Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

101 Bc-Ubnd.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.71 KB, 16 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

Số: 101 /BC-UBND

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quảng Bình, ngày 28 tháng 5 năm 2019

BÁO CÁO
Thực hiện Chuyên đề giám sát “Tình hình thực hiện các điều ước quốc tế
về ứng phó với BĐKH mà Việt Nam là thành viên”
Thực hiện Công văn số 3419/UBĐN14 ngày 11/4/2019 của Ủy ban Đối
ngoại Quốc hội về việc báo cáo “Tình hình thực hiện các điều ước quốc tế về
ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) mà Việt Nam là thành viên” tại địa
phương nhằm phục vụ hoạt động giám sát chuyên đề, UBND tỉnh Quảng Bình
báo cáo như sau:
I. Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Năm 2018 tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình đạt được những
kết quả đáng ghi nhận: Tăng trưởng kinh tế đạt kế hoạch đề ra, thu ngân sách
vượt kế hoạch đề ra; sản xuất nông nghiệp được mùa, chăn nuôi phát triển toàn
diện, sản lượng thuỷ sản tăng cao; hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến tích
cực, lượt khách, doanh thu tăng cao; các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư
được triển khai có hiệu quả; cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư; lĩnh vực văn
hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; cơng tác cải cách hành chính chuyển biến tích cực;
quốc phịng - an ninh được tăng cường, giữ vững; công tác an sinh xã hội được
chú trọng, đời sống của nhân dân được nâng lên. Một số chỉ tiêu thực hiện chủ
yếu năm 2018 cụ thể như sau:


- Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,03%. Trong đó, khu vực nơng, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 4,03%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,29%;
khu vực dịch vụ tăng 6,68%.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,15%;
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,14%;
- Giá trị sản xuất dịch vụ tăng 6,72%.
- Cơ cấu kinh tế:
+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 18,79%;
+ Công nghiệp - xây dựng: 26,75%;
+ Dịch vụ: 54,46%.
- GRDP bình quân đầu người đạt 37,5 triệu đồng;
- Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch đạt 97,2%;
1


- Tỷ lệ hộ nông thôn được cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh đạt 90,5%;
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 67,3%.
Tuy nhiên, do Quảng Bình cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức do biến
động của nền kinh tế thế giới, lạm phát, giá cả trong nước tăng cao, giá các mặt
hàng nông sản biến động thất thường trong thời gian dài,… ảnh hưởng đến việc
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và của người dân. Cùng với việc
chưa có các dự án động lực đi vào hoạt động nên có 03/21 chỉ tiêu kinh tế - xã
hội của tỉnh chưa đạt kế hoạch đề ra; du lịch có sự phát triển mạnh nhưng số
ngày lưu trú của khách du lịch vẫn cịn thấp; văn hóa, xã hội có chuyển biến
nhưng cịn chậm; tỷ lệ hộ nghèo cịn cao; tình hình vi phạm trật tự an tồn xã hội
còn xảy ra ở một số địa phương.
Bên cạnh đó, vùng đờng bằng ven biển tỉnh Quảng Bình là một bộ phận
trong dải đồng bằng duyên hải miền Trung - nơi có địa hình thấp, nên sẽ chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH. Trong những thập niên gần đây, sự biến đổi về
nhiệt độ, lượng mưa, tần số xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai

với quy mô và mức độ tác động ngày càng lớn đang gây ảnh hưởng nghiêm
trọng các hoạt động kinh tế - xã hội của người dân địa phương, nhất là đến sản
xuất nông nghiệp - ngành chịu tác động sâu sắc, mạnh mẽ nhất và đến cộng
đồng nông dân, ngư dân cư trú tại địa phương
2. Ảnh hưởng của BĐKH tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương
2.1. Về nơng nghiệp
- Trồng trọt: Nhìn chung, năm 2017-2018, thời tiết giai đoạn đầu các vụ
không thuận lợi nên ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng, quá trình sinh trưởng,
phát triển cây hàng năm. Bên cạnh đó, diễn biến của nhiệt độ phức tạp có sự
tương quan lớn đến diện tích trồng trọt của dải đồng bằng ven biển tỉnh Quảng
Bình, diện tích trồng trọt nhìn chung có xu hướng giảm. Theo đó, diện tích gieo
trồng giảm, năng suất tăng không đáng kể, một số cây đạt thấp hơn so với năm
trước. Diện tích gieo trồng cây hàng năm thực hiện 85.755,7 ha, giảm 2,0% so
với năm trước. Trong đó: Diện tích vụ Đơng Xn 54.731,9 ha, giảm 0,7%; diện
tích vụ Hè Thu 30.447,8 ha, giảm 4,2%; diện tích vụ Mùa 576 ha, tăng 2,1% so
với năm 2017. Diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm là do thời tiết đầu các vụ
sản xuất không thuận lợi; vụ Đơng Xn có rét đậm, rét hại kéo dài, nhiều diện
tích phải gieo trồng lại; vụ Hè Thu nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích xa nguồn
nước khơng thể triển khai gieo trồng phải chuyển đổi hoặc bỏ hoang nên diện
tích gieo trồng cả hai vụ sản xuất đều giảm.
Từ năm 1995 đến năm 2010, diện tích lúa và màu bị ngập hàng năm ngày
càng tăng, tổng diện tích lúa và hoa màu bị hư hại nhiều nhất là năm 2007 và
năm 2010 do bão lũ bất thường và nước rút chậm, diện tích ngập chủ yếu là
huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, một số huyện và thành phố Đồng Hới cũng bị ảnh
2


hưởng với vùng trũng thấp trồng trọt. Gần đây nhất là ảnh hưởng nặng nề của 2
cơn bão số 10, 11 năm 2013, kèm theo lũ lụt, ngập úng trên diện rộng, nhiều

diện tích lúa vụ Mùa bị mất trắng, một số cây trồng vụ Hè Thu thu hoạch muộn
bị thiệt hại nặng, do vậy năng suất cả năm một số cây trồng không đạt so với kế
hoạch. Đồng thời, nhiều diện tích cây lâu năm bị đổ, gãy, thiệt hại nặng nề, đặc
biệt là cây cao su bị gãy đổ 13.859/17.700 ha, chiếm 78,3% diện tích cao su tồn
tỉnh, gây thiệt hại với giá trị 3.464 tỷ đồng, thiệt hại đối với người dân và doanh
nghiệp hết sức nặng nề.
- Chăn nuôi: Do sự thay đổi thời tiết, thiên tai xảy ra bất thường và mức
độ tàn phá cao gấp nhiều lần so với bình thường đã khiến sự thích nghi của gia
cầm, gia súc trở nên vơ dụng. Chăn ni gia súc, gia cầm ở tỉnh Quảng Bình
thường có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết do nhiễm bệnh cao, đây là nguyên nhân
chính dẫn đến năng suất chăn nuôi thấp.
- Thủy sản: Ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình được đánh giá là có vai trị
khá quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, do ảnh hưởng của bão lụt nên nhiều
diện tích ni trồng thủy sản bị ngập lụt, đê bao bị vỡ làm trôi số lượng lớn các
loại thủy sản đến kỳ thu hoạch. Bên cạnh đó, nhiệt độ tăng làm các ao hồ, cơ sở
nuôi giống bị ảnh hưởng rất lớn, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh phát triển,
gây hại cho tôm, cá và các loài thủy sản khác. Đồng thời, nhiệt độ tăng cao làm
sức đề kháng của các loài thủy sản nuôi suy giảm. Trong đợt thiên tai năm 2009
nuôi trồng thủy sản thiệt hại 19.564 ha, năm 2010 là 2.372 ha và gần nhất là năm
2013 nuôi trồng thủy sản thiệt hại 401 ha. Qua đó cho thấy diễn biến của BĐKH
ngày càng phức tạp, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm có sức tàn phá to lớn
xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng hơn.
Sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển, làm biến động
chủng quần và nguồn lợi cá biển vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
của cộng đồng ngư dân khu vực ven biển. BĐKH là tác nhân rất lớn gây ảnh
hưởng đến nghề cá của tỉnh, do ảnh hưởng của bão, lũ nên bà con ngư dân ra
khơi khai thác ít, mặt khác rất nhiều tàu thuyền đánh cá bị sóng đánh mắc cạn,
trơi, chìm, thiệt hại rất lớn. Năm 2013 do bão lũ làm tàu thuyền bị chìm và hư
hỏng 190 chiếc; sản lượng đánh bắt, khai thác bị giảm mạnh.
2.2. Về du lịch

Theo định hướng trong tương lai, du lịch biển sẽ được đầu tư phát triển
mạnh thu hút khách du lịch từ khắp nơi đến với Quảng Bình. Tuy nhiên, do ảnh
hưởng bởi BĐKH, ngành du lịch của tỉnh đã, đang và sẽ chịu ảnh hưởng không
nhỏ. BĐKH cùng với sự xuất hiện ngày càng tăng các hiện tượng thời tiết cực
đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt làm hạn chế các hoạt động du lịch tại địa
bàn tỉnh, đặc biệt ảnh hưởng đến số lượng khách và doanh thu cho các hoạt động
du lịch tại khu du lịch trọng điểm của tỉnh như khu vực Phong Nha- Kẻ Bàng bị
sụt giảm. Tác động này cũng sẽ tương tự đối với các dạng tài nguyên du lịch
3


khác như các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng, lễ hội, văn nghệ dân
gian,…
Đồng thời, do ảnh hưởng bởi hiện tượng BĐKH, ngành du lịch biển của
tỉnh sẽ phải đối mặt với những thách thức do ảnh hưởng bởi thiên tai như bão,
sóng thần, áp thấp nhiệt đới, nước biển dâng gây thiệt hại về chi phí đầu tư cho
ngành, bên cạnh đó, nước biển dâng sẽ làm gia tăng nguy cơ ngập tại một số
vùng ven biển.
Do ảnh hưởng trực tiếp cơn bão số 10 và tác động của hoàn lưu bão số 11
năm 2013, trong tháng 10/2013, lũ liên tiếp đã làm mực nước dâng cao lịch sử,
làm khu vực Trung tâm Du lịch Văn hóa - Sinh thái thuộc Vườn Quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng bị ngập sâu trong nước từ 5 - 7m, có nơi trên 10m, tồn bộ trang
thiết bị phục vụ khách tham quan bị hư hỏng và nước cuốn trôi, hệ thống bến
thuyền bị bồi lắng và sạt lở ở hai bên bờ sông xảy ra nghiêm trọng.
2.3. Về giáo dục, y tế và sức khỏe cộng đồng
Dưới tác động của BĐKH tần suất và cường độ thiên tai ngày càng tăng,
gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản. Các loại thiên tai như nắng nóng,
lũ lụt, hạn hán, bão hàng năm xảy ra thường xuyên ở hầu hết các huyện tỉnh
Quảng Bình đã gây ra các bệnh truyền nhiễm, suy dinh dưỡng, các bệnh lây qua
nguồn nước, thực phẩm và làm tăng ô nhiễm khơng khí,…Một số bệnh truyền

nhiễm đã phát sinh, như: bệnh cúm A (H1N1), cúm A (H5N1), sốt xuất huyết,
sốt rét, tả, thương hàn, tiêu chảy, viêm não do vi-rút, viêm đường hơ hấp cấp
tính do vi-rút (SARS), bệnh tay - chân - miệng; đặc biệt là nguy cơ xuất hiện
cúm A (H7N9).
Trong những năm gần đây, cùng với sự tác động của BĐKH, các trận bão
mạnh đã đổ bộ vào Quảng Bình ngày càng nhiều hơn đã gây nhiều hư hỏng cho
các tuyến đê, kè biển trên địa bàn tỉnh. Năm 2017, cơn bão số 10 có tên Quốc tế
là Doksury là cơn bão lịch sử có cường độ mạnh nhất từng đổ bộ vào tỉnh Quảng
Bình đã phá hủy, tàn phá nặng nề hệ thống đê, kè biển thuộc địa bàn thành phố
Đồng Hới, huyện Bố Trạch và Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn. Nhiều đoạn tuyến
vừa được nâng cấp, xây dựng trong thời gian gần đây cũng bị phá hủy trước sức
mạnh của cơn bão số 10 (năm 2016). Trong đó nặng nhất là tuyến đê, kè biển
quan trọng, trực tiếp bảo vệ khu vực dân cư đã bị phá hủy rất nặng nề gồm: Kè
Nhân Trạch có khoảng 70m kè bị phá hủy hồn tồn phần thân kè (tấm lát bê
tông gia cố mái, ống buy chân kè, cát đắp lõi kè) và đường giao thông bằng bê
tông trên đỉnh kè; Kè Hải Trạch khoảng 200 kè bị hủy hoàn toàn phần thân kè
(tấm lát bê tông gia cố mái, ống buy chân kè, cát đắp lõi kè) và đường giao
thông bằng bê tông trên đỉnh kè; Kè Thanh Khê xã Thanh Trạch khoảng 100 kè
bị hủy phần tấm lát bê tông gia cố mái và đường giao thông bằng bê tông trên
đỉnh kè. Tuyến kè Mỹ Cảnh vừa được xây dựng kiên cố nhưng sau mùa mưa
bão năm 2018 đã bắt đầu có hiện tượng xói vào đến chân kè, tuy hiện chưa gây
nguy hiểm đến an tồn cơng trình tuy nhiên nếu xu hướng này tiếp diễn thì khả
4


năng xảy ra sự cố đối với cơng trình trong các mùa mưa bão tiếp theo là rất lớn.
Trước đó, vào các năm 2013 và 2016 gió bão lớn cũng đã làm hư hỏng nặng
tuyến kè biển Nhân Trạch và kè Hải Trạch.
Nguyên nhân gây ra các sự cố, hư hỏng cho các tuyến đê, kè biển trong
những năm qua chủ yếu là do tác động của gió, bão và triều cường vượt tần suất

thiết kế của các cơng trình. Các tuyến đê, kè biển được xây dựng hiện nay chỉ
được thiết kế để chống bão với cấp 9, mực nước triều dâng tần suất 5% trong khi
các cơn bão lớn đổ bộ vào tỉnh Quảng Bình có cường độ rất lớn với sức gió giật
lên đến cấp 12, 13 thậm chí cấp 14 với cơn bão số 10 năm 2017.
Bên cạnh đó, các yếu tố động lực học sơng biển như gió, sóng, dịng chảy,
chuyển động bùn cát đáy là rất phức tạp. Theo số liệu thống kê của Chi cục
Thủy lợi, hiện tồn tỉnh có 12/150 hồ, đập bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.
Đặc biệt có 10 hồ, đập bị hư hỏng nặng, nguy cơ mất an tồn trong mùa mưa
bão năm 2018 nếu khơng được sửa chữa, gia cố kịp thời, gồm: Hồ Cơn Ruộng,
Trôốc Vực, Đập Chuồn Chuồn (huyện Bố Trạch); hồ Khe Cừa, hồ ổ Gà, hồ
Đồng Mười (huyện Quảng Trạch); đập tràn Rào Sen A (huyện Lệ Thủy), đập
Rẫy Họ (Thành phố Đồng Hới); hồ Điều Gà, Đập Mỹ Trung (huyện Quảng
Ninh). Trong số đó, có những hồ, đập đã bị sự cố trong mùa bão, lũ năm 2016,
2017 nhưng vẫn chưa được khắc phục, sửa chữa như: Đập Chuồn Chuồn, Hồ
Đồng Mười, Đập Rẫy Họ.
Năm 2013, số phòng khám, điều trị, trạm xá bị sập, cuốn trơi 16 phịng; số
phịng khám, điều trị, trạm xá bị ngập nước 76 phòng, ảnh hưởng đến công tác
khám, chữa bệnh của địa phương. Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy lợi và
Phòng chống Lụt bão tỉnh Quảng Bình, từ năm 2005 - 2013 số người thiệt mạng,
bị thương và thiệt hại về kinh tế cụ thể: Năm 2010 chết 59 người, thiệt hại kinh
tế 2.734,0 tỷ đồng; năm 2013 chết 26 người, thiệt hại kinh tế 8.746,0 tỷ đồng;
năm 2016 chết 25 người, thiệt hại kinh tế 2.896,44 tỷ đồng; năm 2017 chết 02
người, thiệt hại kinh tế 7.922,25 tỷ đồng.
Năm 2011, thiệt hại do thiên tai 47 trường học. Năm 2012, 3 trường học
và 4 phòng học bị tốc mái, hư hỏng do lốc xoáy. Bão số 10 đổ bộ vào tỉnh
Quảng Bình năm 2017 đã gây thiệt hại hết sức nặng nề cho ngành Giáo dục của
tỉnh. Đã có 527 trường từ cấp mầm non đến THPT trong toàn tỉnh ảnh hưởng,
học sinh phải nghỉ học, một số trường bị ảnh hưởng nặng của bão học sinh phải
nghỉ học 1 tuần để khắc phục thiệt hại.
II. Rà soát các điều ước quốc tế (ĐƯQT) về ứng phó với BĐKH mà

Việt Nam là thành viên giai đoạn 2009 đến nay có tác động đến địa phương
1. Điều ước quốc tế về ứng phó với BĐKH mà Việt Nam là thành viên
có tác động đến địa phương
Thỏa thuận Paris về BĐKH (Thỏa thuận Paris) được thông qua vào tháng
12/2015 tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về
5


BĐKH lần thứ 21 (COP 21) tổ chức tại thủ đơ Paris, Pháp. Thỏa thuận Paris chính
thức có hiệu lực từ ngày 04/11/2016, là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc
trách nhiệm của tất cả các bên trong ứng phó với BĐKH. Trách nhiệm này đã được
các bên cam kết thơng qua “Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định” (INDC).
Sau khi Việt Nam ký kết Thỏa thuận Paris, “Đóng góp dự kiến do quốc
gia tự quyết định” (INDC) được hiểu là “Đóng góp do quốc gia tự quyết định”
(NDC), bao gồm hai hợp phần chính là (1) Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
(KNK) và (2) Thích ứng với BĐKH.
Kế hoạch này nhằm cụ thể các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc
tế trong ứng phó với BĐKH thực hiện các nghĩa vụ áp dụng với Việt Nam tại
Thỏa thuận Paris và bao gồm 5 nội dung chính: (1) Giảm nhẹ phát thải KNK,(2)
Thích ứng với BĐKH, (3) Nguồn lực thực hiện, (4) Hệ thống công khai minh
bạch (hệ thống MRV), (5) Thể chế, chính sách.
2. Các văn kiện, thỏa thuận, hợp đồng, dự án mà địa phương đã ký
kết với các đối tác nước ngoài nhằm triển khai thực hiện các ĐƯQT về ứng
phó với BĐKH
(Danh sách đính kèm)
III. Kết quả thực hiện các điều ước quốc tế về ứng phó với BĐKH mà
Việt Nam là thành viên tại địa phương
1. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn
thực hiện các ĐƯQT về ứng phó với BĐKH
Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp

luật về khí tượng thuỷ văn, BĐKH để chỉ đạo các ngành, các cấp trong tỉnh triển
khai thực hiện theo đúng chức năng và thẩm quyền được giao. Công tác ban
hành văn bản thuộc thẩm quyền luôn đảm bảo kịp thời, theo hướng đơn giản hóa
thủ tục hành chính, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện
thực tế ở địa phương, góp phần đạt những kết quả tích cực trong cơng tác quản
lý nhà nước về khí tượng thuỷ văn và BĐKH.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, UBND tỉnh đã bám sát các mục tiêu,
nhiệm vụ của Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài
ngun và bảo vệ mơi trường; Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày
16/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc thực hiện Nghị quyết số 24NQ/TW; Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ về việc ban
hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW; Quyết định
số 841/QĐ-UBND ngày 08/4/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch
thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ, Quyết định
số 1518/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020.
6


Thực hiện Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thoả thuận Paris về BĐKH và Công văn
số 199/TTg-QHQT ngày 08/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển
khai kết quả Hội nghị COP22, UBND tỉnh đã có Quyết định Quyết định số
2104/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về
BĐKH trên địa bàn tỉnh, trong đó, giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan
đầu mối, tổ chức theo dõi, báo cáo, đánh giá quá trình thực hiện Kế hoạch.
Từ năm 2011 đến nay, UBND tỉnh cũng ban hành một số văn bản xây
dựng kế hoạch hướng dẫn thực hiện kịp thời cụ thể như: Quyết định số
3073/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 về phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó
với BĐKH và nước biển dâng giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020;

Kế hoạch số 1238/KH-UBND ngày 29/10/2012 về kế hoạch thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013
- 2015, Quyết định số 3987/QĐ-UBND ngày 14/12/2016 về phê duyệt Kế hoạch
ứng phó với BĐKH và nước biển dâng tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, định
hướng đến 2030. Hiện nay, tỉnh cũng đang triển khai thực hiện Dự án Xây dựng,
cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021- 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 tỉnh Quảng Bình và Dự án đánh giá Khí hậu tỉnh Quảng
Bình.
Trong quá trình thực hiện, việc ban hành các văn bản chỉ đạo và thực hiện
của địa phương được phù hợp và thống nhất với các nội dung trong việc thực
hiện các điều ước quốc tế về ứng phó với BĐKH.
2. Tổ chức bộ máy, thẩm quyền của các cơ quan chức năng, nhiệm vụ
quản lý, chủ trì thực hiện các ĐƯQT về ứng phó với BĐKH mà Việt Nam là
thành viên
UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương rà soát chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bảo đảm mỗi ngành, địa phương đều có đầu mối
xử lý các vấn đề BĐKH, như: Ở cấp tỉnh, Sở Tài ngun và Mơi trường có
phịng Khí tượng thuỷ văn và BĐKH thực hiện tham mưu các vấn đề lên quan
đến BĐKH và làm nhiệm vụ đầu mối xử lý các vấn đề về BĐKH; ở cấp huyện,
Phịng Tài ngun và Mơi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước
về BĐKH, làm nhiệm vụ đầu mối xử lý các vấn đề về BĐKH; ở cấp xã, cơng
chức Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường (đối với phường, thị trấn)
hoặc cơng chức Địa chính - Nơng nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với xã)
thực hiện tham mưu, giúp UBND cấp xã trong lĩnh vực môi trường và BĐKH,
làm nhiệm vụ đầu mối xử lý các vấn đề BĐKH.
Cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và địa
phương trong việc xây dựng các văn bản pháp lý, văn bản quản lý hành chính và
thực hiện chức năng quản lý điều hành. Việc xây dựng các văn bản từ các cơ
quan trung ương và ở địa phương luôn kịp thời và thống nhất, phù hợp tình hình

7


thực tế hiện tại của địa phương trong việc quản lý, điều hành; các Chương trình,
dự án đã đáp ứng yêu cầu thiết thực của địa phương và đem lại hiệu quả trong
việc ứng phó với BĐKH hiện nay.
3. Cơng tác tuyên truyên, phổ biến, hướng dẫn, vận động, giáo dục
nâng cao nhận thức về ĐƯQT về ứng phó với BĐKH mà Việt Nam là thành
viên
Xác định được các hoạt động cụ thể và giải pháp thực hiện các nhiệm vụ
được giao trong Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH,
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành, các huyện, thị
xã, thành phố và các tổ chức, đoàn thể triển khai có hiệu quả cơng tác trun
truyền cụ thể:
- Tun truyền, phổ biến, phát huy vai trò, trách nhiệm của tồn thể cán
bộ, cơng chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong việc chủ động ứng phó
với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nâng cao nhận
thức về tăng trưởng xanh góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo
vệ môi trường đã được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức đa dạng, phong
phú đem lại hiệu quả thiết thực; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về
các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật
để người dân, cộng đồng triển khai và mở rộng quy mơ các mơ hình sản xuất và
tiêu dùng tiết kiệm, an toàn, thân thiện với khí hậu.
- Tăng cường tổ chức tuyên truyền cho cán bộ các cấp, người lao động,
cộng đồng dân cư về BĐKH, tác động của BĐKH và những hành động cần thiết
nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong mọi hoạt động của con người.
Kết quả trong 3 năm 2016, 2017 và 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường

đã tổ chức tập huấn và chủ động phối hợp với các ngành, các huyện, thị xã,
thành phố và các tổ chức, đồn thể (Cơng an tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh,
Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh và Liên Đoàn lao động tỉnh) để lồng ghép các Chương trình,
dự án, qua đó, đã tổ chức được 20 lớp tập hấn với hơn 20.000 hội viên tham gia;
tổ chức 01 lớp tập huấn công tác quản lý chất thải nguy hại cho các cơ sở sản
xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với số lượng 188 người tham gia.
4. Hợp tác quốc tế để thực hiện các ĐƯQT về ứng phó với BĐKH
Hình thức và cơ chế phối hợp trong quá trình hợp tác: Tăng cường hợp tác
nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin về xây dựng, thực hiện chính sách và
triển khai các nội dung cơ bản của các chiến lược, chính sách về BĐKH; tranh
thủ sự hỗ trợ của các nước và tổ chức quốc tế về tài chính, nâng cao năng lực và
8


cơng nghệ trong thực hiện các chiến lược, chính sách về BĐKH; tạo thuận lợi
trong hợp tác quốc tế để thực hiện đầu tư trực tiếp (FDI) về BĐKH.
5. Các biện pháp tổ chức, quản lý tài chính để thực hiện các nội dung
của các ĐƯQT về ứng phó với BĐKH
UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu trong
việc tổ chức, quản lý tài chính để thực hiện các nội dung của các ĐƯQT về ứng
phó với BĐKH. Đối với một số dự án, UBND tỉnh thành lập Ban Quản lý dự án
cấp tỉnh để tổ chức, quản lý, triển khai thực hiện.
6. Công tác đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát và báo cáo về việc
thực hiện các nội dung của các ĐƯQT về BĐKH
UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu cơng tác
đơn đốc, thanh tra, giám sát và báo cáo được thực hiện kịp thời và đảm bảo theo
quy định của pháp luật.
IV. Đánh giá kết quả thực hiện các ĐƯQT về ứng phó với BĐKH mà
Việt Nam là thành viên

1. Về thuận lợi
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2053/QĐ-TTg
ngày 28/10/2016 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris về
BĐKH, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2104/QĐ-UBND ngày
15/6/2017 chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các cấp triển khai thực hiện Quyết
định trên. Việc triển khai thực hiện Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày
28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2104/QĐ-UBND ngày
15/6/2017 của UBND tỉnh đã được các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã,
thành phố và các đơn vị liên quan chủ động triển khai thực hiện.
Các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan đã chủ động quán triệt sâu rộng
chủ trương, giải pháp, nội dung của Nghị Quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng
cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày
28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thoả
thuận Paris về BĐKH đến các cấp chính quyền, cán bộ, cơng chức, viên chức và
toàn thể nhân dân; tuyên truyền, phổ biến, phát huy vai trị, trách nhiệm của tồn
thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong việc
chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường, nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh góp phần thực hiện thành công các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình.
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1518/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 về
việc ban hành Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2016-2020 và kêu gọi một số đơn vị đầu tư về năng lượng tái tạo trên địa
bàn tỉnh.
9


2. Về khó khăn, hạn chế
Quảng Bình có vị trí địa lý thường xuyên chịu những tác động trực tiếp của
BĐKH, hàng năm chịu nhiều tổn thất nặng nề do mưa bão, hạn hán, lũ lụt.

Lực lượng cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực BĐKH còn thiếu và
chưa được đào tạo chuyên môn sâu; cụ thể, ở cấp huyện, cấp xã cán bộ môi trường
phải kiêm nhiệm, phụ trách nhiều lĩnh vực như mơi trường, nơng nghiệp, khí tượng
thuỷ văn, BĐKH.
Cơ chế điều phối và phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong quá
trình thực hiện Kế hoạch chưa chặt chẽ.
Kinh phí để triển khai Quyết định số 2053/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ chưa được quan tâm, phân bổ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Công tác đào tạo, tập huấn về giáo dục, nâng cao nhận thức về ứng phó với
BĐKH chưa được nhiều nên đa số cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng dân
cư trên địa bàn tỉnh còn thiếu kinh nghiệm và gặp nhiều khó khăn trong thích ứng
với BĐKH và nước biển dâng.
Nguồn kinh phí cho cơng tác đào tạo tập huấn cho cán bộ, công chức, viên
chức và cộng đồng dân cư và kinh phí cho cơng tác truyền thơng cịn hạn chế nên
khó khăn trong việc triển khai tập huấn rộng rãi cho cán bộ, công chức, viên chức,
cộng đồng dân cư và trong thực hành một số tình huống thiên tai giả định để rèn
luyện kỹ năng ứng phó, thích ứng với BĐKH cho người dân.
3. Nguyên nhân hạn chế
Năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH cịn thiếu. Hệ thống chính
sách văn bản về BĐKH chưa đồng bộ và đầy đủ, do vậy việc triển khai các nhiệm
vụ ứng phó với BĐKH cịn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc.
Kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ về BĐKH của tỉnh mặc dù đã được
đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, còn nhiều hạn chế, nhất là đối
với các dự án có nguồn kinh phí lớn cần được hỗ trợ từ trung ương. Phần lớn nguồn
vốn đầu tư cho BĐKH trên địa bàn tỉnh là vay vốn nước ngoài.
Các Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Dự án của Chính phủ, các bộ, ngành
ban hành nhưng ít bố trí kinh phí, hoặc khơng có bố trí nguồn kinh phí riêng mà
chủ yếu lồng ghép nguồn vốn từ các Chương trình, dự án khác nên việc thực hiện
khó khăn.
Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp và người

dân về BĐKH chưa đầy đủ, chưa thống nhất; năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai,
giám sát BĐKH chưa đáp ứng yêu cầu.
Công tác đào tạo, tập huấn về giáo dục nâng cao nhận thức về ứng phó với
BĐKH chưa được nhiều nên đa số cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng dân
10


cư trên địa bàn tỉnh còn thiếu kinh nghiệm và gặp nhiều khó khăn trong thích ứng
với BĐKH.
Kinh phí cho cơng tác truyền thơng cịn hạn chế nên khó khăn trong việc
triển khai tập huấn rộng rãi cho cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng dân cư về
công tác ứng phó ứng phó, thích ứng với BĐKH cho người dân.
V. Kiến nghị, đề xuất và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các
ĐƯQT về ứng phó với BĐKH mà Việt Nam là thành viên
1. Kiến nghị, đề xuất
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày
28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh có một số kiến nghị, đề xuất đối
với Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành Trung ương như
sau:
- Đối với Quốc hội: Hoàn thiện hệ thống chính sách văn bản về BĐKH đảm
bảo đồng bộ và đầy đủ, sớm ban hành Luật về BĐKH.
- Đối với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương:
+ Tăng cường hỗ trợ kinh phí cho địa phương để thực hiện các Chương
trình, dự án về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và
triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định 2053/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ.
+ Bố trí, phân bổ các nguồn lực như: nguồn vốn đầu tư phát triển tập
trung, nguồn vốn vay ODA, nguồn vốn BĐKH,… để bố trí cho nhiệm vụ ứng
phó với BĐKH của địa phương.
+ Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin về xây

dựng, thực hiện chính sách và triển khai các nội dung cơ bản của các chiến lược,
chính sách về BĐKH. Tăng cường điều phối giải quyết các vấn đề liên vùng,
liên ngành trong ứng phó với BĐKH.
+ Tranh thủ sự hỗ trợ của các nước và tổ chức quốc tế về tài chính, nâng
cao năng lực và cơng nghệ trong thực hiện các chiến lược, chính sách về BĐKH.
- Đối với chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị:
+ Tiếp tục triển khai các Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH, tăng
trưởng xanh; Kế hoạch hành động về BĐKH một cách hiệu quả, đồng thời huy
động các doanh nghiệp tham gia vào các Chương trình giảm phát thải nhà kính,
ứng phó BĐKH.
+ Tăng cường tổ chức tun truyền cho cán bộ các cấp, người lao động,
cộng đồng dân cư về BĐKH, tác động của BĐKH và những hành động cần thiết
nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong mọi hoạt động của con người.
+ Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các hoạt động giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính.
11


+ Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để người dân, cộng đồng triển khai và
mở rộng phát triển mô hình đơ thị sinh thái, nơng thơn xanh, quy mơ các mơ
hình sản xuất và tiêu dùng tiết kiệm, an tồn, thân thiện với khí hậu.
2. Giải pháp
2.1. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách
Rà sốt, điều chỉnh, bổ sung các chiến lược ứng phó với BĐKH, quy định
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh, thích ứng với BĐKH phù
hợp với các cam kết đóng góp của Việt Nam trong NDC, yêu cầu của quốc tế.
Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bảo đảm mỗi sở, ngành,
địa phương đều có đầu mối xử lý các vấn đề BĐKH; tăng cường điều phối giải
quyết các vấn đề liên vùng, liên ngành trong ứng phó với BĐKH.
Tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH, như

tăng đầu tư chi thường xuyên sự nghiệp cho ứng phó với BĐKH, khai thác hiệu
quả các nguồn lực hỗ trợ,… Tiếp tục triển khai lồng ghép các vấn đề BĐKH và
tăng trưởng xanh vào trong các chính sách, quy hoạch, chương trình ưu tiên cho
đầu tư phát triển.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời
điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, đề ra các giải pháp cụ thể phù hợp với
yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về BĐKH trên địa
bàn tỉnh.
2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức, thực hiện
Tiếp tục quán triệt sâu rộng chủ trương, giải pháp, nội dung của Nghị
Quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố
XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường, Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris về BĐKH để
các cấp, các ngành và mọi người dân đều nhận thức đầy đủ và có trách nhiệm
cao trong việc ứng phó với BĐKH, phịng tránh, giảm nhẹ thiên tai, tăng cường
quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về ứng phó với
BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trường; tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường hợp tác
quốc tế, xây dựng các cơ chế, chính sách huy động nguồn lực cho ứng phó với
BĐKH, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường
Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ
thiên tai, thích ứng với BĐKH. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ trong ứng phó với BĐKH.
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; bảo vệ, phát triển các hệ sinh thái tự
nhiên. Điều tra, kiểm kê, xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, địa phương. Ưu tiên thực
12



hiện chương trình giảm phát thải khí nhà kính thơng qua nỗ lực chống mất rừng,
suy thoái rừng và tạo sinh kế cho cộng đồng.
Đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả; tăng cường thực thi các chính sách về sử dụng năng
lượng hiệu quả; xây dựng, triển khai chương trình đào tạo lại cán bộ, viên chức,
người lao động đáp ứng nhu cầu thực hiện Thoả thuận Paris.
Xây dựng, triển khai chương trình giảng dạy về BĐKH phù hợp với các
yêu cầu của Thoả thuận Paris trong hệ thống giáo dục, đào tạo theo hướng dẫn
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
UBND tỉnh Quảng Bình kính báo cáo./.
Nơi nhận:

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

- Ủy ban Đối ngoại Quốc hội;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Ngoại vụ;
- Lưu: VT, NC.

Đã ký

Lê Minh Ngân

13


DANH MỤC CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH
MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Báo cáo số 101 /BC-UBND ngày 28 /5/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TT

Tên điều ước quốc tế

1

Thỏa thuận chung Paris

Ngày
đóng dấu

Địa điểm

12/12/2015 Hội nghị về BĐKH của Liên
Hiệp Quốc 2015 trong khuôn
khổ của Công ước khung của
Liên hợp quốc về BĐKH
(UNFCCC)

Nội dung
(1) Giảm nhẹ phát thải KNK
(2) Thích ứng với BĐKH
(3) Nguồn lực thực hiện
(4) Hệ thống công khai minh bạch (hệ thống MRV)
(5) Thể chế, chính sách


DANH MỤC CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ỨNG PHĨ VỚI BĐKH
ĐANG TRIỂN KHAI TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Báo số

/BC-UBND ngày
/5/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình)
TT

Tên Dự án

1

Dự án Môi trường bền vững
các thành phố Duyên hải Tiểu dự án thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình

2

Dự án Phát triển mơi trường,
hạ tầng đơ thị để thích ứng với
BĐKH thành phố Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình

Đối tác

World Bank

Asian
Development
Bank

Thời
gian


20172022

20172022

Địa điểm

Thành phố
Đồng Hới

Thành phố
Đồng Hới

Tổng vốn

Tiến độ dự án đến nay

58,1 triệu
USD

Hoàn thành giai đoạn chuẩn
bị đầu tư; đang thực hiện
đấu thầu và dự kiến triển
khai thi cơng một số gói
thầu xây lắp bắt đầu trong
tháng 5/2019

38,8 triệu
USD

Hoàn thành giai đoạn chuẩn

bị đầu tư; đang thực hiện
đấu thầu và dự kiến triển
khai thi cơng một số gói
thầu xây lắp bắt đầu trong
tháng 5/2019


DANH MỤC CÁC VĂN BẢN VỀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH MÀ TỈNH QUẢNG BÌNH ĐÃ BAN HÀNH
(Kèm theo Báo cáo số
/BC-UBND ngày
/5/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình)
TT

Tên văn bản QPPL, Văn bản quản lý, điều hành, hướng dẫn

Số văn
bản

Ngày ban
hành

Cơ quan ban
hành

1

Quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước 3073/QĐUBND
biển dâng giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020

24/11/2011


UBND tỉnh

2

Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH 1238/KHUBND
của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2015

29/10/2012

UBND tỉnh

3

Chương trình hành động về việc thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW

23-CTr/
TU

16/8/2013

Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ

4

Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày
23/01/2014 của Chính phủ

841/QĐUBND


08/4/2014

UBND tỉnh

5

Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó với BĐKH và nước biển dâng 3987/QĐUBND
tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến 2030

14/12/2016

UBND tỉnh

6

Quyết định ban hành Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 1518/QĐUBND
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020

23/5/2016

UBND tỉnh

7

Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 2053/QĐ-TTg 2104/QĐUBND
ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch
thực hiện Thoả thuận Paris về BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

15/06/2017


UBND tỉnh



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×