6 tố chất tối cần thiết để trở thành một
nhà lãnh đạo. (Phần 1)
Bạn có nghĩ lúc nào đó mình sẽ đảm trách vai trò là một nhà lãnh đạo?
Hay trong sự nghiệp của mình, bạn có đặt ra một kế hoạch phấn đấu để trở
thành một nhà quản lý chuyên nghiệp. Nhưng để đạt được mục tiêu đó, trước
tiên bạn cần phải có tố chất của nhà quản lý vậy tố chất tối quan trọng đó bao
gồm những gì?
1/ Tầm nhìn:
Biết nhìn xa trông rộng
Phải hiểu đội ngũ nhân viên của bạn làm việc phù hợp với năng lực của
họ hay không. Đặt ra các chiến lược dài hạn cho văn phòng của bạn và truyền
đạt lại các ý tưởng đó cho các thành viên, nhân viên cấp trên. Thiết lập các mục
tiêu cụ thể và vừa phải cho các cá nhân và nhóm, bày tỏ lòng mong đợi của bạn
vào viễn cảnh vĩ đại trước mắt.
Tham vọng
Là người tham vọng không có nghĩa là người năng nổ, xông xáo. Hãy sử
dụng tham vọng của bạn một cách sáng suốt. Bạn không nên trèo lên chiếc
thang đoàn thể bằng cách dẫm đạp lên những người khác. Phải biết nơi bạn
muốn đến trong sự nghiệp của mình, và chấp nhận mọi cơ hội và thử thách.
Nếu bạn được coi là người không thể thay thế được ở vị trí của mình, điều đó
có nghĩa là bạn sẽ không được thăng chức.
2/ Tự tin
Biết khả năng bản thân
Thừa nhận năng lực hiện có và tiếp tục làm việc trên những khuyết điểm
của bạn. Đừng bao giờ sợ đưa ra những câu hỏi hoặc tham dự các khoá học đào
tạo bổ trợ. Nếu như năng lực làm việc của bạn ở một công việc cụ thể còn yếu
thì hãy đảm bảo chắc rằng bên cạnh bạn có những đồng nghiệp thành thạo luôn
sẵn sàng giúp đỡ.
Phải kiên quyết.
Luôn có kế hoạch cho nhưng điều không mong đợi và không gì có thể
làm cho bạn cảm thấy bị ngạc nhiên. Nếu như bạn từng có ý nghĩ có những thứ
có thể diễn ra không theo dự kiến, bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định chắc
chắn để hiệu chỉnh khi cần thiết.
Kiểm soát stress.
Nếu như bạn cảm thấy mình buộc phải kiềm chế trước một chuyện gì
đó, hãy cố gắng kiểm soát mức độ căng thẳng. Như mọi người thường nói:
“đừng bao giờ để người ta thấy bạn đang toát mồ hôi”. Có lòng tin vào bản
thân và bạn sẽ tạo cảm hứng cho người khác tin tưởng vào bạn.
Chấp nhận bị chỉ trích.
Biểu lộ đức tính tự tin của bạn bằng việc chấp nhận những lời chỉ trích
gay gắt và tiêu cực của những người khác mà không tỏ ra bảo thủ, ngạo mạn
hay tỏ ra là người dễ phục tùng. Hãy xem xem có gì hữu ích và có tính chất xây
dựng trong từng câu chỉ trích góp ý. Hãy thể hiện phẩm chất chuyên môn cá
nhân cũng như tài năng, sự chín chắn của bạn.
Hãy học cách lắng nghe….
3/ Những kỹ năng cá nhân:
Lắng nghe.
Nên có thói quen luôn thích nghe kể về những kinh nghiệm của người
khác. Nghiên cứu xem những chính sách hay những vấn để nào gây trở ngại tới
hiệu quả công việc và lòng hăng hái của đội ngũ nhân viên. Hãy lắng nghe một
cách kỹ lưỡng để hiểu tốt hơn chất lượng các vấn đề phát sinh trên cán cân
cuộc sống và công việc, rồi sau đó khuyến khích, động viên nhân viên đưa ra
các giải pháp mà họ trải nghiệm.
Phải mềm dẻo.
Một nhà lãnh đạo giỏi, có năng lực thường không muốn hoặc cần mình
được coi là phải, là đúng trong mọi vấn đề, mọi quyết định hay câu nói. Cần
cởi mở đối với những quan điểm bất đồng, những ý tưởng khác và xự khởi
xướng mới. Nếu như nhân viên của bạn cảm thấy thoải mái đưa ra những gợi ý
và có tham gia quá trình triển khai và áp dụng một trong số những gợi ý đó họ
sẽ tích cực tìm kiếm cơ hội cải thiện và xây dựng công ty phát triển hơn.
Biết thông cảm.
Phải tỏ rõ sự thấu cảm và lòng kiên nhẫn, bỏ qua những thất bại thuộc
về những người ít tận tâm và nỗ lực hơn bạn. Luôn luôn đối đãi với đồng
nghiệp và nhân viên của mình một cách thật nhã nhặn và tỏ thái độ tôn trọng
họ. Nếu có điều kiện thì tỏ thái độ quan tâm tới từng cá nhân trong tập thể nhân
viên. Hãy nhớ rằng: bạn tạo ra sự ảnh hưởng và quan tâm tới mọi người bao
nhiêu thì bạn sớm được coi là một nhà lãnh đạo bấy nhiêu.