Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 112 trang )




Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học kinh tế quốc dân













Giới thiệu
Các ngành, chuyên ngành đào tạo và
thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy
năm 2012


















Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân
Năm 2012

MC LC

THễNG IP CA HIU TRNG ................................................................................... 1
GII THIU V TRNG I HC KINH T QUC DN ........................................ 2
GII THIU THễNG TIN TUYN SINH I HC H CHNH QUY NM 2012 ..... 6
GII THIU CC NGNH V CHUYấN NGNH O TO ..................................... 13
NGàNH NGÔN NGữ ANH .................................................................................... 14
CHUYấN NGNH TING ANH THNG MI .................................................. 15
NGàNH KINH Tế ................................................................................................... 16
CHUYấN NGNH KINH T V QUN Lí ễ TH ............................................ 17
CHUYấN NGNH K HOCH ........................................................................... 18
CHUYấN NGNH KINH T PHT TRIN ......................................................... 19
CHUYấN NGNH KINH T QUN Lí TI NGUYấN V MễI TRNG ......... 20
CHUYấN NGNH QUN Lí KINH T ............................................................... 21
CHUYấN NGNH KINH T V QUN Lí CễNG ............................................. 22
CHUYấN NGNH KINH T NễNG NGHIP V PHT TRIN NễNG THễN .. 23
CHUYấN NGNH KINH T U T ................................................................. 24
CHUYấN NGNH KINH T QUC T .............................................................. 25
CHUYấN NGNH KINH T HC ....................................................................... 26

CHUYấN NGNH THM NH GI ................................................................... 27
CHUYấN NGNH HI QUAN ............................................................................ 28
NGàNH TOáN ứNG DụNG TRONG KINH Tế ..................................................... 29
CHUYấN NGNH TON KINH T ..................................................................... 30
CHUYấN NGNH TON TI CHNH ................................................................. 32
NGàNH THốNG KÊ KINH Tế ............................................................................... 34
CHUYấN NGNH THNG Kấ KINH T X HI ............................................... 35
CHUYấN NGNH THNG Kấ KINH DOANH .................................................... 37
NGàNH KINH Tế TàI NGUYÊN............................................................................ 39
CHUYấN NGNH KINH T TI NGUYấN ......................................................... 40
NGàNH QUảN TRị KINH DOANH ........................................................................ 41
CHUYấN NGNH QUN TR KINH DOANH QUC T .................................... 42
CHUYấN NGNH QUN TR KINH DOANH THNG MI ............................. 43
CHUYấN NGNH THNG MI QUC T ..................................................... 44
CHUYấN NGNH QUN TR DOANH NGHIP ................................................ 45

CHUYấN NGNH QUN TR KINH DOANH TNG HP ................................. 46
CHUYấN NGNH QUN TR CHT LNG ................................................... 47
NGàNH QUảN TRị DịCH Vụ DU LịCH Và Lữ HàNH ......................................... 48
CHUYấN NGNH QUN TR L HNH ........................................................... 49
CHUYấN NGNH QUN TR DU LCH ............................................................. 51
NGàNH MARKETING ........................................................................................... 53
CHUYấN NGNH QUN TR MARKETING ...................................................... 54
CHUYấN NGNH QUN TR BN HNG ......................................................... 55
CHUYấN NGNH TRUYN THễNG MARKETING ........................................... 56
NGàNH BấT ĐộNG SảN ..................................................................................... 57
CHUYấN NGNH KINH DOANH BT NG SN ........................................... 58
CHUYấN NGNH KINH T BT NG SN V A CHNH ........................... 60
NGàNH TàI CHíNH NGÂN HàNG ........................................................................ 62
CHUYấN NGNH NGN HNG ........................................................................ 63

CHUYấN NGNH TI CHNH DOANH NGHIP ............................................... 65
CHUYấN NGNH TI CHNH DOANH NGHIP (TING PHP) ...................... 67
CHUYấN NGNH TI CHNH CễNG ................................................................ 69
CHUYấN NGNH TI CHNH QUC T ........................................................... 70
CHUYấN NGNH TH TRNG CHNG KHON .......................................... 72
CHUYấN NGNH BO HIM ............................................................................ 74
NGàNH Kế TOáN ................................................................................................. 76
CHUYấN NGNH K TON TNG HP .......................................................... 77
CHUYấN NGNH KIM TON .......................................................................... 78
NGNH QUN TR NHN LC ............................................................................ 79
CHUYấN NGNH QUN TR NHN LC ......................................................... 80
NGàNH Hệ THốNG THÔNG TIN QUảN Lý ........................................................ 81
CHUYấN NGNH TIN HC KINH T ................................................................ 82
CHUYấN NGNH H THNG THễNG TIN QUN Lí ......................................... 83
NGành luật ....................................................................................................... 84
CHUYấN NGNH LUT KINH DOANH ............................................................. 85
CHUYấN NGNH LUT KINH DOANH QUC T ............................................ 86
NGành khoa học máy tính ........................................................................... 87
CHUYấN NGNH CễNG NGH THễNG TIN ................................................... 88

CáC LớP CH-ơNG TRìNH Tiên tiến và chất l-ợng cao chuyên
ngành tài chính .............................................................................................. 90
CHUYấN NGNH QUN TR DOANH NGHIP (Chng trỡnh Cht lng cao) ... 91
CHUYấN NGNH KIM TON (Chng trỡnh Chõt lng cao) ................................... 93
CHUYấN NGNH QUN TR KINH DOANH QUC T (Chng trỡnh Cht lng
cao) ..................................................................................................................... 94
CHUYấN NGNH KINH T U T (Chng trỡnh Cht lng cao) ................... 95
CáC LớP QUảN TRị KHáCH SạN Và Lữ HàNH ĐịNH HƯớng nghề nghiệp
(POHE) .................................................................................................................. 96
CHUYấN NGNH QUN TR KHCH SN (POHE) ......................................... 96

CHUYấN NGNH QUN TR L HNH (POHE) .............................................. 98
LớP QUảN TRị KINH DOANH HọC BằNG TIếNG ANH (E-BBA) .................... 100
CH-ơNG TRìNH Cử NHâN QUốC Tế (IBD@NEU), HọC BằNG TIếNG ANH 102

Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


1
THÔNG ĐIỆP CỦA HIỆU TRƯỞNG

Các bạn muốn trở thành một
doanh nhân thành đạt, một nhà quản lý
kinh tế tài ba, một nhà đầu tư năng động,
hay một nhà quản trị ngân hàng biết cách
tạo tiền và cũng biết cách tiêu tiền,vv…?
Dường như những ước mơ ấy của rất
nhiều học sinh phổ thông, của nhiều cán
bộ gắn với tên của một trường đại học
danh tiếng hàng đầu Việt Nam - Đại học
Kinh tế quốc dân.
Nói đến Đại học Kinh tế quốc dân
là nói về truyền thống trên 55 năm phát triển, đổi mới, hội nhập, Trường anh hùng
thời kỳ đổi mới và năm 2011 được Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh lần
thứ hai, Trường đại học trọng điểm, đầu ngành trong khối các trường đại học đào tạo
về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Trường có đội ngũ cán bộ khoa
học, giảng viên cơ hữu có trình độ cao: 20 Giáo sư, 95 phó giáo sư, 255 tiến sĩ và 391
thạc sỹ. Trường có trên 45.000 sinh viên các hệ, trong đó có nhiều sinh viên quốc tế.
Trường có số lượng ngành, chuyên ngành đào tạo lớn nhất, đầy đủ nhất trong hệ
thống các trường đại học khối kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, bao trùm gần
như toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế. Trong qua trình đổi mới và nâng cao chất

lượng đào tạo, Trường đi đầu trong việc mở rộng, triển khai có hiệu quả các chương
trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài, các chương trình đào tạo tiên tiến và chất lượng
cao, không ngừng hoàn thiện các chương trình khác.
Đại học Kinh tế quốc dân đang nỗ lực phấn đấu đến năm 2020 trở thành một
trường đại học định hướng nghiên cứu, trường đại học đa ngành có uy tín, đạt chất
lượng đẳng cấp khu vực và quốc tế trong lĩnh vực Quản lý kinh tế, Quản trị kinh
doanh. Phấn đấu trong những thập kỷ tới, Trường không chỉ là một Harvard của Việt
Nam mà còn được xếp trong số 1000 trường đại học hàng đầu trên thế giới.
Trở thành sinh viên của Đại học Kinh tế quốc dân, các bạn sẽ có cơ hội được
học tập trong một môi trường sư phạm tốt nhất, nơi các bạn có thể lĩnh hội được hệ
thống kiến thức tiên tiến từ các Thầy Cô giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết, có thể phát
huy tốt năng lực sở trường trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện nhân cách
để nhận được bằng cử nhân danh giá – khởi nguồn cho sự thành đạt trong tương lai
của mình.
Đại học Kinh tế quốc dân luôn chào đón các bạn! Ngoài ước mơ cháy bỏng,
các bạn hãy chuẩn bị thật tốt hành trang kiến thức, vững tin bên cạnh sự đồng thuận
và định hướng của các bậc phụ huynh để vượt qua một kỳ thi nhiều thử thách.
Chúc các bạn lựa chọn đúng ngành mà mình yêu thích và trở thành sinh viên của
Đại học Kinh tế quốc dân!
GS.TS.NGƯT. Nguyễn Văn Nam
Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân
Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


2








GIỚI THIỆU VỀ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


3

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25
tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Lúc đó, Trường được đặt
trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 22 tháng 5 năm 1958, Thủ tướng Chính Phủ ra Nghị định số 252-TTg đổi tên
trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục. Tháng 1 năm 1965
Trường lại một lần nữa được đổi tên thành trường Đại học Kinh tế Kế hoạch. Ngày 22 tháng
10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào
tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đó đổi tên Trường thành trường Đại học Kinh tế Quốc
dân. Năm 1989, trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính Phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ
chính là: 1/ Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô; 2/ Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh
doanh ở bậc đại học và sau đại học; và 3/ Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế.
Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn
luôn giữ vững vị trí là:
Một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị
kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam: Trường hiện có hơn 45.000 sinh viên; 1228 cán bộ, giảng
viên, công nhân viên (trong đó có 759 giảngviên, 20 giáo sư và 95 phó giáo sư, 255 tiến sĩ
và 391 thạc sĩ); Bậc đại học đào tạo 45 chuyên ngành thuộc 16 ngành khác nhau: Kinh tế,
Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Toán ứng dụng trong kinh tế, Thống kê
kinh tế, Kinh tế tài nguyên, Hệ thống thông tin kinh tế, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành,

Quản trị khách sạn, Marketing, Quản trị nhân lực, Bất động sản, Luật, Khoa học máy tính và
Ngôn ngữ Anh ; ở bậc cao học đào tạo 2 nhóm ngành Kinh tế, kinh doanh và Quản lý với 33
chuyên ngành hẹp; Bậc nghiên cứu sinh đào tạo 14 mã số chuyên ngành với 22 chuyên ngành
hẹp. Bên cạnh các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, Trường cũng
thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn về quản lý kinh tế và quản
trị kinh doanh cho các nhà quản lý các doanh nghiệp và các cán bộ kinh tế trên phạm vi toàn
quốc. Cho đến nay, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được nhiều thế hệ cán bộ
quản lý chính quy, năng động, dễ thích nghi với nền kinh tế thị trường và có khả năng tiếp thu
các công nghệ mới. Trong số những sinh viên tốt nghiệp của Trường, nhiều người hiện đang giữ
những chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các doanh
nghiệp.
Trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính sách kinh
tế – xã hội của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương và chiến lược kinh doanh của
các doanh nghiệp: Trường đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu lớn về kinh tế và kinh
doanh ở Việt Nam, được Chính phủ trực tiếp giao nhiều đề tài nghiên cứu lớn và quan trọng.
Ngoài ra, Trường cũng hợp tác về nghiên cứu với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và
các tổ chức quốc tế.
Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh:
Trường đã có nhiều đúng góp to lớn trong việc tư vấn cho các tổ chức ở Trung ương, địa
phương và các doanh nghiệp. Ảnh hưởng sâu rộng của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến
Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


4
toàn bộ công cuộc đổi mới được tăng cường bởi các mối liên kết chặt chẽ của Trường với các
cơ quan thực tiễn.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu - đào tạo
với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước
như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Bungari, Ba Lan, CH Sec và Slovakia, Anh, Pháp, Mỹ, Úc,
Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, CHLB Đức, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan...Đặc biệt, trường cũng

nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức Sida (Thuỵ Điển), UNFPA,
CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vương quốc Anh), UNDP,
Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Hanns Seidel (Đức) ... để tổ chức nghiên cứu, xây
dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạo thạc sĩ tại Trường về kinh tế, quản lý, quản
trị kinh doanh và các lớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường... Đồng thời, Trường cũng có quan
hệ với nhiều công ty nước ngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh
viên.
Đại học Kinh tế Quốc dân đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn và đã được trao tặng
nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Lao động Hạng Ba trong
giai đoạn 1961 - 1972, Hạng Hai năm 1978, Hạng Nhất năm 1983, Huân chương Độc lập
hạng Ba năm 1986, Hạng Hai năm 1991và Hạng Nhất năm 1996, danh hiệu Anh hùng Lao
động năm 2000, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2001, Huân chương Hữu nghị của nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2008 và Huân chương Hồ Chí Minh năm 2011.

SỨ MỆNH - TẦM NHÌN
Sứ mệnh
Là trường trọng điểm quốc gia, trường Đại học hàng đầu về kinh tế, quản lý và quản
trị kinh doanh trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân có sứ mệnh cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng
dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao, có thương hiệu và danh tiếng, đạt đẳng cấp
khu vực và quốc tế về lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, góp phần quan trọng
vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.
Tầm nhìn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phấn đấu phát triển thành trường đại học định
hướng nghiên cứu, trường đại học đa ngành có uy tín, đạt chất lượng đẳng cấp khu vực và
quốc tế trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và một số lĩnh vực mũi nhọn khác.
Phấn đấu trong những thập kỷ tới, trường được xếp trong số 1000 trường đại học hàng đầu
trên thế giới.

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

Mục tiêu chung:
Giữ vững, phát huy và khẳng định vị thế trường trọng điểm quốc gia, trường đầu
ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước, phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc
dân thành trường đại học đa ngành về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, đạt đẳng cấp
khu vực và quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phục vụ có hiệu quả nhu
cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế - xã hội Việt Nam.
Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


5
Các mục tiêu cụ thể đến 2020:
Đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, chuẩn hoá đội ngũ giảng dạy và phục
vụ; tạo ra sự đột phá về chất lượng đào tạo ở một số ngành, chuyên ngành mũi nhọn, đạt tiêu
chuẩn khu vực và quốc tế đảm bảo sự lan toả và làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng toàn
diện các hệ đào tạo.
Mở rộng , phát triển và khẳng định vị thế là một trung tâm nghiên cứu khoa học và tư
vấn kinh tế, quản trị kinh doanh lớn và có uy tín hàng đầu của Việt Nam.
Phát triển quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ và nâng cao vai trò đào tạo, nghiên cứu và
tư vấn trong mạng lưới các trường đại học có đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh, trong
hệ thống giáo dục đại học,Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp ở Việt Nam; mở rộng quan hệ
hợp tác trao đổi có hiệu quả với các trường đại học, Viện nghiên cứu và các Tổ chức quốc tế
trong khu vực và trên thế giới. Mở rộng ảnh hưởng và không ngừng nâng cao hình ảnh uy tín
của trường trong và ngoài nước.
Phấn đấu trở thành trường đại học hiện đại với đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết
bị tiên tiến, môi trường phục vụ đào tạo và nghiên cứu cơ bản đạt tiêu chuẩn khu vực với hệ
thống giảng đường đủ tiêu chuẩn, hệ thống thư viện hiện đại cùng một hệ thống các dịch vụ
cung cấp có chất lượng cao.
Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012



6







GIỚI THIỆU THÔNG TIN TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NĂM 2012
Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


7

Tên trường.
Ngành học
Ký hiệu
trường
Mã ngành
Khối
thi

Tổng
chỉ tiêu
Ghi chú
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ QUỐC DÂN
KHA


4500
-Vùng tuyển: Tuyển sinh
trong cả nước.
- Chỉ tiêu trên bao gồm cả
chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ
của các tỉnh (Theo quyết
định của Bộ) và từ các
trường dự bị ĐH chuyển về.
- Phương thức tuyển sinh:
Trường tổ chức thi tuyển
sinh. Ngày thi, khối thi, đề
thi theo quy định 3 chung
của Bộ GD&ĐT.
- Thí sinh đăng ký thi tuyển
sinh theo ngành với mã quy
ước.
- Ngành Ngôn ngữ Anh, các
lớp theo chương trình
POHE và lớp Quản trị kinh
doanh học bằng tiếng Anh
(E-BBA), điểm thi môn
Tiếng Anh tính hệ số 2.
PHƯƠNG THỨC XÉT
TUYỂN:
Trường xét tuyển theo 3
nhóm ngành:
1 - Nhóm 1: gồm 9 ngành:
Ngôn ngữ Anh, Kinh tế,
Quản trị kinh doanh, Quản
trị dịch vụ du lịch và lữ

hành, Marketing, Bất động
sản, Tài chính ngân hàng,
Kế toán và Quản trị nhân
lực.
Nhóm này có điểm sàn
chung vào Trường (theo
khối thi) và điểm trúng
tuyển vào ngành (theo khối
thi).
Thí sinh đạt điểm sàn vào
Trường nhưng không đạt
điểm trúng tuyển vào ngành
Số 207, Đường Giải Phóng,
Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
ĐT: 04 62776688;
(04)36280280 (Máy lẻ 5106,
5101, 6901)
Website: www.neu.edu.vn


A. Các ngành đăng ký
tuyển sinh


I. Ngôn ngữ Anh
Chuyên ngành Tiếng Anh
thương mại
D220201 D1 100
II. Kinh tế
Gồm các chuyên ngành:

1. Kinh tế và Quản lý đô thị
2. Kế hoạch
3. Kinh tế phát triển
4. Kinh tế Quản lý tài nguyên
và môi trường
5. Quản lý kinh tế
6. Kinh tế và Quản lý công
7. Kinh tế nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
8. Kinh tế đầu tư
9. Kinh tế quốc tế
10. Kinh tế học
11. Thẩm định giá
12. Hải quan
D310101 A,
D1
1200
III. Toán ứng dụng trong
kinh tế.
Gồm 2 chuyên ngành:
1. Toán kinh tế
2. Toán tài chính

D110106

A,
D1
120
IV. Thống kê kinh tế
Gồm 2 chuyên ngành:

1. Thống kê kinh tế xã hội
2. Thống kê kinh doanh

D110105

A,
D1
120
V. Kinh tế tài nguyên
Chuyên ngành Kinh tế tài
nguyên

D110107 A,
D1
60
Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


8
VI. Quản trị kinh doanh
(QTKD)
Gồm 6 chuyên ngành:
1. QTKD quốc tế
2. QTKD thương mại
3. Thương mại quốc tế
4. Quản trị doanh nghiệp
5. QTKD tổng hợp
6. Quản trị chất lượng
D340101
A,

D1
800
đã dự thi được chuyển sang
ngành khác, cùng khối thi,
còn chỉ tiêu, có điểm trúng
tuyển thấp hơn, nếu thí sinh
có nguyện vọng.
2 - Nhóm 2, gồm 6 ngành
và lớp E-BBA.
(6 ngành gồm: Toán ứng
dụng trong kinh tế, Thống kê
kinh tế, Kinh tế tài nguyên,
Hệ thống thông tin quản lý,
Luật, Khoa học máy tính)
Nhóm này có điểm trúng
tuyển vào từng ngành và có
thể thấp hơn điểm sàn
chung vào trường (mục 1),
nhưng không quá 1 (một)
điểm.
3 – Nhóm 3: Các Lớp
POHE: điểm trúng tuyển
lớp POHE thấp hơn điểm
sàn chung vào Trường,
nhưng không quá 4 điểm.

XẾP CHUYÊN NGÀNH:
Sau 1,5 năm, căn cứ kết quả
tuyển sinh đại học, kết quả
học tập và nguyện vọng của

sinh viên, Trường sẽ tổ chức
xếp sinh viên vào chuyên
ngành trong nội bộ ngành
đã trúng tuyển.
Thí sinh muốn biết thêm
thông tin của Trường về các
ngành, chuyên ngành, các
chương trình đào tạo và
thông tin khác để phục vụ
cho việc lựa chọn đăng ký
ngành tuyển sinh, xem trên
cổng thông tin điện tử của
Trường:



VII. Quản trị dịch vụ du
lịch và lữ hành

D340103 A,
D1
120
VIII. Marketing
Gồm 3 chuyên ngành:
1. Quản trị marketing
2. Quản trị bán hàng
3. Truyền thông marketing

D340115 A,
D1

180

IX. Bất động sản
Gồm 2 chuyên ngành:
1. Kinh doanh bất động sản
2. Kinh tế bất động sản và
địa chính

D340116

A,
D1
120
X. Tài chính Ngân hàng
Gồm các chuyên ngành:
1. Ngân hàng
2. Tài chính doanh nghiệp
3. Tài chính doanh nghiệp
(tiếng Pháp)
4. Tài chính công
5. Tài chính quốc tế
6. Thị trường chứng khoán
7. Bảo hiểm

D340201 A,
D1
600
XI. Kế toán.
Gồm 2 chuyên ngành:
1. Kế toán tổng hợp

2. Kiểm toán

D340301 A,
D1
400
XII. Quản trị nhân lực
Chuyên ngành quản trị nhân
lực

D340404 A,
D1
180
XIII. Hệ thống thông tin
quản lý
Gồm 2 chuyên ngành:
1. Tin học kinh tế
2. Hệ thống thông tin quản


D340405 A,
D1
100
Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


9
XIV. Luật
Gồm 2 chuyên ngành:
1. Luật kinh doanh
2. Luật kinh doanh quốc tế

D380101
A,
D1
100
XV. Khoa học máy tính,
Chuyên ngành Công nghệ
thông tin
D480101 A,
D1
100
XVI. Các lớp Quản trị
khách sạn và lữ hành định
hướng nghề nghiệp
(POHE)
D110110 D1 100
XVII. Lớp Quản trị kinh
doanh học bằng tiếng Anh
(E-BBA)
D110109 A,
D1
100

II - Các lớp tuyển chọn sau khi sinh viên trúng tuyển nhập học:
Gồm các lớp chương trình tiên tiến và chất lượng cao

1 - Các lớp chương trình tiên
tiến
A,
D1
200

2- Các lớp chất lượng cao A,
D1
500

Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


10

THÔNG TIN VỀ CÁC LỚP CHƯƠNG TRÌNH
TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO,
POHE VÀ E-BBA

1) Các lớp đào tạo theo chương trình tiên tiến:
Gồm chuyên ngành Tài chính và chuyên ngành Kế toán. Chương trình này được thực
hiện theo dự án Quốc gia, do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, được triển khai tại ĐH Kinh tế
quốc dân. Kinh phí đào tạo được Nhà nước hỗ trợ một phần, phần còn lại do người học đóng
góp. Chương trình được giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh, theo công nghệ, chương trình
và giáo trình của trường ĐH tổng hợp California, Long Beach, Hoa Kỳ (CSULB). Tham gia
giảng dạy có giáo sư của CSULB, của một số trường đại học có uy tín trên thế giới và giáo sư
hàng đầu của ĐHKTQD; phương pháp đào tạo tiên tiến và trang thiết bị giảng dạy hiện đại.
Sinh viên được cấp, mượn toàn bộ giáo trình gốc nước ngoài và học tập tại các giảng đường
hiện đại bậc nhất của Trường. Bằng tốt nghiệp do Trường đại học Kinh tế quốc dân cấp. Năm
2012, học phí dự kiến 2.400.000 đồng /tháng. Mức học phí có thể điều chỉnh hàng năm theo
quy định của Nhà nước. Sau khi nhập học, Trường sẽ tổ chức cho sinh viên đăng ký và thi
tuyển vào chương trình tiên tiến.
2) Các lớp chất lượng cao:
Gồm 8 chuyên ngành: Ngân hàng, Kinh tế đầu tư, Kiểm toán, Quản trị doanh nghiệp,
Kinh tế phát triển, Bảo hiểm, Quản trị marketing và Quản trị kinh doanh quốc tế. Chương
trình đào tạo và công nghệ đào tạo theo hướng chuẩn quốc tế; Phương pháp giảng dạy, học

tập hiện đại, trên 30% môn học được giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh; Phòng học được
trang bị hiện đại, đầy đủ tiện nghi. Bằng tốt nghiệp do Trường đại học Kinh tế quốc dân cấp.
Năm 2012, học phí dự kiến là 1.860.000/tháng. Mức học phí có thể điều chỉnh hàng năm theo
quy định của Nhà nước. Sau khi nhập học, Trường sẽ tổ chức cho sinh viên đăng ký và thi
tuyển vào chương trình chất lượng cao
3) Các lớp chương trình POHE (Professional Oriented Higher Education - POHE):
Gồm chuyên ngành Quản trị lữ hành và chuyên ngành Quản trị khách sạn. Chương
trình sử dụng phương pháp giảng dạy, học tập và trang thiết bị hiện đại, một số môn được
giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh. Sinh viên được học 2 ngoại ngữ. Bằng tốt nghiệp đại
học do trường Đại học Kinh tế quốc dân cấp. Năm 2012, học phí dự kiến là 1.860.000/tháng.
Mức học phí có thể điều chỉnh hàng năm theo quy định của Nhà nước. Tuyển sinh trong cả
nước khối D1, điểm môn tiếng Anh tính hệ số 2, điểm xét tuyển trên điểm sàn của Bộ
GD&ĐT và có thể dưới điểm sàn vào Trường, cùng khối thi, nhưng không quá 4 điểm. Thí
sinh cần phải ghi trên phiếu đăng ký dự thi tuyển sinh và dự thi vào chương trình POHE thì
mới thuộc diện xét tuyển theo quy định này.
Để biết thêm thông tin về các lớp chương trình tiên tiến, chất lượng cao và POHE, liên
hệ: Văn phòng Chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao và POHE, Phòng 104, nhà 14,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Điện thoại: (04)36 280 280 máy lẻ 6008, 6009, 6011.
website: .
4) Lớp Quản trị kinh doanh học bằng tiếng Anh (E-BBA):
Chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy tiên tiến, theo hướng quản trị kinh
doanh thực hành, có sự tham gia của giảng viên nước ngoài; các môn chính được giảng dạy
bằng tiếng Anh dưới sự chuyển giao công nghệ từ các trường hàng đầu của Mỹ về kinh
doanh. Bằng tốt nghiệp đại học chính quy, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân cấp. Môi
Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


11
trường học tập hiện đại: Phòng học có điều hòa, datashow, Wireless và máy tính; có nhiều
hoạt động ngoại khóa nhằm tăng tính chủ động và phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên; có

cơ hội trao đổi sinh viên hoặc chuyển tiếp và nhận bằng đại học của nhiều trường ĐH có uy
tín ở Anh, Úc, Mỹ, Canada. Thủ khoa được nhận học bổng trị giá 25% học phí của kỳ thứ
nhất. Năm 2012, học phí dự kiến 3.959.000đ/tháng. Mức học phí có thể điều chỉnh hàng năm
theo quy định của Nhà nước. Tuyển sinh khối A và khối D1 (điểm môn tiếng Anh hệ số 2).
Điểm trúng tuyển thấp hơn điểm sàn vào Trường không quá 1 điểm (theo từng khối thi).
Để biết thêm thông tin về lớp E-BBA, liên hệ: Viện Quản trị kinh doanh, phòng 105
nhà 12, Trường Đại học KTQD. Điện thoại: (04)38697922 - 04)38690055 – 150; website:


Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


12
THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN QUỐC TẾ,
HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
(IBD@NEU), HỌC BẰNG TIẾNG ANH
1 - Ngành đào tạo:
- Ngành Quản trị kinh doanh (QTKD): được cấp bằng của Đại học tổng hợp
Sunderland (UOS), Vương quốc Anh hoặc của các trường đại học Anh, Úc, Mỹ... nếu chuyển
tiếp sau năm thứ ba
- Ngành Kinh tế, chuyên ngành Tiền tệ - Ngân hàng - Tài chính: được cấp bằng
của Đại học tổng hợp West of England (UWE), Vương quốc Anh
2 - Phương thức tuyển sinh:
- Tuyển sinh tất cả các khối
- Đợt tuyển: vào 2 đợt vào tháng 1 và tháng 9.
- Tổng chỉ tiêu 2 đợt: 260 sinh viên
3 - Các thông tin cơ bản về chương trình:
- Chương trình đào tạo 4 năm, theo chuẩn kiểm định chất lượng của trường đối tác.
Năm thứ nhất học tiếng Anh và các môn bổ trợ.
- Phương pháp đào tạo tiên tiến, giảng viên quốc tế và giảng viên hàng đầu của ĐH

KTQD giảng dạy bằng tiếng Anh; cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy hiện đại.
- Các hoạt động đào tạo chính khóa và ngoại khóa phong phú, giúp sinh viên rèn luyện
kỹ năng và phẩm chất để có khả năng cạnh tranh cao khi tham gia tuyển dụng.
- Học phí dự kiến tại Việt Nam cho 4 năm là: 311.750.000 đồng (ngành QTKD);
292.400.000 đồng (ngành Kinh tế)
Địa chỉ liên hệ: Viện Đào tạo quốc tế, tầng 3, nhà 6, Trường ĐH KTQD,
ĐT: 04.3.8696967; Website: . Email:
Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


13






GIỚI THIỆU CÁC
NGÀNH VÀ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


14

NGµNH NG¤N NG÷ ANH
(MÃ NGÀNH ĐÀO TẠO: D220201)
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Tiếng Anh Thương mại có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có khả
năng về chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực
kinh tế xã hội có yêu cầu sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp chính. Người học nắm

vững những kiến thức chung về chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kiến thức
đại cương làm kiến thức nền cho việc rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức cũng như
phẩm chất và năng lực nghề nghiệp trong tương lai. Người học nắm vững những kiến thức cơ
bản về các bình diện ngôn ngữ, ngôn ngữ Anh, Việt và văn hóa các nước nói tiếng Anh (trước
hết là Anh, Mỹ) và văn hóa Việt Nam. Khi hoàn thành chương trình, người học có khả năng
sử dụng tiếng Anh thành thạo với các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) được đánh giá
tương đương trình độ C-CAE của ĐH Cambridge (Anh) hoặc 550 điểm TOEFL của ETS
(Mỹ) để phục vụ các mục đích nghề nghiệp và học tập. Người học nắm vững kiến thức và kỹ
năng thực hành biên dịch, phiên dịch và biết sử dụng các kỹ thuật và phương pháp biên dịch,
phiên dịch để hoàn thành nhiệm vụ nghề nghiệp của mình. Người học nắm vững kiến thức cơ bản
về quản trị kinh doanh, kiến thức tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực này để phục vụ các mục
đích nghề nghiệp.
Các môn học chính
1. Ngữ âm thực hành
2. Ngữ âm – âm vị học
3. Từ vựng học
4. Ngữ pháp 1
5. Văn hóa Anh – Mỹ
6. Tiếng Anh Cơ bản 1, 2, 3 – Viết
7. Tiếng Anh Cơ bản 1, 2, 3 – Nghe
8. Tiếng Anh Cơ bản 1, 2, 3 – Nói
9. Tiếng Anh Cơ bản 1, 2, 3 – Đọc
10. Tiếng Anh Cơ bản 1, 2, 3, 4 – Thực hành
tổng hợp
11. Kinh tế vi mô
12. Kinh tế vĩ mô
13. Quản trị kinh doanh
14. Quản lý học
15. Nguyên lý kế toán
16. Lý thuyết tài chính tiền tệ 1


Các chuyên ngành đào tạo
Tiếng Anh Thương mại
Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


15

CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI
I. Giới thiệu chung
Chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại thuộc ngành Ngôn ngữ Anh là chương trình đào tạo
song ngành do Khoa Ngoại ngữ Kinh tế phụ trách.
II. Mục tiêu đào tạo
Chuyên ngành tiếng Anh Thương Mại đào tạo cử nhân Ngoại ngữ (Tiếng Anh Thương mại)
và Quản trị kinh doanh đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau:
Về kiến thức: có kiến thức chuyên sâu về ngoại ngữ (Tiếng Anh và một ngoại ngữ thứ hai),
ngôn ngữ và văn hoá, có kiến thức cơ bản về thương mại, kinh doanh, quản trị, tài chính và kinh tế
xã hội trong môi trường toàn cầu hoá
Về kỹ năng: có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh) ở trình độ cao, có kỹ
năng dịch thuật, kỹ năng tin học thành thạo và có các kỹ năng mềm cần thiết để làm việc và phát
triển trong môi trường hiện đại và hội nhập.
Về thái độ: có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tác phong công
nghiệp, có ý thức cộng đồng và trách nhiệm công dân, có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ
đồng nghiệp.
Nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Các vị trí công tác một Cử nhân Tiếng Anh
Thương mại có thể đảm nhận tốt nhất bao gồm phiên dịch, biên dịch, quan hệ quốc tế và đối ngoại
tại các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế xã hội của Việt nam và quốc tế.
Nếu được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ sư phạm, các Cử nhân Tiếng Anh Thương mại cũng có thể
đảm nhận công tác giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành kinh tế-thương mại tại các cơ sở đào tạo
khác nhau.

Trình độ ngoại ngữ, tin học: có năng lực sử dụng ngoại ngữ thứ hai theo chuẩn chung của
ĐH KTQD; có kỹ năng giải quyết các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ bằng bộ phần mềm tin học văn
phòng: MS-Excel, MS-Word, MS Powerpoint và MS-Project Manager;
III. Các môn học chính
1 Tiếng Anh Học thuật – Nghe
2 Tiếng Anh Học thuật – Nói
3 Tiếng Anh Học thuật - Đọc
4 Tiếng Anh Học thuật - Viết
5 Tiếng Anh Chuyên ngành - Ngân hàng Tài chính
6 Tiếng Anh Chuyên ngành - Kinh doanh Quốc tế
7 Giao tiếp Kinh doanh – E (học bằng tiếng Anh)
8 Thực hành Biên dịch I, II
9 Thực hàh Phiên dịch I, II
10 Quản trị tác nghiệp
11 Marketing căn bản –E (học bằng tiếng Anh)
12 Quản trị tài chính
13 Quản trị nhân lực
14 Quản trị chiến lược

IV. Địa chỉ liên lạc
ThS. Trần Thị Thu Giang
Trưởng Khoa Ngoại ngữ Kinh tế
Văn phòng: P. 104-108, Nhà 6B, Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Điện thoại: 84 4 8 69 22 55
84 4 8 69 35 27
Email:
Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


16


NGµNH KINH TÕ
(MÃ NGÀNH ĐÀO TẠO: D310101)
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo những cử nhân kinh tế có kiến thức rộng, đồng bộ và liên ngành, có kỹ năng chuyên
nghiệp, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và đủ sức khoẻ để sẵn sàng đảm
đương tốt công việc quản lý trong mọi loại hình cơ quan quản lý, các tổ chức và doanh nghiệp. Cử
nhân kinh tế có năng lực phân tích, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế -
xã hội trên phạm vi nền kinh tế, ngành, lĩnh vực cũng như ở cấp độ địa phương, vùng lãnh thổ.
Các môn học chính
1. Kinh tế vi mô
2. Kinh tế vĩ mô
3. Quản trị kinh doanh
4. Quản lý học
5. Kinh tế lượng
6. Lý thuyết tài chính tiền tệ
7. Nguyên lý kế toán
8. Kinh tế phát triển
9. Nguyên lý thống kê
10. Kinh tế quốc tế
11. Kinh tế quản lý tài nguyên và môi trường
12. Quản lý nhà nước về kinh tế
13. Kinh tế công cộng
14. Kinh tế nông nghiệp
15. Kinh tế thương mại và dịch vụ
16. Kinh tế nguồn nhân lực
Các chuyên ngành đào tạo
1. Kinh tế và Quản lý đô thị
2. Kế hoạch
3. Kinh tế phát triển

4. Kinh tế và Quản lý môi trường
5. Quản lý kinh tế
6. Kinh tế và Quản lý công
7. Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
8. Kinh tế đầu tư
9. Kinh tế quốc tế
10. Kinh tế học
11. Thẩm định giá
12. Hải quan
Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


17
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

I. Giới thiệu chung
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Đô thị thuộc ngành Kinh tế, bắt đầu đào tạo từ năm 2000,
do Khoa Môi trường và Đô thị phụ trách.
II. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân có nền kiến thức rộng, hiện đại, trình độ lý luận tổng hợp về quản lý kinh
tế; chuyên sâu lý luận và có nghiệp vụ tốt về các lĩnh vực như: quản lý bất động sản, cơ sở hạ tầng,
môi trường, trật tự an toàn xã hội… trên phạm vi đô thị, có năng lực phân tích và hoạch định các
chính sách quản lý và phát triển đô thị đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và bền vững về môi
trường; thành thạo ngoại ngữ, tin học.
Nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội;
- Các cơ quan quản lý đô thị ở địa phương: tỉnh/ thành phố, quận/ huyện, phường/ xã...
- Các tổ chức tư vấn về xây dựng, phát triển đô thị, các viện nghiên cứu kinh tế, các tổ chức
chuyên môn nghiên cứu về vấn đề đô thị ...

- Doanh nghiệp đầu tư, phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản.
- Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và đô thị...
III. Các môn học chính
1 Kinh tế đô thị I, II
2 Quản lý đô thị I, II
3 Kinh tế vùng
4 Kinh tế xây dựng
5 Quản lý dự án đô thị
6 Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý đô thị
7 Khoa học quản lý
8 Quy hoạch vùng và đô thị
9 Định giá bất động sản
10 Chuyên đề KT&QL đô thị
IV. Một số cựu sinh viên tiêu biểu
TT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác
1
Đỗ Hoàng Anh Phó Chánh VP Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
2
Lê Thu Giang Giảng viên Đại học Kiến Trúc Hà Nội
3
Nguyễn Thành Luân Trưởng phòng Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ
4
Nguyễn Đình Tùng Giám đốc Công ty TNHH Bất động sản và dịch
vụ địa chính Hà Nội
V. Địa chỉ liên lạc
PGS.TS. Lê Thu Hoa
Trưởng Khoa Môi trường và Đô thị
Địa chỉ: Phòng 303, Nhà 10, Đại học Kinh tế Quốc dân
Số điện thoại VP Khoa: 04.38698231; Mobile: 0913043585;
Email:

Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


18
CHUYÊN NGÀNH KẾ HOẠCH
I. Giới thiệu chung
Chuyên ngành Kế hoạch thuộc ngành Kinh tế do Khoa Kế hoạch và Phát triển phụ trách.
II. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Kế hoạch đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau đây:
Về kiến thức: Nắm vững kiến thức kinh tế học hiện đại, có phông kiến thức rộng, tổng hợp, liên
ngành, đủ năng lực tham gia phân tích, xây dựng và tổ chức thực hiện các Chiến lược, Quy hoạch, Kế
hoạch , Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế cũng như các ngành,
lĩnh vực, vùng lãnh thổ - địa phương cũng như của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Về kỹ năng: Thành thạo kỹ năng phân tích định tính và định lượng, phát triển các kỹ năng mềm,
làm chủ việc xây dựng các kế hoạch phát triển ở các cấp độ từ Trung ương đến cơ sở.
Về thái độ, hành vi: Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, phong
cách chuyên nghiệp, tinh thần hợp tác và ý thức học tập nâng cao trình độ.
Trình độ ngoại ngữ và tin học: Sử dụng thành thạo máy tính, am hiểu các phần mềm thông dụng
để phục vụ soạn thảo văn bản, xử lý, khai thác và truyền đạt thông tin; có đủ trình độ ngoại ngữ phục vụ
giao tiếp, soạn thảo và nghiên cứu tài liệu nước ngoài.
Về vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Có thể làm việc ở: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Vụ chuyên
môn của các bộ ngành ( nhất là vụ Kế hoạch); các Sở, phòng chuyên môn của các tỉnh ( thành) và quận
(huyện); các cơ quan tham mưu của Đảng, Nhà nước và tổ chức xã hội ở Trung ương, bộ ngành và địa
phương; các viện nghiên cứu; các trường đại học và cao đẳng; các tổ chức quốc tế. Cử nhân Kế hoạch
có thế mạnh trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh nên có nhiều cơ hội phát
huy năng lực của mình khi làm việc trong các các loại hình Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
III. Các môn học chính
1 Kế hoạch hóa phát triển
2 Chương trình và dự án phát triển
3 Dự báo kinh tế và kinh doanh

4 Chiến lược kinh doanh
5 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
6 Kế hoạch kinh doanh
7 Quy hoạch phát triển
8 Hệ thống tài khoản quốc gia
9 Phân tích chi phí – lợi ích
10 Chuyên đề: Tăng cường các kỹ năng mềm

IV. Một số cựu sinh viên tiêu biểu
TT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác
1
Lê Đức Thúy ( khóa 8) Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN
2
Vũ Văn Tiền ( khóa 24) Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng An Bình
3
Nguyễn Mạnh Hùng (khóa 42) Phó Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn PT đô thị Bảo An

V. Địa chỉ liên lạc
PGS.TS. Lê Huy Đức
Trưởng khoa Kế hoạch và Phát triển
Địa chỉ: P.413 – Nhà 7- Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Số điện thoại: CQ: 04.36280280 (5827) DĐ: 0913.021985
Email:
Giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012


19

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN
I. Giới thiệu chung

Chuyên ngành Kinh tế phát triển thuộc ngành Kinh tế do Khoa Kế hoạch và Phát triển phụ
trách.
II. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh tế phát triển đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau đây:
Về kiến thức: Nắm vững kiến thức kinh tế học hiện đại, có phông kiến thức rộng, tổng hợp,
đồng bộ, liên ngành, đủ năng lực phân tích, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế cũng như các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và địa phương.
Về kỹ năng: Thành thạo kỹ năng phân tích định tính và định lượng, phát triển các kỹ năng mềm,
làm chủ việc xây dựng các đề án phát triển, thuyết trình và đàm phán.
Về thái độ, hành vi: Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, phong
cách chuyên nghiệp, tinh thần hợp tác và ý thức học tập nâng cao trình độ.
Trình độ ngoại ngữ và tin học: Sử dụng thành thạo máy tính, am hiểu các phần mềm thông dụng
để phục vụ soạn thảo văn bản, xử lý, khai thác và truyền đạt thông tin; có đủ trình độ ngoại ngữ phục vụ
giao tiếp, soạn thảo và nghiên cứu tài liệu nước ngoài.
Về vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Có thể làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và
tổ chức xã hội ở Trung ương, Bộ ngành và địa phương; các Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;
các Viện nghiên cứu; các trường đại học và cao đẳng; các tổ chức quốc tế; Cử nhân Kinh tế phát triển
do có kiến thức tổng hợp và tư duy chiến lược nên có nhiều cơ hội thích ứng nghề nghiệp và thành công
trong công việc.
III. Các môn học chính (từ 10 đến 15 môn học)
1 Kinh tế phát triển
2 Dự báo phát triển kinh tế - xã hội
3 Chính sách phát triển
4 Chương trình và dự án phát triển
5 Tài chính phát triển
6 Quản lý phát triển
7 Mô hình hóa tăng trưởng
8 Kinh tế và chính sách phát triển vùng
9 Chiến lược kinh doanh
10 Chuyên đề: Tăng cường các kỹ năng mềm

IV. Một số cựu sinh viên tiêu biểu
TT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác
1
Đào Minh Anh ( khóa 31) Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TM CPQT
2
Nguyễn Đăng Bình ( khóa 38) P. Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Bộ Kế hoạch & Đầu tư
3
Nguyễn Đức Tâm ( khóa 41) P.Cục trưởng QL đăng ký KD Bộ Kế hoạch & Đầu tư

V. Địa chỉ liên lạc
PGS.TS. Lê Huy Đức
Trưởng khoa Kế hoạch và Phát triển
Địa chỉ: P.413 – Nhà 7- Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Số điện thoại: CQ: 04.36280280 (5827) DĐ: 0913.021985
Email:

×