Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần quốc tế việt pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 71 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
MỤC LỤC
CHƯƠNG I 7
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ 7
QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT PHÁP 7
1.1. c i m s n ph m c a Công tyĐặ đ ể ả ẩ ủ 7
1.2. c i m t ch c s n xu t s n ph m c a Công tyĐặ đ ể ổ ứ ả ấ ả ẩ ủ 9
3.3.1. V phía Nh n cề à ướ 66
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Stt Ký hiệu viết tắt Nội dung
1 CTCP Công ty cổ phần
2 CPSX Chi phí sản xuất
3 CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
4 CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp
5 CP SXC Chi phí sản xuất chung
6 CPL CNTT TN Chi phí lương công nhân trực tiếp thuê ngoài
7 BHXH Bảo hiểm xã hội
8 BHYT Bảo hiểm y tế
9 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
10 KPCĐ Kinh phí công đoàn
11 CT Công trình
12 HM Hạng mục
13 HC Hạch toán
14 KC Kết chuyển
15 ĐVT Đơn vị tính
16 TK Tài khoản
17 ĐM Định mức
18 DDĐK Dở dang đầu kỳ
19 DDCK Dở dang cuối kỳ


20 SP Sản phẩm
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
DANH MỤC BẢNG BIỂU
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
DANH MỤC SƠ ĐỒ
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải sẵn
sàng đối mặt với môi trường cạnh tranh khắc nghiệt. Để chiến thắng trong cuộc
cạnh tranh này, nhằm ngày càng giành ưu thế trên thị trường, đòi hỏi các doanh
nghiệp cần phải phát huy hết các năng lực và thế mạnh của mình, năng động,
sáng tạo, nhạy bén trước các tình huống kinh doanh.
Muốn vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải có hệ thống thông tin
cần thiết đảm bảo tính chính xác, khoa học, kịp thời làm cơ sở cho các quyết
định. Một trong những phân hệ thông tin tối quan trọng này là thông tin kế toán
về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Bởi vì, thông qua thông tin kế toán về
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, doanh nghiệp thấy được hiệu quả tiêu
dùng các nguồn lực đầu vào trong việc sản xuất ra các sản phẩm đầu ra, từ đó có
những biện pháp tác động cần thiết nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá
thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Pháp, em đã cố
gắng đi sâu tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
tại Công ty. Vì vậy, em lựa chọn để tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Pháp” làm
chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại

Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Pháp
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Pháp
Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Pháp
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
Tuy nhiên, do thời gian thực tập hạn chế về khả năng nghiên cứu, chuyên
đề của em có thể còn những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ phía
các thầy cô giáo và các anh chị trong phòng Kế toán tại Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ
QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT PHÁP
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty
Công ty cổ phần quốc tế Việt Pháp được thành lập năm 2008 theo QĐ số
0800444678 ngày 12/3/1997 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Hải Dương cấp.
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Pháp
Trụ sở giao dịch: Số 65 đường Điện Biên Phủ- TP Hải Dương
Điện thoại: 03203.838.067
Tài khoản tại: NH Ngoại thương Hải Dương.
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu: Sản xuất, gia công hàng may
mặc. Sản phẩm chính truyền thống của công ty là: Quần âu, áo sơ mi, com lê,
veston, Zacket…
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động, công ty đã ngày càng phát triển, mở
rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công ty Cổ phần quốc tế Việt Pháp
đã mạnh dạn cải tiến phương thức kinh doanh, tăng cường cơ sở vật chất kỹ
thuật. Do đó đã tạo ra sức thu hút và chữ tín với khách hàng, tạo công ăn việc

làm ổn định cho công nhân viên.
Với tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng 18.000m
2
, cùng với 18 dây chuyền
sản xuất với công suất 2.000.000/năm, thu nhập bình quân từ 1.500.000-
4.000.000đ/người/tháng. Đời sống của công nhân được nâng cao cả về vật chất
lẫn tinh thần.
Sản phẩm của Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Pháp là các loại quần áo may
gia công xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nội địa. Toàn bộ sản phẩm
của công ty từ khi bắt đầu quy trình công nghệ đến khi kết thúc đều được bộ
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
phận kiểm tra chất lượng của công ty kiểm tra, xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn
chất lượng quy định thì mới được công nhận là thành phẩm và mới được phép
nhập kho. Sản phẩm của công ty không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn
xuất khẩu sang các nước khác nên khối lượng sản xuất phải theo kế hoạch trong
từng thời kỳ. Sản phẩm quần áo của công ty đa dạng, tuỳ thuộc bào nhu cầu tiêu
dùng và đơn đặt hàng của khách hàng ở từng thời kỳ mà mặt hàng có thể thay
đổi cho phù hợp.
Sản phẩm may mặc thường đa dạng, mẫu mã thay đổi liên tục để phù hợp
với phong cách thời trang của người tiêu dùng. Do đó, quy trình sản xuất sản
phẩm phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp.
Công ty thực hiện ba hình thức sản xuất là: Nhận gia công toàn bộ, sản xuất
hàng xuất khẩu và sản xuất cho thị trường trong nước. Với từng hình thức sản
xuất có những đặc thù riêng.
- Hình thức nhận gia công toàn bộ: Với hình thức này, các doanh nghiệp ký
kết hợp đồng gia công sản phẩm với mẫu thiết kế và nguyên phụ liệu do khách
hàng cung cấp. Các doanh nghiệp chỉ tổ chức sản xuất và nhận được tiền gia
công theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ưu điểm của hình thức này là các doanh
nghiệp không phải quan tâm đến việc thiết kế mẫu mã, kiểu dáng, chuẩn bị

nguyên phụ liệu và thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bị phụ
thuộc quá nhiều vào khách hàng, không thể chủ động trong việc lập kế hoạch
sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế thấp.
- Hình thức sản xuất hàng xuất khẩu: Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết với
khách hàng nước ngoài, Công ty chủ động thiết kế mẫu mã, chuẩn bị nguyên
phụ liệu và các điều kiện cần thiết khác để tiến hành sản xuất sản phẩm. Hình
thức này đem lại sự chủ động cho Công ty trong việc tìm kiếm thị trường, tổ
chức sản xuất và phát huy được tính năng động, sáng tạo của họ. Hình thức sản
xuất hàng xuất khẩu tận dụng được các nguồn lực sẵn có trong nước, tăng nguồn
thu ngoại tệ và có hiệu quả kinh tế cao. Hình thức sản xuất này đòi hỏi các
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
doanh nghiệp phải có quy trình sản xuất tiên tiến, đáp ứng được các yêu cầu
khắt khe của thị trường quốc tế.
- Hình thức sản xuất cho thị trường trong nước: Công ty chủ động tổ chức
sản xuất ở tất cả các khâu nhằm cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng trong
nước. Trong khi thực hiện các đơn đặt hàng gia công sản phẩm, Công ty có thể
tận dụng số nguyên phụ liệu dư thừa để sản xuất một số chủng loại sản phẩm
cung cấp cho người tiêu dùng thu nhập thấp nhằm tăng thêm nguồn thu cho
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Công ty thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng gia công xuất
khẩu là chủ yếu với những yêu cầu về mẫu mã, chất liệu và tiêu chuẩn chất
lượng khác theo yêu cầu của khách hàng từ nước ngoài.
Thời gian sản xuất để hoàn thành một sản phẩm may mặc tương đối ngắn.
Để thực hiện toàn bộ một mã sản phẩm theo đơn đặt hàng gia công sản phẩm,
khoảng thời gian để thực hiện thường là hàng tháng đến vài tháng.
Doanh nghiệp thường tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng, nên khi
toàn bộ đơn đặt hàng hoàn thành thì cũng kết thúc quá trình tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm. Do đó, sản phẩm dở dang thường không có.
Khi thực hiện sản xuất ngoài đơn đặt hàng, sản phẩm dở dang là những sản

phẩm còn chưa hoàn thành, đang trên dây truyền sản xuất. Việc xác định giá trị
sản phẩm dở dang thường được áp dụng theo chi phí sản xuất định mức của tất
cả các công đoạn sản xuất mà sản phẩm đã đã trải qua.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty
1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Ngành may mặc là loại hình sản xuất công nghiệp, quy trình sản xuất phức
tạp trải qua nhiều công đoạn sản xuất. Sản phẩm đa dạng, phong phú, nhiều
chủng loại, quy cách, màu sắc, kích cỡ. Trên cùng một quy trình sản xuất, với
những chất liệu khác nhau, có thể cho ra những sản phẩm hoàn toàn khác nhau.
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
Quá trình sản xuất thường bố trí theo các phân xưởng hay dây truyền sản xuất.
Mỗi phân xưởng chuyên môn hoá sản xuất một loại sản phẩm hay nhóm sản
phẩm cùng loại.
Trên thực tế, các sản phẩm may mặc của Công ty rất đa dạng. Quy trình sản
xuất của các sản phẩm này, vì thế, cũng có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, về
mặt tổng thể, quy trình sản xuất sản phẩm may mặc đều phải trải qua các công
đoạn nhất định. Sau đây, ta xem xét quy trình sản xuất của một loại sản phẩm
điển hình, đó là áo sơ mi.
Sơ đồ số 1 - Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty
Qua quy trình sản xuất nêu trên, ta nhận thấy các công đoạn sản xuất lại
được chia ra làm nhiều công việc cụ thể, thực hiện liên hoàn với nhau. Nguyên
vật liệu chính là vải. Các loại nguyên liệu phụ, phụ kiện khác gồm nhiều loại
(như chỉ các loại, cúc, phécmơtuya…), nhưng chúng chiếm tỷ trọng nhỏ. Sức lao
động của công nhân tham gia hầu hết vào các giai đoạn sản xuất.
Nguyên vật liệu được đưa vào từ đầu quy trình sản xuất. Bán thành phẩm ở
10
Đơn đặt hàng
Nguyên vật
liệu

Phân xưởng
Tổ pha cắt,
ép mếch
Tổ
may
Tổ là KCS
Giao hàng
Nhập kho
Đóng gói
Thành phẩm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn kế tiếp sau. Thành phẩm ở giai đoạn cuối
cùng mới có giá trị sử dụng và là đối tượng tính giá thành. Chi phí sản xuất phải
được tập hợp qua tất cả các khâu sản xuất.
Sau khi xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (như phân xưởng,
nhóm sản phẩm hay đơn đặt hàng…), đối tượng tính giá thành (từng loại sản
phẩm cụ thể); kế toán vận dụng hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán để phản ánh,
tập hợp chi phí sản xuất theo ba khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực và chi phí sản xuất chung.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất tại Công ty
Quy trình sản xuất của Công ty tương đối phức tạp, trải qua nhiều công
đoạn kế tiếp nhau, mỗi một công đoạn được thực hiện tại các tổ sản xuất:
- Tổ cắt: Thực hiện việc giác mẫu và cắt các chi tiết sản phẩm theo thiết kế
từ nguyên liệu là các loại vải.
- Tổ may: Các tổ may được tổ chức thành 12 tổ để thực hiện việc may ráp
nối các chi tiết của sản phẩm may mặc theo quy trình sản xuất.
- Tổ là: Thực hiện việc là phẳng các sản phẩm may mặc để chuẩn bị cho
đóng gói.
- Tổ kiểm hàng và đóng gói: Thực hiện kiểm đếm số lượng và kiểm tra chất
lượng, sau đó đóng gói để chuẩn bị tiêu thụ.

11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
Sơ đồ số 2 - Sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty
Là một doanh nghiệp sản xuất, các thông tin về chi phí và giá thành sản
phẩm có vai trò rất quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Bởi vì dựa
vào các thông tin về chi phí sản xuất của các công đoạn, các bộ phận; kết hợp
với việc sử dụng các công cụ phân tích, các nhà quản trị có thể ra các quyết định
để quản lý điều hành hoạt động sản xuất để ngày càng tiết kiệm, hiệu quả, tối đa
hóa lợi nhuận.
Bộ máy quản lý tại Công ty được phân cấp từ trên xuống dưới theo chức
năng quản lý. Các phòng ban được phân công quản lý một lĩnh vực nhất định.
Từ đó, các bộ phận này cũng có những vai trò khác nhau đối với việc quản lý
những loại chi phí nói chung và chi phí sản xuất nói riêng.
12
Giám đốc
Phó giám đốc
Khối sản xuất Khối hành chính
Tổ
cắt
Tổ
may
1

Tổ
May
12
Tổ

Tổ

kiểm
hàng,
đóng
gói
P.
Kế
hoạch
P.
Kỹ
thuật
P.
KCS
P.
TV-
KT
P.
TC
HC
P.
Xuất
nhập
khẩu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
- Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất trong công ty, phụ trách điều hành
mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước công ty
về hoạt động doanh nghiệp, trong đó có việc quản lý về chi phí sản xuất. Là
người ký duyệt hầu như tất cả các văn bản, tài liệu liên quan đến hợp đồng gia
công sản phẩm; hợp đồng mua NVL, CCDC và các loại dịch vụ phục vụ cho sản
xuất; hệ thống định mức sử dụng vật tư cho sản xuất; chế độ lương, thưởng cho
công nhân viên tham gia sản xuất và quản lý sản xuất;… nên Giám đốc có vai

trò quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, tính chất và xu hướng biến
động của các loại chi phí sản xuất tại Công ty.
- Phó Giám đốc: Có nhiệm vụ tham mưu và tư vấn cho Giám đốc để vạch
ra những kế hoạch đúng đắn cho việc SXKD, đồng thời chịu trách nhiệm kiểm
tra và giám sát các khâu về kỹ thuật. Từ việc kiểm soát các công đoạn sản xuất
sản phẩm, Phó Giám đốc có thể ra các quyết định ảnh hưởng đến quy cách, mẫu
mã, quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến chi phí về
nguyên vật liệu, tiền lương, tiền ăn ca, phụ cấp làm thêm giờ, làm ca đêm…
- Phòng Kế hoạch: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế
hoạch cho các hoạt động tại doanh nghiệp, đặc biệt là kế hoạch về mở rộng thị
trường, kế hoạc ký kết các hợp đồng gia công sản phẩm. Các kế hoạch này dẫn
tới các kế hoạch về thu mua NVL, máy móc thiết bị, tuyển dụng công nhân, mặt
bằng sản xuất, hệ thống bán hàng và xuất khẩu sản phẩm… Do đó, Phòng Kế
hoạch là bộ phận có vai trò định hướng cho các hoạt động khác, phối hợp với
các bộ phận liên quan trong việc thiết lập các định mức chi phí, chi phí kế hoạch
để làm căn cứ, thước đo cho khi so sánh với các chi phí thực tế. Từ đó, các nhà
quản trị có các biện pháp điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh theo
mục tiêu đã định.
- Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, thiết kế mẫu mới và
đưa ra các định mức về nguyên phụ liệu, đảm bảo về năng suất chất lượng, an
toàn lao động. Đồng thời lập kế hoạch sửa chữa thường xuyên định kỳ, kịp thời
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
cho các loại máy móc thiết bị. Do đó, Phòng Kỹ thuật có thể kiểm soát các chi
phí về tiêu hao NVL, CCDC, nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, các chi phí
sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất…
- Phòng KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra hàng theo yêu cầu của khách
hàng ở công đoạn cuối cùng trước khi đóng gói sản phẩm. Do đó, bộ phận KCS
có thể kiểm soát các chi phí về sản phẩm hỏng.
- Phòng Tài chính - Kế toán: Thực hiện công tác hạch toán, kế toán tài

chính thống kê trong công ty. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác
về vốn nhằm đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Với chức năng
là công cụ cung cấp thông tin về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản nói
chung; tình hình chi phí sản xuất nói riêng, Phòng Kế toán thực hiện việc tính
toán, tập hợp các chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí về tiền lương,
tiền công, tiền ăn ca, làm thêm giờ, các khoản trích theo lương, tiền thưởng
thường xuyên, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ điện, nước, điện thoại
phục vụ sản xuất; thực hiện việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá
thành sản phẩm… Như vậy, Phòng Tài chính - Kế toán có vai trò rất quan trọng
trong việc lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, lập các báo
cáo phân tích chuyên sâu về chi phí sản xuất, giúp Giám đốc và các bộ phận có
liên quan trong việc ra quyết định điều hành các hoạt động của Công ty.
- Phòng Tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về vấn đề lao động trong
Công ty. Xây dựng và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
trình lãnh đạo công tác sắp xếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối
với cán bộ công nhân viên. Thực hiện công tác về chính trị nội bộ, chăm lo cải
thiện điều kiện làm việc của CNV. Do đó, bộ phận này có thể kiểm soát các chi
phí về tiền lương, tiền thưởng, tiền làm tăng giờ, trợ cấp của CNV tham gia sản
xuất sản phẩm…
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT PHÁP
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Pháp
Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Pháp sản xuất theo hình thức nhận gia công
theo đơn đặt hàng từ các khách hàng nước ngoài hoặc nhận gia công cho một
doanh nghiệp lớn khác trong nước. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của các
doanh nghiệp này là các phân xưởng hoặc dây chuyền sản xuất. Các phân
xưởng, dây chuyền sản xuất có thể tham gia gia công nhiều mã hàng khác nhau

trong đơn đặt hàng. Do đó, kế toán cần theo dõi, phản ánh chi tiết chi phí sản
xuất phát sinh cho từng mã hàng trong đơn đặt hàng để phục vụ việc tính giá
thành sản phẩm.
Để thực hiện việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, chi
phí sản xuất được các doanh nghiệp phân loại theo mục đích và công dụng của
chi phí, cụ thể:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ như vải các
loại, bông, cúc, phécmơtuya, nhãn, mác, chỉ Với hình thức gia công sản phẩm,
các loại nguyên phụ liệu này thường do khách hàng cung cấp. Trong một số
trường hợp, công ty có thể tự mua nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình gia
công đơn đặt hàng khi khách hàng không thể cung cấp nguyên phụ liệu một cách
kịp thời. Như vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ
trong giá thành gia công của sản phẩm. Nó chỉ bao gồm giá trị thực tế của
nguyên phụ liệu mà doanh nghiệp tự mua sau đó xuất dùng cho gia công mã
hàng và chi phí vận chuyển nguyên vật liệu được phân bổ.
- Chi phí nhân công trực tiếp:
Bao gồm các khoản chi phí về lương sản phẩm, tiền thưởng, phụ cấp; các
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ quy
định của công nhân sản xuất trực tiếp. Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng tương
đối lớn trong giá thành gia công của sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung:
Bao gồm những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất,
ngoài các chi phí kể trên, như chi phí về lương, các khoản trích theo lương của
nhân viên phân xưởng, tổ trưởng sản xuất, nhân viên kỹ thuật, kế toán phân
xưởng; chi phí vật liệu, công cụ - dụng cụ phục vụ sản xuất tại phân xưởng, chi
phí khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí
khác bằng tiền

Cách phân loại chi phí này phục vụ việc lập thẻ tính giá thành sản phẩm
theo các khoản mục chi phí theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. Ngoài
ra, Công ty cũng phân loại chi phí theo yếu tố như chi phí nguyên vật liệu chính,
chi phí nguyên vật liệu phụ, tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí
nhiên liệu, động lực, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi
phí khác bằng tiền. Cách phân loại này phục vụ cho việc quản lý chặt chẽ, hiệu
quả quá trình sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp.
Một số cách phân loại chi phí khác, theo hướng phục vụ ra các quyết định
quản trị như phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, không được các
doanh nghiệp áp dụng.
Để phản ánh các loại chi phí sản xuất phát sinh nói riêng, thực hiện hạch
toán tổng hợp nói chung, Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
và các văn bản bổ sung sửa đổi, đặc biệt là hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt
Nam và các thông tư hướng dẫn thực hiện. Các tài khoản kế toán chủ yếu được
vận dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là:
- TK 621 - “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
- TK 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”
- TK 627 - “Chi phí sản xuất chung”
- TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Đây là các tài khoản kế toán tổng hợp. Những tài khoản này được mở chi
tiết cho các đối tượng tập hợp chi phí là các phân xưởng, các đơn đặt hàng để
phục vụ việc tính giá thành mã hàng cụ thể.
Mỗi mã hàng cụ thể có yêu cầu kỹ thuật và quy trình sản xuất khác biệt đôi
chút. Việc bố trí sản xuất các mã hàng khác nhau trong cùng một phân xưởng
cũng sẽ nảy sinh các yêu cầu theo dõi và hạch toán chi tiết tương ứng. Các sản
phẩm may mặc rất đa dạng. Trong báo cáo này, 02 mã hàng được chọn để lấy số
liệu minh họa (mã hàng Kasper và Judy).

Công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê
khai thường xuyên. Phương pháp hạch toán này đòi hỏi quá trình xuất nhập vật
tư, hàng hóa, sản phẩm được cập nhật kịp thời vào hệ thống sổ sách, tài liệu kế
toán. Tại các doanh nghiệp may mặc, quá trình sản xuất diễn ra liên tục; các
nghiệp vụ xuất nhập vật tư, hàng hóa, sản phẩm xảy ra thường xuyên. Tuy
nhiên, với các phần mềm kế toán hỗ trợ; công việc cập nhật và xử lý số liệu đã
được tự động hóa một phần đáng kể. Phương pháp kê khai thường xuyên đáp
ứng được kịp thời thông tin kế toán cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm
phục vụ công tác điều hành được chặt chẽ và hiệu quả. Phương pháp hạch toán
hàng tồn kho là kê khai thường xuyên cũng ảnh hưởng tới quá trình tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và hệ thống các tài khoản kế toán được
sử dụng. Đó là các tài khoản 621, 622, 627 và 154. Quy trình hạch toán bao gồm
việc tập hợp ba khoản mục chi phí là Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí
nhân công trực tiếp và Chi phí sản xuất chung trên các tài khoản kế toán tương
ứng. Cuối kỳ, kế toán đánh giá sản phẩm dở dang, kết chuyển chi phí và xác
định giá thành sản phẩm hoàn thành.
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1- Nội dung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị của các loại nguyên vật liệu được
sử dụng để hình thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp bao gồm chủ yếu là giá trị các loại vải được xuất kho sử dụng cho
sản xuất đồ may mặc.
2.1.1.2- Tài khoản sử dụng
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 - Chi
phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. TK này được mở chi tiết cho từng mã sản
phẩm để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ cho từng
loại sản phẩm ấy.
Nên Nợ: Tập hợp chi phí NVL trực tiếp thực tế phát sinh trong quá trình

sản xuất sản phẩm.
Bên Có: Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành sản phẩm theo
từng mã hàng cụ thể.
Cuối kỳ, tài khoản này không có số dư.
2.1.1.3- Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Với hình thức sản xuất hàng gia công, Công ty ký kết hợp đồng nhận gia
công cho các đối tác nước ngoài chỉ cần theo dõi và phản ánh nguyên vật liệu
trên tài khoản ngoài bảng (TK 002 - “Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công”). Bởi
vì, nguyên phụ liệu phục vụ cho gia công đơn đặt hàng đều được phía đối tác
cung cấp đầy đủ. Như vậy, khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ
trọng tương đối nhỏ trong giá thành gia công của sản phẩm. Nội dung hạch toán
khoản mục chi phí này bao gồm việc theo dõi về mặt số lượng nguyên phụ liệu
mà khách hàng cung cấp và hạch toán phần chi phí vận chuyển số nguyên phụ
liệu đó. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, nếu các công ty trực tiếp
mua nguyên phụ liệu để phục vụ gia công đơn đặt hàng thì doanh nghiệp cũng
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
theo dõi và phản ánh phần chi phí nguyên phụ liệu này vào giá thành gia công
của đơn đặt hàng.
- Đối với phần nguyên phụ liệu mà khách hàng cung cấp, khi nguyên phụ
liệu được vận chuyển về kho; kế toán làm thủ tục kiểm nhận và nhập kho. Số
lượng, chủng loại cụ thể được theo dõi trên các sổ chi tiết. Kế toán sử dụng TK
002 - “Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công” và thực hiện ghi đơn trên tài khoản
này. Với từng mẫu mã, chủng loại sản phẩm cụ thể, sau khi phòng kỹ thuật cung
cấp mẫu và các định mức nguyên phụ liệu; bộ phận kế hoạch lập kế hoạch sản
xuất cho các phân xưởng. Căn cứ vào tiến độ sản xuất và định mức nguyên phụ
liệu, nhân viên hạch toán tại phân xưởng xuống kho lấy nguyên phụ liệu cho
phân xưởng, bộ phận mình phụ trách. Căn cứ vào số nguyên phụ liệu đã xuất
dùng cho các phân xưởng sản xuất, kế toán phản ánh vào các sổ chi tiết theo dõi
sử dụng nguyên phụ liệu.

- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hình thành chủ yếu từ
các khoản chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu của khách hàng từ cảng về kho
của các doanh nghiệp và giá trị thực tế nguyên phụ liệu do các công ty may tự
mua sắm, xuất dùng cho gia công đơn đặt hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng
gia công.
Các đơn đặt hàng đều là gia công 100%. Các loại nguyên phụ liệu do đối
tác cung cấp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ bao gồm chi phí vận chuyển
nguyên phụ liệu từ cảng về kho của doanh nghiệp. Chi phí vận chuyển được
theo dõi trên tài khoản 142 - “Chi phí trả trước”, được mở chi tiết cho từng đơn
đặt hàng. Khi gia công đơn đặt hàng, nguyên phụ liệu được xuất kho phục vụ
sản xuất; kế toán ghi có TK 002 - “Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công”, đồng
thời, phân bổ số chi phí vận chuyển vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tương
ứng với số lượng của loại nguyên vật liệu chính đã xuất kho.
Chẳng hạn, ngày 05/7/2010, Công ty xuất một lô nguyên phụ liệu bao gồm
200m vải may ngoài và một số phụ liệu khác để sản xuất áo Jacket theo đơn
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
hàng gia công KOR05. Chi phí vận chuyển còn chưa phân bổ hết trên TK 142 -
“Chi phí trả trước” (chi tiết đơn hàng K0R05) là 8.035.000 đồng; TK 002 - “Tài
sản nhận giữ hộ, nhận gia công” (chi tiết đơn hàng K0R05) hiện còn 8.900 m vải
may ngoài.
Chi phí vận chuyển được phân bổ để tính vào chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp sản xuất áo Jacket K0R05 là:
8.035.000
x 200 = 180.562
8.900
Kế toán lập chứng từ ghi sổ và phản ánh vào tài khoản theo các bút toán
sau:
Nợ TK 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” : 180.562
Có TK 142 - “Chi phí trả trước” : 180.562

(Chi tiết cho Jacket K0R05)
Ngoài ra, kế toán thực hiện ghi đơn trên TK 002 - “Tài sản nhận giữ hộ,
nhận gia công” theo chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Như vậy, mỗi lần xuất nguyên liệu, phụ liệu thì số chi phí vận chuyển của
đơn đặt hàng được phân bổ theo số lượng của loại nguyên vật liệu chính. Khi
đến kỳ tính giá thành, kế toán kết chuyển số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
sang TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để xác định giá thành của
sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Nếu các đơn đặt hàng được thực hiện với phần nguyên liệu, phụ liệu mà
khách hàng cung cấp thì phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ nguyên phụ liệu từ
cảng về kho cũng được ghi nhận là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá
thành gia công của đơn đặt hàng. Tuy nhiên, phần chi phí vận chuyển này không
được phân bổ dần vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà được ghi nhận ngay
vào giá thành gia công của đơn đặt hàng. Căn cứ vào các chứng từ gốc (hoá đơn
dịch vụ) phản ánh chi phí vận chuyển của từng đơn đặt hàng cụ thể, kế toán
phản ánh phần chi phí này như sau:
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
Nợ TK 154 - “Chi phí SXKD dở dang” (chi tiết mã sản phẩm)
Nợ TK 133 - “Thuế GTGT được khấu trừ”
Có TK 111, 112, 331
Công ty còn thực hiện những đơn đặt hàng mà trong đó công ty có cung
cấp một số chủng loại phụ liệu nhất định (theo thỏa thuận trong hợp đồng).
Trong trường hợp đó, giá trị phụ liệu mà công ty mua được phản ánh trên Tài
khoản 1522 - “Phụ liệu”.
Khi xuất kho phụ liệu dùng cho gia công mã hàng nào thì căn cứ vào các
phiếu xuất kho, kế toán phản ánh giá trị của phụ liệu vào chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp.
Nợ TK 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”(chi tiết mã sản phẩm)
Có TK 1522 - “Phụ liệu”

Cuối kỳ, kế toán thực hiện kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang
TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để xác định giá thành cho từng
đơn đặt hàng cụ thể.
21
Chuyờn thc tp tt nghip Lờ ỡnh Biờn
Bng s 1 - Bng phõn b NVL, CCDC
Tháng 7 năm 2010 (Đơn vị tính : đồng)
Stt
Ghi Cú cỏc TK
Ghi N cỏc TK
Có các tài khoản
Cộng
Tài khoản 152
Tài khoản
153
Vật
liệu
chín
h
Phụ liệu Nhiên liệu Bao bì Carton
Cộng 152
1
TK 621 - CPNVLTT

89.539.224

89.539.224

89.539.224
2 Mã hàng Kasper


54.618.927

54.618.927

54.618.927
3 Mã hàng Judy

34.920.297

34.920.297

34.920.297
4
TK 627 - CPSXC

36.137.562

36.137.562 7.471.203
43.608.765
5 Mã hàng Kasper

21.682.537

21.682.537 4.856.282
26.538.819
6 Mã hàng Judy

14.455.025


14.455.025 2.614.921
17.069.946
7 TK 641 - CP Bán hàng

9.486.512
12.793.36
2

3.685.614 3.685.614
8
TK 642 - CP Quản lý DN

1.032.941
1.032.941

Cộng 0 89.539.224 36.137.562 9.486.512
12.793.36
2
125.676.786 12.189.758 137.866.544
Ngày 30 tháng 7 năm 2010
Kế toán ghi sổ Kế toán trởng
(Ký. họ tên) (Ký. họ tên)
22
Chuyờn thc tp tt nghip Lờ ỡnh Biờn
Bng s 2 - S chi phớ sn xut kinh doanh
Sổ tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
Năm 2010
Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(Đơn vị tính : đồng)
Stt Chứng từ Diễn giải

TK
đối ứng
Ghi Nợ TK 621
Số hiệu
Ngày
tháng
Tổng số Chia ra
Kasper Judy

Số d đầu kỳ:

1 30/7 Tập hợp chi phí NVL TT cho mã hàng Kasper

54.618.92
7
54.618.92
7

2 30/7 Tập hợp chi phí NVL TT cho mã hàng Judy

34.920.297

34.920.297






Cộng phát sinh


89.539.22
4
54.618.92
7
34.920.297


Ghi Có TK 621 154
89.539.22
4
54.618.92
7
34.920.297


Số d cuối kỳ:

Ngày 30 tháng 7 năm 2010
Kế toán ghi sổ Kế toán trởng Thủ trởng đơn vị
(Ký. họ tên) (Ký. họ tên) (Ký. họ tên)
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
2.1.1.4- Quy trình ghi sổ tổng hợp
Căn cứ vào Phiếu xuất kho liên quan đến xuất vật NVL cho sản xuất sản
phẩm, kế toán tiến hành vào Nhật ký chung, lấy số liệu trên Nhật ký chung để
vào Sổ cái TK 621.
Bảng số 3 - Sổ Nhật ký chung
Đơn vị: Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Pháp
Địa chỉ: Số 65 Điện Biên Phủ - TP Hải Dương

SỔ NHẬT KÍ CHUNG (Trích)
Năm 2010
Đơn vị tính: (1.000đ)
Ngày,
tháng
ghi sổ
Chứng từ Diễn giải
Đã
ghi
Sổ
STT
dòng
Số
hiệu
TK
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày,
tháng
Nợ Có
A B C D E G H 1 2
… … … … … … … … …
5/7 PX02 5/7
Xuất vải xanh phụ liệu

cho gia công mã hàng
621 12.478
1522 12.478
10/7 HĐ21 10/7
Mua nút áo sử dụng

ngay cho sản xuất mã
hàng Kasper
621 7.000
1331 700
112 7.700
… … … … … … … … …
11/7 PX05 5/7
Xuất vải trắng phụ liệu

cho gia công mã hàng
621 8.328
1522 8.328
15/7 PX06 10/7
Xuất bọt biển dùng gia

công mã hàng Judi
621 15.600
1522 15.600
30/7 KC01 30/7
Kết chuyển chi phí NVL
trực tiếp
154
54.618.
927
621
54.618.
927
Cộng chuyển sang trang
sau
x x x

Ngày tháng năm
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Đình Biên
Bảng số 4 - Sổ cái tài khoản 621
Đơn vị: Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Pháp
Địa chỉ: Số 65 Điện Biên Phủ - TP Hải Dương
SỔ CÁI (trích)
Năm 2010
Tên tài khoản: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Số hiệu: 621
Đơn vị tính: (1.000đ)
Ngày,
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
Số
hiệu
TK
đối
ứng
Số tiền
Số

hiệu
Ngày
tháng
Trang
sổ
STT
dòn
Nợ
CóA B C D E G H 1 2
Số dư đầu năm -
… … … … … … … … …
5/7 PX02 5/7
Xuất vải xanh phụ liệu
cho gia công mã hàng
Kasper
1522 12.478
10/7 HĐ21 10/7
Mua nút áo sử dụng
ngay cho sản xuất mã
hàng Kasper
112 7.000
11/7 PX05 5/7
Xuất vải trắng phụ liệu
cho gia công mã hàng
Judi
1522 8.328
15/7 PX06 10/7
Xuất bọt biển dùng gia
công mã hàng Judi
1522 15.600

… … … … … … … … …
… … … … … … … … …
… … … … … … … … …
30/7 KC01 30/7
Kết chuyển chi phí
NVL trực tiếp
154
54.618.92
7
Cộng
54.618.9
27
54.618.92
7
Số dư cuối tháng -
Ngày tháng năm
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
25

×