Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

SỰ THỂ HIỆN BỆNH ALZHEIMER TRONG MỘT SỐ VĂN BẢN TỰ SỰ ĐƯƠNG ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 94 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đối với em, khóa luận này là công trình nghiên cứu quan trọng nhất trong
quãng thời gian là sinh viên khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Em sẽ không thể đạt được kết quả này nếu như không có sự chia sẻ của gia đình,
những lời động viên của cô giáo chủ nhiệm và quan trọng nhất là sự định hướng và
dìu dắt của giảng viên hướng dẫn - Tiến sĩ Trần Ngọc Hiếu. Em xin bày tỏ lòng tri
ân sâu sắc tới thầy, người luôn gợi mở cho em những ý tưởng sáng tạo, những
hướng đi mới, khuyến khích em khám phá những khả năng. Thầy đã tận tâm chỉ
bảo em từng bước trong quá trình tích lũy, nghiên cứu và thực hiện công trình này.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa và đặc biệt là các thầy
cô của Tổ Lí luận Văn học, bằng tri thức và tâm huyết của mình, đã truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại khoa. Các thầy cô
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công việc tìm hiểu, thực hiện và hoàn thành khóa
luận của em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đức Tâm An

MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 8
4. Mục đích nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của luận văn 9
7. Cấu trúc luận văn 9
NỘI DUNG 10
Chương 1 10


BỆNH TẬT NHƯ LÀ DIỄN NGÔN 10
1.2.1. Diễn ngôn về các danh y 16
1.2.2. Diễn ngôn về nơi chữa 17
1.2.3. Diễn ngôn về người bệnh 19
1.2.4. Bệnh tật với các nghệ sĩ 21
1.3. Các xu hướng hình thành diễn ngôn bệnh tật trong văn chương nghệ thuật
29
1.3.1. Xu hướng ngụ ngôn hóa và đạo đức hóa 29
1.3.2. Xu hướng lãng mạn hóa 35
1.3.3. Xu hướng khoa học hóa 37
Tiểu kết chương 2 72
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Nguồn ảnh 92
PHỤ LỤC PL1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Bệnh tật vốn là tình trạng phổ biến của nhân sinh và con người không ai
có thể tránh khỏi quy luật ấy. Điều thứ nhất trong Mười Điều Tâm Niệm của Phật
dạy rằng: "Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ”. Con người ở thời nào,
ở không gian nào, từ kẻ bần hàn đến người quyền quý ăn sung mặc sướng, vẫn bình
đẳng với nhau ở chỗ ai cũng phải chịu bệnh tật. Ý niệm về bệnh tật vì thế tồn tại
như một tất yếu trong đời sống nhân loại.
Bệnh tật, trước tiên và quan trọng hơn hết, là mối quan tâm của y học, nhưng nó
cũng là đối tượng của các lĩnh vực khác như tâm lý học, văn hóa, xã hội học. Từ chỗ là
một trạng thái của sức khỏe con người, ý niệm về bệnh tật còn thường xuyên trở thành
những ẩn dụ để biểu đạt những tình trạng khác của thế giới, của nhân sinh. Điều này
được phản ánh rõ nét nhất qua sự thể hiện bệnh tật trong các văn bản nghệ thuật. Trên
thực tế, mỗi nghệ sĩ lại có cách miêu tả bệnh tật riêng trong các sáng tác của mình, và
cách miêu tả đó đánh dấu nhãn quan sáng tạo đặc trưng cho mỗi cá nhân, mỗi khu vực

văn hóa và thời đại mà họ sống. Vì lẽ đó, nghiên cứu diện mạo của bệnh tật thể hiện
qua ngôn ngữ nghệ thuật là một hiện tượng thú vị, đáng quan tâm.
1.2. Là một hiện tượng thường gặp trong đời sống nhưng khi nào một tình
trạng sinh lý được coi là bệnh, chúng được mô tả như thể nào, tạo nên những cảm
quan gì lại mang tính diễn ngôn. Cách người ta nói, viết, diễn tả thế nào về bệnh
tật, hay nói khác đi, các diễn ngôn bệnh tật chi phối rất lớn đến cách người ta ứng
xử với nó. Tuy bệnh tật xuất hiện nhiều trong các sáng tác văn học, nghệ thuật,
nhưng nghiên cứu về sự thể hiện bệnh tật còn là lãnh địa chưa được khai phóng. Xu
hướng chú ý đến các bệnh tật như là diễn ngôn và nghiên cứu cơ chế kiến tạo diễn
ngôn ấy còn tương đối mới mẻ. Và đây là hướng đi của luận văn này.
1.3. Hiện trạng dân số già dẫn tới các bệnh lão khoa ngày một gia tăng, trong
đó Alzheimer (còn có tên khác là bệnh lú lẫn, mất trí, suy giảm trí nhớ) vẫn được
coi như căn bệnh nguy hiểm và đáng sợ nhất, hơn cả ung thư và cái chết. Năm 2006
có 26,6 triệu người mắc bệnh Alzheimer trên toàn thế giới. Dự đoán tỉ lệ mắc
Alzheimer trên thế giới sẽ là 1 trên 85 vào năm 2050
1
. Nỗi sợ Alzheimer có thể do
sự phát triển của nó trong thời gian qua, nhưng phần nhiều chính bởi những nguy cơ
tiềm tàng mà căn bệnh này có thể gây ra cho từng cá nhân con người… Có lẽ vì thế
mà bệnh Alzheimer đã trở thành đề tài được khai thác khá nhiều trong các văn bản
tự sự đương đại những năm gần đây.
1
Dựa theo số liệu của wikipedia: />-1-
Mặc dù số lượng tác phẩm văn học và điện ảnh về căn bệnh này đã tăng đáng
kể trong thập kỷ qua, chỉ có một vài trong số đó tập trung khắc họa thế giới chủ
quan của những bệnh nhân Alzheimer. Ở truyện ngắn “The bear came over the
mountain” (“Con gấu trèo qua ngọn núi” - 1999) của Alice Munro (được Sarah
Polley chuyển thể thành phim Away from her (Lìa xa nàng - 2006) và phim Shi
(Thơ ca - 2010) của nhà văn – đạo diễn Lee Chang Dong, ta nhận thấy có sự tồn tại
của diễn ngôn bệnh Alzheimer. Sử dụng một cách tinh tế hình tượng và ẩn dụ, mỗi

văn bản đạt được thành công riêng trong sự thể hiện thực tế tâm lý, xã hội ở những
nạn nhân của căn bệnh này. Chúng đã tạo dựng những hình thái phức tạp, những
diện mạo đa sắc thái của chứng mất trí nhớ, cung cấp một nhận thức phong phú và
sâu sắc hơn về con người trong điều kiện mất khả năng lưu giữ và quy hồi kí ức. Rõ
ràng ở đó, Alzheimer không chỉ mang chức năng của hoàn cảnh, số phận, một tình
huống cho nhân vật bộc lộ bản thân. Nó còn là cách nhìn, là những suy đoán của
người sáng tạo về con người, về thế giới và ý nghĩa của thế giới
Vì những lí do đó, luận văn của chúng tôi chọn nghiên cứu bệnh tật như là
diễn ngôn trong văn bản nghệ thuật, cụ thể hơn là sự thể hiện bệnh Alzheimer trong
các tác phẩm tự sự đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu bệnh tật từ góc độ diễn ngôn
Ở nước ta, mối quan tâm nghiên cứu bệnh tật trong văn học, nghệ thuật đã
xuất hiện nhưng không trở thành một dòng chảy, còn mang tính chất đơn lẻ, rời rạc.
Người tiên phong trong lĩnh vực lịch sử y học ở Việt Nam phải nêu tên Bác
sĩ Trần Văn Bảng. Ông là người đầu tiên viết loại bài này với Bệnh Trạng và Cái
Chết của Hàn Mặc Tử đăng trên tập san y học Bulletin du Syndicat des Médecins số
6 ra ngày 6-11-1959. Khi được bạn bè trong y giới và văn giới khuyến khích, ông
và sinh viên y khoa Mạc Văn Phước cùng nhau tiếp tục công trình khảo cứu bệnh
tật và cái chết của 4 danh nhân Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Văn Vĩnh,
Phạm Quỳnh và Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Kết quả cuộc khảo cứu đã công bố
trong Luận án Tiến sĩ của bác sĩ y khoa Mạc Văn Phước làm tại Trường y khoa Đại
học Saigon năm 1968. Ví dụ, khi tìm hiểu về ảnh hưởng của bệnh nghiện rượu lên
thi nghiệp Tản Đà, ông viết: “Ta có thể suy luận ông nghiện rượu một cách trầm
trọng: Đêm suông vô số cái suông suông/ Suông rượu, suông tình, bạn cũng
suông”. Từ đó ông đi tới kết luận mối quan hệ giữa rượu và thơ ở Tản Đà: “[Tản
Đà]nhờ có rượu mới có hứng thú làm thơ. Người ta có thể lý luận rằng Tản Đà
không có rượu thì không có thơ, có nghĩa rượu là nguồn thơ. Theo y học thì lập luận
này không được đúng lắm: Tản Đà thiên bẩm có hồn thơ, nhưng sau bị lệ thuộc
-2-

rượu. Không có rượu là thể xác và tinh thần bị tê liệt. Vậy rượu không gây được
nguồn cảm hứng. Trái lại tại rượu mà nguồn cảm hứng không bền bỉ. cho nên nhà
thơ lệ thuộc rượu chỉ sáng tác từng thời kỳ mà thôi. Không làm việc liên tục được
nên không sáng tác được những tácphẩm trường thiên mà chỉ làm được những đoản
thiên, cố nhiên vẫn có giá trị. Tuy rượu không giúp thêm phần cảm hứng, nhưng
chắc chắn có ảnh hưởng về xu hướng sáng tạo. Ta thấy thơ Tản Đà rõ ràng thuộc
loại thơ ngông mà ngông vì đâu mà ra nếu không từ rượu: Khối Tình Con, Giấc
Mộng Con v.v… đều điển hình cho thơ ngông của Tàn Đà[…] rượu đã đóng một
vai trò quan trọng trong thi nghiệp của Tàn Đà”[14;27]
Xét về góc độ nghiên cứu, cả Trần Văn Bảng và Mạc Văn Phước đều khảo
cứu dưới góc độ y học Hai bác sĩ khảo cứu bệnh tật là chính, tìm ra những ảnh
hưởng của bệnh tật và sự phản ánh bệnh tật trong sáng tác văn chương của các văn
nhân chỉ là phụ. Điều này dễ hiểu, khi chuyên môn của họ là y tế. Chúng tôi cũng
ghi nhận hướng nghiên cứu của họ là khá mới mẻ trong môn Lịch sử Y khoa, và sự
đón nhận nghiên cứu cũng như chấp thuận luận án đó đã khẳng định một hướng đi
mới, có địa vị chính thức trong nghiên cứu y học.
Trần Thanh Mại nói đến tầm ảnh hưởng của bệnh phong đến thi nghiệp của
Hàn Mặc Tử qua cuốn Hàn Mặc Tử 1912-1940: thân thế và thi văn, nhà xuất bản
Tân Việt năm 1964. Là một nhà phê bình văn học theo phương pháp tiểu sử học,
chủ trương “lấy đời người để cắt nghĩa tác phẩm”, Trần Thanh Mại nghiên cứu rất
kỹ những chi tiết tiểu sử của Hàn Mặc Tử. Và ông cho rằng, cùng với đàn bà và tôn
giáo, chính bệnh tật là một nguồn “cảm thụ lực”, là yếu tố góp phần tạo nên những
đặc điểm nghệ thuật trong thơ Hàn. Theo ông, với người bị bệnh cùi, vào mỗi kỳ
trăng sáng, có thể có những tác động bí mật nào đó khiến vi trùng hoạt động mạnh
hơn, người bệnh trở nên đau đớn hơn, và vì thế, trăng đã trở nên một ám ảnh lớn
của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Trần Thanh Mại nhặt ra những câu có nhiều từ ngữ chỉ
dấu hiệu của người mắc bệnh cùi, như: “Người trăng ăn vận toàn trăng cả/ Gò má
riêng thôi lại đỏ hườm” (gò má - đỏ hườm), như: “Tình đã húp, sao ý vẫn còn sưng/
Sao giấy lại tháo mồ hôi ra thế?” (húp - sưng - tháo mồ hôi), hay: “Thịt da tôi
sượng sần và tê điếng/ Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên” (thịt da - sượng sần - tê

điếng - đau rùng rợn). Đó là chứng tê dại, nhức gân – triệu chứng đau đớn nhất của
bệnh hủi
Qua ba trường hợp nêu trên, chúng tôi nhận thấy hướng nghiên cứu bệnh tật
trong cuộc đời của các nhà văn, nhà thơ thực tế từng tồn tại, nhưng hiện nay không
còn được tiếp nối. Các nghiên cứu mới chỉ đặt giả thiết về mối quan hệ giữa bệnh
tật và tâm lý sáng tạo, trong khi bệnh tật không phải là điều kiện của sáng tạo, nên
-3-
đương nhiên hướng đi này sẽ dẫn đến ngõ cụt. Hơn nữa, trong thời đại y tế tiến bộ,
thứ làm cho văn nhân đau đớn chưa chắc đã là những căn bệnh thân thể, lộ hiện, để
có thể tiếp cận, điều tra theo lối y khoa như vậy. Đồng thời, cả ba trường hợp trên,
tuy nghiên cứu “bệnh” và “văn”, nhưng đó là hướng “tiểu sử”, chứ không phải
hướng “diễn ngôn”.
Còn trên thế giới, công trình đột phá Illness as metaphor (Bệnh tật như là ẩn
dụ) của Susan Sontag đã đi sâu vào sự kiến tạo những "tưởng tượng lãng mạn" về
một căn bệnh hoặc một ý nghĩa ít tính sinh học của bệnh. Cách mà bệnh tật đi vào
văn chương cho thấy, những gì con người muốn gán cho một căn bệnh sẽ ảnh
hưởng đến cách họ nghĩ và điều họ sợ nhất về căn bệnh đó; trên thực tế, nó còn
phản ánh niềm tin về mối quan hệ giữa bệnh trạng với bản thể con người. Sontag
tập trung vào bệnh lao và ung thư, hai thứ bệnh, theo như bà nhận định, chưa được
hiểu rõ về mặt y khoa, và được mô tả như sự xâm lấn lén lút, gây nên nỗi sợ hãi,
được coi như "con quỷ, kẻ ăn thịt bất khả bại" [46;6]. Trong một thời gian, hai bệnh
này được coi là không thể chữa khỏi, nên chúng tạo ra những huyền thoại gây nên ý
nghĩa vượt ra ngoài sự tấn công, phá hoại cơ thể.
Cả lao và ung thư đều được hiểu như là căn bệnh của đam mê, dục vọng: ung
thư xuất hiện khi cảm xúc mạnh mẽ bị áp chế; bệnh lao, gắn liền với đói nghèo, thiếu
thốn, được tôn thành căn bệnh của các nghệ sĩ, một dấu hiệu của sự nhạy cảm tinh tế.
Sontag nhấn mạnh: "Nhãn quan lãng mạn thấy rằng bệnh tật làm tăng cường ý thức"
[46;35]. Một phần, quan điểm lãng mạn này khiến bệnh từ một sự trừng phạt trở
thành một hình thức tự bộc lộ; nhưng nó cũng là cái cớ để đổ lỗi lên người bệnh. "Với
các căn bệnh hiện đại (trước đây là lao, bây giờ là ung thư), quan điểm lãng mạn

cho rằng bệnh tật biểu thị tính cách đã được mở rộng để khẳng định rằng bệnh nhân
mắc bệnh bởi anh ta không tự thể hiện bản thân. Dục vọng dịch chuyển vào bên
trong, ăn mòn các tế bào" [46;46]. Lối tâm lí hóa bệnh tật ấy thế chỗ cho những hiểu
biết sinh học về bệnh tật và, như Sontag nói, "dường như tạo ra sự kiểm soát cho trải
nghiệm, cho căn bệnh (nghiêm trọng) mà con người trong thực tế ít hoặc không thể
kiểm soát. Những suy tưởng tâm lý làm giảm bớt 'hiện thực’ về căn bệnh" [46;45].
Tuy nhiên suy diễn mang tính tâm lý cũng cho ta cái nhìn rộng hơn về thực tại. Lãng
mạn hóa bệnh lao thỏa mãn mong muốn phóng túng được thoát ra khỏi nghĩa vụ và
trách nhiệm xã hội, được lui về - một hòn đảo, một ngọn “núi thần” (như tiểu thuyết
Thomas Mann) - và chỉ quan tâm đến chính mình và sự yếu ớt của mình. Ung thư lại
phản ánh cái nhìn hoang mang về một thế giới trước nguy cơ đối mặt với lực lượng
xâm hại: chất gây ô nhiễm, khói thuốc lá, các tia gây chết người; và cách nghĩ đó
phục vụ cho mục đích cô lập chính trị và bài ngoại.
-4-
Mặc dù cả lao và ung thư trong nhiều thế kỷ qua đã có mặt trong các tiểu
thuyết, Sontag nhận ra rằng có một căn bệnh khác trở thành "phương tiện chuyên
chở cảm xúc 'tinh thần' và sự bất mãn 'có tính phản biện' xã hội", đó là bệnh điên.
Với nguyên nhân xã hội, môi trường, gia đình, di truyền, sinh học, chứng điên có vẻ
bí ẩn và dường như khó chữa trị. Giống như bệnh lao và ung thư, mất trí – điên loạn
lảng tránh những gì Sontag gọi là "tiền đề y học rằng mọi loại bệnh đều có thể được
chữa khỏi" [46;5]. Các tác giả như bác sĩ tâm thần R.D. Laing và Thomas Szasz,
tiểu thuyết gia Ken Kesey, và nhà thơ - tiểu thuyết gia Sylvia Plath đã cấp cho bệnh
tâm thần một hào quang của sự không tương hợp, khả năng sáng tạo, và thậm chí cả
nhãn quan sắc sảo về các vấn đề chính trị xã hội. Những hành xử phi lý, theo
Sontag, thể hiện một "huyền thoại thế tục về sự siêu việt" [46;35].
Sontag cho rằng bệnh tật có các ý nghĩa văn hóa rõ ràng. Trong khi lao đã
từng là một căn bệnh "được thèm khát", ung thư và AIDS lại là bệnh "nhơ bẩn", cơ
thể dường như biểu hiện trạng thái không lành mạnh của tâm trí. Ngược lại với ung
thư và AIDS, bệnh lao "đã được coi như một kích thích tính dục, trao cho người
bệnh sức quyến rũ đặc biệt". Ung thư, cũng như AIDS, là căn bệnh làm giảm dục

tính [46;13]. Lao là căn bệnh "gợi tình", trong khi ung thư và AIDS là bệnh có giai
đoạn rõ ràng và dẫn đến cái chết "xấu xí". Trong thời lãng mạn, bệnh tật "chuyển
hóa từ tình yêu". Những người yêu quá nhiều sẽ bị lao; những người chán chường
cuộc sống, như Freud và nhiều nhân vật văn học, sẽ bị ung thư [46;23]
Có thể thấy Susan Sontag đã có công trong việc phân tích và tổng hợp nên
những cách nhìn, những quan điểm về bệnh tật theo dòng chảy thời đại. Bệnh tật rõ
ràng có ý nghĩa thế nào phụ thuộc vào ý thức hệ thời đại, thậm chí nó được sử dụng
như ẩn dụ trong các văn bản nghệ thuật. Luận văn của chúng tôi xây dựng trên cơ
sở những gợi ý của Sontag, tiếp nối ý tưởng để đặt vấn đề nghiên cứu diễn ngôn
bệnh tật mà cụ thể là bệnh Alzheimer trong văn chương nghệ thuật.
2.2. Nghiên cứu sự hiện diện của bệnh Alzheimer trong các tác phẩm
Nếu Susan Sontag nhận định lao là bệnh của thể kỉ XIX, ung thư và sau đó là
AIDS hoành hành vào thế kỉ XX, thì hoàn toàn có bằng cớ để cho rằng Alzheimer
đang trở thành một ẩn dụ văn hóa quan trọng về thời đại của chúng ta – thế kỉ XXI.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa quan sát thấy tác
phẩm nào ra đời ở Việt Nam có sự xuất hiện bệnh Alzheimer. Trong khi đó trên thế
giới, có thể tìm được hàng loạt truyện, phim thể hiện căn bệnh này với nhiều hình
thức khác nhau. Các cuốn tiểu thuyết, truyện và hồi kí có nhân vật mắc Alzheimer
ngày càng đa dạng: Scar Tissue (Mô sẹo - 1993) của Michael Ignatieff, Barney's
Version (Phiên bản của Barney - 1997) của Mordecai Richler với người dẫn truyện
-5-
chính là bệnh nhân mắc Alzheimer (tiểu thuyết cũng đã được chuyển thể thành bộ
phim cùng tên, gây chú ý tại giải Quả Cầu Vàng và Oscars năm 2011); Dutch: A
Memoir of Ronald Reagan (Dutch: Hồi kí của Ronald Reagan – 1999) của Edmund
Morris thuộc thể loại bán tiểu sử, kể về vị cựu thổng thống mắc chứng Alzheimer;
Hồi kí Elegy for Iris (Khúc bi ca cho Iris - 1998) và Iris and the Friends (Iris và
những người bạn -1999) của John Bayley kể về người vợ nổi tiếng của mình – tiểu
thuyết gia Iris Murdoch – khi mắc Alzheimer giai đoạn cuối (hồi kí được chuyển
thể thành phim Iris (2001) do Richard Eyre đạo diễn); Remind Me Who I am Again
(Hãy nhắc lại đi, tôi là ai -1998) của Linda Grant; tiểu thuyết Atonement (Chuộc tội

-2001) và Saturday (Thứ Bảy -2005) của Ian McEwan; Choke (Nghẹn -2001) của
Chuck Palahniuk (được Clark Gregg chuyển thể điện ảnh và đạo diễn năm 2008),
tác phẩm phim-kịch-thơ Black Daisies for the Bride (Hoa cúc đen cho cô dâu -
1993) của Tony Harrison.
Phần lớn các nghiên cứu hiện hành về bệnh Alzheimer chỉ giới hạn trong
lĩnh vực y tế - tâm lý - xã hội học về sự lão hóa, cái chết và sự đau buồn, cùng lĩnh
vực đạo đức sinh học (Bioethics). Tuy nhiên, tần số xuất hiện bệnh Alzheimer trong
văn học ngày càng gia tăng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu căn
bệnh này từ góc độ văn học. Các văn bản nghệ thuật này có vai trò cụ thể trong việc
tạo lập nhận thức của con người trong những tình huống đạo đức gây ra bởi
Alzheimer, cũng như sự tri nhận về cá nhân và chiều kích văn hóa của bệnh tật và
cái chết.
Về bệnh Alzheimer, Tiến sĩ Patrick Fox trong bài báo “Social Consequences
of Forgetfulness and Alzheimer’s Disease: A Call for Attitudinal Expansion” (Hệ
quả xã hội của chứng quên và bệnh Alzheimer: cần mở rộng quan tâm) nhận xét:
“Nếu chúng ta tiếp cận sự quên từ quan điểm mở, ta có thể nhìn Alzheimer không
chỉ là một chứng bệnh, mà còn là một quá trình tự nhiên cần được hiểu theo diễn
tiến của nó. Chúng ta không lảng tránh những cách mô tả chú trọng vào bệnh lý và
khía cạnh tiêu cực, nhưng hãy cố nhìn sự quên và bệnh Alzheimer như một hiện
tượng có mục đích và ý nghĩa. Đó là phương thức mà cơ thể lên tiếng trong vô
thức” [45;39].
Theo ghi nhận của chúng tôi, chỉ có Bennett Kravitz trong công trình
Representations of Illness in Literature and Films (Sự thể hiện bệnh tật trong văn
học và điện ảnh) định danh Alzheimer là căn bệnh hậu hiện đại (“Post-modern
disease”) [35;11] tuy nhiên tác giả chưa từng giải thích lí do cho cách gọi đó của
ông. Đó sẽ là nhiệm vụ của chúng tôi trong luận văn này.
-6-
Theo Jason Kunin trong bài báo “A culture of forgetfulness” (Văn hóa của sự
quên), Alzheimer là diễn ngôn của thời đại, của văn hóa, bởi những sản phẩm của
thời kì này được sản xuất cho một thế hệ sống ngắn hạn. “Alzheimer làm xói mòn ý

thức của chúng ta về bản ngã bằng cách cho chúng ta thấy việc mất trí nhớ có thể
biến chúng ta thành một người khác dễ dàng đến thế nào”[36]. Những câu chuyện
về người bệnh Alzheimer làm ta buồn lòng, bởi chúng phơi bày cho ta thấy bản ngã
của chúng ta mong manh ra sao, gắn kết kí ức không vẹn toàn và lỏng lẻo thế nào.
Trong quá khứ, chúng ta thường nhìn vào lịch sử - những gì ta thường gọi là kí ức
tập thể - để biết chúng ta những người như thế nào. Nhưng trong một nền văn hóa
bão hòa phương tiện truyền thông, thế giới thường được phản chiếu dưới dạng
những đoạn ngắn, cắt tách lịch sử ra khỏi khung. Con người không còn lịch sử làm
nơi nương tựa, buộc phải tự hình thành bản ngã của riêng mình, và khi đó, cái tôi đa
ngã có lẽ là một tất yếu. Nhưng khuôn khổ của một bài báo chưa cho phép tác giả
đề cập sâu về bản ngã đa bội trong các văn bản tự sự về Alzheimer.
Thời gian gần đây, khi bệnh Alzheimer đi vào các tác phẩm tự sự ăn khách
và gây tiếng vang, chúng tôi đặt ra câu hỏi về cách thức và nguyên nhân để một
hiện tượng mang tính sinh học được thể hiện một cách phong phú bằng ngôn ngữ
nghệ thuật. Alzheimer sẽ thực hiện chức năng của nó trong việc xây dựng tính cách
và phát triển cốt truyện ra sao? Nó giúp các nhà văn truyền đạt những chủ đề gì? Sự
thể hiện bệnh Alzheimer (đặc trưng bởi sự mất trí nhớ, mất khả năng nhận thức và
mất bản ngã) sẽ phơi bày nỗi sợ hãi và não trạng thế giới như thế nào?
Những văn bản nghệ thuật mà chúng tôi lựa chọn là những tác phẩm được
vinh danh, có đủ uy tín để trở thành phạm vi nghiên cứu. Truyện ngắn của Alice
Munro với tựa đề “The bear came over the mountain” được công bố lần đầu trên tờ
The New Yorker ngày 27/12/1999 và ngày 3/1/2000 trước khi nó được tuyển tập
vào tập truyện ngắn thứ mười của bà Hateship, Friendship, Courtship, Loveship,
Marriage (Hờn ghét, Bạn bè, Gạ gẫm, Yêu đương, Hôn nhân) vào năm 2001. Tác
phẩm được chuyển thể thành phim bởi biên kịch-đạo diễn Sarah Polley vào năm
2006 dưới một cái tên ngắn hơn, chiết xuất từ chính văn bản truyện - Away from
her. Bộ phim của Canada mang về hai đề cử Oscars 2008 cho Nữ chính xuất sắc
nhất cho Julie Christie và Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, ngoài ra còn thắng 7
trên 8 đề cử trong lễ trao giải Genie Awards 2008 – được coi là Oscars của
Canada.Tác phẩm điện ảnh Hàn Quốc Shi mang về giải Kịch bản hay nhất cho Lee

Chang Dong tại Liên hoan phim Cannes năm 2010 cùng với hai đề cử khác.
-7-
Chúng tôi chỉ có thể tìm được những dư luận xung quanh hai bộ phim,
những bình luận ngắn, bài điểm phim, điểm sách. Những văn bản này chỉ nhắc đến
Alzheimer như hoàn cảnh của nhân vật, như một yếu tố của tình huống, cốt
truyện… Chưa có công trình nào nghiên cứu các tác phẩm này như một diễn ngôn
bệnh Alzheimer. Lựa chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn đem đến một góc nhìn
mới về sáng tạo của các tác giả, cũng như xác lập việc thực hành đọc diễn ngôn
Alzheimer trong các tác phẩm trên nền hiểu biết về bản chất của bệnh và dòng mạch
tự sự về căn bệnh này trên phạm vi thế giới.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu bệnh tật như các diễn ngôn trong văn bản nghệ thuật,
tập trung vào sự thể hiện bệnh Alzheimer trong các tác phẩm “The bear came over
the mountain” (1999) của Alice Munro (phim chuyển thể Away from her năm 2006
của Sarah Polley) và phim Shi (2010) của nhà văn – đạo diễn Lee Chang Dong. Về
mặt văn bản, luận văn nghiên cứu trên chính bản chuyển ngữ của chúng tôi từ
nguyên bản “The bear came over the mountain” của Alice Munro [42; 275-323]
(phần Phụ lục 1), do hiện tại chưa có bản dịch Việt ngữ của truyện ngắn này.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chúng tôi khi lựa chọn nghiên cứu đề tài này là:
- Thứ nhất: Khẳng định sự tồn tại của bệnh tật với tư cách diễn ngôn, tìm
hiểu các xu hướng tạo lập bệnh tật như là diễn ngôn trong văn bản nghệ thuật
- Thứ hai: Phân tích, định danh diễn ngôn bệnh Alzheimer trong các tác
phẩm “The bear came over the mountain” (1999) của Alice Munro (chuyển thể
thành phim Away from her) và phim Shi (2010) của Lee Chang Dong như những
quan niệm, những nhận thức mới về căn bệnh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Luận văn nghiên cứu sự kiến tạo
diễn ngôn trên cơ sở kết hợp các diễn ngôn lịch sử, văn hóa, văn học, mỹ thuật, điện
ảnh. Luận văn tiếp cận bệnh Alzheimer từ góc độ diễn ngôn. Cách tiếp cận này

mang tính chất liên ngành.
- Phương pháp phân tích văn bản và liên văn bản: phương pháp này được
chúng tôi sử dụng để làm rõ ý nghĩa sự thể hiện Alzheimer trong các tác phẩm,
đồng thời xem xét chúng trong tương quan với các diễn ngôn khác (phim chuyển
thể, các văn bản cùng chủ đề ) để thấy được tính chất độc đáo của chúng.
-8-
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có tính chất như sự gợi mở hướng nghiên cứu liên ngành giữa y
học – văn học, hướng nghiên cứu diễn ngôn bệnh tật trong văn bản nghệ thuật, văn
hóa – xã hội.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung gồm
3 chương:
Chương 1: BỆNH TẬT NHƯ LÀ DIỄN NGÔN
Chương 2: “THE BEAR CAME OVER THE MOUNTAIN” VÀ AWAY
FROM HER– ALZHEIMER NHƯ PHÉP THỬ BẢN NGÃ
Chương 3: SHI – ALZHEIMER NHƯ PHÉP THỬ VỀ Ý NGHĨA
-9-
NỘI DUNG
Chương 1
BỆNH TẬT NHƯ LÀ DIỄN NGÔN
1.1. Bệnh tật - tình trạng phổ quát của nhân sinh
Bệnh, tật, bệnh hoạn hiểu theo nghĩa thông thường chính là trạng thái hoạt
động bất bình thường của cơ thể. Từ điển từ nguyên học tiếng Anh
2
định nghĩa
disease là "sự bất tiện, khó ở" có nguồn gốc từ tiếng Pháp cổ desaise nghĩa là "thiếu
thốn, thèm muốn; âu sầu; buồn phiền, không may; ốm đau, bệnh tật", gồm hai yếu
tổ des nghĩa là "không có" (dis-) và aise "sự dễ chịu, thoải mái, hài lòng, mạnh
khỏe; cơ may" (ease). Như vậy ngoài ý nghĩa về sự bất thường, ốm đau, bệnh tật

còn mang cảm giác về sự khó chịu, sự không thoải mái, sự buồn phiền và âu lo.
Trong tiếng Việt “ốm” vừa có nghĩa “đau” và “khó ở”, còn theo phương ngữ miền
Nam có có nghĩa là “gầy”, biểu hiện gắn với tình trạng yếu, không khỏe (còn sắc
thái lại phụ thuộc vào ngữ cảnh). Trong tiếng Nga, “болень” là “ốm”, có các nét
nghĩa “bệnh”, "bệnh", "bệnh tật", "chứng bệnh". Cũng ở trang này có chữ “боль”
(“боль" là căn tố của danh từ болень) với các nét nghĩa: ""đau", "đau đớn", "nhức",
"rức", "đau nhức"
3
. Ngay cả ý niệm bệnh, ốm trong phạm trù vô thường của Phật
giáo là “sinh-trụ-dị-diệt”, thì “dị” cũng là “khác”, là “không bình thường”, cũng
tương đương với “ốm”, “bệnh” trong “sinh-lão-bệnh-tử” Xét qua nghĩa biểu niệm
của ốm, bệnh trong một vài ngôn ngữ trên thế giới, chúng tôi có thể kết luận được
về tính phổ quát của tư duy về đối tượng này.
Bệnh tật là hiện tượng phổ biến của nhân sinh, vì đã sống là có bệnh. Từ
trạng thái đó, bệnh tật gợi ra cho con người ta rất nhiều cảm thức về đời sống, về sự
hữu hạn, đặc trưng của kiếp người. Bệnh tật gắn với cái chết, mà cái chết là cái mà
con người ta không giải thích được. Vì thế bệnh thường đặt con người ta vào
ngưỡng giới hạn của sinh mệnh. Có lẽ do đó mà văn học, nghệ thuật hay tôn giáo
thường quan tâm đến tình trạng bệnh tật ở cõi nhân sinh.
Tôn giáo là hình thái cứu vớt, an ủi linh hồn con người, nên nó quan tâm đến
bệnh tật. Người phương Đông chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Phật giáo trong tâm thức
về thế giới, quy luật của vũ trụ. Chân lý thứ nhất về sự Khổ - Khổ đế (苦 諦) - xuất
hiện trong Tứ diệu đế cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không
trọn vẹn. Sinh, lão, bệnh, tử, xa lìa điều mình ưa thích, không đạt sở nguyện, đều là
khổ. Như vậy có bệnh là khổ. Khổ vì nỗi đau đớn thân xác. Khổ vì sự lo âu dày vò
trong tâm tưởng. Khổ vì phải phiền lụy tới những người xung quanh. Người Á
2
/>3
"Từ điển Nga - Việt" (Русско-вьетнамский словарь), T.1, Nxb. "Tiếng Nga", Moskva,1977, Tr.71
-10-

Đông ở thời trung đại thường gắn bệnh tật với trạng thái của vũ trụ, với phong thủy,
âm dương ngũ hành, họ nhìn bệnh tật như một sự bất thường nhưng là do trời định,
như một quy luật, và vì thế họ thản nhiên đón nhận. Bài kệ Cáo tật thị chúng của
Mãn Giác mang tâm thế thiền, sự thanh thản chờ đón điều gì phải đến, bởi biết chắc
rồi sự sống vẫn tuần hoàn, hoa lạc rồi hoa lại khai Bệnh chỉ tồn tại như một trong
bốn trạng thái tự nhiên của đời sống, thậm chí chỉ có chức năng như một cái cớ để
truyền bá giáo lí nhà Phật về nhân sinh quan, vũ trụ quan
Người phương Tây lại gắn những đau đớn do bệnh tật gây ra với tội lỗi và sự
trừng phạt. Kinh Thánh – cuốn sách uy tín tuyệt đối hay được dùng làm trích dẫn, là
căn cứ của mọi liên hệ, ngụ ý, là nền tảng của mọi rao giảng và giáo dục - cho thấy
ý niệm dịch hạch như một biểu tượng của sự sa đọa, suy đồi… Ghi chép sớm nhất
về nạn dịch hạch là các ghi chép trong Kinh Cựu ước, sau khi người Phénicie đánh
bại người Israel – vùng đất quê hương của Chúa Jesus, chính người Phénicie lại bị
nạn dịch hạch làm cho khốn đốn. Vì người mắc bệnh dịch hạch thì có chấm đen trên
da và khó thoát khỏi cái chết, nên thời trung cổ người ta gọi bệnh này là “bệnh Cái
chết Đen
4
”. Đây là đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV mà đỉnh
điểm là ở châu Âu từ năm 1348 đến năm 1350. Nó được coi là một trong những đại
dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, ước tính nạn dịch này đã giết chết từ 30
tới 60% dân số của châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người
xuống còn từ 350 đến 375 triệu người vào năm 1400. Dịch bệnh này đã được phản
ánh trong The Decameron (Mười ngày) – kiệt tác văn xuôi kinh điển của nhà văn Ý
vĩ đại Giovanni Boccaccio (1313–1375). Truyện được kể trong vòng 10 ngày, bởi
một nhóm gồm bảy cô gái và ba người đàn ông trẻ tuổi trú ẩn trong một căn nhà
tách biệt ngay bên ngoài thành Florence để thoát khỏi Cái chết Đen, dịch bệnh đang
giết chết cả thành phố
Trong Kinh Thánh còn kể câu chuyện về Người Ðàn Bà Mất Huyết (Ma-thi-
ơ 9:20-22, Mác 5:21-43, Lu-ca 8:40-56): “Người đàn bà mắc bịnh mất huyết đã
mười hai năm. Không những bị bịnh trong thân thể, người đàn bà này còn bị coi

như “ô uế.” Luật pháp Môi-se, được chép trong sách Lê-vi Ký 15:19 viết, “Khi nào
một người nữ có kinh nguyệt, phải chịu ô uế trong bảy ngày; hễ ai đụng đến người,
sẽ bị ô uế đến chiều tối.” Gặp người khác, bà phải la lớn “Ô uế!” Bà bị xã hội xem
không khác gì một người cùi. Bà cũng bị cắt đứt khỏi sự thờ phượng Ðức Chúa
Trời, vì không được bước chân vào đền thờ. Người đã nghe tin về Ðức Chúa Giê-
xu, bèn lẩn vào đằng sau giữa đám đông, lại gần sau lưng mà rờ trôn áo Ngài. Vì
người đàn bà ấy tự nghĩ rằng: Nếu ta chỉ rờ áo Ngài, thì cũng sẽ được lành. Ðức
4
Mục từ “Black Death” trên
-11-
Chúa Giê-xu bèn phán rằng: Ai sờ đến ta? Ai nấy đều chối; Phi-e-rơ và những
người đồng bạn thưa rằng: Thưa thầy, đoàn dân vây lấy và ép thầy. Ðức Chúa Giê-
xu phán rằng: Có người đã rờ đến ta, vì ta nhận biết có quyền phép từ ta mà ra.
Người đàn bà thấy mình không thể giấu được nữa, thì run sợ, đến sấp mình xuống
nơi chân Ngài, tỏ thật trước mặt dân chúng vì cớ nào mình đã rờ đến, và liền được
lành làm sao. Ðức Chúa Giê-xu phán rằng: “Hỡi con gái ta, đức tin ngươi đã chữa
lành ngươi; hãy đi cho bình an”. Liền trong giờ đó, người đàn bà lành
bịnh”[9;1433]

. Như vậy, chỉ cần có đức tin, con người ta sẽ được chữa lành bệnh.
Kinh Thánh còn kể rất nhiều chuyện tương tự vể việc Chúa chữa bệnh hủi, chữa đui
mù, câm, bệnh quỷ ám, Chúa hồi sinh người đã chết Nếu đọc hết Phúc âm, ta sẽ
thấy Chúa dành nhiều thời gian để chữa lành người đau, nuôi người đói, an ủi người
buồn bực hơn là chỉ rao giảng về Đức Chúa Trời. Chúa Jesus hiện lên với tư cách
của Đấng chữa bệnh. Kinh Thánh chi phối mọi quan niệm của thời kì Trung cổ,
trước hết của các nhà thần học, về vũ trụ và về con người. Vì thế, quan niệm về
bệnh tật của người phương Tây cũng bị ảnh hưởng. Nó buộc họ phải luôn giữ đức
tin, không làm điều ác để không bị trừng phạt, và hơn hết là tin vào lòng thương của
Chúa. Có bệnh mãi không khỏi là do đức tin của anh chưa đủ lớn mà thôi.
Kinh Thánh coi đui, câm là bệnh, tuy nhiên ta cần phải xác định rõ ràng:

Bệnh (disease) khác tật nguyền (disability) ở chỗ nó thường do nguyên nhân tự
nhiên. Bệnh không phải là một khiếm khuyết có sẵn bẩm sinh hoặc do tai nạn gây
nên. Nó thường có tình quá trình và quá trình của bệnh nhiều khi vô hình, không
thấy ngay được từ đầu (giai đoạn ủ bệnh của một số bệnh). Chính vì thế, sự bất
thường mà bệnh gây ra mới dễ gây những đau đớn vì ta không biết rõ nguyên nhân
bắt đầu từ bao giờ. Đó cũng là cơ sở để người ta tìm những nguyên nhân có tính
chất tiền định, định mệnh về bệnh. Trong khi đó, những người tật nguyền có thể
sinh ra đã sống cùng với tình trạng khuyết thiếu. Yếu tố bất thường mới là nơi xảy
ra những đau đớn về tâm lí, những giai đoạn đối mặt đầy khó khăn, khổ sở. Khi nói
đến người bệnh tật, ta phải nhận thức được tâm thế bất ổn, lo lắng và hoang mang
mà bệnh gây ra cho cá nhân đó, mà điều này không có/ít có ở người tàn tật.
Vậy khi nào người ta công nhận một hiện tượng là bệnh? Điều này có phụ
thuộc vào yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội hay không? Như trong thời kì lãng mạn ở
nước ta - giai đoạn giao thời, hệ tư tưởng mới của lớp trí thức tư sản Tây học giao
tranh quyết liệt với ý thức hệ phong kiến trói buộc con người đã trở nên lỗi thời.
Những bệnh như ho lao, tương tư rồi ốm chết… được gán cho nhân vật rồi đưa vào
tác phẩm như một hành vi khai mở nhận thức mới về quyền tự do yêu đương, tự
quyết hôn nhân trong thế hệ thanh niên trí thức, lên án và chống phá lễ giáo phong
-12-
kiến kìm tỏa con người trong những khuôn khổ ngặt nghèo… Tức là, đối tượng nào
được coi là bệnh, còn là vấn đề văn hóa và ý thức hệ.
Thời đại duy ý chí sẽ không dung thứ những miêu tả sự yếu đuối về ý chí.
Chúng ta bắt gặp trong văn học dân tộc thời kì 45-75 những cơ thể cường tráng,
khỏe mạnh, mà không thấy những thân thể mệt mỏi, ốm đau. Các nhà thơ nhìn con
người như một thực thể kiên cường, đến cái chết còn không đáng sợ. Ốm đau xuất
hiện nhiều nhất cũng chỉ đóng vai trò như một bức phông nền tô đậm hiện thực
khốc liệt mà với ý chí, con người ta hoàn toàn có thể khắc phục được. Văn chương
không có ý thức về cá nhân, nên nỗi đau cá nhân đương nhiên trở nên không đáng
kể so với tinh thần và khí thế hào hùng của dân tộc. Bài thơ Tây Tiến bị vùi dập
không thương tiếc, cũng là do những câu viết về cảm giác mệt mỏi, đau đớn: “Anh

bạn dãi dầu không bước nữa. Gục lên súng mũ bỏ quên đời” trong khi tâm thế của
Cách mạng “rầm rập như là đất rung”, “quân đi điệp điệp trùng trùng”. Tác phẩm
bị quy chụp là phản ánh sai lệch hình ảnh người chiến sĩ mới, làm méo mó, mất
hình tượng người chiến sĩ, bi quan, không tích cực, ảnh hưởng xấu đến nhuệ khí của
quân ta. Từ điểm nhìn hiện đại, có thể lí giải rằng Quang Dũng thời đó đã có cảm
giác về sinh mệnh cá nhân. Thời kì mà sự thật về cá nhân bị cố ý che lấp một cách
có mục đích là thời kì văn học không nghe thấy tiếng nói của thân thể. Hơn nữa,
văn học 1945 – 1975 lấy “khởi nguyên” làm khung văn bản. Vì là “khởi nguyên”,
nên thế giới và con người khoẻ mạnh. Nó cũng nói tới bệnh, nhưng đó là bệnh của
thời khác, của “cha ông xưa”, của “nghìn đêm thăm thẳm sương dày” (Việt Bắc –
Tố Hữu). Những giai đoạn văn học lấy “mạt thế”, “loạn pháp”, “tận thế” làm
“khung” cho bức tranh thế giới mới thấy “bệnh” là của mình, trong mình.
Chỉ đến giai đoạn sau 1975, văn học đặt vấn đề đổi mới cách nhìn về con
người, nó mới được tự do sống với cái cá nhân, mới cảm nhận được nỗi đau của
mình là đáng kể. Nỗi đau ấy cay đắng và xúc động trong những bài thơ Xuân
Quỳnh “tự hát” về thân thể ốm yếu của mình. Nỗi đau ấy như giọt nước mắt rơi
thương cho những thân phận cá nhân như Nhĩ trong “Bến quê”, Quỳ trong “Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” của Nguyễn Minh Châu, nỗi đau cho những thân
phận lạc thời, những người già không thấy tương lai, như ông Thuấn và vợ trong
“Tướng về hưu”, lão Kiền trong “Không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp, anh Hòa
trong “Ngôi nhà xưa” của Đặng Nhật Minh Tiếng nói của những con người mang
bệnh được cất lên, được nghe thấy, vừa yếu ớt lại vừa mãnh mẽ. Đó là tiếng nói về
tình yêu, định kiến, về những khổ đau rất riêng tư trong góc khuất nơi thân phận
người, đòi được kêu lên, được thở than và trách móc, được bày tỏ và chiêm nghiệm.
-13-
Như vậy miêu tả người ốm, người bệnh, nghịch lý thay, chính là biểu hiện của sự
phục sinh ý thức cá nhân trong văn học.
Khoa học là lĩnh vực phát hiện ra các loại bệnh tật và bản thân sự phát triển
của y học đã giúp con người ta nhận ra các khả năng mắc bệnh của con người. Rõ
ràng trong lịch sử, bệnh là một trạng thái phổ biến, nhưng khi nào ta coi một hiện

tượng là “bệnh”, đó lại là câu chuyện về mặt văn hóa, lịch sử, là sự tranh chấp về
mặt diễn ngôn.
Hiện tượng đồng tính luyến ái trong thời gian dài đã bị đối xử như một căn
bệnh. Và rõ ràng khi ấn định đồng tính là bệnh, người ta khẳng định một niềm tin
rằng hiện tượng này có thể lây, nhưng cũng có thể chữa. Bằng chứng là ở Ecuador,
hàng trăm người đã bị tra tấn và cưỡng hiếp để "chữa đồng tính". Theo tờ Sunday
Times, người đồng tính và những người “không được xã hội mong muốn" đã bị
ngược đãi trong các trung tâm bí mật trên khắp đất nước và việc đó được xem như
là một phương pháp “chữa trị tinh thần”. Rất nhiều “liệu pháp” được sử dụng, bao
gồm từ sốc điện tới dìm trong nước đá. Các bệnh nhân đồng tính nữ bị cưỡng hiếp
(phương pháp này được gọi là corrective rape) và đã có nhiều ca tử vong trong
những trung tâm này. Zulema Constante, một sinh viên tâm lý học 22 tuổi sống ở
Guayaquil, bị gia đình dàn xếp và ép buộc đến một trung tâm kiểu này khi biết cô là
người đồng tính. Cô kể lại: "Họ nói với tôi rằng tôi rất hư hỏng, tôi đang làm khổ
gia đình tôi, tôi đang bị thao túng bởi bạn gái tôi, và Chúa tạo ra đàn bà là dành cho
đàn ông". Constante cho biết cô ấy đã bị bắt lau nhà vệ sinh bằng tay không và ăn
thức ăn có dòi. Hằng ngày cô phải cầu nguyện, vái lạy và làm các công việc nặng
nhọc. Những ai từ chối làm các công việc trên đều bị đánh đập. Các cơ sở “chữa
đồng tính” đã bị chỉ trích và được xem là một vấn nạn cần phải loại bỏ khỏi xã hội.
Tất cả những bí mật trên chỉ được tiết lộ sau khi một câu chuyện bi thương
được lan truyền rộng rãi vào năm ngoái. Một thiếu niên đồng tính đã bị bỏ đói, tra
tấn tại một trại “chữa trị đồng tính” nhằm biến cậu trở thành một người “đàn ông”.
Raymond Buys, một cậu bé 15 tuổi, bị bố mẹ đăng ký cho tham gia khóa huấn
luyện Echo Wild Game Rangers ở Nam Phi nhằm tìm lại giới tính. Raymond được
đưa vào bệnh viện trong tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng, mất nước, cánh
tay có hai chỗ gãy, toàn thân bỏng nặng và đầy thương tích. Cậu bé được điều trị
trong phòng chăm sóc đặc biệt và qua đời bốn tuần sau đó. Một người chia sẻ: "Tôi
có một người bạn lớn tuổi hơn từng tìm đến một trại chữa trị giống như thế bởi vì
bố của cậu ấy không chịu đựng nổi sự bất thường của con trai mình. Một trong
những biện pháp chữa trị kinh khủng nhất là chích điện tinh hoàn của bệnh nhân,

nếu nhận thấy có sự cương cứng trong khi buộc họ xem phim sex đồng tính”. Một
-14-
người khác cho biết thậm chí những trại kiểu này đã sử dụng cả phương pháp tẩy
não nạn nhân để ép họ tin rằng xu hướng tình dục của họ là kết quả của một cú chấn
thương tinh thần trước đây: “Họ đã cố gắng ép anh ta nghĩ rằng mình là người đồng
tính vì bị chính cha đẻ của mình lạm dụng, hoặc phẫn nộ người cha nuôi, hoặc bị
chính mẹ đẻ của mình xa lánh. Họ đã cố gắng tiêm vào đầu nạn nhân những kịch
bản kỳ lạ với lý do anh ta đồng tính chỉ vì muốn mình nổi bật”.
Bên cạnh đó, cũng có những người kể lại, nơi họ đến hoàn toàn là một thứ gì
khác, chứ không phải “trại chữa trị” như cái tên. Trong thế ki XX phổ biến mô hình
“liệu pháp chuyển đổi” (conversion therapy hay reparative therapy
5
) - liệu pháp
tâm thần dựa trên giả thuyết rằng "đồng tính luyến ái là một rối loạn tâm thần và
người ta nên thay đổi thiên hướng tình dục đồng tính của mình" - để chữa đồng tính
nhưng hiện tại nó chỉ được ủng hộ bởi vài cộng đồng tôn giáo. Nhiều trại “Pray the
gay away” (cầu nguyện đồng tính biến mất) lại hoạt động theo phương hướng tách
riêng nam và nữ. Một nhân chứng tường thuật: “Bạn của em họ tôi đã được đưa đến
một trong số trại chữa trị kiểu này. Cô bé đã nhiều lần van xin cha mẹ thống thiết
rời khỏi trại, bởi phương pháp này hoàn toàn không hiệu quả mà còn mang lại cho
cô cảm giác tự ghê tởm bản thân. Thế nhưng sau mọi nỗ lực, cô bé vẫn bị buộc phải
hoàn tất chương trình. Cô bé đã tự tử một tháng sau đó kèm theo bức di thư: "Con
yêu bố mẹ dù cho bố mẹ có sai lầm như thế nào đi nữa. Bố mẹ đã dạy con cách ghê
tởm và chán ghét thay vì học cách yêu thương bản thân mình”. Cô chỉ vừa tròn 17
tuổi. Gần đây, California đã trở thành bang đầu tiên cấm những “chuyên viên trị
liệu” được phép hoạt động
6
. Và động thái này dựa trên nhận thức rằng: đồng tính
không phải bệnh, không phải một tội lỗi. Người có khuynh hướng tình dục dị tính
phải tôn trọng người đồng tính như là tôn trọng sự khác biệt, khác biệt chứ không

phải là bất thường!
Như vậy, mặc dù chúng ta thừa nhận bệnh là một tình trạng phổ quát của
nhân sinh, nhưng việc quyết định cái gì được coi là bệnh lại phụ thuộc vào ngữ
cảnh, vào văn hóa. Quan niệm truyền thống dù có phân biệt thân bệnh và tâm bệnh,
nhưng người ta chủ yếu vẫn thường xem bệnh là triệu chứng đau yếu, suy nhược
của thân thể. Giờ đây chúng ta công nhận cả những bệnh thuộc về tâm thần như
stress, hội chứng trầm cảm , và vì thế ngành y khoa có đào tạo chuyên ngành bác
sĩ tâm lý, chuyên gia trị liệu Có giai đoạn người ta coi đồng tính là bệnh, nhưng
ngày nay hầu như không ai còn chấp nhận cách nhìn thiên kiến đó. Nghĩa là, cách
5
Xem
6
Tiểu Ngư, Tiết lộ sự thật kinh hoàng về những trại “chữa trị đồng tính“ />sac/lgbt-quoc-te/ecuador-hang-tram-nguoi-dong-tinh-bi-tra-tan-va-cuong-hiep-de-chua-dong-tinh-
30428.html
-15-
con người ta định nghĩa về bệnh tật, cách xếp loại bệnh tật phản ánh nhận thức và
nhãn quan phong phú của các chủ thể. Ở khía cạnh này, bệnh tật đã thể hiện bản
chất diễn ngôn của nó, và việc nghiên cứu bệnh tật với tư cách diễn ngôn không
phải là không có cơ sở.
1.2. Những phạm vi của diễn ngôn bệnh tật
Các diễn ngôn bệnh tật thường xuất hiện cùng với các ý niệm về nạn nhân,
người chữa, thuốc chữa. Các tự sự về bệnh tật cũng sẽ có xu hướng đặt trọng tâm
vào người chữa, nơi chữa, thuốc chữa, nạn nhân, nạn nhân đám đông hay cá nhân
người chịu bệnh. Nó mang tính chất như một dải phổ (spectrum) nhiều thang độ,
nhiều đối tượng. Sự lựa chọn chủ thể diễn ngôn, lựa chọn căn bệnh đưa vào diễn
ngôn và quyết định có hay không sự xuất hiện của bệnh tật… đương nhiên bị chi
phối bởi những hình thái ý thức xã hội khác.
1.2.1. Diễn ngôn về các danh y
Theo Kinh Thánh, một trong những quyền năng của Chúa là chữa bệnh. Paul
Tournier trong A Doctor's Casebook in the Light of the Bible (Sách ghi ca bệnh của

một bác sĩ dưới ánh sáng của Kinh Thánh) đã đưa ra vấn đề lớn về Đức Chúa Trời và
sự chữa bệnh. Giáo sư Courvoisier viết rằng nghề bác sĩ là “một chức vụ cho những
người được kêu gọi, những người nhờ học hỏi và năng khiếu tự nhiên thiên phú, có
thể chăm sóc và chữa trị cho người bệnh [ ] người thầy thuốc lành nghề như vậy là
đồng công với Đức Chúa Trời”. Bác sĩ Pouyanne nói: “sự đau ốm và sự chữa lành là
một hành động của ân sủng”. Mục sư Alain Perrot cho rằng: “Bác sĩ là công cụ của
lòng nhẫn nhục của Thiên Chúa. Thuốc men là một sự ban phát ân sủng của Đức
Chúa Trời. Đấng nhân lành đã thương xót con người và cung ứng những phương
cách trị liệu cho những hậu quả xấu xa của tội lỗi”. Calvin mô tả thuốc men như là
ơn ban của Thiên Chúa, chữa trị thân thể con người là sứ mệnh Chúa giao, cũng như
việc chữa lành linh hồn con người (các trích dẫn lấy theo [1;35]). Tự sự về Đức Chúa
chữa bệnh cho con người trong Kinh Thánh nêu cao một niềm tin rằng: Cơ Đốc giáo
có thể biến đổi đời sống cho người yếu đuối và người bệnh tật. Đối với người ngoại
đạo, đời sống yếu đuối và bệnh tật là gánh nặng. Ở Sparta khi một đứa trẻ sinh ra,
phải được đem khi khám nghiệm, nếu nó khỏe mạnh thì mới được phép sống, nếu nó
ốm yếu hay tật nguyền thì phải bỏ chết bên sườn núi. Tiến sĩ Rendle Short cho biết
viện người mù đầu tiên Thalasius, một tu sĩ Cơ Đốc thành lập, chẩn y viện miễn phí
đầu tiên do Apollonius, một thương gia Cơ Đốc thành lập, bệnh viện đầu tiên mà con
người ta biết được là do Fabiola, một phụ nữ người Cơ Đốc thành lập [1;36]. Thực
chất, những thông tin ấy đều để khẳng định, Cơ Đốc giáo là tôn giáo đầu tiên quan
tâm đến những rách nát của đời sống.
-16-
Tuy nhiên, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới trong mục từ “Y khoa” lại kể
rằng: “Đối với người Hy Lạp, chính con Nhân sư Chiron đã dạy nghề thuốc cho
Asclepios. Thần chữa khỏi được bệnh, thậm chí làm người ta sống lại [ ] Zeus cho
sét đánh chết thần và biến thần thành một chòm sao” [5;1033]. Khả năng chữa bệnh
là độc quyền của Chúa. Vì thế, việc thầy thuốc chữa được bệnh cho phép thầy thuốc
kiêu hãnh ngang hàng với Thượng Đế, giống như truyền thuyết Adam sờ vào cây
Nhận thức và định nắm lấy nguồn gốc sự sống khiến Chúa nổi giận và trừng phạt.
Con người từ đó tôn vinh các y sĩ như vì cứu tinh, như một thiên sứ cao quý, tin

rằng “Không có thần thánh nào cả, chỉ có nghề thuốc”.
Tự sự về bệnh trong thời trung đại phần nhiều là truyền thuyết về các danh y.
"Cha đẻ của nghề y" Hippocrates với lời thề bất hủ; Hoa Đà (華 佗) - một trong
những ông tổ của Đông Y - đã xuất hiện trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa
của La Quán Trung, truyện về Thần y Heojun, nàng Dae Jang Geum được kể lại
trong sử kí Triều Tiên, Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông tự khắc họa mình trong các
tác phẩm tự sự về việc chữa bệnh… Đó đều là tự sự của các đại phu, ngự y, là tự sự
về người chữa, chứ không phải tự sự từ phía người bệnh. Khía cạnh này cho phép
người viết khắc họa vị danh y ở vị thế cứu chữa – vị thế cao hơn người bị bệnh. Và
đương nhiên những hình thức này chỉ nhằm mục đích tôn vinh tài năng, ý đức của
người chữa, chứ không nhằm miêu tả bệnh hay người bệnh.
1.2.2. Diễn ngôn về nơi chữa
Trước đây, bệnh viện thường được hình dung như một thiết chế của sự cô
lập. Theo cách nói của M.Foucault trong Discipline and Punish: The Birth of the
Prison (Kỉ luật và Trừng Phạt: Sự ra đời của nhà tù), bệnh viện – cùng nằm trong
chuỗi mô hình thống trị bằng kỉ luật như trường học, doanh trại quân đội – chính
là một hình thức nhà tù tập trung, sử dụng sức mạnh để quản lí [29;37]. Nếu như để
ý, chúng ta cũng thấy rằng các bệnh viện phong, nhà thương điên, bệnh viện tâm
thần, viện dưỡng lão còn được gọi bằng cái tên quen thuộc hơn là “trại hủi”
7
, “trại
tâm thần”, “trại thương điên”
8
, “trại dưỡng lão”
9
, sự kiện “vào trại” cũng gây ra
một ấn tượng nhất định về cuộc sống giam cầm, tù túng trong đó, về cách người
bệnh bị đối xử, cách nhìn bệnh tật Người chồng trong phim Amour (Tình yêu
-2012) của đạo diễn người Đức Michael Haneke không đưa vợ vào bệnh viện vì ám
ảnh cách li, nơi con người có cảm giác mình bị đối xử như những thành phần bị loại

7
Xem

8
Xem

9
Xem

-17-
bỏ. Cho dù dịch vụ y tế có tân tiến, nó vẫn không thể đem lại tình cảm như của một
người chồng chăm sóc vợ.
Hãy chỉ xét cách truyền thông nói về cộng đồng người hủi: “Đổi thay trên
“đảo hủi””
10
, “Thăm làng "hủi" biệt lập ở Trung Quốc”
11
, “Thiên đường dưới vực
sâu của những phận người làng hủi”
12
, “Bị bỏ vào rừng vì bệnh hủi, hai mảnh đời
tìm thấy nhau”
13
, “Ám ảnh làng hủi "gặm nhấm" thân người”
14
, ta đã có thể thấy
sự cô lập người hủi được thể hiện trong thời hiện đại. Cách thể hiện ấy đã vô tình
tạo ra ám ảnh về bệnh hủi như một nguy cơ, hiểm họa, và đương nhiên nó sẽ gây
nên sự mặc cảm ở người hủi – những con người vẫn còn nguyên ý thức, tạo ra sự xa
lánh, hắt hủi, loại trừ khỏi cộng đồng.

Chính vì thế ở những nước có ngành y tế tiên tiến, cách chữa bệnh buộc phải
thay đổi. Nhân vật điển hình nhất cho cách làm mới ngành y chính là Hunter
Doherty "Patch" Adams. Ông sinh năm 1945 tại Washington, DC, là một bác sĩ, nhà
hoạt động xã hội và tác giả người Mỹ. Thời trẻ, ông từng bị bắt nạt ở trường và đã
nhiều lần cố tự tử. Sau khi được nhập viện ba lần trong một năm và nhận ra cách
điều trị chỉ quan tâm đến bệnh mà ít tập trung vào con người của các bác sĩ, rằng họ
đối xử với người bệnh như những bệnh nhân, chứ không phải con người. Patch tin
rằng có sự liên kết mạnh mẽ giữa môi trường và sức khỏe, rằng sức khỏe của một cá
nhân không thể tách rời khỏi cộng đồng và thế giới. Ông thành lập Viện
Gesundheit! vào năm 1971. Cách điều trị và những toa thuốc của Patch chủ yếu dựa
trên sự hài hước và vui chơi, thứ mà ông xem là cần thiết cho sức khỏe thể chất và
tình cảm. Mỗi năm ông tổ chức một nhóm tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế
giới để đi đến các quốc gia khác nhau, nơi họ ăn mặc như những chú hề để mang lại
tiếng cười cho trẻ mồ côi và các bệnh nhân
15
.
Ở nước ta, dự án Mang âm nhạc đến Bệnh viện với thông điệp "Chúng tôi
không biểu diễn, chúng tôi mang âm nhạc đến bệnh viện để đổi lấy những nụ cười
hiếm hoi nơi này" (Thái Thùy Linh) quả thực mang một ý nghĩa lớn lao. Âm nhạc
như một liều thuốc tinh thần, xoa dịu những đau đớn, lo âu, căng thẳng của những
người bệnh, hơn nữa còn giúp các cán bộ ngành Y bớt căng thẳng mệt mỏi, vui vẻ
hoà nhã hơn, từ đó phục vụ người bệnh tốt hơn
16
. Sự thay đổi này thể hiện rất rõ
10
Xem
11
Xem
12
Xem

13
Xem />nhau/2014030604045496p1c36.htm
14
Xem
15
Xem
16
Xem chi tiết tại
-18-
trong thời hiện đại, khi con người nhận thức họ có thể làm điều gì đó để giảm dần
hoặc xóa hẳn những ấn tượng nặng nề về môi trường chữa bệnh.
1.2.3. Diễn ngôn về người bệnh
Xét cho cùng, phạm vi lớn nhất của diễn ngôn bệnh tật đương nhiên phải là
người bệnh. Họ thường được miêu tả là những người mong manh, dễ tổn thương và
đáng thương. Tuy nhiên, diễn ngôn về người bệnh cũng trải qua những vận động, va
đập, biến thiên.
Chẳng hạn, diễn ngôn về người mắc bệnh hủi trong Mathew 8:1-4 viết: “Khi
Đức Giê-su ở trên núi xuống, đám đông lũ lượt đi theo Người. Bỗng có một người
phong hủi tiến lại, bái lạy Người và nói: "Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể
làm cho tôi được sạch." Người giơ tay đụng vào anh và bảo: "Tôi muốn, anh sạch
đi." Lập tức, anh được sạch bệnh phong hủi." [9;1856]. Mười hai sứ đồ của Jesus
cũng có nhiệm vụ phải đem lại sự tinh sạch cho người ô uế. Một người bị ô uế là do
tội lỗi làm tâm trí nhơ nhớp, tấm lòng và thân thể bị ô uế vì những hậu quả của tội.
Lời nói và hành động của họ có thể làm ảnh hưởng hoặc lây ô uế cho môi trường tiếp
xúc. Chúa làm sạch tội lỗi loài người bằng sự tinh khiết thiên thượng (Mt,10:5-8a)
Chúng ta ngầm hiểu rằng trong thế giới xưa, người ta coi phong cùi là bệnh
ghê tởm nhất. E.W.G.Masterman trong bài viết về bệnh phong in trong bộ Tự điển
Về Chúa Cứu Thế và Các Sách Phúc Âm
17
có nói: “Không có thứ bệnh nào lại hủy

hoại con người lâu dài và ghê gớm đến vậy”. Đối với người Do Thái, người hủi
phải sống cách ly cộng đồng, đi lại phải dùng khẩu trang và hô lớn “nhơ bẩn” để
người khác biết mà tránh. Bệnh bắt đầu bằng những mụn nhỏ và cứ tiếp tục lở loét,
những chỗ ung lở có mùi tanh hôi. Trên mặt thì lông mày rụng hết, mắt lộ ra, thanh
quản bị lở, giọng khản đặc, hơi thở khò khè. Tay chân luôn bị lở loét. Trung bình
bệnh phát triển trong 9 năm, cuối cùng là điên loạn, hôn mê và chết. Bệnh cũng có
thể biểu hiện bằng một vài bộ phận mất cảm giác, dây thần kinh bị nhiễm trùng, các
bắp thịt bị tiêu mòn, gân cốt bị co lại làm cho hai tay trông giống như móng thú vật.
Tiếp theo là tay chân lở loét, các ngón mất dần cho đến khi cả bàn rơi rụng hẳn ra.
Đó là cái chết tiệm tiến làm cho con người chết dần từng phần một. Thân thể đã
vậy, còn có điều khiến người bệnh còn tệ hại hơn: Josephus - một sử gia danh tiếng
- cho biết những người phong bị coi như “đã chết rồi” ([Lepers are treated] as if
they were, in effect, dead men) [1;1] Bệnh bị chẩn đoán tức khắc và người phong bị
loại trừ hoàn toàn ra khỏi xã hội loài người. “Người mắc bệnh phong hủi phải mặc
áo rách, xõa tóc che râu và kêu lên: “Ô uế! Ô uế!”. Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô
17
E.W.G.Masterman, Dictionary of Christ and the Gospels

-19-
uế; nó ô uế: nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại” (Lv 13,45-
46). Herodotus (1:138) cho biết: người phong trong xứ Ba Tư không được phép vào
thành hoặc tiếp xúc với người khác, họ cho rằng người ấy đã phạm tội với mặt trời.
Ở Palestine thời Chúa Jesus, người phong bị cấm ở trong thành Jerusalem và bất cứ
thành phố nào có tường bao bọc. Luật pháp liệt kê 61 trường hợp tiếp xúc với người
phong bị coi là ô uế, và sự lây ô uế này được liệt vào hàng thứ nhì, sau sự ô uế do
đụng vào xác chết. Người phong chỉ thò đầu vào nhà nào, nhà đó bị coi là ô uế đến
tận cây kèo trên mái. Ngay ở chỗ lộ thiên cũng không ai được phép chào hỏi người
phong, cũng không được đến gần hơn hai thước. Nếu người phong hủi đứng ở đầu
gió, người ở cuối gió phải cách bốn mươi lăm mét. Ngay cả một quả trứng, các rabi
Do Thái cũng không ăn nếu bán ở chợ có người phong hủi đi qua. Chưa có bệnh

nào lại phân rẽ đồng bào như bệnh phong hủi.
Ở nước ta, bệnh hủi là một ám ảnh kinh hoàng, là một trong “tứ chứng nan
y”. Từ trong Lan trì kiến văn lục được Vũ Trinh viết vào đầu thế kỉ XIX đã kể về cô
gái bị bệnh hủi phải dọn ra ngôi nhà tranh ở riêng trong truyện “Tháp Báo Ân”. Bản
thân Thị Nở trong “Chí Phèo” của Nam Cao cũng là người có dòng giống của một
nhà có mả hủi, và điều này “khiến không một chàng trai nào phải phân vân”,
“người ta tránh thị như tránh con vật nào rất tởm” [3;14], tư cách hủi đã trở thành
một chỉ thị về con người, đưa Thị Nở trở thành hình tượng kẻ dị thường bị tẩy chay,
xa lánh (theo PGS.TS Lê Nguyên Cẩn, riêng tên của nhân vật đã là một điểm thú vị
- Nở là từ đọc chệch của “lở”, một triệu chứng trên da của người bị bệnh hủi [4;3]).
Hủi còn trở thành một ẩn dụ để lên án sự kì thị đẳng cấp trong tác phẩm Con hủi
của nữ văn sĩ người Ba Lan Helena Mniszek (1878–1943). Những bức thư nặc danh
được gửi liên tiếp cho Stefcia, nói rằng nàng không xứng đáng với cuộc hôn nhân
này và đối với giới quý tộc, nàng sẽ mãi mãi là một "con hủi" đã khiến nàng gục
ngã. Nàng chết đúng vào ngày cưới do bệnh viêm não, trong tấm áo cưới trắng tinh
như tâm hồn trinh bạch và cao quý của nàng. Ở đây, nhân vật không mang bệnh,
nhưng ý nghĩa kì thị và cô lập của bệnh đã khiến nhân vật rơi vào một bi kịch không
lối thoát.
Tuy nhiên, ca bệnh hủi nổi tiếng nhất ở Việt Nam mà nếu không nhắc đến sẽ
bị xem là thiếu sót, chính là thi sĩ quái dị nhất của phong trào Thơ Mới - Hàn Mặc
Tử. Ông theo Thiên Chúa giáo, nên khi mắc hủi luôn mặc cảm day dứt. Thi sĩ luôn
có cảm giác như mình bị trục xuất ra khỏi xã hội. Lòng mặc cảm không nói ra thành
lời nhưng chuyển vị thành thi tứ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Nhân vật trữ
tình trong “Đây thôn Vĩ Dạ” đứng “nép mình” (chữ của Chu Văn Sơn [13;263] vào
lá trúc, hoàn toàn có thể hiểu rằng nhân vật mặt chữ điền ấy là nhà thơ tự ti chủ
-20-
động cách li, tuyệt giao với tất cả, nhưng vẫn đầy lưu luyến khát đời. Hàn Mặc Tử
miêu tả khu vườn thôn Vĩ đẹp và trong trẻo như vườn Eden, đặc tả về ánh sáng,
nhưng ngược lại phần mình thì miêu tả như một kẻ đứng ngoài, một vị khách đường
xa, kẻ bị trục xuất khỏi chốn thiên đàng – nơi thi sĩ không còn thuộc về.

Cho đến thời kì hiện đại, người bệnh hủi vẫn là kẻ đứng ngoài, kẻ bên lề, bị
khinh khi, tủi nhục. Bộ phim tài liệu Chuyện tử tế (1985) của đạo diễn Trần Văn
Thủy sử dụng hình ảnh những người phong cùi để tạo ra phản tình: Căn bệnh tệ hại
nhất ngày nay không phải là bệnh phong cùi, nhưng đó lại là bệnh không được ai
cần đến, bị bỏ rơi, bị lãng quên. Người bệnh chịu đựng nỗi đau thể xác tàn tạ, nỗi sỉ
nhục về tinh thần của người đời, bị biến thành kẻ khác, đồng nhất với con thú, kẻ
bên lề (bẩn như hủi, lười như hủi, không dây với hủi). Thậm chí đến đầu thế kỉ XXI,
để hóa giải những nghi ngờ vô căn cứ gây ra kì thị xa lánh ở người hủi, một bác sĩ
đã uống dịch đàm của bệnh nhân hủi, chứng minh bệnh hủi không có khả năng lây.
Ác cảm và ám ảnh về người bệnh do những diễn ngôn kiến tạo, nên sự hóa
giải ác cảm ấy cũng phải bắt đầu từ diễn ngôn. Trái ngược với những diễn ngôn vật
thể hóa, dị dạng hóa người bệnh, vẫn tồn tại những bức tranh, những bài thơ mang
đến ấn tượng thật mới mẻ về người bệnh: họ là những con người yêu quý bản thân,
muốn lắng nghe những tiếng kêu thê thiết nhất của thân thể và tái hiện bằng tất cả
niềm đau. Quả thực vậy, con người cần được thấu hiểu chứ không phải là phán xét
hay trấn áp.
1.2.4. Bệnh tật với các nghệ sĩ
Thực tế có một nhánh rất quan trọng trong các diễn ngôn bệnh tật, đặc biệt là
trong nghệ thuật, đó là mối quan tâm đến quan hệ giữa bệnh tật và tâm lí sáng tạo.
Các diễn ngôn này có sự thú vị và hấp dẫn riêng, bởi nó phô bày trải nghiệm thực tế
của người nghệ sĩ mắc bệnh. Đỗ Lai Thúy nhận định: “Bệnh tật với những người
sáng tạo, đặc biệt là sáng tạo nghệ thuật, dường như là kẻ song sinh”[16;314].
Người nghệ sĩ thường muốn thăm dò những giới hạn, mà bệnh tật về thể chất là đặt
họ vào giới hạn của chính mình một cách rõ ràng nhất. Bệnh tật khi ấy lại trở thành
mảnh đất để nghệ sĩ phát triển năng lực sáng tạo. Nỗi đau đớn về thể xác thường
được cho là vô hình và không lời, bởi đó là một trong những cảm giác cá nhân
mạnh mẽ nhất, và là một trong những cảm giác khó khăn nhất để truyền đạt. Những
nghệ sĩ thị giác có nhiều cơ hội để kể kinh nghiệm về sự đau đớn, bởi cảm xúc
truyền tải trực diện sẽ mạnh mẽ hơn là trông đợi người ta phải tưởng tượng ra cảm
xúc đó. Đau đúng là một motif nhất quán trong nghệ thuật phương Tây và nghệ

thuật hội họa. Sự thể hiện thân thể đau đớn giữ một vị trí trung tâm trong nghệ
-21-
thuật, và những bức chân dung tự họa dường như nắm giữ vai trò đặc quyền trong
tự sự về nỗi đau.
Bức The Young Sick Bacchus (Chàng Bacchus ốm yếu), tiếng Ý: Bacchino
Malato, còn được gọi là bức Sick Bacchus hay Tự họa Bacchus của Michelangelo
Merisi da Caravaggio (1571-1610) là bức tự họa đầu tiên của nghệ sĩ Baroque này,
vẽ vào khoảng năm 1593 - 1594. Theo Giovanni Baglione - người viết tiểu sử đầu
tiên về Caravaggio, tác phẩm được họa sĩ tạo nên bằng cách nhìn vào gương.
The Young Sick Bacchus
Bức tự họa hẳn nhiên có một nội dung tự truyện của riêng nó. Caravaggio
chọn vẽ góc ba phần tư của khuôn mặt mình để làm nổi bật lên cái nhăn mặt và độ
nghiêng của đầu, tạo ra một cảm giác đau đớn rất thật. Sắc da vàng cũng tạo một
nỗi sợ vô hình khi xem tranh, bởi đó là nước da bệnh tật, lằn sâu thêm đường nét
tiều tụy trên gương mặt không quá hốc hác.
Chân dung tự họa là một phần quan trọng trong sự nghiệp của Vincent van
Gogh (1853-1890). Ông vẽ nhiều bức chân dung chính mình, nhưng có lẽ nổi tiếng
nhất là bức Self-portrait with Bandaged Ear, Easel and Japanese Print (Tự họa với
bên tai băng bó, giá vẽ và bức tranh Nhật Bản), vẽ năm 1889.
-22-
Self-portrait whit bandaged ear, Easel and Japanese Print - 1889
Không khó để nhận ra một tâm hồn đau đớn trên khuôn mặt ấy: Ông tự vẽ
mình sau khi cắt tai (được coi như biểu hiện của chứng điên ở Van Gogh). Sự đau
đớn được tập trung đặc tả qua ánh mắt, chúng như bị tra tấn, mỏi mệt và nội tâm
dẫn người xem hút vào thế giới tâm hồn của chủ thể trong tranh. Bất chấp sự đau
đớn ở bề mặt, vẻ mặt nhân vật giống như đang giao tiếp với người xem, kể với họ
câu chuyện của mình, giãi bày về những hỗn loạn bên trong tâm trí không thể cất
lên thành lời
Nữ họa sĩ người Mexico Frida Kahlo (1907-1954) được ví như Van Gogh
của phái nữ khi bà cũng đưa những biến cố của cuộc sống vào trong tác phẩm của

mình. Nhắc đến bà, người ta nói nhiều đến những tác phẩm vẽ bằng cả đau đớn về
tinh thần và thể xác. Frida là một ví dụ cho thấy khi đau ốm, cơ thể con người giúp
họ trở nên riêng biệt, độc đáo, như những tâm sự của bà: “Tôi không bao giờ vẽ
những giấc mơ. Tôi vẽ hiện thực của chính mình…". Bà thường tự họa mình trong
trạng thái ốm đau, dùng những trải nghiệm cá nhân, kể cả cuộc hôn nhân nhiều đau
khổ, những lần sảy thai, vô vàn lần phẫu thuật làm đề tài. Các tác phẩm của Frida
thường đặc trưng bởi những chi tiết liên quan đến mổ xẻ, đau đớn, chịu đựng
(nhưng nét mặt thì thản nhiên).
Frida Kahlo lúc 19 tuổi đã bị một tai nạn xe hơi rất nặng. Cuộc đời của bà
trải qua hơn 30 cuộc phẫu thuật, tạo nên nhiều xúc cảm, và những xúc cảm này
được nữ nghệ sĩ trình bày lên khung vải. Tranh của bà là những bộc lộ thẳng thừng
kỳ lạ, những đau khổ lê thê, bứt rứt, những xúc cảm mãnh liệt, luôn đập vào thị
giác, tạo nỗi xót xa cực độ cho người xem.
-23-

×