Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

các bước cần thiết để hoàn thành một bài báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.96 KB, 20 trang )

CÁC BƯỚC CẦN THIẾT
ĐỂ HOÀN THÀNH MỘT BÀI BÁO
Lương Ngọc An
Tuần báo Văn Nghệ
Thứ tự các bước hình thành
một bài báo

Có ý tưởng (Xác định chủ đề của bài viết)

Giới hạn câu chuyện định kể (sắp xếp nội dung cần thiết đủ để phản ánh
câu chuyện, bỏ bớt những gì không cần thiết)

Xác định những thông tin minh đã có, những thông tin còn thiếu cần bổ
xung (xác định mục đích thông tin)

Với những thông tin đã có và có thể bổ xung được, xác định xem câu
chuyện nên kể bằng hình thức nào (xác định thể loại)

Sắp xếp trình tự diễn biến của câu chuyện định kể (lập dàn bài)

Kể lại câu chuyện theo dự kiến bằng những thông tin mình đã có (Thực hiện
& Hoàn chỉnh bài viết)

Giả sử mình là người đọc, đọc lại bài đã viết xem có nhận xét gì, sửa lại
những chỗ có thể sửa được để câu chuyện ưng ý nhất (Tự biên tập bài viết)
1. Xác định chủ đề
1. Là giới hạn đề tài cho bài viết để có thể viết sâu, viết kỹ
2. Chủ đề phải phù hợp với:

Yêu cầu của toà soạn


Yêu cầu của độc giả

Khả năng của tác giả
2. Lập kế hoạch
1. Lập đề cương

Đánh giá tầm quan trọng của bài viết

Xác định mục tiêu bài viết phải đạt được

Các thông tin cần thiết phải cung cấp
2. Thu thập tài liệu

Từ dễ đến khó

Từ đơn giản đến phức tạp

Từ sự kiện đến vấn đề, từ hiện tượng đến nguyên nhân
(Áp dụng cả việc thu thập trên văn bản ngoài thực tế)
3. Xác định thể loại

Thể loại được xác định trên cơ sở những thông tin đã khai thác được.
Thông thường thì khi xác định chủ đề bài viết, thể loại dã được hình thành. Song sau khi khai thác tài
liệu, căn cứ vào lượng thông tin đã có, thể loại mới được khẳng định

Thể loại phù hợp sẽ phát huy tối đa giá trị nội dung của thông tin

Thể loại không phù hợp sẽ lãng phí tư liệu, hoặc khong đầy đủ sẽ làm bài viết không đảm
bảo nội dung
4. Thực hiện bài viết

1. Lập dàn bài
Sắp xếp, hệ thống lại những thông tin đã có. Từ đó có ý đồ sử dụng và xác định những thông tin
cần bổ sung
2. Hoàn chỉnh bài viết
Kể lại câu chuyện từ những thông tin đã có (hình ảnh, chi tiết, nhân vật, diễn biến ) Mở rộng nội
dung bài viết bằng những liên hệ ngang, dọc…, lần lượt theo các bước:

Đặt vấn đề (mở bài)

Giải quyết vấn đề (thân bài)

Kết thúc vấn đề (kết luận)
3. Tự biên tập
Đọc lại bài viết với tư cách là độc giả để xem có hài lòng không
Một số lưu ý về chi tiết, hình ảnh & nhân vật trong bài viết

Chi tiết, hình ảnh và nhân vật là những yếu tố làm nên sức thuyết phục của 1 bài
báo > mỗi chi tiết, hình ảnh đưa ra đều phải mang 1 nội dung nào đó theo ý định
của người viết

Điều này đặc biệt quan trọng trong văn học, là những phương tiện để thay lời nói
của người viết, chuyển thông tin và cảm xúc đến người đọc

Chi tiết: Là sự việc, sự vật, hiện tượng nhỏ nhất không mang nội dung thông tin
độc lập, được sử dụng trong bài viết để chuyển tải một thông tin nào đó theo ý đồ
của người viết
(ví dụ 1 bông hoa)

Hình ảnh: Là những người, những sự việc mà bản thân nó chứa đựng
một nội dung thông tin, được sử dụng trong bài viết để thay thế ngôn ngữ

của người viết khi nói về nội dung đó
(ví dụ hành động đập bàn)

Nhân vật: Là người xuất hiện trong bài viết, cùng với người viết đem đến
sự đa dạng cho bài viết và thuyết phục người đọc trong một nội dung
thông tin

Trong trường hợp nhân vật có tác dụng minh hoạ cho một nội dung thông tin
nào đó thì sự xuất hiện của nhân vật này được xem như một chi tiết của bài
viết
Mở rộng: Một số Phân biệt cơ bản giữa văn học và
báo chí

Báo chí

Văn học
Bài tập xác định chi tiết, hình ảnh, nhân vật

Tìm những gì nhìn thấy mà không nghe thấy trong 1 sự việc (hình
ảnh)

Tìm những gì chỉ nghe thấy mà không nhìn thấy trong 1 sự việc (chi
tiết)

Tìm những gì vừa nghe thấy vừa nhìn thấy trong 1 sự việc
Một số lưu ý về ngôn ngữ trong báo chí

Một số tính chất cơ bản

Tính chính xác


Cụ thể

Đại chúng (chú ý viết tắt)

Ngắn gọn

Biểu cảm (thái độ của người viết)

Một số cách làm tăng hiệu quả của ngôn ngữ

Dùng “văn nói”, thuật ngữ, tiếng nước ngoài, tiếng địa phương (Một cách có
dụng ý)

Dùng các chất liệu văn học, điển tích

Chơi chữ, sử dụng dấu câu, dùng ẩn dụ

Trích dẫn

Một số lưu ý về cấu trúc khi sử dụng câu

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ với thực tế

Quan hệ ngữ nghĩa

Quan hệ đối xứng

Quan hệ cặp từ


Quan hệ giữa các câu liền kề và trong 1 đoạn văn
Bài tập về lập kế hoạch
1. Phương pháp thực hiện

Chia nhóm làm việc

Thống nhất chủ đề cho các nhóm

Chủ đề 1

Chủ đề 2

Chủ đề 3

Xác định yêu cầu cần đạt được của bài viết

Xây dựng kế hoạch thu thập tài liệu
2. Bảng kế hoạch thu thập tài liệu

Nội dung cần phản ánh (Lý tưởng)

Các đối tượng và khu vực cần khai thác

Đặc điểm, khả năng tiếp cận các đối tượng, khu vực đó. Giải pháp

Nội dung thông tin cần khai thác

Đánh giá giả thiết các thông tin có thể khai thác được

Những lưu ý khác


Xác định thể loại
3. Bài tập lập dàn bài

Xác định thể loại

Phần mở đầu

Dự kiến đặt vấn đề

Các yêu cầu cần đạt được

Phần thân bài

Dự kiến các vấn đề cần giải quyết

Các yêu cầu cần đạt được

Phần kết luận

Dự kiến vấn đề

Các yêu cầu cần đạt được
4. Bài tập biên tập

Phân tích 1 bài viết về nội dung đã được thực hành

Cách diễn đạt

Hiệu quả của thông tin so với dự kiến

Phương pháp làm: Cá nhân làm phiếu nhận xét: Khen, chê (theo mầu)

×