MụC LụC
Lời nói đầu trang 3
CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT CƠ SỞ MẠNG MÁY TÍNH CỤC BỘ 5
I. Khái quát mạng máy tính 5
1 - Cấu trúc máy tính 5
2 - Mạng máy tính là gì? 6
3 - Đặc trưng mạng cục bộ 7
4 - Phân loại mạng máy tính 8
II. Mô hình tham chiếu OSI 10
III. Các thành phần cơ bản của mạng máy tính 13
1 - Máy tính cá nhân 13
2 - Đường truyền vật lý 14
3 - Kiến trúc mạng 15
4 - Một số thiết bị mạng 19
5 - Hệ điều hành mạng 23
IV. Các phương pháp truy nhập đường truyền vật lý 25
V. Các vấn đề cơ bản đối với mạng máy tính 29
1. Kiểm soát lỗi 29
2. Kiểm soát luồng dữ liệu 31
3. Địa chỉ hoá 32
4. Đánh giá độ tin cậy 32
5. An toàn thông tin bảo mật 33
CHƯƠNG II
XÂY DỰNG MẠNG CỤC BỘ - LAN
CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT HÀ TÂY 35
I - Xây dựng sơ đồ mạng 35
1 - Chức năng, tổ chức bộ máy của Công ty 35
2 - Sơ đồ quan hệ thông tin trong Công ty 37
3 - Điều kiện địa lý 38
4 - Xây dựng sơ đồ mạng cục bộ - LAN 39
II - Lựa chọn cấu hình mạng 41
1 - Lựa chọn hệ điều hành mạng 41
2 - Lựa chọn phần mềm truyền dữ liệu 42
3 - Lựa chọn cấu hình mạng 43
CHƯƠNG III
LẮP ĐẶT VÀ CÀI ĐẶT 45
I. Lắp đặt mạng 45
II. Cách thức cài đặt mạng 47
1 - Cài đặt Windows NT Server 47
III. ứng dụng dịch vụ trên mạng 50
CHƯƠNG IV
QUẢN TRỊ MẠNG CỤC BỘ 52
I. Tổng quan về quản trị mạng 52
1 - Xét một kiến trúc quản trị mạng của OSI 54
2 - Quản lý tài nguyên trong mạng 55
3 - Quản lý người sử dụng trong mạng 57
4 - Một số vấn đề an toàn bảo mật 61
Kết luận : 63
LỜI NÓI ĐẦU
Máy tính cá nhân ra đời là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho tất cả các
lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Đầu tiên các máy tính độc lập với
nhau, do chúng bị hạn chế về số lượng các chương trình ứng dụng, sự trao
đổi thông tin, khả năng tận dụng phần cứng.
Nhu cầu sử dụng máy tính để trao đổi thông tin ngày càng cao, nhất
là trong giai đoạn hiện nay khi mà ngành tin học và viễn thông là hai ngành
cốt lõi của công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, tạo điều kiện rất thuận
lợi cho các tổ chức cá nhân, tập thể không thể nghĩ đến việc liên kết các máy
tính với nhau để cùng trao đổi thông tin sử dụng chung các nguồn tài nguyên
quý giá cả về phần cứng lẫn phần mềm. Đây chính là lý do để các cơ quan xí
nghiệp, trường học kết nối các máy tính đơn lẻ hiện có cũng như trang bị
máy mới thành một mạng máy tính để phục vụ trao đổi thông tin bên ngoài.
Đó chính là mạng máy tính cục bộ LAN
Các mạng cục bộ được phát triển không ngừng với rất nhiều công
nghệ mới, ngày càng trở nên thông dụng vì nó cho phép người sử dụng
chung những tài nguyên quan trọng như : Máy in, ổ đĩa, các phần mềm ứng
dụng vầ các thông tin cần nhất mà người sử dụng cần đến cho công việc.
Mạng máy tính cục bộ cũng chính là mạng cơ sở để hình thành nên
các mạng máy tính lớn hơn. Trong số các cơ quan, công ty, xí nghiệp thì
công ty bảo hiểm bảo việt Hà Tây trong hiện tại cũng như trong tương lai
cần lắp đặt một mạng máy tính cục bộ LAN để phục vụ công tác quản lý,
khai thác cũng như trao đổi thông tin nội bộ và các cơ quan bạn nhằm nâng
cao tính hiệu quả của công việc và bắt kịp xu thế chung của sự phát triển
kinh tế.
Với thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua em đã dược tìm hiểu và
khảo sát một mạng máy tính cục bộ. Chính vì vậy em muốn được nghiên
cứu và tìm hiểu sâu hơn kiến thức về mạng máy tính cục bộ và em đã chọn
đề tài là :
“Xây dựng và quản trị mạng máy tính cục bộ LAN ”
làm đồ án tốt nghiệp.
Trong thời gian làm đồ án, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo
trong khoa Điện Tử - Viễn Thông, đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của
thầy NGUYỄN QUỐC TRUNG. Em đã hoàn thành cuốn đồ án tốt nghiệp
này.
Trong giới hạn một cuốn đồ án, em đã giải quyết được một số vấn đề sau :
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về mạng máy tính
- Cách chọn lựa và xây dựng một mạng máy tính cục bộ.
- Cách thức cài đặt mạng.
- Cơ bản về quản trị mạng cục bộ.
Tuy nhiên kiến thức bản thân còn hạn chế, vì vậy trong cuốn đồ án này
không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong các thầy cô trong khoa Điện
Tử - Viễn Thông chỉ bảo để em có thể hiểu một cách sâu sắc hơn kiến thức
về mạng máy tính cục bộ LAN.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn cùng tất cả
các thầy cô giáo trong khoa Điện Tử - Viễn Thông trường ĐHBKHN và
các bạn đã giúp đỡ em hoàn thành cuốn đồ án này.
Hµ Néi - Th¸ng 6 n¨m 2003
Sinh viªn
NguyÔn V¨n Th¾ng
CHƯƠNG I
Lý thuyết cơ sở kỹ thuật mạng máy tính cục bộ
(LAN LOCAL AREA NETWORKS)
< I >. Khái quát mạng máy tính.
1 - Cấu trúc máy tính :
a) Sơ đồ khối của máy tính
!"# $!
%&
'%&
(#
)*+%
,-,.%/
",0"(,
",1" 2/
,.%/1
34-25678
9:;<9=
>&/
'>2%8?@A
B/C=
3!D9E%
",FG:H
@/I-/9?
J&/-/A6
!-9K9EL9
D-
&9CM=
78%1)8N'>
9*>O9-.
&9CM=
-1,8<>
,&/333
"(,"-2%
(99.,.%/1
3!-9E78%
>L9-*9&92P
28
3A6%Q9
J&/>2569E
%"(,9RM=
A
)*+%8
(@-/O%-.
)*+%81)*+NS1#8CM=:5D7+2:T+>
:9&9 U->U- 94>U-V77333 E9E&92S :5 59:;
<2%MGG%WN>X?X87699%&/>::T989*
/9WN9W
(b). Một máy tính gồm :
- Bộ nhớ ngoài: là thiết bị để lưu trữ thông tin với dung lượng lớn
như các đĩa mềm, đĩa cứng
- Bộ nhớ trong :
+ Bộ nhớ RAM : Được gọi là bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên,
bộ nhớ này lưu trữ những thông tin trung gian
+ Bộ nhớ ROM : Bộ nhớ này lưu trữ những thông tin tại thời
điểm chế tạo máy, nó cho phép đọc thông tin mà không cho phép ghi thông
tin vào
- BUS hệ thống : Là tập hợp các đường dây để truyền dẫn tín hiệu
mà nó có thể liên kết với các bộ phận khác
- Màn hình : Là giao diện giữa người và máy cụ thể là hiển thị các
thông tin gõ từ bàn phím hoặc đọc kết quả cuả việc sử lý thông tin
- Bàn phím : Là nơi giao tiếp giữa người và máy tính.
- Thiết bị ngoại vi : Là các thiết bị phụ trợ đi cùng với giàn máy
máy in, máy vẽ
2. Mạng máy tính là gì?
Mạng máy tính là tập hợp các máy tính cá nhân được kết nối với nhau
bằng đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó, dùng đẻ trao đổi thông
tin dữ liệu giữa các máy tính với nhau và thực hiện các dịch vụ trên mạng.
Trong dó mạng máy tính cục bộ LAN là cơ sở để xây dựng các mạng
máy tính lớn hơn. Nó cũng là tập hợp các trạm làm việc gồm nhiều các thiết
bị đầu cuối và các máy tính cá nhân nối cáp với nhau trong mét khu vực địa
lý giới hạn.
Trong mạng cục bộ, mọi trạm làm việc máy in, máy chủ đều làm việc
với chức năng nút mạng. Mỗi nút là một điểm, tại đó thông tin có thể phát
sinh hay kết thúc trên mạng .Chẳng hạn khi đưa một lệnh in vào một máy
tính làm việc với vai trò nút mạng thì thông báo sẽ phát sinh ở máy tính và
kết thúc ở máy in trong nút mạng khác.
Mạng LAN khác với những mạng máy tính khác vì tất cả các nút đều
cung cấp và mỗi nút dù là một trạm làm việc hay máy tính chủ ,đều có thể
cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng để truyền trên tuyến. Các nút trên mạng cục
bộ thường có tốc độ truyền dẫn và chuyển tệp rất cao.
Trước đây do công nghệ chưa phát triển nên quy mô mạng khởi đầu nhỏ
bị hạn chế về số lượng máy nối với nhau cũng như khoảng cách địa lý mà
mạng có thể bao phủ. Ngày nay mạng cục bộ dần dần được nâng cao bởi
công nghệ, làm cho mạng cục bộ đã trở thành một hệ thống mạng lớn hơn
Y
với số lượng máy tính có thể đến hàng ngàn và khoảng cách vật lý cũng
được tăng lên rất nhiều.
Chính do vậy mạng đã được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực quản lý
khai thác nghiên cứu với sự giúp đỡ của công nghệ mạng máy tính cục bộ
đã góp phần làm tăng hiệu quả công việc truyền, độ trễ lớn Bên cạnh những
mặt ưu điển nổi bật nhưng đồng thời cũng mang lại những nhược điểm.
Cụ thể sau :
(a). Ưu điểm:
- Cho phép người sử dụng mạng có thể trao đổi thông tin dữ liệu với
nhau trong phạm vi lớn hơn một cách nhanh chóng mà trước đây công việc
này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian.
- Giảm thiểu các nhân lực trung gian không cần thiết trong công tác
quản lý hành chính,hạn chế tối đa việc trao đổi bằng giấy tờ trong các cơ
quan và tổ chức sử dụng mạng máy tính.
- Người sử dụng mạng có thể truy cập khai thác mạng dễ dàng theo
các nguyên tắc đã định trước.
- Cho phép sử dụng tài nguyên chung cả về phần cứng lẫn phần
mềm, tiết kiệm được nhiều khoản chi phí tốn kém.
- Mạng máy tính có thể nối với mạng viễn thông khác để thực hiện đa
dịch vụ, đa chức năng trở thành một mạng tổng thể sử dụng linh hoạt các
thiết bị viễn thông khác.
(b). Nhược điểm :
- Mức độ bảo mật an toàn dữ liệu không cao do nhiều yếu tố có thể
chủ quan hoặc khách quan đem lại .
- Các thiết bị mạng và phần mềm giá còn cao, chưa thống nhất được với
nhau.
- Số lượng người tham gia sử dụng mạng còn Ýt và trình độ chưa
được đồng đều nên gây ra nhiều sự cố do người sử dụng .
Tất cả những ưu nhược điểm hiện nay của mạng đã và đang được
nghiên cứu và khắc phục.Tuy nhiên đây là một vấn đề khó, nó mang tính
bức bách và cần phải có sự quan tâm nghiên cứu
3 - Đặc trưng mạng máy tính cục bộ
Hiện nay công nghệ mạng cục bộ phát triển làm cho danh giới giữa mạng
cục bộ với mạng diện rộng (WAN) ngày càng khó phân biệt. Cho nên mạng
cục có một số đặc trưng cơ bản giúp ta phân biệt được với mạng diện rộng
và các mạng khác.
Có một số các đặc trưng sau :
* Đặc trưng địa lý :
Z
Mạng thường được cài đặt trong phạm vi địa lý tương đối hẹp, trong
một toà nhà. một công ty, xí nghiệp với đường kính của mạng có thể từ vài
chục mét đên vài chục km trong điều kiện công nghệ hiện nay.
* Đặc trưng độ tin cậy :
Mạng cục bộ có tốc độ truyền cao hơn so với các mạng khác, do nó
được lắp đặt trong phạm vi nhỏ hẹp nên có tỷ xuất lỗi thấp hơn so với mạng
diện rộng có thể đạt từ 10
_8
÷ 10
–11
* Đặc trưng tốc độ truyền :
Mạng cục bộ có tốc độ truyền cao với công nghệ hiện naycó tốc độ
truyền đạt tới 100 Mbs. Tốc độ này phụ thuộc vào tốc độ máy tính, số lượng
máy và sự lưu thông giữa các máy
* Đặc trưng quản lý :
Mạng cục bộ là sở hữu riêng của một tổ chức nào đó ,do vậy việc quản
lý khai thác mạng hoàn toàn tập trung thống nhất đảm bảo cho mạng hoạt
động có hiệu quả .
4. Phân loại mạng máy tính .
Có nhiều cách phân loại mạng máy tính khác nhau tuỳ thuộc vào yếu
tố chính được chọn để làm chỉ tiêu phân loại, chẳng hạn đó là “khoảng cách
địa lý ” “ kỹ thuật chuỷên mạch ” hay “ kiến trúc mạng ”
(a) Khoảng cách địa lý :
Có bốn mạng khác nhau đó là :
+ Mạng cục bộ ( local area netwoks - LAN) là mạng được cài đặt
trong phạm vi tương đối hẹp với khoảng cách lớn nhất giữa các máy tính nút
mạng chỉ trong vòng vài chục km
+ Mạng đô thị (metropolitan area network - MAN) :là mạng
được cài đặt trong phạm vi đô thị hoặc trong trung tâm kinh tế xã hội có bán
kính 100km trở lại.
+ Mạng diện rộng (wide area network - WAN): phạm vi của
mạng có thể vượt qua phạm vi biên giới một quốc gia thậm chí cả một lục
địa .
+ Mạng toàn cầu (Global area netwoks) phạm vi của mạng dải
rộng dải rộng khắp lục địa
Cách phân loại dựa vào khoảng cách địa lý chỉ mang tính chất
tương đối. Nhờ có sự phát triển của công nghệ truyền dẫn và quản lý mạng
nên ngày càng những danh giới đó càng mờ nhạt đi
[
(b) Kỹ thuật chuyển mạch (Switching) :có ba yếu tố
+ Chuyển mạch kênh :
Trong trường hợp này khi hai thực thể cần trao đổi thông tin với nhau thì
giữa chúng được thiết lập một kênh (circuit) cố định và được duy trì cho đến
khi mét trong hai bên ngắt liên lạc, các dữ liệu chỉ được truyền theo con
đường cố định.
Hình vẽ : Mạng chuyển mạch kênh
+ Mạng chuyển mạch thông báo (Message)
Thông báo là đơn vị thông tin của người sử dụng được định dạng trước
theo một khuôn mẫu nhất định.Trong thông báo có chứa thông tin điều
khiển trong thông tin điều khiển có chứa đích thông báo.
Khi thực thể Avà B cần trao đổi thông tin với nhau qua các nút mạng thì
trước hết phía truyền sẽ căn cứ vào thông tin điều khiển của thông báo để
xác định đường đi của thông báo qua các nút mạng.Tại mỗi nút trên mạng
đường truyền sẽ thực hiện lưu giữ thông báo tạm thời, trong thời gian đó sẽ
đọc các thông tin điều khiển và gửi tới các nút tiếp theo.
Tương tự vậy qua mỗi nút mạng thì lại phải lưu trữ thông báo và đọc
lại thông tin điều khiển, xong thông báo có thể gửi đi theo nhiều đường khác
nhau
\
O
O
O
O
O
Y
O
( )
V--
V--
V--
O
O
O
O
O
Y
O
(
)
,.-.
,.-.
Hình vẽ : Mạng chuyển mạch thông báo
+ Mạng chuyển mạch gói (packet)
Trong trường hợp này mỗi thông báo chia thành nhiều phần nhỏ hơn gọi
là các gói tin.Gói tin có định dạng khuôn dạng trước.Trong mỗi gói tin sẽ
chứa thông tin điều khiển, trong thông tin điều khiển có chứa địa chỉ đi và
địa chỉ đến của gói tin. Gãi tin có thể đi đến nhiều đường khác nhau trong
mạng. Cũng giống chuyển mạch thông báo những kích cỡ gói tin đã được
giới hạn tới kích thước tối đa .Sao cho các nút mạng có thể xử lý toàn bộ gói
tin mà không cần phải lưu trữ tạm thời. Do vậy tốc độ truyền sẽ nhanh hơn,
chất lượng truyền hiệu quả hơn so với chuyển mạch thông báo
<II> MÔ HÌNH THAM CHIẾU OSI
(Open System Interconnection)
Khi thiết kế các nhà thiết kế tự do lựa chọn kiến trúc mạng riêng của
minh, từ đó dẫn đến tình trạng không tương thích giữa các mạng như :
- phương pháp truy nhập khác nhau.
- sử dụng các họ giao thức khác nhau.
Sự không tương thích đó làm trở ngại cho sự tương tác của người sử
dụng các mạng khác nhau. Nhu cầu trao đổi thông tin càng lớn thì trở ngại
đó không thể chấp nhận được với người sử dụng. Chính do vậy đòi hỏi các
nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu thông qua tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc
tế OSI (International Oganization for Standaration) đã xây dựng ra mô hình
tham chiếu dành cho việc kết nối hệ thống mở OSI.
Mô hình này được dùng làm cơ sở kết nối các hệ thống mở, phục vụ cho
ưng dụng phân tán. Có nghĩa là hai hệ thống khác nhau có thể trao đổi thông
tin với nhau nếu chúng tuân thủ theo mô hình tham chiếu và các chuẩn có
liên quan.
Mô hình này là kiến trúc chia truyền thông mạng thành 7 tầng, mỗi tầng
gồm những hoạt động, thiết bị và giao thức khác nhau
]
HỆ THỐNG MỞ A HỆ THỐNG MỞ B
Giao thức tầng 1
Giao thức tầng 6
Giao thức tầng5
Giao thức tầng 4
Giao thức tầng3
Giao thức tầng 2
Giao thức tầng 1
Đường truyền vật lý
Hình vẽ :Mô hình OSI 7 tầng
Mô hình OSI đưa ra mối quan hệ giữa hai tầng đồng mức và hai tầng
liền mức .
* Mối quan hệ giữa hai tầng đồng mức :
Trong thực tế dữ liệu chuyển từ tầng i bên này sang tầng i bên kia mà
dữ liệu sẽ chuyển từ hệ thống kia thông qua đường truyền vật lý. vậy chỉ
có tầng thấp nhất của hệ thống này mới có liên kết vật lý với tầng thấp nhất
của hệ thống kia. Còn lại các tầng thì được đưa vào một cách hình thức hoá
để thuận tiện cho quá trình cài đặt mạng .
* Mối quan hệ hai tầng liền mức
Được thực hiện thông qua bốn hàm nguyên thuỷ
- Reques(yêu cầu) dùng gọi một chức năng bởi người sử dụng
- Indication(chỉ báo)Để gọi một chức năng bởi người cung cấp dịch
vụ
(#$(!$
"^O^ O!(!$
O^OO$
!"( O"!
^!_"
V(!(#$
`aO$(#
!b42S
!b<2P
!bNI
!b-%7W
!bG
!bIC256
!b7W
- Response(trả lời) Người sử dụng hoàn tất chức năng đã gọi trước
bởi hàm Indication.
Confirm (Xác nhận )người cung cấp dịch vụ, dùng hoàn tất chức năng đã
được gọi trước bởi hàm Reques.
Hệ thống A Hệ thống B
Request Confirm Response Indication
Giao thức tầng N
Hình vẽ : Sơ đồ hoạt động của hàm nguyên thuỷ
♦ Chức năng các tầng :
* Tầng vật lý :tầng này liên quan đến nhiều nhiệm vụ truyền các
dòng bít không có cấu chúc qua đường truyền vật lý và thực hiên việc truy
nhập đương truyền vật lý nhờ các phương tiện thủ tục :
- Thuộc tính điện :Truyền các dòng bít và biểu diễn các bít, quýêt định
tốc độ truyền các bít.
- Thuộc tính cơ : Liên quan đến việc thể hiện tính chất giao diên của
đường truyền : Kích thước, cấu hình cách nối ghép.
- Thuộc tính về chức năng : Chỉ ra các chức năng được thực hiện bởi
các phần tử của giao diện vật lý giữa hệ thống và đường truyền.
Thuộc tính về thủ tục : Liên quan đến giao thức điều khiển việc truyền
các xâu bít qua đường truyền vật lý
* Tầng liên kết dữ liệu .
Cung cấp các phương tiện để truyền các dữ liệu qua liên kết vật lý đảm
bảo một cách tin cậy nhờ các cơ chế đồng bộ, cơ chế kiểm xoát lỗi, luồng dữ
liệu.
* Tầng mạng .
Thực hiện kết nối các thiết bị lại với nhau thành mạng và là nơi nối kết
nhiều mạng với nhau do đó nó phải đưa ra dải thuật chọn đường tối ưu.
0 0
Cấu trúc tầng mạng là phức tạp nhất trong các tầng, nó phải cung cấp
các phương tiện để truyền các đơn vị dữ liệu qua mạng thậm chí qua cả một
mạng của các mạng. Do vậy tầng mạng phải đáp ứng với nhiều kiểu mạng
và nhiều kiểu dịch vụ cung cấp bởi các mạng khác nhau.
* Tầng giao vận
Là tầng cao nhất trong nhóm bốn tầng nó sẽ cung cấp các dịch vụ truyền dữ
liệu qua phương tiện truyền thông. Ngăn cách ảnh hưởng giữa hai nhóm
tầng, đảm bảo độ tin cậy cho các dịch vụ mạng.
Tầng này liên quan đến việc đánh giá chất lượng, phân loại mạng theo
mô hình OSI.
- Mạng loại A : Có tỷ suất lỗi và sự cố báo hiệu chấp nhận được .
- Mạng loại B: Có tỷ suất lỗi chấp nhận được, còn sự cố báo hiệu
không chấp nhận được.Khi đó tầng này phải thực hiện chức năng phục hồi
dữ liệu sau sự cố.
- Mạng loại C: Có tỷ suất lỗi không chấp nhận được và sự cố báo
hiệu chấp nhận được.Khi đó tầng giao vận phải xắp lại dữ liệu.
* Tầng phiên :
Cung cấp phương tiện quản lý truyền thông giữa các ứng dụng thiết
lập, duy trì, đồng bộ hoá và huỷ bỏ các phiên truyền thông giữa các ứng
dụng .
* Tầng trình diễn :
Tầng này thực hiện chức năng chuyển đổi cú pháp dữ liệu để đáp ứng
các nhu cầu truyền thông của các ứng dụng trong mô hình tham chiếu
OSI,tức là mức này giải quyết các thủ tục tiếp nhận dữ liệu hợp lý, biến đổi
các ký tự các chữ số, các ký tự đặc biệt thành bảng mã ASSC II hoặc các mã
khác thành mã nhị phân thống nhất để các máy tính khác nhau, thiết bị khác
nhau đều có thể thâm nhập vào mạng.
* Tầng ứng dụng :
Cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể truy nhập vào môi
trường tham chiếu OSI. Mức này liên quan trực tiếp đến người sử dụng ,nó
sẽ cung cấp tất cả các yêu cầu phối ghép cần thiết. Các yêu cầu phục vô
chung trong mạng như chuyển các file dữ liệu, sử dụng các thiêt bị đầu cuối
sử dụng các thiết bị ngoại vi của hệ thống.Mức này sẽ đảm bảo một cách tự
động trong quá trình truyền tin giúp cho người sử dụng khai thác một cách
tốt nhất
<III> .Các thành phần cơ bản của mạng máy tính .
1 - Máy tính cá nhân
Các máy tính cá nhân mang tính hoạt động độc lập khi chưa được nối
vào mạng với các máy tính khác. Khi nối thì nó vẫn hoạt động độc lập là
một máy tính cá nhân nhưng có chức năng vừa là một máy trạm
(Workstation) vừa là một máy chủ (Server)
⇔ Khi là máy chủ (Server)
Đây là trung tâm quản lý mọi hoạt động của mạng máy tính, bao gồm
việc phân chia tài nguyên chung, trao đổi thông tin giữa các trạm máy tính
với nhau. Đây là nơi xảy ra hầu hết các hoạt động đích thực của dữ liệu nó
đáp những yêu cầu của máy trạm, tiếp nhận các yêu cầu có cấu trúc từ phía
máy trạm . Sử lý thông tin rồi gửi trả về phía máy trạm có yêu cầu thông qua
mạng. Đối với máy chủ có thể đồng thời đóng vai trò của một trạm làm việc
được gọi là máy chủ không thuần tuý, còn loại chỉ làm nhiệm vụ máy chủ
chứ không kiêm máy trạm thì được gọi là thuần tuý.
Để đáp ứng công việc thật tốt thì đòi hỏi các Server phải có một cấu
hình đủ mạnh để có thể đáp ứng được. Nếu không đủ mạnh thì khi mà các
yêu cầu tăng lên có thể gây hiện tượng quá tải, lưu lượng truyền tải trên
mạng có thể cao đến nỗi một số yêu cầu từ trạm làm việc sẽ bị từ chối
⇔ Khi làm trạm Workstation
Workstation là các máy tính cá nhân được sử dụng như một Terminal
trong hệ thống mạng, dùng để truy nhập vào tài nguyên trung do máy phục
vụ cung cấp hoặc riêng của mình.
- Nó dùng điều khiển chương trình ứng dụng, cung cấp dao diện
người dùng.
- Dùng trao đổi thông tin trên mạng, giữa những người sử dụng với
nhau thông qua đó sử dụng các dịch vụ trên mạng
2. Đường truyền vật lý .
Đây là môi trường truyền dẫn các tín hiệu điện tử giữa các máy tính với
nhau trên mạng đảm bảo độ suy hao cho phép. Các tín hiệu điện tử đó biểu
thị giá trị dữ liệu dưới dạng xung nhị phân.Tất cả các tín hiệu được truyền
giữa các máy tính đều thuộc một dạng sóng điện từ nào đó, trải từ tần số
Radio tới sóng cực ngắn và tia hồng ngoại, tuỳ theo tần số sóng điện từ có
thể dùng các đường truyền khác nhau để truyền tín hiệu.
- Với tần số Radio có thể truyền bằng đường cáp (cáp đồng trục,
cáp xoắn) hoặc truyền trên phương tiện quảng bá (Broadcast)
- Sóng cực ngắn (Viba) dùng để truyền giữa các trạm mặt đất với
vệ tinh. Đường truyền này cũng có thể được truyền các tín hiệu quảng bá từ
một trạm phát tới nhiều trạm thu, mạng điện thoại tổ ong và một ví dụ.
- Tia hồng ngoại :Đây là loại đường truyền lý tưởng đối với mạng
viễn thông .Tia hồng ngoại và các tần số lớn hơn của ánh sáng có thể được
truyền qua các loại sợi cáp quang (Fiber optic cable)
⇔. Đường truyền vật lý được đặc trưng bởi một số thông số nh :
- Giải thông (Band Width) : Đặc trưng cho phạm vi tần số mà nó
có thể đáp ứng đựơc để truyền các tín hiệu điện tử .
- Thông lượng (Throughput) : Thể hiện tốc độ truyền dữ liệu trên
đường truyền thường được tính bằng số lượng bit được truyền đi trong một
giây
Người ta thường dùng đơn vị Baud để đo thông lượng. Baud là đơn vị
đo thông lượng của một đường truyền biểu thị số lượng thay đổi tín hiệu
trong 2 giây do vậy cần phân biệt giữa hai đơn vị Baud và Bít .
- Độ suy hao : Độ suy hao của đường truyền là do sự yếu đi của tín
hiệu trên đường truyền, tức là sự giảm đi về biên độ tín hiệu, nó phụ thuộc
độ dài cáp .
- Độ nhiễu từ gây ra bởi tiếng ồn điện từ bên ngoài hoặc bên ngoài
làm ảnh hưởng đến tín hiệu trên đường truyền. Do các tính chất trên ta
phải tính toán và đảm bảo các tần số để sử dụng mạng cho hợp lý.
* Hiện nay mạng sử dụng hai loại đường truyền cơ bản sau :
- Đường truyền hữu tuyến gồm có :
+ Cáp đồng trục (Coaxil cable) :ở dạng đơn giản nhất cáp
đồng trục gồm một lõi đồng nguyên chất được bọc cách ly bởi một lớp bảo
vệ bằng lớp kim loại và một lớp vỏ bọc ngoài, cáp đồng trục có tính năng
chống nhiễu nhưng suy yếu về tín hiệu mạnh hơn cáp soắn đôi.
• Cáp đồng trục gầy (Thincable) Dùng để nối các trạm trong
cùng một văn phòng theo topo dạng star trong phạm vi tương đối hẹp
khoảng mười mét tới Hub.
• Cáp béo (Thickcable) dùng làm tuyến đồng trục khi đấu nối
dạng Star / Bus .
+ Cáp xoắn đôi : Có hai loại UTP ( cáp xoắn đôi trần ) và
STP (cáp xoắn đôi có bọc ).
+ Cáp sợi quang:Truyền tín hiệu đi nhanh hơn, xa hơn và an
toàn hơn cáp đồng nhưng tốn kém và lắp đặt khó khăn.
- Đường truyền hữu tuyến :
+ Sóng Radio: Sóng này Ýt dùng
+ Sóng cực ngắn (viba)
+ Tia hồng ngoại.
3.Kiến trúc mạng
a. Kiến trúc mạng máy tính ( network architecture)
Thể hiện cách đấu nối các máy tính với nhau và tập hợp những qui tắc
quy ước mà tất cả các thực thể tham gia mạng phải tuân theo. Cách nối các
máy tính được gọi là hình trạng (Topology). Còn tập hợp qui tắc qui ước
truyền thông thì được gọi là (Protocol) của mạng.
Với Topo mạng :
Có hai kiểu nối mạng chủ yếu là điểm - điểm ( point to point ) và
quảng bá (broardcast) .
+ Kiểu điểm - điểm :
Thể hi ện việc nối ghép trực tiếp với nhau giữa các máy tính tạo nên
mối liên kết điểm - điểm giữa chúng. Khi trao đổi dữ liệu giữa các máy tính
hoặc các nút mạng thì các dữ liệu được lưu trữ tạm thời tại mỗi nút và được
luân chuyển tới nút đích
Một số kiểu điểm - điểm :
• Dạng Star:
Hình vẽ: Topo Star
Trong cấu hình này các máy tính được nối cáp vào một bộ phận là
Hub(đầu nối trung tâm ). Tín hiệu được truyền từ máy tính, gửi dữ liệu qua
Hub để đến tất cả các máy tính trên mạng .
• Dạng Tree :
Y
Hình vẽ :Dạng cây (Tree)
•. Dạng Loop :
Hình vẽ : Dạng LOOP.
+ Kiểu quảng bá :
Tất cả các nút phân chia chung một đường truyền vật lý. Dữ liệu được
gửi đi từ một nút nào đó sẽ có thể được tiếp nhận bởi các nút còn lại, bởi vậy
cần chỉ ra địa chỉ đích của dữ liệu để mỗi nút căn cứ vào đó kiểm tra xem dữ
liệu có phải dành cho mình hay không.
Một số kiểu quảng bá :
• Kiểu BUS :
Terminal
Z
T - Connector
Tất cả các trạm phân chia chung một đường truyền chính (BUS), các
trạm được nối với đồng trục thông qua các đầu nối T - Connector, ở hai đầu
đồng trục đường trục được gắn một thiết bị đặc biệt là Terminal. Khi dữ liệu
được truyền từ một trạm nó sẽ được quảng bá trên trục theo một chiều, khi
gặp Terminal nó sẽ dội tín hiệu lại theo chiều ngược lại, các trạm còn lại có
thể nhận dữ liệu của mình nếu như xác định đúng địa chỉ .
•. Dạng RING: Repeater
Hình vẽ : TOPO RING
Tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo chiều duy nhất. Mỗi trạm
được nối với vòng qua một bộ chuyển tiếp (Repeater), nó có nhiệm vụ nhận
tín hiệu rồi chuyển đến trạm kế tiếp trên vòng. Các trạm có thể nhận dữ liệu
nếu như nhận đúng địa chỉ của mình. Để tránh tắc nghẽn đường truyền
người ta thường xây dựng vòng phụ có chiều ngược lại so với vòng chính.
[
b - Giao thức mạng (Network Protocol)
Là tập hợp những quy tắc, quy ứơc mà mà các thực thể tham gia trên
mạng phải tuân theo.
Toàn bộ những hoạt động truyền dữ liệu trên mạng cần phải có những
quy tắc và giao thức riêng, những quy tắc, quy ước về nhiều mặt. Từ khuân
dạng cú pháp ngữ nghĩa của dữ liệu tới các thủ tục gửi nhận dữ liệu, kiểm
xoát hiệu quả chất lượng truyền tin và sử lý sự cố. Hoạt động được chia
thành nhiều bước riêng biệt có hệ thống ở mỗi bước một số hoạt động nhất
định sẽ diễn ra và không thể diễn ra bất kỳ bước nào khác.Yêu cầu về sử lý
thông tin của người dùng càng cao thì các quy tắc càng nhiều và phức tạp
hơn.
Các quy tắc quy ước trên được xây dựng theo tiêu chuẩn của mô hình
tham chiếu OSI.
• Một sè giao thức mạng phổ biến sau :
• Giao thức TCP/IP(Transmission Control Protocol/Internet Protocol)
cung cấp truyền thông trong môi trường đa chủng loại.
• IPX/SPX(Internetwork Packet Exchange /Sequenced Packet
Exchange)
• NETBEUI giao thức vận tải cung cấp dịch vụ vận tải dữ liệu cho
phiên làm việc .
• X 25.
• Appele Talk.
• Tất cả các quy tắc, quy ước của giao thức được xây dựng dựa trên
tiêu chuẩn mô hình OSI. Sản phẩm của các hãng tuân theo mô hình tiêu
chuẩn này đều có thể giao tiếp với nhau.
4 - Một số thiết bị mạng và ứng dụng .
(a) - Bé giao tiếp mạng NIC(Network Interface Card)
Card mạng đóng vai trò như dao diện hoặc kết nối vật lý giữa máy tính
và
đường truyền vật lý. Những các này đựơc lắp vào khe mở rộng của máy
tính và máy phục vụ trên mạng .
Sau khi lắp card xong, cáp mạng được nối với cổng card để tạo nối kết
vật lý thật sự giữa máy tính đó với các máy còn lại trong mạng. Vai trò card
mạng:
\
• Thực hiện nối ghép giữa máy tính với đường truyền vật lý, đảm bảo
điều kiện trở kháng để công suất tín hiệu ra đạt cực đại, tránh tiêu hao ở
chỗ nối ghép.
• Thực hiện biến đổi và chuyển tiếp tín hiệu giữa máy tính với đường
truyền vật lý. Card mạng cũng nhận dữ liệu gửi đến từ cáp chuyển dịch
thành byte để CPU máy tính có thể hiểu được.
(b) - Bộ tập trung (HUB)
HUB là bộ chia hay bộ tập trung, nó đơn giản là thiết bị kết nối nhóm
người sử dụng và là thiết bị để nối ghép mạng cục bộ theo Topo dạng
STAR. HUB bắt tay trực tiếp giữa các trạm có nhu cầu trao đổi dữ liệu, tạo
nên mối liên kết điểm - điểm giữa chúng. Sau khi trao đổi dữ liệu xong nó sẽ
huỷ bỏ liên kết này. Ngoài ra khi nhiều trạm cùng trao đổi dữ liệu thì nó còn
đưa ra giải thuật chọn đường tối ưu. Do đó Hub chính là làm việc tại một
trong mô hình OSI.
Có ba loại HUB chính :
+ HUB bị động :Chúng không xử lý các tín hiệu dữ liệu mà nó có
chức năng duy nhất là tổ hợp tín hiệu từ một số đoạn cáp mạng, chúng đóng
vai trò như để kết nối. HUB bị động không cần nguồn nuôi, và khoảng cách
giữa một máy tính và HUB không thể lớn hơn một nửa khoảng cách tối đa
cho phép giữa hai máy tính trên mạng.
+ HUB chủ động chúng có thể khuyếch đại và xử lý tín hiệu điện tử
truyền giữa thiết bị mạng. Nó làm tín hiệu khoẻ hơn, Ýt nhạy cảm với lỗi và
khoảng cách giữa các máy tính cũng được tăng lên. HUB chủ động cần
nguồn nuôi.
+ HUB thông minh :Đây là HUB chủ động nhưng có thêm chức
năng mới là :Quản trị HUB và chuyển mạch.
Trong cấu hình mạng BUS, nếu một chỗ đứt sợi cáp sẽ làm cho mạng
không hoạt động. Nhưng với HUB một chỗ đứt ở đoạn cáp bất kỳ nối với
HUB thì chỉ ảnh hưởng đến đoạn cáp đó mà thôi, phần mạng còn lại vẫn
hoạt động bình thường
(b)Bộ định tuyến (Router)
Trong môi trường gồm nhiều đoạn mạng với giao thức và kiến trúc
mạng khác nhau, cầu nối có thể đảm bảo truyền thông nhanh trong tất cả các
đoạn mạng. Mạng có độ phức tạp cỡ này cần một thiết bị không những thiết
bị địa chỉ của mỗi đoạn mạng mà còn phải biết định tuyến đường đi tốt nhất
]
để truyền dữ liệu và sàng lọc lượng phát rộng trên đoạn mạng cục bộ. Đó
chính là bộ định tuyến.
Bộ định tuyến hoạt động tại tầng Network của mô hình hệ thống mở
OSI. Điều này có nghĩa chúng có thể chuyển đổi và định tuyến gói dữ liệu
qua nhiều mạng. Bộ định tuyến đọc thông tin địa chỉ mạng trong gói và một
số thông tin khác, dùng thông tin này để cải thiện việc phân phát gói dữ liệu.
Các bộ định tuyến có thể chia sẻ thông tin trạng thái và thông tin định tuyến
Bộ định tuyến sử bảng định tuyến cho dữ liệu, bảng này tồn tại trong bộ
định tuyến, nó chứa các địa chỉ mạng gồm các thông tin sau :
- Toàn bộ số địa chỉ mạng đã biết.
- Cách kết nối vào mạng khác
- Các lộ trình có thể có giữa các bộ định tuyến
- Phí tổn truyền dữ liệu qua lộ trình đó
Bộ định tuyến chọn lộ trình tốt nhất cho dữ liệu truyền dựa trên phí tổn
và các lộ trình có sẵn.
(c) Bộ chuyển tiếp (Repeater)
Khi tín hiệu di chuyển trên cáp, chúng sẽ trở nên xuống cấp và méo mó
trong một quá trình gọi là sự suy thoái. Nếu cáp đủ dài, quá trình suy thoái
cuối cùng sẽ làm cho tín hiệu không nhận được hoặc nhận sai và do vậy bộ
chuyển tiếp cho phép tín hiệu truyền đi xa hơn.
Bộ chuyển tiếp hoạt động tại tầng vật lý của mô hình OSI, có chức năng
khuyếch đại tín hiệu tiếp nhận bị suy yếu mạnh lên, sau đó truyền tín hiệu
này đi đến đoạn mạng kế tiếp. Muốn truyền dữ liệu qua bộ chuyển tiếp từ
đoạn mạng này sang đoạn mạng khác trong hình thái có Ých thì gói dữ liệu
và giao thức LLC (Logical Link Control Điều khiển liên kết Logic. Là tầng
con nằm trên thuộc tầng Datalink) phải giống nhau. Điều này có nghĩa bộ
chuyển tiếp không thể liên lạc giữa hai đoạn mạng khác nhau.Ví dụ :
Ethernet và Tokenring.
Để bộ chuyển tiếp hoạt động thì cả hai đoạn mạng nối bộ chuyển tiếp
phải có cùng phương pháp truy nhập giống nhau.
Bộ chuyển tiếp có thể di chuyển gói dữ liệu từ phương tiện truyền vật lý
này sang phương tiện truyền vật lý khác (Ví dụ từ cáp đồng trục sang cáp
quang ).
Bộ chuyển tiếp truyền mỗi bít dữ liệu từ đoạn cáp này đến đoạn cáp
khác, ngay cả khi dữ liệu bao gồm các gói hỏng hoặc gói sẽ không được
dùng trên mạng. Điều này có nghĩa là lỗi trên một đoạn mạng có thể làm
hỏng các đoạn mạng khác. Bộ chuyển tiếp đóng vai trò như bộ lọc dữ liệu và
không thể dùng bộ chuyển tiếp để mở rộng mạng ra vô hạn do đó các mạng
đều được thiết kế với kích thước giới hạn do độ trễ truyền dẫn.
(e). Cầu nối (Bridge)
Tương tự bộ chuyển tiếp, cầu nối (Bridge) có thể kết hợp nhiều
đoạn mạng hoặc nhóm mạng LAN. Tuy nhiên, cầu nối cũng có thể phân
chia mạng nhằm cô lập lượng lưu thông và lỗi chẳng hạn, nếu lượng lưu
thông từ một hoặc hai máy tính trở nên quá tải và làm giảm hiệu xuất của
toàn mạng, cầu nối có thể cô lập máy tính hoặc bộ phận này.
Cầu nối được sử dụng để :
+ Mở rộng khoảng cách phân đoạn mạng .
+ Tăng số lượng máy tính tên mạng
+ Giảm hiện tượng tắc ngẽn do số lượng máy tính nối vào
mạng quá lớn
+ Nối kết các phương tiện vật lý khác nhau
Cầu nối hoạt động tại tầng con MAC (Media Acces
Control) của tầng DATA LINK của mô hình OSI, do đó chúng không phân
biệt giữa giao thức này với giao thức khác, mà chỉ có nhiệm vụ chuyển các
giao thức dọc theo mạng .Tại tầng này cầu nối có nhiệm vụ :
• Lắng nghe tất cả các lưu thông trên mạng
• Kiểm tra địa chỉ nguồn và địa chỉ đích của mỗi gói dữ liệu
• Chuyển gói dữ liệu đi theo cách thức sau :
Nếu đích đến không được liệt kê trong bảng định tuyến, cầu nối sẽ
chuyển gói dữ liệu đến đoạn mạng khác hoặc đích đến được liệt kê trong.
Bảng định tuyến thì cầu nối sẽ chuyển gói dữ liệu đến đoạn mạng đó (trừ khi
đó cũng chính là đoạn mạng chứa địa chỉ nguồn )
Cầu nối hoạt động trên nguyên tắc mỗi nút mạng có địa chỉ riêng và
chuyển đi các gói dữ liệu dữa trên địa chỉ nút đến .Khi dữ liệu lưu thông qua
cầu nối thông tin về địa chỉ máy tính được lưu trữ trong RAM của cầu nối
.Cầu nối sử dụng RAM này để tạo bảng định tuyến dựa trên địa chỉ nguồn.
Ban đầu bảng định truyền hoàn toàn rỗng, khi các nút mạng truyền gói dữ
liệu, địa chỉ nguồn được sao chép vào bảng định tuyến. Với thông tin địa chỉ
này, cầu nối sẽ biết được máy tính nào đang ở trên đoạn mạng nào.
(g). Brouter
Brouter là sự kết hợp các đặc tính tối ưu của cả cầu nối lẫn bộ định
tuyến. Có thể hoạt động bộ định tuyến cho mét giao thức và nối liền mọi
giao thức còn lại
Brouter có thể là :
• Bắc cầu các giao thức không thể định tuyến.
• Cung cấp khả năng hoạt động liên mạnh dễ quản lý.
(h). Modem(Modullation/Demodullation)
Là thiết bị có khả năng cho phép máy tính truyền thông qua đường
điện thoại. Nó có khả năng chuyển đổi tín hiệu dạng số sang dạng tương tự
và ngược lại từ tín hiệu tương tự sang sè. MODEM được xem một thiết
bị truyền dữ liệu (DCE ) và có chung các đặc tính sau :
+ Mét giao diện truyền thông nối tiếp (RS 232)
+ Mét giao diện đường truyền điện thoại RJ –11(Phích cắm
điện thoại 4 dây )
Có nhiều loại MODEM khác nhau vì có nhiều loại môi trường truyền
thông đòi hỏi các phương pháp truyền dữ liệu khác nhau. Nhưng môi
trường này có thể chia thành hai vùng có liên quan đến thời gian truyền :
- Truyền không đồng bộ (asynchronous)
- Truyền đồng bộ (Synchronous).
MODEM có thể lắp ngoài hoặc lắp trong máy tính với các chuẩn khác
nhau quy định về tốc độ và tính năng.
5. Hệ điều hành mạng
* Hệ điều hành mạng NOS (Network Operation System)
Để có một mạng máy tính hoàn thiện thì ngoài việc ghép nối các loại máy
tính lại với nhau thành mạng. Cần phải có một một hệ điều hành chung trên
toàn mạng mà chức năng nhiệm vụ của nó là :
+ Quản lý tài nguyên mạng, gồm :
Phần cứng : Các máy tính cá nhân ,đường truyền vật lý, thiết
bị ngoại vi, địa chỉ đã phân quyền và việc cài đặt các thiết bị.
Phần mềm : Kho cơ sở dữ liệu dùng chung, các chương trình
ứng dụng, các ngôn ngữ lập trình.
+ Dùng làm môi trường để chạy các trương trình ứng dụng.
+ Thực hiện tính toán xử lý, quản lý dữ liệu trên mạng.Cho
phép máy tính thực hiện nhiều tác vụ đồng thời .
Do vậy hệ điều hành mạng phải là một chuẩn riêng tuân thủ theo
mô hình OSI và thực hiện được các dịch vụ thông thường như :Thư điện tử,
thông tin kinh tế, tra cứu
* . Có hai loại hệ điều hành mạng :
♦ Hệ điều hành theo kiểu (peer to peer)
Được đặc trưng bằng khả năng chia xẻ tài nguyên cho tất cả các máy
trên mạng một cách ngang hàng nhau. Hệ điều hành loại này không có khái
niệm máy trạm và không có sự hỗ trợ của máy chủ .
Hệ điều hành này dễ cài đặt, dễ xử dụng, thiết bị mạng rẻ tiền do yêu
cầu cấu hình cao. Nhưng bị hạn chế về số lượng máy tham gia vào ( khoảng
năm đến mười cái ). Việc thực hiện ngay trên RAM của máy tính nên tốc độ
thực hiện và loại hình bị hạn chế .
Điển hình loại này có :Windows 3.11 for Workgroup
Windows 98
♦. Hệ điều hành theo kiểu Khách / Chủ :
Được đặc trưng bằng khả năng chia xẻ tài nguyên của máy chủ cho
máy trạm trên mạng. Nó thường được áp dụng cho các mạng doang nghiệp
gọi là hệ điều hành phân tán. ở hệ điều hành này máy chủ thường được tốii
ưu hoá nghĩa là cấu hình máy chủ được tính toán xác định từ trước nên
người ta thường chế tạo ra máy chủ mang tính chuyên dụng.
* Ưu điểm của hệ điều hành này hỗ trợ các loại máy chủ khác
nhau.
Cho phép sửa chữa nâng cấp máy tính trạm mà không ảnh hưởng tới
hoạt động của mạng. Nhưng yêu cầu cấu hình phần cứng phức tạp, đắt tiền
và khó cài đặt
- Hỗ trợ các hệ điều hành mạng loại khác
- Quản lý một cách tập trung thống nhất .
- Cơ chế an toàn dữ liệu trên mạng cao
- Hệ thống có tính mở, cho phép mở rộng các PC và kết nối
tới các mạng khác .
Có một số loại điển hình : Novell Netware
$),cO#( SERVER
WINDOWS NT SERVER
* Khái quát về hệ điều hành mạng Windows NT
Có rất nhiều hệ điều hành mạng khác nhau nhưng hệ điều hành
Windows NT là hệ điều hành mạng tiêu biểu hay dùng phổ biến
Windows NT hay New technologylà sản phẩm của hãng phần
mềm Microsoft là một sản phẩm cải tiến đáng kể so với các phiên bản trước
đây .
Widows NT là hệ điều hành mạng cho phép tổ chức quản lý mềm
dẻo theo nhiều mô hình khác nhau :
•Bình đẳng ( Peer to Pee ).
•Tập trung phân cấp (Client/ Server ).
Nó thích hợp với tất cả các sươ đồ mạng BUS, STAR, RING và
hỗn hợp. Hỗ trợ nhiều loại vỉ mạng và hệ thống cáp mạng đang sử dụng hiện
nay, đáp ứng tất cả các giao thức phổ dụng nhất .
Windows NT là hệ điều hành vừa đáp ứng cho mạng cục bộ vừa
đáp ứng cho mạng diện rộng.
Có hai loại Windows NT :
•Windows NT Workstation : Dùng để xây dựng một mạng nhỏ ngang
hàng (Peer to Peer ).
• Windows NT Server : Là hệ điều hành mạng hoàn chỉnh, đáp ứng
cho mạng LAN cũng như mạng WAN, cho phép quản lý mạng theo mô
hình tập trung phân cấp (Client/Server ) cũng như mô hình bình đẳng
( Peer to Peer).
Windows NT là hệ điều hành mạng có tất cả các dịch vụ tính năng
cần thiết cho hoạt động của mạng thông tin doanh nghiệp, có nhiều tiện Ých
quản trị nâng cao. Nó hỗ trợ hầu hết các ứng dụng phục vụ kinh doanh :
Cơ sở dữ liệu, dịch vụ truyền thông báo, quản trị tập trung
• Một số tính năng nổi bật củaWindows NT sau :
Khả năng quản trị tập trung thông qua điều khiển vùng
Khả năng liên kết tài nguyên các vùng
Khả năng chia xẻ tài nguyên cho người xử dụng
Nhân bản thư mục
Dịch vụ truy nhập từ xa
Những dịch vụ cho Macintosh
Lưu trữ dự phòng các mức
Bảo mật mức tệp
Trong môi trường mạng lớn Windows NT hỗ trợ cho các ứng dụng chủ
(Server Application - Trong mô hình khách/chủ) đòi hỏi truy nhập vào nền
tảng phần cứng phát triển như máy tính có bộ xử lý cao, nhiều bộ xử lý ví
dụ như các ứng dụng :