Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM CANINE PARVOVIRUS TRÊN CHÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
KHOA THÚ Y


HỒ NHẤT KHOA

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM
CANINE PARVOVIRUS TRÊN CHĨ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THÚ Y

2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
KHOA THÚ Y


HỒ NHẤT KHOA

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM
CANINE PARVOVIRUS TRÊN CHĨ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THÚ Y

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN THỊ BÉ MƯỜI



2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
KHOA THÚ Y


XÁC NHẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Đề tài “Khảo sát tình hình nhiễm Canine Parvovirus trên chó”, do sinh viên
Hồ Nhất Khoa thực hiện tại Phòng khám Thú y, số 50 Võ Văn Kiệt, phường An Hòa,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, thời gian từ tháng 08/2022 đến tháng 12/2022
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bé Mười.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 20..
Duyệt Khoa Thú y

Cán bộ hướng dẫn

TS. NGUYỄN THỊ BÉ MƯỜI

Cần thơ, ngày … tháng … năm 20..
Duyệt Trường Nông nghiệp

i


LỜI CAM ĐOAN


Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường Nơng nghiệp,
Ban Chủ nhiệm Khoa Thú y, trường Đại học Cần Thơ.

Tôi tên: HỒ NHẤT KHOA, MSSV: B1804218, Lớp: NN18Y4A1.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Kết quả, số liệu
trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ cơng
trình luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 20..
Sinh viên thực hiện

Hồ Nhất Khoa

ii


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ đã dày công nuôi nấng, luôn bên cạnh
chăm sóc, giáo dục con và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con trước mọi khó khăn
trong cuộc sống. Ơn nghĩa này mãi mãi con không bao giờ quên.
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cơ Nguyễn Thị Bé Mười đã ln tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong q trình hồn thành luận văn tốt nghệp. Những kiến
thức, kinh nghiệm cô đã chia sẻ để góp ý cho em trong bài luận văn đã trở thành nền
tảng kiến thức cho em trong công việc sau này.
Cảm ơn các anh chị và các bạn làm việc chung tại phòng khám thú y trong suốt
thời gian qua đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giảng viên Khoa Chăn nuôi-Thú y Trường
Nông nghiệp- Đại học Cần Thơ đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức hữu ích và kinh

nghiệm của mình cho em, nhờ những kiến thức hữu ích ấy đã giúp em rất nhiều trong
q trình hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, em xin kính chúc q Thầy Cơ thuộc các Ban lãnh đạo, các Phòng chức
năng và giảng viên các Khoa của trường Đại học Cần Thơ dồi dào sức khỏe và thuận
lợi trong công việc cũng như công tác giảng dạy.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hồ Nhất Khoa

iii


TĨM LƯỢC

Đề tài “Khảo sát tình hình nhiễm Canine Parvovirus trên chó” tại phịng khám
thú y, số 50 Võ Văn Kiệt, phường An Hòa, quận Ninh KIều, thành phố Cần Thơ được
thực hiện từ ngày 01/08/2022 đến ngày 01/12/2022. Trong tổng số 1.210 chó được
mang đến khám và điều trị, có 676 chó mắc bệnh về đường tiêu hóa. Qua xét nghiệm
Canine Parvovirus bằng kit test nhanh, phát hiện 236 chó dương tính, chiếm tỷ lệ
34,91% (236/676). Tỷ lệ nhiễm Canine Parvovirus của nhóm chó dưới 6 tháng tuổi và
từ 6 tháng đến 2 năm tuổi lần lượt là 47,11% và 29,61% cao hơn nhiều so với nhóm
chó 2 năm đến 5 năm tuổi (12,79%) và trên 5 năm tuổi (3,57%), (P=0,0000). Tỷ lệ
nhiễm Canine Parvovirus giữa chó đực (35,49%) và chó cái (34,26%) là gần như
nhau (P=0,739). Giống chó nội và giống chó ngoại cũng có tỷ lệ nhiễm gần như nhau
(lần lượt là 33,81% và 36,76%, với P=0,436). Tỷ lệ nhiễm bệnh của nhóm chó ni
thả rơng (50,83%) cao hơn rất nhiều so với nhóm chó ni nhốt (8,30%), với
P=0,000. Những chó khơng được tiêm phịng có tỷ lệ nhiễm (47,56%) cao hơn nhiều
so với những chó được tiêm phòng đầy đủ (18,39%) hoặc tiêm phòng chưa đủ liệu
trình (22,50%), (P=0,0000). Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy máu do Canine
Parvovirus (bằng phác đồ Metronidazol Kabi 500 mg+Omestad 40
mg+Ciprinol+Transamin 250 mg+Buta Vet B12+Atropin+kháng thể Hanvet KT dog

care-par) có tỷ lệ khỏi bệnh là 90,25% (213/236).
Từ khóa: chó, tiêu chảy máu, Canine Parvovirus, tỷ lệ nhiễm, điều trị.

iv


MỤC LỤC

XÁC NHẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.............................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................iii
TĨM LƯỢC................................................................................................................iv
MỤC LỤC.....................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................2
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về tỷ lệ nhiễm Canine Parvovirus....2
2.1.1 Lịch sử bệnh...................................................................................................2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................................2
2.1.3 Tình hình nghiên cứu ngồi nước...................................................................3
2.2 Một số đặc điểm sinh lý của chó...........................................................................4
2.2.1 Thân nhiệt (oC)................................................................................................4
2.2.2 Tần số hô hấp (số lần thở/phút)......................................................................4
2.2.3 Tần số tim (lần/phút)......................................................................................5
2.2.4 Màu sắc niêm mạc..........................................................................................5
2.2.5 Tuổi thành thục và chu kỳ lên giống..............................................................6
2.2.6 Thời gian mang thai........................................................................................6
2.2.7 Sinh lý máu.....................................................................................................6

2.3 Cấu tạo và chức năng sinh lý của dạ dày-ruột......................................................7
2.3.1 Dạ dày.............................................................................................................7
2.3.2 Ruột................................................................................................................7
2.4 Bệnh viêm ruột do Canine Parvovirus.................................................................8
2.4.1 Khái quát về Canine Parvovirus....................................................................8
2.4.2 Dịch tễ học....................................................................................................10
2.4.3 Sinh bệnh học...............................................................................................11
2.4.4 Triệu chứng và bệnh tích..............................................................................12
2.4.5 Chẩn đốn.....................................................................................................14
v


2.5 Phòng bệnh..........................................................................................................16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................18
3.1 Nội dung nghiên cứu...........................................................................................18
3.2 Phương tiện nghiên cứu......................................................................................18
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................18
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................18
3.2.3 Vật liệu dùng trong nghiên cứu....................................................................18
3.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................19
3.3.1 Phương pháp hỏi bệnh..................................................................................19
3.3.2 Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng..........................................................21
3.3.3 Điều trị..........................................................................................................23
3.4 Xử lý số liệu........................................................................................................24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................25
4.1 Kết quả tỷ lệ chó nhiễm Canine Parvovirus.......................................................25
4.2 Kết quả tỷ lệ chó nhiễm Canine Parvovirus theo lứa tuổi..................................25
4.3 Kết quả tỷ lệ chó nhiễm Canine Parvovirus theo giới tính.................................26
4.4 Kết quả tỷ lệ chó nhiễm Canine Parvovirus theo giống.....................................26
4.5 Kết quả tỷ lệ chó nhiễm Canine Parvovirus theo phương thức ni..................27

4.6 Kết quả tỷ lệ chó nhiễm Canine Parvovirus theo tình trạng tiêm phịng............27
4.7 Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy máu do Canine Parvovirus gây ra....................28
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................30
5.1 Kết luận...............................................................................................................30
5.2 Đề nghị................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................31
PHỤ LỤC 1.................................................................................................................33
PHỤ LỤC 2.................................................................................................................34
PHỤ LỤC 3.................................................................................................................42

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Số chó khảo sát theo lứa tuổi

19

3.2

Số chó khảo sát theo giới tính


19

3.3

Số chó khảo sát theo giống

20

3.4

Số chó khảo sát theo phương thức ni

20

3.5

Số chó khảo sát theo tình trạng tiêm phịng

20

4.1

Tỷ lệ chó nhiễm Canine Parvovirus theo lứa tuổi

25

4.2

Tỷ lệ chó nhiễm Canine Parvovirus theo giới tính (n=236)


26

4.3

Tỷ lệ chó nhiễm Canine Parvovirus theo giống (n=236)

26

4.4

Tỷ lệ chó nhiễm Canine Parvovirus theo phương thức ni
(n=236)

27

4.5

Tỷ lệ chó nhiễm Canine Parvovirus theo tình trạng tiêm
phịng (n=236)

27

4.6

Tỷ lệ chó nhiễm Canine Parvovirus được điều trị khỏi bệnh
(n=236)

28

DANH MỤC HÌNH

vii


Hình

Tên hình

Trang

2.1

Hình ảnh hiển vi điện tử của Canine Parvovirus

9

2.2

Quá trình xâm nhập của Canine Parvovirus vào biểu mơ ruột
chó

12

3.1

Bộ kit One Step Rapid Test

18

3.2


Chó bị tiêu chảy máu do Canine Parvovirus

21

3.3

Lấy mẫu phân bằng tăm bông vô trùng

21

3.4

Cho mẫu phân vào dung dịch đệm

22

3.5

Nhỏ dung dịch đệm có mẫu phân vào kit test

22

3.6

Diễn giải kết quả trên kit test nhanh

23

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


viii


Từ viết tắt
et al

Diễn giải tiếng Anh
Et alia

Nghĩa tiếng Việt
Cộng tác viên

ctv

Cộng tác viên

CPV

Canine Parvovirus

CPV-1

Canine Parvovirus type 1

CPV-2

Canine Parvovirus type 2

FPV


Feline Parvovirus

AST

Aspartate Transaminase

ALT

Alanine Aminotransferase

DNA

Deoxyribonucleic Acid

ELISA

Enzyme-linked Immunosorbent

Xét nghiệm miễn dịch

assay

hấp thụ liên kết Enzyme

Kilodalton

Đơn vị khối lượng điện tử

kDa
Capsid


Vỏ bên ngoài protein của
virus

Virion

Hạt virus đã được lắp ráp
hoàn chỉnh

PCR

Polymerase Chain Reaction

Xét nghiệm sinh học phân
tử
Thành phố Cần Thơ

TPCT

ix


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, việc ni chó đã trở nên phổ biến và rất được ưa chuộng
trong cuộc sống chúng ta, chó khơng những để giữ nhà, làm cảnh, mà cịn có giá trị về
kinh tế và chúng trở thành người bạn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống bận
rộn, tất bật của con người. Tuy nhiên, chó là lồi động vật rất mẫn cảm với các tác
nhân gây bệnh chẳng hạn như bệnh do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.
Do Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang thời tiết

nóng ẩm quanh năm là nơi thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn,
virus, ký sinh trùng và nấm. Việc nghiên cứu về bệnh của chó chưa được quan tâm
đúng mức, đặc biệt là bệnh do virus gây nên, trong đó có bệnh Canine Parvovirus.
Bệnh viêm ruột do Canine Parvovirus là bệnh truyền nhiễm do virus đã xuất hiện
vào những năm 1970. Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh, thông thường hầu
hết các con trưởng thành đều có kháng thể, tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong trên chó
con từ 6-12 tuần tuổi rất đáng kể do có sự sụt giảm kháng thể mẹ truyền. Bệnh có khả
năng lây lan nhanh. Tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên đến 50%, tỷ lệ tử vong trên chó con từ
50-100% (Trần Thanh Phong, 1996).
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Khảo sát tình hình nhiễm Canine Parvovirus
trên chó” được thực hiện.
Mục tiêu đề tài:
Xác định tỷ lệ chó nhiễm bệnh tiêu chảy máu do Canine Parvovirus.
Đánh giá hiệu quả điều trị chó bị nhiễm bệnh tiêu chảy máu do Canine
Parvovirus tại phòng khám thú y.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tỷ lệ nhiễm Canine Parvovirus
2.1.1 Lịch sử bệnh
Bệnh viêm ruột do Canine Parvovirus là bệnh truyền nhiễm do virus đã xuất hiện
vào những năm 1970, nó được công nhận lần đầu tiên vào năm 1978 và lan rộng trên
tồn thế giới sau vài năm. Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh và bệnh có tốc
độ lây lan nhanh, tỷ lệ sống sót khoảng 50% và sẽ thấp hơn đối với chó chưa tiêm
phịng đầy đủ.
Virus gây bệnh có hai dạng riêng biệt là Canine Parvovirus type 1 (CPV-1) và
Canine Parvovirus type 2 (CPV-2), trong đó, CPV-2 gây bệnh nghiêm trọng cũng như

phát tán nhanh, là nguyên nhân chính gây ra xuất huyết đường ruột, đi phân lẫn máu
trên lồi chó (do viêm dạ dày, ruột cấp tính), giảm thiểu số lượng bạch cầu (dẫn đến
suy giảm miễn dịch), làm cho chó có tỷ lệ chết cao, nhất là chó con.
Bệnh được phát hiện đầu tiên năm 1977 tại Texas trên chó con dưới 4 tuần tuổi,
tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao với triệu chứng điển hình là viêm dạ dày-ruột cấp
tính. Vào đầu đến giữa những năm 1980, CPV-2 phát triển thành hai biến thể là CPV2a và CPV-2b được xác định lần lượt vào năm 1979 và 1984, sau đó vào năm 2000,
một biến thể thứ ba là CPV-2c đã được ghi nhận ở Ý, Việt Nam, Tây Ban Nha và từ
đó đã được tìm thấy ở hầu hết các lục địa. Cả ba biến thể đều được cho là có khả năng
gây bệnh tương tự dẫn đến chẩn đốn lâm sàng khơng thể phân biệt được. Các chủng
CPV-2a, CPV-2b và CPV-2c có phạm vi ký chủ rộng hơn so với chủng CPV-2 ban
đầu. Tuy nhiên, vaccine sử dụng cho CPV-2 vẫn tạo được kháng thể chống lại CPV-1,
CPV-2a, CPV-2b, CPV-2c (McCandlish, 1998).
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trần Ngọc Bích và ctv. (2013) đã nghiên cứu tỷ lệ bệnh do Parvovirus trên chó ở
độ tuổi nhỏ hơn 4 tháng mẫn cảm với bệnh hơn chó từ 4-6 tháng tuổi. Chó bệnh do
Parvovirus có số lượng hồng cầu, hemoglobin và hematocrite giảm trong khi đó hàm
lượng Aspartate Transaminase (AST) và Alanine Aminotransferase (ALT) cao hơn
bình thường.
Nguyễn Thị Yến Mai và ctv. (2018) đã nghiên cứu và kết luận bệnh viêm ruột do
Parvovirus tại TP Cần Thơ xảy ra nhiều và nghiêm trọng nhất ở độ tuổi từ 2 đến dưới
3 tháng tuổi (82,61%), sau đó giảm dần qua các tháng tuổi tiếp theo và khơng phụ
thuộc vào nhóm giống chó và giới tính. Chó bị nhiễm Parvovirus do khơng được tiêm

2


phịng có tỷ lệ 75,56%, trong khi chó được tiêm phịng thì tỷ lệ là 2,9%. Hiệu quả của
hai phác đồ điều trị là tương đương nhau; tỷ lệ điều trị khỏi bệnh là 84,29%.
Võ Văn Hải và ctv. (2018) đã nghiên cứu về đặc tính phân tử của Parvovirus
type 2 ở chó phân lập tại Hà Nội và đưa ra kết luận 4 chủng Parvovirus type 2 trong

nghiên cứu này thuộc 2 nguồn gốc khác nhau là trên mèo và chó, cụ thể 3 chủng
Parvovirus type 2 gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FPV) và 1 chủng Parvovirus gây
bệnh trên chó (CPV).
Nguyễn Đức Trường và ctv. (2020) đã nghiên cứu việc sử dụng huyết tương để
điều trị bệnh viêm dạ dày ruột-truyền nhiễm do Parvovirus trên chó, nhưng đã khơng
đưa ra kết luận chính xác. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng gợi ý một phương pháp
điều trị mới đối với bệnh viêm dạ dày-ruột truyền nhiễm ở trên chó, đồng thời bước
đầu phác họa một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả điều trị của bệnh viêm dạ
dày-ruột truyền nhiễm ở chó.
Trương Quang Lâm và ctv. (2022) đã nghiên cứu một số đặc tính sinh học của
các chủng Canine Parvovirus type 2 gây bệnh viêm ruột trên chó ở các tỉnh phía Bắc
Việt Nam đã cho thấy rằng bệnh tích tế bào xuất hiện sau 24 giờ nhiễm, virus nhân lên
mạnh từ 36 đến 48 giờ và đạt cao nhất ở 60 giờ gây nhiễm, sau đó giảm dần.
2.1.3 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Canio et al., (2001) đã đưa ra bằng chứng cho sự tiến hóa của Canine Parvovirus
type 2 ở Ý. Đến 2007, Nicola et al., đã nghiên cứu dịch tễ học phân tử của Canine
Parvovirus ở Châu Âu và kết luận rằng chủng CPV-2b và CPV-2c phần lớn xuất hiện
ở các nước Châu Âu và chủng CPV-2c ngày càng lan rộng trên thế giới.
Mãi đến 2016, có sự xuất hiện của các biến chủng Canine Parvovirus trên toàn
thế giới và kết luận rằng tỷ lệ nhiễm của các biến chủng CPV là khác nhau giữa các
quốc gia, mức độ phổ biến của các biến chủng phụ thuộc vào năm và khu vực thu thập
mẫu. Các biến chủng CPV đã được phổ biến ở 42 quốc gia và biến chủng CPV-2c đã
được phát hiện ở 21 quốc gia trên thế giới (Miranda et al., 2016).
Sang năm 2017, đã nghiên cứu sự tiến hóa di truyền của Parvovirus, cho thấy
rằng sự đột biến trình tự của acid amin VP2 là một vị trí đột biến quan trọng đối với sự
tiến hóa của CPV type 2 và đại diện một cách quan trọng cho sự khám phá các đặc
điểm mới (Zhou et al., 2017).
Ở Trung Quốc, với mục đích nâng cao sự hiểu biết về các chủng Canine
Parvovirus, Qi et al., (2020) đã nghiên cứu về dịch tễ học của Canine Parvovirus để
truy tìm đột biến virus và phát triển vaccine hiệu quả hơn, từ đó đưa ra các biện pháp

kiểm dịch và phát triển kháng thể chống lại các biến thể kháng nguyên CPV-2. Cũng
trong năm 2020, Alves et al., đã khảo sát mối liên hệ giữa nhiễm trùng máu với bệnh
3


do Canine Parvovirus. Kết quả cho thấy khơng có mối liên hệ nào giữa nhiễm trùng
máu và bệnh do Canine Parvovirus gây ra trên chó.
Ở Ý, Marilena et al., (2022) đã điều tra phân tử về CPV-2 và phát hiện có sự
phân nhóm gen đặc biệt của CPV-2, và vẫn nỗ lực liên tục trong việc giám sát CPV-2
để hiểu rõ hơn về mơ hình lưu hành các biến thể mới của nó và sự phân bố của các
nhóm di truyền đã được xác định trước đó.
2.2 Một số đặc điểm sinh lý của chó
2.2.1 Thân nhiệt (oC)
Thân nhiệt là chỉ số hằng định tương đối của cơ thể thú cưng do sự điều tiết nhiệt
thơng qua hai q trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt do trung tâm điều tiết nhiệt ở hành não.
Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 37,5-39 oC. Ở trạng thái
bệnh lý, thân nhiệt có sự thay đổi tùy theo tính chất và mức độ bệnh.
Thân nhiệt chó bình thường cịn thay đổi bởi các yếu tố: tuổi tác (con non thân
nhiệt cao hơn con trưởng thành), giới tính (con cái thân nhiệt cao hơn con đực). Sự vận
động cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của chó, khi vận động nhiều thân nhiệt của chó
thường cao hơn bình thường. Thân nhiệt chó lúc sáng sớm thường thấp hơn buổi chiều
và chênh lệch từ 0,2-0,5oC.
Ý nghĩa chẩn đốn: Thơng qua việc kiểm tra nhiệt độ, ta có thể xác định con vật
có bị sốt hay không. Nếu tăng 1-2 oC con vật sốt vừa, nếu tăng 2-3oC con vật sốt rất
nặng. Qua đó, sơ bộ xác định được nguyên nhân gây bệnh, tính chất, mức độ tiên
lượng của bệnh, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt-xấu. Sốt kéo dài thường rất phức
tạp và khó giải quyết vì có nhiều ngun nhân, ngồi thăm khám cịn có thế cần đến
chẩn đốn cận lâm sàng (Nguyễn Thị Hương, 2009).
2.2.2 Tần số hô hấp (số lần thở/phút)
Tần số hô hấp là số lần thở trong 1 phút. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ

trao đổi chất, tầm vóc, tuổi, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái sinh
lý, thời tiết, khí hậu và trạng thái bệnh lý.
Ở trạng thái bình thường, chó có tần số hơ hấp từ 10-40 lần/phút. Chó trưởng
thành, giống chó to có tần số hơ hấp từ 10-20 lần/phút, ở giống chó nhỏ, chó con có
tần số hô hấp 20-30 lần/phút.
Thông qua hoạt động hô hấp mà cơ thể lấy O 2 và chất dinh dưỡng trực tiếp từ
môi trường, thải CO2 và các sản phẩm dị hóa ra ngồi mơi trường đồng thời giữ vai trị
điều tiết nhiệt. Ở mỗi lồi đều có tần số hơ hấp nhất định.
Ý nghĩa chẩn đốn: ở trạng thái bệnh lý, tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp
bệnh lý.
4


Theo Nguyễn Thị Hương (2009), tăng tần số hô hấp thường gặp khi nhiệt độ mơi
trường cao, chó bị rượt đuổi, làm việc nặng hay trong những bệnh gây hẹp diện tích và
thể tích phổi, những bệnh gây sốt cao, nhất là những bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh
ký sinh trùng. Giảm tần số hô hấp thường gặp trong những bệnh: hẹp thanh khí quản,
già yếu, trúng độc, chảy máu não, hôn mê, bại liệt sau đẻ, các trường hợp sắp chết.
2.2.3 Tần số tim (lần/phút)
Tần số tim mạch là số lần tim co bóp trong một phút (lần/phút). Khi tim đập thì
mõm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay, áp tai hoặc
dùng tai nghe đặt vào vùng tim để cảm nhận nhịp đập của tim. Khi tim đập sẽ đẩy một
lượng máu qua động mạch, làm mạch căng cứng và nhờ tính đàn hồi, mạch co bóp lại
tạo hiện tượng mạch đập. Dựa vào tính chất này, ta có thể tính nhịp độ mạch tương
đương với tần số tim.
Tần số tim mạch phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trạng thái sinh lý, bệnh lý,
stress.
Ở trạng thái sinh lý bình thường:
Chó nhỏ: 100-130 lần/phút.
Chó lớn: 70-100 lần/phút.

Chó già: 70-80 lần/phút.
Ý nghĩa chẩn đốn
Ở chó mèo, vị trí tim đập là khoảng sườn 3-4 bên trái. Tần số tim đập thể hiện sự
trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như của cơ thể.
Nhịp tim tăng: do nồng độ CO2, Ca2+ trong máu cao, thần kinh giao cảm tăng, rối
loạn tuyến nội tiết, các bệnh về máu (thiếu máu, suy tim, viêm cơ tim…).
Nhịp tim giảm: trong trường hợp gia súc bị bệnh quá nặng, cơ thể suy kiệt hay
gây mê quá liều.
2.2.4 Màu sắc niêm mạc
Niêm mạc là nơi những mạch máu nhỏ bộc lộ khá rõ và rất dễ bị thay đổi khi bị
kích thích.
Ở trạng thái sinh lý bình thường: niêm mạc có màu hồng nhạt và không thấy
được các mao quản lớn. Lúc cơ thể mắc bệnh, niêm mạc sẽ thay đổi về màu sắc, hình
thái và cấu tạo.
Ý nghĩa chẩn đốn
Khi khám niêm mạc ngồi việc biết niêm mạc có bệnh gì, cịn có thể đánh giá
tình trạng chung của cơ thể, tuần hồn và các thành phần máu, q trình trao đổi khí
CO2 ở phổi cũng thể hiện qua sự thay đổi của niêm mạc.
5


2.2.5 Tuổi thành thục và chu kỳ lên giống
Tuổi thành thục sinh dục tùy thuộc vào các giống chó. Ở chó lớn con, tuổi thành
thục sinh dục thường chậm hơn so với các giống chó nhỏ con, các giống chó địa
phương thường thành thục sớm hơn các giống chó ngoại. Tuổi thành thục sinh dục ở
chó đực là 14-16 tháng tuổi, chó cái là 8-10 tháng tuổi.
Chu kỳ lên giống của chó thường xảy ra 2 lần mỗi năm, thường rơi vào từ tháng
7 đến tháng 8 và từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Thời gian động dục thường kéo dài
từ 9-14 ngày, có khi lên đến 25 ngày. Ngồi ra, ở chó cũng có hiện tượng lên giống giả
(Phạm Ngọc Thạch, 2010).

2.2.6 Thời gian mang thai
Thời gian mang thai của chó trung bình từ 59- 63 ngày. Hiện tượng mang thai giả
cũng xảy ra tương đối phổ biến ở chó. Sau khi sinh con 6 tháng, chó có thể động dục
trở lại và tiếp tục q trình mang thai, cho con cai sữa và 7-8 tuần để cơ quan sinh sản
hồi phục. Trên thực tế, thời gian hồi phục sau sinh có thể kéo dài lâu hơn (Phạm Ngọc
Thạch, 2010).
Số con trung bình mỗi lứa đẻ là từ 3-15 con/lứa tùy vào giống chó lớn hay chó
nhỏ con. Chó con cần 2-3 tuần để mở mắt và 5-9 tuần để cai sữa, tuy nhiên cần cai sữa
sớm cho chó con ở khoảng 30-50 ngày tuổi để bảo đảm sức khỏe cho chó mẹ.
2.2.7 Sinh lý máu
Máu là nguồn gốc của sự sống, chiếm phần lớn tỷ lệ các chất dịch cơ thể như:
dịch gian bào, dịch nội bào, dịch bạch huyết và dịch não tủy. Máu đảm nhiệm nhiều
chức năng khác nhau trong cơ thể:
Vận chuyển O2 từ phổi đến mô bào, vận chuyển CO 2 từ mơ bào ra phổi để thải ra
ngồi.
Vận chuyển các dưỡng chất hấp thu từ hệ tiêu hóa đến các tổ chức để nuôi
dưỡng, tạo năng lượng và làm nguyên liệu sinh tổng hợp các chất trong cơ thể.
Điều hòa thân nhiệt và duy trì cân bằng nội mơi như nước, pH, áp suất thẩm thấu.
Máu cịn có thể đơng lại khi cơ thể bị thương để tránh mất máu.
Máu góp phần quan trọng vào điều hòa sự trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển
của cơ thể, ngồi ra cịn chứa các loại kháng thể và bạch huyết có khả năng ngăn chặn,
tiêu diệt các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.
Máu gồm hai phần: Tế bào máu và huyết tương. Tế bào máu gồm hồng cầu
(HC), bạch cầu (BC), tiểu cầu (TC). Huyết tương gồm các yếu tố đông máu, kháng
thể, nội tiết tố, Protein, nước và khoáng chất.

6


Chó bệnh do Parvovirus có số lượng hồng cầu, hemoglobin và hematocrite giảm

trong khi đó hàm lượng Aspartate Transaminase (AST) và Alanine Aminotransferase
(ALT) cao hơn bình thường.
2.3 Cấu tạo và chức năng sinh lý của dạ dày-ruột
2.3.1 Dạ dày
Dạ dày là một bộ phận trong hệ tiêu hóa được chia thành: tâm vị, đáy vị, thân vị
và môn vị. Dạ dày được cấu tạo bởi các mô: mô liên kết, mơ thần kinh, mơ cơ, mơ
biểu bì; và hình thành các lớp: lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp niêm mạc. Ở người và
nhiều loài động vật ăn thịt thường là dạ dày đơn.
Dạ dày thực hiện hai chức năng chính là tiêu hóa cơ học và hóa học. Thức ăn khi
vào dạ dày được nghiền cơ học, co bóp nhờ sự nhu động của dạ dày để thức ăn được
nghiền nhỏ và thấm dịch vị (HCl và enzyme Pepsin). Tiêu hóa bằng hóa học chủ yếu
là tác động của dịch vị. Dịch vị có chứa các chất vơ cơ HCl (acid chlohydric), các chất
hữu cơ, chất nhầy, tiền enzyme Pepsinogen, enzyme Lipase. Dưới sự xúc tác của HCl,
tiền enzyme Pepsinogen biến thành Pepsin hoạt động, phân hủy các chất protid thức ăn
thành polypeptid và các acid amin, điều khiển đóng mở van hạ vị, gián tiếp kích thích
tuỵ tạng tiết dịch tuỵ. Enzyme Lipase phân hủy những hạt mỡ đã nhũ tương hóa thành
glycerol và acid béo. Kết quả thức ăn vào dạ dày chó, biến thành chất nhuyễn gọi là
dưỡng chất. Dưỡng chất gồm có những chất bột đã chín tiêu hóa dở ở khoang miệng
tiếp tục tiêu hóa ở dạ dày thành đường Maltose.
2.3.2 Ruột
Ruột là cơ quan trong hệ tiêu hóa, tiếp tục tiêu hóa các dưỡng chất đưa xuống từ
dạ dày. Ruột bao gồm ruột non và ruột già.
Ở ruột Protid được tiêu hóa theo quá trình phân giải của enzyme Trypsin. Tiền
enzyme Trypsinogen ở tuỵ mới tiết ra chưa hoạt động, nhờ có enzyme Enterokinasase
do ruột tiết ra tác động mới biến thành Trypsin hoạt động phân giải Protid thành các
Acid Amin.
Tiêu hóa Carbohydrate: Enzyme Amylopsin biến tinh bột sống và chín thành
Maltose, enzyme Maltase biến Maltose thành Glucose; enzyme Lactase biến Lactose
thành Glucose và Galactose; enzyme Saccharase biến Saccharose thành Glucose.
Tiêu hóa Lipid: enzyme Lipase hoạt động rất mạnh nhờ tác dụng của muối mật,

nhũ tương hóa chất mỡ rồi biến thành Glycerol và Acid béo.
* Ruột non:
Ruột non gồm ba phần là tá tràng, không tràng và hồi tràng. Là đoạn dài nhất của
ống tiêu hóa, đi từ mơn vị của dạ dày đến góc tá- khơng tràng.
7


Niêm mạc ruột non có 2 loại tuyến có nhiệm vụ tiết dịch ruột: Tuyến Brune
(Brunner), Libeckun (Liberkiihe). Dịch ruột mang tính kiềm (pH=7,4-7,7) gồm có các
chất vơ cơ và các chất hữu cơ như: chất nhầy, enzyme Maltase, Lactase, Saccharase,
Amylase,... Tham gia tiêu hóa ở ruột non cịn có gan và tuỵ tạng, tuỵ tạng tiết dịch tuỵ
gồm các chất vô cơ và hữu cơ như: Amylopsin, tiền enzyme Trypsinogen, enzyme
Lipase và Maltase. Gan tiết mật tiêu hóa mỡ, mật trung hoà dưỡng chất đế enzyme
Trypsin hoạt động và làm tăng nhu động ruột.
* Ruột già:
Ruột già gồm ba phần là manh tràng, kết tràng và trực tràng.
Những chất cịn lại chưa tiêu hóa hết ở ruột non bị tống xuống ruột già, tiếp tục
tiêu hóa nhờ các enzyme từ ruột non cùng chuyển xuống. Ớ ruột già còn có sự lên men
thối và sinh ra chất độc. Ở đây cịn có q trình tái hấp thụ nước và muối khống, nên
phân thường rắn và tạo khn thải ra ngồi. Phân gồm những chất cặn bã của q trình
tiêu hóa thức ăn, các biểu mơ của niêm mạc bong ra, các muối và vi sinh vật.
Ở chó, thời gian thức ăn được tiêu trong dạ dày kéo dài lâu hơn. Cụ thể, chó mất
khoảng từ 4-8 giờ để tiêu hóa thức ăn, trong khi con người chỉ cần nửa tiếng. Tuy
nhiên, hệ đường ruột tương đối ngắn của chó thường cho phép thức ăn đi qua trong
thời gian ngắn hơn. Chó có khả năng oxy hóa chất béo động vật cao, cho chó chế độ
ăn giàu chất béo và protein sẽ giúp cơ thể chúng phát triển khỏe mạnh hơn, tăng sức
chịu đựng và hiệu quả làm việc.
2.4 Bệnh viêm ruột do Canine Parvovirus
2.4.1 Khái quát về Canine Parvovirus
Canine Parvovirus (còn được gọi là CPV, CPV-2, hoặc Parvo) là một loại virus

truyền nhiễm chủ yếu ảnh hưởng đến chó. Chủng gây bệnh cho chó thường là Canine
Parvovirus type 2. CPV rất dễ lây lan và lây từ chó sang chó khi tiếp xúc trực tiếp
hoặc gián tiếp với phân của chúng hoặc có virus phát tán trong mơi trường qua các
nhân tố trung gian truyền lây: dụng cụ chăn ni, chim chóc, gậm nhấm, cơn trùng
ruồi nhặng mang mầm bệnh từ ổ dịch gây nhiễm cho chó khỏe các nơi khác. Thậm chí
các phương tiện giao thơng: vết lốp xe, giày dép có dính phân chó bệnh hoặc bàn tay
tiếp xúc con người từ chó ốm cho chó khỏe cũng có thể làm lây lan bệnh. Vaccine có
thể ngăn ngừa nhiễm trùng này, nhưng tỷ lệ tử vong có thể lên tới 91% trong những
trường hợp không được điều trị. Điều trị thường liên quan đến nhập viện thú y. Mèo
cũng dễ bị giảm bạch cầu, một chủng Parvovirus khác (Feline Parvovirus).

8


Phân loại virus:
Giới (Kingdom): Shotokuvirae
Ngành (Phylum): Cossaviricota
Lớp (Class): Quintoviricetes
Bộ (Order): Piccovirales
Họ (Family): Parvoviridae
Chi (Genus): Protoparvovirus
Loài (Species): Carnivore protoparvovirus 1
Virus: Canine Parvovirus

Hình 2.1 Hình ảnh hiển vi điện tử của Canine Parvovirus

Canine Parvovirus là một DNA virus sợi đơn không bao trong họ Parvoviridae.
Nó có đường kính khoảng 20-26 nm, cấu trúc đơn giản đối xứng hình tứ diện được bao
quanh bởi các capsid 20 mặt cấu trúc bởi 3 loại protein chất chồng lên nhau
(Buonavoglia, 2001).

Theo Nandi & Manoj (2010), bộ gen của Canine Parvovirus là một DNA đơn âm
dạng mạch thẳng có kích thước 5,2 Kb (kilobases) chiều dài và có hai trình tự khởi
động dẫn đến sự biểu hiện của ba protein cấu trúc (VP1, VP2 và VP3) và hai protein
không cấu trúc (NS1 và NS2) thông qua sự nối xen kẽ mRNA của virus. VP2 (64 kDa)
là dạng cắt ngắn của VP1 ở đầu cuối NH 2 (84 kDa) và là thành phần chính của capsid.
VP3 có nguồn gốc từ VP2 bằng cách phân cắt protein sau chuyển hóa và chỉ có trong
các virion hồn chỉnh (chứa DNA). Cấu trúc tinh thể của CPV-2 đã được xác định và
các tổ chức capsid cơ bản của chúng tương tự nhau. 60 tiểu đơn vị protein, trong đó có
khoảng 5-6 bản sao VP1 và 54-55 bản sao VP2 tạo nên capsid có một cấu trúc chung,
được sắp xếp theo kiểu đối xứng hình tứ diện.

9



×