Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

cẩm nang theo dõi và đánh giá - mođun thực hành theo dõi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 119 trang )



CHÍNH PHỦ VIỆ T NAM

Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun
Thực hành Theo dõi

Đơn vị soạn thảo
Vụ Kinh tế đối ngoại/ Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Số 2, Hoàng Văn Thụ
HÀ NỘI, VIỆT NAM


6/12/06
42443867



CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi i


Lời nói đầu

Cam kết Hà Nội khẳng định một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam và các
nhà tài trợ là nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Để
điều đó trở thành hiện thực công tác quản lý ODA phải có hiệu quả và có tính chuyên nghiệp.
Một hệ thống theo dõi và đánh giá đủ năng lực ở cả ba cấp dự án, chương trình và chính sách là
không thể thiếu đối với quản lý ODA.

Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia - Giai đoạn II”


(VAMESP II) 2004 - 2007 do AusAID tài trợ đã được Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư triển khai thực hiện. Mục đích của VAMESP II là hỗ trợ Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư xây dựng một hệ thống theo dõi và đánh giá quốc gia vận hành có hiệu quả để
thực hiện Nghị định 131/2006/NĐ-CP nhằm phát huy tối đa lợi ích của ODA ở Việt Nam.

Các chuyên gia và cán bộ VAMESP II căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của công tác theo dõi và
đánh giá ở Việt Nam, đồng thời tham khảo những thông lệ theo dõi và đánh giá tốt nhất của quốc
tế để biên soạn cuốn “Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá Quốc gia”. Cẩm nang gồm 4 mô-đun:
Hướng dẫn xây dựng và vận hành hệ thống TD&ĐG tại Việt Nam – Tài liệu phục vụ cấp lãnh
đạo, Thực hành theo dõi, Thực hành đánh giá và Tài liệu đào tạo TD&ĐG tại Việt Nam. Cẩm
nang cung cấp không những những nguyên tắc, khái niệm cơ bản, phương pháp và công cụ thực
hiện theo dõi và đánh giá mà còn minh họa bằng những ví dụ cụ thể (nghiên cứu tình huống) do
các chuyên gia và cán bộ VAMESP II thực hiện. Cẩm nang là một tài liệu tham khảo tốt cho cả
cán bộ quản lý và hoạch định chính sách ODA cũng như cán bộ kỹ thuật thực hiện theo dõi và
đánh giá.

Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của VAMESP II trong biên soạn cuốn Cẩm nang có giá trị này và
hân hạnh giới thiệu tài liệu này với tất cả đồng nghiệp và những người quan tâm đến công tác
theo dõi và đánh giá nói riêng và quản lý ODA nói chung. Chúng tôi hy vọng đây là một đóng
góp thiết thực vào quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng ODA ở Việt Nam.





Cao Viết Sinh Laurie Dunn
Thứ trưỏng Tham tán Hợp tác phát triển
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cơ quan Viện trợ Phát triển Ôxtrâylia tại
Việt Nam (AusAID)
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi ii


MỤC LỤC

Lời nói đầu i
Danh mục các từ viết tắt v
1 Giới thiệu 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu 1
1.3 Hướng dẫn sử dụng Sổ tay thực hành theo dõi 1
1.4 So sánh Theo dõi và Đánh giá 2
1.5 Một số tài liệu tham khảo chính 2
2 Theo dõi dự án ODA 3
2.1 Chu trình đầu tư 3
Xác định 3
Chuẩn bị 3
Thẩm định và phê duyệt 4
Thực hiện và theo dõi 4
Đánh giá 5
2.2 Theo dõi 5
2.3 Một số nhiệm vụ theo dõi cơ bản trong chu trình đầu tư 6
3 9 bước thực hiện theo dõi dự án ODA 7
3.1 Bước 1: Xây dựng và điều chỉnh khung lôgíc 8
3.2 Bước 2: Xác định các câu hỏi hoạt động và các chỉ số 13
Câu hỏi hoạt động 13
Chỉ số - dấu hiệu của sự thay đổi 15
Một số ví dụ về các chỉ số kết quả 18
Một số cân nhắc khi lựa chọn chỉ số 18
3.3 Bước 3: Xây dựng khung theo dõi và kế hoạch theo dõi 21

Khung theo dõi 21
Cấu trúc của một kế hoạch theo dõi 24
3.4 Bước 4: Chuẩn bị tổ chức để theo dõi có chất lượng 26
Những chuẩn bị về tổ chức 26
Duy trì chất lượng các hệ thống theo dõi 27
3.5 Bước 5: Chuẩn bị các công cụ và hệ thống IT 30
Các công cụ CNTT phục vụ công tác thu thập và đối chiếu dữ liệu 31
3.6 Bước 6: Thu thập và phân tích dữ liệu 33
Hành trình của dữ liệu 33
Các phương pháp thu thập dữ liệu và theo dõi kết quả 33
Các phương pháp theo dõi 34
12 câu hỏi cần trả lời khi lựa chọn các phương pháp 35
Thu thập dữ liệu để theo dõi 36
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi iii


Đảm bảo tính tin cậy của thông tin 36
Tổng hợp, phân tích và lưu trữ dữ liệu 38
Vai trò của dữ liệu đầu kỳ 42
Xếp hạng tình hình thực hiện dự án 43
Lưu trữ thông tin 46
3.7 Bước 7: Báo cáo kết quả và thông tin theo dõi 47
Truyền thông hỗ trợ các hoạt động và trách nhiệm giải trình 47
Đối tượng mục tiêu 48
Một số điểm cần chú khi trình bày thông tin cho phản hồi 48
Phương tiện để truyền thông các phát hiện 49
3.8 Bước 8: Hỗ trợ sử dụng thông tin theo dõi và phản hồi thông tin 49
3.9 Bước 9: Xem xét những điều kiện và năng lực cần thiết 51
4 Hệ thống theo dõi quốc gia 54

4.1 Hệ thống theo dõi cấp cơ quan chủ quản 56
Công cụ theo dõi danh mục dự án (PMT) 57
4.2 Hệ thống theo dõi cấp Ban QLDA 58
Công cụ theo dõi thống nhất (AMT) 59
Hướng dẫn sử dụng Công cụ theo dõi thống nhất 61

BIỂU

Biểu 1: So sánh Theo dõi và Đánh giá 2
Biểu 2: Chu trình đầu tư 3
Biểu 3: Các nhiệm vụ theo dõi cơ bản trong chu trình đầu tư 6
Biểu 4: Mẫu khung lôgíc 9
Biểu 5: Khung lôgíc của Dự án Nâng cấp Đô thị Cần Thơ 10
Biểu 6: Trình tự xây dựng khung lôgíc 12
Biểu 7: Mối quan hệ giữa lôgíc chiều dọc và các giả định 12
Biểu 8: Khung lôgíc hỗ trợ cho công tác theo dõi 13
Biểu 9: Ví dụ về câu hỏi hoạt động hỗ tr
ợ công tác theo dõi 14
Biểu 10: Các câu hỏi hoạt động cơ bản 15
Biểu 11: Các loại thay đổi là kết quả của các đầu vào và hoạt động 15
Biểu 12: Ví dụ về các chỉ số hoạt động và và chỉ số đầu ra 16
Biểu 13: Các tiêu chí S M A R T và các câu hỏi xác định tính thực tiễn 17
Biểu 14: Một số ví dụ về các chỉ số kết quả theo ngành 19
Biểu 15: Đánh giá chất lượng chỉ số 20
Biểu 16: Mẫu khung theo dõi 22
Biểu 17: Ví dụ về khung theo dõi: Dự án nâng cấp đô thị Cần Thơ 23
Biểu 18: Các nội dung gợi ý của một kế hoạch theo dõi 24
Biểu 19: Ví dụ về tổ chức phục vụ theo dõi của Ban quản lý dự án 27
Biểu 20: Các chức năng của cán bộ theo dõi – Cấp Ban QLDA và Chủ dự án 28
Biểu 21: Ví dụ về tổ chức của một cơ quan chủ quản đố

i với công tác theo dõi 29
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi iv


Biểu 22: Chức năng nhiệm vụ của cán bộ theo dõi - cấp cơ quan chủ quản 30
Biểu 23: Các công cụ IT phục vụ công tác thu thập và đối chiếu dữ liệu 31
Biểu 24: Một ví dụ về công cụ IT đơn giản cho việc thu thập dữ liệu 32
Biểu 25: AMT - một công cụ IT đơn giản để đối chiếu dữ liệu 33
Biểu 26: Hành trình của dữ liệu theo dõi 34
Biểu 27: Thông tin đầu kỳ trong dữ liệu theo dõi theo chuỗi thời gian 41
Biểu 28: Ví dụ về phân tích thay đổi so với kế hoạch 41
Biểu 29: Các phương pháp phân tích so sánh 42
Biểu 30: Đề xuất hệ thống xếp hạng để theo dõi danh mục tại Việt Nam 44
Biểu 31: Ví dụ về Hệ thống xếp hạng của ADB 45
Biểu 32: Hệ thống xếp hạng của Ngân hàng thế giới (WB) 46
Biểu 33: Đối tượng tiếp nhận thông tin theo dõi 48
Biểu 34: Theo dõi hỗ trợ quá trình quản lý hướng tới các kết quả phát triển 50
Biểu 35: Theo dõi kết quả thực hiện như thế 51
Biểu 36: Các kỹ năng chính cán bộ theo dõi cần phải có 52
Biểu 37: Mẫu xác định nhu cầu đào tạo dùng cho cán bộ thực hiện theo dõi 53
Biểu 38: Báo cáo và phản hồi trong hệ thống theo dõi quốc gia 54
Biểu 39: Dòng dữ liệu trong hệ thống theo dõi quốc gia 55
Biểu 40: Ví dụ về giao diện PMT 57
Biểu 41: Hành trình dữ liệu theo dõi cấp cơ quan chủ quản 58
Biểu 42: Hành trình dữ liệu theo dõi cấp Ban QLDA 59
Biểu 43: Lựa chọn mức độ bảo mật để sử dụng AMT 61
Biểu 44: Kích hoạt macros trong AMT 62
Biểu 45: Ví dụ về trang chủ của AMT 62
Biểu 46: Ví dụ về nhãn tab của AMT 63

Biểu 47: Thay đổi hệ thống phân cách số 64
Biểu 48: In báo cáo AMT 65

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Hướng dẫn sử dụng Công cụ theo dõi thống nhất (AMT)
Phụ lục 2 Các phương pháp theo dõi tại Việt Nam
Phụ lục 3 Danh mục thuật ngữ theo dõi

CẨM NANG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ

Mođun I Hướng dẫn xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá ODA tại Việt Nam
- Tài liệu phục vụ cấp lãnh đạo
Mođun II Thực hành theo dõi
Mođun III Thực hành đánh giá
Mođun IV Tài liệu đào tạo theo dõi và đánh giá tại Việt Nam
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi v


Danh mục các từ viết tắt

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
AMT Công cụ theo dõi thống nhất
AusAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Ôxtrâylia
CCBP Tăng cường năng lực toàn diện
CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo
FERD Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
GMED Phòng Tổng hợp, Theo dõi & Đánh giá (Vụ Kinh tế đối ngoại)
GoV Chính phủ Việt Nam

HCMC Thành phố Hồ Chí Minh
IT Công nghệ thông tin
LMDG Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
M&E Theo dõi và Đánh giá
MIS Hệ thống thông tin theo dõi
MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ODA Hỗ trợ Phát triển Chính thức
OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
PMT Công cụ theo dõi danh mục dự án
PMU Ban Quản lý Dự án (đối với một dự án ODA cụ thể)
QA Bảo đảm chất lượng
SEDP Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
SWAP Phương pháp tiếp cận theo ngành
UN Liên hợp quốc
VAMESP II Dự án Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam - Ôxtrâylia
- Giai đoạn II
WB Ngân hàng thế giới
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 1


1 Giới thiệu
1.1 Giới thiệu
Theo dõi là một bộ phận của quá trình quản lý dự án. Theo dõi là việc đo lường tiến độ thực tế
của 3 loại thay đổi sau:
• giải ngân nguồn vốn đầu tư
• tiến trình quản lý đầu tư
• tình hình thực hiện các sản phẩm đầu ra của đầu tư


Tất cả các Cơ quan chủ quản (CQCQ), Chủ dự án và Ban Quản lý dự án (Ban QLDA) thực hiện
các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA hoặc nguồn vốn của Nhà nước đều có chức năng và
nhiệm vụ tổ chức thực hiện theo dõi.

1.2 Mục tiêu
Sổ tay thực hành theo dõi cung cấp một số hướng dẫn thiết thực đối với công tác theo dõi các dự
án đầu tư công của các CQCQ, Chủ dự án và Ban QLDA ở Việt Nam, trong đó tập trung vào các
dự án ODA. Sổ tay sẽ trình bày 9 bước cơ bản của công tác theo dõi, giới thiệu một số phương
pháp và công cụ hỗ trợ theo dõi cũng như một số cơ cấu tổ chức giúp các Ban QLDA, Chủ dự án
và CQCQ có thể thực hiện theo dõi hiệu quả.

Ngoài ra, Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá (TD&ĐG) còn bao gồm một Sổ tay hướng dẫn cách
xây dựng hệ thống TD&ĐG ở Việt Nam để các cán bộ lãnh đạo tham khảo
1
, một Sổ tay thực
hành đánh giá
2
và một Sổ tay tài liệu đào tạo để các Cá nhân xuất sắc (Champion) và cán bộ đào
tạo có thể sử dụng để đào tạo và tăng cường năng lực cho các cán bộ thực hiện theo dõi
3
.

1.3 Hướng dẫn sử dụng Sổ tay thực hành theo dõi
Cuốn Sổ tay này sẽ giới thiệu cách thực hiện 9 bước theo dõi để thực hiện nhiệm vụ theo dõi một
dự án ODA, bao gồm:
• Bước 1: Xây dựng hoặc điều chỉnh khung lôgíc của dự án được theo dõi
• Bước 2: Xác định các câu hỏi hoạt động, nhu cầu thông tin và các chỉ số
• Bước 3: Xây dựng khung theo dõi và kế hoạch theo dõi
• Bước 4. Xây dựng cơ cấu tổ chức hỗ
trợ công tác theo dõi

• Bước 5: Chuẩn bị các công cụ và hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ hệ thống theo
dõi
• Bước 6: Thu thập và phân tích dữ liệu
• Bước 7: Báo cáo kết quả và thông tin theo dõi
• Bước 8: Hỗ trợ sử dụng các thông tin theo dõi và phản hồi
• Bước 9: Xem xét các điều kiện và năng lực cần thiết

1
Mođun 1 - Hướng dẫn xây dựng hệ thống TD&ĐG ODA tại Việt Nam - Tài liệu phục vụ cấp lãnh đạo
2
Mođun 3 - Thực hành đánh giá

3
Mođun 4 - Tài liệu đào tạo TD&ĐG tại Việt Nam

CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 2


1.4 So sánh Theo dõi và Đánh giá
Theo dõi và đánh giá có những chức năng khác nhau và thường phục vụ cho các đối tượng sử
dụng khác nhau. Sử dụng thông tin trong Bảng 1 để kiểm tra xem bạn nên sử dụng Cẩm nang
theo dõi hay Cẩm nang đánh giá
4
. Nếu bạn phải trả lời câu hỏi về đánh giá, ví dụ như tác động
của dự án đầu tư hay nguyên nhân dẫn đến một hiện tượng, thì bạn hãy tham khảo hiệu Cẩm
nang đánh giá. Nếu bạn phải trả lời được các câu hỏi về theo dõi như báo cáo định kỳ tình hình
thực hiện, tiến độ thực hiện hoặc giải ngân, Cẩm nang theo dõi sẽ hỗ trợ bạn.

Biểu 1: So sánh Theo dõi và Đánh giá

Theo dõi Đánh giá
Liên tục hoặc định kỳ Theo giai đoạn hoặc đột xuất
Tình hình thực hiện các mục tiêu của Chương
trình đã đặt ra
Đánh giá các mục tiêu của Chương trình trong
mối quan hệ với các mục đích cao hơn hoặc với
các vấn đề phát triển cần được giải quyết
Các chỉ số tiến độ đã xác định trước được mặc
nhiên là đúng
Đặt câu hỏi về tính đúng đắn và hợp lý của các
chỉ số định trước
Theo dõi tiến độ dựa vào một số ít các chỉ số đã
được xác định trước
Giải quyết các vấn đề thuộc nhiều phạm vi khác
nhau
Tập trung vào các kết quả dự kiến Xác định các kết quả dự kiến và ngoài dự kiến
Sử dụng phương pháp định lượng Sử dụng phương pháp định lượng và phương
pháp định tính
Thu thập dữ liệu thường xuyên Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau
Không trả lời các câu hỏi nhân quả Trả lời các câu hỏi nhân quả
Thường là một chức năng của quản lý nội bộ Thường do các chuyên gia đánh giá độc lập thực
hiện và các cơ quan bên ngoài đề xướng
Nguồn: SIDA (2004) Looking back, moving forward. SIDA Evaluation Manual (trang 11). SIDAA3753en

1.5 Tài liệu tham khảo chính
Hiện có nhiều cẩm nang hoặc sổ tay theo dõi - xem chi tiết trên Website Theo dõi và Đánh giá
quốc gia (www.mpi.gov.vn/tddg
). Một số cuốn sách cung cấp những thông tin đặc biệt hữu ích
và sâu sát với các điều kiện của Việt Nam. Các tài liệu tham khảo này cũng đã giúp chúng tôi rất
nhiều trong việc biên soạn cuốn Sổ tay này dành cho các cán bộ thực hiện theo dõi tại Việt Nam.

Đặc biệt, chúng tôi ghi nhận sự đóng góp của:
• FASID (2000) Theo dõi và đánh giá dựa trên phương pháp quản lý chu trình dự án. Hiệp hội
Nghiên cứu Phát triển Quốc tế. Tokyo, Nhật Bản (xem www.fasid.or.jp)
• IFAD (2002) Hướng dẫn theo dõi và đánh giá dự án – quản lý tác động trong phát triển nông
thôn. Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế. Roma, Italia (xem www.ifad.org/ evaluation/)


4
Mođun 3 - Thực hành đánh giá
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 3


2 Theo dõi dự án ODA
2.1 Chu trình đầu tư
Theo dõi là một bộ phận của chu trình các hoạt động thực hiện đầu tư. Chu trình đầu tư dưới đây
mô tả các bước thực hiện một dự án ODA (xem Biểu 2).

Biểu 2: Chu trình đầu tư












Xác định
Chính phủ Việt Nam (CPVN) đã đề ra các mục tiêu đầu tư chiến lược trong Chiến lược Phát
triển Kinh tế - Xã hội 10 năm (2001 – 2010) và Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm
(2006 - 2010). Chiến lược đầu tư bằng nguồn vốn ODA được xác định trong Đề án Định hướng
Thu hút và Sử dụng ODA (2006 - 2010). Theo Cam kết Hà Nội, các nhà tài trợ ở Việt Nam sẽ
dựa vào các chiến lược và kế hoạch này củ
a Chính phủ để xác định dự án, hỗ trợ chương trình
ngành và các hoạt động đầu tư khác.

Giai đoạn xác định trong chu trình đầu tư liên quan đến việc xác định, xem xét và lựa chọn dự
án. Chính phủ và các nhà tài trợ cùng làm việc với các bên liên quan khác để lựa chọn các dự án
đầu tư phù hợp về tài chính, kinh tế, xã hội và môi trường. Các dự án được xác định phải hỗ trợ
thực hiện các mục tiêu chiến lược qu
ốc gia. Việc xem xét tỷ mỷ và đánh giá ban đầu là hết sức
quan trọng trong quá trình lựa chọn dự án.

Chuẩn bị
Giai đoạn chuẩn bị trong chu trình đầu tư bao gồm nghiên cứu tính khả thi của các đề xuất đầu tư
và chuẩn bị thiết kế chi tiết để CPVN và các nhà tài trợ thẩm định. Trong giai đoạn này, người ta
thường sử dụng phương pháp phân tích khung lôgíc. Khung lôgíc cũng sẽ được sử dụng cho theo
dõi và đánh giá khi dự án đi vào thực hiện sau này. Các tài liệu chuẩn bị đưa ra đề xuất về chiến
lược TD&ĐG, các mối quan hệ trong quá trình hoạt động, ma trận khung loic, dự thảo kế hoạch
hoạt động và dự trù ngân sách. Các tài liệu như Báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ là cơ sở cho hệ
thống theo dõi tổng thể sau này.
Xác định
Chuẩn bị
Thẩm định
& Phê duyệt
Đánh giá
Thực hiện &

Theo dõi
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 4


Thẩm định và phê duyệt
Giai đoạn thẩm định trong chu kỳ đầu tư được thực hiện nhằm xem xét một cách độc lập Báo
cáo nghiên cứu khả thi và các tài liệu chuẩn bị khác. Một số nhà tài trợ gọi việc thẩm định này là
đánh giá đầu kỳ.

Thẩm định bao gồm đánh giá các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, thể chế, tài chính, môi trường và xã
hội của dự án đầu tư. Đối với các dự án lớn (thường là các dự án vốn vay), người ta thường tổ
chức các đoàn thẩm định đi thực địa tại các địa điểm dự kiến đầu tư và các CQCQ. Đối với các
dự án nhỏ (thường là viện trợ không hoàn lại), công tác thẩm định được tiến hành ngay tại văn
phòng của nhà tài trợ mà không cần đi thực tế.

Đối với các dự án vốn vay, giai đoạn thẩm định cũng bao gồm việc thảo luận và soạn thảo các
Hiệp định vay. Sau thẩm định là quá trình đàm phán và phê duyệt của Chính phủ và tổ chức cho
vay. Các khoản vay có hiệu lực sau khi được phê duyệt và sau khi các thủ tục pháp lý về hiệp
định vay được hoàn tất.

Đối với các dự án viện trợ không hoàn lại, việc thẩm định, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
tư vấn sẽ được thực hiện sau khi phê duyệt thiết kế.

Thực hiện và theo dõi
Các dự án đầu tư do các CQCQ thực hiện, thường với sự hỗ trợ của Ban QLDA và Nhóm hỗ trợ
kỹ thuật. Quá trình thực hiện được lập kế hoạch và tiến hành theo lịch trình và thủ tục đã được
thống nhất trong các văn kiện thiết kế dự án. Ví dụ, đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu
tiên là chuẩn bị thiết kế kỹ thuật chi tiết và các tài liệu đấu thầu, tiếp đó sẽ tiến hành mua sắm
máy móc và trang thiết bị, xây dựng và vận hành công trình.


Theo dõi là một công việc thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án. Theo dõi giúp các cơ
quan đưa ra quyết định quản lý dựa trên việc thường xuyên so sánh tình hình thực hiện giữa thực
tế và kế hoạ
ch của 3 yếu tố: giải ngân vốn đầu tư, các quá trình quản lý đầu tư và thực hiện các
kết quả đầu ra. Các dữ liệu và kết quả thực hiện này sẽ cung cấp thông tin để liên tục hoàn thiện
quá trình thực hiện. Các nhà lãnh đạo sử dụng kết quả theo dõi trong quá trình ra quyết định
quản lý có thể đem lại nhiều kết quả đầu tư có hiệu quả và hiệu suất cao hơn.

Giám sát cũng là một hình thức của theo dõi nhưng thường có sự tham gia của các cơ quan cấp
trên (ví dụ, Vụ Thẩm định và Giám sát Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Kiểm toán
Nhà nước) nhằm kiểm tra các hoạt động của các cơ quan cấp dưới (ví dụ, các CQCQ, Chủ dự án
hoặc Ban QLDA).

Một hệ thống và quá trình theo dõi hiệu quả sẽ cung cấp thông tin cho quá trình quản lý thông
qua việc phản ánh và ki
ểm điểm thường xuyên với các bên liên quan và đánh giá độc lập. Đội
ngũ quản lý khi theo dõi quá trình thực hiện có thể theo sát được tiến độ thực hiện nhằm đạt
được các kết quả và mục tiêu đề ra cũng như cung cấp được dữ liệu sử dụng cho đánh giá giữa
kỳ và đánh giá sau dự án.
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 5


Đánh giá
Đánh giá là việc xem xét định kỳ tính phù hợp, hiệu suất, hiệu quả, và tác động của một dự án
đầu tư. Đánh giá cung cấp cho các bên liên quan thông tin về kết quả và tác động của dự án đầu
tư và bằng chứng cho thấy các kết quả này có khả năng bền vững hay không. Các thông tin cũng
được sử dụng để rút ra các bài học kinh nghiệm khi hoạch định chiến lược, lập kế hoạch và
chuẩn bị cho các dự án đầu tư mới trong tương lai.


Đánh giá được thực hiện tại 4 giai đoạn trong chu trình đầu tư:
• Đánh giá sơ bộ hay đánh giá đầu kỳ (một số nhà tài trợ còn gọi là thẩm định) – là đánh giá
ban đầu được thực hiện ngay khi bắt đầu một dự án ODA, tập trung vào tính phù hợp của dự
án.
• Đánh giá giữa kỳ – do nhóm chuyên gia đánh giá độc lập ph
ối hợp với cán bộ quản lý tiến
hành, tập trung đánh giá tính phù hợp, hiệu quả và hiệu suất.
• Đánh giá kết thúc hay đánh giá cuối kỳ – được thực hiện ngay sau khi dự án kết thúc, có
thể do các chuyên gia đánh giá độc lập hoặc Ban QLDA hoặc cả hai phối hợp tiến hành.
Trọng tâm của đánh giá là tính hiệu quả và bền vững.
• Đánh giá tác động hay đánh giá sau dự án – do các chuyên gia đánh giá độ
c lập tiến hành,
thường vào khoảng 2 đến 5 năm sau khi hoàn tất đầu tư với trọng tâm là tác động và tính bền
vững của dự án.

Thông tin chi tiết về chu trình đầu tư được đăng tải trên trang web TD&ĐG quốc gia
(www.mpi.gov.vn/tddg). Cơ cấu tổ chức và yêu cầu pháp lý của hệ thống theo dõi quốc gia được
trình bày trong Sổ tay tham khảo dành cho cấp lãnh đạo
5
.

2.2 Theo dõi
Theo dõi một chương trình, dự án ODA là một hoạt động liên tục và thường xuyên nhằm cập
nhật thông tin về tiến độ thực hiện chương trình, dự án đó. Khái niệm này cũng thống nhất với
khái niệm của OECD-DAC
6
, trong đó theo dõi được định nghĩa là một chức năng quản lý sử
dụng các thông tin được thu thập theo những phương pháp nhất định về một số chỉ số cụ thể
nhằm cung cấp cho các nhà quản lý và các bên liên quan đầy đủ thông tin để có thể ra quyết định

về các vấn đề như:
• các nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất có đầy đủ không?
• các cán bộ quản lý có đủ năng lực kỹ thuật và phẩm chất cá nhân cần thiết không?
• các hoạt động có được tiến hành phù hợp với kế hoạch không?
• kế hoạch đang thực hiện có đảm bảo đạt được các mục tiêu ban đầu và kết quả dự kiến đã
được thông qua không?

Theo dõi là việc thường xuyên và liên tục thu thập và phân tích các dữ liệu thực hiện nhằm xem
xét tiến độ của một dự án đầu tư. Mục tiêu của theo dõi là nhằm so sánh tiến độ thực tế với kế
hoạch để có thể đưa ra các điều chỉnh hợp lý trong quá trình đầu tư, đảm bảo thành công của dự
án. Theo dõi trước hết là một hoạt động nội bộ - một phần quan trọng để quản lý tốt, và vì vậy là
một phần không thể thiếu trong công việc quản lý hàng ngày. Theo dõi là trách nhiệm của cán bộ
quản lý quá trình thực hiện dự án, thường là các cán bộ của Ban QLDA, Chủ dự án hoặc CQCQ,
đôi khi có sự hỗ trợ của nhà thầu hoặc tư vấn.

5
Mođun 1 - Hướng dẫn xây dựng hệ thống TD&ĐG ODA tại Việt Nam - Tài liệu phục vụ cấp lãnh đạo
6
Ủy ban Hỗ trợ Phát triển của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển

CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 6


2.3 Một số nhiệm vụ theo dõi chủ yếu trong chu trình đầu tư
Các hoạt động và chức năng thực hiện dự án trong chu trình đầu tư bao gồm các nhiệm vụ theo
dõi chủ yếu được nêu trong Biểu 3 dưới đây:

Biểu 3: Các nhiệm vụ theo dõi chủ yếu trong chu trình đầu tư
 Xác định phạm vi và mục tiêu của hệ thống theo dõi

 Đưa ra các câu hỏi hoạt động và các chỉ số cơ bản cùng với
cơ chế theo dõi
 Xác định các cơ cấu tổ chức cho công tác theo dõi
 Xây dựng điều khoản giao việc cho các cán bộ theo dõi
 Đưa ra tiến trình thiết lập hệ thống theo dõi ngay từ khi bắt
đầu chương trình, dự án
 Dự trù ngân sách dành cho theo dõi
Xác định, chuẩn
bị, và thẩm định
(đánh giá đầu
kỳ)

 Phản ánh các vấn đề nêu trên trong khung theo dõi


 Rà soát lại các câu hỏi, chỉ số hoạt động và cơ chế theo dõi
sau khi đã nghiên cứu các chiến lược đầu tư
 Tổ chức đào tạo cho các cán bộ và các đối tác sẽ tham gia
vào công tác theo dõi
 Tiến hành nghiên cứu cơ sở nếu phù hợp
 Xây dựng sổ tay thực hiện với các các bộ chủ chốt
 Cùng với các bên liên quan nghiên cứu thiết kế đầu tư liên
quan đến công tác theo dõi
 Xây dựng kế hoạch theo dõi chi tiết, có tính đến các cơ chế
phối hợp hiện có với các đối tác
Giai đoạn
khởi động

 Đưa ra các điều kiện và các năng lực cần thiết cho công tác
theo dõi


 Đảm bảo đáp ứng các nhu cầu thông tin phục vụ cho quản lý
 Điều phối việc thu thập và quản lý thông tin
 Hỗ trợ thu thập và trao đổi thông tin không chính thức
 Hỗ trợ tổ chức các cuộc họp kiểm điểm và giao ban định kỳ
giữa tất cả các bên thực hiện
 Chuẩn bị cho các đoàn công tác giám sát
 Thông báo kết quả tới các bên liên quan
Thực hiện

 Chuẩn bị báo cáo quý và báo cáo năm theo yêu cầu
Nguồn: Trích IFAD (2002) Hướng dẫn theo dõi và đánh giá dự án (xem www.ifad.org )
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 7


3 9 bước thực hiện theo dõi dự án ODA
Một hệ thống theo dõi hiệu quả có thể được xây dựng và thực hiện theo 9 bước sau:
• Bước 1: Xây dựng và điều chỉnh khung logic của dự án được theo dõi – theo các trình tự,
mẫu và ví dụ trong Phần 3.1, bạn có thể xây dựng khung lôgíc cho dự án hoặc điều chỉnh
khung lôgíc sẵn có trong Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Văn kiện thiết kế dự án.
• Bước 2: Xác định các câu hỏi hoạt động, nhu cầu thông tin và các chỉ số - bạn nên đặt
câu hỏi như: “Cần phải có những câu hỏi hoạt động và chỉ số theo dõi nào để giúp cấp lãnh
đạo có đầy đủ thông tin cần thiết khi đưa các quyết định quản lý?”
• Bước 3: Xây dựng khung theo dõi và kế hoạch theo dõi – theo các trình tự, mẫu và ví dụ
nêu trong Phần 3.3, bạn có thể xây dựng khung theo dõi cho dự án. Dựa trên khung theo dõi
này, bạn xây dựng kế hoạch theo dõi. Khi xây dựng kế hoạch theo dõi, bạn nên
đặt câu hỏi
“Ai sẽ là người sử dụng thông tin theo dõi?” và “Họ sẽ sử dụng các thông tin này như thế
nào?” và “Hệ thống thông tin phải được hoàn thiện đến mức độ nào?”

• Bước 4: Xây dựng cơ cấu tổ chức hỗ trợ công tác theo dõi – câu hỏi được đặt ra là “Ai sẽ
là người thu thập, phân tích và báo cáo các dữ liệu theo dõi?”, “Nhóm theo dõi sẽ được tổ
chức như thế nào và họ sẽ báo cáo kết quả theo dõi cho ai?”, “Các dữ
liệu theo dõi sẽ được
thu thập và phân tích ra sao?”
• Bước 5: Chuẩn bị các công cụ và hệ thống CNTT hỗ trợ hệ thống theo dõi – thiết lập hệ
thống máy tính, sử dụng các công cụ CNTT sẵn có như Công cụ theo dõi thống nhất [AMT]
(đối với Ban QLDA và Chủ dự án) và Công cụ theo dõi danh mục dự án [PMT] (đối với Chủ
dự án lớn và CQCQ) như trình bày tại Phần 3.5, và xây dựng các công cụ CNTT khác cần
thiết cho các hệ thống theo dõi phức tạp hơn. Cần tránh nhầm lẫn giữa hệ thống kế toán và hệ
thống quản lý tài chính trong hệ thống theo dõi - đây là hai chức năng hoàn toàn khác biệt.
• Bước 6: Thu thập và phân tích dữ liệu – sử dụng các phương pháp, công cụ và ví dụ trong
Phần 3.6 để thu thập dữ liệu theo dõi, kiểm tra lỗi, tổng hợp theo các chỉ số và phân tích để
cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo. Câu hỏi cần đặt ra là “Chúng ta sẽ phân tích dữ liệu
như thế nào để đưa ra kết quả và thông tin theo dõi?”
• Bước 7: Báo cáo kết quả và thông tin theo dõi – sử dụng mẫu báo cáo theo dõi thống nhất
(AMF) và các công cụ CNTT phù hợp theo từng cấp thực hiện, cũng như các mẫu báo cáo
khác tại cấp CQCQ để báo cáo thông tin và kết quả theo dõi lên cấp lãnh đạo và các cấp có
thẩm quyền cao hơn theo quy định của Chính phủ.
• Bước 8: Hỗ trợ sử dụng thông tin theo dõi và phản hồi – các câu hỏi đặt ra là “Tôi sẽ trợ
giúp lãnh đạo sử dụng thông tin theo dõi để đưa ra các quyết định quản lý như thế nào?”,
“Cần phải rút ra những bài học gì từ các thông tin theo dõi?” và “Ai là người nên được biết
về các bài học đó nhằm hỗ trợ quản lý hướng tới các kết quả phát triển?”
• Bước 9: Xem xét các điều kiện và năng lực cần thiết – câu hỏi sẽ là “Các cán bộ đầu mối
và điều phối về theo dõi trong nhóm cần có các kỹ năng và năng lực nào?”, “Cần phải có các
nguồn lực về tài chính, trang thiết bị và nhân sự như thế nào để triển khai hệ thống theo dõi
hiệu quả?”
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 8



3.1 Bước 1: Xây dựng và điều chỉnh khung lôgíc
Bước đầu tiên là xây dựng hoặc điều chỉnh khung lôgíc làm cơ sở cho việc thiết lập và sử dụng
hệ thống theo dõi dự án.

Khung lôgíc là một công cụ phân tích, trình bày và quản lý giúp các cán bộ thực hiện theo dõi,
các nhà hoạch định và nhà quản lý thực hiện các nhiệm vụ sau:
• phân tích thực trạng trong quá trình chuẩn bị
• xây dựng lịch trình lôgíc cho các hoạt động để đạt được kết quả đầu tư

xác định các rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng tới việc đạt được các kết quả bền vững
• thiết lập cơ chế theo dõi và đánh giá các sản phẩm đầu ra và kết quả đầu tư
• theo dõi dự án trong quá trình thực hiện

Nhiều Chính phủ và nhà tài trợ đã và đang sử dụng phương pháp phân tích khung lôgíc. Trong
một số trường hợp, khung lôgíc được gọi theo tên khác là Ma trận thiết kế
dự án, LFA hay
ZOPP. Tuy nhiên, các cấu phần cơ bản của các khung lôgíc thường giống nhau (xem Biểu 4).

Phân tích khung lôgíc tốt nhất nên bắt đầu ngay từ giai đoạn đầu tiên của chu trình đầu tư. Tuy
nhiên, vẫn có thể sử dụng khung lôgíc để xem xét và cơ cấu lại các dự án đang thực hiện mà
trước đây không được thiết kế theo phương pháp khung lôgíc. Vì vậy, khung lôgíc là “một công
cụ hỗ trợ tư duy”, được sử dụng rộng rãi và linh hoạt trong công tác theo dõi.

Khung lôgíc tóm tắt kế hoạch hoạt động của dự án, cách thức theo dõi các sản phẩm đầu ra và
kết quả cũng như đưa ra các giả định cơ bản để có thể thực hiện được dự án. Biểu 4 giới thiệu
cấu trúc của một khung lôgíc và Biểu 5 trình bày ví dụ về khung lôgíc của Dự án Nâng cấp Đô
thị Cần Thơ vốn vay WB và AfD.

Dưới đây là ý ngh

ĩa của các thuật ngữ sử dụng trong các khung lôgíc tại Biểu 4 và Biểu 5:
Mục đích – Mô tả lý do tại sao dự án ODA có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội, mang lại các
lợi ích lâu dài cho đối tượng thụ hưởng cuối cùng cũng như lợi ích rộng hơn tới các nhóm đối
tượng khác.
Mục tiêu – Mục tiêu trọng tâm của dự án. Phần mục tiêu cần nêu rõ các vấn đề cốt yếu và xác
định đượ
c các lợi ích bền vững cho nhóm (các nhóm) đối tượng hưởng lợi.
Kết quả – Các tác động ngắn hạn và trung hạn có thể có từ các sản phẩm đầu ra của một hoạt
động.
Đầu ra – Các đầu ra là các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ có được từ một hoạt động phát triển.
Các đầu ra có thể bao gồm cả những thay đổi từ các hoạt động hướng tới kết quả.
Hoạt động – Các nhiệm vụ cụ thể được thực hiện để đạt được các sản phẩm đầu ra của một dự
án. Các hành động hoặc công việc trong đó huy động và sử dụng các đầu vào để đạt được một số
đầu ra cụ thể.
Đầu vào – Các nguồn lực về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất cần thiết để có thể tiến hành một
số các hoạt động theo kế hoạch nhằm có được các đầu ra dự kiến.
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 9


Biểu 4: Mẫu khung lôgíc
Mô tả tóm tắt Các chỉ số có thể đo lường Các phương tiện
kiểm chứng
Các giả định chủ yếu
Goal
Mục tiêu









Purpose
Mục đích








Outcomes
Kết quả

















Outputs
Đầu ra
















Activities
Hoạt động

























Inputs
Đầu vào

















CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 10


Biểu 5: Khung lôgíc của Dự án Nâng cấp Đô thị Cần Thơ

Mô tả tóm tắt Các chỉ số có thể đo lường Các phương tiện kiểm chứng Các giả định cơ bản
Mục đích
Xây dựng một mô hình phát triển bình đẳng, có tính
tới các yếu tố xã hội và bền vững tại Cần Thơ
• Thay đổi về số hộ nghèo thành thị ở Cần Thơ
• Quan niệm về mức sống ở Cần Thơ
• Dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình
của TCTK
• Các kết quả theo dõi
Đầu tư đúng hướng với nhịp độ phát triển
kinh tế- xã hội của Việt Nam
Mục tiêu
Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở các vùng đô thị thông
qua việc nâng cao điều kiện sống và môi trường của
người nghèo tại thành thị, sử dụng phương pháp lập
kế hoạch có sự tham gia người dân, và tác động tới
các quá trình lập kế hoạch để của và vì người nghèo
• Thu nhập hộ trung bình ở Cần Thơ (theo quận)
• Tăng phạm vi cung cấp các dịch vụ nâng cao
tới tấ

t cả người dân
• Dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình
của TCTK
• Điều tra về môi trường đầu tư của Tổng
cục thống kê
• Các báo cáo ngành kết cấu hạ tầng
Tất cả công dân, bao gồm cả người nhập
cư chưa có hộ khảu, đều được tham gia
vào dự án.
Kết quả
• Các điều kiện sống và môi trường ở những quận
nghèo của Cần Thơ được cải thiện
• Các hộ trong vùng nghèo được hòa nhập tốt hơn
với nền kinh tế địa phương
• Các hệ thống quản lý về nhà đất có thể hỗ trợ cho
hoạt động kinh tế địa phương
• % số hộ- có nước máy
• % số hộ- có điện
• Tần xuất lũ ở các quận mục tiêu
• Số bệnh dịch được lựa chọn
• % nguời dân có Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
• Xu hướng giá trị nghèo bình quân
• Dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình
của TCTK
• Các báo cáo theo dõi & đánh giá (so sánh
với khảo sát cơ sở)
• Báo cáo kết thúc hoạt động
• Các báo cáo ngành kết cấu h
ạ tầng

• Vận hành và bảo dưỡng các công trình
cơ sở hạ tầng và các cơ sở vật chất được
tiến hành một cách hiệu quả
• Các gia đình tái định cư không bán nhà
mình và quay trở lại khu ổ chuột.
Đầu ra
• Các kế hoạch nâng cấp cộng đồng do chính các
cộng đồng xây dựng và thực hiện
• Các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản ở khu vực dân
cư thu nhập thấp trong thành thị được nâng cao và
mở rộng phạm vi cung cấp
• Nhà chính sách được xây dựng trong các khu tái
định cư
• Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được phân
phát cho tất cả các hộ trong các khu vự
c được nâng
cấp
• Các quy trình xử lý Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất được cải thiện
• Cho các hộ nghèo vay vốn để nâng cấp nhà cửa
• Số hộ mới lắp nước máy
• Số hộ mới có điện
• Số khu vực có đầy đủ các dịch vụ công
• Số căn hộ/nhà mới xây
• Số km đường mới xây & cải t
ạo
• Tỷ lệ % trả được các khoản vay để cải tạo nhà
cửa.
• Số nhà được cải tạo bằng nguồn vốn vay
• Các báo cáo giám sát kỹ thuật hàng tháng

• Các báo cáo tiến độ Dự án
• Các báo cáo của nhóm theo dõi cộng
đồng
• Kiểm toán kỹ thuật
• Dữ liệu Ban quản lý dự án
• Các báo cáo Công cụ theo dõi thống nhất.
• Vận hành và bảo dưỡng các công trình
cơ sở hạ
tầng và các cơ sở vật chất được
tiến hành một cách hiệu quả
• Tiếp tục được cấp vốn và giải ngân
nhanh
• Các hộ thu nhập thấp có thể mua được
đất/ nhà tái định cư
• Các gia đình tái định cư không bán nhà
mình và quay trở lại khu ổ chuột.
Hoạt động
• Thiết kế và lắp đặt các hệ thống cấp nước
• Thiết kế và lắp đặt các hệ thống cấp điện
• Thiết kế và lắp đặt các hệ thống thoát nước
• Xây mới và nâng cấp nhà ở
• Tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý về
nhà ở và môi trường đô thị của UBND Tp.Cần Thơ
• % hệ thống cấp nước được hoàn thiện (thực tế
so với kế hoạch)
• % hệ thống cấp điện được hoàn thiện (thực tế
so với kế hoạch)
• % đất quy hoạch được phân bổ và đo đạc (thực
tế so với kế hoạch)
• % đường và cống được hoàn thành (thực tế so

với kế hoạch)
• % nhà được hoàn thành (thực tế so với KH)
• % đườ
ng được cải thiệnh (thực tế so với KH)
• Số khoản vay đã được phê duyệt và giải ngân
• Các báo cáo giám sát kỹ thuật hàng tháng
• Các báo cáo tiến độ Dự án
• Các báo cáo của nhóm theo dõi cộng
đồng
• Kiểm toán kỹ thuật
• Dữ liệu Ban quản lý dự án
• Các báo cáo Công cụ theo dõi thống nhất.
• Chính quyền tiếp tục ủng hộ sự tham
gia của cộng đồng
• Các thủ tụ
c khuyến khích người dân
đăng ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất được cải thiện
• Các hộ thu nhập thấp có thể mua được
đất/ nhà tái định cư
• Các Ban QLDA có năng lực quản lý các
hợp đồng
• Các cơ quan có đủ nhân lực để thực
hiện các hoạt động.
Đầu vào
• 39,10 triệu USD
• Đóng góp của tư vấn
• Tỷ lệ giải ngân
• Đóng góp của tư vấn (Thực tế so với dự toán)
• Dữ liệu của Ban QLDA

• Các báo cáo sử dụng AMT
• Vốn đối ứng được bố trí kịp thời
• Các nguồn vốn tiếp tục được cung cấp
kịp thời
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 11


Mô tả tóm tắt – Mô tả tóm tắt các đầu vào, đầu ra, kết quả, mục tiêu và mục đích.
Các chỉ số có thể đo lường – Các yếu tố định lượng hoặc định tính hoặc các biến số - một
phương tiện đơn giản và đáng tin cậy giúp đo lường mức độ thành công, phản ánh một số thay
đổi diễn ra do có các hoạt động đầu tư, hoặc giúp đánh giá tình hình thực hiện của một nhân tố
phát triển.
Các phương tiện kiểm chứng – Các nguồn dữ liệu, các công cụ và kỹ năng thu thập dữ liệu
được sử dụng để đo lường các chỉ số được lựa chọn nhằm TD&ĐG một dự án ODA. Các chỉ số
này có thể được kiểm chứng một cách khách quan.
Các giả định cơ bản – Các yếu tố bên ngoài như các s
ự kiện, điều kiện hoặc các quyết định có
thể ảnh hưởng tới tiến độ hoặc sự thành công của một dự án ODA.

Khung lôgíc tóm tắt thiết kế của dự án đầu tư và không nên dài quá 4 trang giấy. Khung lôgíc
được coi như một công cụ lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi các hoạt động. Khung lôgíc có 4
cột và 6 dòng. Lôgíc theo chiều dọc xác định những gì dự án định làm (mô tả tóm tắt), các mối
quan hệ nhân quả, và những giả định quan trọng cũng như các rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát
của nhà quản lý đầu tư.

Lôgíc theo chiều ngang xác định phương pháp đo lường các mục tiêu cụ thể của dự án ODA đã
được mô tả tóm tắt (các chỉ số có thể kiểm chứng được) và các phương tiện kiểm chứng. Đây
chính là khung để theo dõi.


Để xây dựng một khung lôgíc, bạn cần nghiên c
ứu Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Văn kiện
thiết kế dự án. Đây là những tài liệu trình Chính phủ và các nhà tài trợ phê duyệt và ra quyết
định đầu tư. Trình tự xây dựng khung lôgíc được trình bày tại Biểu 6. Nếu dự án đã có sẵn khung
lôgíc hoặc khung kết quả, bạn hãy sử dụng các khung sẵn có đó, rồi điều chỉnh để phản ánh thực
trạng khi dự án bắt đầu thực hiện. Để xây dựng một khung lôgíc, bạn cần điền vào các mục sau:
• Mô tả tóm tắt – đi từ mục tiêu xuống đầu vào, điền các thông tin có trong Báo cáo nghiên
cứu khả thi hay Tài liệu thiết kế dự án.
• Các giả định – đi từ đầu vào đến mục tiêu, giải thích các rủi ro cần phải kiểm soát và các
điều kiện cần thiết đảm bảo cho dự án đầu tư được th
ực hiện. Mối quan hệ giữa lôgíc chiều
dọc và các giả định được trình bày tại Biểu 7. Ví dụ, NẾU có các hoạt động VÀ các giả định
THÌ sẽ đạt được các sản phẩm đầu ra.
• Các chỉ số – đi từ mục tiêu xuống đầu vào, giải thích nên sử dụng dấu hiệu thay đổi nào để
đo lường tiến độ và tình hình thực hiện. Sử dụng các phương pháp và công cụ xây d
ựng chỉ
số (xem Phần 3.2).
• Các phương tiện kiểm chứng – đi từ đầu vào đến mục đích, tóm tắt nguồn và cách thức thu
thập dữ liệu. Trả lời các câu hỏi như “Đo lường cái gì?” và “Đo lường như thế nào?” (xem
Phần 3.3).

• Lôgíc theo chiều dọc được nối với nhau bởi các giả định, thứ tự như sau (xem Biểu 7):
Nếu có các hoạt động và các giả định liên quan thì sẽ có các đầu ra
Nếu có các đầu ra và các giả định liên quan thì sẽ có các kết quả
Nếu có các kết quả và các giả định liên quan thì sẽ đạt được các mục tiêu
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 12


Biểu 6: Trình tự xây dựng khung lôgíc

Narrative
Summary
Measurable
Indicators
Means of
Verification
Key
Assumptions

Mô tả tóm tắt Các chỉ số có
thể đo lường
Các phương
tiện kiểm chứng
Các giả định
chủ yếu
Goal
Mục đích
Start
Bắt đầu


Finish
Kết thúc


Purpose
Mục tiêu





Outcomes
Kết quả

Outputs
Đầu ra

Activities
Hoạt động

Inputs
Đầu vào



Biểu 7: Mối quan hệ giữa lôgíc chiều dọc và các giả định


Sau khi hoàn thành một phần của khung lôgíc, bạn hãy nhìn lại những gì mình đã làm để kiểm
tra xem đã lôgíc chưa. Quá trình này thường đòi hỏi bạn phải thay đổi những gì đã mô tả trước
đó. Khung lôgíc còn hỗ trợ công tác theo dõi và báo cáo như minh họa tại Biểu 8.
Đầu vào
Hoạt động
Đầu ra
Kết quả
Mục tiêu
Mục đích
VÀ Các giả định
VÀ Các giả định
VÀ Các giả định

VÀ Các giả định
VÀ Các giả định
NẾU
THÌ
NẾU
THÌ
NẾU
THÌ
NẾU
THÌ
NẾU
THÌ
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 13


Biểu 8: Khung lôgíc hỗ trợ cho công tác theo dõi

Báo cáo theo dõi

Tên dự án:


Địa điểm
thực hiện:
Quyết định
đầu tư số:

Thời gian thực hiện
dự án:

Nhà tài trợ:

Tên và địa chỉ cơ quan thực hiện:


Tên và địa chỉ của chủ dự án:


Tổng quan về dự án và các mục tiêu của
dự án:
 Các kết quả dự kiến
 Các đầu ra dự kiến
 Các hoạt động
 Các đầu vào
Khung lôgíc dự án

 Tổ chức thể chế
Mô tả
tóm tắt
Các chỉ số có
thể đo lường
Các phương
tiện kiểm
chứng
Các giả định
chủ yếu

Mục tiêu và kế hoạch theo dõi
 Giải ngân
 Theo dõi tiến độ

Mục đích

 Theo dõi tình hình thực hiện
 Giám sát
Mục tiêu


Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu
theo dõi:
Kết quả



 Các chỉ số
 Các phương pháp đo lường
Đầu ra



 Mẫu
 Các công cụ
Hoạt động


Kết quả theo dõi:
 Tuân thủ
Đầu vào




 Hiệu quả
 Hiệu suất

 Thay đổi so với kế hoạch
 Tính bền vững
 Bài học kinh nghiệm

Các rủi ro bên ngoài (các giả định quan
trọng)

3.2 Bước 2: Xác định các câu hỏi hoạt động và các chỉ số
Câu hỏi hoạt động
Câu hỏi hoạt động giúp chúng ta tập trung theo dõi những hoạt động cần thiết để tìm hiểu liệu dự
án có thực hiện theo đúng kế hoạch không và tại sao. Lựa chọn các câu hỏi hoạt động cũng giúp
chúng ta dễ dàng xác định được hệ thống theo dõi cần đo lường những gì. Phương pháp này còn
giúp giảm thiểu chi phí theo dõi.

Câu hỏi hoạt động hỗ trợ hệ thống theo dõi dễ
dàng phân tích các loại thông tin khác nhau cùng
một lúc thông qua cơ cấu tổng hợp thông tin. Điều này đặc biệt quan trọng ở các cấp mục đích,
mục tiêu, và kết quả của khung lôgíc. Biểu 9 trình bày ví dụ minh họa về câu hỏi hoạt động hỗ
trợ ra quyết định nên theo dõi gì đối với kết quả của một hợp phần trong Dự án Nâng cấp Đô thị
Cần Thơ.
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 14


Biểu 9: Ví dụ về câu hỏi hoạt động hỗ trợ công tác theo dõi
Kết quả định lượng:
Mức sống và điều kiện môi trường ở các quận nghèo tại Cần Thơ được cải thiện

Câu hỏi hoạt động:
“Tỷ lệ các hộ trong các quận nghèo được cung cấp nước sạch và điện ở Cần Thơ là
bao nhiêu” ?

Để trả lời câu hỏi này người ta sẽ phải tính được số hộ trong các quận nghèo được
cung cấp các dịch vụ trên và so sánh với tổng số hộ trong các quận đó. Dữ liệu được
thu thập từ các công ty cấp nước và cấp điện tại Cần Thơ.

Kết quả định tính:
Các hộ ở các quận nghèo được kết nối tốt hơn với nền kinh tế địa phương.
Câu hỏi hoạt động:
“Liệu người dân ở các quận nghèo có cho rằng họ được kết nối tốt hơn với nền kinh tế
địa phương hay không”?

Để trả lời câu hỏi này, cần phải tiến hành các đợt điều tra thường xuyên về quan điểm
của một nhóm người dân tại các quận nghèo ở Cần Thơ.

Làm việc với câu hỏi hoạt động
Khi tìm kiếm một câu hỏi hoạt động phù hợp cho mỗi cấp độ trong khung lôgíc, bạn hãy nhớ đến
câu nói sau đây:

“Cần trả lời những câu hỏi nào để biết được mức độ đạt được các mục tiêu của dự án đầu tư và
giải thích vì sao dự án thành công hoặc thất bại?”

Các câu hỏi hoạt động không nên quá phức tạp.
• Đối với các hoạt động – chỉ cần đặt câu hỏi hoạt động được thực hiện tốt và đúng thời hạn
hay chưa?
• Đối với các đầu ra – đầu ra có được thực hiện theo đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng

Biểu 10 liệt kê một số câu hỏi hoạt động cho mỗi cấp độ trong khung lôgíc. Các câu hỏi không

cần phải quá phức tạp hay quá nhiều. Sau khi thống nhất các câu hỏi hoạt động, Ban QLDA và
Chủ dự án sẽ quyết định cần những thông tin nào để trả lời các câu hỏi đó, trong đó có cả các
thông tin về chỉ số.
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 15


Biểu 10: Các câu hỏi hoạt động cơ bản
Khung lôgíc Các câu hỏi hoạt động cơ bản
Kết quả Kết quả từ các sản phẩm đầu ra? (ví dụ, số người được đào tạo sử dụng hiệu quả các kỹ năng
mới)
Đầu ra Kết quả các hoạt động của dự án ODA? (ví dụ, số người được đào tạo)
Hoạt động Dự án ODA thực tế đã làm những gì?
Đầu vào Dự án ODA đã mua sắm và sử dụng những nguồn lực nào?
Bài học Từ quá trình thực hiện dự án ODA có thể rút ra những bài học nào góp phần cải thiện tình hình
thực hiện và tăng cường hiểu biết trong các lĩnh vực có liên quan?
Nguồn: Trích IFAD (2002) Hướng dẫn theo dõi và đánh giá dự án (xem www.ifad.org )

Chỉ số - dấu hiệu của sự thay đổi
Chỉ số chính là dấu hiệu của sự thay đổi. Để lựa chọn các chỉ số, bạn phải xác định cần những
thông tin nào để trả lời các câu hỏi hoạt động. Như đã mô tả ở trên, đối với cấp đầu vào, hoạt
động và đầu ra, câu hỏi có thể được trả lời bằng một chỉ số đơn giản.

Các loại thay đổi và thông tin
Phải xác định rõ các cấp lãnh đạo cần những kết quả theo dõi nào để quản lý hiệu quả một dự án
ODA. Biểu 11 đề xuất một số loại thay đổi có thể thích hợp với công tác theo dõi ở Việt Nam.
Nếu các thay đổi không giống như dự tính, hãy đặt câu hỏi : “Tại sao thay đổi lại nhiều hoặc ít
hơn so với kế hoạch?”, từ đó có thể quản lý tốt hơn các hoạt động của dự án theo đúng kế hoạch.

Biểu 11: Các loại thay đổi là kết quả của các đầu vào và hoạt động

Loại hình thay đổi Ví dụ thay đổi
Xuất hiện một cái gì đó
Số lượng các trung tâm y tế quận, huyện được phục hồi
Hình thức tiếp cận với những cải tiến
hay dịch vụ mới
Số lượng học sinh lứa tuổi tiểu học đến các trường tiểu học
trong xã
Mức độ sử dụng
Tần suất đi lại trên con đường mới xây trong xã
Mức độ hoạt động hoặc phạm vi
Tỷ lệ bà mẹ trong 20% số hộ nghèo nhất được tiếp cận với
các cán bộ y tế thôn bản
Mức độ phù hợp của cải tiến mới
Ngân hàng giống có giải quyết được hạn chế trong sản suất
hay không
Chất lượng của cải tiến
Chất lượng dịch vụ của các trung tâm y tế quận, hiện sau khi
được phục hồi
Nỗ lực cần thiết để đạt được sự thay
đổi
Lao động cần thiết để sử dụng kỹ thuật quản lý đất mới
Nguồn: Trích IFAD (2002) A guide for project monitoring and evaluation (xem www.ifad.org )

Các nguồn dữ liệu sử dụng để trả lời các câu hỏi hoạt động bao gồm:
• Chỉ số: chỉ số định lượng đơn giản, chỉ số phức tạp hoặc hỗn hợp, chỉ số so sánh, chỉ số định
tính
• Thông tin định tính tập trung
• Thông tin định tính mở
• Thông tin cơ sở
• Quan sát chung về mối liên hệ với các đối tượng tham gia

CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 16


Các loại chỉ số
Các chỉ số có thể rất đơn giản và trực tiếp, hoặc cũng có thể rất phức tạp. Các chỉ số đơn giản
thường đo lường tiến độ huy động các đầu vào và thực hiện các hoạt động – ví dụ, các chỉ số “số
đầu đấu nối nước mới” hoặc “số km đường hẻm được xây mới hoặc nâng cấp” (xem Biểu 5). Chỉ
số phức tạp hơn có thể là “chỉ số phát triển con người” do UNDP sử dụng để xếp loại tất cả các
quốc gia bằng cách so sánh mức sống của ngưòi dân trên cơ sở tính toán kết hợp một số trọng số.
Biểu 12 đưa ra ví dụ về các loại chỉ số khác nhau dùng cho công tác theo dõi.

Biểu 12: Ví dụ về các chỉ số hoạt động và và chỉ số đầu ra
Loại chỉ số Ví dụ Giải thích
Chỉ số định lượng
đơn giản
- % vỉa hè được hoàn thành
- % kế hoạch được thực hiện
- Số ngày đào tạo/người theo chủ
đề X
- Năng suất bình quân của giống
cây X ở vùng Y
Các chỉ số này đòi hỏi phải đo lường bằng
một đơn vị định lượng duy nhất
Chỉ số định lượng
phức tạp
- Số tháng các hộ nghèo không đủ
lương thực để ăn
Có các thông tin khác nhau. Số tháng, số
hộ gia đình và kiểu thiếu lương thực. Chỉ

số này sẽ không có tác dụng nếu không
xác định được kiểu hộ nào đang thiếu loại
lương thực nào và ở mức độ đến đâu.
Chỉ số hỗn hợp - Số hiệp hội sử dụng nước hoạt
động hiệu quả trong vùng dự án
- Số các kế hoạch phát triển thôn
bản được xây dựng phù hợp các
tiêu chí tài trợ
Chỉ số này hàm chứa các tiêu chuẩn cần
phải được định nghĩa và đánh giá. Thế nào
là “hoạt động hiệu quả” cần phải được định
nghĩa và chất lượng của từng hiệp hội cần
phải đánh giá.
Tương tự như vậy, các kế hoạch thôn bản
cũng cần phải được đánh giá theo các tiêu
chí hỗ trợ vốn, sau đó mới tính số lượng kế
hoạch được thực hiện.
Chỉ số so sánh - Chỉ số so sánh hoạt động của
các hệ thống thủy lợi
Các chỉ số so sánh tổng hợp nhiều chỉ số
khác nhau để phục vụ cho công tác so
sánh. Chỉ số phát triển con người là một ví
dụ tiêu biểu. Các chỉ số này thường rất
phức tạp nên ít được sử dụng trong theo
dõi
Chỉ số tham khảo
tương đối
- Phần trăm số hộ có xe máy Đây là một chỉ số không chính xác, do vậy,
thường được dùng với tính chất xấp xỉ
tương đối. Ví dụ như mức sinh hoạt của

người dân trong khu vực vì các hộ phải có
một mức độ thu nhập nhất định mới mua
được xe máy
Chỉ số định tính -
mở
- Cảm nhận của các bên liên quan
về tình hình thực hiện dự án ODA
nói chung
Thông tin định tính mở giúp bạn tìm hiểu
xem người dân coi cái gì là quan trọng đối
với họ. Các câu hỏi mở giúp bạn thu thập
thông tin về một số vấn đề mà trước đó bạn
chưa nghĩ đến để hỏi
Chỉ số định tính -
tập trung
- Cảm nhận của các bên liên quan
về một vấn đề thực hiện cụ thể
Thông tin định tính tập trung rất quan trọng
khi bạn muốn tìm hiểu một vấn đề cụ thể
Nguồn: Trích IFAD (2002) Managing for Impact in Rural Development – A Guide for project M&E (xem www.ifad.org )

Lựa chọn các chỉ số “SMART”
Một thách thức trong công tác theo dõi là cần phải quyết định lựa chọn những chỉ số nào để có
thể đo lường các thay đổi một cách có nghĩa nhất. Đồng thời cũng cần phải cân nhắc chỉ số nào
phù hợp với mục tiêu đầu tư cũng như chỉ số nào trong thực tế có thể thu thập và quản lý dữ liệu
được.
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 17



Lựa chọn các chỉ số cần được thực hiện theo một quá trình gồm nhiều bước dựa trên sự tham vấn
giữa các nhà lãnh đạo, các bên liên quan và các bên đối tác. Các bước trong quá trình lựa chọn
chỉ số bao gồm trình bày các ý tưởng, đánh giá từng ý tưởng, thu hẹp danh sách các ý tưởng và
cuối cùng, xây dựng kế hoạch đo lường chỉ số.

Trong quá trình lựa chọn các chỉ số, cần theo sát các tiêu chí lựa chọn và đặt các câu hỏi nhằm
đảm bảo các chỉ số được phù hợp. Cán bộ theo dõi có thể sử dụng các tiêu chí khác nhau nhưng
tựu trung trong một số tiêu chí mà từ viết tắt được đọc là S M A R T. S M A R T có nghĩa là
“Chỉ số có đơn giản (simple), đo lường được (measurable), có tính đại diện (attributable), có phù
hợp (relevant) và kịp thời (timely) không?”

Biểu 13 mô tả các tiêu chí và câu hỏi thường được sử dụng khi lựa chọn các chỉ số SMART.
Điều quan trọng là luôn ph
ải vận động óc phán đoán và rất thực tế khi áp dụng các tiêu chí đó.
Không một chỉ số nào có thể đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí. Do vậy, quyết định lựa chọn chỉ
số cần dựa trên các đánh giá về tính hợp lý và khả năng áp dụng trong thực tế của chỉ số đó.

Biểu 13: Các tiêu chí S M A R T và các câu hỏi xác định tính thực tiễn
Các tiêu chí Câu hỏi xác nhận
Đơn giản
• Chỉ số có được thể hiện theo cách đơn giản nhất có thể hay không?
• Chỉ số có mô tả được chính xác cần phải đo lường cái gì hay không?
• Yêu cầu đo lường cái gì có được nêu rõ ràng hay không?
• Bản thân chỉ số có rõ ràng hay không?
• Chỉ số có nêu rõ mức độ cần đo lường hay không?
• Chỉ số có phản ánh được sự khác nhau giữa các khu vực nhóm người hay không?
• Chỉ số có cụ thể để có thể đo lường tiến độ đạt được các kết quả mong muốn hay
không?
Đo lường
được

• Các thay đổi có thể được kiểm chứng khách quan hay không?
• Chỉ số có chỉ ra được những thay đổi mong đợi hay không?
• Chỉ số có đo được kết quả dự án một cách đáng tin cậy và rõ ràng hay không?
• Chỉ số có dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong chính sách và chương trình
hay không?
• Các bên liên quan đã thống nhất được chính xác cần đo lường cái gì hay chưa?
Tính đại diện
• Chỉ số có liên quan đến rõ ràng và trực tiếp đầu ra hoặc kết quả được đo lường
hay không?
• Dự tính kết quả của hoạt động phát triển sẽ đem lại những thay đổi gì?
• Các kết quả có thực tế hay không? Đối với vấn đề này, cần phải có mối liên hệ
chặt chẽ giữa đầu ra, đóng góp của các đối tác và kết quả.
Phù hợp
• Chỉ số đó có phản ánh được bản chất của kết quả mong đợi hay không?
• Chỉ số đó có phù hợp với các đầu ra và kết quả dự kiến hay không?
• Chỉ số đó có thể được đo lường một cách nhất quán và minh bạch hay không?
• Chỉ số đó có thực sự liên quan tới hoạt động đầu tư hay không?
Kịp thời
• Chỉ số có được đo đúng lúc và thường xuyên hay không?
• Dữ liệu thu thập có được xử lý và báo cáo kịp thời và hiệu quả tới các bên liên
quan hay không?
• Dữ liệu thu thập được về chỉ số có phù hợp với mức chi phí và công sức bỏ ra hay
không?
• Bạn có biết được nguồn gốc dữ liệu hay không? Có cần thiết phải xây dựng các
nguyên tắc, cơ chế và trách nhiệm thu thập dữ liệu hay không?
• Đã có kế hoạch theo dõi chỉ số hay chưa?
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 18



Đối với các chỉ số khó, nhất là các chỉ số định tính, có thể đặt các câu hỏi mục tiêu để tìm ra câu
trả lời. Ví dụ:
• Làm sao bạn biết được việc thực hiện có khả năng bị thất bại?
• Bạn đo lường cái gì để biết được kết quả hoạt động đem lại những thay đổi hàng ngày như
thế nào?
• Câu nói “dinh dưỡng được cải thiện” có nghĩa gì ? (đề cập tới mục tiêu hay kết quả)
• Làm thế nào để biết được đã có tác động hay chưa?
• Hãy nêu một ví dụ bạn đã quan sát tác động như thế nào?

Một số ví dụ về các chỉ số kết quả
Các chỉ số hoạt động và chỉ số đầu ra thường khác nhau giữa các dự án ODA và cần phải được
xây dựng dựa trên khung lôgíc với các bước lựa chọn chỉ số được trình bày tại mục 3.1. Biểu 14
giới thiệu một số chỉ số kết quả. Các chỉ số này được chọn lựa từ bộ chỉ số do Bộ Kế hoạch và
Đầu tư và Tổng cục Thống kê xây dựng dùng để theo dõi tình hình thực hiện Kế hoạch Phát triển
Kinh tế - Xã hội 5 năm (2006 – 2010). Một số chỉ số đã được đưa vào công cụ theo dõi danh
mục dự án (PMT) để các CQCQ sử dụng.

CQCQ có thể sử dụng các chỉ số trong Biểu 14 để theo dõi danh mục dự án và Ban QLDA sử
dụng để theo dõi tình hình thực hiện dự án. Như đã nói ở trên, các chỉ số này là một bộ phận
trong bộ chỉ số do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê xây dựng dùng để theo dõi tình
hình thực hiện Kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Ngoài ra, trong đó cũng bao gồm một số chỉ số
dùng để theo dõi tình hình thực hiện Tuyên bố Hà Nội. Đây là các chỉ số theo dõi báo hiệu có thể
hỗ trợ cho công tác quản lý hướng tới các kết quả phát triển. Các chỉ số kết quả hay chỉ số hoạt
động thường được sử dụng rộng rãi trong các dự án ODA và cũng là một dấu hiệu hướng dẫn
hữu hiệu cho các cán bộ theo dõi.

Một số cân nhắc khi lựa chọn chỉ số
Đo lường những thay đổi định tính
Bên cạnh việc sử dụng các dữ liệu định lượng như số liệu đo đạc tại hiện trường hay số liệu
thống kê của chính phủ, các cán bộ theo dõi ngày càng chú trọng hơn vào các chỉ số định tính

bởi các chỉ số này có thể cung cấp rất nhiều thông tin. Cũ
ng như các chỉ số định lượng, các chỉ
số định tính cần phải rất cụ thể để có thể xuyên suốt được các câu hỏi quan trọng. Có thể cụ thể
hóa chỉ số định tính bằng cách nêu rõ:
• Chủ đề quan tâm (dựa trên câu hỏi hoạt động)
• Loại hình thay đổi mà bạn đang tìm hiểu, bao gồm cả đơn vị phân tích (ví dụ như các thay
đổi trong hộ gia đình, m
ột thôn bản hay một vùng)
• Khoảng thời gian tiến hành theo dõi (ví dụ, theo dõi một số thay đổi sau 12 tháng)
• Nơi áp dụng chỉ số (ví dụ, nhận thức về những thay đổi tại một xã/huyện cụ thể)

Chất lượng của các chỉ số
Xem lại các chỉ số để đảm bảo các chỉ số đó thực sự SMART. Biểu 15 hướng dẫn cách đánh giá
một chỉ số có chất lượng.

CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 19


Biểu 14: Một số ví dụ về các chỉ số kết quả theo ngành
Ngành Đề xuất các chỉ số hoạt động
Nông nghiệp
và phát triển
nông thôn
• % giá trị hàng hóa quy tiền so với tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (%)
• Tỷ lệ hộ nông dân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (%)
• Tỷ lệ đất lâm nghiệp được quản lý bền vững (%)
• Tỷ lệ nông dân được điều tra hài lòng với các dịch vụ (%)
Năng lượng
• Công suất của các trạm phát điện được xây dựng (MW)

• Tỷ lệ cung cấp điện của quốc gia từ các nguồn năng lượng tái tạo (% MW)
• Chi phí của 1kWh điện ở Việt Nam so sánh với mức bình quân trong khu vực (% chi
phí)
• Tỷ lệ doanh nghiệp không phụ thuộc vào điện lưới (% số doanh nghiệp)
Giao thông
Vận tải
• Số km đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường nông thôn được xây dựng (km)
• Số km đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường nông thôn được bảo dưỡng (km)
• Thời gian đi lại bình quân trên các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ (km/giờ)
• Công suất của các cảng (triệu tấn)
• Tỷ lệ hộ nông dân trong bán kính 2 km trên các tuyến đường có thể sử dụng quanh
năm (%)
Môi trường
• Diện tích rừng trồng, rừng ngập mặn và rừng đầu nguồn được trồng (ha)
• Diện tích lưu vực sông được quản lý bởi các tổ chức lưu vực sông (ha)
• Diện tích đất tưới tiêu được quản lý bởi các hiệp hội sử dụng nước (ha)
• Tỷ lệ Báo cáo đánh giá tác động môi trường/xã hội được thực hiện theo tiêu chuẩn
quốc tế (%)
• Lượng khí thải CO
2
từ công nghiệp, nhà máy điện và phương tiện giao thông (tấn/năm)
Phát triển
đô thị
• Tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp dịch vụ thu gom chất thải rắn có chất lượng (%)
• Tỷ lệ nước thải được xử lý theo tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (%)
• Thời gian đi lại bình quân trên các tuyến đường đô thị (km/giờ)
• Tỷ lệ hộ gia đình có điện và nước (%)
Giáo dục và
Đào tạo
• Số trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia

• Số học sinh trung học phổ thông
• Tỷ lệ sinh viên/giáo viên
• Tỷ lệ người nghèo được đào tạo dạy nghề (%)
Y tế
• Số giường của các bệnh viện mới xây dựng
• Tỷ lệ xã có dịch vụ y tế đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế (%)
• Tỷ lệ số trẻ em được tiêm chủng đủ 6 loại vắc xin (%)
• Số người mắc 10 bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao (/100,000 người)
• Tỷ lệ tử vong thai sản (/100,000 ca sinh)
Các vấn đề
xã hội
• Tỷ lệ người nghèo theo chuẩn mới (%)
• Tỷ lệ người nghèo được cung cấp tín dụng (%)
• Tỷ lệ tỉnh/thành phố áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân (%)
• Tỷ lệ công dân hài lòng với phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của người dân
(%)
Quản lý
hành chính
nhà nước
• Tỷ lệ vốn: chi tiêu thường xuyên của các CQCQ (% giá trị)
• Tỷ lệ cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống kế toán thống nhất (%)
• Tỷ lệ vốn ODA sử dụng các hệ thống mua sắm của Chính phủ (% giá trị)
• Tỷ lệ các cơ quan nhà nước công khai ngân sách (%)
An sinh xã hội
- Quốc phòng
• Tỷ lệ xã báo cáo nguy cơ nhiễm dịch bệnh (%)
• Số người tử vong do thiên tai
• Tỷ lệ người dân tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội (%)
Tài chính -
Ngân hàng

• Chỉ số ICOR (%)
• Tỷ lệ FDI trên tổng mức đầu tư (% giá trị)
• Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (% giá trị)
Cải cách
hành chính
• Tỷ lệ doanh nghiệp được điều tra phản ánh các thủ tục hành chính là gánh nặng đối với
họ (%)
• Bình quân thời gian cần có để xử lý thông quan (số ngày)
• Số huyện và xã áp dụng mô hình “một cửa” (%)
• % người dân được điều tra hài lòng với các dịch vụ công (%)
Bưu chính
viễn thông
• Số người sử dụng internet
• Số điện thoại trên 100 dân
• Tỷ lệ thôn bản có điện thoại/ internet (% tổng số)
Phát triển
doanh nghiệp
• Số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa
• Tỷ lệ xuất khẩu/ GDP (% giá trị)
• Số doanh nghiệp tư nhân mới thành lập

×