Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi đến phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn ở xã cảnh hưng- huyện tiên du- tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.56 KB, 103 trang )

Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận
được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa kinh tế và
phát triển nông thôn – trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã hết lòng giúp
đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại
trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo ThS. Mai
Lan Phương giảng viên bộ môn kinh tế - khoa Kinh tế và phát triển nông
thôn– trường Đại học nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị làm việc tại
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện rất tốt
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tìm hiểu địa phương.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình cùng bạn bè – những người luôn
động viên, sát cánh bên tôi cả về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài.
Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài của tôi không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2008
Sinh viên

Đinh Thị Hường
i
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan những số liệu trong bài báo cáo này hoàn toàn trung
thực và kết quả nghiên cứu chưa từng được sử dụng.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho quá trình thực hiện báo cáo đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này được ghi rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Đinh Thị Hường
ii
MỤC LỤC
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tác động của thuỷ lợi góp phần phát triển sản xuất lúa ở Việt Nam (1976- 1990)
20
Bảng 2.2: Thống kê các yếu tố tác động đến thâm canh tăng sản lượng lúa của một số nước
trên thế giới (1995) 20
Bảng 2.3: Năng suất chè vụ đông có tưới và không được tưới (1998) 21
Bảng 2.4: Thống kê hệ số GINI của các địa phương có công trình trạm bơm thuộc huyện
Bố Trạch, Quảng Bình 22
Bảng 3.1: Tình hình phân bố đất đai của xã trong ba năm 2005 -2007 30
Bảng 3.2: Tình hình dân số của xã trong 3 măm 2005-2007 32
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trong 3 năm qua 35
Bảng 3.4: Phân loại hộ điều tra theo thu nhập trên địa bàn thôn Dền 40
Bảng 4.1: Thống kê các khoản chi tiêu thực hiện dự án 46
Bảng 4.2: Tình hình cơ sở hạ tầng thuỷ lợi của xã Cảnh Hưng 49
Bảng 4.3: Thống kê diện tích năng suất của cây ngô trước và sau khi có dự án 50
Bảng 4.4: Tổng hợp chi phí thuỷ lợi của xã trong 2 năm 2005-2007 50
Bảng 4.5: Mức giá tưới tiêu các vụ gieo trồng trong năm 52
Bảng 4.6: Chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của xã trước và sau khi có dự án 58
Bảng 4.7: Tình hình ruộng đất của hộ nông dân trước và sau khi có dự án 61
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
1.
BT
2.

BTCT
3.
CNH- HĐH
4.
HTX
5.
IPM
6.
KCHKM
7.
KHĐT
8.
KTTN
9.
KVA
10.
KV
11.

12.
NN-PTNT
13.
T
1
, T
2
14.
VXM
15.
LĐNN

16.
NN
17.
NTTS
Bê tông
Bê tông cốt thép
Công nghiệp hoá hiện đại hoá
Hợp tác xã
Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp.
Kiên cố hoá kênh mương
Kế hoạch đầu tư
Khai thác thuỷ nông
Kilovon Ampe
Kilo vôn
Lao động
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Tuyến kênh T
1
, T
2
Vữa xi măng
Lao động nông nghiệp
Nông nghiệp
Nuôi trồng thuỷ sản
v
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Nông nghiệp nông thôn có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
cũng như an ninh xã hội của đất nước. Nông nghiệp không chỉ cung cấp

lương thực thực phẩm đảm bảo nhu cầu cơ bản của con người mà còn cung
cấp các nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ
rất quan trọng phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu. Mặt khác sản
xuất nông nghiệp chiếm đại đa số về diện tích đất đai và số dân, đó là nơi giải
quyết việc làm cũng như cung cấp lao động cho các ngành kinh tế khác. Đặc
biệt đối với nước ta với 70% dân số sống ở nông thôn, trên 65% số dân làm
nông nghiệp thì vấn đề tạo việc làm và thu nhập cho người dân ở nông thôn là
rất quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo nền
kinh tế phát triển, trật tự an ninh xã hội được ổn định.
Nhưng sản xuất nông nghiệp nước ta có đặc điểm phụ thuộc rất lớn
vào điều kiện tự nhiên. Từ kinh nghiệm trồng lúa nước ông cha ta đã rút ra
kinh nghiệm rất quý báu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nước có
vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong trồng trọt
nước giúp cho cây trồng phân giải và hấp thu các chất dinh dưỡng để sinh
trưởng và phát triển. Nhưng nước cũng là một loại thiên địch rất đáng sợ, nó
có thể nhấn chìm hay cuốn đi tất cả những gì mà người nông dân phải một
nắng hai sương mới có được. Vì vậy các công trình thuỷ lợi không chỉ cung
cấp nước tưới mà còn có vai trò tiêu nước mỗi khi lụt lội để đảm bảo điều hoà
nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của thuỷ lợi
trong sản xuất nông nghiệp nên trong những năm qua Nhà nước ta đã cấp vốn
ngân sách cho các tỉnh, các địa phương xây dựng các công trình đê, kè, hồ
chứa, cống, đập giúp cho ngành nông nghiệp sản xuất có hiệu quả. Đặc biệt
trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì sản xuất nông nghiệp ngày
1
càng kém xa so với các ngành kinh tế khác thể hiện qua giá trị sản xuất ra rất
thấp, sản xuất dễ gặp rủi ro dẫn đến năng suất lao động thấp, thu nhập và
mức sống của người nông dân thấp hơn các tầng lớp khác trong xã hội. Vì vậy
việc đầu tư các công trình thuỷ lợi một mặt thúc đẩy nông nghiệp nông thôn
phát triển, mặt khác đó là một trong những chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho quá trình CNH- HĐH. Đặc

biệt trong điều kiện gia nhập WTO như hiện nay thì đầu tư cho thuỷ lợi là một
trong những chính sách thuộc chính sách hộp xanh cho phép hỗ trợ nông
nghiệp phát triển nên ta phải tăng cường đầu tư để nông nghiệp phát triển hiệu
quả và bền vững.
Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, địa
hình có nhiều vùng trũng, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều hay xảy ra
hạn hán gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời tỉnh năm trong
vùng hạ lưu của các con sông lớn chảy qua như sông Cầu, sông Thái Bình,
sông Đuống… nên rất dễ bị ngập úng. Việc đầu tư xây dựng các công trình
thuỷ lợi có vai trò quan trọng trong khai thác hiệu quả sản xuất của vốn, lao
động đặc biệt là đất đai ở những vùng trũng hay đất ven đồi, núi để sản xuất
nông nghiệp. Trong những năm qua tỉnh đã tiến hành xây dựng mới và cải tạo
các công trình thuỷ lợi cũ như Nam Đuống, Bắc Đuống và thực hiện chương
trình KCHKM… bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp. Chương trình
KCHKM đã được tỉnh phê duyệt thực hiện từ năm 2000 và đến nay đã đạt
được một số kết quả nhất định nhằm giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển
và chuyển đổi được cơ cấu cây trồng phù hợp theo hướng sản xuất hàng hoá.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự phân công của khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn trường Đại học Nông nghiệp Hà nội và sự đồng ý của sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi đến phát triển sản xuất nông
nghiệp nông thôn ở xã Cảnh Hưng- huyện Tiên Du- tỉnh Bắc Ninh”.
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi đến phát triển sản xuất nông
nghiệp, nông thôn ở xã Cảnh Hưng, từ đó đưa ra những khuyến nghị giúp cho
việc nâng cao hiệu quả hoạt động và tính bền vững của công trình thuỷ lợi.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng đầu tư xây dựng dự án “Trạm bơm thôn Dền”
theo chương trình KCHKM của Nhà nước.
- Đánh giá các kết quả đạt được của dự án theo 5 tiêu chí: hiệu lực,
hiệu quả, hợp lý, tác động và bền vững.
- Đưa ra những khuyến nghị giúp cho việc nâng cao hiệu quả hoạt
động và tính bền vững của công trình thuỷ lợi.
1.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài.
• Phạm vi về nội dung:
Tỉnh Bắc Ninh đã triển khai thực hiện chương trình KCHKM trên địa
bàn toàn tỉnh nhưng trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu đề tài trong
phạm vi xã Cảnh Hưng- huyện Tiên Du với các hoạt động đã thực hiện trong
thời gian qua.
• Về không gian:
Đề tài được tìm hiểu nghiên cứu tại xã Cảnh Hưng – huyện Tiên Du
tỉnh Bắc Ninh với các số liệu thu thập được từ xã, sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh và nhiều nguồn số liệu khác.
• Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 18/1/2008-
23/5/2008 với các số liệu được thu thập từ năm 2005-2007.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng chương trình KCHKM của xã trong thời gian qua và xem
xét tác động của các công trình khi đi vào hoạt động tới sản xuất nông nghiệp
của địa phương.
3
PHẦN II
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Hệ thống công trình thuỷ lợi: là một tập hợp công trình có liên quan
chặt chẽ với nhau, bao gồm một hoặc một số công trình đầu mối, một mạng

lưới kênh mương các cấp và những công trình trên kênh, qua kênh làm nhiệm
vụ tưới tiêu cho một lưu vực đất nông nghiệp nhất định. Công trình thuỷ lợi
gắn liền giữa nguồn nước với đồng ruộng. Nó là hệ thống liên hoàn bao gồm:
hồ chứa nước, đập dâng, cống lấy nước, trạm bơm và hệ thống kênh dẫn
nước.
[ ]
8
- Công trình thuỷ lợi nhỏ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng có quy mô
nhỏ. Hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ bao gồm các công trình thuỷ lợi nhỏ có
liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực
nhất định. Hệ thống bao gồm: hồ chứa nước, cống, đập, trạm bơm, kênh, công
trình trên kênh, đường vào công trình thuỷ lợi và bờ bao các loại. Các hệ
thống công trình thuỷ lợi nhỏ này có quy mô phục vụ trong phạm vi xã hoặc
thôn, bản. Diện tích tưới tiêu nhỏ hơn 150 ha. Hệ thống công trình thuỷ lợi
nhỏ góp phần: khai thác mặt lợi của nước; phòng chống các tác hại do nước
gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
[ ]
8

- Kênh và hệ thống kênh tưới tiêu nhỏ là loại công trình dẫn nước tưới từ
công trình đâu mối, công trình tưới tiêu cấp cuối cùng nhỏ nhất trực tiếp đưa
nước đến hoặc tiêu nước từ các khoảnh ruộng của hộ nông dân. Hiện nay
nhiều địa phương đã được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện chương trình
KCHKM nội đồng. Việc này đã tạo hiệu quả thuận lợi nâng cao hiệu quả tưới
tiêu nước, tiết kiệm nước và đất, giảm chi phí quản lý.
[ ]
8
4
2.1.2 Vai trò của công tác thuỷ nông với sự phát triển nông nghiệp, dân
sinh và kinh tế xã hội.

Cho đến nay, Việt Nam cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, trong khi
đó, nông nghiệp là khu vực sản xuất chủ yếu thu hút tới 70,5% lực lượng lao
động xã hội và làm ra khoảng 23,6% GDP. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao
gồm trồng trọt, chăn nuôi chế biến, lâm nghiệp, ngư nghiệp …Tất cả các hoạt
động này đều rất cần có nước. Vì vậy công tác thuỷ lợi có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cũng như phát triển xã hội, ổn định
dân cư, bảo vệ môi trường sinh thái. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và
coi trọng công tác phát triển thuỷ lợi. Trong đường lối và chiến lược phát
triển kinh tế xã hội, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định “Tăng
cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH-
HĐH nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng tiến bộ khoa học kĩ thuật nhất
là công nghệ sinh học; đẩy mạnh thuỷ lợi hoá”. Từ đó Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta đã đầu tư xây dựng hàng ngàn công trình thuỷ lợi các loại. Đến
nay các hệ thống công trình thuỷ lợi đã đủ năng lực tưới cho hơn 3 triệu ha
đất canh tác, tiêu cho 1,4 triệu ha đất tự nhiên ở các tỉnh bắc bộ, ngăn mặn
cho 70 vạn ha và cải tạo 1,6 triệu ha đất chua phèn ở đồng bằng sông Cửu
Long.
[ ]
7
Nhờ có hệ thông thuỷ nông phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp mà năng
suất, sản lượng lương thực không ngừng tăng lên. Theo thống kê trong vòng
10 năm từ 1990 đến năm 2000 năng suất lúa tăng lên 33,64%. Nếu như năm
1944 cả nước chỉ sản xuất được 6,2 triệu tấn thóc, đến năm 1975 tăng lên 14,5
triệu tấn, năm 1990 tăng lên 21,5 triệu tấn thì đến năm 2001 đã đạt được
34,093 triệu tấn. Sản lượng lương thực tăng nhanh, lượng gạo xuất khẩu ngày
càng tăng (Việt Nam được xếp thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo).
5
Hệ thống thuỷ lợi còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phòng
chống và giảm nhẹ các thiệt hại do lũ lụt gây ra. Nhiều vùng dân cư, khu công

nghiệp, nhà máy và các công trình cơ sở hạ tầng khác được bảo vệ, đảm bảo
an toàn tính mạng và đời sống vật chất của nhân dân trong khu vực, ổn định
sản xuất, đặc biệt là các vùng trọng điểm về kinh tế chính trị của cả nước.
Hệ thống thuỷ nông là tiền đề để ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ
thuật trong nông nghiệp, nhất là cách mạng cơ cấu mùa vụ và cơ cấu giống
cây trồng, nhờ đó nền nông nghiệp nước ta không còn độc canh cây lúa mà đã
phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao… Các hệ thống thuỷ lợi
cũng là tiền đề để thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích, cải tạo đất đai, ổn
định sản xuất nông nghịêp. Đến nay nhiều địa phương đã thâm canh ba bốn
vụ trong một năm, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng.
Thuỷ lợi nói chung và các hệ thống thuỷ nông nói riêng đã đóng góp
đáng kể vào việc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, nhất là miền núi, vùng sâu,
vùng xa. Ở một số khu vực, nhờ xây dựng hệ thống thuỷ nông mà đã thúc đẩy
hình thành nhiều vùng kinh tế mới, mở mang đất đai tạo điều kiện cho đồng
bào các dân tộc ít người định canh định cư, góp phần ngăn cản nạn phá rừng
làm nương rẫy như ở Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc. Ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long khi có hệ thống kênh mương thuỷ nông, nước ngọt đi đến đâu
là có dân cư đến làm ăn sinh sống đến đấy, thúc đẩy phát triển các cộng đồng
dân cư ở nông thôn.
Các hệ thống thuỷ nông không chỉ có tác dụng to lớn đối với phát triển
nông nghiệp mà còn thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác trong khu vực
cùng phát triển. Hàng năm các hệ thống thuỷ nông đã cung cấp hơn 5 tỷ m
3
khối nước cho nông nghiệp và dân sinh, tiêu thoát nước cho làng mạc, đường
xá, cung cấp cho điện lưới quốc gia trên 10 tỷ kwh/năm, tạo môi trường và
điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển hệ thống thuỷ nông kết
6
hợp với các công trình kết cấu hạ tầng khác như giao thông bộ, giao thông
thuỷ là tiền đề để phát triển nông nghịêp nông thôn theo hướng công nghiệp
hoá và hiện đại hoá, tạo nền tảng để phát triển một nền kinh tế tổng hợp.

Hệ thống thuỷ nông ở nước ta được hình thành và phát huy hiệu quả to
lớn như nêu trên đã khẳng định vai trò của thuỷ lợi, công tác thuỷ lợi nói
chung và thuỷ nông nói riêng. Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trên mặt trận
sản xuất nông nghiệp và công trình thuỷ lợi là cơ sở hạ tầng quan trọng để
phát triển bền vững kinh tế đất nước. Đầu tư cho thuỷ lợi có nhiều đặc điểm
riêng của ngành, do vậy nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc đầu tư phát
triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế nói chung. Vai trò và tầm quan trọng
được thể hiện ở khía cạnh khi đầu tư cho thuỷ lợi có thể thực hiện được nhiều
mục tiêu, đáp ứng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn, vừa lợi
dụng tác động tổng hợp của nguồn nước vừa xây dựng cơ sở hạ tầng nên đầu
tư cho thuỷ lợi có tác động mọi mặt đến đời sống cũng như đến môi trường.
Đối với các địa phương có công trình thuỷ lợi được xây dựng thì có
tác động đến sản xuất nông nghiệp và nông thôn như sau:
Thứ nhất: Tác động trực tiếp đến nông nghiệp nhằm tăng năng suất và
sản lượng do tăng diện tích được tưới tiêu. Đây là tác động chính của các
công trình thuỷ lợi tới sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp sản
lượng là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp của một
khu vực hay một vùng. Để cấu thành nên sản lượng gồm hai yếu tố là năng
suất và diện tích gieo trồng. Năng suất cây trồng là kết quả tác động tổng hợp
của các yếu tố nước, phân bón, lao động, giống. Để có được năng suất cao
trên một đơn vị diện tích thì cần kết hợp đầy đủ và hợp lí giữa các yếu tố đầu
vào đó, đặc biệt là khâu tưới tiêu khoa học theo chế độ dinh dưỡng sinh
trưởng của cây để khai thác được năng suất tiềm năng của cây trồng cũng như
của đất.
7
Trong nông nghiệp mỗi loại cây có một đặc điểm sinh lí khác nhau
nên có nhu cầu sử dụng nước khác nhau. Vì thế, việc chủ động tưới tiêu còn
làm cho nông nghiệp thực hiện tốt và linh hoạt thời vụ gieo trồng, từ đó cho
phép địa phương bố trí cây trồng tốt hơn, tạo điều kiện để đa dạng hoá cây
trồng. Từ đó làm đa dạng hoá nguồn thu nhập cho bà con nông dân góp phần

xoá đói giảm nghèo.
Thứ hai: Xây dựng các công trình thuỷ lợi còn là phát triển cơ sở hạ
tầng cho nông thôn. Hiện nay cơ sở hạ tầng của nông thôn còn yếu kém. Việc
thực hiện các công trình thuỷ lợi cũng là thực hiện xây dựng cơ sở vật chất
cho nông thôn. Các công trình thuỷ lợi được xây dựng sẽ đóng góp vào tiến
trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.
Thứ ba: Góp phần cải thiện môi trường sinh thái.
Nước là một tài nguyên thiên nhiên nhưng không phải là nguồn tài
nguyên vô tận. Do vậy hoạt động của các công trình thuỷ lợi tận dụng và bảo
vệ tài nguyên nước, đất một cách hợp lí, góp phần tạo ra một môi trường sinh
thái ổn định, bền vững.
2.1.3 Đặc điểm trong xây dựng các công trình thuỷ lợi
Trong đầu tư mỗi quá trình đầu tư đều đặt ra những mục tiêu chính
nhất định. Quá trình đầu tư phát triển thuỷ lợi đặt ra chủ yếu phục vụ phát
triển nông nghiệp nông thôn. Trong đầu tư cho các công trình có thể là đầu tư
xây mới hoàn toàn, sửa chữa nâng cấp hoặc lắp đặt thêm máy móc thiết bị.
Một đặc điểm lớn đối với các dự án xây dựng công trình thuỷ lợi là loại hình
đầu tư xây dựng cơ bản nên nó mang đầy đủ các đặc điểm của một công trình
xây dựng: thời gian đầu tư dài, lợi ích kinh tế xã hội kéo dài trong nhiều năm.
Vì thế số tiền chi phí đầu tư thường khá lớn và phải nằm khê đọng và dễ gây
thất thoát vốn trong suốt quá trình đầu tư.
8
Một quá trình đầu tư được coi là thành công chỉ khi nào nó đạt được
những mục tiêu đề ra. Chính vì vậy tuổi thọ của các công trình cũng như hiệu
quả của các công trình mang lại sẽ được sử dụng trong nhiều năm đủ để các
lợi ích thu được tương ứng và lớn hơn chi phí bỏ ra trong suốt quá trình đầu
tư của công trình.
Phạm vi và quy mô ảnh hưởng của các công trình thuỷ lợi là rất lớn.
Công trình ra đời và đi vào vận hành sẽ không chỉ ảnh hưởng đến vùng được
đầu tư mà còn ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng sâu rộng tới các vùng

lân cận. Chính vì vậy việc xác định hiệu quả của các công trình, đặc biệt là
hiệu quả kinh tế tương đối khó khăn và phức tạp, nhiều khi chỉ mang tính
tương đối.
Trong tình hình đất nước còn khó khăn ngân sách dành cho đầu tư
phát triển còn hạn hẹp thì nguồn vốn đầu tư cho thuỷ lợi của nước ta chủ yếu
là nguồn vốn vay của nước ngoài và một phần ngân sách nhà nước. Ngoài ra
có một phần vốn của các công ty thuỷ nông và vốn huy động trong nhân dân.
2.1.4 Quá trình đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi.
Dự án thuỷ lợi là dự án đầu tư xây dựng một hệ thống công trình thuỷ lợi
ngăn chặn những thiên tai do nguồn nước gây nên, biến nó trở thành tác nhân
có lợi cho con người. Nó bao gồm: đê sông, đê biển, cống điều hoà nước, hệ
thống thuỷ nông, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt…Đây là một loại dự án
đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển nông thôn. Thông thường các dự án này thực
hiện trong sự phối hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng hưởng lợi. Các Nhà
đầu tư các công trình đầu mối hay tạo nguồn, còn cộng đồng hưởng lợi tự tổ
chức xây dựng kênh mương đưa nước tưới vào ruộng của mình đó là hệ thống
kênh cấp II, cấp III.
Chương trình KCHKM phải được hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt theo
Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994, Căn cứ quyết
9
định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13/6/2000 của thủ tướng chính phủ về một số
chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình KCHKM và Căn cứ
thông tư số 134/1999/TT-BNN-QLN ngày 25/9/1999 của bộ Nông nghiệp
&PTNT v/v hướng dẫn tổ chức thực hiện KCHKM.
Đối tượng và mục tiêu của việc KCHKM:
Thứ nhất: Về mục tiêu của chương trình KCHKM nhằm đảm bảo cho
các kênh chuyển đủ lưu lượng thiết kế và nâng cao công suất tưới, tiết kiệm
nước tưới, tiết kiệm đất xây dựng, tiết kiệm điện, giảm chi phí quản lí khai
thác và kéo dài tuổi thọ của các công trình.
Thứ hai: Đối tượng thực hiện

Tập trung vào kiên cố hoá các kênh ở vùng khan hiếm nước, công trình
đầu mối là trạm bơm, hồ chứa, đập dâng các tuyến kênh mương dẫn nước tưới
và tiêu nước. Các tuyến kênh nổi, đất cát thấm lớn, kênh qua vùng địa chất xấu
không ổn định, vùng ven đê, vùng bán sơn địa, vùng núi có địa hình phức tạp.
Thứ ba: Chính sách huy động vốn để KCHKM theo phân loại kênh:
+ Phân loại kênh:
- Kênh loại I: Kênh trục chính của những hệ thống lớn ở đồng bằng và
một số hệ thống lớn ở miền núi.
- Kênh loại II: Kênh liên huyện, liên xã.
-Kênh loại III: Kênh mương liên thôn, kênh mương nội đồng.
+ Nguồn vốn đầu tư được xác định theo phân loại kênh:
- Kênh loại I: Ngân sách Nhà nước đầu tư.
- Kênh loại II: Ngân sách tỉnh và vốn vay ưu đãi để đầu tư
- Kênh loại III: Đối với vùng đồng bằng: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 60%,
nhân dân vùng hưởng lợi đóng góp 40% giá thành xây dựng. Đối với miền
núi: Ngân sách tỉnh đầu tư 90%, nhân dân vùng hưởng lợi đóng góp 10%. Để
10
rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình có thể vay vốn ưu đãi (không lãi
suất) của Nhà nước.
Thứ tư: Nguyên tắc chung về các hộ dùng nước trong xây dựng và
sử dụng công trình thuỷ lợi
Thực hiện đúng theo quy chế dân chủ ở cơ sở, mức đóng góp vốn chủ
yếu tính trên đơn vị diện tích được hưởng lợi. Tuy vậy việc KCHKM cũng
đem lại nhiều lợi ích khác cho cộng đồng. Vì vậy mỗi người dân địa phương
cần có mức đóng góp phù hợp. Các xã, HTX…hàng năm phải xây dựng kế
hoạch báo cáo trước dân mức huy động đóng góp vốn và kế hoạch thực hiện
KCHKM trên địa bàn của mình thông qua HĐND xã để quyết nghị huy động,
công khai kết quả thu chi và quyết toán công trình trước dân.
Thứ năm: Cơ chế quản lí:
+ Quản lí kế hoạch và vốn: Hàng Năm trên cơ sở kế hoạch KCHKM,

các công ty KTTN và UBND các huyện, thị xã và sở nông nghiệp & PTNT,
Sở KHĐT và sở tài chính – vật giá thống nhất danh mục kế hoạch thực hiện
trong năm. Sở nông nghiệp & PTNT, Sở tài chính – Vật giá, Sở kế hoạch đầu
tư thống nhất nguồn kinh phí đầu tư hỗ trợ để đưa vào kế hoạch Ngân sách
trình UBND tỉnh phê duyệt và cấp phát thẳng cho các UBND các huyện, thị
xã. Đối với các hạng mục do công ty KTTN quản lí thì UBND giao các công
ty làm chủ đầu tư và cấp vốn qua công ty.
+ Lập kế hoạch xây dựng KCHKM:
Công trình do các công ty KTTN quản lí: huyện, thị xã hưởng lợi cùng
công ty KTTN tổ chức rà soát lại quy hoạch và lập kế hoạch xây dựng các
công trình kiên cố hoá trong năm. Công trình do xã, HTX quản lí: UBND
huyện, thị xã lập kế hoạch xây dựng các công trình kiên cố hoá trong năm. Kế
hoạch phải thể hiện được: Tên tuyến thực hiện, khối lượng chủ yếu, chiều dài
tuyến và vốn đầu tư (Phải phân rõ vốn ngân sách và vốn do dân đóng góp).
11
Kế hoạch này được gửi cho Sở nông nghiệp &PTNT để trình UBND tỉnh lập
kế hoạch KCHKM trong năm.
+ Thủ tục cấp phát vốn:
Hàng năm Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và đầu
tư, Sở Tài chính- Vật giá, thống nhất nhiệm vụ kế hoạch và nguồn kinh phí
đầu tư hỗ trợ để đưa vào kế hoạch trình UBND tỉnh bố trí ngân sách hỗ trợ
theo tỷ lệ (chính sách huy động vốn để KCHKM). Giao UBND các huyện thị
xã chủ động cân đối phần vốn đóng góp của nhân dân vùng hưởng lợi để chỉ
đạo thực hiện theo kế hoạch được UBND tỉnh bố trí. Kế hoạch vốn được nghi
vào kế hoạch của ngân sách các huyện, thị xã ngay từ đầu năm.
+ Quản lí kĩ thuật: Trên cơ sở hệ thống kênh mương đã có, các đơn vị
cần rà roát lại quy hoạch, nắm lại diện tích tưới, tiêu của hệ thống để trong
giai đoạn thiết kế xác định mặt cắt kênh phù hợp với diện tích tưới. Vì kênh
nhỏ bằng đất có thể điều chỉnh, nhưng khi kiên cố hoá thì không thể tuỳ tiện
điều chỉnh

Quy hoạch phải phù hợp với quy hoạch chung lâu dài của hệ thống
công trình thuỷ lợi, phải gắn với phương hướng sản xuất lâu dài và khả năng
cung cấp nguồn nước tưới, kết hợp chặt chẽ với giao thông nông thôn, cũng
như quan tâm đúng mức kết hợp cải tạo đồng ruộng và các mặt khác. Tránh
tình trạng diện tích ít nhưng xây dựng kênh lớn gây tốn kém lãng phí và
ngược lại, diện tích nhiều, sông kênh nhỏ gây thiếu nước. Đồng thời đây cũng
là dịp nắm lại diện tích tưới từng vùng, từng hệ thống một cách chính xác trên
cơ sở diện thích đất nông nghiệp theo nghị định 64/CP.
+ Lập dự án đầu tư và hồ sơ thiết kế kĩ thuật:
Đối với kênh loại II, chủ đầu tư phải lập báo cáo đầu tư hoặc dự án khả
thi. Kênh loại III không phải lập báo cáo đầu tư mà chỉ lập thiết kế kĩ thuật và
dự toán.
12
+ Công tác thiêt kế lập bản vẽ thi công:
Công trình thuộc công ty KTTN quản lí do công ty (hoặc kí kết với các
đơn vị tư vấn xây dựng thuỷ lợi) lập. Công trình thuộc xã, HTX quản lí do
Phòng nông nghiệp & PTNT huyện thị xã lập (hoặc hợp đồng với các đơn vị
tư vấn xây dựng thuỷ lợi lập), áp dụng thiết kế định hình để giảm chi phí thiết
kế. Nguồn kinh phí đầu tư cho việc lập dự án và khảo sát thiết kế trích từ vốn
KCHKM đó bố trí hàng năm.
+ Duyệt dự án, thiết kế kĩ thuật thi công và dự toán:
Đối với kênh loại II trở lên do UBND tỉnh phê duyệt dự án khả thi. Sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định, phê duyệt thiết kế kĩ thuật thi
công và dự toán đối với hạng mục công trình nhỏ hơn 1 tỷ đồng; Hạng mục
công trình có mức vốn 1 tỷ đồng trở lên thì Sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn thẩm định thiết kế kĩ thuật thi công và dự toán trình UBND tỉnh phê duyệt.
Kênh loại III trong hệ thống công trình do công ty KTTN quản lí thuộc
nguồn vốn KCHKM phân cấp cho các huyện, thị xã, Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn thẩm định, UBND các huyện, thị xã phê duyệt. Kênh thuộc
các hệ thống thuỷ lợi nhỏ giao cho Phòng nông nghiệp và phát triển nông

thôn (hoặc phòng chức năng được UBND huyện thị xã phân công) thẩm định
trình chủ tịch UBND các huyện thị xã ra quyết định phê duyệt theo quy định
hiện hành của Nhà nước (các Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các
huyện thị xã nào thấy không đủ năng lực thẩm định thì phải có công văn đề
nghị sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định).
+ Thi công: Thi công đồng bộ, dứt điểm từng hạng mục để đưa vào phục
vụ sản xuất.
+ Công tác quản lí chất lượng:
Những cấp kênh: Thuộc công ty KTTN quản lí công ty cử cán bộ kĩ
thuật hướng dẫn và giám sát kĩ thuật thi công. Công trình thuộc các xã, HTX
13
quản lí: Giao Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, thị xã cử cán
bộ kĩ thuật chuyên ngành hướng dẫn và giám sát kĩ thuật thi công, hoặc thuê
tư vấn giám sát có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của Nhà nước.
2.1.5 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình đầu tư xây dựng các công
trình thuỷ lợi
Dự án thuỷ lợi phục vụ cho đối tượng là cộng đồng những người nông
dân sản xuất và sinh hoạt tại các vùng nông thôn. Công trình dự án được xây
dựng chủ yếu ở ngoài trời nên phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của vùng dự
án. Dự án công trình thuỷ lợi cũng như các dự án khác đều phải đảm bảo 3
yếu tố cơ bản của quá trình đầu tư là: vốn đầu tư, thời gian thực hiện, yêu cầu
chất lượng của công trình phải đảm bảo mục tiêu của công trình cả về kinh tế
lẫn các mục tiêu xã hội.
Nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn từ rất nhiều nguồn như: vốn huy động,
vốn của công ty thuỷ nông, vốn Nhà nước đi vay nước ngoài, vốn ngân sách
Nhà nước. Nhưng bao giờ cũng có một phần vốn ngân sách Nhà nước. Cấp
tỉnh đầu tư có ngân sách Nhà nước với các dự án thuỷ lợi từ 180 triệu trở lên
hoặc các công trình có tính phức tạp, còn dưới mức đó do cấp huyện chịu
trách nhiệm. Quá trình đầu tư được thực hiện theo các kế hoạch chặt chẽ của
Nhà nước, các ngành và địa phương. Các nguồn lực của dự án đầu tư là các

đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công. Khi tiến hành thực hiện dự án thì các
khoản này được tính vào chi phí của dự án.
Thời gian thực hiện dự án là khoảng thời gian từ khi bắt đầu thực hiện
cho đến khi công trình được hoàn thành. Trong điều kiện các nguồn lực về
nguyên liệu, nhân lực và các điều kiện tự nhiên đảm bảo cung cấp kịp thời thì
thời gian thực hiện công trình sẽ đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đã đề ra.
Nhưng thông thường các công trình khi thi công thường chịu các tác động
14
như nguyên vật liệu lên giá, thời tiết khí hậu không thuận lợi nên thời gian đôi
khi bị chậm hơn so với kế hoạch.
Mục tiêu về chất lượng của công trình phụ thộc vào 2 yếu tố trên là thời
gian và vốn đầu tư. Khi hai yếu tố trên đảm bảo cung cấp kịp thời thì chất
lượng của công trình sẽ được đảm bảo đúng theo các thông số kĩ thuật. Nhiều
trường hợp công trình vì phải đảm bảo theo tiến độ nên chất lượng công trình
không đáp ứng đúng theo các tiêu chuẩn hoặc đôi khi do tác động của giá vật
liệu, nguồn nhân lực làm cho các nhà thầu phải thay thế các nguồn nguyên
liệu khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.
Vậy mục tiêu của đầu tư là những kết quả và lợi ích mà đầu tư mang
lại cho nhà đầu tư và cho xã hội. Các hoạt động của đầu tư bao gồm các giải
pháp về tổ chức, kinh tế, kĩ thuật để thực hiện mục tiêu của dự án. Cũng như
các công trình xây dựng khác thì các công trình thuỷ lợi cũng phải đảm bảo
thời gian đó là đảm bảo hoàn thành để công trình phục vụ cho việc tưới tiêu
khi mùa vụ đến hay khi đến mùa lũ lụt. Với các công trình thuỷ lợi thì địa
điểm thực hiện thường là trên địa điểm của các công trình có từ trước đó. Trừ
khi thi công các công trình lớn như hồ đập mới phải giải phóng mặt bằng.
2.1.6 Vai trò của việc đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi đến phát triển
nông thôn
Dự án thuỷ lợi có nhiều tác động đến phát triển nông thôn trên các
phương diện kinh tế, xã hội, môi trường. Vậy việc đánh giá tác động của dự
án thuỷ lợi là xem xét mức độ của các tác động đó như thế nào đến sự phát

triển nông thôn vùng dự án. Theo giáo sư Đỗ Kim Chung: “ Mục đích của
việc đánh giá tác động của dự án phát triển nông thôn là biết được những bài
học từ thực hiện dự án tìm ra những cơ hội để thực hiện các dự án tiếp theo”.
[ ]
1
Việc đánh giá tác động của dự án thường được tiến hành sau một năm. Khi
đó, dự án thuỷ lợi mới thể hiện được những tác động một cách rõ ràng cả về
15
tác động kinh tế, xã hội và môi trường. Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được Đảng và
Nhà nước ta xác định là lĩnh vực được ưu tiên trong đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng vùng nông thôn nhằm thực hiện tiến trình CNH- HĐH của đất nước.
Những tác động của dự án thuỷ lợi đến phát triển nông thôn bao gồm:
* Tác động về kinh tế: Dự án thuỷ lợi trực tiếp tác động đến sản xuất
nông nghiệp mà thể hiện rõ nhất là trong ngành trồng trọt. Nước là một yếu tố
đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nó giúp sinh vật phân giải hấp
thu các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Nhưng ngược lại nước
cũng là một thiên địch đáng sở đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và
sinh hoạt của con người nói riêng. Hàng năm nước ta thường xuyên xuất hiện
các trận bão, lũ lụt cuốn đi tất cả những thành quả sản xuất của bà con. Có
năm lên tới 7-8 trận bão, các khu ven đồi núi thường xuyên xuất hiện các trận
lũ quét làm sập các khu nhà cửa làng mạc hay nhấn chìm tất cả trong biển
nước như năm 2005 và năm 2007 vừa qua. Tác nhân làm hài hoà giữa nước
và con người hạn chế những tác hại, mang lại lợi ích của nước cho con người
chính là những dự án thuỷ lợi vừa mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất
vừa ngăn được những thiệt hại do thiên nhiên gây ra.
* Tác động về xã hội: Dự án thuỷ lợi được thực hiện chính là thực hiện
được một dự án phát triển nông thôn. Việc thực hiện một dự án thường có
những tác động đáng kể đến những vấn đề xã hội nông thôn. Những tác động
đó thường là:

• Mức cải thiện về đời sống của dân cư nông thôn thể hiên bằng sự tăng lên
về thu nhập bình quân đầu người và bình quân lương thực thực phẩm đầu người.
• Mức cải thiện về điều kiện sống của dân cư nông thôn như hoàn thiện
hơn về hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phúc lợi công cộng như trường học,
trạm y tế, khu vui chơi giải trí…
16
• Tác động đến sự công bằng xã hội trong nông thôn thể hiên trong quá
trình tiến hành xây dựng công trình có sự tham gia đóng góp sức người, của
cải của dân theo hướng dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.
• Tác động làm nâng cao tính độc lập của cộng đồng cư dân nông thôn
trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt.
* Tác động về môi trường: Một dự án thuỷ lợi được xây dựng thường có
tác động đến hệ thống cây trồng và đất đai trong vùng dự án. Có thể nó còn
làm biến đổi thay thế hẳn một hệ thống cây trồng hoàn toàn mới, cũng có thể
nó tạo ra một bước đột phá làm tăng năng suất của một số cây trồng đã có ở
địa phương. Ở những vùng có hệ thống thuỷ lợi tốt, việc tưới tiêu chủ động sẽ
làm tăng độ phì nhiêu của đất đồng thời tránh được sự rửa trôi mùn và các
chất vi lượng, tránh sự bào mòn đất hay sự sa mạc hoá, mặn hoá của đất. Đất
đai màu mỡ hơn giúp đa dạng các loại cây trồng là cơ sở để tạo nên sự đa
dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp.
2.2. Cơ sở thực tiễn về tình hình KCHKM trên thế giới và trong nước ta.
2.2.1. Tình hình xây dựng các công trình thuỷ lợi ở Viêt Nam.
Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều có điều
kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Song cũng có mặt không thuận lợi
là lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng, các mùa trong năm nên gây
ra nhiều lũ lụt, hạn hán và diện tích chủ động tưới tiêu kém. Thấy được tầm
quan trọng của các công trình thuỷ lợi đối với sự phát triển của nông nghiệp
nông thôn, trong những năm qua Nhà nước và nhân dân đã đầu tư khá lớn cho
việc xây dựng các công trình thuỷ lợi mới, hoàn thiện và nâng cấp công trình
thuỷ lợi đã được xây dựng từ trước.

Theo thống kê tính đến ngày 10/01/1996 cả nước đã có 20.644 công
trình thuỷ lợi lớn nhỏ, trong đó có 20.502 công trình thuỷ nông (6.726 hồ, đập
chứa nước, 5899 cống, 2383 trạm bơm điện, 116 trạm bơm dầu, 4.842 công
trình phụ thuộc, 162 trạm thuỷ điện kết hợp với thuỷ nông), các công trình
17
này đảm bảo tưới cho ba triệu ha diện tích đất canh tác (chiếm 53%), tiêu cho
trên 2 triệu ha. So với những năm 1990 thì số lượng công trình và năng lực
thiết kế tăng lên đáng kể, đặc biệt là năng lực tuới.
Bằng việc phát triển hệ thống, chủ yếu xây dựng hệ thống hồ đập chứa
nước kết hợp với các công trình tự chảy, đã làm giảm khó khăn cho việc cung
cấp nước tưới và tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là vùng núi.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng được đầu tư mạnh nhất so với các
vùng trong cả nước, nên các công trình và năng lực tưới tiêu thuỷ lợi tăng
nhanh. Kể từ sau ngày giải phóng đến nay, Nhà nước đã đầu tư trên 1000 tỷ
đồng cho các công trình thuỷ lợi, chưa kể hàng trăm tỷ đồng của nhân dân
làm kênh mương nội đồng. Đến năm 1996 toàn vùng đã có 1.185 công trình
thuỷ lợi, trong đó có 163 trạm bơm điện và hệ thống dẫn nước ngọt sông
Tiền, sông Hậu để tưới tiêu cho các vùng lúa hàng hoá, phục vụ khai hoang
tăng vụ, chuyển vụ và thâm canh. Riêng vùng Đồng Tháp Mười chỉ tính riêng
năm 1987 đến năm 1996 vốn đầu tư cho thuỷ lợi của Nhà nước và nhân dân
đã lên tới 180,68 tỷ đồng, đưa nước ngọt để tăng diện tích hai vụ từ
26.806ha/năm lên 86.400 ha/năm dùng nước ngọt để áp phèn, đưa giống lúa
mới vào sản xuất và đến năm 1996 riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long đã
sản xuất được 1,3 triệu tấn thóc và trở thành vùng sản xuất hàng hoá lớn nhất
trong cả nước.
Vùng miền Đông Nam bộ vốn là vùng khô cằn thiếu nước ngọt trước
đây, sau 22 năm giải phóng Nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng được
103 công trình thuỷ lợi. Toàn vùng có 486 công trình độc lập công suất tưới
200.000ha, nhiều nhất Tây Ninh 175.000ha nhờ hồ Dầu Tiếng.
2.2.2 Tình hình đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi ở một số nước trên

thế giới
18
Các nước và các vùng xung quanh lãnh thổ Việt Nam như Trung
Quốc, Đài Loan, các nước Malaixia và Thái Lan đã có chính sách đầu tư
mạnh vào cơ sở hạ tầng, nhất là thuỷ lợi hỗ trợ nông nghiệp phát triển.
Tại Trung Quốc những năm cải cách và mở cửa, Nhà nước đã tập trung
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nhiều hơn số lượng vốn mà Nhà nước có
được kể từ ngày giải phóng (năm 1949) đến năm 1978. Ở Malaixia chính phủ
đã đầu tư xây dựng toàn bộ các công trình thuỷ lợi tưới tiêu và không thu thuỷ
lợi phí.
Ở Thái Lan – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chính phủ cho
rằng muốn duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay về xuất khẩu gạo thì vấn
đề thuỷ lợi phải đặt lên hàng đầu. Từ những năm 1956 đến 1985 Thái Lan đã
tiến hành 482 dự án thuỷ lợi với tổng chi phí đạt 5.371 tỷ Bat, riêng năm1988
đã tiến hành 604 công trình thuỷ lợi với quy mô vừa và lớn, 4.988 dự án quy
mô nhỏ.
Như vậy xu hướng chung của các nước hiện nay đối với chính sách
đầu tư phát triển thuỷ lợi là giảm dần xây dựng các công trình có quy mô lớn
thay vào đó chính phủ quan tâm tao điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án
nhỏ có quy mô nhằm phát huy nguồn nước tại chỗ, giải quyết nhu cầu về
nước cho nhân dân.
Tóm lại đối với tất cả các nước muốn phát triển ngành nông nghiệp
sản xuất theo hướng hàng hóa hay muốn thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển
thì phải quan tâm đến vấn đề thuỷ lợi. Thuỷ lợi phải được đi trước tạo tiền đề
cũng như các điều kiện thuận lợi để nông nghiệp phát huy, khai thác được hết
các tiềm năng.
2.2.3 Các nghiên cứu về tác động của của dự án thuỷ lợi đến sản xuất nông
nghiệp và phát triển nông thôn
* Tác động của dự án thuỷ lợi đến sản xuất lúa ở Việt Nam.
19

Năm 1991 Bộ thuỷ lợi kết hợp với Tổng cục thống kê đã tiến hành thống
kê 15 năm xây dựng và phát triển thuỷ lợi (1976-1990). Trong báo cáo có tác
động của các dự án thuỷ lợi đến năng suất lúa ở Việt Nam. Tác động của dự
án thuỷ lợi đã làm cho diện tích gieo trồng lúa tăng lên 13.78%, năng suất lúa
bình quân cả năm tăng 43.04% và sản lượng lúa tăng lên 62.55%
Bảng 2.1: Tác động của thuỷ lợi góp phần phát triển sản xuất lúa ở Việt Nam
(1976- 1990)
Chỉ tiêu ĐVT
Số lượng So sánh (90/76)
1976 1990 Tuyệt đối %
1. Tổng DT gieo trồng Nghìn ha 5.279 6.027 730 113,78
- Vụ chiêm xuân Nghìn ha 1349 2073 679 148,70
- Vụ hè thu Nghìn ha 615 1229 614 199,84
2. Năng suất Tạ/ha 22,3 31,9 9,6 143,04
- Vụ chiêm xuân Tạ/ha 26,8 37,8 11 141,04
- Vụ hè thu Tạ/ha 24,9 33,7 8,8 135,34
- Vụ mùa Tạ/ha 20,0 26,5 6,5 132,5
3. Sản lượng Triệu tấn 11.827 19.225 7.398 162,55
- Vụ chiêm xuân Triệu tấn 3.730 7.845 4.115 210,32
- Vụ hè thu Triệu tấn 1.531 4.144 2.613 270,67
- Vụ mùa Triệu tấn 6.566 7.236 670 110,20
Nguồn: Số liêu thống kê 15 năm xây dựng và phát triển thuỷ lợi 1976-1990
Bảng 2.2: Thống kê các yếu tố tác động đến thâm canh tăng sản lượng
lúa của một số nước trên thế giới (1995).
Tên nước
Sản phẩm tăng (1000 tấn)
Giống Phân bón Thuỷ lợi Yếu tố khác Tổng
Bangladesd 420 1284 1091 2759 5554
Trung Quốc 13231 11507 16153 9609 50500
Ấn Độ 7998 10867 11209 5078 35152

Inđônêxia 3162 2680 2773 4998 13613
20

×