Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 99 trang )



Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS)
Giáo dục Nguy cơ Bom mìn
Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2



























THU THẬP DỮ LIỆU VÀ
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU












Tiêu chuẩn
hành động bom mìn quốc tế

IMAS
Liên Hiệp Quốc



IMAS Giáo dục nguy cơ bom mìn
Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2























THU THẬP DỮ LIỆU VÀ
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU
























Geneva, tháng 11/ 2005






Lời cảm ơn

Hướng dẫn thực hành hiệu quả GDNCBM được xây dựng bởi Quỹ Nhi đồng Liên
Hiệp Quốc (UNICEF), thay mặt cho Liên Hiệp Quốc thực hiện, với sự hợp tác của
Trung tâm hành động bom mìn nhân đạo Geneva (GICHD).
UNICEF trân trọng cảm ơn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ủng hộ tài chính cho việc
soạn thảo các hướng dẫn này.






































Đây là tài liệu phục vụ cho hoạt động, được chuẩn bị để hỗ trợ cho việc trao đổi
kiến thức, thúc đẩy các thói quen tốt nhất và khuyến khích đối thoại thảo luận.
Phần chữ trong tài liệu chưa được hiệu đính theo tiêu chuẩn xuất bản chính thức
của UNICEF và UNICEF không chịu trách nhiệm đối với các sai sót này.

Quan điểm thể
hiện trong hướng dẫn là của các tác giả và không nhất thiết đại diện
cho quan điểm củủa UNICEF hay của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Sự thiết kế trong các ấn bản này không ám chỉ bất kỳ một quan điểm nào về tình
trạng hợp pháp của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ hoặc khu vực nào cũng như về chính
quyền nơi đó hoặc sự phân định ranh giớ
i ở nơi đó.

ISBN-13: 978-92-806-3967-4
ISBN-10: 92-806-3967-6
Copyright © 2005 UNICEF. Bản quyền của UNICEF.







Nội dung

















Lời nói đầu 5 3
Giới thiệu về Hướng dẫn 7
Giới thiệu về loạt tài liệu …… 7
Giới thiệu về Hướng dẫn 2 ……… 8
Trình bày của Hướng dẫn …… 9

1. Các nguyên tắc hướng dẫn IMAS về thực hành tốt 11
1.1 Sự tham gia của các bên liên quan 11
1.2 Điều phối …… 11
1.3 Lồng ghép 12
1.4 Sự tham gia và trao quyền cho cộng đồng …… 12
1.5 Quản lý và trao đổi thông tin …………… 12
1.6 Xác định mục tiêu phù hợp 12
1.7 Giáo dục … 12
1.8 Tập huấn 13
2. Đánh giá nhu cầu: Tổng quan 15
2.1 Đánh giá nhu cầu là gì …… 15
2.2 Các bước cơ bản của đánh giá nhu cầu 17

2.3 Tại sao chúng ta cần đánh giá nhu cầu 17
2.4 Cần bao nhiêu thời gian cho một đánh giá nhu cầu? 18
2.5 Ai nên thực hiện một đánh giá nhu cầu? 20
3. Làm thế nào để thu thập dữ liệu cho đánh giá nhu cầu 21
3.1 Quy trình 21
3.2 Các lỗi thông thường 24



IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu


4. Tổng quan về thu thập dữ liệu 27
4.1
Tại sao phải thu thập dữ liệu? 27
4.2 Thu thập dữ liệu cho ai ? … 28
4.3 Dữ liệu gì cần thu thập? 29
4.4 Những điều nên và không nên trong thu thập dữ liệu 32
5. Làm thế nào để thu thập dữ liệu 35
5.1
Dữ liệu định tính và định lượng … 35
5.2 Các nguồn dữ liệu 37
5.3 Các kỹ thuật có sự tham gia 39
5.4 Kỹ thuật phỏng vấn … 47
5.5 Khảo sát KAP … 48
5.6 Lấy mẫu 49
5.7 Khảo sát theo cụm 52
5.8 Tập huấn và phát triển các công cụ thu thập dữ liệu 55
5.9 Tầm quan trọng của giám sát tình hình nạn nhân 58
6. Quản lý thông tin 59

6.1 Chỉnh sửa và lưu trữ dữ liệu 59
4
6.2 Làm cho dữ liệu có ý nghĩa 62
6.3 Sử dụng và chia sẻ dữ liệu 63
Phụ lục 65
1. Thông tin cần tìm kiến trong một đánh giá nhu cầu
65
2. Các yếu tố về khuynh hướng thực hiện hành vi nguy hiểm 67
3. Nội dung đề nghị về đánh giá tai nạn/mẫu điền thông tin … 69
4. Bản câu hỏi khảo sát KAP ……… 76
5. Các câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc … 84
6. Khung hồ sơ hành vi nguy hiểm của thôn bản 88
7. Mẫu báo cáo đánh giá nhu cầu …………… 91






Lời nói đầu












Trong một vài năm qua, cộng đồng hành động bom mìn đã có những bước
tiến đáng kể trong việc chuyên nghiệp hoá các dự án và chương trình Giáo dục
nguy cơ bom mìn (GDNCBM). Một yếu tố trung tâm trong tiến trình đó là việc
xây dựng các các tiêu chuẩn quốc tế cho GDNCBM do UNICEF thực hiện, trong
khuôn khổ Các tiêu chuẩn quốc tế về hành động bom mìn (IMAS), do Cơ quan
Hành động Bom mìn LHQ (UNMAS) duy trì. Vào tháng 10 năm 2003, UNICEF
hoàn thiện bảy tiêu chuẩn GDNCBM, đã được chính thức đ
ựa vào áp dụng như
IMAS vào tháng 6 năm 2004.

5
Nội dung GDNCBM trong IMAS đạt ra các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc lập
kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá chương trình và dự án GDNCBM. Tiêu
chuẩn IMAS mang tính quy tắc dành cho các những nhà tư vấn, các trung tâm
hành động bom mìn, cơ quan quốc gia và các nhà tài trợ về cái gì là cần thiết cho
việc xây dựng và thực hiện các chương trình GDNCBM có hiệu quả. Tuy nhiên, các
tiêu chuẩn này không hướng dẫn các bên tham gia về việc họ làm thế nào để áp
dụng vào các chương trình và d
ự án để tuân thủ chăt chẽ với các tiêu chuẩn này
hơn.

Nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các tiêu chuẩn GDNCBM trên thực địa,
UNICEF tiến hành hợp tác với Trung tâm hành động bom mìn nhân đạo Geneva
(GICHD) để xây dựng loạt tài liệu Hướng dẫn thực hành tốt nhất nhằm cung cấp
thêm tư vấn đối với việc làm thế nào để thực hiện các tiêu chuẩn GDNCBM. Một
loạt bao gồm 12 Hướng dẫn đã được xây dựng, sử
dụng kỹ năng chuyên môn từ
nhiều người, quốc gia và các ngữ cảnh khác nhau. Hướng dẫn đáp ứng một loạt các
lĩnh vực mà tiêu chuẩn IMAS về GDNCBM đã đề cập, bao gồm:


♦ Làm thế nào để hỗ trợ việc điều phối GDNCBM và tuyên truyền thông tin
đại chúng;

♦ Làm thế nào để thực hiện các dự án giáo dục nguy cơ và tập huấn;
♦ Làm thế nào để tiến hành hoạt động liên lạc cộng đồng hành động bom
mìn và;

♦ Các yếu tố gì nên được quan tâm thực hiện các dự án GDNCBM trong bối
cảnh khẩn cấp.

Mục đích chính của những Hướng dẫn này là cung cấp những tư vấn, phương
tiện và hướng dẫn để đảm nhận các chương trình GDNCBM tuân thủ theo các tiêu




IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu


chuẩn IMAS. Các hướng dẫn này cũng nhằm cung cấp khuôn khổ cho một hướng
tiếp cận có thể định liệu được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo
dục nguy cơ, và được sử dụng bởi bất kỳ ai liên quan đến lập kế hoạch, quản lý và
đánh giá các chương trình và dự án GDNCBM, như các ban ngành chính phủ, các
trung tâm hành động bom mìn, các cơ quan và tổ chức LHQ, và các tổ chức địa
phương và quốc tế. Các nhà tài trợ cũng có thể thấy các tiêu chuẩn này là hữu ích
trong việc đánh giá các đề xuất dự án GDNCBM.

Nhưng trong khi các Hướng dẫn tìm kiếm khả năng cung cấp tư vấn thực tiễn
cho việc thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình và dự án, về bản

chất, chúng vẫn mang tính bao quát và sẽ cần điều chỉnh cho phù hợp với mỗi ngữ
cảnh mới trong bối cảnh văn hoá và chính trị cụ thể. UNICEF và GICHD hy vọng
chúng sẽ cung cấp một công cụ hữu ích trong việc làm cho GDNCBM hiệu qu
ả và
đầy đủ hơn.
Bên cạnh việc cung cấp các ấn bản in, các Hướng dẫn này có thể được tải miễn
phí trên mạng Internet tại địa chỉ www.mineactionstandards.org cũng như tại trang
web của GICHD là www.gichd.ch và của UNICEF là www.unicef.org.






6






Giới thiệu













Giới thiệu về loạt tài liệu

7
Theo tiêu chuẩn IMAS, thuật ngữ “giáo dục nguy cơ bom mìn” nói về “các
hoạt động nhằm tìm cách giảm đi các nguy cơ thương tích từ mìn và vật liệu nổ do chiến
tranh để lại bằng cách nâng cao nhận thức và thúc đẩy các thay đổi hành vi, bao gồm
tuyên truyền đại chúng, giáo dục và tập huấn, và liên lạc cộng đồng hành động bom
mìn.”
1
GDNCBM là một trong năm thành tố của hành động bom mìn. Các thành tố
khác bao gồm: rà phá bom mìn (ví dụ: mìn và vật nổ còn lại sau chiến tranh, khảo
sát, lập bản đồ, đánh dấu và rà phá); hỗ trợ nạn nhân, bao gồm phục hồi chức năng
và tái hoà nhập; vận động chính sách nhằm chống lại việc sử dụng mìn sát thương
cá nhân; và phá huỷ vũ khí dự trữ.
2
Hai phiên bản đầu tiên của IMAS vào năm 1997 và 2000 không bao gồm các
hướng dẫn và tiêu chuẩn GDNCBM cụ thể. Năm 2000, Cơ quan hành động bom
mìn LHQ (UNMAS), đơn vị đầu mối của các hoạt động liên quan đến bom mìn
trong hệ thống LHQ, yêu cầu UNICEF phát triển các tiêu chuẩn quốc tế đối với
GDNCBM. UNMAS là văn phòng trong Ban thư ký của LHQ chịu trách nhiệm
cho việc phát triển và duy trì các tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế. UNICEF
là đơn vị
chính trong LHQ đảm nhận công tác GDNCBM.
Tháng 10 năm 2003, UNICEF hoàn thành một loạt bảy tiêu chuẩn GDNCBM,
sau đó đã được chính thức đưa vào IMAS vào tháng 6 năm 2004. Bảy tiêu chuẩn
này bao gồm:

♦ IMAS 07.11: Hướng dẫn quản lý hoạt động GDNCBM;
♦ IMAS 07.31: Công nhận pháp lý đối với các tổ chức và hoạt động
GDNCBM;
♦ IMAS 07.41: Giám sát chương trình và dự án GDNCBM;
♦ IMAS 08.50: Thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu GDNCBM;
♦ IMAS 12.10: Lập kế hoạch chương trình và dự án GDNCBM;
♦ IMAS 12.20: Thực hiện chương trình và dự án GDNCBM; và



IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu


♦ IMAS 14.20: Đánh giá chương trình và dự án GDNCBM.
Nhằm hỗ trợ việc thực hiện các tiêu chuẩn GDNCBM trên thực địa, năm
2004 UNICEF hợp đồng với GICHD phát triển một loạt các hướng dẫn thực hành
tốt nhất cho chương trình và dự án GDNCBM.
3
Mười hai Hướng dẫn thực hành tốt nhất sau đây đã được xây dựng:
♦ 1: Giới thiệu về GDNCBM;
♦ 2: Thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu;
♦ 3: Lập kế hoạch;
♦ 4: Tuyên truyền thông tin đại chúng;
♦ 5: Giáo dục và tập huấn;
♦ 6: Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn;
♦ 7: Giám sát;
♦ 8: Đánh giá;
♦ 9: GDNCBM khẩn cấp;
♦ 10: Điều phối;
♦ 11: Tiêu chu

ẩn IMAS lựa chọn về GDNCBM; và
♦ 12: Danh mục các thuật ngữ và nguồn gốc.
8
Hướng dẫn thực hành tốt nhất tìm kiếm khả năng đáp ứng các nhu cầu cụ thể
của GDNCBM như một phần gắn liền của hành động bom mìn. Mỗi Hướng dẫn
nhằm phục vụ cho một tài liệu độc lập, mặc dù một số có bao gồm những tham
khảo chéo v
ới các hướng dẫn khác hoặc các nguồn khác.
Giới thiệu về Hướng dẫn 2

Hướng dẫn này là quyển số 2 trong số loạt tài liệu này, và tập trung vào
đánh giá nhu cầu cho GDNCBM và nội dung liên quan của việc thu thập dữ liệu
có hiệu quả. Nó nhắm đến cung cấp cho nhân viên GDNCBM định hướng chung
về các chủ đề bên cạnh các công cụ, gợi ý và những ví dụ về các thực hành tốt
nhằm hỗ trợ cho việc tiếp tục thu thập dữ liệu và thực hiện đánh giá nhu cầ
u
GDNCBM như một phần của vòng đời chương trình.

Đánh giá nhu cầu và thu thập dữ liệu mặc dù có sự tương tự nhau nhưng
cũng có nhiều sự khác biệt. Thu thập dữ liệu là quá trình diễn ra liên tục của
giám sát để hỗ trợ chương trình GDNCBM và hành động bom mìn. Trong khi đây
là điều tối quan trọng đối với chương trình hiệu quả, bản thân thu thập dữ liệu
không phải là mục đích cuối cùng hay một “sự
kiện”, mà là một công cụ diễn ra
trong chương trình hay dự án như một phần của hoạt động hàng ngày. Tốt nhất,
thu thập dữ liệu nên diễn ra bên cạnh các hoạt động GDNCBM khác trên cơ sở
thường xuyên và liên tục.

Một đánh giá nhu cầu là một sự kiện bị giới hạn bởi thời gian, nên tốt nhất
xảy ra vào thời điểm khởi đầu chương trình, khi mục tiêu chương trình và việc xác

định những người có nhu cầu GDNCBM được hoàn thành. Một đánh giá nhu cầu
địa phương nên diễn ra chừng một tháng thực hiện, tuỳ thuộc vào bối cảnh và
quốc gia có liên quan; Một đánh giá nhu c
ầu quốc gia có khả năng diễn ra lâu hơn.
Việc chỉnh sửa và cập nhật liên tục đánh giá dựa trên các dữ liệu bổ sung thu thập
được trong vòng đời chương trình và sự thay đổi bối cảnh sẽ là cần thiết.



Giới thiệu



(Xem Hướng dẫn số 7 về giám sát đối với thông tin cần thu thập trên quy trình tiếp
diễn.)

Trình bày của hướng dẫn
Phần 1 xem xét các nguyên tắc hướng dẫn của thực hành tốt được mô tả bởi
tiêu chuẩn

IMAS về GDNCBM, và mối quan hệ của nó đến thu thập dữ liệu.
Phần 2 cung cấp một cái nhìn tổng quan về đánh giá nhu cầu, bao gồm lý do
cần thực hiện một đánh giá, ai là người thích hợp để tiến hành một đánh giá nhu
cầu, và các bước cơ bản trong quy trình đánh giá nhu cầu.

Phần 3 nói rõ về việc làm thế nào để thu thập dữ liệu cho đánh giá nhu cầu.
Nhiều kỹ thuật, công cụ và vấn đề để xem xét mà thường xảy ra đối với đánh giá
chương trình hay đánh giá dự án giữa kỳ và có thể tìm thấy trong phần thu thập
dữ liệu.


Phần 4 tập trung vào lý do vì sao thu thập dữ liệu là quan trọng và giải thích
một số điều nên và không nên làm.

Phần 5 mô tả các phướng pháp thích hợp cho việc thu thập dữ liệu cả đính
tính và định lượng.

9
Phần 6 mô tả làm thế nào để quản lý dữ liệu đã được thu thập, bao gồm chỉnh
sửa, lưu giữ và phân tích thông tin.

Hướng dẫn này sau đó được hoàn thiện bở một lạt bảy phụ lục. Phụ lục 1 đặt ra
một danh sách các nhu cầu thông tin cho đánh giá nhu cầu. Phụ lục 2 nêu chi tiết
các yếu tố của khuynh hướng hành vi nguy hiểm. Phụ lục 3 bao gồm chi tiết thông
tin bao gồm trong một đánh giá tai nạn/mẫu điền thông tin tai nạn. Phụ lục 4 bao
gồm mẫu câu hỏi khảo sát KAP (“Kiến thưc, Thái độ
và Hành vi”). Phụ lục 5 nêu
chi tiết một loạt câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc. Phụ lục 6 cung cấp khung đánh
giá khuynh hướng hành vi nguy hiểm. Cuối cùng, Phụ lục 7 đề nghị một phác thảo
thích hợp cho đánh giá nhu cầu hay báo cáo khả sát KAP.

Một danh mục các từ viết tắt, định nghĩa của tiêu chuẩn IMAS về các thuật
ngữ cơ bản và một danh mục các trích dẫn và nguồn cho tất cả các quyển Hướng
dẫn thực hành tốt nhất trong loạt tài liệu này được trình bày trong Hướng dẫn số 12.









Ghi chú

1
IMAS 04.10, Phiên bản thứ hai, 1/1/2003 (như đã sửa đổi ngày 1/12/2004), 3.157.
2
Như trên., 3.147.
3
Theo như mục đích của IMAS và của Hướng dẫn này, một dự án được xác định như một
hoạt động, hoặc một loạt các hoặt động kết nối với nhau, với một mục tiêu chung. Một dự
án sẽ thường có một thời hạn cụ thể và một kế hoạch hành động. Một chương trình
GDNCBM được xác định như một lo
ạt các dự án liên quan đến GDNCBM tại một quốc gia
hay vùng lãnh thổ.
































10






1. Các nguyên tắc hướng dẫn
IMAS về thực hành tốt














Có một loạt các nguyên tắc hướng dẫn thực hành tốt cần phải ghi nhớ khi thu
thập thông tin hoặc như một phần của đánh giá nhu cầu hoặc do yêu cầu của một
chương trình đang diễn ra. Những nội dung này được tổng hợp dưới đây và nên
được xem xét trong tất cả các hoạt động thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu.

11

1.1 Sự tham gia của các bên liên quan

Mục đích của thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu nên được thiết lập trong sự
đồng ý của tất cả các bên liên quan, và kết quả nên được chia sẻ với họ. Điều này
đặc biệt áp dụng cho dữ liệu thu thập được từ chính các cộng đồng bị ảnh hưởng.


1.2 Điều phối

Các tổ chức thực hiện dự án GDNCBM nên cam kết về sự điều phối khi thu
thập và phân tích dữ liệu cho đánh giá nhu cầu. Đặc biệt, họ nên:

♦ Sử dụng thông tin từ các đánh giá có sẵn khi có thể để tránh những trùng
lặp không cần thiết; nếu sử dụng dữ liệu thứ cấp, nên kiểm tra chúng để
đảm bảo sự cập nhật và chính xác;


♦ Chia sẻ kết quả những đánh giá của chính họ; cụ thể là họ nên cung cấp
thông tin cho Trung tâm hành động bom mìn quốc gia (MAC)
và Cơ
quan hành động bom mìn quốc gia (NMAA); và
♦ Xem xét cùng thực hiện các đánh giá nhu cầu chung.
Nhằm hỗ trợ cho điều phối, các nhà quản lý dự án hoặc những người chịu
trách nhiệm thực hiện GDNCBM nên xác định các đối tác tiềm năng và thảo luận
các giải pháp khả thi với họ. Họ nên xác định những khoảng cách và cơ hội cho
quan hệ đối tác và vạch rõ thời hạn và mục đích của quan hệ đối tác. Họ cũng nên
xem xét sự liên quan của đ
ối tác lựa chọn trong quãng thời gian ngắn, trung bình
và dài hạn (nghĩa là trong bối cảnh khẩn cấp, quá độ phục hồi, và phát triển).




IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

1.3 Lồng ghép

Nhằm đảm bảo sự lồng ghép của GDNCBM với các hoạt động bom mìn khác,
cũng như những hoạt động trong các lĩnh vực khác có liên quan (cứu trợ và phát
triển), một đánh giá nhu cầu nên thu thập thông tin không chỉ từ các tổ chức
GDNCBM và hành động bom mìn mà còn từ các tổ chức và cơ quan chính quyền
khác (ví dụ: cảnh sát, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội và nông nghiệp, các tổ chức xã
hội dân sự, y t
ế và các trung tâm phục hồi chức năng).
Dữ liệu nên được thu thập và báo cáo theo một tiêu chuẩn quốc gia (nếu có),
và tất cả thông tin về khu vực nghi là nhiễm bom mìn hay tuỳ theo quy định về
bảo mật, liên quan đến nạn nhân bom mìn nên được chia sẻ rộng rãi với tất cả các

tổ chức liên quan đến hành động bom mìn, hoặc là trực tiếp bởi đơn vị thu thập
thông tin hay thông qua MAC hoặc NMAA, nếu các cơ quan này tồn tại.


1.4 Sự tham gia và trao quyền cho cộng đồng

Tại những nơi có thể, quá trình đánh giá nhu cầu nên liên quan tích cực đến
cộng đồng bị đe doạ. Các phương pháp để đảm bảo sự liên quan và tham gia của
cộng đồng (vào sự đánh giá cũng như vào các dự án đề xuất sau đó) nên là điều
quan tâm trong lập kế hoạch cho một đánh giá nhu cầu.

12
Tại những nơi có thể, phương thức tiếp cận có sự tham gia nên được sử dụng
để tạo ra sự quan tâm và làm chủ của cấp độ cộng đồng từ ngay ban đầu của một
dự án hay chương trình GDNCBM.

1.5 Quản lý và trao đổi thông tin
Các tổ chức thực hiện đánh giá nhu cầu GDNCBM nên:

Ghi nhớ về thông tin từ các nguồn có sẵn;
♦ Sử dụng các thuật ngữ và các hạng mục có sự nhất quán với hệ thống thông
tin hành động bom mìn quốc gia và, nếu có thể, nên sử dụng các mẫu thu
thập thông tin đã được thống nhất trên toàn quốc; và
♦ Tận dụng tất cả các nguồn cung cấp thông tin như uỷ ban xã, già làng, cựu
binh, hộ phụ nữ, người rà tìm phế liệu, giáo viên, trẻ em ngoài trường học,
và các nhóm tôn giáo.

1.6 Xác định mục tiêu phù hợp

Đánh giá nhu cầu nên đáp ứng các nhu cầu khác nhau, tình trang đe doạ của

bom mìn và các nhu cầu của các nhóm khác nhau và nên chú ý tới khía cạnh văn
hoá, giới tính, tuổi .v.v. Cần kiểm tra mạng lưới cộng đồng xã hồi có sẵn, những
lãnh đạo cộng đồng chính và các uỷ ban phát triển địa phương nên được bao gồm
trong đánh giá nhu cầu.

1.7 Giáo dục

Việc thiết kế các thông điệp an toàn, và ở nơi nào có thể, giáo trình giảng dạy
nên dựa trên thông tin được thu thập trong quá trình đánh giá nhu cầu nhằm thúc
đẩy giáo dục các hành vi hợp lý đã được biết đến để giảm các nguy cơ bom mìn.



1. Các nguyên tắc hướng dẫn IMAS về thực hành tốt


Việc xác định nhu cầu địa phương và khả năng kết hợp với giáo dục và tuyên
truyền thông điệp nên được xem xét khi thực hiện một đánh giá nhu cầu. Đánh giá
nhu cầu nên thu thập các thông tin liên quan đến các kỹ năng, kiến thức, thái độ,
cấu trúc và hành vi có sẵn có thể liên quan đến các dự án dự định thực hiện. Ví dụ,
xem xét sự tập trung khác nhau của thông tin đại chúng ho
ặc dự án giáo dục đồng
đẳng.


1.8 Tập huấn

Tập huấn cho các nhân viên thực hiện đánh giá nên đảm bảo các nhân viên:

♦ Hiểu được lý do của thu thập dữ liệu và nó sẽ được phân tích như thế nào;

♦ Nhận thức được các tiêu chuẩn an toàn sẽ được áp dụng khi tiến hành đánh
giá và không bị thúc đẩy phải mạo hiểm không cần thiết; và
♦ Được cung cấp tập huấn tổng thể và liên tục, bao gồm trong tương quan với
các chuẩn mực và tiêu chuẩn đạo đức đối với thu thập dữ liệu và thực hiện
đánh giá nhu cầu.

13






























14







2. Đánh giá nhu cầu:
Tổng quan












2.1 Đánh giá nhu cầu là gì?


15
Một đánh giá nhu cầu là quá trình thu thập và phân tích thông tin có hệ
thống nhằm xác định ai bị nguy hiểm, tại sao, và có thể làm gì để phòng ngừa.
Phụ lục 1 bao gồm một danh sách gợi ý các thông tin cần thu thập. Đánh giá nên
được thực hiện trong liên hệ chặt chẽ với các tổ chức rà phá bom mìn nếu có. Một
đánh giá tốt nên là bước đầu tiên của quy trình lập kế hoạch và hỗ trợ trong vi
ệc
xác định:

♦ Địa bàn có vấn đề. Vấn đề có phạm vi (bao phủ) như thế nào?

Những ai bị đe doạ nhiều nhất. Đây có thể là những nhóm xã hội cụ thể,
những người làm một số công việc nhất định, nhóm tuổi nhất định, hoặc
những người tham gia vào hoạt động nguy hiểm cụ thể, hoặc có ý thức hay
không có ý thức.


Mức độ nguy cơ. Các nhóm khác nhau sẽ đối diện với các mức độ đe doạ
khác nhau, biết được điều này sẽ cho phép phân định ưu tiên chương trình
và và xác định mục tiêu hiệu quả hơn về thông tin.


Các yếu tố bổ sung. Trong phân tích, tất cả các yếu tố đóng góp vào nguy
cơ cần được xác định và liệt kê. Các yếu tố này sau đó cần được phân loại
theo thứ tự lôgic nhằm cố gắng xác định nguyên nhân của các thương tích
của bom mìn sau chiến tranh; đấy là một loạt những yếu tố hay sự kiện
dẫn đến việc ai đó bị đặt vào tính trạ
ng nguy hiểm (xem Phụ lục 2 danh sách
của “các yếu tố tạo ra khuynh hướng tham gia vào hoạt động nguy hiểm”).


♦ Trợ giúp y tế. Điều gì xảy ra với nạn nhân và gia đình họ? Các phương
tiện gì có sẵn để hỗ trợ y tế và trợ giúp khác?


Các đối tác tiếm năng. Đây có thể là các nhóm cộng đồng, các tổ chức PCP
địa phương hoặc quốc tế, các cơ quan chính phủ, hoặc ở những nơi không
có sự kiểm soát của chính phủ thì là một số bộ phận của nhóm nổi dậy (tại
nơi có sự khả thi và phù hợp).

♦ Các yếu tố thay đổi. Ai hoặc cái gì được xem xét là cần tôn trọng và



IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu



các nguồn thông tin có căn cứ và chính quyền tại địa phương, và họ có thể giúp
phân phối các thông tin GDNCBM hay không?

Các chương trình đang hoạt động. Các chương trình hành động bom mìn có thể
đang hoạt động, hoặc có thể có các dự án hay chương trình cứu trợ và phát triển có
thể hưởng lợi từ dự án GDNCBM hay hành động bom mìn trong vùng. Xem liệu dự
án GDNCBM có thể phát triển các mối quan hệ với bất kỳ dự án hay chương trình
nào trong số này nhằm tăng cường khả năng chuyển tải thông tin GDNCBM.

Thông tin được chuyển tải như thế nào. Đánh giá nên tìm ra các kênh truyền
thông quan trọng là gì, hoặc là qua các phương tiện truyền thống tại cộng đồng mà
qua đó các thông tin được chia sẻ, hoặc qua các phương tiện đại chúng, như đài
phát thanh, báo chí, hay các kênh của chính phủ.


Các mục tiêu của chương trình GDNCBM. Chương trình nên làm gì, làm thế nào
mà làm điều đó vào khi nào, và cần những gì để đạt được mục tiêu của chương
trình? Dĩ nhiên sau một đánh giá nhu cầu, kết quả có thể phản ảnh rõ ràng hơn về
việc có thể việc triển khai một chương trình GDNCBM là không phù hợp hay cần
thiết, hoặc các can thiệp không mang tính giáo dục khác phù hợp hơn.

Dữ liệu cơ bản. Tốt nhất, một mẫu thống kê hợp lý (xem Phần 5.6 dưới đây) sẽ cung
cấp dữ liệu cơ bản về kiến thức và hành vi có thể sử dụng để so sánh hiệu quả của
chương trình GDNCBM trong tương lai.

Là giai doạn đầu tiên của vòng đời dự án (xem Hình 1) đánh giá nhu cầu thông tin
và tác động đến tất cả các bước tiếp theo. Nó nên được sử dụng để phát triển các ảnh
hưởng đo lường được và các mục tiêu đầu ra, xác định các chỉ số sẽ thể hiện tiến
trình của chương trình tới việc đạt được mục tiêu đã đề ra, và hỗ
trợ chiến lược củng
cố chương trình. Đánh giá cũng nên cố gắng xác định các bước tiếp cận nào, hay
một loạt các tiếp cận, có khả năng tác động lớn nhất với mức chi phí thấp nhất.



Hình 1. Vòng đời dự án













16
Đánh
g
iá nhu cầu
Kiểm tra và đánh giá Lập kế hoạch
Thay đổi

Giám sát Thực hiện


2. Đánh giá nhu cầu: Tổng quan
2.2 Các giai đoạn chính của một đánh giá nhu cầu

Một đánh giá nhu cầu có thể được chia làm bốn giai đoạn chính:
1. Chuẩn bị. Vào cuối giai đoạn này, bạn nên biết mình cần đi đến nơi nào,
làm thế nào và những thông tin gì mà bạn cần thu thập, cũng như các yêu cầu
nguồn lực tập huấn cho quy trình. (xem Phần 3.1)

2. Thu thập dữ liệu. Giai đoạn này sẽ cung cấp bằng chứng bạn cần cho
đánh giá của mình. Dữ liệu cần đựoc chỉnh sửa chính xác và lưu trữ để có thể
phân tích. (xem Phần 3.2)

3. Phân tích dữ liệu. Là sự điều tra sâu về các dữ liệu thu thập được để xem
có các nội dung quan trọng cần xem xét chi tiết hơn, hoặc hiểu làm sao một số
sự kiện hay tai nạn bom mìn lại xảy ra, chúng xảy ra ở đâu và khi nào. Hiểu
được điều này sẽ cho phép bạn lắp ráp các can thiệp để ngăn ngừa tai nạn xảy

ra. (xem Phần 3.3)

4. Trình bày và lập kế hoạch chương trình. Sử dụng và phân tích dữ liệu để
xây dựng mục tiêu, chuẩn bị đề xuất và đáp ứng các tình huống một cách có
đầy đủ thông tin là mục tiêu sau cùng của thu thập dữ liệu. (xem Phần 3.4)

2.3 Tại sao thực hiện một đánh giá nhu cầu?
17

Điều này thật đơn giản! Nếu bạn không biết vấn đề là gì, làm thế nào bạn có
thể giải quyết nó được? Vào giai đoạn lập kế hoạch cho một chương trình mới,
thông tin về các nội dung chính và bối cảnh mà chương trình sẽ hoạt động là một
nền tảng sống còn để bạn dựa vào đó thực hiện công việc. Ví dụ:

♦ Vấn đề có phải là do bom mìn hay không?

Những ai bị thương tích và tử vong?
♦ Khi bị tai nạn, họ đang làm gì?
♦ Các lý do đằng sau sự liều lĩnh là gì (ví dụ thiếu kiến thức, không có đủ các
phản hồi hành động bom mìn, sức ép kinh tế và sinh tồn)?

♦ Vấn đề có phạm vi bao phủ như thế nào, cả quốc gia hay chỉ tại một số
vùng nhất định?

♦ Số nạn nhân cao hay thấp?
♦ Có yếu tố biến động theo mùa đối với thống kê nạn nhân?
Có một số câu hỏi cơ bản mà một đánh giá nhu cầu cần trả lời. Câu trả lời sẽ
thay đổi đáng kể từ quốc gia này đến quốc gia khác, nhưng tất cả sẽ ảnh hưởng
đáng kể đến việc hình thành và nội dung của chương trình GDNCBM.


Tuy nhiên, trong khi điều này được xem là rõ ràng, thực tế lại là đánh giá nhu
cầu ít khi được thực hiện, và càng ít khi được thực hiện tốt. Giữa sự lẫn lộn và áp
lực lập chương trình lẽ thường và sự thật hiển nhiên thường là bị lạc mất trong một
mớ hỗn độn các quy trình tổ chức và sự đua tranh giữa các tổ chức.

Điều quan trọng là bạn không giả định mình biết bản chất và phạm vi của vấn
đề bom mìn. Đơn giản bởi vì bạn có thể nhận thức được ảnh hưởng của bom mìn tại
một quốc gia hoặc bối cảnh khác không có nghĩa là tình hình sẽ giống hệt như vậy
tại nơi mà bạn đang nghiên cứu. Nghiên cứu cho thấy tài liệu truyền thông
được
thiết kế cho quốc gia này không có hiệu quả tại quốc gia khác. Tương tự như vậy,
cố gắng để thực hiện một chương trình đã được thiết kế để cho nơi này vào một nơi
kia sẽ thường là sự lãng phí thời gian và nguồn lực.



IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

Tránh đưa ra các giả định, tốt hơn là hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm
trực tiếp về vấn đề. Bạn có thể thấy mình hỏi một câu quá rõ ràng hay ngớ ngẩn,
nhưng bạn sẽ thấy mình ngớ ngẩn hơn nếu không hỏi và vì vậy mắc phải sai lầm.

Điều quan trọng là một đánh giá nhu cầu được thực hiện càng sớm càng tốt,
vào lúc bắt đầu chương trình. Mặc dù rõ ràng là phương pháp và trình tự thời gian
sẽ thay đổi dựa trên bối cảnh cụ thể, đặc biệt là trong tình hình khẩn cấp hay có thể
trong những bối cảnh khác, (thường liên quan đến nhà tài trợ và sự có sẵn của
nguồn tài trợ), có một áp lực nhằm “đừng
đứng yên - hãy làm điều gì đó!”
Nhưng nhớ là việc lập kế hoạch và điều phối kém thường là những cản trở lớn
nhất đối với lập chương trình hiệu quả và đầy đủ trong hầu hết các tình huống khẩn

cấp và ngay sau xung đột. Điều này dẫn đến những tử vong và chịu đựng không
cần thiết. Vì vậy đầu tư thời gian vào lúc bắt đầ
u chương trình nhằm thực hiện một
đánh giá nhu cầu sẽ có khả năng giúp chúng ta:


Tiết kiệm thời gian;
♦ Tiết kiệm nguồn lực;
♦ Cải thiện sự tập trung và ảnh hưởng của chương trình; và vì thế
♦ Cứu mạng sống.
Thêm vào đó, nó sẽ làm nổi bật bản chất chuyên nghiệp của bạn và tổ chức. Vì
thế, giúp thu hút các nguồn tài trợ trong tương lai, nếu như bạn cần thêm nguồn tài
trợ.

18
Lập chương trình khẩn cấp được bàn ở phần khác (xem Hướng dẫn số 9). Tuy
nhiên, đáng chú ý là đánh giá nhu cầu cho chương trình khẩn cấp và chuyển tiếp
thường bị bỏ quên do các tổ chức GDNCBM được yêu cầu không chỉ đơn giản là
đáp ứng mà là được nhìn thấy là đang đáp ứng. Một khi chương trình bắt đầu, nó
tạo ra những động lực theo cách riêng và khó có th
ể quay lại một cách dễ dàng.
Trong các tình huống không tiếp cận được các nguồn lực cho đánh giá chi tiết,
có thể do tình hình an ninh rất kém, một đánh giá nhu cầu “nhanh” vẫn có thể chấp
nhận được và tốt hơn là không có một đánh giá nhu cầu nào cả. Một đánh giá
nhanh ban đầu sẽ không cung cấp đủ thông tin chi tiết và hợp lý về mặt thống kê,
nhưng nó cho phép bạn kiểm tra những giả định ban đầu của mình và xem thông
tin có cần nh
ững điều chỉnh hay không. Nhớ là bạn luôn có thể thực hiện, hoặc
tham gia vào một đánh giá nhu cầu sâu hơn sau đó.


2.4 Cần bao nhiêu thời gian cho một đánh giá
nhu cầu?


Câu trả lời đơn giản là thời hạn cần thiết cho đến khi nào thu thập chính xác
và đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời
hạn sẵn có hay yêu cầu cần có, bao gồm những yếu tố nội bộ và bên ngoài như mô tả
dưới đây. Cần xem xét những nội dung này và sau đó quyết định thời hạn cần trong
thực tế yêu cầu là bao lâu (hoặc nếu có thời hạn, thời gian có sẵn).
2.4.1 Các yếu tố nội bộ
♦ Thời gian. Có các sức ép nội bộ về mặt tổ chức đòi hỏi bạn phải đối diện với
một thời hạn hoàn thành cụ thể không?


Nguồn tài trợ có sẵn. Thường thì có một tình huống “con gà và quả trứng”
ở đây: đánh giá nhu cầu được sử dụng để quyết định có nhu cầu hay không,



2

. Đánh giá nhu cầu: Tổng quan

và phạm vi bản chất của bất kỳ chương trình can thiệp nào, dựa trên nền
tảng thông tin này, một đề xuất chương trình được phác thảo. Với một số
tổ chức, điều này có nghĩa là có tài trợ hạn chế cho giai đoạn này của vòng
đời dự án.

♦ Nhân sự. Có bao nhiều người sẵn sàng tham gia hỗ trợ đánh giá? Bạn sẽ có
thể tập hợp được nhiều nhân sự trong một vài ngày, hoặc số người ít hơn

một chút trong thời hạn dài hơn được không? Bạn sẽ có thể tán thành việc
nhân viên từ chính tổ chức của mình tham gia hay cần phải thuê, và tập
huấn, người ngoài tổ chức để hỗ trợ bạn được không?

♦ Xe cộ/vận chuyển. Tiếp cận các phương tiện vận chuyển luôn là một vấn
đề đối với hầu hết các tổ chức. Đánh giá nhu cầu có thể đòi hỏi nhiều sự
phục vụ của xe cộ. Điều này sẽ ảnh hưởng thời gian bạn có cho một đánh
giá.


Kỹ năng của nhân viên. Kỹ năng và kiến thức của nhân viên sẽ quyết định
cần bao nhiêu tập huấn trước khi thu thập dữ liệu. Đôi khi, nhân viên có
thể có kinh nghiệm trong thu thập dữ liệu những không phải trong hành
động bom mìn, trong khi những người khác có thể biết về hành động bom
mìn nhưng chưa bao giờ tham gia vào đánh giá nhu cầu. Cần đảm bảo đủ
thời gian cho tập huấ
n nhân sự, không chỉ trong những kỹ năng cụ thể về
thu thập dữ liệu, mà còn để giải thích tại sao cần những thông tin này.

19
♦ Phương pháp. Điều này sẽ được quyết định bởi sự khẩn cấp của chương
trình, sự tiếp cận, nguồn lực, kích cỡ của vùng ảnh hưởng vv Một tiếp cận
có sự tham gia có nhiều lợi thế, nhưng có thể mất nhiều thời gian hơn tiếp
cận khác không có ssự tham gia (xem Phần 5.1 để có thêm thông tin). Thu
thập dữ liệu đị
nh tính thường đỡ cứng nhắc hơn, và đòi hỏi ít nhân viên
hơn, nhưng họ cần được tập huấn kỹ càng.

2.4.2 Các yếu tố bên ngoài
♦ Diện tích của quốc gia. Đánh giá một khu vực có diện tích càng lớn, quy

trình thực hiện sẽ càng dài, đặc biệt là nếu có sự khác biệt lớn giữa các
vùng bị ảnh hưởng bom mìn (xem dưới đây).


Vấn đề vật nổ sau chiến tranh. Có cần phải thực hiện trên diện rộng hay
sự đe doạ của vật nổ chỉ hạn chế ở một vùng địa lý nhất định?

♦ Khả năng tiếp cận. Tại một số quốc gia, không thể tiếp cận một số nơi nhất
định được nghi ngờ là nhiễm bom mìn, hoặc để tiếp cận được nơi đó đòi
hỏi phải có những thương lượng tốn nhiều thời gian. Khu vực có các xung
đột đang diễn ra, hoặc những nơi nằm trong sự kiểm soát của các tổ
chức
nổi dậy, sẽ cản trở tiếp cận từ vùng do chính phủ kiểm soát và ngược lại.


Sự đa dạng. Một khu vực càng tương đồng (về mặt hệ thống kinh tế/nông
nghiệp, địa lý, dân tộc, hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo, và ngôn ngữ), việc
dự đoán thông tin từ vùng này sang vùng khác sẽ càng dễ dàng hơn và vì
thế giảm thời gian cần có cho thu thập dữ liệu.


Các đơn vị khác. Có tổ chức nào có thể hỗ trợ cho đánh giá, hoặc bằng
nguồn lực hoặc bằng thông tin? Công việc có thể được chia sẻ giữa các đơn
vị khác nhau không, hoặc về vị trí địa lý hoặc chia sẻ nguồn lực và hoạt
động? Một tiếp cận như vậy, trong khi thường phức tạp hơn về khía cạnh
tập huấn và quản lý như
ng có thể lại là giải pháp nhanh hơn nhiều.


IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu



Dĩ nhiên, sự xa xỉ về mặt thời gian thường không có trong các chương trình và
dự án GDNCBM. Tuỳ thuộc vào phương pháp và bối cảnh, ước tính một đánh giá
hợp lý chính xác có thể được thực hiện bởi một đội đánh giá có nguồn lực tương đối
tốt trong vòng từ ba đến sáu tuần.

2.5 Ai nên thực hiện một đánh giá nhu cầu?

Điều cần thiết là phải xem xét ai sẽ đảm nhiệm các khía cạnh khác nhau của
một đánh giá nhu cầu. Có khả năng là một vài hay toàn bộ những nhiệm vụ trong
phần liệt kê dưới đây sẽ được bao gồm trong một đánh giá nhu cầu. Vì vậy, việc
xác định rõ ràng ai sẽ chịu trách nhiệm thực hiện mỗi hợp phần là điều cần thiết.

Vì vậy, xác định vào lúc bắt đầu mức độ tham gia và nhiệm vụ, trách nhiệm
đòi hỏi đối với các bên tham gia khác nhau. Các nguồn hỗ trợ và các đầu vào chờ
đợi cũng nên được xác định.

Đảm bảo là bạn có phiên dịch viên cần thiết để hiểu (các) ngôn ngữ địa
phương. Khi sử dụng phiên dịch, đảm bảo họ hiểu hết mục tiêu và mục đích của
đánh giá: thông báo cho họ để đảm bảo họ không phân biết đối xử với các nhóm
xã hội nhất định, ví dụ như trẻ em, phụ nữ, người dân tộc thiểu số hay ng
ười tàn tật.
Phiên dịch nên dịch thuật những gì được phát ngôn, không phải là tóm tắt
hay trả lời câu hỏi thay cho nguời được phỏng vấn. Cũng cần đảm bảo đủ thời gian
cho việc phiên dịch và thử nghiệm bản câu hỏi và các tài liệu ghi chép cần có cho
đánh giá.

Đội đánh giá sẽ được quyết định bằng các nguồn lực có sẵn của tổ chức, đặc
biệt là về mặt thời gian và chi phí. Khi sử dụng một đội, những yếu tố sau nên được

xem xét:

20
♦ Tất cả các đội nên bao gồm ít nhất một phụ nữ, và tât cả các thành viên của
đội nên được tập huấn về nhận thức giới đẻ đảm bảo khía cạnh hài hoà;

♦ Nên có một sự cân bằng về chuyên môn kỹ thuật bao gồm kinh nghiệm
trong:

• giáo dục nguy cơ bom mìn,
• kỹ thuật điều tra xã hội học, và
• kinh nghiệm quản lý tình trang khẩn cấp/phát triển;
♦ Nên có sự cân bằng về các yếu tố văn hoá để đảm bảo rằng quan điểm của
người địa phương được hiểu chính xác; và
♦ Nên có sự cân bằng về nhân sự có và không có sự quen thuộc với đơn vị cụ
thể thực hiện đánh giá.







3. Làm thế nào để thu thập dữ
liệu cho đánh giá nhu cầu














Các phần trước của tài liệu này đã vạch ra các nội dung nền tảng liên quan
đến đánh giá nhu cầu. Phần này sẽ tập trung vào các nội dung thực tế cần xem xét
khi thiết kế một khảo sát và làm thể nào để tổ chức hoạt động này. Các chi tiết
thêm về rất nhiều các kỹ thuật được sử dụng cho thu thập dữ liệu và đánh giá nhu
cầu nằm trong Phần 5.

21
3.1 Quy trình
Trước khi lựa chọn chiến lược nghiên cứu, luôn vạch ra một chương trình
nghiên cứu chi tiết với thời gian biểu và kinh phí cụ thể. Soạn sẵn một danh mục
nhiệm vụ cần làm. Một số trong đó được lập ra dưới đây và được thảo luận chi tiết
sâu hơn trong các phần tiếp theo.

Các bước cơ bản của một đánh giá nhu cầu được vạch ra dưới đây. Chúng
được liệt kê theo các hoạt động riêng biệt nhưng cần nhớ là một số trong số này có
thể trùng lập nhau. Ví dụ, việc thiết kế các mẫu khảo sát và thử nghiệm hiện trường
các công cụ có thể được tiến hành cùng với việc tập huấn nhân viên hiện trường.

3.1.1 Chuẩn bị cho đánh giá
Thảo luận và kiểm tra thông tin
Xác định và thảo luận với các cá nhân, cả trong và ngoài tổ chức của bạn, xem
ai có thể cung cấp thông tin về vấn đề bom mìn và ai có thể đưa ra những ý kiến

hữư ích hoặc làm nổi bật những vấn đề mà bạn có thể phải đương đầu.

Họ có thể bao gồm nhân viên chính phủ, những người làm việc cho các tổ
chức hành động bom mìn hay cứu trợ/phát triển, bên cạnh các đại sứ quán và
nhân viên ngoại giao. Khi bạn tiếp cận với họ, đừng quên các thành viên hay đại
diện của các cộng đồng bị ảnh hưởng bom mìn.

Xây dựng các câu hỏi mà đánh giá được thiết kế để trả lời
Những câu hỏi nên được xây dựng theo hình thức câu hỏi giả định mà khảo
sát của bạn sẽ chứng minh hay bác bỏ (chẳng hạn như “có một vấn đề bom mìn



IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu


nhân đạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân vùng này”). Điều này
thường được rút ra bởi tổ chức hay cá nhân quản lý và giám sát khảo sát.

Xem xét các yếu tố biến số có thể ảnh hưởng đến câu trả lời
Như cái tên đã gợi ý, biến số là bất kỳ đặc tính nào có thể thay đổi. Ví dụ, khi
xem xét ảnh hưởng phát triển và nhân đạo của bom mìn, các biến số có thể bao
gồm; tuổi, giới, nghề nghiệp nạn nhân, kích cỡ của dân số, vị trí của vùng dân cư bị
ảnh hưởng, và vùng địa lý.

Bạn sẽ cần xác định các biến số chính để đưa vào trong đánh giá của mình
nhằm đảm bảo không có biến số nào bị bỏ quên.

Cân nhắc nên hỏi ai
Sẽ không khả thi nếu thực hiện phỏng vấn hay tham khảo ý kiến của tất cả

dân số tại vùng nghi ngờ nhiễm bom mìn, vì thế một mẫu dân số sẽ được chọn ra.
Mẫu nên đại diện cho toàn bộ dân số, càng nhiều càng tốt, nhưng những người
cung cấp thông tin chính nên được lựa chọn ngẫu nhiên nhằm tránh các thiên lệch.

22 Cân nhắc làm thế nào để hỏi thông tin tốt nhất
22
Bạn sẽ thu thập thông tin theo phương pháp định tính hay định lượng? (xem
Phần 5.1) Bạn sẽ sử dụng câu hỏi chi tiết với các ô đánh dấu hay hỏi các hỏi mở
(nghĩa là không phải những câu hỏi được trả lời “có” hay “không”)? Nên nhớ
rằng, câu hỏi mở có thể được bổ sung bởi các câu hỏi tiếp theo.

Bạn muốn hỏi ai: nhóm hay các nhân; ngữ cảnh riêng tư hay nơi công cộng?
Điều này có ảnh hưởng đến câu trả lời mà bạn nhân được không? Ai sẽ hỏi những
câu hỏi, bạn có cần một đội hay bạn sẽ tự làm một mình?

Cân nhắc các yêu cầu và hạn chế về mặt hậu cần
Bạn sẽ cần bao nhiêu người? Trong thời gian bao lâu? Các chuyên môn gì mà
họ cần có? Thường thì yêú tố tài trợ và vận chuyển, cùng với sức ép thời gian, sẽ
làm hạn chế công việc của bạn. Cân nhắc các yếu tố trên kỹ càng, gặp gỡ và thương
lưọng với những người chịu trách nhiệm cung cấp những nguồn đầu vào này.

Nếu cần thiết, chỉnh sửa lại phương pháp thực hiện của bạn vào giai đoạn này
trước khi tiến xa hơn. Chính tại bước này bạn bắt đầu phải chịu chi phí.

Cân nhắc thiết kế khảo sát
Sẽ là một bản câu hỏi hay không? Cân nhắc nếu bạn muốn bổ sung vào
phương pháp chính của mình vớiphương pháp khác. Ví dụ, đánh giá nhu cầu
thường sử dụng dữ liệu định lượng có thể phântích sử dụng phương pháp thống kê
để đưa ra các ước lượng chính xác về cái gì đang diễn ra (dĩ nhiên miễn là mẫu
thu thập là đại diện và công cụ sử dụng phải đ

áng tin cậy).
Các thông tin định tính được phát triển thông qua kỹ thuật đánh giá nông
thôn có tham gia (PRA) (xem Hướng dẫn 6) có thể sử dụng để giúp diễn giải các
phát hiện và hiểu vì sao nó lại xảy ra. Cân nhắc các yếu tố liên quan cho việc tập
huấn nhân viên hiện trường và thời gian đòi hỏi cho thu thập dữ liệu.

Cân nhắc làm thế nào và thử nghiệm hiện trường ở nơi đâu
Khi bạn đã thử nghiệm các công cụ đánh giá, chúng phải được thử nghiệm


3

. Làm thế nào để thu thập dữ liệu cho đánh giá nhu cầu
hiện trường để đảm bảo hỏi những vấn đề có liên quan, và những người trả lời có
thể hiểu được những câu hỏi đó. Ví dụ, sẽ rất không bình thường cho một bản câu
hỏi mà lần đầu tiên áp dụng đã hoàn hảo ngay, đặc biệt là khi cần có phiên dịch.


Lập kế hoạch một thời gian biểu chi tiết cho các hoạt động
Cân nhắc xem bạn cần bao lâu để tuyển dụng nhân viên, tập huấn, xây dựng
tài liệu, thu thập dữ liệu, và phân tích, trình bày thông tin. Đảm bảo là điều này là
thực tế và lưu ý đi lại, ngày nghỉ lễ quốc gia, thời gian tốt nhất trong ngày để gặp
đối tượng dân cư, thời gian cần có cho thu thập dữ liệu vv.


3.1.2 Thu thập dữ liệu

Tập huấn nhân viên hiện trường thu thập dữ liệu (xem Phần 5.8)
Điều quan trọng là dữ liệu được thu thập theo một phương pháp nhất quán và
tránh các thiên lệch. Cũng có thể cần thiết có những tập huấn tương đối cho kỹ

thuật thu thập dữ liệu. Cung cấp hướng dẫn về việc làm thế nào để hỏi, làm thế
nào để chọn người được phỏng vấn, và làm thế nào để đối chiếu dữ
liệu. Có thể sẽ
cần có các giám sát viên để giúp quản lý chất lượng.


23
Thực hiện khảo sát/thử nghiệm thí điểm
Một thử nghiệm ban đầu sẽ giúp đảm bảo là cả công cụ và các nhân viên hiện
trường đều hoạt động như dự kiến, để xác định bất kỳ vấn đề nào, và để đảm bảo
có những thay đổi cần thiết trước khi đi vào hoạt động thức tiễn.


Dữ liệu thu thập được
Đảm bảo là nhân viên được hỗ trợ trên hiện trường, dữ liệu được kiểm tra
ngay khi chúng đến và rằng bất kỳ các sai sót nào hay những vấn đề tiềm tàng
được xác định và giải quyết càng sớm càng tốt. Điều này có thể đòi hỏi tập huấn bổ
sung trong giai đoạn thu thập thông tin.


3.1.3 Phân tích dữ liệu
Đối chiếu thông tin
Khi hoàn thiện thu thập dữ liệu, toàn bộ các đội khảo sát nên hỗ trợ phân tích
dữ liệu, và cẩn thận khi so sánh các biến số về tuổi, giới tính, và nghề nghiệp.


Xác định các khuynh hướng
Xác định cái gì đang xảy ra. Nếu bạn đã thu thập thông tin định tính thì bạn
nên xác định tại sao điều này lại xảy ra và bạn cũng có thể nêu các lý do gì thúc
đẩy hành vi nguy hiểm (xem Phụ lục 2). Nếu bạn không thể xác định tại sao, sẽ hầu

như không thể xây dựng được một chiến lược hỗ trợ có hiệu quả.


Tổng hợp dữ liệu
Trình bày dữ liệu theo cách dễ tiếp cận nhất. Sử dụng biểu đồ và bảng biểu có
thể làm cho người đọc xác định các xu hướng dễ dàng hơn. Báo cáo nên càng ngắn
càng tốt. Nếu cần thiết phải bao gồm các chi tiết khảo sát, bao gồm chung vào
chương phụ lục nếu có thể, không nên vào trong phần chính của báo cáo.

×