1
Phân tích nghèo đói, thu thập dữ liệu và báo cáo cấp tỉnh ở Việt Nam
Đỗ Thanh Hoa, Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản giai đoạn II, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT)
1. Bối cảnh
Phân tích sau được viết dựa trên cơ sở rà soát các văn bản kĩ thuật, trao đổi với Viện Khoa học
Lao động và Xã hội (Viện KHLĐ&XH), UBND các xã, huyện, tỉnh tại 9 tỉnh điểm của Chương
trình Hỗ trợ Ngành Thuỷ sản giai đoạn II (FSPSII) do Bộ NN&PTNT quản lý và được đồng tài
trợ bởi Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (Danida), và thông qua các cuộc phỏng vấn
trực tiếp với đại diện các sở Lao động, Thương Binh và Xã hội (sở LĐTB&XH) và các phòng
LĐTB&XH cấp huyện. Bài viết này hi vọng đem lại hiệu quả sử dụng cho những người có hoạt
động liên quan đến xoá đói giảm nghèo - những công việc cần tiếp cận với dữ liệu nghèo ở một
thời điểm cụ thể và cập nhật hàng năm để theo dõi công việc xoá đói giảm nghèo. Tài liệu này
được sử dụng cụ thể trong ngành Thuỷ sản bao gồm đánh bắt (xa bờ, gần bờ và trong đất
liền); nuôi trồng thuỷ sản (nước ngọt, nước lợ và nước mặn); sau thu hoạch và tiếp thị (nhà
máy chế biến, hệ thống phân phối và thị trường) và công nghiệp dịch vụ/đầu vào.
Cần chú ý rằng thu thập dữ liệu nghèo được thực hiện theo hướng dẫn của hai cơ quan khác
nhau: 1) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH), và các sở LĐTB&XH; và 2)
Tổng cục Thống kê và các phòng thốn kê tỉnh. Phân tích này đề cập đến quy trình thu thập dữ
liệu của Bộ - Sở LĐTB&XH đang được thực hiện ở các cấp xã, huyện và tỉnh.
Các hộ trong danh sách nghèo được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước dưới dạng
thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, được vay vốn
1
ưu đãi từ Ngân hàng Nhà nước và có đặc
quyền tiếp cận với thông tin thông qua các bài thực hành thuỷ sản/nông nghiệp do hoạt động
khuyến nông/ngư của Chính phủ đưa ra.
2. Thế nào là nghèo đói?
Câu hỏi cơ bản liên quan đến nghèo đói và việc đánh giá nghèo đói là làm thế nào để đánh giá
tình trạng nghèo đói tốt nhất và liệu nên để các chuyên gia về phân tích nghèo đói phân tích
hay sự nghèo đói phải do những người sống trong nghèo đói hoặc rất gần với các hộ nghèo
nhận định.
Khi được hỏi để đánh giá mức độ thịnh vượng của mình, người ta thường đề cập đến quá trình
thay đổi theo thời gian và thường có những nhận định cho biết kinh tế của họ khá hơn trước vì
họ được tiếp cận tốt hơn với thông tin, không bị khống chế bởi người bảo trợ, được tiếp cận tốt
hơn với thị trường và dịch vụ, độc lập hơn và nhìn chung bữa ăn được cải thiện hơn
2
. Tuy
nhiên xét một cách chặt chẽ họ có thể vẫn bị xếp vào diện nghèo
3
.
1
Các khoản vay từ Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thể
được thực hiện thông qua các Hội Nông dân và Hội Phụ nữ.
2
Đưa chính trị vào phân tích nghèo đói: Tại sao lại hiểu các mối quan hệ xã hội có tính chất quan trọng
trong chính sách về nghèo đói thường niên hơn là đo hiện trạng nghèo. Trung tâm Nghiên cứu Nghèo đói
Thường niên, Tài liệu 77, ISBN 1-904049-76-1 John Harriss.
3
Phân tích kinh tế Việt Nam, được chuẩn bị cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc, thực hiện bởi Trung tâm
Kinh tế Quốc tế - Canberra và Sydney.
2
Rõ ràng là tình trạng nghèo đói bị ảnh hưởng bởi địa lý: nơi sinh sống và cách mà vị trí địa lý
này có ảnh hưởng lên khả năng tiếp cận những nhu cầu thiết yếu như nước sinh hoạt, nhiên
liệu, nơi ở và thức ăn. Nó cũng tác động lên tính dễ bị tổn thương trước những tai nạn rủi ro.
Tuy nhiên việc phân tích thường xem xét sự ngang giá sức mua và đem vấn đề phân loại
nghèo đói trở lại với tiêu chuẩn tiền tệ và những gì các hộ gia đình nghèo có thể mua tại địa
phương theo giá địa phương. Thường có ít nỗ lực trong việc đánh giá quá trình thúc đẩy cải
thiện hoặc tăng thu nhập: đây là lúc chỉ số nhận thức có giá trị.
Phân tích nghèo đói không dễ nhưng cần đưa ra chuẩn nghèo và xét xem có bao nhiêu người
hoặc hộ gia đình đang sống dưới chuẩn nghèo để đưa ra các phương pháp hỗ trợ nhằm giảm
con số nghèo. Chỉ số nhận thức nghèo đói cấp thôn/bản như đang được sử dụng ở Việt Nam là
một hệ thống đánh giá tốt.
3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH)
a. Chỉ số nhận thức
Việc thu thập dữ liệu nghèo của Bộ LĐTB&XH và Sở LĐTB&XH dựa trên một chỉ số “nhận
thức” được thực hiện theo thông tư số 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28/02/2007 về việc hướng
dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm do Bộ LĐTBXH ban hành để xác định những hộ có
khả năng thoát nghèo (Phụ lục 1) và những hộ có thu nhập dưới chuẩn nghèo (Phụ lục 2).
3
PHỤ LỤC SỐ 1
: KẾT QUẢ NHẬN DẠNG NHANH HỘ CÓ KHẢ NĂNG THOÁT NGHÈO (T1)
Xã/Phường : …………………………………………………………………. . . . . . Tổng số tờ:
Xóm, thôn, bản/tổ dân phố : ………………………………………………………………… Tờ số:
STT
Hộ nghèo
trong danh
sách năm
gốc (ví dụ
2005), các
hộ nghèo
tách, nhập,
không bao
gồm hộ
nghèo đã di
chuyển
Thay đổi tình trạng lao động, việc làm và mức sống của hộ gia đình (năm 05-06)
TỔNG
SỐ
ĐIỂM
Hộ có khả
năng thoát
nghèo
(đánh dấu
X vào
những hộ
có tổng số
điểm từ 10
điểm trở
lên)
Có thêm lao
động có hoạt
động tạo thu
nhập ổn định
từ 500 ngàn
đồng/tháng trở
lên ở nông
thôn, hoặc có
người đi lao
động XK sau
18 tháng
Tăng nhanh
thu nhập từ
việc làm hiện
tại hoặc có
việc làm mới
hay có thêm
việc làm khác
từ 6 tháng trở
lên
Mua sắm
đầu tư, nâng
tổng giá trị >
= 5 tr đ đối
với công cụ
SXKD hay
>=10 tr đ
đốivới đàn
gia súc gia
cầm (từ TN
của hộ)
Nhà ở được
cải thiện rõ
rệt (từ thu
nhập của hộ)
hoặc làm
mới tốt hơn
nhà cũ trước
đây
Mua sắm
thêm tài sản
lâu bền có
giá trị từ 1
triệu trở lên
(từ thu nhập
của hộ)
Tăng diện
tích đất
canh tác [
cứ tăng
thêm 1 sào
(360m2)
được tính
thêm 1
điểm]
Điều kiện
sống thay
đổi như
điện, nước
SH, nhà vệ
sinh,
được cải
thiện rõ rệt
từ nguồn
thu nhập
của hộ
Có nguồn
thu nhập
tăng đột
biến (đền
bù đất;
trúng số
trên 10
triệu, được
mùa liên
tiếp 2 năm,
)
Rủi ro trong
gia đình đã
qua ít nhất
12 tháng
(khỏi bệnh,
nguời bệnh
nặng qua
đời, khắc
phục rủi ro
về SKKD )
Điểm 8 6 6 5 4 3 3 3 3
(A)
(B) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)
1
2
3
Ghi chú: - Hộ có tổng số điểm từ 10 điểm trở lên đánh dấu X vào cột 11 là hộ có khả năng thoát nghèo, đưa vào danh sách T1.
- Hộ có khả năng thoát nghèo: là hộ nghèo đầu kỳ kế hoạch, nhưng trong năm hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên thu nhập bình quân đầu
người tháng người/tháng có khả năng cao hơn chuNn nghèo.
- Hộ thoát nghèo: là hộ nghèo đầu kỳ kế hoạch nhưng do được hỗ trợ các chính sách, dự án giảm nghèo nên qua rà soát có thu nhập bình quân đầu
người/tháng cao hơn chuNn nghèo, được thôn/bản bình xét ra khỏi danh sách hộ nghèo và được UBN D cấp xã công nhận.
4
PHỤ LỤC SỐ 2
: KẾT QUẢ NHẬN DẠNG NHANH HỘ CÓ THU NHẬP DƯỚI CHUẨN NGHÈO (T2)
Xã/Phường : …………………………………………………………………. . . . . . Tổng số tờ:
Xóm, thôn, bản/tổ dân phố : ………………………………………………………………… Tờ số:
TT
Hộ không nghèo
năm gốc (ví dụ
2005), bao gồm cả
hộ di cư đến, hộ
khôngnghèo tách,
nhập trong năm
Các biến cố xảy ra trong năm 2005-2006
TỔN G
SỐ
ĐIỂM
Hộ có khả
năng rơi
xuống
nghèo
(đánh dấu
X vào hộ
có tổng số
điểm từ 10
điểm trở
lên)
Mất nguồn thu
nhập chính
do bị
mất mùa, thiên tai,
dịch bệnh, rủi ro
trong SXKD mà
không có khả năng
phục hồi và thiếu
nguồn hỗ trợ từ họ
hàng, người thân
Lao động
chính chết
hoặc mất khả
năng lao
động lâu dài
làm ảnh
hưởng
nghiêm trọng
tới TN của hộ
Bán đất lo
cho người bị
ốm đau,
bệnh nặng
kéo dài hàng
tháng
Có trẻ em
trong độ tuổi
đi học phải
bỏ học vì
không có tiền
Hộ có người
vướng vào
ma tuý, cờ
bạc, nghiện
rượu, trích
hút bệnh
xã hội
Mới tách
hộ hoặc
thêm con
nhỏ không
có thêm
nguồn thu
nhập
Gặp rủi do,
phải bán đồ
dùng gia
đình, công
cụ sản xuất
để trang trải
các bữa ăn
hàng ngày
Một số
rủi ro
khác
(như mất
tài sản )
Điểm 8 8 6 4 4 3 3 3
(A) (B) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
1
2
3
Ghi chú
: - Hộ có tổng số từ 10 điểm trở lên (đánh dấu X vào cột 10) là hộ có khả năng rơi xuống nghèo, đưa ra danh sách T2.
- Hộ có khả năng rơi xuống nghèo: là hộ không thuộc danh sách hộ nghèo đầu kỳ kế hoạch, nhưng do những tác động khách quan, chủ quan nên thu
nhập có khả năng giảm xuống thấp hơn chuNn nghèo hoặc các hộ mới tách hoặc di chuyển từ nơi khác đến.
- Hộ nghèo mới: là những hộ không thuộc danh sách hộ nghèo đầu kỳ kế hoạch, hộ mới tách, hộ mới di chuyển từ nơi khác đến qua rà soát có thu
nhập thấp hơn chuNn nghèo và được thôn/ bản bình xét đưa vào danh sách hộ nghèo và được UBN D cấp xã công nhận.
5
Việc thu thập dữ liệu nghèo bắt đầu ở cấp xã – một ban chỉ đạo cấp xã được lập nên để rà
soát hộ nghèo. Ban này gồm các trưởng thôn/bản và đại diện các hội và hiệp hội - được gọi
là “ban chỉ đạo rà soát”. Ban chỉ đạo rà soát tình trạng nghèo theo phương thức có sự tham
gia hoàn toàn và nộp lại kết quả cho Ban chỉ đạo rà soát cấp huyện phê duyệt, cuối cùng lại
bàn giao cho UBND xã để có danh sách nghèo mới. Việc nhận dạng nghèo dựa vào các hộ
gia đình được đánh giá nằm dưới chuẩn nghèo
4
sau đó được lập thành danh sách. Ở mỗi
xã
5
có khoảng 10 thôn/bản, do đó Ban chỉ đạo rà soát cấp xã bao trùm khoảng 10 thôn/bản
của xã đó.
Danh sách nghèo
Ban chỉ đạo lập hai danh sách: một danh sách những hộ có khả năng thoát nghèo và một
danh sách những hộ có thu nhập dưới chuẩn nghèo. Viện KHLĐXH có thể sẽ sớm có
khuyến nghị rằng những hộ gia đình được nhận định là “nghèo vĩnh viễn” vì các lí do tuổi tác
hay sức khỏe không cần phải đánh giá lại hàng năm mà nên đưa vào danh sách nghèo vĩnh
viễn. Khi các danh sách đã được lập phải tổ chức họp dân để bình xét, hội nghị do trưởng
thôn/bản chủ trì, biểu quyết bằng cách giơ tay để kiểm tra tính chính xác của các danh sách.
Các danh sách nghèo sau đó được nộp cho UBND xã để kiểm tra và tổng hợp trước khi
đưa lên UBND huyện, Phòng LĐTBXH và Sở LĐTBXH.
Khi UBND xã kí và đóng dấu danh sách nghèo thì danh sách này là cuối cùng và chính
quyền huyện hay tỉnh sẽ không sửa đổi. Đây là danh sách quan trọng vì nó là phương tiện
để theo dõi các hộ gia đình có thể tiếp tục phát triển cũng như các hộ vì những nguyên nhân
khác nhau mà lại rơi vào nghèo đói.
b. Sổ nghèo
Mỗi hộ gia đình nằm trong danh sách nghèo có một sổ nghèo và một thẻ bảo hiểm y tế. Sổ
nghèo có đánh số riêng cho từng hộ và ghi tên tất cả các thành viên trong hộ (Ảnh 3).
4
Chuẩn nghèo năm 2007 cho khu vực nông thôn là 200 000 đồng/người/tháng. Năm 2008 Bộ
LĐTBXH kiến nghị nâng chuẩn này lên 50% thành 300 000 đồng để phù hợp với tỉ lệ lạm phát năm
2007 và 2008. Cuối năm 2008 sẽ có quyết định về việc thực hiện chuẩn nghèo mới này trên cơ sở
Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) tăng – xem phần (d) dưới đây. Quyết định này sẽ có hiệu lực vào 01.01.09.
5
Nguồn Các đơn vị hành chính Việt Nam gồm Tỉnh (63), Huyện (673), Xã (10 893) và Thôn/bản
(khoảng 110 000):
http://209.85.175.104/search?q=cache:SEb4pgbtJ_0J:www.unescap.org/stat/meet/microdata-
June2008/Session1-Viet-
Nam.pdf+Vietnam+Administrative+units+numbers+of+Districts+and+Communes&hl=en&ct=clnk&cd=1&gl=vn
Tên thành viên
Tên chủ hộ
Số sổ
nghèo
được
khoanh
tròn. Có khi
số được
đánh ở mặt
trước của
sổ.
Ảnh 3 Số sổ nghèo
Trách nhiệm cấp sổ nghèo được Sở LĐTB&XH giao cho UBND cấp huyện hoặc cấp xã theo
cơ chế phân quyền hiện hành của Chính phủ.
Sổ nghèo có thời hạn trong một năm và có thể được gia hạn theo từng năm. Sổ nghèo
được đóng dấu gia hạn mỗi năm một lần trong thời hạn 5 năm trước khi cấp sổ mới (Ảnh 4).
6
Ảnh 4 Sổ nghèo có số và có thể gia hạn trong thời gian 5 năm.
7
c. Chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo hiện nay được Bộ LĐTB&XH ban hành từ năm 2005 quy định mức 200.000
đồng/người/tháng khu vực nông thôn và 260.000 đồng/người/tháng khu vực thành thị.
Từ ngày 01.01.2009 chuẩn nghèo quốc gia sẽ được tăng lên 300.000 đồng/người và
390.000 đồng/người theo đơn vị tháng cho khu vực nông thôn và thành thị tương ứng phản
ánh tình trạng lạm phát gia tăng.
Mức chuẩn nghèo mới được đưa ra theo đề xuất và thống nhất của Bộ LĐTB&XH, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê.
Chuẩn nghèo được tính toán dựa vào các nhu cầu tối thiểu hàng ngày về ăn, ở, quần áo,
chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đi lại và giao lưu xã hội. Trong đó, nhu cầu về thức ăn ước
tính chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu chi tiêu của các hộ nghèo.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là 12,5% năm 2007; lên đến 29% giữa năm 2008 và tới thời điểm
31.12.2008 có thể giảm xuống 25%. Các nhà phân tích dự đoán cho đến 31.12.2009 chỉ số
CPI sẽ trở lại các con số một chữ số.
Nếu tính theo chỉ số CPI năm 2007 (12,5%) và năm 2008 (24,5%) thì chuẩn nghèo mới sẽ ở
mức 270.000 đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn và 360,000 đồng/người/tháng cho
khu vực thành thị. Theo cơ sở tính toán này, cuối năm 2008 ước tính sẽ có 2,9 triệu hộ gia
đình Việt Nam thuộc diện nghèo, tương đương với tỉ lệ hộ nghèo cả nước xấp xỉ 15%
6
.
Tuy nhiên, nếu chuẩn nghèo dựa vào chỉ số giá tiêu dùng là 12,5% năm 2007 và 28% năm
2008 (thu nhập theo đầu người hàng tháng là 300,000 đồng và 390,000 đồng tương ứng
cho khu vực nông thôn và thành thị) thì tỉ lệ hộ nghèo tại Việt Nam sẽ là 17,5% tương
đương với 3,4 triệu hộ.
Bộ LĐTB&XH khẳng định nếu chỉ số CPI vượt quá 10% thì Bộ sẽ đề xuất với Chính phủ
điều chỉnh ngưỡng nghèo và áp dụng các mức 300,000 đồng và 390,000 đồng – thực hiện
từ 01.01.2009.
d. Thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập vào cuối năm khoảng tháng 11. Sau khi xử lí và công bố vào quí 1
năm tới để cung cấp danh sách hộ và các thành viên trong hộ được hưởng chính sách trợ
cấp trong thới gian năm đó. Vì chuẩn nghèo mới sẽ có hiệu lực từ 01.01.2009 nên các điều
tra tháng 11 năm 2008 sẽ hoãn đến tháng 1 năm 2009.
Việc thu thập dữ liệu được thực hiện định kì mỗi năm một lần theo hướng dẫn của Bộ
LĐTB&XH và hai năm một lần theo đánh giá Khảo sát Mức sống hộ gia đình Việt Nam của
Tổng cục Thống kê. Phương án thứ nhất được coi là phương pháp tốt để đánh giá nghèo ở
cấp xã trong khi phương án thứ hai thì chính xác ở cấp tỉnh và cấp quốc gia vì chỉ đưa ra số
liệu phần trăm đơn giản chứ không có các chi tiết về hộ nghèo. Nếu có thiên tai hay mùa
màng thất bát do dịch bệnh thì Ban chỉ đạo rà soát sẽ có quyền ra quyết định về việc hộ gia
6
Mức nghèo đói ở các vùng miền núi hẻo lánh cao hơn nhiều và có thể rơi vào khoảng 50%
8
đình nào bị ảnh hưởng để hưởng lợi từ chính sách của Nhà nước. Do đó về lí thuyết có thể
danh sách nghèo được điều chỉnh hơn một lần mỗi năm.
Đối với các mục tiêu của hoạt động tập huấn cho người nghèo, các danh sách nghèo của
Bộ LĐTB&XH lập ở cấp xã là có hiệu quả sử dụng tốt nhất vì các danh sách này cung cấp
cơ chế theo dõi các hộ nghèo và thoát nghèo.
e. Nghèo nhưng không nằm trong danh sách nghèo
Ở một số xã có hiện tượng người nghèo nhưng không được cấp sổ nghèo theo cơ chế của
Bộ - Sở LĐTB&XH. Những yếu tố khiến người nghèo không được cấp sổ nghèo gồm có:
i. Không muốn bị coi là nghèo do đó tránh bất cứ dấu hiệu nào có khả năng
dính dáng đến nghèo. Điều này cũng liên quan đến mong muốn tự lập và
mức độ tự trọng cao;
ii. Người chủ gia đình nghiện rượu hoặc cờ bạc và không có khả năng sử
dụng có ích những gì sổ nghèo mang lại cho họ vì có tiền là họ tiêu vào
rượu chè cờ bạc. Tuy nhiên người vợ hoặc trẻ con trong nhà vẫn nhận
được trợ giúp về bảo hiểm y tế.
iii. Vì hệ thống dựa vào nhận thức nên trưởng thôn/bản nên có thể có sự
thiên vị và thiếu công bằng trong việc xét duyệt một gia đình vào danh
sách nghèo. Có những phương pháp để tránh hiện tượng này như hội
nghị bỏ phiếu của cộng đồng đề cập đến ở phần trên.
iv. Phân tích nghèo đói dựa trên những hộ đăng kí, có nghĩa là có nơi ở và
sổ đỏ. Những hộ nghèo lưu động (có thể sống trên thuyền) và không có
địa chỉ cố định vì phải di chuyển theo thời vụ để tìm việc làm không đươc
đưa vào danh sách nghèo của bất cứ một thôn nào: họ bị xét là người
ngoài thôn. Tuy nhiên nếu một người lưu động (ví dụ: gia đình ngư dân
đánh bắt) sống trên thuyền ở một xã nào đó hơn một năm thì họ có thể
được xét vào danh sách nghèo. Họ sẽ không được cấp sổ nghèo nhưng
sẽ được hưởng lợi.
v. Hiện nay không có hệ thống lưu dữ liệu trên toàn quốc ghi số thứ tự
nghèo như việc kiểm soát biển số xe để xác định khu vực, tỉnh, số sổ của
gia đình nghèo.
4. Kết luận
Trong ngữ cảnh phát triển, cần so sánh các dữ liệu thu thập được theo một cách nhất quán
từng năm vì đây là cơ sở để theo dõi và phân tích tác động: mục tiêu là chỉ ra rằng những
người được thoát nghèo đã nhờ vào các yếu tố hay một yếu tố tác động cụ thể nào.
Cần nhận thấy rằng quy trình phân quyền trong việc thu thập dữ liệu nghèo đang tạo ra
những khác biệt giữa các tỉnh tùy theo cơ quan nào có trách nhiệm lưu dữ liệu và cấp sổ
nghèo.
9
Chỉ số nhận thức của Bộ LĐTB&XH tốt ở chỗ điểm bắt đầu từ cấp thôn/bản và nhận thức
của cộng đồng về vấn đề ai là người nghèo.
Khi các danh sách được thôn/bản lập xong, UBND xã sẽ kiểm tra lại và phòng LĐTB&XH
huyện và Sở LĐTB&XH sẽ không thay đổi gì. Do đó, danh sách nghèo cấp xã là những
danh sách sẽ được sử dụng như cơ sở cho các hệ thống theo dõi và đánh giá.
Trong trường hợp có thiên tai như lũ lụt, bão, dịch bệnh cho mùa màng v.v có thể có quá
trình nhận định nhanh thay đổi thu nhập sử dụng bảng 2 ở trên. Điều này được thực hiện
khi cần thiết và có thể giúp một số gia đình được hưởng chính sách nhà nước trong trường
hợp khẩn cấp.
Có thể có khuynh hướng chia sẻ các lợi ích giữa những người nghèo trong xã theo kiểu các
hộ thay phiên nhau vào danh sách nghèo, vì điều này đảm bảo được hai năm nhận trợ cấp
đối với những người sống dưới mức nghèo hoặc cận nghèo. Trong khi về lí thuyết, đây là
việc lạm dụng quyền lực thì mặt khác cũng có thể lại là công bằng trong việc chia sẻ trợ cấp
có hạn của nhà nước.
Những người sống di cư có thể không được đưa vào đánh giá nghèo và kết quả là luôn có
những người không được hưởng lợi từ trợ cấp xã hội mặc dù họ rất cần trợ cấp và rất dễ bị
tổn thương. Những người này cần được tập huấn dạy nghề như làm công nhân trong các
trại cá, các tàu đánh bắt và các nhà máy chế biến. Do đặc thù của cuộc sống di cư, có thể
họ không được hưởng lợi từ giáo dục nên có khả năng mù chữ. Các khóa tập huấn như thế
cần phải mang tính thực hành 100% dựa vào các công cụ trợ giảng trực quan để thúc đẩy
việc thực hành tốt nhất.
Trong tương lai có thể có những thay đổi trong việc đánh giá nghèo đưa đến những biểu
mẫu theo kiểu tự đánh giá cho những nhóm người nghèo và cận nghèo ở Việt Nam.