Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

tìm hiểu về bệnh giun đũa gà và bệnh sán lá gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 22 trang )

TÌM HIỂU VỀ
BỆNH GIUN ĐŨA GÀ VÀ BỆNH SÁN LÁ GAN
Trường: Cao Đẳng Sư phạm Hà Nam
Lớp: SP Sinh-KTNN-k16
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Nguyễn Hồng Nhung
BỆNH GIUN ĐŨA GÀ
1. Giới thiệu về bệnh
- Bệnh giun đũa ở gà do giun Ascaridia galli thuộc lớp giun
tròn gây ra. Giun đũa gà là bệnh phổ biến xảy ra ở tất cả các
lứa tuổi và khắp nơi trên thế giới.
- Giun đũa sống ký sinh ở ruột non và ruột già của gà. Giun
đũa chỉ gây hại khi phát triển với số lượng lớn. Trong trường
hợp nghiêm trọng, chúng có thể xuất hiện ở thực quản, diều,
mề, vòi trứng hay khoang bụng nếu ruột già bị rách.
- Gà trên 3 tháng tuổi có sức đề kháng tốt với khả năng nhiễm
giun đũa ít hơn so với gà dưới 3 tháng tuổi. Gà nuôi chăn
thả như gà thả vườn hay nuôi trên nền trấu như cách chăn
nuôi của người dân ở nước ta rất dễ bị nhiễm giun đũa gà.
2. Tác hại
Tác hại: Gà bị nhiễm nặng gây mất máu, niêm mạc, mồm nhợt nhạt, chân khô, ăn giảm, tiêu chảy, còi cọc,
chậm lớn, tiêu tốn nhiều thức ăn cho 1kg tăng trọng. Khi bị nhiễm nặng gà thường chết do tắc ruột hay tắc
ống dẫn mật và có thể giảm tăng trọng đến 30%.
* Vòng đời của giun đũa gà

Giun đũa ở gà có chu trình phát triển trực tiếp

Con đực và con cái sống trong ống ruột, có kích thước dài khoảng 5-10 cm.

Giun trưởng thành và đẻ trứng trong đường tiêu hóa. Trứng giun được thải ra ngoài theo phân và phân tán trong
chất độn chuồng. Ở điều kiện môi trường nóng và ẩm, trứng giun phát triển thành phôi trong thời gian 10 ngày.


Nếu gà nuốt phải trứng giun này vào đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống, dưới tác dụng của men tiêu hóa, sau
vài ngày những ấu trùng giun được hình thành từ trứng sẽ chui qua niêm mạc ruột vào gan, lên phổi rồi ra khí
quản, theo niêm dịch lại trở về đường tiêu hóa phát triển thành giun trưởng thành.
-
Một vòng đời của giun kéo dài khoảng 50 ngày. Vì vậy nếu gà nuôi thịt 2 tháng tuổi đã xuất chuồng thì không
cần phải tẩy giun. Nhưng nếu nuôi đẻ hay nuôi gà ta thì sau hai tháng tuổi phải tẩy giun và cứ 2-3 tháng sau lại tẩy
lại 1 lần.
Vòng đời của giun đũa

3. Triệu chứng
Gà nhiễm bệnh giai đoạn đầu ít thấy biểu hiện triệu chứng gì đặc biệt.
Nhưng sau 1,5-2 tháng thấy:
- Gà gầy, còi cọc, xù lông, tiêu chảy phân loãng, phân lẫn máu, phân sống
do niêm mạc ruột bị tổn thương.
- Gà có các biểu hiện thiếu máu.
- Trong trường hợp nhiễm giun nặng gà có thể chết do giun làm tắc ruột, vỡ
ruột hoặc tắc ống mật.
- Gà đẻ nếu nhiễm giun nhiều cũng gây giảm đẻ.
Do tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa nên hạn chế sự hấp thu vitamin
A và các chất dinh dưỡng khác làm cho gà chậm lớn và còi cọc.
Phân gà có giun đũa khi bị tiêu chảy.
4. Bệnh tích
- Niêm mạc đường tiêu hóa thay đổi, sung huyết đỏ
(do giun bám vào thành ruột để hút chất dinh
dưỡng).
- Thành ruột dầy lên và nhu động giảm.
- Giun và ấu trùng có thể xuyên qua ruột vào túi
mật, gan, tim, thận, thoái hóa những tổ chức ở gan,
thận, tim, phổi do ấu trùng di căn tại đó.
5. Chẩn đoán

- Trên gà sống: Thường là xét nghiệm phân tìm trứng giun đũa.
- Mổ khám: Ở ruột non tìm giun đũa là phương pháp cho kết quả chính xác nhất.
Nguồn truyền lây: Gà lớn bị nhiễm giun đũa thải trứng ra ngoài môi trường là nguồn truyền lây cho
gà con qua qua thức ăn, nước uống; Châu chấu và giun đất có thể mang trứng giun đũa để lây nhiễm
cho gà
.
6. Cách phòng bệnh
- Dùng thức ăn và nước uống cho gia cầm phải đảm bảo vệ sinh, không nhiễm phân gà và đất cát.
- Nên nuôi gà trên sàn để gà ít tiếp xúc với phân có nhiễm trứng giun.
- Phải dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ trước khi nhập một lô gà mới.
- Nuôi riêng gà lớn với gà con, tránh để gà con ăn phải trứng giun từ gà lớn. Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt đàn gà với
khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng
- Nếu nuôi nền đất thì chất lót chuồng phải khô ráo tránh ẩm ướt.
- Gà từ 2 tháng tuổi trở lên dùng thuốc tẩy giun Piperazin hoặc Tetramisol
Trộn thức ăn để trị bệnh. Sau 2-3 tháng tẩy lại 1 lần.
7. Điều trị bệnh
Gà từ 2 tháng tuổi trở lên dùng một trong những thuốc tẩy giun sau để trị bệnh:
- Piperazin: trộn thức ăn hay cho uống trực tiếp liều 200 mg/kg thể trọng. Sau 2-3 tháng dùng lại
lần 2.
-Tetramisol (thuốc bột Hungari): dùng liều 200 mg/kg thể trọng (tương đương với Tetramisol
nguyên chất là 20 mg/kg thể trọng).Gà lớn có thể tiêm bắp liều 15 mg/kg thể trọng.
- Mebenvet: Liều dùng 0,5-1g/kg thể trọng gà. Thuốc trộn với thức ăn cho gà ăn
BỆNH SÁN LÁ GAN
BỆNH SÁN LÁ GAN
- Sán lá gan là bệnh phổ biến trên thế giới, trâu, bò, dê, cừu và
người đều mắc bệnh. Sán có hình lá liễu, kích thướt 2-7cm màu
đỏ tươi, rộng 5-12 mm.
- Đây là bệnh phổ biến và gây nhiều thiệt hại kinh tế cho đàn gia
súc. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt ở vùng lầy lội và ẩm thấp.
Gia súc càng già càng nhiễm bệnh này

- Bệnh sán lá gan chưa có vacxin phòng nhưng dùng thuốc phòng
trị cho hiệu quả cao.
1. Giới thiệu về bệnh
Sán lá gan
2. Nguyên nhân và tác hại
Nguyên nhân:
Bệnh do sán lá gây ra. Bệnh do 2 loài sán lá gan gây ra là
Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Những sán này thường
ký sinh ở ống dẫn mật, đôi khi thấy cả ở phổi, tim của trâu, bò,
dê, cừu.
Ký chủ trung gian là ốc nước ngọt.
Tác hại:
Bệnh thường gây viêm gan ở thể cấp hay mãn tính, làm sơ gan,
viêm tắc ống dẫn mật, dẫn đến rối loạn toàn thân, làm gia súc bị
suy dinh dưỡng gầy còm.
Trứng sán lá
* Vòng đời của sán lá gan

Sán lá gan trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của trâu bò, dê cừu, đến lúc sán đẻ trứng, trứng theo dịch mật
vào ruột.

Sau đó theo phân ra ngoài môi trường.

Dưới điều kiện thích hợp của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, trứng phát triển thành miracidium ( mao ấu)

Mao ấu chui ra ngoài bơi tự do trong nước, gặp ký chủ trung gian là ốc vào cơ thể ốc phát triển và sinh sản bằng
lối sinh sản vô tính, tạo thành các vĩ ấu.

Các vĩ ấu tạo thành vỏ bọc chắc chắn gọi là nang ấu bám vào các cây thủy sinh.


Gia súc, người ăn phải rau, cỏ nhiễm các nang ấu này vào đường tiêu hoá sẽ chui qua vách ruột non vào xoang
bụng xâm nhập vào gan và sống ở nhu mô gan trong 6-7 tuần trước khi phát triển thành sán lá trưởng thành ký
sinh trong ống dẫn mật.
Vòng đời của sán lá gan
Fasciola hepatica
3. Triệu chứng
- Con vật gầy dần, suy nhược, thiếu máu, niêm
mạc nhợt nhạt, lông rụng, da mốc. Gia súc bị tiêu
chảy thường xuyên, có hiện tượng phù ở mi mắt,
yếm ngực viêm sơ.
- Phù thũng ở hầu, ngực, bốn chân…
- Kiểm tra phân thấy trứng sán lá gan mầu vàng,
hình bầu dục, có nắp, vỏ mỏng.
Gia súc bị nhiễm sán lá gan
4. Bệnh tích

- Ống mật trong gan dày lên rõ rệt, giống cành cây, mổ ra
có nhiều sán lá ký sinh trong đó, viêm loét ống dẫn mật.
- Trên mặt gan của gia súc bị bệnh có vết di hành của
sán lá ( màu vàng trắng) và xuất huyết do các mô bị phá
hủy. Nặng sẽ gây xơ gan.
- Hàng ống dẫn mật giảm có mủ, gan có những điểm hoại
tử, niêm mạc tăng sinh thành những u trong đó có nhiều
bạch cầu hạt.
Trên mặt gan của thú bị bệnh có các vết di hành
của sán màu vàng trắng và xuất huyết do các mô
bị phá hủy
5. Chẩn đoán
- Mổ khám: Chẩn đoán chính xác nhất, có thể phát hiện sán non ở gan trong trường hợp cấp tính.
- Xét nghiệm phân tìm trứng sán: Phương pháp này có khuyết điểm là trong giai đoạn sán còn non

chưa thải trứng qua phân nên không thể phát hiện được mặc dù gia súc đã bị nhiễm. Phương pháp
này thường sử dụng trong thể mãn tính.
- Phương pháp Elisa: Ngày nay được sử dụng phổ biến, phương pháp này có độ nhạy rất cao (trên
95%) có thể phát hiện kháng thể sán lá gan 2 tuần sau khi nhiễm.
6. Điều trị bệnh
Có thể sử dụng một trong các hóa dược sau để điều trị
sán lá gan cho vật nuôi:
-Tetraclorua cacbon
- Albendazole
- Dertil B
- Phar-dectocid

Các loại thuốc trên có thể được sử dụng dưới dạng tiêm
hoặc hòa với nước cho uống. Thuốc rất an toàn, diệt
được sán lá gan ở các giai đoạn phát triển.
7. Phòng bệnh
- Ủ phân gia súc để diệt trứng sán.
- Nên chăn nuôi bò trên đồng cỏ được kiểm soát sán lá gan.
- Gia súc mới nhập đàn nên cách ly điều trị sán lá gan.
- Diệt ký chủ trung gian bằng các hoá chất: CuSO4, vôi bột, hay nuôi vịt, ngan, ngỗng… để
chúng ăn ốc
- Tẩy sán lá gan 2 lần trong một năm: trước và sau mùa mưa (tháng 4 và tháng 12).
- Vệ sinh thức ăn, nước uống và chuồng nuôi.
Nguồn: Giáo trình Thú y & Internet

Trong quá trình chăn nuôi, việc phòng và trị các bệnh ký sinh ở vật nuôi là hết sức quan trọng và cần thiết. Vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lương sản phẩm chăn nuôi. Người chăn nuôi cần nắm được
những yêu cầu cần thiết về phòng và trị bệnh ký sinh để có những tác động kịp thời, đảm bảo cho vật nuôi có
trạng thái sức khỏe tốt nhất, đem lại hiệu quả trong quá trình chăn nuôi.

×