LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn phòng khoa học và quan hệ quốc tế, khoa
Toán – Lý – Tin, Trường Đại Học Tây Bắc đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề
tài này. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Tú đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Em cũng xin chân thành gửi lời
cảm ơn tới thầy Phan Trung Kiên, thầy Phạm Quốc Thắng đã giải đáp nhiều
khúc mắc trong quá trình em làm đề tài. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành
tới các quý thầy cô trong khoa đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo từ ngày em theo học
tại trường. Qua đây, em cũng xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
luôn ủng hộ và động viện trong những lúc em gặp khó khăn trong cuộc sống.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài với tất cả sự nỗ lực của bản thân,
nhưng đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong sự cảm
thông và sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, các bạn sinh viên để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Sơn La, tháng 4 năm 2009
Sinh viên
Vũ Minh Tùng
Trang 1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
LỜI NÓI ĐẦU 7
MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
LỜI NÓI ĐẦU
Trang 2
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin, trong một
vài thập kỉ gần đây, việc tin học hoá trong các lĩnh vực đã góp phần thúc đẩy sự
phát triển và tiến bộ của xã hội. Thật vậy, trong các lĩnh vực quản lý đã nảy sinh
ra nhiều mối quan hệ với nhiều yếu tố phức tạp. Nếu chỉ dùng những biện pháp
và công cụ thủ công thì sẽ rất khó khăn và tốn thời gian trong công tác quản lý.
Đứng trước tình hình trên, nếu chỉ sử dụng các phương tiện truyền thống thủ
công, thì sẽ không thể mang lại hiệu quả cao trong công việc. Do đó, việc ứng
dụng tin học vào việc giải quyết các công việc, đặc biệt là công tác quản lý là
hết sức cần thiết. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực, mỗi công việc lại có những đặc điểm
riêng. Đối với lĩnh vực quản lý thư viện nói chung và tại thư viện các trường Đại
học – Cao đẳng nói riêng, khi số lượng đầu sách và số lượng người mượn tăng
lên thì vấn đề khó khăn trong quản lý lại càng tăng cao. Mỗi khi cần thống kê
cũng như tìm kiếm thông tin quản lý phải mất nhiều thời gian cho việc tra cứu
thủ công, dẫn đến gây khó khăn cho cả người quản lý và người mượn.
Phần mềm ra đời với mong muốn làm giảm bớt đi những khó khăn trong
công tác quản lý của các thư viện, giúp người mượn sách nhanh chóng nắm bắt
được thông tin về sách, có kế hoạch mượn và trả một cách hợp lý. Đồng thời đề
tài cũng muốn xây dựng một mô hình quản lý chung áp dụng cho các công việc
khác, đóng góp lời giải vào bài toán quản lý hiện nay.
MỞ ĐẦU
Trang 3
I. Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Trong thời đại ngày nay sự phát triển của công nghệ thông tin đặc biệt là
internet đang mở ra cơ hội cho mọi người có thể tiếp cận thông tin một cách
nhanh chóng và dễ dàng. Không những thế mỗi người có thể dễ dàng chia sẻ
kiến thức, kinh nghiệm, tư liệu học tập nối mạng tri thức trên toàn thế giới.
Trong những năm gần đây nhà nước ta đã tiến hành các chương trình hỗ
trợ cho thế hệ trẻ tiếp cận với công nghệ mới nói chung và công nghệ thông tin
nói riêng . Có rất nhiều các thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã
được đánh dấu trong thời gian gần đây, đặc biệt chú ý là các sản phẩm, công
trình nghiên cứu của thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Trên đà phát
triển đó sẽ ngày càng làm cho lĩnh vực công nghệ thông tin của nước ta ngày
càng phát triển, đóng góp vào công cuộc công nhiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước.
2. Cơ sở thực tiễn:
Qua suốt quá trình nghiên cứu và học tập tại trường Đại Học Tây Bắc,
tôi cũng như các bạn sinh viên khác luôn không thể “tách rời” được với những
cuốn sách, những tài liệu mượn được từ thư viện của trường. Đó chính là kho tri
thức vô cùng to lớn để sinh viên có thể mở rộng tầm tri thức, và đồng thời cũng
giảm bớt đi gánh nặng về kinh tế cho gia đình. Nhưng, cũng trong quá trình ấy,
tôi nhận thấy rằng quy trình quản lý sách ở thư viện trường còn thực hiện bằng
các phương pháp thủ công truyền thống (lưu số liệu trong sổ sách, tìm kiếm
bằng phiếu tựa sách,…), và cũng chính vì đó tôi đã thấy không ít lần nhiều bạn
sinh viên đã phải bỏ công rất nhiều thời gian để có thể mượn được một cuốn
sách, và những cô, chú nhân viên thư viện tưởng chừng bị quá tải với số lượng
đầu sách và lượng sinh viên ngày một tăng. Chính vì thế, vấn đề được đặt ra là:
“ làm sao để giải quyết vấn đề nêu trên nhằm tăng hiệu quả quản lý sách trong
thư viện, giảm thời gian lãng phí cho người mượn nói chung và sinh viên nói
riêng nhằm tăng hiệu quả trong học tập, công tác, đẩy mạnh phong trào học tập
và nghiên cứu trong sinh viên và giảng viên.
Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định thực hiện đề tài:
Trang 4
“HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN TRỰC TUYẾN – Online Library
Management System”.
II. Mục đích nghiên cứu:
1. Tìm hiểu quy trình quản lý sách tại thư viện, từ đó xậy dựng mô hình quản
lý mới với sự trợ giúp tối đa máy tính.
2. Xây dựng ứng dụng: “Hệ thống quản lý thư viện trực tuyến”, có khả năng
đáp ứng vào quy trình quản lý sách tại thư viện trường ĐH Tây Bắc.
3. Nghiên cứu và ứng dụng ngôn ngữ lập trình C#. Sử dụng ngôn ngữ C# với
phần mềm Visual Studio 2008 để xây dựng ứng dụng.
4. Nghiên cứu phần mềm quả trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2005,
phân tích và thiết kế CSDL với mô hình thực tế.
5. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ LINQ (Language Integrated Query)
vào trong đề tài. Đưa ra so sánh, nhận định với ADO.NET.
6. Nghiên cứu và bước đầu ứng dụng công nghệ ASP.NET.
III. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
Hệ thống quản lý thư viện trực tuyến (Online Library Management
System).
IV. Giả thiết khoa học:
Khi không có phần mềm quản lý , công việc quản lý sách trong thư viện
của nhân viên quản lý, và công việc tìm kiếm thông tin sách trong thư viện được
thực hiện thủ công dẫn đến mất thời gian và giảm hiệu quả hoạt động. Ngược
lại, với “Hệ thống quản lý thư viện trực tuyến”, công việc quản lý sách cùng với
sự trợ giúp của máy tính đã trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết. Công việc tìm kiếm
thông tin sách cần thiết cho người mượn từ thư viện được thực hiện một cách
nhanh chóng và thuận tiện, người mượn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian
để lật từng khay tựa sách nữa, thay vào đó chỉ cần một cú “Click”.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 5
Phân tích hệ thống cũ, đưa ra được những ưu điểm, nhược điểm của
hệ thống quản lý cũ.
Bước đầu đưa xây dựng được hệ thống mới, khắc phục được nhược
điểm của hệ thống cũ.
Nghiên cứu các kiến thức có liên quan (Đã nêu trong phân mục
đích nghiên cứu).
Thiết kế phần mềm: “Hệ thống quản lý thư viện trực tuyến”.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp thực hành.
VII. Đóng góp của đề tài:
Bước đầu xây dựng hệ thống, mô hình quản lý khắc phục được
những nhược điểm của hệ thống quản lý thư viện cũ.
Thiết kế phần mềm: “Hệ thống quản lý thư viện trực tuyến” đưa
vào sử dụng trong quản lý thực tế.
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN TẠI
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Trang 6
I.1. Mô tả các quy trình quản lý tại thư viện
I.1.1.Nhập sách - cập nhật:
(Do bộ phận nghiệp vụ thực hiện) Theo định kỳ, thư viện có bổ sung sách mới
về cho kho, việc đặt mua sách được thực hiện như sau:
Nhà xuất bản sẽ đăng thông tin sách mới ra trên trang web của mình, thư
viện xem xét, chọn những sách cần mua và có đơn đặt hàng, NXB sẽ gửi các
danh mục sách kèm theo giá về cho thư viện, thư viện lập danh sách những sách
cần mua. Sau khi được hiệu trưởng thông qua, thư viện sẽ tiến hành lập hợp
đồng với NXB. Hóa đơn sẽ được gửi cho bộ phận tài vụ của nhà trường thanh
toán. Sau đó thư viện nhận sách về.
Trong trường hợp sách nhận về không đạt yêu cầu, thư viện sẽ gửi trả lại
sách cho NXB theo điều khoản đã có trong hợp đồng.
Ngoài ra, nếu nhà sách nào đáp ứng được nhu cầu của thư viện thì thư viện
cũng làm việc với họ.
Sách sau khi mua về sẽ được bộ phận nghiệp vụ tiến hành phân loại, tạo mã
sách. Các sách được phân loại đưa về các kho sách (Phòng sách) tương ứng, và
được đánh số các biệt lưu trong sổ cá biệt theo từng môn loại.
Mỗi khi có bổ sung sách mới, thì tổ nghiệp vụ có trách nhiệm xem xét số
sách đó đã có hay chưa, nếu chưa có thì tiến hành tạo lập thẻ quản lý và cho mã
sách mới. Còn nếu đã có rồi thì ta chỉ việc cập nhật số lượng, đánh số cá biệt.
I.1.2.Cấp thẻ thư viện:
Trang 7
Hàng năm thư viện tiến hành làm thẻ thư viện cho sinh viên mới trong
trường. Thư viện dựa vào danh sách yêu cầu làm thẻ của các lớp để tiến hành
làm thẻ cho học sinh, sinh viên. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký, học sinh,
sinh viên sẽ được tổ phục vụ bạn đọc cấp thẻ thư viện.
Thẻ thư viện gồm các thuộc tính: Số thẻ, họ tên, ngày sinh, lớp, khoa, địa
chỉ, và ảnh.
Đối với những độc giả mất thẻ, muốn làm lại thì phải có đơn yêu cầu.
Đối với sinh viên ở lại lớp, khi hết thời hạn sử dụng thẻ. Sinh viên phải làm
lại thẻ nếu muốn mượn sách.
Đối với giáo viên, nhân viên trong trường và cán bộ thư viện muốn mượn
sách họ cũng phải làm thủ tục như sinh viên.
I.1.3. Mượn trả sách:
Để mượn được sách, độc giả tiến hành tra cứu ở danh mục có sẵn của thư
viện qua sổ danh mục hay phiếu tựa sách. Sau đó, sẽ điền các thông tin cần thiết
vào phiếu yêu cầu mượn sách. Nhân viên thư viện căn cứ vào phiếu này để tìm,
đồng thời kiểm tra sách có còn trong kho hay không để cho độc giả mượn.
Phiếu yêu cầu bao gồm các thông tin: Họ tên, mã sách 1, tên sách 1, mã sách
2, tên sách 2, ngày mượn, có chữ ký của người giao sách và của người mượn.
Tùy theo hình thức và đối tượng mượn mà số lượng sách hay thời hạn trả
sách là khác nhau:
Sinh viên mượn theo hình thức là cá nhân: chỉ được mượn tối đa 3 cuốn,
thời hạn là 1 tháng.
Trang 8
Sinh viên mượn theo hình thức tập thể (theo lớp): được mượn theo số cá
nhân đã đăng ký làm thẻ tại thư viện, thời hạn là cho tới khi nghiên cứu
xong môn học (thường là 1 hoặc 2 kỳ học).
Đối tượng giảng viên và nhân viên, công chức nhà trường đươc mượn với
số lượng nhiều, và thời hạn lâu hơn tùy thuộc theo nhu cầu và công việc
cần đáp ứng.
Trong trường hợp người mượn đã sắp hết thời hạn mượn như đã ghi trong
phiếu mượn, cần đến để yêu cầu gia hạn. Nếu quá hạn và không hoàn trả lại sách
sẽ bị xử phạt theo quy định chung của thư viện. Tùy theo đối tượng và thời
điểm.
I.1.4. Xóa đầu sách:
Hàng năm, có kiểm tra định kỳ các kho sách. Các sách bị hư hỏng (không
dùng được nữa) hoặc sách không có độc giả mượn được lập thành danh sách.
Quyết định hủy đầu sách do hội đồng (có chủ nhiệm thư viện, phó chủ nhiệm
và các thành viên nhà trường) đưa ra. Sách có quyết định hủy được lấy ra khỏi
kho và giao cho bộ phận bảo quản sách xử lý. Bộ phận xử lý thông tin loại các
đầu sách này ra khỏi sổ cá biệt bằng cách gạch gạch, xóa thông tin trong sổ.
I.1.5. Xóa người mượn:
Đối với độc giả là học sinh, sinh viên, thẻ có giá trị sử dụng trong suốt khóa
học. Hết thời hạn trên, thẻ sẽ bị hủy.
Vấn đề quản lý độc giả của thư viện vẫn còn hạn chế, sách dễ bị thất thoát
do những sinh viên đã bỏ học nhưng vẫn còn thẻ thư viện có hiệu lực trong thời
hạn.
Trang 9
I.1.6. Báo cáo thống kê:
Định kỳ hàng tháng hay theo từng quý nhân viên thư viện tiến hành thống
kê, lập báo cáo về số sách đã mượn, hiện trạng của sách, độc giả, danh sách các
sách cần mua bổ sung (căn cứ vào phiếu yêu cầu của độc) gửi lên ban chủ nhiệm
thư viện.
Trang 10
CHƯƠNG II. CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
II.1. Các yêu cầu đặt ra đối với hệ thống mới:
Nhận xét: từ tình hình thực tế trong quá trình nghiên cứu về quy trình
quản lý sách tại thư viện trường Đại học Tây Bắc, chúng ta nhận thấy rằng khi
số lượng sinh viên tăng lên, và số lượng đầu sách ngày một lớn thì mô hình quản
lý đó sẽ không thể đáp ứng được với nhu cầu và hiệu quả hoạt động của thư
viện. Từ đó, ta cần phải xây dựng một mô hình quản lý mới hợp lý với sự trợ
giúp của máy tính nhằm đáp ứng phù hợp với quy mô ngày một phát triển của
thư viện.
Từ những công việc thực tế, ta đưa ra các chức năng cơ bản của : “Hệ thống
quản lý thư viện trực tuyến” với các chức năng sau:
Quản lý kho sách
Quản lý độc giả
Quản lý mượn trả sách
Báo cáo thống kê
Đăng tin lên website của thư viện.
II.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu quá trình mượn trả sách của sinh viên, và quá trình quản lý sách
trong thư viện.
II.3. Giới hạn hệ thống:
• Hệ thống không phân chia đối tượng độc giả, không thực hiện
quản lý nhân viên, các vấn đề liên quan đến tài chính, và các cơ sở
vật chất khác.
Trang 11
• Hệ thống không có tính năng đa ngôn ngữ, ngôn ngữ được sử dụng
là Tiếng Việt.
II.4 Các chức năng của hệ thống mới
II.4.1. Đối với ban quản lý thư viện:
• Đăng nhập sử dụng bằng tài khoản quản lý (Management
Account) .
• Có cơ chế phân quyền rõ ràng cho từng tài khoản quản lý.
• Cập nhật nhanh chóng thông tin về sách, dễ dàng, thuận tiện
(thêm, sửa đổi, xóa).
• Có khả năng đổi, cấp mới mật khẩu khi cần thiết.
• Cập nhật thông tin về người mượn một cách nhanh chóng.
• Dễ dàng trong tìm kiếm, thống kê, kiểm kê.
• Thuận tiện trong in ấn các thông tin cần thiết từ CSDL của hệ
thống.
• Gửi Email nhắc nhở người mượn khi gần đến hạn trả sách.
• Lên lịch, nhắc việc tăng hiệu quả làm việc.
II.4.2. Đối với người mượn sách( Giảng viên, sinh viên,…):
• Đăng nhập bằng tài khoản đã đăng kí (User Account).
• Có thể thay đổi, cấp mới mật khẩu khi cần thiết.
• Chỉ khi đã đăng nhập mới có thể biết được thông tin mượn sách
của chính họ. (Số lượng, kỳ hạn,…)
• Tìm kiếm nhanh chóng thông tin về sách, báo, tạp chí cần thiết
để có kế hoạch mượn.
II.4.3. Tính năng chung của hệ thống:
• Có khả năng sao lưu và phục hồi CSDL một cách thuận tiện
• Có cơ chế bảo mật tốt (mã hóa mật khẩu, mã hóa thông tin hệ
thống).
Trang 12
• Dễ dàng sử dụng cho cả người quản lý và người mượn.
II.5. Thiết kế sơ đồ hoạt động của hệ thống:
II.5.1. Sơ đồ chức năng nghiệp vụ:
II.5.2. Sơ đồ ngữ cảnh
II.5.3. Sơ đồ luồng dữ liệu –DFD (Data Flow Diagram)
Trang 13
II.5.3.1. Mức 0: Ta nhận thấy tác nhân của hệ thống là độc giả và nhà cung
cấp. Ta có sơ đồ DFD ở mức bối cảnh như sau:
II.5.3.2. Mức 1:
Chức năng tổng quát của hệ thống được chia thành 5 chức năng thành
phần : Quản lý kho sách, quản lý độc giả, quản lý mượn sách, báo cáo thống kê,
và quản lý tin tức của thư viện trên website.
Ta có DFD ở mức đỉnh như hình dưới đây:
Trang 14
II.5.3.3. Mức 2:
II.5.3.3.1. Mức 2-a: Chức năng quản lý độc giả:
II.5.3.3.2. Mức 2-b: Chức năng quản lý mượn trả:
Trang 15
II.5.3.3.3. Mức 2-c: Chức năng quản lý kho sách:
Trang 16
II.5.3.3.4. Mức 2-d: Chức năng báo cáo thống kê:
Trang 17
II.5.3.3.5. Mức 2-e: Chức năng quản lý tin tức:
II.6. Thiết kế cơ sở dữ liệu:
Trang 18
Nhận xét: Từ những phần tích đã đưa ra ở trên, ta tiến hành xây dựng Cơ
sở dữ liệu (CSDL) có thể đáp ứng được yêu cầu đã nếu ra ở trên:
Quy ước viết tắt:
• PM: Primary Key (Khóa chính).
• FM: Foreign Key (Khóa ngoại).
• CSDL: Cơ sở dữ liệu.
II.6.1. Thông tin cơ sở dữ liệu:
1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Microsoft SQL Server 2005.
2. Loại hình cơ sở dữ liệu: Tập trung.
II.6.2. Thiết kế:
II.6.2.1. Tạo Cơ sở dữ liệu mới:
- Thông tin cơ sở dữ liệu:
Thuộc tính Gía trị
Primary File
Tên file: OLMS.mdf
Vị trí vật lý D:\OLMS\OLMS_PROJECT\DATA\
Kích thước khởi tạo 4096KB (4 MB)
Kích thước giới hạn Không giới hạn
Kích thước phát triển 1024 KB (1 MB)
Log File
Tên file: OLMS_log.ldf
Vị trí vật lý D:\OLMS\OLMS_PROJECT\DATA\
Kích thước khởi tạo 2048 KB (2MB)
Kích thước giới hạn 2048 GB
Kích thước phát triển 10%
- Thủ tục tạo Cở sở dữ liệu mới trong hệ quản trị CSDL SQL Server 2005.
Trang 19
USE [master]
GO
IF NOT EXISTS (SELECT name FROM sys.databases WHERE name = N'OLMS')
BEGIN
CREATE DATABASE [OLMS] ON PRIMARY
( NAME = N'OLMS', FILENAME = N'D:\OLMS\OLMS_PROJECT\DATA\OLMS.mdf' , SIZE =
8192KB , MAXSIZE = UNLIMITED, FILEGROWTH = 1024KB )
LOG ON
( NAME = N'OLMS_log', FILENAME = N'D:\OLMS\OLMS_PROJECT\DATA\OLMS_log.ldf' ,
SIZE = 2048KB , MAXSIZE = 2048GB , FILEGROWTH = 10%)
END
GO
II.6.2.2. Danh mục các bảng trong CSDL OLMS:
II.6.2.2.1. Bảng lưu thông tin nhân viên quản lý:
- Tên bảng: ManageList.
- Thông tin chi tiết bảng:
Trường Mô tả Kiểu dữ liệu
Giá trị
mặc định
NULL
Liên kết
ManageID Tên đăng nhập nvarchar(20) PK
FullName Họ và tên NV nvarchar(30)
PassWord Mật khẩu nvarchar(50)
SexID Mã giới tính bit 1 (True) FK
Image Ảnh image X
PhongSachID Mã phòng sách nvarchar(10) FK
ChucVuID Mã chức vụ nvarchar(10) FK
QuyenID Mã quyền hạn nvarchar(10) FK
TheNhanVienID Mã thẻ nhân viên nvarchar(20)
Address Địa chỉ nvarchar(MAX) X
Email Địa chỉ Email nvarchar(50)
Notes Ghi chú thêm nvarchar(MAX) X
- Thủ tục tạo bảng “ManageList”:
Trang 20
SET ANSI_NULLS ON
SET QUOTED_IDENTIFIER ON
IF NOT EXISTS (SELECT * FROM sys.objects WHERE object_id = OBJECT_ID(N'[dbo].
[ManageList]') AND type in (N'U'))
BEGIN
CREATE TABLE [dbo].[ManageList](
[ManageID] [nvarchar](20) NOT NULL,
[PassWord] [nvarchar](50) NOT NULL,
[FullName] [nvarchar](30) NOT NULL,
[SexID] [bit] NOT NULL,
[Image] [image] NULL,
[PhongsachID] [nvarchar](10) NOT NULL,
[ChucVuID] [nvarchar](10) NOT NULL,
[QuyenID] [nvarchar](10) NOT NULL,
[TheNhanVienID] [nvarchar](20) NOT NULL,
[Address] [nvarchar](max) NULL,
[Email] [nvarchar](50) NOT NULL,
[Notes] [nvarchar](max) NULL,
CONSTRAINT [PK_manageList] PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[ManageID] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY = OFF,
ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON) ON [PRIMARY]
) ON [PRIMARY] TEXTIMAGE_ON [PRIMARY]
END
IF NOT EXISTS (SELECT * FROM dbo.sysobjects WHERE id =
OBJECT_ID(N'[DF_manageList_sex]') AND type = 'D')
BEGIN
ALTER TABLE [dbo].[ManageList] ADD CONSTRAINT [DF_manageList_sex] DEFAULT
((1)) FOR [SexID]
END
II.6.2.2.2. Bảng lưu thông tin người mượn (Độc giả):
- Tên bảng: UserList.
- Thông tin chi tiết bảng:
Trường Mô tả Kiểu dữ liệu
Giá trị
mặc định
NULL
Liên kết
UserID Tên đăng nhập nvarchar(20) PK
FullName Họ và tên NV nvarchar(30)
PassWord Mật khẩu nvarchar(50)
SexID Mã giới tính bit 1 (True) FK
ClassID Mã lớp nvarchar(20) FK
MaTheSinhVien Mã thẻ sinh viên nvarchar(20)
MaTheThuVien Mã thẻ thư viện nvarchar(20)
Trang 21
Email Địa chỉ Email nvarchar(50)
LastLogin
Lần đăng nhập
cuối
smalldatetime X
Notes Ghi chú thêm nvarchar(MAX) X
- Thủ tục tạo bảng “UserList”:
SET ANSI_NULLS ON
SET QUOTED_IDENTIFIER ON
IF NOT EXISTS (SELECT * FROM sys.objects WHERE object_id = OBJECT_ID(N'[dbo].
[UserList]') AND type in (N'U'))
BEGIN
CREATE TABLE [dbo].[UserList](
[UserID] [nvarchar](20) NOT NULL,
[PassWord] [nvarchar](50) NOT NULL,
[FullName] [nvarchar](30) NOT NULL,
[SexID] [bit] NOT NULL,
[ClassID] [nvarchar](20) NOT NULL,
[Email] [nvarchar](50) NOT NULL,
[MaTheSinhVien] [nvarchar](20) NOT NULL,
[MaTheThuVien] [nvarchar](20) NOT NULL,
[LastLogin] [smalldatetime] NOT NULL,
[Notes] [nvarchar](max) NULL,
CONSTRAINT [PK_userList] PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[UserID] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY = OFF,
ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON) ON [PRIMARY]
) ON [PRIMARY]
END
IF NOT EXISTS (SELECT * FROM dbo.sysobjects WHERE id =
OBJECT_ID(N'[DF_userList_sex]') AND type = 'D')
BEGIN
ALTER TABLE [dbo].[UserList] ADD CONSTRAINT [DF_userList_sex] DEFAULT ((1))
FOR [SexID]
END
GO
II.6.2.2.3. Bảng lưu thông tin danh mục sách trong thư viện:
- Tên bảng: BookTotal
- Thông tin chi tiết bảng:
Trang 22
Trường Mô tả Kiểu dữ liệu
Giá trị
mặc định
NULL
Liên kết
BookID Tên đăng nhập nvarchar(20) PK
BookName Họ và tên NV nvarchar(50)
Image Ảnh sách image X
SoLuong Số lượng sách int FK
TacGiaID Mã tác giả nvarchar(20) FK
NxbID Mã NXB nvarchar(10) FK
NamXuatBan Năm xuất bản smallint
NgayNhap Ngày nhập bmalldatetime
MonID Mã môn loại nvarchar(10) FK
PhongSachID Mã phòng sách nvarchar(10) FK
NgonNguID Mã ngôn ngữ nvarchar(10) X FK
ViTriID Mã vị trí nvarchar(20) X FK
SoTrang Số trang smallint X
DonGia Đơn giá money X
Notes Ghi chú thêm nvarchar(MAX) X
Trang 23
- Thủ tục tạo bảng “BookTotal”:
SET ANSI_NULLS ON
SET QUOTED_IDENTIFIER ON
IF NOT EXISTS (SELECT * FROM sys.objects WHERE object_id = OBJECT_ID(N'[dbo].
[BookTotal]') AND type in (N'U'))
BEGIN
CREATE TABLE [dbo].[BookTotal](
[BookID] [nvarchar](20) NOT NULL,
[BookName] [nvarchar](50) NOT NULL,
[Image] [image] NULL,
[SoLuong] [int] NOT NULL,
[TacgiaID] [nvarchar](20) NOT NULL,
[NxbID] [nvarchar](10) NOT NULL,
[NamXuatban] [smallint] NOT NULL,
[NgayNhap] [smalldatetime] NOT NULL,
[MonID] [nvarchar](10) NOT NULL,
[PhongsachID] [nvarchar](10) NOT NULL,
[NgonNguID] [nvarchar](10) NULL,
[ViTriID] [nvarchar](20) NULL,
[SoTrang] [smallint] NULL,
[DonGia] [money] NULL,
[Notes] [nvarchar](max) NULL,
CONSTRAINT [PK_Book] PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[BookID] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY = OFF,
ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON) ON [PRIMARY]
) ON [PRIMARY] TEXTIMAGE_ON [PRIMARY]
END
GO
II.6.2.2.4. Bảng lưu thông tin danh mục phiếu mượn:
- Tên bảng: PhieuMuon
- Thông tin chi tiết bảng:
Trường Mô tả Kiểu dữ liệu
Giá trị
mặc định
NULL
Liên kết
PhieuMuonID Mã phiếu mượn Int, PK
Trang 24
Auto Identity
UserID
Tài khoản người
mượn
nvarchar(20)
FK
NgayMuon Ngày mượn sách smalldatetime
NgayHetHan Ngày hết hạn smalldatetime
HinhThucMuonID
Mã hình thức
mượn
nvarchar(10)
FK
ManageID Mã NV cho mượn nvarchar(20) FK
Notes Ghi chú thêm nvarchar(MAX) X
- Thủ tục tạo bảng “PhieuMuon”:
SET ANSI_NULLS ON
SET QUOTED_IDENTIFIER ON
IF NOT EXISTS (SELECT * FROM sys.objects WHERE object_id = OBJECT_ID(N'[dbo].
[PhieuMuon]') AND type in (N'U'))
BEGIN
CREATE TABLE [dbo].[PhieuMuon](
[phieuMuonID] [int] IDENTITY(1,1) NOT NULL,
[UserID] [nvarchar](20) NOT NULL,
[NgayMuon] [smalldatetime] NOT NULL,
[NgayHethan] [smalldatetime] NOT NULL,
[HinhThucMuonID] [nvarchar](10) NOT NULL,
[ManageID] [nvarchar](20) NOT NULL,
[Notes] [nvarchar](max) NULL,
CONSTRAINT [PK_phieuMuon] PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[phieuMuonID] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY = OFF,
ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON) ON [PRIMARY]
) ON [PRIMARY]
END
GO
II.6.2.2.5. Bảng lưu thông tin danh mục sách mượn:
- Tên bảng: SachMuon
- Thông tin chi tiết bảng:
Trường Mô tả Kiểu dữ liệu
Giá trị
mặc định
NULL Liên kết
ID Mã bản ghi
Int,
Auto Identity
PK
PhieuMuonID Mã phiếu mượn Int FK
Trang 25