Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

Khóa Luận Tốt Nghiệp - Đề Tài : Nhận Thức Và Ứng Xử Của Hộ Nông Dân Đối Với Rủi Ro Dịch Bệnh Trong Chăn Nuôi Lợn Trên Địa Bàn Xã Tân Quang, Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.37 KB, 145 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------------------

NHẬN THỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA HỘ NÔNG DÂN
ĐỐI VỚI RỦI RO DỊCH BỆNH TRONG CHĂN NUÔI
LỢN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN QUANG, HUYỆN BẮC
QUANG, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Đồng thời tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
khóa luận này đều được cảm ơn và tất cả các thơng tin trích dẫn
trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm

2020
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Thanh Tú


i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Nhận
thức và ứng xử của hộ nông dân đối rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn
trên địa bàn xã Tân Quang huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang” của khóa
luận này, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của
các thầy cô giáo Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn – Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam; của một số cơ quan, phịng chun mơn của xã
Tân Quang, của bạn bè và những người thân trong gia đình. Nhờ thế
đến nay, khóa luận của tơi đã được hồn thành.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa
Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn –

Học Viện Nông Nghiệp Việt

Nam; Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Thầy – TS Nguyễn Tất
Thắng – Người đã giúp đỡ tơi rất tận tình, tỉ mỉ và chu đáo về chun
mơn trong q trình tơi thực hiện nghiên cứu đề tài và Thầy cũng là
người định hướng cho tôi hướng đi đúng đắn trong q trình nghiên
cứu để tơi có được kết quả khóa luận này. Đồng thời, tơi xin trân trọng
cảm ơn Lãnh đạo các phòng ban chuyên môn UBND huyện Bắc
Quang, xã Tân Quang và người dân tại các khu, đặc biệt là khu Nghĩa
Tân và khu Xuân Hòa đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
trong q trình thực tập tại địa phương. Đồng cảm ơn bạn bè và gia
đình đã ln bên tôi động viên và giúp đỡ tôi.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý
báu của các tập thể và cá nhân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và
động viên, giúp đỡ để tơi hồn thành bản khóa luận này.

Tơi xin trân trọng cảm ơn!

ii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Chăn ni nói chung và chăn ni lợn nói riêng là một trong
những hướng phát triển kinh tế hộ, thốt nghèo và làm giàu cho
những người nơng dân Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, sản xuất chăn
nuôi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro thua lỗ thậm chí mất trắng.Và khơng phải
ai khác ngồi những người nơng dân là đối tượng trực tiếp phải đối
mặt với những rủi ro đó.Tân Quang là một xã nằm ở phía bắc của
huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Chăn nuôi lợn đang dần trở thành
ngành sản xuất chính và thu hút sự tham gia của đa số người dân địa
phương. Tuy tỷ lệ số hộ tham gia chăn nuôi lớn nhưng chăn ni lợn
ở xã Tân Quang vẫn cịn khá nhiều hạn chế như: quy mô chăn nuôi
nhỏ, chủ yếu là chăn ni tận dụng,… Bên cạnh đó, trong những năm
gần đây chăn nuôi lợn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về dịch bệnh như: tụ
huyết trùng, lở mồm long móng… Trước tình hình hiện nay thì nhận
thức và ứng xử của hộ chăn nuôi lợn với các rủi ro dịch bệnh hiện tại
như thế nào?Làm thế nào để nâng cao khả năng hiểu biết và ứng phó
của hộ với các rủi ro trong chăn nuôi?
Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành lựa chọn đề tài “Nhận
thức vàứng xử của hộ nông dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn
nuôi lợn trên địa bàn xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang”.
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là đánh giá thực trạng
chăn nuôi lợn, rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn, nhận thức và ứng
xử của hộ nông dân đối với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên
địa bàn xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, từ đó đề

xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng nhận thức và ứng xử của

iii


hộ nông dân với rủi ro dịch bệnh và phát triển chăn nuôi lợn của hộ
nông dân trong thời gian tới.
Để làm rõ các mục tiêu cũng như phục vụ cho việc phân tích tơi
tiến hành nghiên cứu, điều tra 60 hộ chăn nuôi lợn ở 2 khu Nghĩa Tân
và Xuân Hòa trên địa bàn xã Tân Quang và phân theo 2 quy mô vừa,
nhỏ.Số liệu điều tra được ghi chép, tập hợp, xử lý và phân tích theo
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp sử
dụng thang đo Likert. Ngồi ra đề tài cịn sử dụng một số hệ thống chỉ
tiêu như: Chỉ tiêu mô tả tình hình chăn ni, chỉ tiêu phản ánh nhận thức
và ứng xử của hộ, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi,
chỉ tiêu thể hiện rủi ro trong chăn ni.
Trong q trình nghiên cứu trên địa bàn xã, kết quả nghiên cứu
mà tôi đạt được như sau:
Thực trạng chăn nuôi lợn ở các hộ nông dân trên địa xã Tân Quang,
huyện Băc Quang, tỉnh Hà Giang: Chăn ni tại xã đang có xu hướng tăng
số hộ chăn nuôi và tăng số đầu lợn/ 1 nhà, cho thấy rằng người chăn ni
trên địa bàn xã đang có xu hướng chăn ni QMV theo hình thức trang
trại, chứ khơng chăn ni theo hình thức nhỏ, lẻ.Chủ hộ chăn ni QMV
có độ tuổi trung bình thấp hơn chủ hộ của QMN. Trình độ văn hóa của chủ
hộ QMV cao hơn so với QMN. Trọng lượng xuất chuồng tăng dần theo
quy mô của hộ. Những hộ chăn nuôi QMN chủ yếu vẫn sử dụng phương
thức chăn nuôi truyền thống và đang dần chuyển qua chăn ni theo hình
thức bán cơng nghiệp, cơng nghiệp. Cịn các hộ chăn ni theo QMV thì
đại đa số các hộ đều chăn ni theo phương thức bán công nghiệp và
công nghiệp. Phần lớn các hộ chăn nuôi đều chăn nuôi lợn trong khu dân

cư hoặc liền kề khu dân cư, địa bàn xã hiện chưa có khu cơng nghiệp tập
trung.
Tình hình dịch dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn xã:
Rủi do dịch bệnh xảy ra với cả hai nhóm hộ chăn ni theo QMV và

iv


QMN. Ở cả hai nhóm hộ đều có lợn nái, lợn con, lợn thịt mắc dịch
bệnh và đều có số con bị chết do dịch bệnh gây nên. Qua khảo sát,
điều tra đại đa số các nhóm hộ đều đánh giá bệnh lở mồm long
móng và tụ huyết trùng là bệnh xảy ra nhiều và gây hậu quả nghiêm
trọng nhất. Bên cạnh đó tỷ lệ số lợn bị mắc dịch bệnh của các nhóm
hộ chăn ni theo QMV ít hơn các nhóm hộ chăn ni theo QMN.
Ngun nhân chính là do các hộ chăn ni theo QMV có nhận thức,
kỹ thuật chăn ni và các biện pháp phịng chống rủi ro dịch bệnh tốt
hơn hộ chăn ni theo QMN. Ngồi ra các nhóm hộ đã biết chú trọng
đến chi phí thuốc thú y trong phòng chống dịch bệnh để đạt hiệu quả
sản xuất kinh doanh trong chăn nuôi lợn, tuy nhiên tỉ lệ này vẫn cịn
thấp và có sự chênh lệch giữa hai nhóm hộ.
Nhận thức của hộ đối với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn ở
xã: các hộ đã nhận thức được lai giống lợn mẹ Móng Cái với bố trắng
để tăng khả năng đề kháng để tránh dịch bệnh xảy ra cho lợn nuôi.
Trong thức ăn chăn nuôi các hộ đã nhận thức được là cho ăn bán
công nghiệp và công nghiệp lợn sẽ lớn nhanh hơn, khả năng mắc
dịch bệnh ít hơn so với cho ăn tận dụng. Các hộ đã biết được tầm
quan trọng của dịch vụ thú y và tìm đến dịch vụ khi lợn bị mắc bệnh.
Ngồi ra các nhóm hộ cũng đã có các nhận thức về khả năng lây lan
của dịch bệnh trong chăn ni lợn để có các biện pháp phòng tránh
kịp thời để giảm thiểu rủi ro thấp nhất. Tuy nhiên các nhóm hộ mới chỉ

nhận thức được một phần nào đó chứ chưa hiểu biết hết mức độ
nghiêm trọng của dịch bệnh để có các cách phịng chống đúng, tránh
cho dịch bệnh bùng phát trở lại.
Ứng xử của hộ đối với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn ở xã:
Trước những nhận thức đối với rủi ro dịch bệnh trong chăn ni lợn
các nhóm hộ đã có những ứng xử như sau: Đối với giống để chăn
ni đại đa số các nhóm hộ đều đều tự sản xuất giống và không
muốn thay đổi họ cho rằng con giống hiện tại là khá tốt, nếu thiếu

v


giống chăn ni mới mua thêm ở ngồi và mua ở những chỗ rõ
nguồn gốc. Trong thức ăn chăn nuôi các nhóm hộ theo QMN đang
dần chuyển qua chăn ni theo hình thức bán cơng nghiệp khi mà
chăn ni tận dụng đem lại hiệu quả thấp và khả năng mắc dịch bệnh
của lợn cao, các nhóm hộ chăn ni theo QMV thì phối trộn TĂCN và
cho ăn cơng nghiệp để lợn lớn nhanh và có khả năng đề kháng cao
nhưng mới chỉ phối trộn theo kinh nghiệm của hộ chứ chưa làm theo
hướng dẫn của các ông ty và khuyến nơng xã. Khi có dịch bệnh xảy
ra ở cả hai nhóm hộ đã có những ứng xử để giảm thiểu rủi ro, ở các
nhóm hộ chăn ni theo QMV có nhận thức cao hơn các nhóm hộ
QMN nên các hộ sẽ gọi thú y xã, thú y tư nhân đến để chữa khi lợn bị
bệnh, khi lợn bị chết thì hộ đem đi chơn, khi trong xã có dịch thì hộ tìm
các biện pháp để phịng chống dịch bệnh; cịn ở các nhóm hộ chăn
ni theo QMN khi lợn bị bệnh thì các hộ lại bán ngay hoặc ra hiệu
thuốc mua về tự chữa, khi lợn chết thì các hộ lại vứt đi và bán với giá
rẻ, khi trong xã có dịch vẫn chưa có các biện pháp để phịng chống.
Nhìn chung các nhóm hộ đã đạt được những mặc tích cực trong
cách nhận thức và ứnn xử với rủi ro dịch bệnh trong chăn ni nhưng bên

cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế. Từ thực trạng về rủi ro dịch bệnh,
cách nhận thức và ứng xử của hộ nông dân với rủi do dịch bệnh đề ra một
số giải pháp như sau: Thứ nhất, phát triển và nâng cao chất lượng
mạng lưới dịch vụ thú y công và thú y tư nhân; Thứ hai, Tập huấn
nâng cao trình độ kỹ thuật và nhận thức của người chăn nuôi về thú y
cũng như kỹ thuật chăn nuôi; Thứ ba, Quy hoạch vùng chăn nuôi lợn
tập trung; Thứ tư, Tăng cường hỗ trợ cho người chăn nuôi về bảo
hiểm chăn ni, vacxin phịng bệnh, quy hoạch vùng giết mổ tập
trung; Thứ năm, Nhóm giải pháp dành riêng cho từng nhóm hộ.

vi


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.....................................................................
MỤC LỤC.........................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................
DANH MỤC BẢNG...........................................................................
DANH MỤC BIỀU ĐỒ, HÌNH, HỘP.................................................
PHẦN I MỞ ĐẦU...............................................................................
1.1

Tính cấp thiết của đề tài...........................................................

1.2

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................


1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................
1.3

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu..............................................................
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................
PHẦN II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHẬN THỨC VÀ
ỨNG XỬ CỦA HỘ NÔNG DÂN VỚI RỦI RO DỊCH BỆNH
TRONG CHĂN NI LỢN.......................................................
2.1

Cơ sở lí luận.............................................................................

2.1.1 Lý luận về nhận thức và ứng xử..............................................
2.1.2 Rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi...........................................
2.1.3 Nội dung nghiên cứu nhận thức và ứng xử của hộ nơng
dân với rủi ro dịch bệnh..........................................................
2.1.4 Phân tích các quyết định của hộ khi xảy ra rủi ro...................
2.1.5 Các dịch bệnh thường gặp trong chăn nuôi lợn.....................

vii



2.2

Cơ sở thực tiễn......................................................................

2.2.1 Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam....................................
2.2.2 Rủi ro trong nông nghiệp và chăn nuôi ở Việt Nam...............
2.2.3 Một số chủ trương, chính sách có liên quan đến chăn nuôi
lợn và giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam........
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................

3.1.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội..........................................................
3.2

Phương pháp nghiên cứu.....................................................

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu.....................................
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, thơng tin................................
3.2.3 Phương pháp xử lí số liệu, thơng tin......................................
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu, thơng tin..............................
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................
4.1

Tổng quan tình hình chăn ni và dịch bệnh trong chăn
nuôi lợn trên địa bàn xã Tân Quang.......................................


4.1.1 Tổng quan tình hình chăn ni lợn ở xã Tân Quang.............
4.1.2 Tổng quan về tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn ở xã
Tân Quang..............................................................................
4.2

Nhận thức và ứng xử của hộ chăn nuôi đối với rủi ro dịch
bệnh trong chăn nuôi lợn ở xã Tân Quang............................

4.2.1 Nhận thức của hộ đối với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi
lợn..........................................................................................
4.2.2 Ứng xử của hộ đối với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn. .
4.3

Đánh giá chung về nhận thức và ứng xử của hộ nông dân
trong chăn nuôi lợn ở xã Tân Quang.....................................

viii


4.3.1 Những mặt đạt được..............................................................
4.3.2 Những mặt chưa đạt được.....................................................
4.4

Giải pháp nâng cao khả năng nhận thức và ứng xử của hộ
nông dân để hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn ở
xã Tân Quang.........................................................................

4.4.1 Quan điểm đề xuất giải pháp.................................................
4.4.2 Các giải pháp.........................................................................
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................

5.1

Kết luận..................................................................................

5.2

Kiến nghị................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................100
PHỤ LỤC.......................................................................................102

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQ

Bình qn

CN

Chăn ni

CC

Cơ cấu

ĐVT


Đơn vị tính

SL

Số lượng

TĂCN

Thức ăn chăn ni

UBND

Ủy ban nhân dân

QMN

Quy mơ nhỏ

QMV

Quy mô vừa

x


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số lượng lợn Việt Nam qua các năm................................
Bảng 3.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã Tân
Quang................................................................................

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Tân Quang....................
Bảng 3.3 Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu ngành kinh tế của xã
Tân Quang.........................................................................
Bảng 3.4 Số mẫu và số con trên mẫu điều tra..................................
Bảng 3.5 Đối tượng và mẫu điều tra.................................................
Bảng 4.1 Tình hình chăn ni lợn xã Tân Quang.............................
Bảng 4.2 Các bệnh thường gặp và mức độ phổ biến thiệt hại
trong chăn nuôi lợn............................................................
Bảng 4.3 Thông tin điều tra các hộ chăn nuôi...................................
Bảng 4.4 Chuồng trại và phương thức chăn nuôi.............................
Bảng 4.5 Tần suất lợn bị bệnh của các hộ chăn nuôi theo quy
mô......................................................................................
Bảng 4.6 Các loại bệnh xảy ra trong chăn nuôi lợn nái....................
Bảng 4.7 Các loại bệnh xảy ra trong chăn nuôi lợn con...................
Bảng 4.8 Các loại bệnh xảy ra trong chăn ni lợn thịt....................
Bảng 4.9 Chi phí thú y trong chăn nuôi của hộ.................................
Bảng 4.10 .................Doanh thu và chi phí trong chăn ni lợn của hộ
...........................................................................................
Bảng 4.11 . Tình hình mua giống của các hộ nơng dân trong chăn nuôi
lợn......................................................................................
Bảng 4.12 ....................Nhận thức của hộ về thú y trong chăn nuôi lợn
...........................................................................................

xi


Bảng 4.13 ..............Nhận thức của hộ về đường lây lan của dịch bệnh
...........................................................................................
Bảng 4.14 ............Nhận thức của hộ về phạm vi lây lan của dịch bệnh
...........................................................................................

Bảng 4.15 ....................................Quy trình vacxin trong chăn ni lợn
...........................................................................................
Bảng 4.16 . .Tình hình sử dụng vacxin phịng bệnh cho lợn của các hộ
nơng dân xã Tân Quang....................................................
Bảng 4.17 ..............................Ứng xử của hộ trong việc mua giống lợn
...........................................................................................
Bảng 4.18 ..........Ứng xử của hộ trong việc sử dụng thức ăn chăn nuôi
...........................................................................................
Bảng 4.19 ..............................................Ứng xử của hộ khi lợn bị bệnh
...........................................................................................
Bảng 4.20 ...............................................Ứng xử của hộ khi lợn bị chết
...........................................................................................
Bảng 4.21 ......................................Ứng xử của hộ khi trong xã có dịch
...........................................................................................

xii


DANH MỤC BIỀU ĐỒ, HÌNH, HỘP
Trang
Biểu đồ 3.1 ............................Cơ cấu kinh tế xã năm Tân Quang 2015
.........................................................................................
Biểu đồ 4.1 .Phương thức chăn ni của các hộ nơng dân trongchăn
ni lợn............................................................................
Hình 2.1

Quy trình ra quyết định.....................................................

Hình 4.1


Giống lợn sử dụng trong chăn nuôi ở xã.........................

Hộp 4.1

Ý kiến của hộ chăn nuôi về con giống và dịch bệnh
trong chăn nuôi lợn..........................................................

Hộp 4.2

Ý kiến của hộ chăn nuôi về thương thức chăn nuôi
đối với dịch bệnh trong chăn nuôi lợn..............................

xiii


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chăn ni nói chung và chăn ni lợn nói riêng là một trong
những hướng phát triển kinh tế hộ, thoát nghèo và làm giàu cho
những người nông dân Việt Nam hiện nay. Đặc biệt trong tình hình
diện tích đất canh tác nơng nghiệp hạn hẹp và ngày càng giảm đi do
tốc độ của đơ thị hóa. Người nơng dân bị mất đất canh tác cho việc
xây dựng các khu đô thị, khu cơng nghiệp trong khi hầu hết họ khơng
có trình độ và tay nghề để chuyển sang những ngành nghề phi nơng
nghiệp khác. Do đó, việc đầu tư vào chăn ni là hoàn toàn đúng đắn
và hợp lý. Tuy nhiên, sản xuất chăn nuôi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro thua
lỗ thậm chí mất trắng.Và khơng phải ai khác ngồi những người nông
dân là đối tượng trực tiếp phải đối mặt với những rủi ro đó. Khi có
những rủi ro thì người nơng dân sẽ phải có những hiểu biết đúng và

tìm cách đối phó, hạn chế những tác động từ rủi ro mang lại, hay gọi
cách khác đó là nhận thức và ứng xử của hộ với rủi ro.
Trên thế giới nghiên cứu rủi ro trong nông nghiệp đã được các
nước phát triển quan tâm nhiều vào đầu thế kỷ XX, phát triển mạnh
vào những thập kỷ 70 và 80, đặc biệt là ở Hoa Kỳ , Úc, EU, Canada
và một số nước khác. Nghiên cứu rủi ro trong nông nghiệp đang
chuyển dần sang các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc,
… vào những năm cuối của thế kỷ XX (Anderson, J.R. and Dillon,
J.L, 1992). Các nghiên cứu rủi ro của các nước tập trung vào các loại
rủi ro như sự biến động của thị trường, tác động qua lại và ảnh hưởng
tổng hợp của các loại rủi ro, các chiến lược giảm thiểu rủi ro và vai trị
của chính phủ…
Tính cho đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu về rủi ro trong
nơng nghiệp Việt Nam nói chung và các nghiên cứu đặc thù về rủi ro
1


trong ngành chăn ni lợn nói riêng cịn rất thiếu và yếu. Đáng kể mới
chỉ có các nghiên cứu của S. Boqvist và cộng sự (2002); Kristen Van
Reeth (2007); Joerg Henning (2008).Các nghiên cứu này mới chỉ tập
trung vào cơ chế phát sinh rủi ro một số bệnh dịch cụ thể đối với
người chăn nuôi.Fahrion và cộng sự (2010) tuy bước đầu xem xét
mức độ rủi ro của chuỗi cung ứng thịt lợn nhưng chỉ dừng tại quy mô
rất nhỏ, chỉ là một trường hợp nghiên cứu điển hình. Bên cạnh đó,
hầu hết các nghiên cứu mới chỉ xem xét tác động và các biện pháp xử
lý rủi ro do bệnh dịch chứ chưa đề cập đến nhận thức và ứng xử của
người chăn nuôi khi gặp phải rủi ro.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về nhận thức và ứng xử của hộ nông
dân với rủi ro trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn ni lợn
nói riêng cịn hạn chế. Hiện nay, mới chỉ có một số nghiên cứu tập

trung về phân tích rủi ro, nghiên cứu rủi ro để thực hiện bảo hiểm
nơng nghiệp,… và có một số công ty, doanh nghiệp tham gia vào bảo
hiểm cho một số ngành nông nghiệp Việt Nam nhưng không thành
công.
Hiện tại nhà nước có rất nhiều chính sách hỗ trợ người nông
dân nuôi lợn như về thú y, khuyến nông, vốn, kỹ thuật, giống, thị
trường, tiêm vacxin phòng và chữa bệnh,… Tuy nhiên những biện
pháp này chỉ giảm được một phần rất nhỏ để chống lại rủi ro mà
người dân gặp phải, và nó thường mang tính khắc phục bị động hơn
là chủ động hạn chế ngay từ ban đầu, chứ chưa tập trung vào nâng
cao năng lực và khả năng ứng phó của hộ nhằm hạn chế tác động
của rủi ro.
Tân Quang là một xã nằm ở phía bắc của huyện Bắc Quang,
tỉnh Hà Giang.Đời sống người dân ở đây chủ yếu dựa vào sản xuất
nơng nghiệp là chính. Chăn ni lợn đang dần trở thành ngành sản
xuất chính và thu hút sự tham gia của đa số người dân địa phương.
2


Tuy tỷ lệ số hộ tham gia chăn nuôi lớn nhưng chăn ni lợn ở xã Tân
Quang vẫn cịn khá nhiều hạn chế như: quy mô chăn nuôi nhỏ, chủ
yếu là chăn ni tận dụng,… Bên cạnh đó, trong những năm gần đây
chăn nuôi lợn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về dịch bệnh như: tụ huyết
trùng, lở mồm long móng… Trước tình hình hiện nay thì nhận thức và
ứng xử của hộ chăn nuôi lợn với các rủi ro dịch bệnh hiện tại như thế
nào?Làm thế nào để nâng cao khả năng hiểu biết và ứng phó của hộ
với các rủi ro trong chăn nuôi?
Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành lựa chọn đề tài “Nhận
thức vàứng xử của hộ nông dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn
nuôi lợn trên địa bàn xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà

Giang”.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn, rủi ro dịch bệnh
trong chăn nuôi lợn, nhận thức và ứng xử của hộ nông dân đối với rủi
ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Tân Quang, huyện
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao khả năng nhận thức và ứng xử của hộ nông dân với rủi ro dịch
bệnh và phát triển chăn nuôi lợn của hộ nông dân xã Tân Quang
trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro
dịch bệnh, nhận thức và ứng xử của hộ nông dân với rủi ro dịch bệnh
trong chăn nuôi lợn;
- Đánh giá nhận thức và ứng xử của hộ về rủi ro dịch bệnh trong
chăn nuôi lợn và thái độ của hộ với rủi ro trong chăn nuôi lợn của các
hộ nông dân ở xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang;

3


- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng nhận thức và
ứng xử của hộ nông dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn
nhằm phát triển chăn nuôi lợn ở xã Tân Quang trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Rủi ro dịch bệnh trong chăn ni lợn là gì?
Thế nào là nhận thức của người chăn nuôi với rủi ro dịch bệnh

trong chăn nuôi lợn?
Thế nào là ứng xử của người chăn nuôi với rủi ro dịch bệnh
trong chăn nuôi lợn?
Chăn nuôi lợn ở xã Tân Quang trong những năm qua diễn ra
như thế nào?
Nhận thức của hộ về rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn?
Ứng xử của hộ với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn?
Làm thế nào để nâng cao khả năng hiểu biết và ứng phó của
người chăn ni lợn với rủi ro dịch bệnh?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động chăn nuôi lợn; rủi ro dịch bệnh xảy ra trong
chăn nuôi lợn,nhận thức vàứng xử của nông dân chăn nuôi lợn đối
với rủi ro dịch bệnh, công tác quản lý rủi ro dịch bệnh của các hộ chăn
nuôi;
- Các hộ nông dân chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Tân Quang
huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên
quan đến chăn nuôi lợn, rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn của các
hộ nông dân , nhận thức và ứng xử của hộ nông dân với rủi ro dịch
bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Tân Quang, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
4


- Phạm vi về không gian: đề tài tiến hành trên địa bàn xã Tân
Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
- Phạm vi về thời gian:
Số liệu thứ cấp về chăn nuôi, rủi ro, rủi ro dịch bệnh, nhận thức

và hành vi ứng xử của hộ nông dân chăn nuôi lợn được thu thập từ
năm 2013– 2015.
Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra trong năm 2016
Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2016 –
05/2016

5


PHẦN II
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHẬN THỨC VÀ ỨNG XỬ
CỦA HỘ NÔNG DÂN VỚI RỦI RO DỊCH BỆNH TRONG CHĂN NI
LỢN
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Lý luận về nhận thức và ứng xử
2.1.1.1 Lý luận về nhận thức
 Khái niệm về nhận thức
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định
nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào
trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sang tạo, trên
cơ sở thực tiễn.
Theo “ Từ điển bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình
biện chứng của sự phản ánh của thế giới khách quan trong ý thức
con người, nhờ đó con người tư duy và khơng ngừng tiến đến gần
khách thể.
Tóm lại: Nhận thức là một quá trình phức tạp, nó được bắt đầu
từ việc xem xét hiện tượng một cách trực tiếp, tích cực, sáng tạo và
dựa trên cơ sở thực tiễn. Theo đó, nhận thức khơng phải là một q
trình thuần túy trừu tượng hay thuần túy cụ thể. Nó là sự phản ánh
vào ý thức những hoạt động thực tiễn của con người, dưới dạng ý

niệm và biểu tượng. Vượt qua ngoài giới hạn của hoạt động thực tiễn
sẽ khơng có q trình nhận thức.
 Đặc điểm của nhận thức
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức
của con người có các đặc điểm sau: Nhận thức là quá trình tư duy

6



×