Tải bản đầy đủ (.ppt) (47 trang)

chương 3 giải phẩu- sinh lý hệ tuần hoàn (p2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 47 trang )


Chương 3
GIẢI PHẨU- SINH LÝ
HỆ TUẦN HOÀN (P2)
(Anatomy and Physiology
of Ciculartory System)
Dr Võ Văn Toàn- Quynhon University

II/ SINH LÝ TIM (tt)
2.3. Tiếng tim
Tiếng tim là biểu hiên bên ngoài điển hình của
chu kỳ tim, khi đặt tai nghe vào vùng ngực sẽ nghe
được tiếng tim:
+ Tiếng tim thứ nhất: Đục và dài, xuất hiện ở đầu
thời kỳ tâm thu. Khi nghe thấy tiếng tim thứ nhất thì
ứng với thời gian nhĩ thất đóng và van tổ chim mở.
Nguyên nhân gây ra tiếng tim thứ nhất là do van nhĩ
thất đóng và rung động của cơ thất
+ Tiếng tim thứ hai: Trong và ngắn, xuất hiện ở
đầu kỳ tâm trương. Nó kết thúc giai đoạn tâm thất
thu. Khi nghe thấy tiếng tim thứ hai thì ứng với thời
gian van tổ chim đóng và van nhĩ thất mở.

+ Tiếng tim sinh lý là tiếng tim rất rõ
nét, phát ra liên tục, rõ ràng, giữa hai tiếng
tim không lẫn tạp âm.
+ Tiếng tim không bình thường là
tiếng tim mạnh yếu khác nhau và có tạp
âm trong khoảng im lặng. Đôi khi xuất
hiện tiếng thổi.
+ Tiếng thổi là khi máu tuần hoàn


trong ống kín, khi gặp những lổ hẹp và sau
đó là ống rộng sẽ phát ra tiếng thổi. Khi hở
các van 2 lá, 3 lá sẽ nghe tiếng thổi

II/ SINH LÝ TIM (tt)
2.4. Đặc điểm sinh lý của tim
1.4.1. Tính hưng phấn
a/ Nguyên tắc “không hoặc tất cả”
Cơ tim hưng phấn theo nguyên tắc không hoặc tất
cả. Điều này có nghĩ khi cường độ kích thích cơ tim
chưa tới ngưỡng thì cơ tim chưa co, khi kích thích đủ
ngưỡng thì cơ tim co tối đa. Đặc tính này giúp cho cơ
tim hoạt động đúng liều lượng, bền bỉ, dẻo dai.
b/Tính trơ của tim: Thay đổi tần số kích thích từ
nhịp chậm sang nhịp nhanh, cơ tim chỉ đáp ứng theo
nhịp kích thích đến một tần số xác định nào đó mà
thôi. Đây là tính trơ với tần số kích thích

Tính trơ của cơ tim còn phụ thuộc vào thời
điểm kích thích trong chu kỳ tim:
+Pha trơ tuyệt đối: Khi kích thích xuất
hiện trong thời kỳ tim đang co thì tim hoàn toàn
không đáp ứng. Đây là pha trơ tuyệt đối.
+Pha trơ tương đối: Nếu kích thích rơi vào
thời kỳ tim đang giãn thì tim có đáp ứng phụ gọi
là co ngoại lệ. Sau đó là thời kỳ nghỉ bù dài hơn
bình thường để bắt kịp với nhịp co sau, người ta
còn gọi là ngoại tâm thu.

2.4. Đặc điểm sinh lý của tim (tt)

1.4.2. Tính tự động
Khi cô lập tim đưa ra ngoài cơ thể thì tim có khả
năng hoạt động thêm một thời gian nữa. Điều đó
chứng tỏ tim có khả năng hoạt động tự động
Nguyên nhân là trong cơ tim tồn tại các hạch
(nút) tự động. Những nút này có khả năng phát ra các
xung thần kinh để điều khiển hoạt động của cơ tim.
Đặc điểm này giúp cơ tim hoạt động bình thường
trong mọi trường hợp, ngay cả mất liên lạc với thần
kinh trung ương. Đặc điểm này chỉ có ở tim


Hệ thống hạch tự động bao gồm:
+Hạch xoang nhĩ (Keith-FlacK): Nằm ở
vách tâm nhĩ phải, gần cửa tĩnh mạch trước và
sau đổ vào tim.
+Hạch nhĩ thất (Ashoff Tawara): Nằm ở
vách liên nhĩ, gần tâm thất.
+Bó His : Xuất phát từ hạch liên thất chia
2 nhánh chạy dọc theo vách liên thất.
+Mạng lưới Purkinje: Tận cùng bó His là
những sợi thần kinh nhỏ phân bố khắp tâm thất.

Nút
xoang
Nút nhĩ thất
Bó His
Mạng lưới Purkinje

Thần kinh tim


2.4. Đặc điểm sinh lý của tim (tt)
1.4.3. Tính dẫn truyền
+ Cơ tim và hệ thống thần kinh tim (các nút, bó
his và mạng lưới Purkinje) có khả năng dẫn truyền
các điện thế hoạt động. Sự dẫn truyền hưng phấn ở
từng phấn khác nhau của tim có những đặc điểm
riêng.
+ Hưng phấn dưới dạng xung thần kinh bắt đầu từ
nút xoang dẫn truyền tới tâm nhĩ theo kiểu nan hoa,
kéo dài 10-20ms với tốc độ 1m/s. Hưng phấn truyền
tới tâm nhĩ trái chậm hơn so với tâm nhĩ phải khoảng
20-30ms

1.4.3. Tính dẫn truyền (tt)
Hưng phấn từ tâm nhĩ truyền tới nút nhĩ
thất kéo dài khoảng 12-13ms,với tốc độ 0,1-
0,2 m/s. Hưng phấn được giữ lại ở nhút nhĩ
thất khoảng 90-100ms, sau đó truyền thao bó
his đến các sợi Purkinje.
Tốc độ dẫn truyền ở bó his là 2m/s, ở
nhánh bó his là 3-4m/s, ở các sợi Purkinje là
5m/s. Như vậy tốc độ dẫn truyền ngày càng
tăng dần, đảm bảo hưng phấn được lan truyền
nhanh đến toàn bộ lớp nội tâm mạc. Khi tới
các sợi cơ tim thì tốc độ dẫn truyền chậm lại,
chỉ còn 0,3-0,4m/s

II/ SINH LÝ TIM (tt)
2.5. Điện tim (ECG)

Khi tim hoạt động, các cơ tim phát sinh ra
dòng điện và dòng điện này lan tỏa khắp cơ
thể. Chúng ta có thể ghi được dòng điện này.
Bản ghi được gọi điện tâm đồ
(Electrocardigram).
Lúc tim bị bệnh thì dòng điện này thay đổi,
mỗi loại bệnh ở tim đều cho dòng điện khác
nhau. Do đó dựa vào điện tim chúng ta có thể
chẩn đoán bệnh. Việc nghiên cứu điện tim có ý
nghĩa rất lớn trong lâm sàng

Khi ghi dòng điện hoạt động của gia súc người ta
thường sử dụng 3 mạch tiêu chuẩn:
+ Mạch dẫn thứ nhất: Một cực ở cổ chân
trước bên trái, một cực ở cổ chân trước bên phải
+ Mạch dẫn thứ hai: Một cực nối ở cổ
chân trước bên phải, một cực nối vào cổ chân
sau bên trái
+ Mạch dẫn thứ ba: Một cực nối ở cổ chân
trước bên trái, một cực nối vào cổ chân sau bên
trái.
Trong thực tế người ta thường dùng mạch
dẫn thứ hai vì dòng điện có giá trị lớn nhất


Ghi điện tim ở chó, mèo

Ghi điện tim ở người



II/ SINH LÝ TIM (tt)
2.6. Tần số tim (nhịp tim)
Khi tim đập, mỏm tim (người, chó) hoặc vách
tim (ngựa) chạm vào thành ngực. Dùng tay sờ hoặc
dùng tai nghe sẽ xác định được nhịp tim.
Nhịp tim là số lần tim đập trong 1 phút
Ví dụ: Bò: 50-80 nhịp/phút; Ngựa: 32-42; Dê: 70-
80; Cừu: 70-80; Lợn: 70-120; Chó: 70-120; Thỏ: 140-
160; Gia cầm: 200-400
Người: 60-80 lần/phút
Nhịp tim thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng
thái sinh lý và bệnh lý của tim. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến nhịp tim như loài gia súc, dinh dưỡng, khí
hậu. Theo dõi nhịp tim có ý nghĩa trong chẩn đoán

III/ SINH LÝ HỆ MẠCH
Mạch máu là hệ thống khép kín gồm động mạch,
mao mạch và tĩnh mạch. Cấu tạo của các mao quản
khác nhau để phù hợp với chức năng riêng của chúng.
Máu chảy trong mạch cũng tuân theo các quy luật vật
lý như chất lỏng chảy trong ống dẫn. Máu chảy trong
mạch máu có những đặc điểm sau:
-Máu chảy trong động mạch có đường kính lớn
nhanh có đường kính nhỏ. Tĩnh mạch cũng vậy.
-Máu chảy trong động mạch với tốc độ không
đều. Lúc tâm thu nhanh hơn lúc tâm trương. Máu
chảy ở mao mạch là chậm nhất (0,5-1,0m/s)
-Máu chảy trong mạch có hiện tượng phân dòng.
Hồng cầu có tỷ trọng lớn thường ở giữa, huyết tương
ỏ xung quanh. Tốc độ máu chảy phụ thuộc và sự

chênh lệch huyết áp giữa hai đầu mạch.

MẠCH MÁU
Động mạch
Tiểu động mạch
Mao mạch
Tiểu tĩnh mạch
Tĩnh mạch
Động mạch
Tiểu động mạch
Tiểu tĩnh mạch
Tĩnh mạch



III/ SINH LÝ HỆ MẠCH (tt)
3.1. Tuần hoàn động mạch
Động mạch là những ống hình trụ xuất phát
từ động mạch chủ và động mạch phổi đưa máu
từ tim đến các cơ quan. Từ động mạch chủ trở
đi phân nhánh bé dần.Giữa các nhánh nối
thông qua lại với nhau.
- Thành động mạch có cấu tạo 3 lớp gồm
nhiều tế bào liên kết, chun giãn nên có tính
đàn hồi cao. Khi tấm thất đẩy máu vào động
mạch lơn, thành động mạch giãn ra chứa máu.
Đến kỳ tâm trương, động mạch co trở lại vị trí
cũ đẩy máu đi trong hệ mạch. Tính đàn hồi đã
điều hòa lượng máu trong động mạch.


3.1. Tuần hoàn động mạch (tt)
- Máu chảy trong động mạch từ nơi có áp
suất cao đến nơi có áp suất thấp, động mạch
càng xa tim tốc độ máu chảy càng giảm.
- Tuần hoàn máu có thể xem là quá trình
tương tác giữa 2 lực: lực co bóp của tim và lực
cản của thành mạch. Do lực đẩy của tim lớn
hơn nên máu lưu thông được trong hệ mạch
với áp suất và tốc độ nhất định

×