Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận tính tất yếu lịch sử của sự ra đời tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.39 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------------------------

TIỂU LUẬN
TÍNH TẤT YẾU LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 01 năm 2022


1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................2
2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
4. Kết cấu của tiểu luận ...........................................................................................3
NỘI DUNG ................................................................................................................4
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH .....................................4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH ......................................................................................................................4
1. Thực tiễn thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ..........................................4
2. Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX .......................................5
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
.................................................................................................................................7
1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam .........................................7


2. Tinh hoa văn hóa nhân loại .............................................................................8
3. Chủ nghĩa Mác - Lênin ...................................................................................9
KẾT LUẬN ..............................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................12

Please do not reup!


2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để có thể giành được độc lập và tự do, đất nước Việt Nam chúng ta đã phải trải
qua rất nhiều khổ cực, chịu nhiều áp bức của bọn thực dân, đế quốc. Hết đánh Pháp
rồi lại đánh Mĩ, nhân dân ta chưa bao giờ chịu đầu hàng. Bởi lẽ, tinh thần yêu nước
từ lâu đã ăn sâu vào máu thịt của con người Việt Nam, “ta thà hi sinh tất cả chứ không
chịu làm nô lệ”.
Mỗi người dân chúng ta chắc chắn đều không thể nào không nhớ ơn vị lãnh tụ
vĩ đại của đất nước - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại quãng trường Ba Đình lịch sử, những
lời kêu gọi tồn qn đánh giặc của Bác khơng bao giờ phai nhòa. Bác đã lãnh đạo
Đảng và nhân dân ta đi từ trận chiến này qua trận chiến khác, giành được nhiều thắng
lợi vô cùng to lớn và vẻ vang.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng
xã hội chủ nghĩa là sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ
thể của Việt Nam, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm
giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng viết trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí minh và
con đường cách mạng Việt Nam như sau: “…Tư tưởng Hồ Chí Minh là niềm tin, là
ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là di sản tinh thần vô cùng quý báu Người

để lại cho Đảng ta, dân tộc ta. Thế giới còn đổi thay, tư tưởng Hồ Chí Minh sống
mãi”.
Chính vì Người có một hệ thống tư tưởng tồn diện và phù hợp với tình hình
đất nước lúc bấy giờ, nên Đảng và nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Người đã giành
được độc lập cho đất nước. Tư tưởng ấy không phải tự nhiên mà có, tư tưởng Hồ Chí
Minh có cơ sở, quá trình hình thành và phát triển ở từng thời kì, từng giai đoạn.
Bài tiểu luận sẽ làm rõ Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh
để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và sự cần thiết của việc hình thành tư tưởng.

Please do not reup!


3

2. Đối tượng nghiên cứu
Ở học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh có rất nhiều đề tài, tiểu luận chỉ tập trung
nghiên cứu Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp lý luận thông qua việc thu thập, nghiên cứu tài liệu, tổng
hợp, phân tích, ứng dụng,… để giải quyết vấn đề mà tiểu luận đặt ra.
4. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận bao gồm: Mở đầu; 3 chương; Kết luận và Tài liệu tham khảo.

Please do not reup!


4

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011)
đã nêu khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát
triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại;
là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi
đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.
Khái niệm trên đây chỉ rõ nội hàm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở hình
thành cũng như là ý nghĩa của tư tưởng đó. Đây là kết quả của cả một quá trình nhận
thức lâu dài của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi Đảng ta ra đời cho đến Đại hội
lần thứ XI của Đảng.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH
1. Thực tiễn thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới chuyển từ tự
do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, hay còn được gọi là chủ nghĩa đế quốc. Và
khi mà đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc thì các nước ấy đẩy mạnh xâm lược các
nước thuộc địa. Một số các nước đế quốc như Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha, Ý, Đức,
Nga, Nhật Bản, Hà Lan,… đẩy mạnh việc xâm lược các nước ở châu Phi, châu Á và
khu vực Mĩ La tinh bởi vì đây là những khu vực có nhiều quốc gia nhỏ và yếu.
Các nước đế quốc xâm lược các nước thuộc địa nhằm để vơ vét, bóc lột sức lao
động, của cải, tiền bạc,… của nhân dân thuộc địa, bóc lột tài ngun thiên nhiên,
khống sản,… của các nước thuộc địa, mở rộng lãnh thổ, nhằm làm giàu cho chính
quốc. Vì thế, các nước đế quốc đã thực hiện rất nhiều chính sách dã man, tàn bạo để
bóc lột sức lực, của cải của nhân dân các nước thuộc địa. Hơn nữa, giữa các nước đế

Please do not reup!



5

quốc cịn có sự đấu đá lẫn nhau, cạnh tranh nhau để xâm chiếm và cai trị các nước
thuộc địa và phụ thuộc nhằm vơ vét, bóc lột nhiều nhất có thể. Điều này đã tạo ra sự
mâu thuẫn vơ cùng sâu sắc giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ở các nước tư bản,
mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và
phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc. Những mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt vì
những chính sách cai trị q tàn nhẫn của các nước đế quốc. Giành được độc lập
không chỉ là mong muốn của nhân dân các nước thuộc địa mà cịn là mong muốn của
các giai cấp vơ sản trên tồn thế giới. Điều đó đã thúc đẩy các phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp nổ ra và phát triển mạnh mẽ.
Trong bối cảnh đó, năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành cơng rực rỡ.
Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới nổ ra và giành thắng lợi, đánh đổ
giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến, lập nên một xã hội mới - xã hội xã hội
chủ nghĩa.
Năm 1919, Lênin đã thành lập Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva. Quốc tế Cộng
sản ra đời nhằm hỗ trợ các nước thuộc địa thành lập ra chính Đảng của mình để có
thể lãnh đạo phong trào đấu tranh đi đúng hướng, đẩy mạnh việc truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga ra khắp thế giới.
Sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, sự ra đời của nhà nước Xô Viết,
Quốc tế Cộng sản và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cùng với sự phát
triển mạnh mẽ phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên
thế giới đã ảnh hưởng sâu sắc tới chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta và trở thành
động lực quan trọng để hình thành nên tư tưởng của Người.
2. Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công Việt Nam tại bán đảo
Sơn Trà, Đà Nẵng. Lúc bấy giờ, do sự bạc nhược, đê hèn của triều đình, nhà Nguyễn
lần lượt kí kết các hiệp ước đầu hàng, từng bước trở thành tay sai của thực dân Pháp,
chấp nhận sự đơ hộ của thực dân Pháp trên tồn cõi đất nước Việt Nam. Do đó, đất
nước ta từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong

kiến, khiến nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”.

Please do not reup!


6

Lúc bấy giờ, xã hội Việt Nam hình thành nên hai mâu thuẫn cơ bản, đó là mâu
thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với địa chủ phong kiến vốn đã tồn tại từ lâu và mâu
thuẫn của toàn dân tộc Việt Nam với đế quốc phong kiến.
Từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc đã diễn ra từ Nam ra Bắc như các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn
Trung Trực, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Cơng Tráng, Hồng Hoa
Thám,.... Trong đó, có những cuộc dưới ngọn cờ “Cần Vương” do vua Hàm Nghi và
Tôn Thất Thuyết kêu gọi nhân dân đứng lên khởi nghĩa. Những cuộc khởi nghĩa đấu
tranh ấy tuy rất mạnh mẽ, anh dũng, quyết liệt nhưng cuối cùng đều nhận thất bại do
chưa có hướng đi đúng đắn cùng với hệ tư tưởng phong kiến đã lạc hậu, suy tàn, bất
lực trước nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc. Do đó, khuynh hướng cứu nước theo con
đường phong kiến khơng cịn phù hợp với thực tiễn của Việt Nam lúc bấy giờ. Để
giải phóng dân tộc, Việt Nam chúng ta cần phải con một con đường mới, một khuynh
hướng cứu nước mới.
Đầu thế kỉ XX, trước ảnh hưởng của các cuộc vận động cải cách của cách
mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc và tấm gương Duy Tân Nhật Bản, ở Việt Nam đã
xuất hiện các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản với sự dẫn
dắt của các sĩ phu u nước có tinh thần cải cách: Phong trào Đơng Du do Phan Bội
Châu khởi xướng (1905 - 1909), Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động
(1906 - 1908),… Mặc dù có nhiều tư tưởng tiến bộ, thế nhưng cuối cùng phong trào
đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản của các ông cũng bị thực dân Pháp dập
tắt. Nguyên nhân thất bại là do giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu, các tổ chức và
người lãnh đạo chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn và phù hợp.

Thất bại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,… đã chứng tỏ rằng con đường đấu
tranh giành độc lập dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản không phù hợp với
thực tiễn Việt Nam lúc này.
Trong bối cảnh đó, sự ra đời giai cấp mới là giai cấp công nhân và phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đã làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc ở Việt Nam xuất hiện dấu hiệu mới của một thời đại mới sắp ra đời.

Please do not reup!


7

Sự thất bại của những phong trào yêu nước lúc bấy giờ đã khiến cho chủ tịch
Hồ Chí Minh của chúng ta nhận thấy rằng con đường giải phóng dân tộc của cha ông
ta đi trước sẽ không thể giành được thành cơng, vì thế cần phải có một con đường
giải phóng dân tộc mới phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc này. Ngày 5
tháng 6 năm 1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, tại bến cảng Nhà Rồng lịch
sử, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm đường cứu
nước, cũng là lúc đánh dấu tư tưởng Hồ Chí Minh bắt đầu hình thành.
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Dân tộc Việt Nam chúng ta có một bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước vô
cùng hào hùng và đầy tự hào. Dân tộc ta đã phải trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc,
chịu nhiều sự đô hộ của các ách thống trị, thế mà nhân dân ta vẫn luôn giữ gìn ngơn
ngữ, phong tục tập qn và bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó chính là
nhờ nhân dân ta từ lâu đã có một tình u nước nồng nàng, tinh thần đấu tranh anh
dũng, bất khuất, sẵn sàng đứng lên chiến đấu vì độc lập, tự do của tổ quốc. Trong
Tun ngơn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt
Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc
lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và

của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam. Đó là động lực, sức mạnh giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại vượt
qua mọi khó khăn trong dựng nước và giữ nước mà phát triển. Chính chủ nghĩa yêu
nước là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi
tìm đường cứu nước.
Hồ Chí Minh hết sức chú trọng kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam ta, đó là yêu nước gắn liền với yêu dân, có tinh thần đoàn
kết, tương thân tương ái; tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, khơng khuất phục
trước khó khăn, gian khổ; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Please do not reup!


8

2. Tinh hoa văn hóa nhân loại
- Tinh hoa văn hóa phương Đơng:
Tinh hoa văn hóa, tư tưởng phương Đơng kết tinh trong ba học thuyết lớn, đó
là Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Đó là những học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng ở
phương Đông, và ở Việt Nam trước đây.
Đối với Nho giáo, Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân
trị, đức trị để quản lí xã hội. Kế thừa và phát triển quan niệm của Nho giáo về việc
xây dựng một xã hội lí tưởng trong đó cơng bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín,
liêm được đề cao để có thể đi đến một thế giới hiện đại. Đặc biệt, Người đã chú ý kế
thừa, đổi mới, phát triển tinh thần trọng đạo đức của Nho giáo trong việc tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức của con người, đề cao giáo dục.
Đối với Phật giáo, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vị tha,
yêu thương con người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác; nếp sống đạo
đức trong sạch, giản dị, tinh thần bình đẳng, dân chủ.

Đối với Lão giáo, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của Lão Tử,
khuyên con người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên, hơn
nữa phải biết bảo vệ môi trường sống. Người khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng tham
muốn về vật chất; thực hiện cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư; hành động theo đạo
lí với ý nghĩa là hành động đúng với qui luật tự nhiên, xã hội.
Ngồi ra, Hồ Chí Minh cịn chú ý kế thừa, phát triển sáng tạo các quan điểm về
dân tộc, dân quyền, dân sinh của Tôn Trung Sơn trong cách mạng dân chủ tư sản
thành tư tưởng đấu tranh cho Độc lập - Tự do - Hạnh phúc của con người và dân tộc
Việt Nam.
- Tinh hoa văn hóa phương Tây:
Ngay từ khi cịn học ở Trường tiểu học Pháp - bản xứ ở thành phố Vinh (1905),
Hồ Chí Minh đã quan tâm tới khẩu hiệu nổi tiếng của Đại Cách mạng Pháp năm 1789,
đó là khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển những quan điểm nhân quyền, dân quyền
trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mĩ, bản Tuyên ngôn Nhân quyền và

Please do not reup!


9

Dân quyền năm 1791 của Pháp và đề xuất quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự
do, hạnh phúc của các dân tộc trong thời đại ngày nay.
Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã sống, hoạt động thực
tiễn, nghiên cứu lí luận, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nhân loại tại những trung
tâm chính trị kinh tế văn hóa lớn ở các cường quốc trên thế giới như Mĩ, Anh, Pháp,
Nga, Trung Quốc,… bằng chính ngơn ngữ của các nước đó. Người trực tiếp nghiên
cứu tư tưởng nhân văn, dân chủ và nhà nước pháp quyền của các nhà khai sáng
phương Tây như Vonte, Rutxơ, Mơngtétxkiơ, tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tơn
Trung Sơn, Trung Quốc,…

Có thể thấy rằng, Hồ Chí Minh chỉ kế thừa và phát huy những cái tốt, những cái
phù hợp với hoàn cảnh đất nước Việt Nam lúc bấy giờ. Hồ Chí Minh ln học hỏi,
tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để có thể tìm được con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
3. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Tháng 7 năm 1920, sau khi đã tiếp xúc với Luận cương của Lênin, Người đã
tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước và giải phóng dân tộc. Hồ
Chí Minh đã khẳng định rằng: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng
chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Người khẳng định con đường cứu nước mình: giải phóng dân tộc bằng con đường
cách mạng vơ sản, gắn việc giải phóng dân tộc với việc giải phóng giai cấp vơ sản.
Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan khoa học, phương
pháp luận trong nhận thức và hoạt động cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin ở Việt Nam. Người đã kế thừa và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin một cách
linh hoạt, sáng tạo để phù hợp với bối cảnh thực tiễn của Việt Nam.
Ta nói tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo là bởi vì lúc
bấy giờ ở Nga, mâu thuẫn lớn nhất là mâu thuẫn giữa các giai cấp nên cách mạng vô
sản ở châu Âu là đi từ giải phóng giai cấp - giải phóng dân tộc - giải phóng xã hội giải phóng cơng nhân. Cịn theo Hồ Chí Minh, Việt Nam ta là đất nước đang chịu

Please do not reup!


10

phải ách thống trị, bóc lột nên phải là đi từ giải phóng dân tộc - giải phóng xã hội giải phóng giai cấp - giải phóng cơng nhân.
Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã giải
quyết được cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước và người lãnh đạo cách mạng ở
Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Vì thế, chủ nghĩa Mác - Lênin là tiền đề lí luận quan trọng nhất, có vai trị quyết
định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.


Please do not reup!


11

KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một di sản vơ cùng q báu mà chủ tịch Hồ Chí Minh
kính yêu đã để lại cho dân tộc ta. Nhờ có tư tưởng đúng đắn ấy mà dân tộc ta mới có
được nền độc lập và sự tự do như ngày hôm nay.
Tiểu luận đã làm rõ Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, Cơ sở thực tiễn của sự
tư tưởng Hồ Chí Minh, Cơ sở lí luận của sự ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mỗi bản thân sinh viên cần phải học tập và noi theo tấm gương vĩ đại của Bác,
luôn kế thừa và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh.
Do kiến thức của bản thân em cịn hạn chế nên khơng tránh được những sai sót
trong q trình làm bài, mong cơ sẽ góp ý để giúp em hiểu biết hơn và hoàn thiện
hơn.

Please do not reup!


12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh. (2019). Hà Nội: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(2) Hồ Chí Minh: Tồn tập. (2011). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
(3) Giáp, V.N. (1997). Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường Cách mạng Việt Nam.
Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
----------------------------


Please do not reup!



×