II.Phân tích sự gia tăng của nguồn vốn tư nhân và dân cư trong giai đoạn
2016-2020 tại Việt Nam
1. Nguồn vốn từ dân cư:
Nhìn tổng thể, vốn huy động từ dân cư là không hề nhỏ, theo thống kê, lượng
vàng dự trữ trong khu vực dân cư xấp xỉ 10 tỷ USD, tiền mặt và các ngoại tệ
khác chiếm xấp xỉ 80% tổng vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Thực tế khi phát hành trái phiếu chính phủ từ khu vực dân cư có thể huy động
hàng nghìn tỷ đồng. Nhiều hộ kinh doanh đã trở thành đơn vị kinh tế năng động
trong lĩnh vực kinh doanh ở địa phương. Ở một mức độ nhất định thì các hộ gia
đình sẽ là một số các nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền
kinh tế.
Theo số liệu thống kê từ cuộc Khảo sát mức sống dân cư, do Tổng cục Thống
kê thực hiện, năm 2016 là 1.126 nghìn tỷ đồng và năm 2018 tăng vọt lên khoảng
1.818 nghìn tỷ đồng. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, quy mô nguồn vốn này tăng
với tốc độ bình quân trong giai đoạn 2016 - 2018 đạt 16,1%/năm. Đến năm
2018, tiền tiết kiệm trong dân cư còn vượt cao hơn tổng thu ngân sách nhà nước,
khoảng 27% (1.818 nghìn tỷ đồng so với 1.431 nghìn tỷ đồng).
Như vậy, quy mơ nguồn lực tài chính trong dân cư qua các năm càng ngày
càng lớn hơn, việc huy động được một phần của nguồn vốn này vào đầu tư phát
triển khơng chỉ tăng quy mơ vốn mà cịn góp phần bền vững cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, tiền tiết kiệm, theo tập quán của người dân Việt Nam, thì thường
sẽ mua vàng hoặc ngoại tệ để tích trữ. Theo thơng tin báo chí, căn cứ vào con số
do Hiệp hội Kinh doanh vàng thế giới công bố dựa trên số liệu nhập vàng của
Việt Nam thời gian qua, trong dân cư có khoảng trên dưới 500 tấn vàng. Nếu
một phần lượng vàng này tách khỏi cất trữ, chuyển hóa thành tiền, đưa vào lưu
thông sẽ đem lại lượng vốn lớn cho nền kinh tế.
Ngoài ra, trong những năm qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện và triệt
phá được nhiều đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá hàng ngàn tỷ đồng, chủ yếu
có hình thức online, máy chủ đặt tại nước ngồi. Năm 2017, Cơng ty Cá cược
Ladbrokes tại Anh quốc cho rằng, doanh số của thị trường cá cược bóng đá bất
hợp pháp tại Việt Nam ước tính từ 3-5% GDP (khoảng 10 tỷ USD). Thêm nữa,
gần đây xuất hiện các sàn giao dịch tài chính hình thức đa cấp, tiền ảo đã dụ dỗ
rất nhiều người dân tham gia “đầu tư” với cam kết lơi nhuận “không tưởng”. Tất
cả những hoạt động này đều không được sự cho phép của Nhà nước nhưng lại
thu hút được rất nhiều tiền của người dân đổ vào. Phần lớn số tiền khổng lồ này
đang “chảy” bất hợp pháp ra nước ngoài mỗi năm.
2. Nguồn vốn tư nhân
Nguồn vốn khu vực tư nhân là phần tích lũy của doanh nghiệp: khấu hao, lợi
nhuận để lại, cổ tức chưa chia, hàng tồn trữ… Theo thống kê, hiện nay các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm 75% tổng doanh nghiệp đang hoạt động
(khoảng 500.000 doanh nghiệp). Doanh nghiệp SME đóng góp 40% GDP. Thu
hút hơn 51 % lực lượng lao động trên cả nước.
Năm 2016:
Trong khuôn khổ công bố Bảng xếp hạng VNR500 2016, Vietnam Report
cũng tiến hành khảo sát cộng đồng các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong
Bảng xếp hạng VNR500 từ năm 2007 đến nay nhằm tổng hợp những đánh giá
của doanh nghiệp về tình hình kinh doanh năm 2016, triển vọng kinh doanh năm
2017, đồng thời tìm hiểu những khó khăn và thách thức đối với những doanh
nghiệp lớn Việt trong một thập kỷ qua cùng những dự định đầu tư của những trụ
cột kinh tế trong thời gian sắp tới.
Trên bình diện tồn bộ nền kinh tế, số liệu tính toán đến cuối năm 2016, xét về
doanh thu, các DN khối tư nhân tạo ra được 9,76 triệu tỷ đồng, chiếm 56%
doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp năm 2016. Trong khi đó, các DNNN chỉ tạo
ra 2,88 triệu tỷ đồng doanh thu. Về lợi nhuận, các DN khối tư nhân tạo ra hơn
188 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, chiếm 26,4% lợi nhuận của tồn bộ doanh nghiệp
cịn các DNNN tạo ra hơn 197 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,7% lợi nhuận của toàn
bộ doanh nghiệp.
Biểu đồ của doanh nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh của 10 tháng đầu năm 2016
so với cùng kỳ năm 2015
Theo thống kê từ Vietnam Report, khối doanh nghiệp tư nhân trong nước có
nhiều doanh nghiệp lọt vào Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
(BXH VNR500) ngày 14/12/2016 có nhận định tình hình sản xuất kinh doanh
đều tăng lên về mọi mặt, tuy nghiên 16% doanh nghiệp cũng đã có phản hồi
doanh thu giảm và 15% doanh nghiệp đánh giá lợi nhuận sau thuế giảm trong
giai đoạn vừa qua. Năm 2016 cũng được đánh giá là một năm các doanh nghiệp
phải đối diện với nhiều rào cản đến từ thách thức tăng trưởng nền kinh tế và biến
động kinh tế, chính trị thế giới.
Năm 2017:
Nếu năm 2016 được coi là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam
thì sang năm 2017, bối cảnh chung của nền kinh tế, và tình hình kinh doanh của
các doanh nghiệp lớn, đã có nhiều tín hiệu tích cực. Nếu như năm 2007, năm đầu
tiên công bố Bảng xếp hạng VNR500, khi đó doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm tỷ
lệ khoảng 20% trong tồn bảng thì đến nay, sau hơn 10 năm, khối doanh nghiệp
tư nhân đã tăng lên gần gấp 2,5 lần, chiếm khoảng 50% số doanh nghiệp trong
Bảng xếp hạng.
Đóng góp của khu vực tư nhân nâng lên từ 27% (2016) lên 32,3% trong năm
2017. Xu hướng tăng số lượng doanh nghiệp tư nhân và tăng tỉ trọng doanh thu
của khối này trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2017 đã phản ánh phần nào nỗ
lực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế, và việc đẩy
mạnh cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ thời gian
qua.
Top 5 ngành có tổng doanh thu lớn nhất theo bảng xếp hạng VNR năm 2017 (Đơn vị:
tỷ đồng)
Bảng xếp hạng VNR500 năm 2017 cũng tiếp tục khẳng định những ngành
nghề trụ cột của toàn nền kinh tế. Cụ thể, các ngành như điện, khoáng sản - xăng
dầu, tài chính, thực phẩm - đồ uống, viễn thơng - tin học vẫn là top 5 ngành có tỷ
trọng doanh thu đóng góp vào Bảng xếp hạng VNR500 lớn nhất.
Năm 2018:
Tiếp nối sự trỗi dậy của khối doanh nghiệp tư nhân trong Bảng xếp hạng
VNR500 năm 2017, năm 2018 tiếp tục cho thấy sự tăng lên về mọi mặt của khối
doanh nghiệp tư nhân. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm CAGR của Top 500
doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam tăng đáng kể theo thời gian. Trong đó,
Tài chính chiếm tỷ trọng 15,1%; Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá chiếm 14,3%;
Xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản chiếm 13,9%; Thép chiếm 11,7% và
Viễn thông, tin học, công nghệ thông tin chiếm 9,2%. Chỉ riêng năm ngành này
đã chiếm đến 64,2 % doanh thu, 75,5% lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp
tư nhân.
Năm 2019:
Bảng xếp hạng VNR500 năm 2019, tất cả các ngân hàng đều có sự tăng
trưởng doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu của toàn bộ khối doanh nghiệp là
14,55%. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng trong buổi cảnh kinh tế gặp nhiều khó
khăn. Khảo sát của Vietnam Report về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
trong năm 2019 cho thấy có 49,2% doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động
của doanh nghiệp tốt hơn mấy năm trước; 39,5% doanh nghiệp cho rằng tình
hình kinh doanh cơ bản ổn định; 31,3% doanh nghiệp đánh giá tình hình doanh
nghiệp giảm đi.
Với tỷ trọng doanh thu khoảng 14,59% trong Bảng xếp hạng VNR500 năm
2019, năm 2018-2019 được đánh giá là giai đoạn “tăng trưởng theo cách thức
mới” của ngành Ngân hàng Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng tín dụng 2018 thấp
hơn so với các năm trước (khoảng trên 30% trong những năm 2000), đạt mức
14%.
Ngành Thực phẩm – Đồ uống chiếm tỷ trọng doanh thu 7,87% trong Bảng
xếp hạng VNR500 năm 2019 được đánh giá là một trong những ngành có diễn
biến thuận lợi với những bước tiến cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó,
Thực phẩm – Đồ uống cũng đang là ngành hàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ
cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam, ước khoảng 35% mức chi
tiêu.
Ngành Xây dựng – Bất động sản chiếm tỷ trọng doanh thu 7,58% trong Bảng
xếp hạng VNR500 năm 2019. Đây là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ xu
hướng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế kéo theo thu nhập
người dân được cải thiện đã dẫn đến “sự bùng nổ” về nhu cầu nhà ở những năm
qua.
Ngành Viễn thông – Công nghệ thông tin: Đây là một trong những ngành ln
nằm trong top các ngành ln có tỷ trọng doanh thu cao trong các Bảng xếp hạng
VNR500 trong 5 năm gần đây. Trong các mảng dịch vụ số hóa doanh nghiệp, cơ
hội cho các doanh nghiệp VT-CNTT Việt Nam tham gia trong chuỗi giá trị dịch
vụ tập trung trên ba khía cạnh: kết nối, nền tảng hạ tầng, dịch vụ chuyên ngành;
phần còn lại thuộc về các công ty phần cứng và sản xuất thiết bị đầu cuối.\
Ngành Dược chiếm tỷ trọng 1,01% trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2019.
Trong hơn 10 năm qua, ngành Dược đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, hiện đứng
thứ 13 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, hiện nay ngành Dược Việt
Nam vẫn bị phụ thuộc phần lớn vào nguồn ngun liệu nhập khẩu, và chưa có
khung pháp lý hồn chỉnh để phát huy hết thế mạnh của ngành.
Năm 2020:
Trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2020, nhìn chung các ngành hàng đều có
sự tăng trưởng doanh thu với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình qn của tồn bộ
khối doanh nghiệp đạt 12,52%. Trong đó có nhiều ngành đạt mức tăng trưởng
doanh thu hai con số, cao vượt trội so với mức trung bình của tồn bộ khối
doanh nghiệp như ngành Cơ khí, ngành Xây dựng - Vật liệu xây dựng - Bất động
sản, ngành Tài chính, ngành Vận tải - Logistics, ngành Viễn thông - Tin học Công nghệ thông tin.
Năm 2020, thế giới đã chứng kiến và trải qua rất nhiều biến động, điều này
ảnh hưởng đến không chỉ các quốc gia đang phát triển và những nền kinh tế nhỏ
mà ngay cả các cường quốc lớn cũng phải chịu những tổn thất vô cùng nặng nề.
Đại dịch COVID-19 bùng phát đã gây ra hàng loạt các tác động nghiêm trọng:
gần 46 triệu ca bệnh, hơn 1 triệu người tử vong, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp
không ngừng gia tăng, doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng sản xuất...
Trong khảo sát do Vietnam Report thực hiện vào tháng 10 năm 2020, 24,4%
doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) 9 tháng năm
2020 tăng so với cùng kỳ 2019, 36,6% doanh nghiệp đánh giá tình hình SXKD
cơ bản ổn định và 39,0% doanh nghiệp cho biết hoạt động SXKD giảm đi. Mặt
khác, cũng trong khảo sát này, khi được hỏi về biến động doanh thu 9 tháng đầu
năm 2020, 41,5% doanh nghiệp cho biết doanh thu bị giảm so với cùng kỳ năm
2019, 43,9% doanh nghiệp đánh giá doanh thu tăng và chỉ có 14,6% doanh
nghiệp cho rằng chỉ tiêu này là cơ bản ổn định.
Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 98% trong tổng số hơn
800.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã đạt tầm
cỡ quốc tế như Vingroup, T&T Group, Thaco, Vietjet, Vinamilk… và có ảnh
hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đạt kim ngạch
xuất khẩu cao, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, ngân sách, giải
quyết việc làm, an sinh xã hội. Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân cịn cùng với nhà
nước góp phần phịng, chống dịch bệnh thiên tai cứu trợ nhân dân, tài trợ cho các
giải thể thao bóng đá, kinh tế xã hội của đất nước.
Báo cáo Nghiên cứu đánh giá khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam (CPSD), do
IFC và Ngân hàng Thế giới thực hiện, nghiên cứu cho thấy, thời gian qua khu
vực kinh tế tư nhân đã đóng vai trị tiên phong trong sự phát triển vượt bậc của
kinh tế Việt Nam nói chung . Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng
khá, chiếm tỉ trọng 39 - 40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của
nền kinh tế, tỷ lệ đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 34,1%
cao hơn mức đóng góp 27,7% của 17 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), góp phần
quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách
nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Khu
vực kinh tế tư nhân thời gian qua đã tạo ra khoảng 40% GDP, 30% ngân sách
nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước.
Kinh tế tư nhân ở nước ta hoạt động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
chịu sự chi phối, điều tiết của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có trách
nhiệm tham gia xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng, vai trò, vịt hế của kinh tế tư nhân ở
nước ta đã được nâng lên, coi đó là động lực của nền kinh tế. Cần tiếp tục hoàn
thiện thể chế, nhất là chỉ đạo tổ chức thực tiễn để thực hiện đúng đường lối,
chính sách, phát huy hơn nữ tiềm năng của kinh tế tư nhân.
Đầu tư cho kinh tế tư nhân phát triển không phải là mục tiêu đạt tới, mà là
phương tiện để phát triển kinh tế - xã hội và con người, góp phần xây dựng thành
cơng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Với tính chất phong phú, đa dạng, năng động, linh hoạt, có nhiều sáng kiến,
sáng tạo mới, trên lý thuyết, đây là khu vực có cơ sở và trách nhiệm phải sử dụng
có hiệu quả vốn của mình. Tuy nhiên, việc khu vực này cũng chứa đựng rất
nhiều hạn chế: trốn thuế, nhiều cơ sở làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ gây tổn thất
cho nền kinh tế; do chính sách khơng thơng thống, quản lý hành chính lỏng lẻo
đã tạo điều kiện cho các cơng ty ma ra đời lừa đảo và chiếm dụng tài sản nhân
dân gây bức xúc trong xã hội. Nhưng không thể phủ nhận vai trò của các doanh
nghiệp tư nhân đến nền kinh tế thị trường hiện nay.