Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa của mối uan hệ trên đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.84 KB, 10 trang )

TRIẾT HỌC:
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa
của mối quan hệ trên đối với hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn.

Lịch sử phát triển của triết học gắn liền với quá trình đấu
tranh gay gắt giữa hai trường phái đối lập: Chủ nghĩa duy tâm
cho rằng thế giới do ý thức sáng tạo ra và bị chi phối bởi ý
thức và Chủ nghĩa duy vật cho rằng thế giới là vật chất và mọi
sự vận động biến hóa của thế giới đều là kết quả của sự vận
động biến hóa của thế giới vật chất ấy. Chính C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin là những người tiên phong, kế thừa
những giá trị tích cực, chỉ ra những hạn chế trong quan niệm
của các trường phái triết học trước đây, đồng thời tổng kết
những thành tựu của khoa học đương thời để sáng lập nên chủ
nghĩa duy vật biện chứng, trong đó đã khái quát và hình thành
quan niệm hết sức khoa học, rõ ràng về vật chất, ý thức và
mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Điều này đã mang lại
nhiều ý nghĩa to lớn về lý luận cũng như trong hoạt động thực
tiễn của nhân loại và có giá trị cho đến ngày nay.
Về vật chất: Kế thừa những tư tưởng triết học trước đây,
C.Mác, Ph.Ăngghen đã có nhiều nghiên cứu về vật chất, đặt
nền móng cho Lênin hoàn thiện nên một định nghĩa rất khoa
học về vật chất, theo đó: “Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Theo Lênin, vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan. Khác với khoa học tự nhiên xem vật chất
gắn với các dạng vật thể cụ thể, phạm trù vật chất theo Lê Nin
là vật chất nói chung, nó là vô hạn, không sinh ra và không


mất đi nên không thể quy vật chất về một vật thể, cũng không
thể đồng nhất vật chất với những dạng nguyên tử, khối
lượng như quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Mặt
khác, vật chất là thực tại khách quan, chúng có thể tồn tại
dưới dạng này dạng khác, song chúng đều có chung một
thuộc tính là tồn tại khách quan, ở ngoài và độc lập với ý thức
con người, đây là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt cái gì là vật
chất, cái gì không phải là vật chất và cho phép giải thích các
dạng vật chất xã hội như: các quan hệ sản xuất (không có một
nguyên tử nào nhưng có tính vật chất).
Lênin cũng khẳng định thực tại khách quan được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, điều này chứng tỏ
vật chất không phải tồn tại một cách thần bí, vô hình như
quan điểm của trường phái thuyết “không thể biết” mà vật
chất tồn tại một cách hiện thực, nó tồn tại dưới dạng các sự
vật, hiện tượng cảm tính mà con người có thể nhận thức được
trực tiếp hoặc gián tiếp. Nên về nguyên tắc, mọi dạng vật chất
đều có thể nhận thức được, chỉ có những dạng vật chất chúng
ta chưa có điều kiện nhận thức được mà thôi.
Hơn nữa, thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Quan
điểm này chỉ rõ: vật chất quyết định ý thức và vật chất tồn tại
độc lập với ý thức, điều này đã phủ nhận hoàn toàn quan điểm
của chủ nghĩa duy tâm khi cho rằng ý thức có trước và quyết
định vật chất.
Ngoài ra, chủ nghĩa duy vật biện chứng còn chứng minh
rằng vận động là phương thức tồn tại, là thuộc tính cố hữu của
vật chất. Cũng chống lại các quan điểm duy tâm, siêu hình,
chủ nghĩa duy vật biện chứng chứng minh rằng không gian và
thời gian tồn tại khách quan và gắn liền với vật chất, là hình

thức tồn tại của vật chất.
Định nghĩa của Lê nin về vật chất đã bao quát toàn bộ thế
giới hiện thực, đã cung cấp thế giới quan và phương pháp
luận khoa học để khắc phục những cuộc khủng hoảng trong
khoa học, đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa
duy tâm, thuyết không thể biết, giúp cho các nhà khoa học đi
sâu nghiên cứu thế giới vật chất, làm phong phú thêm tri thức
của con người về thế giới. Trong nghiên cứu khoa học và hoạt
động thực tiễn, muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng,
chúng ta phải đặt chúng trong quá trình vận động, trong
không gian và thời gian cụ thể của nó.
Về ý thức: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là
phạm trù triết học chỉ những hoạt động tinh thần phản ánh thế
giới vật chất, diễn ra trong bộ óc người, được hình thành
trong quá trình lao động và được diễn đạt nhờ ngôn ngữ. Bản
chất của ý thức thể hiện qua các điểm sau:
Một là, ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ
não người trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Ý thức có nguồn
gốc tự nhiên và xã hội. Bản chất của ý thức chính là sự phản
ánh các sự vật hiện tượng vào óc người một cách tích cực,
năng động và sáng tạo. Ý thức là cái phản ảnh thế giới khách
quan, nhưng nó là cái thuộc phạm vi chủ quan, là thực tại chủ
quan, không có tính vật chất. Tuy nhiên, ý thức không phải là
bản sao giản đơn, thụ động máy móc của sự vật. Ý thức phản
ảnh thế giới khách quan trong quá trình con người tác động
cải tạo thế giới.
Hai là, thế giới khách quan là nguồn gốc của ý thức. Nội
dung của ý thức do thế giới khách quan quy định, thế giới
khách quan giống như “bản chính”, còn ý thức giống như
“bản sao”. Ý thức không phải là thế giới khách quan, mà chỉ

là hình ảnh của thế giới khách quan được thể hiện trong bộ
não con người.
Ba là, phản ánh của ý thức là tích cực, chủ động. Nghĩa là
con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, chủ động tác
động vào sự vật, hiện tượng làm cho chúng bộc lộ thuộc tính,
tính chất của mình, qua đó con người có hiểu biết về sự vật
hiện tượng.
Bốn là, ý thức là quá trình “cái vật chất” được chuyển vào
bộ óc người và được cải biến trong đó, cho nên sự phản ánh
của ý thức mang dấu ấn sâu sắc của chủ thể phản ánh, thể
hiện qua các mặt sau: Thứ nhất, sự phản ánh của ý thức phụ
thuộc vào trình độ, năng lực của chủ thể. Trình độ của chủ thể
càng cao thì khả năng xác định mục đích, phương tiện,
phương pháp phản ánh càng chính xác và ngược lại; Thứ hai,
sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào kinh nghiệm của chủ
thể; Thứ ba, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào lợi ích của
chủ thể; lợi ích chi phối trực tiếp tình cảm, ý chí của chủ thể
phản ánh, có thể xuyên tạc, bóp méo nội dung phản ánh; Thứ
tư, ý thức tư tưởng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển xã hội. Do đó, đánh giá nội dung của ý thức cần đặt
trong mối quan hệ với tình cảm, ý chí, năng lực, lợi ích của
chủ thể. Để ý thức ngày càng phản ánh chính xác hơn hiện
thực khách quan cần không ngừng nâng cao trình độ, năng
lực, kinh nghiệm, bản lĩnh của chủ thể. Tránh tách rời nội
dung của ý thức với chủ thể phản ánh.
Từ phân tích trên, có thể nhận thấy rõ giữa vật chất và ý
thức có mối quan hệ biện chứng với nhau:
Một mặt, vật chất có vai trò quyết định ý thức. Tính quyết
định ở đây của vật chất bao gồm quyết định cả nguồn góc và
bản chất ý thức. Vật chất là cái tồn tại khách quan, vĩnh viễn

trong không gian và thời gian, còn ý thức chỉ là kết quả của
một quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là một
thuộc tính của một thực thể vật chất có tổ chức cao nhất là bộ
óc người; do vậy, không thể có ý thức trước khi có con người
hay ý thức nằm ngoài, độc lập với con người. Vật chất là cái
có trước, ý thức là cái có sau, vật chất tồn tại độc lập với ý
thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức. Mặc dù ý thức không
phản ánh nguyên vẹn thế giới khách quan mà là sự phản ánh
sáng tạo, nhưng sự sáng tạo đó đều phải xuất phát từ những
tiền đề vật chất và phải tuân thủ quy luật khách quan. Vận
dụng vào thực tiển có thể thấy: Để mục đích, chủ trương,
nhiệm vụ mà chúng ta đặt ra cho hoạt động thực tiễn là đúng
đắn, thì phải xuất phát từ thực tế khách quan và phù hợp với
các quy luật khách quan; mọi ý thức, tư tưởng chỉ có thể tồn
tại, phát triển trên cơ sở những mối quan hệ vật chất, điều
kiện, hoàn cảnh nhất định; tự bản thân ý thức tư tưởng không
thể trực tiếp làm thay đổi hiện thực.
Mặt khác, mặc dù ý thức “tự nó không làm gì được” nhưng
thông qua hoạt động của con người, ý thức có thể làm biến
đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất, thậm chí nó còn có
thể tạo ra “thiên nhiên thứ hai” để phục vụ con người. Xã hội
càng phát triển thì vai trò ý thức càng lớn. Tuy nhiên, vai trò ý
thức nói trên chỉ được thể hiện mỗi khi ý thức phản ánh đúng
hiện thực khách quan, do đó sẽ thúc đẩy hoạt động thực tiễn
theo khuynh hướng đi lên trong quá trình cải tạo thế giới. Nếu
ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan, hoặc phản
ánh đúng hiện thực khách quan nhưng nó được vận dụng
nhằm phục vụ cho lợi ích của các giai cấp, các lực lượng xã
hội phản động, lỗi thời thì ý thức sẽ có tác dụng tiêu cực,
5 6 7

thậm chí có thể kìm hãm con người trong hoạt động cải tạo
thế giới. Vì thế nên ý thức được coi là nhân tố quan trọng,
quyết định sự phát triển của con người, quyết định sự đúng
hay sai, thành công hay thất bại của mỗi người.
Như vậy, ý thức phản ánh vật chất có chọn lọc, tích cực, chủ
động, sáng tạo, ngoài ra còn định hướng sự vận động và phát
triển của các nhân tố vật chất, nên trong thực tiễn muốn đề ra
mục đích, chủ trương và biện pháp hoạt động thực tiễn đúng
đắn cần phải nhận thức đúng những điều kiện vật chất khách
quan và khi đã có mục đích, chủ trương, biện pháp đúng,
muốn biến nó thành hiện thực thì con người cần phải có ý chí,
nghị lực và quyết tâm thực hiện nó; Ý thức tư tưởng có thể
thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển xã hội. Tuyệt đối hóa bất
cứ mặt nào đều có thể dẫn đến những sai lầm trong hoạt động
của con người.
Trong thực tiễn, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được
biểu hiện ở rất nhiều mối quan hệ cụ thể như: giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất; giữa lý luận với thực tiễn; giữa
kinh tế với văn hóa Để giải quyết tốt các mối quan hệ đó,
trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải lưu
ý những vấn đề cơ bản như sau:
Thứ nhất, phải có quan điểm khách quan trong mọi hành
động của con người. Điều này đòi hỏi hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn bao giờ cũng phải gắn với những điều
kiện, hoàn cảnh thực tế. Mọi mục tiêu, chủ trương, đường lối
đặt ra cho hoạt động của con người, cho xã hội phải xuất phát
từ yêu cầu của chính thực tiễn cuộc sống, phải xuất phát từ
những tiền đề vật chất đã có. Quan điểm khách quan cũng đòi
hỏi mọi hành động của chúng ta phải luôn luôn tôn trọng các
quy luật khách quan. Lịch sử nhân loại cho thấy mỗi khi làm

trái quy luật, con người đều phải trả giá. Bài học mà đất nước
ta đã gặp phải trước đổi mới: Việc vận hành nền kinh tế theo
cơ chế kế hoạch hoá tập trung trong một thời gian dài sau
chiến tranh đã triệt tiêu sự phát triển của các thành phần kinh
tế, không công nhận kinh tế thị trường và các quy luật vốn có
của nó như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh dẫn đến sự
khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, kéo theo nhiều hệ lụy về
mặt xã hội mà Đảng ta đã nghiêm túc kiểm điểm, sửa sai trong
quá trình đổi mới.
Thứ hai, không chỉ tôn trọng quy luật khách quan mà trong
thực tiễn, con người cần phải nhận thức được và vận dụng các
quy luật khách quan một cách sáng tạo, hành động theo quy
luật khách quan nhằm cải tạo thế giới hiện thực, đưa thế giới
hiện thực đi lên theo xu hướng tiến bộ xã hội. Đó là: sáng tạo
trong việc vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương, đơn vị; sáng suốt phân
tích, dự báo tình hình, xu hướng vận động, để đề ra các chủ
trương, đường lối phát triển đúng đắn, nhằm khai thác tốt các
tiềm năng, thế mạnh của mình; kiên định mục tiêu, kiên định
tổ chức thực hiện; đồng thời không ngừng động viên, khích lệ
tinh thần của mọi người để thực hiện thành công mục tiêu đã
đề ra. Cần phải cương quyết chống chủ quan duy ý chí, nóng
vội, xa rời thực tế hay hành động bất chấp quy luật, hoàn cảnh
cụ thể. Đồng thời cũng chống lại chủ nghĩa khách quan, xem
thường tính năng động, sáng tạo của ý thức, phủ nhận vai trò
của ý thức, hay những biểu hiện của tư tưởng ỷ lại, thái độ thụ
động, không dám hành động.
Ba là, để vừa thực hiện nguyên tắc khách quan vừa phát huy
tính năng động của con người, trước hết cần phải quan tâm
đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị,

nâng cao đạo đức cách mạng, phải nhận thức và vận dụng
đúng đắn mối quan hệ lợi ích. Thực tế cho thấy, ở đâu mối
quan hệ lợi ích không được giải quyết đúng đắn, phù hợp thì
sẽ dẫn đến những mâu thuẫn lợi ích, đây là cội nguồn của mọi
mâu thuẫn xã hội. Có xử lý đúng đắn các mối quan hệ lợi ích
của cá nhân, tập thể, cộng đồng mới động viên, phát huy các
nguồn lực vật chất, tinh thần nhằm đạt mục tiêu tiến bộ và
công bằng xã hội.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng góp phần làm sáng tỏ
các bài học trên đây. Đảng ta đã rút ra bài học “Mọi đường lối,
chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy
luật khách quan”. Thực tiễn cho thấy, ở đâu và khi nào việc
xây dựng CNXH mang ý chí chủ quan, coi thường thực tiễn,
không tôn trọng quy luật khách quan thì việc thực hiện sẽ gặp
rất nhiều khó khăn, thậm chí sẽ thất bại và phải gánh chịu
những hậu quả rất khó lường. Đảng ta cũng từng có những sai
lầm về đường lối trước đổi mới do căn bệnh chủ quan, nóng
vội và chưa tôn trọng quy luật khách quan, thể hiện ở việc xác
định mục tiêu, bước đi trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất
CNXH chưa phù hợp. Trong quản lý kinh tế, chúng ta nóng
vội xóa bỏ nhiều thành phần kinh tế, chỉ thừa nhận kinh tế
quốc doanh và kinh tế hợp tác xã nhằm tiến nhanh, tiến thẳng
lên CNXH trong lúc điều kiện cơ sở vật chất, trình độ quản lý
chưa đáp ứng được. Hậu quả là đã kìm hãm sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Những thành tựu sau gần 30 năm đổi
mới vừa được Đại hội XI của Đảng đánh giá là có ý nghĩa lịch
sử to lớn cũng minh chứng cho sự đúng đắn trong đường lối
đổi mới của Đảng ta; đó là kết quả của sự vận dụng sáng tạo,
kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn mối quan hệ biện chứng giữa
vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

vào thực tiễn Việt Nam.
Tỉnh Quảng Nam chúng tôi trong những năm trước đây,
việc đầu tư các dự án vùng nguyên liệu , nhà máy đường,
nhà máy bia và một số công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất
theo ý muốn chủ quan của một số cán bộ chính quyền nhằm
tăng nhanh khoản thu ngân sách, giải quyết việc làm đã để
lại những hậu quả đáng tiếc cho Nhà nước mà nguyên nhân
do nhận thức chưa đầy đủ về những lợi thế tiềm năng và điều
kiện xã hội, trình độ quản lý thấp. Trong những năm gần đây
thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ chính trị và Quyết
định 148-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương
hướng chủ yếu phát triển kinh tế – XH vùng kinh tế trọng
điểm Miền trung đến năm 2010đã chỉ ra những định hướng,
những nhiệm vụ lớn cho sự phát triển của tỉnh trong những
năm tới, Quảng Nam đã đề ra những phướng hướng, nhiệm
vụ và giải pháp một cách tích cực phù hợp với điều kiện KT-
XH để vừa phát triển nhanh và bền vững.
Từ những liên hệ trên, đã chứng minh rằng : Tồn tại XH
quyết định ý thức xã hội, QHSX phát triển phù hợp với tính
chất và trình độ LLSX, nhận thức lý luận phải đi đôi với thực
tiễn và vật chất quyết định ý thức đồng thời ý thức-XH có
tính độc lập tương đối, nó tác động trở lại Tồn tại XH, thúc
đẩy tồn tại XH khi ý thức XH phù hợp với tồn tại XH và
ngươc lại làm hạn chế,kìm hảm, thậm chí gây trở ngại tồn tại
XH khi ý thức XH không phù hợp với tồn tại XH. Do ý thức
có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất thông qua
hoạt động thực tiễn của con người. Do vậy chúng ta phải
không ngừng nâng cao năng lực nhận thức đúng các quy luật
khác quan, vận dụng chúng vào trong quá trình hoạt động
thực tiễn XH, đồng thời chống chủ nghĩa giáo điều, kinh

nghiệm do nhận thức tuyệt đối hoá phạm trù vật chất hoặc ý
thức trong cuộc sống con người .

×