Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề cương sử 9 giữa kỳ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.14 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 9 GIỮA KỲ II NĂM 2022-2023
I. Trắc nghiệm khách quan :
Câu 1. Nhà nước được thành lập trong Cách mạng tháng Tám theo chính thể?
A. Cộng hịa dân chủ
B. Dân chủ chủ nô
C. Quân chủ chuyên chế
D. Quân chủ lập hiến
Câu 2. Lực lượng hùng hậu nhất cho thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945 là
A. Việt Nam giải phóng quân
B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
C. Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương
D. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Câu 3 Ngày 19-8-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì ở Hà Nội?
A. Việt Minh tổ chức buổi diễn thuyết cơng khai ở thành phố
B. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi
C. Cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội ở quảng trường Ba Đình
D. Việt Minh rải truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa
Câu 4. Ngày 2-9-1945, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?
A. Cách mạng tháng Tám thành cơng trên cả nước
B. Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt
Nam Dân chủ cộng hòa
C. Vua Bảo Đại tuyên bố thối vị
D. Thực dân Pháp chính thức nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam
Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt
Nam?
A. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi
B. Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn độc lập
C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị
D. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám


năm 1945 đối với Việt Nam?
A. Lật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc
B. Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc- kỉ nguyên độc lập, tự do.
C. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
D. Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa
Câu 7: Cách mạng tháng Tám năm 1945 mang ý nghĩa gì quan trọng nhất đối
với Việt Nam?
A. Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng chục thế kỉ ở Việt Nam
Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
C. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ
D. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của
cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?


A. Đảng ta đã có q trình chuẩn bị suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng từ
1930 -1945.
B. Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân
C. Tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi
D. Nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn từ các nước tư bản phát triển.
Câu 9: Lý do chủ yếu quyết định Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam
chỉ diễn ra, giành thắng lợi trong vòng 15 ngày và ít đổ máu là
A. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đơng Dương
B. Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc
C. Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để chớp thời cơ
D. Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh
Câu 10: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành
cho được độc lập” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?
A. Võ Nguyên Giáp
B. Tơn Đức Thắng

C. Hồ Chí Minh
D. Huỳnh Thúc Kháng
Câu 11: Vì sao trong cùng một khoảng thời gian thuận lợi nhưng ở Đơng Nam Á
chỉ có 3 nước Indonexia, Việt Nam và Lào giành được chính quyền?
A. Do quân Đồng minh vẫn chưa vào giải giáp ở 3 nước này
B. Do quân Nhật và lực lượng thân Nhật ở 3 nước này đã rệu rã
C. Do ý chí quyết tâm cao của nhân dân 3 nước
D. Do 3 nước đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để chớp thời cơ
Câu 12: Ngay khi nhận được tin chính phủ Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và
Tổng bộ Việt Minh đã
A. triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.
B. triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào.
C. phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
D. thành lập Ủy ban tổng khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1.
Câu 13: Nội dung cơ bản của Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông
Dương họp ở Tuyên Quang từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945 là
A. Quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền
trước khi quân Đồng minh vào
B. Đề ra chính sách đối nội, đội ngoại sẽ thực hiện sau khi giành chính quyền
C. Xác định phương châm chỉ đạo khởi nghĩa
D. Thành lập ủy ban khởi nghĩa tồn quốc
Câu 14: Đâu khơng phải là quyết định của Đại hội Quốc dân được triệu tập ở
Tân Trào từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945?  
A. Tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng
B. Thông qua kế hoạch lãnh đạo tồn dân tổng khởi nghĩa
C. Thơng qua 10 chính sách của Việt Minh
D. Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam


Câu 15: Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa

tháng Tám năm 1945 là
A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Trị
C. Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Nam
D. Quảng Trị, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hà Tiên
Câu 16: "Thời cơ ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong
thời gian nào?
A. Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki của Nhật.
B. Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu (5/1945).
C. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai.
D. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải
giáp quân Nhật.
Câu 17: Nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám
năm 1945 ở Việt Nam là
A. Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất
B. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương
C. Sự chuẩn bị chu đáo của Đảng cộng sản Đông Dương và nhân dân
D. Thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít.
Câu 18. Tính chất điển hình của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A. Cách mạng vô sản
B. Cách mạng tư sản
C. Giải phóng dân tộc
D. Thổ địa cách mạng
Câu 19. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám
năm 1945
A. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.
B. Tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.
C. Kết hợp đấu tranh quân sự vơi đấu tranh chính trị, ngoại giao.
D. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Câu 20. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật-Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh

đuổi phát xít Nhật” được nêu trong:
A. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (9/3/1945)
B. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945)
C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (13-15/8/1945)
D. Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16/8/1945)
Câu 21: Bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ nào?
A. Phạm Tuyên.
B. Phong Nhã.
C. Nam Cao.
D. Văn Cao.
Câu 22: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào
hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta...” Đó là lời kêu gọi của?
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (14/8/1945)
B. Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn quốc nổi dậy khởi nghĩa
C. Đại hội Quốc dân ở Tan Trào (16/8/1945)


D. Thư Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng khởi nghĩa giành
chính quyền
Câu 23: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám
là gì?.
A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường bất
khuất.
B. Có khối liên minh cơng nơng vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước
trong Mặt trận thống nhất.
C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu lả Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Có hồn cảnh thuận lợi của chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xơ và
qn Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật
D. độc lập, nằm trong liên bang Đông Dương thuộc Pháp.
Câu 23: Trận đánh nào có tính chất ác liệt và ý nghĩa quyết định nhất trong

chiến dịch biên giới Thu -Đông 1950?
A. Bông Lau
B. Đông Khê
C. Thất Khê
D. Cao bằng
Câu 24: Nội dung nào không phải là mục đích của Việt Nam trong chiến dịch
Biên giới thu- đơng 1950?
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh
B. Khai thơng biên giới Việt- Trung
C. Mở rộng và củng cố căn cứ đại Việt Bắc
D. Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
Câu 25: Trận tấn công mở màn của chiến dịch Biên giới thu- đông 1950?
A. Sa Nầm
B. Đông Khê
C. Thất Khê
D. Cao bằng
Câu 26: Tháng 6/1950, Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm
mục đích?
A. Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc mhanh chóng kết thúc chiến tranh
B. Bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến, giữ vững căn cứ địa Việt Bắc
C. Khai thông biên giới Việt -Trung củng cố mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
D. Phá tan kế hoạch Rơ-ve và âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
Câu 27: Chiến dịch biên giới thu -đông 1950 của bộ đội Việt Nam đã làm phá
sản kế hoạch xâm lược nào của Pháp?
A. Kế hoạch Rơ-ve
B. Kế hoạch Na-va
C. Kế hoạch Xa-lăng
D. Kế hoạch Đờ-lát đờ Tát -xi- nhi
Câu 28: Nhân tố quyết định thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch
biên giới thu -đông 1950 là

A. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc
B. Hậu phương kháng chiến lớn mạnh về mọi mặt
C. Vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
D. Sư đồn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương
Câu 29: Tại sao trong kế hoạch Rơve, thực dân Pháp lại phải tăng cường hệ
thống phòng ngự trên đường số 4?


A. Để ngăn chăn sự chi viện từ liên khu 3 - 4 cho Việt Bắc
B. Để ngăn chặn sự liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa
C. Để cô lập Việt Bắc, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta
D. Để mở rộng phạm vi chiếm đóng của quân Pháp
Câu 30: Chiến dịch Biên giới thu - đơng năm 1950 do Đảng và Chính phủ Việt
Nam đề ra không nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?
A. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch
B. Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới
C. Củng cố, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên
D. Làm phá sản âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp
Câu 31: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu- đông năm
1950 là
A. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơve
C. Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
D. Khai thông con đường liên lạc quốc tế
Câu 32: Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi được Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện
trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
A. Quân Pháp mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
B. Phạm vị chiếm đóng của quân Pháp được mở rộng
C. Ngân sách cho chiến tranh Đông Dương bị cắt giảm
D. Kế hoạch “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” bị

phá sản
Câu 33: Trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 quân dân Việt Nam đã
sử dụng lối đánh nào
A. Đánh du kích.
B. Bám thắt lưng địch mà đánh.
C. Đánh điểm, diệt viện, truy kích.
D. Đánh du kích, mai phục dài ngày.
Câu 34: Sự kiện nào đánh dấu việc Mĩ bắt đầu dính líu và can thiệp vào
cuộc chiến tranh Đơng Dương?
A. Kí với Pháp Hiệp định phịng thủ chung Đơng Dương
B. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve
C. Kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ
D. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Đờlát đơTátxinhi
Câu 35: Điểm khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông (1947) so với
chiến dịch Biên giới thu-đông (1950) của quân dân Việt Nam là
A. Loại hình chiến dịch.
B. Địa hình tác chiến.
C. Đối tượng tác chiến.
D. Lực lượng chủ yếu.
II. Tự luận
Câu 1: Trình nét chính diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
* Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội


- Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, khơng khí cách mạng càng sôi động...các đội
tuyên truyền của Việt Minh hoạt động khắp thành phố.
- Tối ngày 15/8/1945, đội tuyên truyễn xung phong của Việt Minh tổ chức diễn
thuyết công khai trong thành phố
- Ngày 16/8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi. Chính phủ
bù nhìn thân Nhật lung lay đến tận gốc rễ.

- Ngày 19/8, Mặt trận Việt Minh tổ chức mít tinh tại nhà hát lớn. Cuộc mít tinh nhanh
chóng chuyển thành cuộc biểu tình đánh chiếm các cơng sở chính quyền bù nhìn và
qn Nhật. Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hồn tồn ở Hà Nội.
* Giành chính quyền trong cả nước
- Từ ngày 14/8 đến ngày 18/8, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cả nước
( Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam)
- Tiếp sau là Hà Nội, khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế ( 23/8), Sài Gịn ( 25/8)
- Chỉ trong vòng 15 ngày ( từ ngày 14 đến ngày 28/8), cuộc tổng khởi nghĩa đã thành
công trong cả nước.
- Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch HCM đọc bản Tuyên ngôn độc
lập, khai sinh ra nước VNDCCH.
Câu 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945?
- Đối với dân tộc
+ Cách mạng Tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, nó đã phá tan hai
tầng xiềng xích nô lệ Pháp - Nhật, đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế.
+ Việt Nam từ một nước thuộc địa đã trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân
chủ cộng hòa. Đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người dân độc lập, tự do, làm
chủ nước nhà.
+ mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta - kỉ nguyên độc lập, tự do.
- Đối với quốc tế:
+ Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi
ách đế quốc thực dân
+ Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc
địa trên thế giới, đặc biệt là nhân dân châu Á và châu Phi.
Câu 3: Trình bày nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- Nguyên nhân chủ quan
+ Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng Cộng sản Đông
Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì mọi người hăng hái
hưởng ứng.
+ Có khối liên minh công - nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước

trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, biết kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu
tranh chính trị, đấu tranh du kích, với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên phát
động tổng khởi nghĩa
- Nguyên nhân khách quan: Nhờ hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, Hồng quân Liên Xô
và các nước Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật.
Câu 4: Vì sao Cách mạng tháng Tám nhanh chóng giành thắng lợi trong cả
nước?


- Có được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu như vậy một phần là nhờ hoàn cảnh
khách quan thuận lợi: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít
Đức - Nhật, làm cho phát xít Nhật suy sụp, hoang mang. Nhưng điều quan trọng nhất,
quyết định nhất vẫn là do Đảng ta đã biết chớp lấy thời cơ đó, phát động một phong
trào “ Kháng Nhật cứu nước”, tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận
dân tộc thống nhất, biết kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu
tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên phát động tổng khởi
nghĩa ở cả nơng thơn và thành thị , đánh đổ hồn tồn bộ máy cai trị của phát xít
Nhật, giành chính quyền về tay nhân dân.
Câu 5: Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 của ta được mở ra trong hoàn cảnh
như thế nào?
* Thuận lợi
- Cách mạng Trung Quốc thắng lợi ( 1/10/1949). Tình hình Đơng Dương và thế giới
thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiên của ta.
- Thực dân Pháp bị bại trận trên khắp các chiến trường Việt Nam và Đơng Dương
* Khó khăn
- Thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mĩ. Lợi dụng tình hình đó, Mĩ can
thiệp sâu và “ dính líu trực tiếp” vào cuộc chiến tranh Đơng Dương.
- Mĩ viện trợ về tài chính và quân sự cho thực dân Pháp thực hiện “ Kế hoạch Rơ ve” nhằm “ khóa cửa biên giới Việt - Trung” bằng cách tăng cường hệ thống phòng
ngự trên Đường số 4, thiết lập “ Hành lang Đông - Tây” cô lập căn cứ địa Việt Bắc,
chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.

- Tháng 6/ 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên
giới nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông con đường liên lạc quốc
tế... mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.
Câu 6: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông
1950?
* Diễn biến
- Quân ta tiêu diệt Đông Khê ( 18/9), uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ
thống phòng ngự trên Đường số 4 bị lung lay
- Quân Pháp ở Cao Bằng rút theo Đường số 4, đồng thời lực lượng của chúng ở Thất
Khê được lệnh tiến đánh Đơng Khê để đón cánh qn từ Cao Bằng xuống
- Quân ta mai phục chặn đánh địch trên Đường số 4 làm cho hai cánh quân Pháp
không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp rút về Na Sầm, rồi
Lạng Sơn, đến 22/10 thì rút khỏi Đường số 4,
* Kết quả:
- Quân ta đã giải phóng vùng biên giới Việt - Trung, từ Cao Bằng đến Đình Lập với
35 vạn dân. “Hành lang Đơng - Tây” bị chọc thủng.
- Thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ, kế
hoạch Rơ - ve của Pháp bị phá sản.
* Ý nghĩa
- Thắng lợi của chiến dịch Biên giới đã mở đầu giai đoạn quân ta giành quyền chủ
động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ.


- Chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến của chúng ta, ta
đã chuyển từ thế phịng ngự sang thế tiến cơng.



×