Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

đề tài xây dựng giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tây bắc nhằm phát triển du lịch việt nam giai đoạn từ 2012 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING










ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC
DÂN TỘC TÂY BẮC NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ 2012-2015




GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. NGUYỄN QUỐC NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ YÊN
LỚP DU LỊCH 1


NIÊN KHÓA 2008-2012







BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING










ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC
DÂN TỘC TÂY BẮC NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ 2012-2015




GVHD: ThS. NGUYỄN QUỐC NAM
SVTH: ĐẶNG THỊ YÊN
LỚP DU LỊCH 1





NIÊN KHÓA 2008-2012


NỘI DUNG ĐỀ TÀI
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 3

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 VĂN HOÁ
1.1.1 Định nghĩa
Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong
lịch sử. Văn hóa là sản phẩm của loài người, nó được tạo ra và phát triển trong
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào
việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái
tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.
Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong
các kiểu, hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong
giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Bản sắc văn hoá là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc,
được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước,
các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng
và tiềm ẩn.
Văn hoá kiến thức truyền thống là hệ thống kiến thức của các dân tộc hoặc của
một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong những
hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đòng ở một
vùng nhất định. Văn hoá kiến thức truyền thống được hình thành trực tiếp từ lao

động và sinh hoạt văn hoá của mọi người dân trong cộng đồng, được hoàn thiện
dần và truyền thụ chủ yếu bằng miệng, truyền tay trong gia đình, thôn bản hoặc
qua ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện kể, sử thi, luật tục…
1.1.2 Các loại hình văn hoá
Văn hóa được phân loại thành hai phạm trù lớn là văn hóa vật thể và văn hóa
phi vật thể. Văn hóa vật thể bao gồm những sản phẩm văn hóa chứa đựng trong
vật chất mà sự tồn tại của chúng gắn liền với sự hiện diện của khối vật chất cụ
thể. Văn hóa phi vật thể gồm những sản phẩm văn hóa có giá trị tinh thần thuần
túy, sự tồn tại của chúng có tính độc lập tương đối, không trực tiếp liên quan đến
những vật chất mà chúng nhờ vả. Có thể hình dung qua sơ đồ sau :









Văn hóa phi vật thể
- Các hệ thống tư tưởng tôn giáo,
triết học.
- Các sáng tác văn học nghệ thuật.
- Những chuẩn mực đạo đức.
- Những phong tục tập quán, lối
sống.
- Những phẩm chất tinh thần, tâm
hồn.
Văn hóa vật thể
- Các công trình kiến trúc :

đền, đài…
- Nhà cửa, đường sá, cầu
cống.
- Thành phố.
- Công viên, tượng đài
- Di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh.

Văn hóa
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 5

Tất nhiên, sự phân chia trên chỉ là tương đối, để dễ phân biệt, không nên cứng
nhắc trong quan niệm, bởi lẽ trong những cái gọi là “ văn hóa vật thể” có giá trị của
văn hóa phi vật thể và trong những cái gọi là “ văn hóa phi vật thể” thì ít nhiều cũng
cần những nhân tố vật chất nhất định để thể hiện chúng.
1.1.3 Đặc điểm của Văn Hóa
Văn hóa có tính ổn định, tính bền vững. Vì về mặt phát sinh và phát triển, văn
hóa được tích lũy, được truyền lại, được tái tạo trong một cộng đồng. Về mặt chức
năng, văn hóa tạo ra sự ổn định, sự bền vững của cuộc sống con người trong cộng
đồng. Do đó, xã hội nào, cộng đồng nào cũng có truyền thống văn hóa của nó. Khái
niệm truyền thống văn hóa bao hàm tính bền vững của văn hóa, hay đúng hơn, sự tồn
tại của những yếu tố không thay đổi của văn hóa thường được gọi là hằng số văn hóa.
Tính bền vững, ổn định của văn hóa dưới một cách nhìn nhận định có khi lại được
xem là tính bảo thủ của văn hóa.
Nhưng ngay trong thực tiễn quan sát thông thường, ta cũng thấy không có một
nền văn hóa nào tồn tại trong trạng thái tĩnh hoàn toàn, nền văn hóa nào cũng phải
trải qua những biến đổi ở những mức độ khác nhau: biến đổi nhỏ, từng yếu tố, biến
đổi lớn, trên một phạm vi rộng, biến đổi từ từ, biến đổi có tính bước ngoặt … Khái

niệm đổi mới trong lĩnh vực văn hoá dùng để chỉ xu hướng và kết quả của những sự
biến đổi văn hóa, và khi dùng cặp đôi với khái niệm truyền thống thường chỉ mối
quan hệ giữa tính bền vững và tính biến đổi của văn hóa, mối quan hệ ấy nói lên qui
luật vận động của văn hóa. Như vậy nghiên cứu sự biến đổi, sự đổi mới của văn hóa
trên cái nền của truyền thống văn hóa. Qui luật vận động ấy bảo đảm cho văn hóa tồn
tại liên tục nhưng không ngưng đọng.
Do đó, khi có sự tiếp xúc kinh tế – xã hội giữa các nhóm người, các cộng đồng,
các dân tộc… thì sẽ tạo ra sự tiếp xúc văn hóa hay còn gọi là sự giao lưu văn hóa.
Qua việc tiếp xúc, một số yếu tố văn hóa ở cộng đồng người này có thể lan truyền
đến văn hóa của cộng đồng người khác và khi đó có thể có hai phản ứng: hoặc chối
từ hoặc tiếp nhận. Trong sự tiếp nhận văn hóa, những yếu tố văn hóa lan truyền ấy có
khi chỉ là những yếu tố cá biệt, tồn tại rời rạc bên cạnh nền văn hóa bản địa, có khi
được cộng đồng người bản địa bản địa hóa, có khi gây ra những tác động làm đổi
mới các yếu tố cũ của nền văn hóa bản địa.
1.1.4 Chức năng và vai trò của văn hoá
1.1.4.1 Chức năng :
Chức năng giáo dục: là chức năng mà văn hóa thông qua các hoạt động, các
sản phẩm của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần,
thể chất của con người, làm cho con người dần dần có những phẩm chất và năng lực
theo tiêu chuẩn mực xã hội đề ra. Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ
bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống mà còn bằng cả những giá trị đang hoàn
thành. Văn hóa tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như hình
thành nhân loại.
Chức năng nhận thức : là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn
hóa. Văn hóa giúp nâng cao trình độ nhận thức của con người.
Chức năng thẩm mĩ : cùng với nhu cầu hiểu biết con người còn có nhu cầu
hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con người đã tạo ra hiện thực dựa trên quan niệm về
cái đẹp nên văn hóa cũng có chức năng này. Trong quá trình phát triển, văn hóa sẽ
không ngừng được thanh lọc theo hướng vươn tới cái đẹp và khắc phục cái xấu trong
mỗi người.

Chức năng giải trí : các hoạt động văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, lễ hội, ca
nhạc… sẽ đáp ứng được nhu cầu giải trí của con người. Sự giải trí bằng các hoạt động
văn hóa là bổ ích, cần thiết góp phần giúp con người lao động sáng tạo có hiệu quả
hơn và giúp con người phát triển toàn diện. Phát triển và hoàn thiện con người là mục
tiêu cao cả của văn hóa.
1.1.4.2 Vai trò
Văn hóa là nền tảng tinh thần : văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần, là nền tảng
tinh thần của xã hội, văn hóa thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và bản lĩnh
của một dân tộc. Văn hóa có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính
trị. Văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người – nguồn nhân
lực quyết định sự phát triển xã hội.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 7

Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển : văn hóa là mục tiêu của phát triển xã
hội, bởi văn hóa đại diện theo trình độ văn minh, là thước đo phẩm giá con người.
Văn hóa có vai trò điều tiết hành vi, mối quan hệ giữa người với người bằng giá trị
chuẩn mực xã hội, bằng văn hóa hướng tới mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống,
vì hạnh phúc của con người, nối dài cuộc sống, an ninh xã hội, điều tiết sự công bằng
xã hội.
Văn hóa là động lực của sự phát triển : chìa khóa của sự phát triển là nguồn
lực tự nhiên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn khoa học công nghệ, nguồn lực con người.
Phát triển hiện đại hóa dân tộc, trước hết phải hiện đại hóa nguồn lực con người, đầu
tư vào giáo dục. Văn hóa làm bàn đỡ để cho sự ra đời của nền kinh tế tiên tiến văn
minh thông qua việc hoàn thành hệ thống pháp lí và đạo lí xã hội, chống lại những
tiêu cực phản giá trị, phản văn hóa do nền kinh tế thị trường Việt Nam đã tạo ra.
1.1.5 Các hình thức bảo tồn văn hoá dân tộc
Trong quá trình hiện đại hóa thì việc mất đi các giá trị văn hoá (đặc biệt là các
giá trị văn hóa phi vật thể) là một quy luật tất yếu. Con người khi nhận thức được

điều này sẽ có những hoạt động chủ quan, với nhiều hình thức để cố gắng lưu giữ lại.
Có thể nói hiện tại có các phương pháp bảo tồn văn hóa sau đây:
Đối với văn hóa vật thể : Thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo, bảo quản các di
tích lịch sử và các văn hoá vật thể. Tu bổ di tích không chỉ đơn giản là khôi phục lại
như mới một công trình kiến trúc cổ truyền, mà là sự tổng hợp của nhiều mặt hoạt
động phức tạp có quan hệ qua lại rất chặt chẽ như: Nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật
và quá trình thi công, sản xuất v.v Công tác tu bổ di tích phải đáp ứng được các nhu
cầu: Giải phóng, loại bỏ khỏi di tích tất cả các lớp bổ sung xa lạ, gây ảnh hưởng xấu
tới các mặt giá trị của di tích; giữ lại tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích; trên
cơ sở khoa học đáng tin cậy khôi phục lại một cách chính xác những yếu tố đã bị
thiếu hụt, mất mát trong quá trình tồn tại của di tích; trả lại cho di tích hình dáng vốn
có của nó; làm cho di tích có độ bền vững về mặt kết cấu để tồn tại lâu dài trước tác
động của điều kiện khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, cũng như thử thách của thời gian.
Đối với văn hóa phi vật thể có hai phương pháp: Một là, phương pháp bảo tồn
tĩnh: quay phim, chụp ảnh, ghi chép để tư liệu hóa thật chi tiết (khi có nhu cầu, thì
căn cứ vào đó để phục dựng). Hai là, bảo tồn động: đưa nó về với cộng đồng. Vì,
cộng đồng chính là chủ thể của di sản, không ai có thể thay thế họ. Tất nhiên, khi bảo
tồn trong cộng đồng thì nó sẽ biến đổi, nhưng "cái hồn" của di sản vẫn sẽ được người
dân lưu giữ. Còn cố níu giữ cái cũ, mà người dân không chấp nhận, thì cũng không
được. Có thể, qua quá trình phát triển, nó sẽ gắn với một tâm thức khác. Vấn đề là ta
phải chủ động tạo điều kiện cho nó kế thừa, và nhập vào xã hội mới.
1.2 TÌM HIỂU VỀ DU LỊCH VĂN HOÁ
1.2.1 Định nghĩa
Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
1.2.2 Các loại hình du lịch văn hoá
Du lịch lễ hội, du lịch hoa: Festival Huế, Festival hoa Đà Lạt, hội chùa Hương,
hội Lim, tết cổ truyền… Với loại hình du lịch này du khách có thể vừa tham quan
vừa kết hợp du lịch văn hóa. Đặc biệt là với du khách quốc tế. Những tour du lịch tìm
hiểu văn hóa, lịch sử có thể thực hiện rất đa dạng ở Việt Nam. Loại hình này được tổ

chức theo mùa ở các thời điểm khác nhau trong năm.
Du lịch phố cổ: Hội An, Hà Nội, phố Hiến (Hưng Yên)… loại hình này có tính
chất thường xuyên, diễn ra đều đặn hơn.
Du lịch làng nghề: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc - Hà Đông…
Du lịch ẩm thực: tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Bắc Trung Nam… Nét tinh
tế của ẩm thực Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố lịch sử, khí hậu, điều
kiện tự nhiên… Sự tinh tế trong ẩm thực vùng miền cũng là một yếu tố được du lịch
khai thác hiệu quả.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 9

1.2.3 Các điều kiện để phát triển du lịch văn hoá
Điều kiện 1 : Có Tài nguyên du lịch văn hóa phong phú và mang tính độc đáo,
có sức hấp dẫn đối với du khách.
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch. Nó ảnh
hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành chuyên
môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ.
Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên,
di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân
văn khác có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu du lịch tìm hiểu về văn hóa các tộc
người. Đặc biệt là phải có sự tồn tại của các sắc thái tộc người, mỗi tộc người có bản
sắc đặc trưng riêng khác biệt với những tộc người ở các vùng khác. Sự khác biệt này
được thể hiện qua :
- Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ
cuộc sống của cộng đồng.
- Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống.
- Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên
của khu vực.

- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống cộng đồng.
- Các di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển tín
ngưỡng của cộng đồng.
Điều kiện 2 : Cơ sở hạ tầng du lịch
Cơ sở hạ tầng du lịch là các yếu tố đảm bảo cho việc khai thác những giá trị
tài nguyên góp phần hình thành nên các điểm, khu du lịch.
Bao gồm :
- Hệ thống và phương tiện giao thông
- Hệ thống cung cấp điện
- Hệ thống cấp thoát nước
- Hệ thống thông tin liên lạc
- Hạ tầng tài chính
- Hạ tầng y tế ….
Điều kiện 3 : Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Là những yếu tố trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch,
có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch. Bởi vậy, nó đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định
mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du
lịch. Sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn
thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Các yếu tố cơ bản của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật :
- Cơ sở lưu trú
- Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí
- Các công trình thông tin – văn hóa, biểu diễn nghệ thuật.
- Các cơ sở dịch vụ hỗ trợ khác.
Điều kiện 4 : Yếu tố con người
Con người luôn đóng vai trò chủ đạo và quyết định trong hầu hết các lĩnh vực
kinh tế. Du lịch văn hóa cũng không ngoại lệ.
Yếu tố con người đầu tiên được thể hiện qua khả năng đón tiếp và phục vụ khách
du lịch. Đây là điều kiện quan trọng và cần thiết cho sự phát triển du lịch. Khả năng

đón tiếp và phục vụ du khách không chỉ là yêu cầu đối với các nhân viên, những
người hoạt động trong ngành du lịch, mà nó còn là yêu cầu đối với những người dân
tại địa phương, tại nơi du lịch, tại các cơ quan quản lý hành chính…
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 11

Yếu tố con người tiếp theo đó chính là khách du lịch. Một địa danh dù có giàu
đẹp, nhiều tiềm năng du lịch đến mấy mà không có khách du lịch thì cũng không thể
phát triển du lịch được. Con người phải có thời gian nhàn rỗi, có nhu cầu muốn đi du
lịch, có tiền để chi trả cho các dịch vụ … thì lúc đó du lịch mới có thể phát triển.
1.2.4 Các nguyên tắc khi khai thác loại hình du lịch văn hoá
- Có các hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về văn
hóa, di tích lịch sử.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Mang nét đẹp, sự tinh hoa của mỗi tộc người đến với khách du lịch,
góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
- Đem lại sự hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của du khách, tăng cường
thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.
- Bảo vệ môi trường, hạn chế tác động đến mức tối thiểu đến hệ sinh
thái.
- Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư
trong phát triển du lịch, tạo thêm cơ hội việc làm và mang lại lợi ích
cộng đồng địa phương.
- Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài
hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng
điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn,
tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã

hội.
- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an
ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân kinh doanh du lịch.
1.3 MÔ HÌNH LÀNG DU LỊCH VĂN HÓA
1.3.1 Mô hình và làng du lịch văn hóa
Mô hình là những yếu tố căn bản cấu thành sự vật. Nhờ các yếu tố này có thể
dựng lại sự vật theo một nguyên tắc chung nhất, khiến sự vật không bị biến đổi mặc
dù nó vẫn bao chứa được những khác biệt đa dạng của điều kiện cụ thể.
Làng du lịch văn hoá là một điểm du lịch có tài nguyên du lịch văn hoá và có tổ
chức khai thác các tài nguyên du lịch văn hoá phục vụ du khách.
Mô hình “ làng văn hoá” là một mô hình đầu tư vào lĩnh vực văn hoá để phục vụ
cho du lịch nhằm phát triển kinh tế – xã hội. Trong mô hình này mối quan hệ hữu cơ
giữa hai yếu tố bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá với kinh tế – du lịch luôn tồn tại đan
xen và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
1.3.2 Các yếu tố cấu thành Làng du lịch văn hóa
Trong thực tế làng du lịch văn hoá được quyết định bởi ba nhóm nhân tố khác
nhau:
Nhóm nhân tố thứ nhất là các nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của
làng du lịch văn hoá. Nhóm này bao gồm các vị trí địa lý (gần trung tâm du
lịch, nằm trên tuyến du lịch), tài nguyên du lịch văn hoá (sự độc đáo và
phong phú của nguồn tài nguyên, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể).
Nhóm nhân tố thứ hai là những nhân tố liên quan đến việc bảo đảm du
khách lưu lại ở làng du lịch văn hoá. Đó là các cơ sở phục vụ việc nghỉ ngơi
(cơ sở lưu trú như phòng ngủ, nhà nghỉ…), các cơ sở phục vụ ăn uống, phục
vụ nhu cầu vui chơi giải trí (xem văn nghệ, lễ hội…), mua sắm hàng thủ công lưu
niệm…
Nhóm nhân tố thứ ba gồm những nhân tố đảm bảo giao thông cho
khách đến điểm du lịch (bao gồm những điều kiện đã có và khả năng mở các
tuyến đường mới thuận tiện…).

Nhóm nhân tố thứ nhất là tạo ra vẻ hấp dẫn của làng du lịch văn hoá. Nhưng
nhóm nhân tố thứ hai, thứ ba lại có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành làng du
lịch văn hoá. Nhân tố thứ nhất đóng vai trò tiềm năng, còn nhóm nhân tố thứ hai, thứ
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 13

ba mới biến "tiền năng" thành khả năng hiện thực. Vì vậy, đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng (hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc) và xây dựng cơ sở lưu trú, khai
thác các nguồn lực văn hoá phục vụ du lịch vẫn là vấn đề cấp thiết nhằm xây dựng
làng du lịch văn hoá.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ KHU VỰC TÂY BẮC
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÂY BẮC
2.1.1 Vị trí địa lý :

Vùng Tây Bắc gồm vùng đất từ bờ phải sông Hồng đến lưu vực sông
Đà, sông Mã bao gồm 6 tỉnh : Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Điện
Biên, Yên Bái. Tây Bắc là một vùng rộng lớn có địa lý chính trị, kinh tế- văn
hóa độc đáo, có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước
cả về an ninh – quốc phòng, kinh te, xã hội và văn hóa.
Diện tích tự nhiên của vùng là 37.533,8 km
2
, chiếm 11,33 % diện tích
cả nước. Với số dân 2.650.100 người, chiếm 3,11 % dân số cả nước (năm
2007). Phía Bắc của vùng giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông
giáp với Đông Bắc và một phần Đồng bằng sông Hồng còn phía Nam giáp với
Bắc Trung Bộ.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình

Địa hình núi cao, hiểm trở với dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam,cắt xẻ mạnh. Phía Bắc là những dãy núi cao, phân định
biên giới Việt – Trung. Phía Đông và Đông Nam là dãy Hoàng Liên Sơn cao
nhất Việt Nam và Đông Dương với đỉnh Phanxipan (3.143 m). Phía Tây và
Tây Nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau, phân định biên giới Việt – Lào. Nằm
giữa vùng Tây Bắc là sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc – đông Nam. Hai bên
sông Đà là các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi kế tiếp nhau.
Khí hậu
Khí hậu của vùng là khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa.
Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè - Mùa đông. Biên độ nhiệt
giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên là núi cao lớn hơn ở các thung lũng. Độ
ẩm tương đối trung bình thường từ 78 – 93%,ở các tiểu vùng có độ chênh lệch
từ 2 – 5%. Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn, bình quân từ 1.800 – 2.500
mm/năm. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc là gió Lào và gió lạnh
địa phương.Ngoài ra: Mưa đá ,sương muối,băng giá…
Tài nguyên nước
Tây Bắc là đầu nguồn của một vài hệ thống sông lớn như sông Đà, sông
Mã, sông Bôi. Sông Đà bắt nguồn từ Ngụy Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), có
chiều dài 983 km (trên đất Việt Nam dài 543 km), là nguồn thuỷ năng lớn nhất
Việt Nam. Nguồn nước nóng ở trong vùng tương đối nhiều nhưng đang ở dạng
tiềm năng và chưa được khai thác nhiều.
2.1.3 Các yếu tố nhân văn
Các dân tộc chính ở Tây Bắc
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 15

Ơ Tây Bắc có hơn 20 dân tộc sinh sống nhưng có 4 dân tộc chính đó là:
Thái, Mường, Dao và H’Mông. Về địa lí tự nhiên, vùng văn hóa này gồm ba
loại môi trường: môi trường thung lũng, môi trường rẻo cao và môi trường rẻo

giữa (sườn núi).
Vùng thung lũng lòng chảo ở chân núi là địa bàn cư trú của các tộc người
Thái và Mường. Với người Mường chiếm 1,2 % dân số cả nước và người Thái
chiếm gần 1,3 % dân số của cả nước. Còn người Mông, định cư và hoạt động
sản xuất ở các sườn núi với độ cao trên 1.500m sát biên giới phía Bắc đến
thượng du Thanh Hoá, Nghệ An. Chiếm khoảng 0,7% dân số cả nước. Người
Dao, cư trú ở độ cao 700 – 1000 m, tức là thấp hơn độ cao của người Mông ở
lưng chừng núi, nơi nạn đốt rừng đang gây ra hiện tượng xói mòn với tốc độ
đáng lo ngại. Cùng sinh sống trên địa bàn này còn có các dân tộc thiểu số khác
: Tày, Nùng… và có cả người Kinh.
Mật độ dân số
Mật độ dân số toàn vùng rất thấp và không đồng đều. Nơi tập trung đông
nhất là các thị xã, thị trấn, các điểm dân cư tập trung (nông, lâm trường), các
thị tứ và trên các trục đường giao thông. Trái lại ở các khu vực núi cao, đường
giao thông ít, đi lại khó khăn thường chỉ có các dân tộc ít người sinh sống,
nên mật độ dân cư rất thấp.
Nguồn lao động
Tổng số lao động trong độ tuổi ở Tây Bắc là 986 nghìn người, trong đó
có 878 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (chiếm
90,7 % tổng số lao động). Như vậy còn 9,3 % số lao động chưa có việc làm.
Lao động của khu vực nông nghiệp chiếm ưu thế 76,6 %, công nghiệp và dịch
vụ chỉ có 23,4 %. Số người trên và dưới độ tuổi có khả năng tham gia lao
động ước khoảng 163.000 người (chiếm 18,8 % lực lượng lao động).
Giá trị lịch sử
Theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trên địa
bàn Tây Bắc đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại, nhiều địa danh đã trở thành di
tích lịch sử các mạng và tồn tại như những chứng nhân lịch sử.
2.2 KHÁI QUÁT CÁC DÂN TỘC VÀ ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ CÁC
DÂN TỘC TÂY BẮC

















2.2.1 Văn hoá dân tộc Thái




GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 17











2.2.1.1 Đặc điểm
Khái quát
Dân tộc Thái có trên 1 triệu người sinh sống tập trung chủ yếu tại các tỉnh
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hoá và
sinh sống rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do di cư.
Dân tộc Thái còn có những tên gọi khác là Táy và có các nhóm Táy Đăm, Táy
Khao, Táy Mười, Táy Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thổ Đà Bắc. Tiếng Thái
thuộc hệ ngôn nghữ Tày-Thái. Dân tộc Thái có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung
Quốc), trải qua các cuộc thiên di trong lịch sử, dân tộc Thái có mặt ở Việt Nam
từ hàng trăm năm trước.
Hoạt động kinh tế
Canh tác lúa nước là hoạt động sản xuất chính của người Thái, đây là
nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Họ có nhiều kinh nghiệm đắp
phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng. Tuy nhiên, người
Thái cũng làm nương để trồng lúa, ngô, lạc, vừng… và nhiều thứ cây trồng
khác. Trong từng gia đình còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, trồng bông,
nuôi tằm để dệt vải, một số nơi còn làm đồ gốm… Sản phẩm nổi tiếng của
người Thái là vải thổ cẩm với những nét hoa văn độc đáo sắc màu rực rỡ, bền
đẹp.
Am thực
Trước năm 1954, người Thái không hay dùng gạo tẻ làm cơm. Họ cho
rằng ăn gạo tẻ chóng đói, không đủ sức lao động cả ngày ở ngoài trời. Mặc dù,
hiện nay người Thái có thói quen ăn gạo tẻ, nhưng họ vẫn coi gạo nếp là lương
thực lý tưởng và xem như là vật đặc trưng văn hóa tộc người. Sinh ra từ văn
hóa trồng lúa, dân tộc này có đủ kỹ thuật bằng thủ công để biến thóc thành
gạo. Có thể nói ngay rằng, người Thái chưa biết làm và dùng cối xay gạo mà
chỉ biết giã. Người ta giã gạo bằng cối chân hoặc các loại cối giã bằng sức đẩy

của dòng nước chảy trong tự nhiên. Từ gạo chế biến thành các món ăn mang
bản sắc dân tộc rõ rệt. Có lẽ, cách chế biến mang cổ xưa nhất là cơm nếp Lam.
Đó là cách bỏ gạo vào ống tre nứa, dạng bánh tẻ, ngâm cho hột gạo nở. Sau
đĩ, đốt ống Lam cho gạo chín rồi tước bỏ tre nứa lấy cơm mà ăn.
Lương thực ăn chính là xôi nếp nên dụng cụ bếp núc không phải là nồi
niêu, xoong, chảo mà là chiếc ninh đúc bằng đồng và chõ. Cơ cấu bữa ăn
thường nhật đậm đà bản sắc Thái là cơm, xôi. Xôi không phải chỉ là lương
thực cho bữa ăn hàng ngày mà còn là nguyên liệu để làm bánh cho trẻ em,
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 19

người già, để ăn chơi lót dạ ngon miệng như các món: xôi nướng, xôi cặp, xôi
giã nhão bóp tựa bánh dầy.
Nổi tiếng nhất là các món canh rau quả, trong đó có món rất Thái là
canh măng chua với cá, với các loại nhuyễn thể, côn trùng sống dưới nước
hoặc trên cạn. Thức ăn rau quả còn có thể kể tới các loài rong rêu, mọc ở đá
hoặc ở bùn.
Gần với rau, ta kể đến hàng trăm loài nhuyễn thể, sâu bọ, côn trùng ở
dạng nguyên và dạng nhộng sống ở dưới nước và trên cạn nằm trong tổng thể
thứ được con người chọn làm thức ăn.
Dân tộc Thái có nhiều cách chế biến thức ăn bằng cá. An cá sống,tươi
thì gọi là gỏi hoặc chế biến thành mắm để ăn dần. An chín có nhiều cách, trong
đó có những món đặc trưng Thái là nướng, cá lùi, cá ninh… Cá có thể sấy khô
trên gác bếp để ăn dần.
Lạp hay Xạ lấy thịt nạc còn tươi nguyên thái thành từng lát mỏng đem
nhúng vào nước lá ổi để lấy chất chát thàm thịt se, bỏ vào gạo nếp để vuốt cho
sạch nhớt hoặc có thể dùng giấy bản thấm… Sau đó thái thành miếng nhỏ để
vào bát tô to dùng nước măng chua hòa cùng lạc, vừng giã nhỏ trộn rau thơm,
mùi, tỏi, ớt và hoa chuối rừng. Để một lúc cho thịt ngấm gia vị rồi hãy ăn cùng

ghém rau xanh như cải bắp và một vài loại lá rau rừng. Nếu không nhúng nước
lấy trong ruột non của các con thú thuộc bộ nhai lại như trâu, bò, dê, hoẵng,
hươu, nai… thì lạp có thể làm chín bằng cách băm nhỏ thịt nạc đem rang khô
để nguội hẳn mới trộn vào nước chua. Lạp thường được ăn sống.
Cũng như cá, thịt nướng, lùi, ninh là những món sở trường của người
Thái. Thịt cũng được sấy khô trên gác bếp hoặc ướp lên men chua để ăn dần.
Món thịt ăn chín thường có: nướng, lùi, ninh. Đặc biệt thịt giống thú ăn
cỏ nhai lại thì thường luộc để chấm nặm pia thì rất ngon và đượm đà bản sắc
Thái.
Rượu là thức uống trong các dịp vui, buồn và là vật tượng trưng của
các nghi thức. Rượu Thái có hai loại chính: cất, cần và 2 loại phụ : nếp, một
thứ có tên là vạng hay lọn.
Trang phục
Trang phục truyền thống của người Thái, nam giới mặc quần áo thổ
cẩm màu chàm xanh hoặc chàm đen nhưng vài chục năm gần đây nam giới đã
chuyển sang mặc âu phục là chủ yếu.
Phụ nữ Thái vẫn gắn bó với trang phục truyền thống: áo cỏn màu trắng,
xanh hoặc đen, áo có tay hoặc xẻ ngực, bó sát thân với hàng khuy bạc trắng
hình bướm, váy dài đen quấn suông hoặc được thêu viền hoa văn ở gấu. Cùng
với váy, áo phụ nữ Thái Đen còn có chiếc khăn Piêu thêu hoa văn bằng nhiều
loại chỉ màu rất sặc sỡ và đẹp. Đồ trang sức của phụ nữ chủ yếu là vòng bạc,
xuyến bạc đeo ở cổ tay và cổ; hoa tai bằng bạc hoặc vàng.
Hiện nay, thanh thiếu niên đã ưa mặc áo sơ mi, quần âu may sẵn. Phụ
nữ vẫn ưa trang phục truyền thống, may thủ công bằng dệt vải công nghiệp.
Vào những dịp hội hè hay liên hoan văn nghệ, phụ nữ Thái mặc trang phục
dân tộc rất trang nhã, màu đặc sắc dân tộc rất nguyên vẹn.
Nhà ở
Bản mường Thái thường định cư gần nguồn nước, mỗi bản có từ vài
chục đến hơn trăm nóc nhà kề bên nhau. Theo truyền thống thì người Thái ở
nhà sàn. Nếp nhà được cấu trúc bởi các loại cây thân gỗ và có gióng như tre,

vầu, nứa… lợp bằng cỏ tranh. Nhà sàn của người Thái kết cấu bằng gỗ, với
những hàng cột gỗ vuông hoặc tròn được kê đá, sàn cao, lợp lá cọ hoặc ngói.
Mỗi nhà tuỳ theo gia cảnh mà dựng 3,4 gian hoặc 5 gian. Người Thái Đen làm
nhà thường tạo mái hình mai rùa, trang trí trên hai đầu nóc nhà bằng khau cút
theo phong tục xưa truyền lại.
Nếu ai đó đã quen với nếp sống thủ công nghiệp phát triển hoặc công
nghiệp đến quan sát thì sẽ không sao tránh khỏi ngạc nhiên vì cả một ngôi nhà
sàn, có nếp sống khá đồ sộ như nhà của quý tộc xưa. Thay vì đóng đinh là cả
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 21

một hệ thống dây chằng, buộc, thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt tre, giang
và mây hoặc những vỏ cây chuyên dùng.
Nhà sàn của người Thái làm bằng gỗ rất đẹp và chắc chắn. Nhà vẫn làm
theo quy chuẩn truyền thống, gồm 4 gian có hệ thống cột vững chãi, sàn làm
bằng giát tre. Trong nhà không có vách ngăn, có hệ thống cửa sổ thoáng mát.
Mái lợp bằng gỗ hoặc ngói móc. Cầu thang lên phía đầu hồi nhà, gắn liền với
một khoảng sàn hẹp làm sân. Ngoài ra, còn có cầu thang lên phía tay phải.
Trong nhà có nơi tiếp khách, tại đây có bày bộ bàn ghế gỗ hoặc ghế mây tre.
Một số gia đình khá giả có thêm tủ ly, hòm đựng quần áo. Trong nhà còn có
nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi kê giường nằm nam, nữ cách biệt. Hàng xa phía cột
sau của nhà là nơi gác chăn đệm. Đó là đồ dùng phục vụ sinh hoạt gia đình và
khách. Gầm nhà sàn để trống, làm nơi chứa công cụ sản xuất và để trẻ em chơi.
Hiện nay, người Thái đã tự cải tiến và thay đổi kiến trúc nhà của mình khá
nhiều. Sự cải tiến và thay đổi ấy chủ yếu học ở cách làm của người Kinh. Các
nhà sàn thì dựng cột kê và lắp ghép theo phương pháp nối dầm vào cột bằng
mộng thắt. Sự giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc đã tạo ra các kiểu nhà sàn
đẹp đẽ và bề thế vô chừng. Ơ nhiều nơi, đặc biệt dọc theo đường quốc lộ và
ven thị trấn, thị xã đã có nhiều nhà sàn lắp cầu phong li tô để lợp ngói. Xu thế

hiện nay là mọi người đang đua nhau xây dựng nhà ngói hai tầng hoặc các kiểu
nhà mái bằng, xi măng, cốt thép.
Lễ hội
Lễ hội cộng đồng :
Xên Mường: như Xên Cha Mường, do Tạo Muổi ( người đứng đầu
dân tộc Thái làm chảu xửa – chủ áo). Lễ này từ ngày giải phóng Tây Bắc
đến nay không làm, vì nó không có lợi cho đoàn kết các dân tộc.
Xên Bản (lễ bản), người Thái thường xên hàng năm hoặc 3 năm một
lần vào tháng 3 khi hoa ban nở rộ. Hiện nay, xên Bản đang hồi phục ở một
số địa phương. Nội dung chủ yếu của cuộc Xên Bản là : cúng thổ thần, thần
nước, mưa gió, và những người có công khai phá xây dựng bản, tạ ơn họ
và cầu các thần phù hộ cho bản mùa màng tốt tươi, người, xúc vật khoẻ
mạnh và phát triển. Mục đích cuối cùng và cố kết cộng đồng bản thêm bền
chặt.
Xên Bản được mọi người tự nguyện tham gia và tự nguyện góp các lễ
vật hiến tế và chảu xửa do dân bàn bạc cử ra. Chủ áo ( chảu xửa) là người
có uy tín, hiểu phong tục tập quán và là người có công khai phá bản đầu
tiên, hoặc là người đứng đầu bản lâu đời. Nay có nơi cử người đứng đầu
Mặt trận Tổ Quốc ở bản, trưởng bản hoặc đồng chí bí thư cấp uỷ Đảng ở
đấy và có nơi vẫn cử người trong dòng dõi quí tộc.
Xên Bản hay Xên Mường, ngoài cúng tế thần linh, mọi người còn tham
gia các hoạt động vui chơi như ném còn, múa xòe, hát giao duyên và hát
chúc tụng lẫn nhau trong bữa cơm tại nhà chảu xửa. Riêng lễ Xên Mường,
diễn ra trong phạm vi Mường Tạo, nghĩa là nhiều bản, nhiều xã cùng một
lúc tại một địa điểm và có nhiều trò chơi kéo dài vài ngày do ông mo định
thường không quá 5 ngày.
Lễ hội gia đình
Xên Hướn theo lịch Thái :
Tháng giêng Thái vào tháng 7 âm lịch, nhưng lễ hội gia đình cũng như
lễ hội cộng đồng chỉ tổ chức vào mùa xuân, khi hoa ban nở rộ, măng vầu

đã mọc, cho nên Xên Hướn (lễ nhà hay cúng nhà) còn gọi là “ Xên lảu nó”
( lễ rượu măng). Người Thái ngày xưa không ăn tết Nguyên Đán, do đó có
thể gọi Xên Hướn là lễ tết của người Thái. Xên Hướn, mời mọi người trong
bản và họ hàng nội ngoại đến dự rất vui. Ông Mo ngoài việc dâng lễ mời
tổ tiên về ăn, uống và nhận lễ, cầu xin tổ tiên và các thần phù hộ còn có
người hát để chúc tụng chủ nhà mạnh khỏe làm ăn phát tài. Với làn điệu
rất hay và câu văn chắt lọc tinh túy.
Xên lảu nó ( lễ rượu Măng) 3 năm/lần vào tháng ba, là tết của Mo
một, con nuôi đến tạ ơn thầy đã có công chữa khỏi ốm, nhưng cũng là ngày
mọi người trong bản đến vui chơi múa hát, lễ thường diễn ra trong 3 ngày.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 23

Lễ cầu hôn chúc thọ, người Thái gọi là panh khuân ( sửa hồn). Người
Thái quan niệm, người có “xam xíp khuân mang nả, hả xíp khuân mang
lăng” nghĩa là ba mươi hồn đằng trước, năm mươi hồn đằng sau, hồn có
thể bị lạc, bị ma xấu bắt, người bùa yểm … cho nên phải sửa hồn cho thể
xác được mạnh khỏe. Lễ này có thể do ông Mo Một (Một lào) hoặc bà Một
Nhính (một Á Ni) thực hiện, Một lào : hát có nhạc đệm, làn điệu sôi nổi,
thiết tha, tiết tấu mạnh mẽ, gần như duy nhất dân ca Thái đen có tiết tấu rõ
ràng, nhưng là hát Một lào nên không ai hát trước công chúng. Một Á Ni,
giọng con gái tha thiết, đằm thắm nhất là đoạn ru hồn. Nói chung lời ca của
cả hai loại đều mượt mà trau chuốt, giàu tính nhân văn, nhưng về hình thức
mang tính mơ hồ, cho nên bị coi là mê tín dị đoan.
Lễ cưới gồm lễ tiễn rể và đón dâu :
Lễ tiễn rể (đưa con trai đến làm rể nhà gái) lễ này còn gọi là lễ lên (khửn).
Lễ sau mấy năm ở rể, có con, được bố mẹ vợ cho nhà trai đón dâu về nhà
hoặc làm nhà ở riêng, bố mẹ vợ cho một số tài sản nhất định đủ để vợ chồng
con gái con rể sử dụng, gọi là lễ xuống (lống). Mỗi lễ tiến hành theo các

nghi thức dân gian rất chặt chẽ về vai trò trách nhiệm của con gái, con trai,
hai bên cha mẹ nội ngoại. Tại lễ cưới người ta thực hiện các lễ thức kèm
theo một hệ thống nói vần, hát lời rất hay do đó lễ cưới có rất nhiều người
tham dự.
Lễ tang: người Thái có tục hỏa táng, tục này ngày nay còn ở nông thôn
Sơn La và được thực hiện theo một qui ước chặt chẽ, phức tạp nhưng mỗi
nghi thức đều mang một ý tưởng bày tỏ sự tiếc thương, tưởng nhớ, lo cho
người chết về phương ma với tổ tiên không thiếu một thứ gì.
Văn hóa, nghệ thuật dân gian
Do người Thái có chữ viết riêng nên kho tàng văn học dân dân như
truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca… và một số luật lệ còn được
lưu giữ và truyền lại khá nguyên vẹn qua các bản ghi chép trên giấy bản hoặc
trên lá cây . Một số tác phẩm truyện thơ nổi tiếng như “Xống chụ xon xao”,
“Khun Lú, Nàng ửa”… Đồng bào Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. Khắp
là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa
như múa xoè, múa sạp, múa quạt rất độc đáo đã được trình diễn trên sân khấu
trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Vào dịp lễ hội, hạn khuống
và ném còn là hai trò chơi mang nét đặc trưng văn hoá nổi tiếng của người
Thái.
Do có chữ sớm và có một đội ngũ trí thức hình thành từ trước, nên đã
tổng kết, tinh lọc kho tàng kiến thức truyền thống thành sách “ Lời khuyên
người” vừa có giá trị văn chương vừa có tính trí tuệ. Nội dung là khuyên mọi
người phải tu dưỡng đạo đức cá nhân, thận trọng, cảnh giác, không được khoe
khoang; Mọi người phải sống chăm chỉ, lương thiện; phải tôn trọng người già;
phải đoàn kết nương tựa, yêu thương nhau.
Điệu múa bắt gặp nhiều nhất là điệu xòe đặc trưng của người Thái. Vào
những dịp lễ hội hay những cuộc vui, có thể múa xòe quanh đống lửa, quanh
hũ rượu cần với sự tham gia đông đảo của mọi lứa tuổi trong tiếng chiêng,
tiếng trống rộn ràng. Mọi người nắm tay nhau nhảy theo điệu xòe, như sợi chỉ
tơ gắn kết con người với nhau, tăng sự hiểu biết, đoàn kết.

Múa xòe là điệu múa tập thể không thể thiếu trong các dịp lễ hội của
người Thái. Xòe là điệu múa dân gian phản ánh cuộc sống lao động và sự đấu
tranh sinh tồn giữa con người với cuộc sống thiên nhiên. Nó tượng trưng cho
sức sống mãnh liệt của dân tộc Thái trong việc đấu tranh chống ngoại xâm,
qua đó thể hiện ước mơ về một cuộc sống thanh bình, ấm no và hạnh phúc.
Ngày nay, múa xòe đã trở thành đặc trưng văn hóa truyền thống của người
Thái, góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc. Hệ thống các điệu xòe: Các điệu xòe quạt, Các điệu xòe khăn, Các
điệu xòe cúp, Các điệu xòe má hính.
Bên cạnh nền văn học rất đa dạng người Thái đã có nền nghệ thuật của
mình. Đặc trưng nghệ thuật của dân tộc Thái biểu hiện bằng ba mặt: Họa tiết
thể hiện bằng điêu khắc trên các môtíp trang trí nhà cửa như những tâm “khâu
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên

Trang 25

cút” đặt ở hai đầu đốc hồi mái cong mai rùa hoặc ở những bậc cửa sổ…; Nghệ
thuật trang trí còn được thể hiện bằng phương pháp thêu, dệt thành những tấm
thổ cẩm; Nghệ thuật múa folklore của Thái khá phát triển.
Nhạc cụ
Nhạc cụ gõ của người Thái Tây Bắc gồm trống, chiêng, chũm chọe và
quả nhạc. Bộ gõ này có vai trò rất quan trọng trong đời sống nghệ thuật và tâm
linh. Bộ gõ là vật linh thiêng của mỗi bản, không bao giờ được để mất, không
để kẻ thù chiếm đoạt, không được đổi chác mua bán. Việc chế tác bộ gõ được
tiến hành với những bước rất nghiêm ngặt: Cúng tế xin phép thần linh, cầu
mong thần cho phép, chứng giám và phù hộ rồi tiến hành ở nơi kín đáo, sạch
sẽ. Khi chế tác xong phải cử hành lễ tế trang trọng và cất giữ ở nhà sàn hoặc
gian thờ ma nhà của trưởng bản hoặc người có chức sắc và chỉ được dùng
trong dịp tết hoặc lễ cúng xên bản, xên mường. Người Thái cho rằng nếu dùng
trống chiêng tùy tiện sẽ có hại cho bản mường.

Trống có hai loại "cống" và "cong". Thông thường "cống" hay được
dùng trong hội xuân, lễ cúng ma bản mường, còn "cong" dùng khi chủ mường
chết hoặc khi có giặc, báo động… Tang trống dùng cây gỗ tròn được đục bỏ
lõi, thường là gỗ xâng hoặc mít. Tang dài 0,8 - 1 m, mặt có đường kính từ
30cm đến 50 cm, bịt bằng da trâu bò, âm thành trầm và gần.
"Cong" là loại trống dài từ 1,5m đến 3 m, mặt bịt da bò, có đường kính
từ 50cm đến 70cm, âm thanh trong hơn, vọng rất xa. Khi chế tác tang trống,
để có âm thanh như ý, các nghệ nhân cạo nhẵn bên trong và mặt ngoài chứ
không dùng sơn.
Chiêng và chũm chọe được chế tác công phu, đặc biệt là rốn chiêng. Để
có âm thanh mong muốn, các nghệ nhân pha thêm vào đồng một tỷ lệ vàng
theo công thức bí truyền. Chiêng có âm thanh trầm được gọi "tô me", tức là
con mái, chiếc có âm thanh cao gọi là "tô po", tức là con trống, chiếc có âm
thanh ở khoảng giữa gọi là "tô lụ" tức là con con.Chũm chọe gọi là "xánh",
chùm nhạc là "mắc hính". Chiêng có thể dùng riêng hoặc phối hợp cả ba cái

×