.
- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng

SKKN của bản thân:
+ Giúp trẻ phát triển tư duy khơng khó, cha mẹ chú ý tận dụng triệt để
thời gian bên con, nói chuyện và chơi cùng con để kích thích tư duy ngôn
ngữ cũng như chia sẻ những kinh nghiệm cho con
+ Để phát huy tối đa hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm thì cơ giáo
và các bậc cha mẹ phải phối hợp thật chặt chẽ, thường xuyên trao đổi,
tương tác để cùng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
PHỤ LỤC


Ca hát giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rất tốt


Video kể chuyện cho trẻ nghe


Video hướng dẫn trẻ đọc thơ


Bố mẹ thường xuyên đọc truyện cho con nghe


Thiết kế truyện tranh bằng phần mềm Canva


Video cho trẻ lắng nghe và tập kể lại câu chuyện


Cha mẹ khuyến khích bé đọc thơ, rèn ngơn ngữ mạch lạc



Video hướng dẫn trẻ đọc thuộc lịng bài thơ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Hoàn Kiếm, ngày 19 tháng 03 năm 2022
Người viết

Nguyễn Thu Hà

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng Khoa học, sáng kiến và Cơng nghệ quận Hồn Kiếm

Tên tơi là: Nguyễn Thu Hà
Chức danh: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Sen


Điện

thoại:

0976135026

Email:
Tơi làm đơn này trân trọng kính đề nghị Hội đồng Khoa học, sáng kiến và
Cơng nghệ quận Hồn Kiếm xem xét và công nhận sáng kiến cấp Quận đối với sáng

kiến do tôi làm tác giả, sau đây:
Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngơn ngữ khi ở nhà
(Có Sáng kiến kinh nghiệm, Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến và
Biên bản chấm của đơn vị,… kèm theo)
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,
khơng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước pháp luật về thơng tin đã nêu trong đơn.

Hồn Kiếm, ngày 19 tháng 03 năm 2022
Người nộp đơn

Nguyễn Thu Hà
Tác giả:Cô giáo Nguyễn Thu Hà

THƠNG TIN HỎI ĐÁP:
-------------------------Bạn cịn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng kiến kinh nghiệm
mới mẻ khác của Trung tâm Best4Team
Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm
Hoặc qua SĐT Zalo: 091.552.1220 hoặc email: để hỗ trợ
ngay nhé!



×