Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Ngành tin học ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.96 KB, 28 trang )

NGÀNH TIN HỌC ỨNG DỤNG

I. Kiến thức:
1. Kiến thức chung: Hiểu biết về triết học Mác Lê-Nin, CNXH khoa học, Tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và vận dụng vào
cuộc sống.
2. Kiến thức chuyên ngành: Được trang bị các kiến thức cơ bản về Toán, Lý, các
kiến thức cơ sở và chuyên sâu về công nghệ thông tin như: Toán rời rạc, Kỹ thuật lập
trình, Lập trình hướng đối tượng, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Kiến trúc máy tính, Hệ
điều hành, Công nghệ phần mềm, Cơ sở dữ liệu, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Mạng máy
tính, Quản trị mạng máy tính, … tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên
ngành và khả năng tự đào tạo nhằm thích ứng với sự thay đổi rất nhanh chóng trong lĩnh
vực công nghệ thông tin.
3. Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ B tiếng Anh, khuyến khích đạt trình độ cao hơn.
II. Kỹ năng:
1. Có kỹ năng lắp ráp các phần cứng, cài đặt, cấu hình các phần mềm như các hệ
điều hành, các phần mềm ứng dụng theo nhu cầu người sử dụng.
2. Có kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng chuyên biệt trong các
lĩnh vực: thiết kế đồ hoạ, lập trình ứng dụng, thiết kế Website, phần mềm Office.
3. Có kỹ năng tìm kiếm, khai thác thông tin, tìm hiểu phần mềm ứng dụng mới; có
kỹ năng đọc dịch tài liệu hướng dẫn sử dụng và tài liệu chuyên ngành để phục vụ cho
mục đích học tập nâng cao, làm việc và nghiên cứu chuyên sâu.
4. Có kỹ năng viết báo cáo, thuyết trình và truyển tải thông tin tới khách hàng, đối
tác, cộng tác viên.
5. Có kỹ năng thiết kế, cấu hình, quản trị và khai thác hệ thống mạng LAN đơn
giản có quy mô vừa và nhỏ trong cơ quan, trường học,…
6. Có kỹ năng lập trình quản lý cơ sở dữ liệu có quy mô vừa và nhỏ.
III. Thái độ:
1. Có ước mơ, khát vọng với nghề nghiệp.
2. Có thái độ cầu thị và tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao, có trách
nhiệm với gia đình và xã hội.


3. Có trách nhiệm và ý thức nâng cao thương hiệu, chất lượng của đơn vị sử dụng
lao động, có ý thức phấn đấu vì lợi ích của bản thân và công ty.
4. Có ý thức học tập độc lập, sáng tạo, luôn cập nhật kiến thức, công nghệ mới,
tìm tòi và thử nghiệm các công nghệ mới đáp ứng nhu cầu đổi mới.
5. Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tuân thủ chấp hành quy định pháp luật của nhà
nước, nội quy của cơ quan, tác phong làm việc khoa học, đúng giờ.
6. Có khả năng tổ chức, quản lý công việc và tinh thần làm việc theo nhóm.
7. Học sinh có trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển của Nhà trường từ lúc học
tập và trong tương lai.
IV. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
1. Các công ty sản xuất, phát triển phần mềm, đồ hoạ, thiết kế Website.
2. Các cửa hàng, công ty buôn bán, cung cấp máy tính.
3. Các nhà máy sử dụng các dây chuyền sản xuất, lắp ráp máy tính hoặc linh kiện,
thiết bị ngoại vi của máy tính.
4. Các cơ quan, công ty, các cơ sở sản xuất hoặc các doanh nghiệp có sử dụng
mạng máy tính.
5. Trong các bộ phận sử dụng nhân sự văn phòng trong các đơn vị sử dụng lao
động.
6. Tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các trung tâm tin học, các cơ sở
giáo dục hoặc các trung tâm dạy nghề, các trường phổ thông các cấp.
7. Tự tổ chức Doanh nghiệp.























NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
I. Kiến thức:
1. Có hiểu biết về Triết học Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và vận dụng vào cuộc
sống;
2. Hiểu rõ kiến thức cơ sở ngành kế toán như tài chính – tiền tệ, tín dụng, kinh tế
vi mô, kinh tế vĩ mô, nguyên lý thống kê, kinh tế phát triển, Chuẩn mực kế toán, Luật kế
toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp…;
3. Vận dụng được những vấn đề lý luận về kế toán, các nghiệp vụ chuyên sâu của
ngành kế toán;
4. Đạt trình độ tiếng Anh tương đương B và tin học tương đương B (Khuyến
khích đạt trình độ tiếng Anh tương đương C).
II. Kỹ năng:
1. Tổ chức, thực hiện và vận dụng được chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài
khoản kế toán, sổ kế toán, biểu mẫu báo cáo tài chính tại các loại hình doanh nghiệp, các
cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội khác;
2. Thu thập, xử lý, kiểm tra và ghi chép được chứng từ, sổ kế toán;

3. Lập và phân tích được Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính);
4. Lập được các báo cáo thuế hàng tháng và quyết toán năm;
5. Sử dụng thành thạo một phần mềm kế toán thông dụng trên thị trường;
6. Lập được các dự toán về tài chính;
7. Có khả năng tổ chức, quản lý và làm việc theo nhóm;
8. Có ý thức tự giác đóng góp xây dựng và phát triển nhà trường.
III. Thái độ:
1. Có ước mơ, khát vọng nghề nghiệp;
2. Có trách nhiệm trong công việc, với gia đình, nhà trường và xã hội;
3. Có khả năng giao tiếp và năng động trong công việc;
4. Có ý thức học tập, nâng cao trình độ và khả năng cập nhật kiến thức chuyên
ngành;
5. Có khả năng tổ chức quản lý công việc;
6. Có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy
của cơ quan, doanh nghiệp.
IV. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
1. Đảm nhận các công việc kế toán trong các doanh nghiệp và tổ chức chính trị,
kinh tế -xã hội;
2. Làm việc tại phòng tài chính – kế toán, phòng kinh doanh, phòng
Marketing…của tất cả các loại hình doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức
chính trị, kinh tế -xã hội khác;
3. Có khả năng tự tổ chức quản lý doanh nghiệp.
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC
I. Kiến thức:
1. Có hiểu biết về Triết học Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam và vận dụng vào cuộc
sống.
2. Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên: toán, vật lý, hóa học.
3. Có kiến thức cơ sở ngành: hóa học hữu cơ, hóa học vô cơ, hóa lý và điện hóa -

hóa phân tích để phát triển chuyên sâu hơn các kiến thức chuyên ngành công nghệ hóa.
4. Có kiến thức chuyên ngành: phân tích thực phẩm, nước, hóa chất và các sản
phẩm thuộc hóa học để giải quyết các vấn đề công nghệ hóa học.
5. Đạt trình độ B tiếng Anh và B tin học hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương,
khuyến khích đạt các trình độ cao hơn
II. Kỹ năng:
1. Hiệu chỉnh và sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị cho việc thí nghiệm
2. Lấy và gia công được mẫu cho đúng quy cách.
3. Tính và pha chế được các hóa chất phù hợp theo qui trình xác định.
4. Có khả năng tổ chức quản lý phòng thí nghiệm.
5. Có khả năng quan sát và giải thích được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của
ngành
7. Tổ chức triển khai, triển khai, quản lý được các quy trình công nghệ trong sản
xuất.
8. Hướng dẫn, bồi dưỡng được kiến thức chuyên môn cho trình độ thấp hơn.
III. Thái độ
1. Có ước mơ, khát vọng nghề nghiệp.
2. Có trách nhiệm trong công việc, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà
trường và xã hội.
3. Có khả năng giao tiếp và năng động trong công việc.
4. Có ý thức học tập, nâng cao trình độ và khả năng cập nhật kiến thức chuyên
ngành.
5. Có khả năng tổ chức làm việc độc lập và theo nhóm.
6. Có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức công việc lao động.
7. Có tính thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp.
IV. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
1. Đảm nhận các công việc kiểm tra sản phẩm tại các nhà máy thuộc ngành hóa và
các ngành liên quan như vật liệu, gốm sứ, thủy tinh, gạch ngói, xi măng, bột giấy, keo
dán, thuốc sát trùng, phân bón, hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, xà phòng, tráng kim loại,
chế biến thực phẩm, đồ uống, dầu khí và môi trường.

2. Làm việc tại các trung tâm kiểm nghiệm, phân tích và đo lường chất lượng.
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

I. Kiến thức
1. Có hiểu biết về Triết học Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng
Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam và vận dụng vào
cuộc sống.

2. Có kiến thức cơ bản khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa… và khoa học xã
hội.
3. Có kiến thức cơ bản ngành Công nghệ Cơ khí như nguyên lý máy, chi tiết
máy và kiến thức chuyên sâu về ngành Công nghệ chế tạo máy như: Tiện, Phay, Bào.
4. Đạt trình độ B tiếng Anh hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương, Tin học B
(khuyến khích đạt trình độ cao hơn).
II. Kỹ năng
1. Đọc được bản vẽ, tính toán, thiết kế, chế tạo được, lắp ráp được một số thiết
bị cơ khí như: bánh răng thay thế, bạc lót, trục bậc…
2. Vận hành, bảo trì, sửa chữa được các thiết bị cơ khí như: máy tiện, phay, bào.
3. Lập phương án, triển khai, quản lý được qui trình thi công, tổ chức chỉ đạo sản
xuất hoặc chuyển giao công nghệ.
4. Giao tiếp, đàm phán với đối tác và làm việc độc lập, theo nhóm.
5. Sử dụng thành thạo các phần mềm cơ khí như: Pro-E, Autocad, SolidWork
2008.
6. Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo và đồ nghề sửa chữa thiết bị Cơ khí.
III. Thái độ
1. Có ước mơ, khát vọng nghề nghiệp.
2. Có trách nhiệm trong công việc.
3. Luôn quan tâm đến sự phát triển của nơi làm việc, gia đình, nhà trường và xã
hội.
4. Có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỹ luật lao động, chấp hành tốt nội

qui cơ quan, doanh nghiệp.
5. Có tinh thần hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
IV. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
1. Đảm nhận các công việc thiết kế, chế tạo các chi tiết máy, vận hành, bảo trì,
sửa chữa các thiết bị cơ khí trong các công ty , nhà máy chế tạo thiết bị cơ khí, xí
nghiệp bảo trì, sửa chữa, các cơ sở kinh doanh thiết bị cơ khí.
2. Tham gia và quản lý về kỹ thuật tại xưởng cơ khí của các công ty, nhà máy, xí
nghiệp như: thiết kế, chế tạo chi tiết.
3. Có khả năng giảng dạy chuyên ngành cơ khí trong các trường trung cấp
chuyên nghiệp, các trường nghề, trung tâm dạy nghề.

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN

I. Kiến thức:
1. Kiến thức chung:
- Hiểu biết các kiến thức Triết học Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học,
đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng vào
công việc thực tế và cuộc sống.
- Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán học, vật lý, hóa
học…), xã hội để tiếp thu kiến thức chuyên ngành.
2. Kiến thức cơ sở ngành: nhớ, hiểu, vận dụng được các kiến thức: Mạch điện, Vẽ
kỹ thuật, Vật liệu điện, Điện tử cơ bản… để học tập, nghiên cứu các kiến thức chuyên môn.
3. Kiến thức chuyên nghành: hiểu, ứng dụng được kiến thức: Máy điện, Điện tử
công suất, Cung cấp điện, Thiết bị cảm biến, Máy điện trong thiết bị tự động, Trang bị
điện - điện tử, …để giải quyết công việc thực tế (điều khiển, lắp đặt sửa chữa, bảo trì, cải
tiến kỹ thuật các hệ thống điện).
4. Kiến thức bổ trợ: đạt trình độ B ngoại ngữ (tiếng Anh; Trung; Nhật…) hoặc
các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ tin học tương đương trình độ B (khuyến
khích đạt được trình độ cao hơn đối với ngoại ngữ và tin học).
II. Kỹ năng

1. Vẽ, đọc, hiểu được các bản vẽ kỹ thuật.
2. Tự lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa được các thiết bị và hệ thống điện đúng
kỹ thuật, an toàn.
3. Tính toán, thiết kế, cải tiến kỹ thuật được công nghệ của các hệ thống cung cấp,
điều khiển điện, thiết bị điện trong các hệ thống điện dân dụng và công nghiệp.
4. Lập phương án, triển khai, quản lý được: quy trình công nghệ cho một quá trình
thi công, tổ chức chỉ đạo sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng được kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề
cho các kỹ thuật viên trung cấp và trung cấp nghề.
6. Đọc, hiểu các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành và có khả năng làm việc được
với chuyên gia nước ngoài.
7. Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng chuyên môn (Matlab, Autocad
Electrical…)
III. Thái độ
1. Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và nơi làm việc.
2. Quan tâm, gắn bó, đóng góp vào sự phát triển của Nhà trường.
3. Có hoài bão, khát vọng nghề nghiệp, học tập nâng cao trình độ chuyên môn và
ý chí cầu tiến sự nghiệp trong tương lai.
4. Có tác phong công nghiệp (đúng giờ, ngăn nắp, gọn gàng); tuyệt đối tôn trọng,
tuân thủ tổ chức kỷ luật lao động, nội qui của cơ quan, doanh nghiệp.
5. Làm việc độc lập, tổ chức, quản lý công việc và giao tiếp, làm việc theo nhóm.
6. Luôn có tinh thần đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
IV. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
1. Vị trí: chỉ đạo hoặc trực tiếp đảm nhận các công việc lắp đặt, vận hành, bảo trì,
sửa chữa, cải tiến các thiết bị điện, máy điện, hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện dân
dụng, và công nghiệp. Có khả năng tự mở cơ sở tư vấn thiết kế, lắp đặt, sửa chữa; sản xuất;
kinh doanh trong lĩnh vực điện.
2. Nơi làm việc: các cơ sở (Trường học, Bệnh viện…); các doanh nghiệp kinh
doanh, dịch vụ; nhà hàng, khách sạn; nhà máy, xí nghiệp (sản xuất bia, chế biến thức ăn, sản
xuất xi măng…); các công ty tư vấn, thiết kế; các công ty chuyển giao công nghệ; kinh doanh

thiết bị điện, hệ thống điện; các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; các sở điện lực; chi nhánh
điện có sử dụng các thiết bị điện và hệ thống điện.

























NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

I. Kiến thức:

1. Có hiểu biết về Triết học Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và vận dụng vào cuộc
sống.
2. Có hiểu biết cơ bản về khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa...) và khoa học xã hội
làm cơ sở cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
3. Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ kỹ thuật điện tử như: cấu tạo, nguyên
lý của các linh kiện, thiết bị điện tử và kiến thức chuyên sâu về ngành Kỹ thuật điện tử
công nghiệp và dân dụng như: lập trình vi điều khiển, PLC vào các hệ thống điều khiển
công nghiệp, các hệ thống viễn thông, thu phát thanh, truyền hình….
4. Có kiến thức về quy trình công nghệ, đánh giá được chất lượng của các thiết bị
điện tử trong điều khiển công nghiệp và dân dụng.
5. Đạt trình độ tiếng Anh tương đương B và tin học tương đương B (Khuyến khích
đạt trình độ tiếng Anh cao hơn).
II. Kỹ năng:
1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị đo lường điện tử.
2.Vận hành và sửa chữa được những hư hỏng của các thiết bị điện tử, các hệ thống
điều khiển tự động trong lĩnh vực công nghiệp và dân dụng.
3. Thiết kế, lắp đặt được các mạch điều khiển cho hệ thống điện tử.
4. Thực hiện các giải pháp cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng cho các thiết bị và hệ
thống điện tử công nghiệp.
5. Tổ chức chuyển giao và triển khai được quy trình công nghệ.
6. Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành như: EAGLE, CIRCUIT MAKER,
ORCAD… để thiết kế các mạch và hệ thống điện tử.
7. Tổ chức lao động an toàn cho người và thiết bị.
III. Thái độ:
1. Có ước mơ, khát vọng nghề nghiệp.
2. Có trách nhiệm trong công việc, luôn quan tâm tới sự phát triển của nơi làm
việc, gia đình, nhà trường và xã hội.
3. Có khả năng giao tiếp và năng động trong công việc.
4. Có ý thức học tập, nâng cao trình độ và khả năng cập nhật kiến thức chuyên

ngành điện tử.
5. Có khả năng tổ chức quản lý công việc, làm việc độc lập hoặc theo nhóm.
6. Có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy
của cơ quan, doanh nghiệp.
7. Có tinh thần hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
IV. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
1. Các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp có ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử như:
các công ty lắp ráp sửa chữa máy tính, nhà máy sản xuất linh kiện thiết bị điện tử, các công ty
sửa chữa thiết bị viễn thông và điện thoại di động...
2.Các đài truyền thanh, đài truyền hình, công ty viễn thông, ..các cơ quan hành chính sự
nghiệp.































NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA

I. Kiến thức:
1. Có hiểu biết về Triết học Mác-Lê nin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Đường nối
cách mạng của Đảng cộng sản Việt nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp
thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
3. Có kiến thức chuyên sâu về ngành Trắc địa như: Trắc địa cơ sở, trắc địa công
trình, trắc địa cao cấp, trắc địa bản đồ
4. Hiểu rõ cấu tạo, tính năng tác dụng của các loại máy trắc địa như: máy đo góc,
máy đo cao, máy toàn đạc điện tử.
6. Đạt trình độ B tin học, ngoại ngữ và cao hơn.
II. Kỹ năng:
1. Có khả năng tham gia đo đạc và thi công các công trình liên quan đến Trắc địa
trong phạm vi hẹp.
2. Sử dụng được thành thạo các loại máy trắc địa.
3. Thiết kế được lưới khống chế Trắc địa từ cấp khu vực trở xuống.
4. Lập được phương án đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính với diện tích từ 5 ha trở
xuống.

5. Thực hiện được các công việc trong đo vẽ bản đồ địa hình và các phương án đo
đạc công trình.
6. Hiểu và vận dụng được các quy trình công nghệ cao trong trắc địa.
7. Tổ chức thi công được các phương án đo vẽ bản đồ địa hình, phương án đo đạc
các công trình xây dựng, giao thông, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.
8. Sử dụng được các phần mềm liên quan đến trắc địa thông dụng như: Sufer,
Mapinfo, Microtation, Famis.
9. Tổng hợp được các tài liệu về đo đạc địa chính, địa hình và công trình.
10. Tham gia hướng dẫn chuyên môn được cho thợ bậc thấp.
11. Quản lý được các tổ sản xuất trong quá trình thi công.
12. Giao tiếp, đàm phán được với đối tác và làm việc độc lập theo nhóm, tổ sản
xuất
III. Thái độ:
1. Có đạo đức, ước mơ, khát vọng nghề nghiệp.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tôn trọng nội quy và quy chế của cơ quan.
3. Phối hợp tốt với những thành viên khác trong tổ để hoàn thành công việc.
4. Có tinh thần trách nhiệm và tính độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân về các hoạt
động nghề nghiệp của mình. Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ
luật, tác phong công nghiệp.
5. Tự học để nâng cao năng lực chuyên môn.
IV. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
1. Đảm nhận các công việc khảo sát, thiết kế và xây dựng lưới khống chế Trắc địa
từ cấp khu vực trở xuống để thành lập bản đồ địa hình và trong đo đạc công trình.
2. Tham gia thi công các công trình thành lập bản đồ địa chính, địa hình .
3. Đảm nhận công việc đo đạc trong trắc địa công trình như: Công trình giao
thông, công trình thuỷ lợi, công trình thuỷ điện, công trình hầm lò...
4. Hướng dẫn và chỉ đạo thi công các công trình trong thành lập bản đồ địa hình,
địa chính và các công việc trong trắc địa công trình.
5. Làm việc trong các Sở, Phòng tài nguyên môi trường, địa chính xã (phường),
các công ty tư vấn xây dựng, giao thông, thuỷ lợi hoặc các doanh nghiệp có liên quan đến

Trắc địa.
























Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×