Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
MỤC LỤC
MỞ ĐÂU:…………………………………………………………………………… 2
NỘI DUNG:……………………………………………………………………………2
I, Những vấn đề chung về thanh toán thông qua thẻ ngân hàng.:…………………… 2
1.Thẻ ngân hàng.:………………………………………………………………………2
2.Các bên trong quan hệ thanh toán.:………………………………………………… 3
2.1.Chủ thẻ.:……………………………………………………………………………3
2.2.Tổ chức phát hành thẻ (TCPHT).:………………………………………………….4
2.3.Tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT).:…………………………………………………4
2.4.Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT).:………………………………………………….4
II, Các quan hệ pháp lý giữa các bên trong quan hệ thanh toán thông qua thẻ ngân
hàng.:………………………………………………………………………………… 5
1.Mối quan hệ pháp lý giữa chủ thẻ và tổ chức phát hành thẻ (TCPHT).:…………….5
2.Mối quan hệ pháp lý giữa chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT).:…………….9
3.Mối quan hệ pháp lý giữa tổ chức phát hành thẻ(TCPHT) và tổ chức thanh toán
thẻ(TCTTT).:………………………………………………………………………….10
4.Mối quan hệ pháp lý giữa tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT) và đơn vị chấp nhận
thẻ (ĐVCNT).:…………………………………………………………………………….11
III, Những vấn đề tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng, thanh toán bằng
thẻ trong năm 2012.:………………………………………………………………………12
IV, Chế độ thu phí áp dụng đối với chủ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công
thương Việt Nam- Vietinbank.:………………………………………….……………15
KẾT LUẬN:……………………………………………………………………….….18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:…………………………………………….19
1
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
MỞ ĐẦU
Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu
tiêu dùng cũng vì thế mà phát triển mạnh, qua đó nhu cầu thanh toán nhanh
chóng và thuận tiện trở thành một yêu cầu của khách hàng đối với ngân hàng
cũng như các tổ chức tín dụng. Điều này đòi hỏi ngân hàng, các tổ chức tín
dụng phải nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ thanh toán của mình, nhằm
cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán tốt nhất. Là một trong các loại
hình cung ứng dịch vụ thanh toán của tổ chức tín dụng, thẻ ngân hàng đã trở
thành một phương thức thanh toán phổ biến trên khắp thế giới. Việc thanh
toán thông qua thẻ ngân hàng có liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, với
những mối quan hệ pháp lý khác nhau và trong quá trình sử dụng thẻ ngân
hàng đó không tránh khỏi những tranh chấp phát sinh. Để tìm hiểu kỹ hơn về
vấn đề này, nhóm chúng em xin chọn đề tài: “Phân tích những mối quan hệ
pháp lý giữa các bên trong quan hệ thanh toán thông qua thẻ ngân hàng và
tìm hiểu những vấn đề tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng, thanh
toán bằng thẻ trong năm 2012. Tìm hiểu về chế độ thu phí áp dụng đối với
chủ thẻ tại một ngân hàng thương mại”.
NỘI DUNG
I, Những vấn đề chung về thanh toán thông qua thẻ ngân hàng .
1. Thẻ ngân hàng.
1.1. Khái niệm.
Điều 2 Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước về Ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch
vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng quy định: “…Thẻ ngân hàng là phương
tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các
điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận ”
1.2. Phân loại.
2
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
- Căn cứ vào nguồn vốn của chủ thẻ, thẻ ngân hàng được chia thành hai
loại: thẻ thanh toán và thẻ tín dụng.
+ Thẻ thanh toán: là loại thẻ được chủ thể sử dụng để thanh toán tiền
hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt trong phạm vi số dư trên tài khoản tiền gửi
của mình tại ngân hàng phát hành thẻ.
+ Thẻ tín dụng: là loại thẻ cho phép chủ thẻ thanh toán tiền hàng hoá,
dịch vụ, rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ
chấp nhận theo hợp đồng
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ trong thanh toán, thẻ ngân
hàng được phân chia làm hai loại: thẻ nội địa và thẻ quốc tế .
+ Thẻ nội địa: là thẻ do ngân hàng phát hành thẻ tại Việt Nam phát
hành, được sử dụng và thanh toán tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
+ Thẻ quốc tế: là thẻ do ngân hàng phát hành thẻ tại Việt Nam phát
hành, được sử dụng, thanh toán trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc thẻ
được phát hành ở nước ngoài nhưng sử dụng , thanh toán tại nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Các bên trong quan hệ thanh toán.
2.1. Chủ thẻ.
Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN xác định các loại chủ thẻ là cá nhân và tổ
chức; chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ với những điều kiện khác nhau.
- Đối với chủ thẻ là cá nhân:
• Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
• Trường hợp sử dụng thẻ ghi nợ phải có tài khoản tiền gửi thanh toán
mở tại tổ chức phát hành thẻ;
• Các điều kiện khác do tổ chức phát hành thẻ quy định.
- Đối với chủ thẻ chính là tổ chức, phải có đủ các điều kiện sau:
• Là pháp nhân;
3
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
• Các điều kiện khác do tổ chức phát hành thẻ quy định.
- Đối với chủ thẻ phụ, phải có đủ các điều kiện sau:
• Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hoặc có năng lực hành vi dân sự và
từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được người đại diện
theo pháp luật của người đó chấp thuận về việc sử dụng thẻ;
• Được chủ thẻ chính cam kết thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh
liên quan đến việc sử dụng thẻ;
• Các điều kiện khác của tổ chức phát hành thẻ.
2.2. Tổ chức phát hành thẻ (TCPHT).
Tổ chức phát hành thẻ có thể là ngân hàng; tổ chức tín dụng phi ngân
hàng; tổ chức tín dụng hợp tác; tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng
được phép hoạt động ngân hàng trong đó có nghiệp vụ phát hành thẻ và bảo
đảm thực hiện đầy đủ các điều kiệntại Khoản 2 Điều 9 Quyết định
20/2007/QĐ-NHNN.
2.3. Tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT).
Tổ chức thanh toán thẻ gồm ngân hàng và tổ chức khác không phải là ngân
hàng được phép thực hiện dịch vụ thanh toán trong đó bao gồm thực hiện
dịch vụ thanh toán thẻ và bảo đảm thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy
định tại khoản 2 Điều 14 Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN.
2.4. Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT).
Cơ sở chấp nhận thẻ là các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ chấp nhận
thanh toán bằng thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ phải ký hợp đồng chấp nhận thanh
toán thẻ với ngân hàng thanh toán và phải có tài khoản tại đó. Nếu đủ điều
kiện, cơ sở chấp nhận thẻ sẽ được cung cấp các máy móc, thiết bị, hoá đơn
phục vụ thanh toán thẻ.
Một số điều kiện để trở thành cơ sở chấp nhận thẻ là: Phải là tổ chức, công
ty, cá nhân có kinh doanh hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ hợp pháp; có địa
4
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
điểm kinh doanh và hoạt động kinh doanh thuận lợi; cam kết tuân thủ mọi
quy định, luật lệ của Tổ chức thẻ quốc tế và ngân hàng, không nằm trong
danh sách các cơ sở chấp nhận thẻ có độ rủi ro cao hoặc “có vấn đề” về năng
lực tài chính, khả năng trả nợ, trách nhiệm thanh toán
II, Các quan hệ pháp lý giữa các bên trong quan hệ thanh toán thông
qua thẻ ngân hàng.
1. Mối quan hệ pháp lý giữa chủ thẻ và tổ chức phát hành thẻ
(TCPHT).
Đây là mối quan hệ pháp lý cơ bản và chủ yếu làm phát sinh việc thanh
toán thông qua thẻ ngân hàng. Mối quan hệ này được thể hiện qua quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên được quy định trong quy chế. Theo đó, quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên có mối quan hệ biện chứng với nhau.
1.1. Trong thỏa thuận.
Việc sử dụng thẻ phải thông qua một hợp đồng giữa TCPHT và chủ thẻ.
Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận, các bên có thể thỏa thuận mọi vấn
đề mà không trái với quy định của pháp luật. Trước hết đấy là thỏa thuận về
phạm vi sử dụng thẻ. Theo Điều 12 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và
cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm Quyết định số
20/2007/QĐ- NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước, có hai phạm vi sử
dụng thẻ mà các bên có thể lựa chọn tùy vào mục đích sử dụng của mình:
- Thẻ nội địa: được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại ĐVCNT,
gửi, nạp, rút tiền mặt và sử dụng các dịch vụ khác theo thỏa thuận với TCPHT
trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thẻ quốc tế: được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại ĐVCNT,
gửi, nạp, rút tiền mặt và sử dụng các dịch vụ khác bằng đồng Việt Nam trên
lãnh thổ Việt Nam, hoặc bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và
5
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
các đồng tiền khác được TCTTT chấp nhận làm đồng tiền thanh toán ngoài
lãnh thổ Việt Nam.
Mối quan hệ giữa chủ thẻ và TCPHT ở đây thể hiện ở sự tự do ý chí, TCPHT
không thể đơn phương lựa chọn phạm vi sử dụng thẻ mà việc lựa chọn này
phải được sự đồng ý, nhất trí của chủ thẻ (trừ trường hợp TCPHT chỉ phát
hành một loại thẻ có một trong hai phạm vi sử dụng trên).
Ngoài ra, mối quan hệ giữa chủ thẻ và TCPHT còn thể hiện ở sự thỏa thuận
về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng (khoản 4 các Điều 19, 20,
22 và khoản 6 Điều 21 trong quy chế đã nêu ở trên). Ví dụ như: thỏa thuận về
hạn mức thấu chi, hạn mức tín dụng,… khi đã thỏa thuận, chủ thẻ và TCPHT
sẽ được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận.
1.2. Trong việc cung cấp và thu thập thông tin.
Đây là mối quan hệ pháp lý hai chiều. Không chỉ chủ thẻ có quyền biết
thông tin về TCPHT và có nghĩa vụ cung cấp thông tin mà cả TCPHT cũng có
quyền và nghĩa vụ này. Bởi lẽ, có sự hiểu biết nhất định về TCPHT, các thông
tin về tài khoản của mình…thì chủ thẻ mới có thể chủ động trong việc lựa
chọn các loại thẻ ngân hàng phù hợp nhất cho mình và chủ động trong việc
sử dụng thẻ. TCPHT cũng cần được cung cấp các thông tin về chủ thẻ để quản
lý khách hàng và thuận lợi trong việc cung ứng thẻ. Quy chế phát hành, thanh
toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng đã quy
định rất rõ mối liên hệ này giữa các chủ thể.
- TCPHT có quyền: yêu cầu chủ thẻ cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu cần
thiết nhằm làm rõ các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng khi đề nghị được
cung ứng thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ (điểm a, khoản 1 Điều 19 Quy
chế).
- Chủ thẻ có nghĩa vụ: cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết theo
yêu cầu của TCPHT khi yêu cầu phát hành thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ
(khoản 1 Điều 22 Quy chế).
6
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
- Chủ thẻ có quyền: được TCPHT cung cấp thông tin định kỳ hoặc thông tin đột
xuất về giao dịch thẻ và số dư, hạn mức liên quan đến việc sử dụng thẻ theo
quy định của TCPHT (khoản 3 Điều 21 Quy chế).
- TCPHT có nghĩa vụ: công bố đầy đủ thông tin cho chủ thẻ về các loại phí mà
chủ thẻ phải trả trước khi sử dụng thẻ (kể cả phí giao dịch thẻ khác hệ thống)
(điểm c, khoản 1 Điều 20 Quy chế).
1.3. Trong việc sử dụng thẻ.
Không phải sau khi được cấp thẻ ngân hàng chủ thẻ có toàn quyền quyết định,
sử dụng thẻ đó mà việc sử dụng thẻ ngân hàng của chủ thẻ phải nằm trong sự
quy định sử dụng thẻ của TCPHT. Để khẳng định điều này, khoản 2 Điều 19
Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động
thẻ ngân hàng năm 2007 quy định:
“a) Từ chối phát hành thẻ nếu khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều
khoản và điều kiện sử dụng thẻ; quyết định thu hồi thẻ trong quá trình sử
dụng nếu chủ thẻ không thực hiện đầy đủ các điều khoản và điều kiện trong
hợp đồng sử dụng thẻ;
b) Tăng hoặc giảm hạn mức thấu chi, hạn mức tín dụng; Quyết định thu hồi
số tiền TCPHT cho chủ thẻ vay; Quy định các hình thức đảm bảo an toàn cho
việc sử dụng thẻ; Quy định loại lãi, mức lãi cho vay đối với chủ thẻ không trái
với quy định pháp luật hiện hành”.
Đối với các khoản phí, tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ.
Chủ thẻ có nghĩa vụ trả phí cho việc sử dụng dịch vụ thẻ và thanh toán đầy đủ,
đúng hạn cho TCPHT các khoản phí, tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng
thẻ theo đúng thỏ thuận tại hợp đồng sử dụng thẻ (Điều 6 và khoản 2 Điều 22
Quy chế). Đây là nghĩa vụ mà chủ thẻ phải thực hiện với TCPHT.
1.4. Trong việc khiếu nại, trả lời các khiếu nại.
7
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
Theo quy định tại Quy chế, các chủ thẻ được quyền khiếu nại và yêu cầu
các TCPHT tra soát trong các trường hợp:
- Sai sót hoặc nghi ngờ có sai sót về các giao dịch thẻ do TCPHT thông
báo cho chủ thẻ theo thỏa thuận.
- Các vi phạm hợp đồng sử dụng thẻ khác của TCPHT.
Nếu có khiếu nại trong các trường hợp như trên, TCPHT có nghĩa vụ phải
trả lời các khiếu nại và yêu cầu tra soát của chủ thẻ theo quy định của pháp
luật (điểm a, khoản 1 Điều 20 Quy chế).
Việc khiếu nại chỉ theo một hướng, chỉ chủ thẻ có quyền này còn TCPHT
không có.
1.5. Trách nhiệm của mỗi bên trong việc bảo đảm an toàn trong sử dụng
thẻ.
Trách nhiệm này được quy định rất rõ tại Điều 13 và Điều 20 Quy chế.
Theo đó, để đảm bảo lợi ích của mình, cả hai bên đều phải có trách nhiệm
trong việc bảo đảm an toàn trong sử dụng thẻ. Đây là một trong những biểu
hiện gắn bó nhất trong mối quan hệ giữa 2 chủ thể này.
- TCPHT có trách nhiệm: thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng
ngừa rủi ro cho các giao dịch thẻ theo các nguyên tắc quản lý rủi ro trong
hoạt động ngân hàng điện tử; bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động thẻ;
hướng dẫn chủ thẻ thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho giao dịch
thẻ (ví dụ: sử dụng, bảo quản thẻ và quản lý số Pin,…); trường hợp thẻ bị lợi
dụng, sau khi TCPHT có xác nhận bằng văn bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu
có giá trị pháp lý về việc đã xử lý thông báo nhận được từ chủ thẻ, TCPHT
phải hoàn toàn chịu thiệt hại và bồi thường thiệt hại do việc thẻ bị lợi dụng
gây ra,…
- Chủ thẻ chịu trách nhiệm bảo quản thẻ, giữ bí mật PIN của thẻ. Nếu làm mất
thẻ, chủ thẻ phải thông báo ngay cho TCPHT và chính thức xác nhận lại thông
8
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
bào này bằng văn bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý cho
TCPHT. Trường hợp thẻ bị lợi dụng trước khi TCPHT có xác nhận bằng văn
bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý về việc xử lý thông báo
nhận được từ chủ thẻ, chủ thẻ phải hoàn toàn chịu thiệt hại và bồi thường
thiệt hại do việc để thẻ bị lợi dụng gây ra.
2. Mối quan hệ pháp lý giữa chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ
(ĐVCNT).
Quan hệ giữa chủ thẻ tín dụng và ĐVCNT là quan hệ thương mại thuần túy
phát sinh từ hoạt động tiêu dùng mà bản chất là hợp đồng mua bán hàng hóa
hoặc sử dụng, cung ứng dịch vụ. Phần nội dung liên quan đến thẻ tín dụng
trong hợp đồng này là nội dung về nghĩa vụ thành toán của người mua hàng.
Theo đó, hai bên thỏa thuận được phương thức thanh toán là sử dụng thẻ tín
dụng của người mua hàng. Nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho chủ thẻ và
ĐVCNT trong quan hệ giữa chủ thẻ và ĐVCNT, pháp luật quy định một số
quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:
- Trong quan hệ thanh toán thì chủ thẻ được sử dụng thẻ để thanh toán tiền
hàng hóa, dịch vụ mà không phân biệt giá so với trường hợp thanh toán bằng
tiền mặt, không phải trả thêm hoặc phụ phí cho ĐVCNT(ĐVCNT không được
thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ - Khoản 5 Điều 4 Thông tư 35/2012/TT-
NHNN, quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa). Và ngược lại ĐVCNT cũng
có nghĩa vụ tương ứng chấp nhận thẻ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ mà
không được tăng hoặc áp dụng phân biệt giá cả hoặc yêu cầu chủ thẻ trả
thêm phụ phí đối với giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ so
với thanh toán bằng tiền mặt.
- Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm: nếu ĐVCNT nâng giá hàng hóa,
dịch vụ hoặc phân biệt giá khi nhận thanh toán bằng thẻ so với các trường
hợp thanh toán bằng tiền mặt hoặc yêu cầu chủ thẻ trả thêm phụ phí cho các
giao dịch thẻ để thực hiện mua hàng hóa, dịch vụ tại ĐVCNT thì chủ thẻ có
quyền thực hiện quyền khiếu nại của mình. Nếu chủ thẻ thực hiện một trong
9
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
các hành vi sau thì ĐVCNT được quyền thu giữ hoặc từ chối chấp nhận thẻ
như: thẻ giả, người sử dụng không chứng mình được mình là chủ thẻ; chủ thẻ
không thực hiện đúng các quy định của tổ chức phát hành thẻ (hoặc tổ chức
thẻ quốc tế mà thẻ đó mang nhãn hiệu thương mại) về việc sử dụng thẻ…
3. Mối quan hệ pháp lý giữa tổ chức phát hành thẻ(TCPHT) và tổ
chức thanh toán thẻ(TCTTT).
Trong mối quan hệ hàng hóa ngày càng phát triển, đòi hỏi tính thuận tiện,
tiết kiệm thời gian thì cần thiết hai tổ chức này phải khác nhau. Khi đó TCPHT
sẽ ủy quyền cho TCTTT thực hiện các dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng.
Nếu TCTTT là thành viên chính thức hoặc liên kết của một tổ chức thẻ quốc tế
thì thực hiện thanh toán theo thỏa ước ký kết với tổ chức thẻ quốc tế đó.
TCTTT sẽ thay mặt TCPHT thực hiện việc thanh toán với chủ thẻ hoặc ký hợp
đồng trực tiếp với các ĐVCNT và xử lý các giao dịch tại ĐVCNT.
Quan hệ giữa hai chủ thể này được quy định tại Mục 1 và Mục 3 của quy chế.
Thông qua hợp đồng ủy quyền thanh toán thẻ làm phát sinh các quyền và
nghĩa vụ của các bên như sau:
- Về việc cung cấp thông tin: TCPHT có quyền yêu cầu TCTTT cung cấp các
thông tin cần thiết liên quan đến giao dịch thẻ của chủ thẻ tại TCTTT và tại
ĐVCNT có liên quan.
- Về việc thanh toán: TCPHT có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ, kịp thời các nghĩa
vụ phát sinh đối với các giao dịch thẻ theo thỏa thuận với TCTTT. Điều đó
cũng có nghĩa là nếu TCTTT không thực hiện đúng các giao dịch thẻ theo thỏa
thuận thì TCPHT có quyền yêu cầu hoàn trả tiền.
- Về việc bảo đảm an toàn cho hoạt động thẻ: TCPHT có quyền yêu cầu TCTTT
thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động thẻ.
Trong trường hợp TCPHT đưa ra yêu cầu tra soát thì trong thời hạn 5 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu,TCTTT phải có nghĩa vụ thực hiện.
Nếu TCTTT không đáp ứng hoặc đáp ứng không đúng thời hạn quy định thì kể
10
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
từ ngày hết hạn trả lời TCTTT phải hoàn toàn chịu mọi chi phí phát sinh liên
quan đến giao dịch thẻ được yêu cầu tra soát đó.
4. Mối quan hệ pháp lý giữa tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT) và đơn
vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT).
Sản phẩm thẻ ngân hàng ra đời đã trở thành một bước ngoặt đánh dấu sự
phát triển vượt bậc về năng lực công nghệ trong hoạt động ngân hàng.
Bên cạnh TCPHT, TCTTT, khách hàng sử dụng thẻ, với tư cách là một chut
thể quan trọng tham gia vào cơ chế phát hành và thanh toán thẻ, ĐVCNT
cũng đóng một vai trò quan trọng, điều đó không chỉ thể hiện trong mối quan
hệ giữa chủ thẻ và ĐVCNT mà còn thể hiện trong mối quan hệ giữa TCTTT và
ĐVCNT. Theo các quy định tại Mục 3 và Mục 4 Quy chế thì quyền của TCTTT là
nghĩa vụ của ĐVCNT và ngược lại. Các nội dung này được quy định cụ thể
trong hợp đồng thanh toán thẻ giữa TCTTT và ĐVCNT.
- Về việc thanh toán thẻ: quan hệ giữa TCTTT và ĐVCNT phát sinh chủ yếu
trong quá trình thanh toán thẻ, cụ thể:
TCTTT sẽ trực tiếp ký các hợp đồng với các ĐVCNT để tếp nhận và xử lý
các giao dịch tại các ĐVCNT, ĐVCNT có thể trang bị các máy IDC, CAT hoặc
máy cài hóa đơn(imprinter) để thực hiện việc xin cấp giấy phép hoặc thanh
toán trong quá trình thanh toán thẻ. Khi chủ thẻ xuất trình thẻ thanh toán tại
ĐVCNT để thanh toán hàng hóa dịch vụ, ĐVCNT sẽ kiểm tra thẻ, nếu thẻ đủ
điều kiện thanh toán thì lập hóa đơn thanh toán thông qua thiết bị đọc thẻ
được trang bị kiểm tra kỹ chữ ký, giao hóa đơn cũng với tiền và trả lại thẻ cho
khách hàng. Sau đó ĐVCNT nộp hóa đơn thanh toán thẻ hoặc truyền thông tin
giao dịch thanh toán thẻ về TCTTT để được tạm ứng thanh toán số tiền trên
các hóa đơn giao dịch. TCTTT sau khi kiểm tra tính hợp lệ trên hóa đơn hoặc
trực tiếp nhận thông tin do ĐVCNT truyền sẽ làm thủ tục tạm ứng cho ĐVCNT.
TCTTT truyền thông tin các giao dịch đã tạm ứng cho ĐVCNT và TCPHT.
TCPHT sau khi tiếp nhận giao dịch của các chủ thẻ từ TCTTT sẽ thực hiện
thanh toán cho TCTTT. TCPHT thông báo về các giao dịch thẻ phát sinh cho
11
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
chủ thẻ vào ngày quy định và đề nghị chủ thẻ thanh toán lại số tiền họ đã
dùng bằng thẻ.
ĐVCNT được TCTTT thanh toán đầy đủ, kịp thời các giao dịch thẻ khi
ĐVCNT đã thực hiện xong đầy đủ và không vi phạm các nghĩa vụ trong hợp
đồng, trong trường hợp ĐVCNT thực hiện không đúng các giao dịch thẻ thỏa
thuận trong hợp đồng thì sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tiền cho TCTTT.
ĐVCNT không được phân biệt giá trong thanh toán thẻ, phải chấp nhận
thẻ trong thanh tiền hàng hóa, dịch vụ mà không được tăng giá hoặc yêu cầu
chủ thẻ trả thêm phụ phí đối với các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch
vụ bằng thẻ so với thanh toán bằng tiền mặt. Nếu ĐVCNT không tuân thủ điều
này, TCTTT chấm dứt hợp đồng và yêu cầu ĐVCNT bồi thường thiệt hại hoặc
áp dụng các biện pháp thích hợp khác theo các điều khoản cam kết giữa các
bên. Đối với bất kỳ ĐVCNT nào đã vi phạm việc phân biệt giá trong thanh
toán thẻ thì trong thời hạn một năm, các TCTTT sẽ không được phép ký kết
hợp đồng thanh toán thẻ với ĐVCNT đó, trường hợp ĐVCNT đó tái phạm thì
thời hạn không được phép ký kết hợp đồng có thể từ ba đến năm năm, TCTTT
nếu đã biết mà không tuân thủ cũng được xem là vi phạm điều kiện đối với
việc thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ quy định tại Điều 14 Quy chế.
- Về việc cung cấp thông tin: ĐVCNT có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho TCTTT
về các giao dịch thẻ mà chủ thẻ đã sử dụng tại ĐVCNT.
- Về các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ bảo mật: TCTTT có nghĩa vụ
hướng dẫn các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ bảo mật trong thanh
toán thẻ đối với ĐVCNT và phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra do
TCTTT không thực hiện đúng quy định này. ĐVCNT cũng phải thực hiện đầy
đủ các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ bảo mật liên quan đến các giao dịch thẻ
của chủ thẻ được TCTTT hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại
nếu ĐVCNT không thực hiện đúng các yêu cầu của TCTTT.
III, Những vấn đề tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng, thanh
toán bằng thẻ trong năm 2012.
12
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
1. Những tranh chấp phổ biến trong quá trình sử dụng, thanh toán
bằng thẻ trong năm 2012.
Năm 2012 được đánh giá là năm các ngân hàng phát triển mạnh các dịch vụ
thẻ (thẻ ATM, thẻ Visa,…).Trong thực tế, hiện có rất nhiều tranh chấp xảy ra
trong quá trình sử dụng, thanh toán bằng thẻ, thông thường là giữa khách
hàng với ngân hàng. Ví dụ như vụ kiện giữa Ngân hàng viettinbank với Ngân
hàng của Mĩ về việc thanh toán của khách hàng Trần Thị Mai Hương : “ Theo
phản ánh của chị Trần Thị Mai Hương - chủ thẻ Visa do Vietinbank phát hành,
vào thời điểm tháng 1-2012, chị không xuất cảnh đi Mỹ. Hộ chiếu của chị
Hương không có xác nhận nhập cảnh vào Mỹ trong thời gian này. Tuy nhiên,
chị Hương lại nhận được thông báo của Ngân hàng Vietinbank đã ghi nợ 3
khoản thanh toán trị giá 800 USD mỗi lần, tổng số tiền là 2.400 USD trên tài
khoản thẻ Visa.Trên sao kê và hóa đơn do ngân hàng cung cấp, chị Hương bất
ngờ khi biết thẻ Visa của mình đã được sử dụng tại siêu thị Wal-mart (Mỹ)
vào ngày 19-1-2012.
Ngày 20-2, chị Hương khiếu nại với Vietinbank. Chị Hương khẳng định:
Thời điểm này, chị không đi Mỹ, không mất thẻ nên không thể thực hiện 3
giao dịch này. Chị không nhận được tin nhắn thông báo số dư tài khoản của 3
giao dịch này. Hơn nữa, chữ ký trên các hóa đơn thanh toán không giống chữ
ký trên mặt sau của thẻ (đã đăng kí với ngân hàng). Nhưng căn cứ vào bộ
chứng từ thanh toán, Visa - tổ chức thẻ quốc tế mà Vietinbank là thành viên -
đã phán quyết ngân hàng thanh toán phía Mỹ thắng kiện. Mặt khác,
Vietinbank khẳng định, 3 giao dịch trên không phải dữ liệu thẻ giả, mà chính
từ thẻ thật của khách hàng. Tin nhắn báo biến động số dư của các giao dịch
đã được ngân hàng gửi cho chủ thẻ. Do vậy, Vietinbank yêu cầu chị Hương
phải bồi hoàn số tiền 2.400 USD mà ngân hàng đã phải trả thay trước đó với
đề xuất hỗ trợ chị Hương 50% tổng số tiền vay nợ này.” Như vậy đây là một
vụ tranh chấp thông thường, khó tìm ra nguyên nhân cho việc mất thông tin
13
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
và mất tiền oan của khách hàng và cả ngân hàng. Có thể khái quát lại những
tranh chấp phổ biến phát sinh trong quá trình sử dụng thẻ như sau:
Thứ nhất: Xuất hiện tình trạng làm giả thẻ.
Thẻ do các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả căn cứ vào những
thông tin có được từ các chứng từ giao dịch thẻ hoặc thẻ bị mất cắp, thất lạc.
Trong hai năm 2011- 2012 Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công
nghệ cao- Bộ Công an phát hiện hơn 10 vụ, trong đó chủ yếu là đối tượng
người Malaysia vào Việt Nam dùng thông tin thẻ tín dụng trộm cắp được sao
thành các phiên bản thẻ giả cũng hộ chiếu giả để mua sắm những mặt hàng
có giá trị cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng nhằm chiếm đoạt
nhiều tỷ đồng.
Thứ hai: Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát hành gửi.
Khi ngân hàng phát hành gửi thẻ cho chủ thẻ qua đường bưu điện
nhưng thẻ bị đánh cắp trên đường gửi. Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ
không hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Do không kiểm tra tính
xác thực của thông báo nên ngân hàng phát hành thẻ đã gửi đến địa chỉ theo
yêu cầu nhưng thực ra đây không phải là yêu cầu của chủ thẻ đích thực.
Thứ ba: Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng.
Trường hợp này phát sinh tại thời điểm ngân hàng gia hạn hoặc phát
hành thẻ. Ngân hàng phát hành nhận được thông báo về thay đổi địa chỉ của
chủ thẻ và được yêu cầu gửi về địa chỉ mới.
Thứ tư: Thẻ mất cắp, thất lạc.
Đây là một tranh chấp thường xuyên xảy ra. Các chủ thẻ thường khiếu
nại ngân hàng về thiệt hại mất tiền trong tài khoản. Các vụ tranh chấp về mất
tiền trong tài khoản giữa khách hàng và ngân hàng do thẻ bị đánh cắp, thất
lạc ngày càng gia tăng.
14
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
Thứ năm:Tạo băng từ giả.
Thứ sáu: Nhân viên ngân hàng in ra dư ra hóa đơn và giả mạo chữ ký
của khách hàng để yêu cầu thanh toán chi trả. Đây là tranh chấp phát sinh từ
đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng, không những gây thiệt hại về
tài chính cho chủ thẻ mà còn làm mất uy tín của ngân hàng.
2. Nguyên nhân phát sinh những tranh chấp này.
Thứ nhất: Do công tác kiểm tra của ngân hàng còn bị lơ là. Khi chủ thẻ có
yêu cầu thay đổi địa chỉ phát hành thẻ thì ngân hàng đã không kiểm tra kỹ
thông tin nên dễ dàng bị những kẻ khác lợi dụng.
Thứ hai: Do đội ngũ cán bộ ngân hàng còn tồn tại một số người có tư
cách đạo đức kém, cố tình làm giả mạo giấy tờ để tư lợi gây ảnh hưởng tới
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thẻ.
3. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp.
- Tranh chấp phát sinh, đặt ra những yêu cầu phải giải quyết chúng. Và thực tế
để giải quyết những tranh chấp trên thì nhà nước đã xây dựng củng cố môi
trường pháp lý quy định chặt chẽ hơn những chế tài để xử lý những vi phạm
trong quá trình sử dụng, thanh toán thẻ cụ thể đó là đưa ra các khung xử
phạt riêng đối với các đối tượng này.
- Tiếp đó, thành lập các trung tâm thanh toán bù trừ cho các giao dịch
thẻ.
- Thực tế hiện nay, các ngân hàng quản lý phát hành và thanh toán thẻ theo
mạng riêng của mình. Đồng thời công tác quảng bá, phổ cập kiến thức về thẻ
và sử dụng thẻ được chú trọng.
IV, Chế độ thu phí áp dụng đối với chủ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ
phần công thương Việt Nam- Vietinbank.
15
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
Chế độ thu phí áp dụng với chủ thẻ được quy định tại Thông tư
số: 35/2012/TT-NHNN quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa. Điều 4 quy
định về nguyên tắc thu phí dịch vụ thẻ:
“1. Tổ chức phát hành thẻ được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ theo
loại phí, mức phí do Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành thẻ quy
định tại biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình nhưng phải bảo đảm nằm
trong khuôn khổ và lộ trình quy định đối với các loại phí nêu tại Biểu khung
mức phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Phụ lục) ban hành kèm theo Thông tư
này.
2. Tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu phí dịch
vụ thẻ đã ban hành.
3. Tổ chức phát hành thẻ không được thu phí từ chủ thẻ đối với những
giao dịch thẻ không thành công hoặc giao dịch thẻ bị sai sót không phải do lỗi
của chủ thẻ.
4. Tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ không được thu phí
dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ.
5. Đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ
thẻ.”
Các dịch vụ được phép thu phí
Các loại hình dịch vụ thanh toán Ngân hàng được thu phí dịch vụ được
quy định tại Điều 6 Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số
448/2000/QĐ-NHNN ngày 20/10/2000.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán như Séc, Thẻ Ngân hàng, Uỷ
nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi và các phương tiện thanh toán khác được sử dụng để
thực hiện giao dịch thanh toán qua Ngân hàng theo quy định của chế độ
thanh toán hiện hành.
16
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
- Dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng:
+ Dịch vụ thanh toán cho các khách hàng mở tài khoản ở khác đơn vị
ngân hàng (sở giao dịch, chi nhánh);
+ Chuyển tiền cấp phát kinh phí, điều chuyển vốn;
+ Chuyển tiền đến một đơn vị ngân hàng khác để sử dụng;
+ Trả lương vào tài khoản;
+ Yêu cầu huỷ hoặc sửa đổi chuyển tiền;
+ Thu hộ và chi hộ trong nước;
+ Các dịch vụ thanh toán khác trong nước cho khách hàng phù hợp với
quy định của pháp luật hiện hành.
- Dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng
+ Chuyển tiền ra nước ngoài (gồm cả chuyển tiền ra nước ngoài khi
thanh toán Thư tín dụng trả ngay và trả chậm);
+ Nhận tiền từ nước ngoài chuyển đến;
+ Thu hộ và chi hộ với nước ngoài: Nhờ nước ngoài thu hộ, bao gồm:
nhận, xử lý, gửi chứng từ đi nước ngoài nhờ thu và thanh toán kết quả nhờ
thu; Hủy nhờ thu theo yêu cầu của cá nhân hoặc đơn vị nhờ thu trong nước;
Thu hộ nước ngoài; Đổi séc du lịch lấy tiền mặt ngoại tệ.
- Các dịch vụ thanh toán khác với nước ngoài mà Ngân hàng được phép
thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tại ngân hàng Vietinbank, chế độ thu phí được chia theo 7 loại dịch vụ
khác nhau, bao gồm dịch vụ tài khoản tiền gửi; dịch vụ chuyển tiền, thanh
toán; dịch vụ tiền vay; bảo lãnh trong nước; dịch vụ kho quỹ, quản lý tài sản
và giấy tờ có giá; cung cấp dịch vụ, thông tin theo yêu cầu của khách hàng và
các dịch vụ khác … với các mức phí được quy định rõ trong biểu phí dịch vụ
thẻ, trong phần phụ lục đính kèm bài viết, nhóm xin đưa ra biểu phí dịch vụ
17
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
thẻ cụ thể tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam- Vietinbank để thầy
(cô) và các bạn tham khảo.
KẾT LUẬN
Thanh toán qua thẻ ngân hàng được coi là một trong những loại hình cung
ứng dịch vụ thanh toán nhanh, tiện lợi cho khách hàng của các tổ chức tín
dụng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thẻ vẫn còn những bất cập, tranh
chấp phát sinh, điều này đòi hỏi Nhà nước ta cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ
thông pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này.
18
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Trường Đại học Luật Hà Nội- Giáo trình Luật ngân hàng Việt
Nam- NXB: Công an nhân dân- Năm: 2012.
2. Luật ngân hàng nhà nước 2010.
3. Luật các tổ chức tín dụng 2010.
4. Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước về Ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và
cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.
5. Thông tư số: 35/2012/TT-NHNN quy định về phí dịch vụ thẻ ghi
nợ nội địa.
6. Quyết định số 448/2000/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng
nhà nước ngày 20/10/2000 về việc thu phí dịch vụ thanh toán
qua ngân hàng.
Các website: www.voer.edu.vn
www.vietinbank.vn
19
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
PHỤ LỤC
BIỂU PHÍ DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK.
BẢNG 1
BIỂU PHÍ DỊCH VỤ RÚT GỌN ÁP DỤNG CHO SẢN PHẨM THẺ GHI NỢ E-PARTNER
DANH MỤC CÁC LOẠI PHÍ
MỨC PHÍ ÁP DỤNG
Mức phí
Số tiền tối
thiểu
A. Nghiệp vụ phát hành thẻ và thanh toán thẻ trong hệ thống NHCT
1. Phí phát hành
1.1. Phát hành và chuyển đổi hạng thẻ thông
thường
1.1.1. S – Card, C-Card thường và liên kết 50.000 đ
1.1.2. G – Card, Pink-Card 100.000 đ
1.1.3. 12 con giáp 100.000 đ
1.1.4. Thẻ Đồng thương hiệu Công ty 77.000 đ
1.1.5. Thẻ phụ 0
1.2 Phát hành nhanh (chỉ áp dụng đối với thẻ
thường)
1.2.1 S – Card, C-Card 55.000 đ
1.2.2 G – Card 100.000 đ
1.2.3 PinkCard 100.000 đ
2. Phí quản lý tài khoản thẻ theo tháng
2.1.Thẻ G-card, Pinkcard 5.500 đ/tháng
2.2.Thẻ C-card, C-card LK,12 con giáp 3.300 đ/tháng
2.3. The S-card, S-card LK 1.100đ/tháng
3. Phí phát hành lại thẻ (thường) Từ 44.000 đ – 132.000 đ (tuỳ
từng trường hợp và tuỳ từng loại
20
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
thẻ)
4. Phí cấp mã PIN
Tại quầy (do chủ thẻ quên PIN hoặc chủ thẻ bị khóa thẻ
tại máy ATM )
11.000 đ
5. Phí vấn tin và in sao kê giao dịch thẻ
5.1. Tại quầy (in sao kê giao dịch của chủ thẻ)
Áp dụng thu phí
như tài khoản CA
5.2. Tại ATM/kiosk - In sao kê 10 giao dịch gần nhất và in
sao kê vấn tin số dư ( miễn phí giao dịch không in chứng
từ )
5.50 đ/lần
6. Phí sử dụng dịch vụ I - Pay hàng tháng 8.800 đ/tháng
7. Rút tiền mặt
7.1. Phí rút tiền tại máy ATM trong hạn mức của
thẻ/ngày
0
7.2. Phí rút tiền tại quầy và tại máy EDC
0.06%/ tổng số tiền
rút
22.000 đ
7.3. Phí rút tiền vượt hạn mức của thẻ tại quầy do hỏng
thẻ, hết hiệu lực có nhu cầu rút tiền trước khi làm thẻ
0.055%/tổng số
tiền rút
22.000 đ
8. Chuyển khoản trong hệ thống NHCT (trừ tại
quầy)
8.1.Thẻ S-Card, S-Card liên kết, C-Card, C-card liên kết, 12
Con giáp, các loại thẻ đồng thương hiệu
- Trong hạn mức 5 triệu đồng / ngày 0 đ
- Vượt hạn mức
0.06%/số tiền
chuyển khoản vượt
hạn mức
Tối thiểu
3.300 đ và tối
đa 16.500
đ/giao dịch
8.2. Thẻ G-card; PinkCard
- Trong hạn mức 10 triệu đồng / ngày 0 đ
- Vượt hạn mức
0.06%/số tiền
chuyển khoản vượt
hạn mức
Tối thiểu
3.300 đ và tối
đa 16.500
đ/giao dịch
9. Chuyển khoản tại quầy
Áp dụng thu phí
như tài khoản CA
10. Tra soát, khiếu nại (bao gồm cả yêu cầu bồi hoàn)
chỉ thu khi chủ thẻ khiếu nại sai
Từ 55.000 đ – 110.000 đ
(tuỳ từng trường hợp)
11. Sử dụng dịch vụ thông báo biến động số dư qua
hệ thống tin nhắn SMS
8.800đ/tháng
B. Nghiệp vụ thanh toán thẻ E-Partner tại ĐVCNT
Phí thu của chủ thẻ sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ 0
C. Giao dịch tại hệ thống Banknet vn và Smartlink
1. Giao dịch tại ATM
1.1. Giao dịch rút tiền 3.300 đ
1.2. Giao dịch vấn tin, in sao kê, chuyển khoản nội bộ 5.50 đ
21
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
2. Giao dịch tại EDC
2.1. Giao dịch vấn tin 1.650 đ
2.2 Giao dịch hoàn trả 1.980 đ
2.3. Giao dịch thanh toán tại EDC 0
BẢNG 2
BIỂU PHÍ RÚT GỌN DỊCH VỤ ÁP DỤNG CHO SẢN PHẨM THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ
CREMIUM
DANH MỤC CÁC LOẠI PHÍ
MỨC PHÍ ÁP DỤNG
Mức phí
Số tiền tối
thiểu
A. Nghiệp vụ phát hành Thẻ tín dụng quốc
tế
1. Phí phát hành mới thẻ
1.1. <! [endif] >Đối với thẻ 1 năm
1.1.1. Thẻ Xanh, thẻ Chuẩn
Thẻ chính 50.000 đ
Thẻ phụ 25.000 đ
1.1.2. Thẻ Vàng
Thẻ chính 100.000 đ
Thẻ phụ 50.000 đ
1.1.3. Thẻ Platinum
Thẻ chính 200.000 đ
Thẻ phụ 100.000 đ
1.2. <! [endif] >Đối với thẻ 2 năm
1.2.1. Thẻ Xanh, thẻ Chuẩn
Thẻ chính 75.000 đ
Thẻ phụ 40.000 đ
1.2.2.Thẻ vàng
Thẻ chính 150.000 đ
Thẻ phụ 75.000 đ
1.2.3.Thẻ Platinum Thẻ chính 300.000 đ
Thẻ phụ 150.000 đ
2. Phí dịch vụ in ảnh (áp dụng với thẻ
Visa)
50.000 đ
3. Phí dịch vụ phát hành nhanh 100.000 đ
4. Phí phát hành lại
4.1. Phát hành lại do thẻ hết hạn
Áp dụng bằng mức phí PH
mới với thời hạn thẻ tương
ứng
4.2. Phát hành lại do thẻ hỏng, mất cắp, thất
lạc,… trừ trường hợp thay đổi hạng thẻ
Bằng 50% mức phí PH mới
với thời hạn thẻ tương ứng
5. Phí thường niên (thu hàng năm, không
phân biệt theo thời hạn thẻ)
5.1. Đối với thẻ Xanh
Thẻ chính 75.000 đ
Thẻ phụ 40.000 đ
5.2. Đối với thẻ Chuẩn Thẻ chính 90.000 đ
22
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
Thẻ phụ 45.000 đ
5.3. Đối với thẻ Vàng
Thẻ chính 200.000 đ
Thẻ phụ 100.000 đ
5.4. Đối với thẻ Platinum
Thẻ chính 300.000 đ
Thẻ phụ 150.000 đ
6. Phí rút tiền mặt (ngoại tệ hoặc VND)
6.1. Tại thiết bị của VietinBank 4%/số tiền giao dịch 55.000 đ
6.2. Tại thiết bị của ngân hàng khác 4%/số tiền giao dịch 55.000 đ
7. Phí thông báo thẻ mất cắp, thất lạc 200.000 đ
8. Phí dịch vụ xác nhận hạn mức tín dụng 120.000 đ
9. Phí dịch vụ trích nợ tự động
9.1. Phí đăng ký dịch vụ Miễn phí
9.2. Phí sử dụng dịch vụ 2.000 đ/tháng
10. Phí phạt chậm thanh toán
10.1. Nợ quá hạn dưới 30 ngày 3% 99.000đ
10.2. Nợ quá hạn từ 30 - 60 ngày 4% 99.000đ
10.3. Nợ quá hạn từ 60 - 90 ngày 6% 99.000đ
10.4. Nợ quá hạn từ 90 - 120 ngày 4% 99.000đ
10.5. Nợ quá hạng trên 120 ngày 4% 99.000đ
11. Phí thay đổi hạn mức tín dụng, không
thay đổi hạng thẻ
11.1. Phí thay đổi hạn mức tín dụng tạm thời 70.000 đ
11.2. Phí thay đổi hạn mức tín dụng vĩnh viễn 50.000đ
12. Phí chuyển đổi hạng thẻ
12. 1. Từ hạng thẻ khác sang thẻ Vàng
Áp dụng bằng mức phí các
mã phí phát hành mới với
thời hạn tương ứng
12. 2. Từ hạng thẻ khác sang thẻ Chuẩn
12. 3. Từ hạng thẻ khác sang thẻ Xanh
12. 4. Từ hạng thẻ khác sang thẻ Platinum
13. Phí khiếu nại
13.1.Yêu cầu khiếu nại 0 đ/lần
13.2.Thu khi kết luận khiếu nại sai 300.000 đ/lần
14. Phí cấp lại bản Sao kê hàng tháng cho
chủ thẻ
30.000 đ
15. Phí cấp lại PIN 30.000 đ
16. Phí cấp bản sao hóa đơn giao dịch
cho chủ thẻ
16.1 Đối với ĐVCNT là đại lý của NHCT 20.000 đ
16.2 Đối với ĐVCNT không là đại lý của NHCT 300.000 đ/hóa đơn
17. Phí chuyển đổi tiền tệ (chỉ áp dụng
đối với các giao dịch bằng ngoại tệ)
2%/ giá trị giao dịch
18. Phí ngừng sử dụng thẻ 150.000 đ
19. Sử dụng dịch vụ thông báo giao dịch
qua hệ thống tin nhắn SMS
23
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
19.1. Phí đăng ký dịch vụ 0
19.2. Phí sử dụng dịch vụ 1.100 đ/SMS
5.500
đ/tháng/tài
khoản
19.3. Phí huỷ đăng ký dịch vụ 20.000 đ
20. Phí sử dụng dịch vụ Visa toàn cầu (phí
ứng tiền mặt khẩn cấp, phí thay thế thẻ khẩn
cấp)
600.000 đ
B. Phí áp dụng cho nghiệp vụ thanh toán
thẻ quốc tế
21. Phí rút tiền mặt tại ATM của NHCT
( không áp dụng với thẻ Visa phát hành tại
Việt Nam và khu vực Châu Âu )
21.1. Đối với thẻ do NHCT phát hành 55.000 đ
21.2. Đối với thẻ do NH khác phát hành 55.000 đ
22. Phí ứng tiền mặt tại POS của NHCT
22.1. Đối với thẻ do NHCT phát hành 2% số tiền giao dịch
22.2. Đối với thẻ do NH khác phát hành 4% số tiền giao dịch
BẢNG 3
BIỂU PHÍ DỊCH VỤ ÁP DỤNG CHO SẢN PHẨM THẺ TDQT CREMIUM – JCB
DANH MỤC CÁC LOẠI PHÍ
MỨC PHÍ ÁP DỤNG
1. Phí phát hành
1.1 Đối với thẻ 1 năm
a.Thẻ chuẩn
- Thẻ chính 200.000 đ
- Thẻ phụ 100.000 đ
b.Thẻ Vàng
- Thẻ chính 250.000 đ
- Thẻ phụ 125.000 đ
1.2. Đối với thẻ 2 năm
a. Thẻ chuẩn
- Thẻ chính 250.000 đ
- Thẻ phụ 125.000 đ
b.Thẻ vàng
- Thẻ chính 300.000 đ
- Thẻ phụ 150.000 đ
2. Phí thường niên
a. Thẻ chuẩn
- Thẻ chính 250.000 đ
- Thẻ phụ 125.000 đ
24
Bài tập nhóm số 2- Luật ngân hàng- LỚP N03- NHÓM 05.
b. Thẻ vàng
- Thẻ chính 300.000 đ
- Thẻ phụ 150.000 đ
3. Phí thay thế thẻ khẩn cấp 1.300.000 đ
4. Các loại phí khác
Áp dụng như biểu phí thẻ TDQT
Cremium hiện tại đang áp dụng
BẢNG 4
BIỂU PHÍ DỊCH VỤ ÁP DỤNG CHO SẢN PHẨM THẺ GHI NỢ QUỐC TẾ VISA DEBIT
ONESKY
DANH MỤC CÁC LOẠI PHÍ
MỨC PHÍ ÁP DỤNG
Mức phí Số tiền tối thiểu
A. Nghiệp vụ phát hành
1.Phí phát hành
1.1 Phát hành lần đầu và chuyển đổi hạng thẻ
Thẻ vàng 100.000
Thẻ chuẩn 50.000
Thẻ phụ 50.000
Thẻ Visa Debit Chelsea 100.000
1.2 Phát hành lại thẻ chính/phụ (do thẻ hết hạn,
thẻ hỏng, mất cắp, thất lạc,…)
Thẻ vàng 80.000
Thẻ chuẩn 40.000
Thẻ phụ 40.000
2.Phí quản lý thẻ hàng tháng
Thẻ vàng 11.000
Thẻ chuẩn 5.500
Thẻ phụ Miễn phí
3. Phí cấp lại PIN 30.000 đ/lần
4. Phí rút tiền mặt
4.1. Tại ATM của NHCT Miễn phí
25