Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

tổng hợp các yêu cầu thực hiện theo từng phần của bộ nguyên tắc utz certified 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.79 KB, 34 trang )

TỔNG HỢP CÁC YÊU CẦU THỰC HIỆN
THEO TỪNG PHẦN CỦA
BỘ NGUYÊN TẮC
UTZ CERTIFIED 2009
CÔNG TY CP ĐT VÀ XNK CÀ PHÊ TÂY NGUYÊN
VINACAFE BUON MA THUOT

Đơn vị được chứng nhận phải có đầy đủ hồ sơ theo
dõi tại tất cả các đơn vị thu mua và luân chuyển của
cà phê được chứng nhận UTZ Certified

Đơn vị được chứng nhận khi đi thuê cơ sở chế biến
khác để chế biến cà phê được chứng nhận phải lựa
chọn các đơn vị được chứng nhận theo quy trình
giám sát nguồn gốc UTZ Certified

Đơn vị được chứng nhận phải có hệ thống quản lý
bằng văn bản

Đơn vị được chứng nhận phải có quyết định phân
công người hay bộ phận chịu trách nhiệm về tính
truy nguyên.
I. TÍNH TRUY NGUYÊN NHẬN DẠNG VÀ
PHÂN BIỆT SẢN PHẨM

Để riêng cà phê được chứng nhận UTZ Certified
và cà phê thường tại tất cả các công đoạn (trên
vườn lô, sân phơi, xay sát, bảo quản, phân loại…)

Có nhận dạng trực quan nhận biết được cà phê
được chứng nhận UTZ Certified và cà phê thường


tại tất cả các công đoạn.

Lưu mẫu đại diện cho từng hợp đồng hoặc cho
từng xe cà phê khi bán sản phẩm, thời gian lưu tối
thiểu 12 tháng
II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ LƯU TRỮ THÔNG TIN
VÀ THANH TRA NỘI BỘ

Lưu trữ thông tin và xác định vườn cà phê
- Có bảng đồ tổng thể khu vực sản xuất. Vườn cà
phê phải có tên riêng, số hiệu hay mã code…
- Có biển hiệu giúp cho việc nhận dạng và phân
biệt từng vườn cây
- Hồ sơ ghi chép theo yêu cầu của bộ nguyên tắc
phải được cập nhật thường xuyên, lưu giữ cẩn
thận và thời gian lưu giữ tối thiểu là 2 năm

Hê thống quản lý và thanh tra nội bộ
- Tiến hành thanh tra nội bộ ít nhất một năm một lần,
sử dụng danh mục thanh tra nội bộ UTZ Certified
- Xây dựng một kế hoạch quản lý tổng thể dựa trên
đánh giá rủi ro về quản lý đất, sử dụng phân bón,
nước tưới, thuốc BVTV, chế biến sản phẩm, ATLĐ và
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại khu vực canh tác
- Tiến hành đánh giá rủi ro tại khu vực trồng mới về
vệ sinh an toàn thực phẩm, lịch sử khu đất có bị ô
nhiễm chất hay không…

Tính minh bạch và khả năng giải trình
- Có hồ sơ ghi chép về việc phân bố giá thưởng

cho cà phê được chứng nhận UTZ Certified như
thế nào trong đơn vị được chứng nhận
- Có quyết định phân công người chịu trách
nhiệm trong tổ chức để tiếp nhận và giải quyết
các thắc mắc, khiếu nại của công nhân nông hộ
- Có thủ tục hướng dẫn khiếu nại và biểu mẫu
dành cho bất cứ ai muốn khiếu nại về việc tuân
thủ Bộ nguyên tắc UTZ Certified
- Ghi chép theo dõi khiếu nại và các điều chỉnh
của tổ chức
III. GIỐNG VÀ CHỦNG LOẠI

Đào tạo cho nông hộ sản xuất cà phê kiến thức về
chọn tạo giống và kỹ thuật ươm giống cà phê

Có đầy đủ hồ sơ về việc mua giống bên ngoài

Ghi chép theo dõi quá trình ươm giống, sinh
trưởng, chăm sóc và sử dụng BVTV

Cập nhật về quy định cây biến đổi gen và thông
báo cho tổ chức UTZ Certified và khách hàng
mua cà phê khi tham gia trồng cà phê biến đổi
gen.
IV. QUẢN LÝ ĐẤT

Phân tích đất để đánh giá hiện trạng màu mỡ của
đất (lấy mẫu phân tích đất theo từng trang trại
hoặc theo một nhóm trang trại tương đồng)


Đào tạo cho các nông hộ kiến thức và kỹ thuật
canh tác đất

Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để duy trì, cải tạo
và chống suy giảm đất trên trang trại (bón phân
hữu cơ theo định kỳ, trồng xen cây họ đậu trên
vườn kiến thiết cơ bản…). (có bằng cứ trực quan
hay văn bản thể hiện).

Sử dụng các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn
trên đất dốc (trồng theo đường đồng mức, đào
bồn, tạo bờ ngăn…). (có bằng cứ trực quan hay
văn bản thể hiện).
V. SỬ DỤNG PHÂN BÓN

Đào tạo kiến thức, kỹ thuật về việc lựa chọn, tính
toán lượng phân bón và việc sử dụng cho các nông
hộ trồng cà phê

Xây dựng một kế hoạch bón cho khu vực canh tác
(dựa trên phân tích đất, tuổi cây, dự báo năng suất,
…)

Không sử dụng phân bón trong phạm vi gần
nguồn nước 5m

Có danh sách tổng hợp phân bón vô cơ hay hữu cơ
mà nông hộ sử dụng và lưu kho trong khu vực canh
tác (phân đi mua hay tự sản xuất, nguy cơ ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người, triệu chứng nhiễm

độc và thông tin sơ cấp cứu)

Theo dõi việc sử dụng phân bón ghi vào nhật ký nông hộ

Các thiết bị sử dụng để bón phân cần được bảo dưỡng và
kiểm tra định kỳ hàng năm.

Phân bón phải được bảo quản riêng biệt

Phân bón phải được bảo quản đúng cách giảm thiểu nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường (phân hữu cơ phải được bảo
quản cách xa nguồn nước 25m)

Đảm bảo một số điều kiện về kho bảo quản: Có mái che,
khô ráo, sạch sẽ, thông gió, có biển báo rõ ràng…

Phân tích các loại phân hữu cơ để xác định thành phần
dinh dưỡng và nguy cơ lan truyền bệnh

Cặn thải và nước thải chưa qua xử lý không được sử
dụng cho cà phê
VI. TƯỚI TIÊU

Cập nhật số liệu ghi chép về lượng mưa tại khu vực
canh tác cà phê để xây dựng kế hoạch tưới tiêu phù
hợp

Nếu sử dụng số liệu hơi nước tại khu vực canh tác
để tính toán và xây dựng kế hoạch tưới thì cần phải
có văn bản để chứng minh việc sử dụng số liệu đó

như thế nào.

Đào tạo cho các nông hộ về kiến thức tưới tiêu.

Xây dựng một kế hoạch quản lý tưới tiêu nước để
tối ưu hoá việc sử dụng, chống thất thoát nước tại
khu vực canh tác.

Theo dõi ghi chép về việc sử dụng nước tại các
nông hộ (ngày tưới, lượng nước sử dụng, phương
pháp tưới và nơi tưới)

Đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước tại các khu
vực canh tác do vệ sinh thực vật, do hoá chất hay cơ lý
gây ô nhiễm. Các nguồn nước tại khu vực canh tác cần
được lấy mẫu và phân tích bởi cơ quan chuyên môn,
nếu nguồn nước bị ô nhiễm cần có biện pháp xử lý.

Nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn thì không
được dùng cho cà phê.

Nguồn nước được sử dụng cho cà phê phải lấy từ
nguồn bền vững

Nên tham khảo các quan chức năng về mức khai thác
nước ngầm và nước mặt để tưới cho cà phê tại khu vực
canh tác
VII. THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV

- Cập nhật danh mục thuốc BVTV bị cấm ở châu Âu,
Mỹ và nhật để làm cơ sở cho việc lựa chọn và sử
dụng thuốc BVTV cho phù hợp
- Cập nhật danh mục mức dư lượng tối đa cho
phép áp dụng cho thị trường mà đơn vị dự định
bán cà phê, để làm cơ sở cho việc sử dụng thuốc
BVTV cho phù hợp.
- Đào tạo cho nông hộ về kiến thức lựa chọn, sử
dụng, bảo quản thuốc BVTV.
- Sử dụng các loại thuốc BVTV ít độc hại nhất cho
con người, động vật và thực vật (các loại thuốc
BVTV có nhãn màu xanh, vàng)
- Các danh mục thuốc BVTV sử dụng và cất trữ phải
nằm trong danh mục được phép sử dụng theo quy định
của cơ quan chức năng.
- Hướng dẫn việc sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc
4 đúng.
- Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

Ghi chép việc sử dụng
- Có danh mục tổng hợp các loại thuốc BVTV sử dụng
và lưu kho trên các trang trại.
- Ghi chép việc sử dụng thuốc BVTV trên các trang trại
vào nhật ký nông hộ
- Có biển báo nhận dạng trực quan tại các khu vực sử
dụng thuốc BVTV
- Hướng dẫn hoặc có biển báo về việc không sử dụng
thuốc BVTV gần nguồn nước trong phạm vi 5m.

Thiết bị sử dụng

- Bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ các thiết bị sử
dụng thuốc BVTV.
- Thiết bị sử dụng thuốc BVTV để đảm bảo nó luôn
hoạt động tốt.

Loại bỏ hợp chất thừa
- Hỗn hợp thừa sau khi sử dụng thuốc BVTV phải
được xử lý một cách an toàn

Vận chuyển, bảo quản, sử dụng và pha trộn
- Thuốc BVTV phải được vận chuyển một cách an
toàn hạn chế tới sự ảnh hưởng của con người và
môi trường.
VII. THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
- Bảo quản trong bao bì nguyên gốc và theo hướng
dẫn trên bao bì.
- Kho bảo quản có kết cấu bảo đảm và an toàn.
Phải làm bằng vật liệu chống cháy. Kho có giá đựng
bằng vật liệu không thấm hút (kính, kim loại, nhựa)
- Kho thuốc thuốc BVTV phải có khóa và chỉ
những người được đào tạo mới được phép tiếp cận.
- Có biển báo nguy hiểm đặt tại cửa kho.
- Khu vực bảo quản thuốc BVTV phải đựơc đặt xa
khu vực bảo quản dụng cụ máy xay sát cà phê… để
tránh lây nhiễm.
- Trong kho thuốc BVTV phải có dụng cụ thu gom
thuốc BVTV để phòng trường hợp rò rỉ khi đổ vỡ
không gây ảnh hưởng tới bên ngoài.
- Khi pha trộn thuốc BVTV phải sử dụng các dụng cụ cân đo
thích hợp để đảm bảo đúng nồng độ khi sử dụng.

- Có quy trình sơ cấp cứu được bố trí gần khu vực kho bảo
quản thuốc BVTV.

Bao bì thuốc BVTV đã sử dụng
- Không sử dụng lại bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng dưới
bất cứ hình thức gì, bao bì phải được xúc rửa 3 lần bằng nước
trước khi thu gom và xử lý (chôn lấp hay tiêu huỷ), để hạn chế
gây ảnh hưởng tới con người và môi trường.

Thuốc BVTV đã quá hạn sử dụng
- Thuốc BVTV quá hạn sử dụng cần được thu gom và xử lý
theo cách giảm thiểu gây ảnh hưởng tới môi trường (trả lại
cho các nhà cung cấp, tiêu hủy, chôn lấp tại các khu vực an
toàn).
VIII. THU HOẠCH

Thực hiện phân tích rủi ro về an toàn thực phẩm, về
hoạt động thu hoạch tại khu vực canh tác. Phân tích
này được xem xét hàng năm.

Dựa trên phân tích rủi ro trên để xây dựng triển
khai một kế hoạch hành động nhằm đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm trong quá trình thu hoạch (tập
trung vào phòng chống nấm mốc và nhiễm hoá
chất).

Hạn chế sự tiếp xúc của cà phê với nguồn có thể gây
nấm mốc (vệ sinh vườn, dụng cụ dùng trong thu
hoạch, phương tiện vận chuyển).


Dụng cụ dùng để đo lường phải được kiểm tra định
kỳ bởi các cơ quan có chức năng.
IX. CHẾ BIẾN

Thực hiện phân tích rủi ro về vệ sinh an toàn thực
phẩm liên quan tới cơ sở chế biến sau thu hoạch.
Phân tích này được xem xét hàng năm.

Dựa trên phân tích rủi ro trên để xây dựng triển khai
một kế hoạch hành động nhằm đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến sau thu hoạch

Duy trì vệ sinh sạch sẽ và bảo dưỡng trang thiết bị
chế biến nhằm tránh lây nhiễm nấm mốc, hoá chất
làm suy giảm tới chất lượng.

Không cho gia súc, phương tiện vận chuyển tiếp xúc
với khu vực chế biến cà phê để tránh nhiễm bẩn.

Các phế phụ phẩm từ quá trình chế biến (vỏ quả, vỏ
trấu) phải được sử dụng làm phân bón và nguyên liệu
cho quá trình sấy khô cà phê.

Xây dựng một kế hoạch hành động về việc quản lý
nước trong quá trình chế biến ướt (sử dụng nước
hiệu quả, giảm thiểu lượng nước sử dụng trong chế
biến)

Sử dụng nước sạch trong quá trình chế biến ướt
(xát vỏ, ngâm ủ, rửa)


Xử lý nước thải bị nhiễm bẩn trong quá trình chế
biến ướt để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi
trường và nguồn nước.

Không để cà phê trong quá trình phơi tiếp xúc với
các nguồn lây nhiễm nấm mốc (không phơi trực
tiếp trên nền sân đất, không để cà phê khô bị ướt
lại, phơi dày không quá 5cm, cào đảo thường
xuyên, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ,…)

Bảo quản riêng các loại cà phê khác nhau (cà phê
quả tươi, cà phê quả khô, cà phê thóc, cà phê
nhân,…)

Điều kiện nơi bảo quản (có mái che, không dột,
khô ráo, thông gió, sạch sẽ, bảo quản cách nền,
cách tường 30cm, cà phê có dấu hiệu bị mốc phải
được bảo quản riêng).

Sử dụng các thiết bị đáng tin cậy để để đo ẩm độ
cà phê nhân và thiết bị phải được kiểm tra định
kỳ bởi các cơ quan chức năng.

Không để cà phê bị ướt lại trong quá trình bốc dỡ
và vận chuyển.

Quản trị rủi ro điều kiện lao động
- Thực hiện phân tích rủi ro về sức khỏe và an toàn lao
động

- Dựa vào đánh giá rủi ro, tiến hành triển khai kế hoạch
hành động nhằm tăng cường điều kiện sức khỏe và
ATLĐ
- Phải có người chịu trách nhiệm điều phối các hoạt
động
- Cần tổ chức các buổi họp định kỳ thảo luận về sức
khỏe, ATLĐ.

Tập huấn về sức khỏe và ATLĐ
- Tổ chức tập huấn cho nông hộ về sức khỏe và quy
trình ATLĐ
- Có gi chép về công tác tập huấn.
- Đảm bảo có ít nhất 01 người được tập huấn về sơ cứu.
X. QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG,
SỨC KHOẺ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Cơ sở, trang thiết bị y tế, ATLĐ, quy trình cứu hộ
- Phải có Hộp thuốc sơ cứu.
- Phải có một quy trình xử lý tai nạn và cấp cứu
bằng văn bản.
- Quan tâm đến vấn đề phòng chống HIV/AIDS.
- Phải đảm bảo các nông hộ nắm vững quy trình
quản lý tai nạn và cấp cứu.
- Phải xác định những tai nạn tiềm ẩn, có những
biển báo và biểu tượng cố định và rõ ràng.
- Đảm bảo những điều kiện tốt cho người lao động bị
tàn tật.

Quản lý sử dụng thuốc BVTV, quần áo và thiết bị
bảo hộ

- Khi sử dụng thuốc BVTV phải mặc và được trang
bị quần áo và trang thiết bị bảo hộ còn sử dụng tốt.
- Quần áo phải được bảo quản riêng, giặt thường
xuyên.
- Người thường xuyên tham gia sử dụng thuốc BVTV
độc hại phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng
năm.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người dưới
18 tuổi không được tham gia sử dụng thuốc BVTV.

Vệ sinh và duy trì điều kiện vệ sinh tốt
- Cung cấp các điều kiện vệ sinh sạch sẽ tại khu
làm việc tập trung đông người lao động và sinh
hoạt của người lao động.
- Thực hiện các biện pháp kiểm soát côn trùng tại
nơi làm việc và sinh sống của người lao động.
- Khu vực sản xuất và chế biến phải được vệ sinh
sạch sẽ và có khu vực chứa rác riêng.

Quyền lợi người lao động
- Có danh sách người lao động làm việc dài hạn,
thời vụ có ghi đầy đủ (tên, năm sinh, giới tính,
mức lương…)

×