Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

nghiên cứu sự thay đổi thu nhập và đời sống của hộ nông dân mất đất canh tác để xây dựng khu công nghiệp ở xã lạc đạo, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.98 KB, 102 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Phượng
i
Lời cảm ơn
Để hoàn thành Luận văn thực tập tốt nghiệp này, trớc hết Tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tời thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và phát
triển nông thôn, trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Những ngòi đã
trang bị cho Tôi hành trang kiến thức trên giảng đờng đại học và giúp
Tôi khi gặp khó khăn trong quá trình học tập.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy giáo
Trần Đình Thao và Hồ Ngọc Ninh đã tận tình chỉ bảo, hớng dẫn và
động viên Tôi trong suốt thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các phòng ban và cán
bộ nhân viên trong Uỷ ban, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành tốt nội dung đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp
của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2008
Ngòi viết
Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Phợng
ii
MỤC LỤC
PHẦN I 1


ĐẶT VẤN ĐỀ 1
iii
DANH MỤC BẢNG
PHẦN I 1
PHẦN I 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
DANH MỤC BIỂU
PHẦN I 1
PHẦN I 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hóa
KCN, KCX : Khu công nghiệp, khu chế xuất
BTHĐ : Bị thu hồi đất
KBTHĐ : Không bị thu hồi đất
HĐ SXKD : Hoạt động sản xuất kinh doanh
CN- TTCN, DV : Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
UBND : Uỷ ban nhân dân
SXKD : Sản xuất kinh doanh
HXT : Hợp tác xã
ĐVT : Đơn vị tính

v
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân

và là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế. Người xưa có câu “ Tấc
đất tấc vàng” để nói về tầm quan trọng của đất đai. Nó như là một tài sản
quý giá mà thượng đế đã ban tặng cho con người. Đất đai không chỉ là
nơi sinh tồn của muôn loài mà còn là nơi sản sinh ra mọi của cải vật chất
cho xã hội.
Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên xây dựng CNXH từ
một nước nông nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, lại phải chịu
hậu quả của chiến tranh để lại. Chính vì vậy nền kinh tế nước ta đã bộc
lộ rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Muốn đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về kinh
tế, cải thiện đời sống nhân dân thì không còn con đường nào khác là phải
thực hiện CNH-HĐH đất nước. Trong đó đặc biệt quan tâm tới việc
CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Các nội dung chính của CNH-HĐH
nông nghiệp nông thôn đã được nghị quyết lần thứ IV của BCH TW
Đảng (khoá VIII) xác định rõ, trong đó có việc đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, phát
triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giải
quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân nông thôn,
thực hiện chính sách ruộng đất. Bởi vậy việc chuyển đổi mục đích sử
dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang xây dựng khu công nghiệp là việc
làm cần thiết.
Xã Lạc Đạo có lợi thế về vị trí địa lý, nằm trong vùng châu thổ Sông
Hồng, giáp với thủ đô Hà Nội, nằm trong khu tam giác phát triển kinh tế trọng
điểm Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Đây là một trong số những nơi hiện
1
đang diễn ra quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng đất trên quy mô
lớn, nhờ đó mà có nhiều nhà máy, xí nghiệp mới được ra đời, sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, góp phần tăng doanh thu cho nền kinh tế, giải quyết việc
làm cho người lao động. Nhiều hộ sau khi bị thu hồi đất đã nhanh chóng
chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh dẫn tới thu nhập của hộ tăng, đời
sống người dân địa phương ngày càng được cải thiện. Song bên cạnh đó nó

cũng tạo ra những khó khăn khi người dân bị thu hồi đất đồng nghĩa với việc
mất đi tư liệu sản xuất quan trọng của mình và không có khả năng chuyển đổi
việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm thu nhập của hộ.
Từ thực tế trên, để biết được quá trình xây dựng KCN đó đã tạo ra
những cơ hội gì hay những thách thức gì đối với sự phát triển KT-XH nói
chung, cho thu nhập và đời sống hộ nông dân bị thu hồi đất nói riêng,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi thu
nhập và đời sống của hộ nông dân mất đất canh tác để xây dựng khu công
nghiệp ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và ảnh hưởng của việc mất đất canh tác do
xây dựng KCN đến thu nhập và đời sống của người dân, trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống
người dân xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về thu nhập, đời
sống của hộ nông dân mất đất và vấn đề sử dụng đất đai.
- Tìm hiểu thực trạng thu nhập và đời sống của các hộ nông dân
mất đất canh tác để xây dựng KCN ở xã Lạc Đạo.
- Phân tích ảnh hưởng của việc quy hoạch xây dựng khu công
nghiệp đến thu nhập và đời sống của các hộ nông dân mất đất.
2
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thu nhập và ổn
định đời sống của hộ nông dân mất đất để xây dựng KCN ở xã Lạc Đạo,
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình mất đất sản xuất của các hộ nông dân xã Lạc Đạo.
- Sự thay đổi về thu nhập và đời sống của các hộ nông dân mất đất.

- Hộ nông dân bị mất đất và hộ không bị mất đất.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Lạc Đạo -
Huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu: các số liệu sử dụng trong đề tài được lấy từ
năm 2001 ( trước khi diễn ra quá trình thu hồi đất) và từ năm 2005 – 2007
(những năm sau thu hồi đất)
+ Thời gian thực hiện đề tài: từ 10/01/2008 -> 23/05/2008
- Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu sự thay đổi về thu nhập và đời sống của các hộ nông dân,
tình hình sản xuất kinh doanh của họ sau khi mất đất canh tác để xây dựng
KCN.

3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
a) Khái niệm hộ
* Theo Martin năm 1988: Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản
xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động khác.
* Theo Raul, năm 1989: Hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc, có
quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo
tồn chính bản thân mình và cộng đồng.
* Theo các tác giả nhóm nhân chủng học từ năm 1982-1985: Hộ là đơn vị
đảm bảo quá trình tái sản xuất lao động tiếp theo thông qua quá trình tổ chức
nguồn thu nhập nhằm chi tiêu cho cá nhân và đầu tư vào sản xuất.
Như vậy cá nhân và các tổ chức khi nhìn nhận và quan niệm về hộ
không giống nhau. Tuy nhiên trong đó có những nét chung để phân biệt về

hộ, đó là: chung hay không chung huyết tộc, cùng sống dưới một mái nhà,
cùng chung nguồn thu nhập, ăn chung và cùng tiến hành sản xuất chung.
b) Khái niệm hộ nông dân
Theo Ellis năm 1988: Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống
từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm
trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng
bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không
cao.
* Đặc điểm của hộ nông dân:
- Là một đơn vị kinh tế cơ sở quản lý và khai thác nguồn lực tạo ra thu nhập
đảm bảo cuộc sống.
4
- Vừa là đơn vị sản xuất, đơn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh nhưng
cũng là đơn vị xã hội. Trình độ phát triển của hộ nông dân đi từ tự cung tự cấp
đến bán tự cung tự cấp (có quan tâm đến thị trường).
- Các nông hộ ngoài hoạt động chính từ nông nghiệp còn hoạt động trong các
lĩnh vực khác, tuy nhiên nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chính.
- Trên thế giới một số trường phái coi hộ như một doanh nghiệp nhỏ
(trường phái cổ điển) tuy nhiên giữa hộ và doanh nghiệp có sự khác nhau
(về quy mô, người điều hành, mức độ tham gia vào thị trường…).
c) Khái niệm về thu nhập
Các nhà kinh tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thu nhập của hộ
nông dân:
Theo quan điểm của Barnum và Squire thì họ đã định nghĩa về thu
nhập của hộ nông dân trong trường hợp tồn tại thị trường sức lao động.
Họ cho rằng: Thu nhập của hộ nông dân được tính bằng giá trị sản phẩm
sau khi trừ đi các phần: phần sản phẩm mà hộ đã tiêu dùng, giá trị công
lao động thuê ngoài, chi phí đầu vào cho sản xuất và công giá trị lao động
đi làm thuê. Song khái niệm này của ông đã thiếu đi sự chính xác vì ông
tính giá trị tiền công giống nhau cho các lao động khác nhau.

Theo Chayanow, trong trường hợp không tồn tại thị trường sức lao
động thì thu nhập của hộ nông dân bao gồm tiền lãi kinh doanh và bao gồm
toàn bộ giá trị lao động, tức là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị sản xuất trừ
đi chi phí vật chất.
Theo một số nhà nghiên cứu Việt Nam: thu nhập hỗn hợp của hộ nông
dân là phần thu được sau khi lấy tổng giá trị sản xuất trừ đi chi phí vật
chất, trừ đi tiền công thuê ngoài và trừ đi chi phí khác ( bao gồm thuế,
khấu hao TSCĐ…). Như vậy thu nhập hỗn hợp chính là phần thu nhập
thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của lao động và lợi
nhuận khi sản xuất trên một đơn vị diện tích
MI = VA - [ A + T + lao động thuê (nếu có) ]
5
Trong đó MI: thu nhập hỗn hợp.
VA: giá trị tăng thêm.
A: khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ.
T: thuế nông nghiệp.
d) Khái niệm về kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất
xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản
xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ ngủ
chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất – kinh doanh và
đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và
tạo điều kiện phát triển.
***) Phân loại nông hộ:
- Theo tính chất của ngành sản xuất:
* Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp.
* Hộ kiêm: là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công
nghiệp, buôn bán.
* Nông hộ chuyên: là loại hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí,
mộc, nề, rèn, sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải, thiểu thủ công nghiệp…

- Theo mức thu nhập của nông hộ: có hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ
nghèo, hộ đói (sự phân biệt này thường dựa vào quy định chung hoặc
quy định của từng địa phương).
2.1.2 Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp và đời sống
a) Đất đai là một tài nguyên
C.Mác viết rằng: Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để
sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất
cơ bản trong nông lâm nghiệp.
Luật đất đai năm 1993 của nước cộng hoà XHCN Việt Nam có ghi: đất
đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
6
bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế, văn hoá – xã hội, an ninh quốc
phòng.
Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai
ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận.
Con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống mình, không có đất
đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không có một quá trình
lao động nào diễn ra và cũng không thể có sự tồn tại của xã hội loài
người.
b) Đất đai đối với sự phát triển các ngành kinh tế
Về phương diện kinh tế, đất tạo ra của cải vật chất, nó có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng. Từ thế kỷ XVII nhà kinh tế học cổ điển người Anh
Wiliam Petty đã từng nói “lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải”.
Như vậy không thể có của cải nếu thiếu lao động hoặc thiếu đất đai.
Trong ngành công nghiệp, đất đai làm nền tảng, làm cơ sở, làm địa
điểm để tiến hành những hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với sự
phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp là sự phát triển của
các ngành xây dựng, các công trình dân cư phát triển đòi hỏi xây dựng
nhà ở và hình thành đô thị, các khu dân cư mới. Những yêu cầu này ngày

càng tăng lên làm cho nhu cầu đất đai dành cho các ngành cũng tăng lên.
Trong nông nghiệp đất đai là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất
này. Đất đai không chỉ là chỗ dựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn
cung cấp thức ăn cho cây trồng. Mọi tác động của con người vào cây
trồng đều dựa vào đất đai và thông qua đất đai. Đất đai sử dụng trong
nông nghiệp được gọi là ruộng đất. Trong nông nghiệp, ruộng đất vừa là
đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Quá trình sản xuất nông
nghiệp là quá trình khai thác, sử dụng đất. Bởi vậy không có ruộng đất
thì không thể có hoạt động sản xuất nông nghiệp.
2.1.3 Vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước
7
Kinh tế nông hộ đã góp phần làm tăng nhanh sản lượng sản phẩm cho
xã hội như lương thực, thực phẩm, sản phẩm cây công nghiệp, nông sản xuất
khẩu…thông qua quá trình sản xuất (Đối với nước ta, kinh tế nông hộ có
quy mô còn nhỏ và phân tán, lượng vốn còn ít nhưng đã cung cấp cho xã
hội 95% sản lượng thịt, 90% lượng trứng và 93% sản lượng rau quả. Sản
xuất nông nghiệp của hộ chiếm 48% giá trị tổng sản lượng của ngành
nông nghiệp).
Kinh tế nông hộ đã góp phần sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các yếu tố
sản xuất như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất.
Kinh tế nông hộ đã góp phần tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập
cho người dân ở nông thôn, vì vai trò to lớn đó. Lênin viết: ý định dùng sắc
lệnh, luật lệ để thiết lập chế độ canh tác tập thể, tước mất vai trò kinh tế
nông hộ trong đời sống hiện thực là hết sức ngu xuẩn.
2.1.4 Xu hướng biến đổi của kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ từ chỗ mang tính lệ thuộc vào kinh tế tập thể dần dần
đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh: Nếu như trước
đây người nông dân không có quyền làm chủ tài sản lao động, trở thành
người lao động làm thuê và hưởng sản phẩm theo công điểm thì từ khi

thực hiện khoán sản phẩm đến người lao động theo chỉ thị 100 của Ban
Bí thư TW Đảng và tiếp theo là Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (5/4/1988),
các hộ nông dân được giao ruộng đất sử dụng ổn định lâu dài, các hộ chủ
động sử dụng đất đai, nông cụ sản xuất… một cách có hiệu quả. Họ có
quyền quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh của mình, thực
hiện phân công lao động cho các thành viên trong hộ, áp dụng các quy
trình kỹ thuật cho thích hợp với điều kiện cây trồng, đất đai, khí hậu…
Việc biến đổi từ kinh tế phụ thuộc sang nền kinh tế tự chủ là hợp với quy
luật, tạo động lực mạnh mẽ cho các hộ nông dân đầu tư thêm vốn và sức
lao động để đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ phát triển sản xuất, tăng thêm
thu nhập và cải thiện đời sống.
8
Trong kinh tế hộ, sự phân công lao động biến đổi theo các loại hình cơ
cấu kinh tế. Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế ở nông thôn diễn ra với những
mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng: Các vùng sản xuất
thuần nông (thường ở các vùng sâu, vùng cao) cơ cấu kinh tế hộ thuần nông là
phổ biến, tiếp đến là hộ kiêm. Hộ chuyên, hộ buôn bán chiếm tỷ trọng không
đáng kể. Ở các vùng này có sự biến đổi cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp.
Trong khi đó ở các vùng sản xuất hàng hoá (ven thành phố, thị trấn, gần
các trục giao thông…) các hộ thuần nông chiếm tỷ trọng không đáng kể,
các hộ kiêm, hộ chuyên, hộ buôn bán chiếm tỷ trọng cao. Vì vậy, xây
dựng công nghiệp nông thôn, phát triển cơ cấu hạ tầng sản xuất và xã hội
ở nông thôn, mở rông thương mại và dịch vụ ở nông thôn, thực hiện các
chính sách kinh tế khuyến khích sản xuất hàng hoá là những tiền đề hết
sức quan trọng tạo môi trường thuận lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế các nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá. Việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông hộ độc canh, thuần nông lên cơ cấu kinh tế đa ngành nghề
hoặc chuyên môn hoá là phù hợp với quy luật phân công lao động trong
nông thôn theo hướng tỷ trọng lao động sản xuất lúa, lao động nông
nghiệp ngày càng giảm xuống còn tỷ trọng lao động phi nông nghiệp

ngày càng tăng lên.
Việc ra đời của các hộ giàu gắn liền với việc phát triển sở hữu tư
nhân dưới các hình thức chủ trại, chủ xưởng, chủ cửa hàng. Đó là xu
hướng tất yếu mang nhiều mặt tích cực phù hợp với quá trình tích tụ và
tập trung sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản
phẩm và sản phẩm hàng hoá. Những hộ giàu đã góp phần tích cực sử
dụng đất đai, lao động, vốn tốt hơn, tạo thêm việc làm trong nông thôn,
tăng thêm sản phẩm cho xã hội, đồng thời trong mức độ nhất định góp
phần xây dựng nông thôn mới. Các hộ giàu cũng tạo thêm kinh nghiệm
làm ăn giỏi cho các hộ trung bình và nghèo noi theo. Xu hướng biến đổi
của kinh tế nông hộ là tăng số hộ giàu, giảm số hộ nghèo và xoá hẳn hộ
9
đói chỉ có thể thực hiện bằng tổng hợp nhiều giải pháp kinh tế-xã hội trên
tầm quản lý vĩ mô cũng như vi mô ở từng cơ sở.
2.1.5 Những vấn đề lý luận về quan hệ giữa ruộng đất với hộ nông dân
Từ xa xưa, khi loài người còn sống thành bầy đàn, đất đai thuộc sở
hữu chung của cộng đồng. Cùng với tiến trình phát triển của xã hội loài
người, chế độ sở hữu và chiếm hữu đất đai cũng phát triển, trở thành
quá trình phát triển lâu dài, gắn liền với lịch sử của từng vùng trên trái
đất hay mỗi quốc gia.
Từ thời đại Hùng Vương của đất Văn Lang, Âu Lạc ruộng đất
trong nước thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua, người dân cày đất “
vua ban” phải có nghĩa vụ đối với vua, tức là có nghĩa vụ đối với nhà
nước như đóng góp sản vật, lô dịch, binh dịch.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, chế độ phong kiến hình thành
và dần dần sở hữu tư nhân cũng bắt đầu xuất hiện. Song nhìn chung
trong một thời gian dài suốt hàng trăm năm, chế độ sở hữu ruộng đất của
nước ta vẫn gồm 2 loại song song tồn tại: sở hữu nhà nước và sở hữu tư
nhân. Tuỳ từng thời kỳ lịch sử khác nhau mà sự biểu hiện của quyền sở
hữu đó cũng khác nhau và diễn ra dưới nhiều hình thức.

Vào thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam ( Thế kỷ X-
XV), ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước “đất vua, chùa làng” và được giao cho
các làng xã quản lý và làng xã đứng ra phân chia đất cho nông dân cày cấy, và
quy định mức tô mà người nông dân phải nộp cho mỗi hạng đất.
Từ thời nhà Lý năm 1135 ruộng đất tư mới được thừa nhận về mặt
pháp lý. Đời nhà Trần ( Thế kỷ XV) có những chính sách khuyến khích phát
triển mở rộng ruộng đất sở hữu tư nhân như chính sách thuế, thuế ruộng
tư chỉ bằng 1/30 thuế ruộng công, “chiếm công vi tư” cho bán ruộng công
thành ruộng tư.
10
Ngày nay nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam quy định “đất đai thuộc
sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các
tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước
còn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất… (Điều 1 - luật đất đai
năm 1993)
2.1.6 Những vấn đề có tính quy luật về sự vận động của đất đai trong nền
kinh tế thị trường
Khác với các tư liệu sản xuất khác, trong quá trình tham gia sản xuất
nông nghiệp, ruộng đất vừa vận động theo những quy luật chung, vừa vận
động theo những xu hướng đặc thù.
Xét trên phương diện tự nhiên: ruộng đất cung cấp và tiếp nhận các yếu
tố vật chất để giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Đó là quá trình
ruộng đất tự chuyển hoá các yếu tố nội sinh dưới tác động của các hoạt động
lý, hóa, sinh học… làm cho chất lượng ruộng đất thay đổi theo chiều hướng
tốt lên hoặc xấu đi.
Trên phương diện kinh tế-xã hội, ruộng đất vận động theo hai mặt chủ yếu:
- Sự vận động về chức năng của ruộng đất hay mục đích sử dụng
ruộng đất. Theo đó, đất đai có thể vận động từ ngành này, lĩnh vực này
sang ngành khác, lĩnh vực khác. Trên thực tế đã có sự vận động theo xu

hướng: chuyển từ đất nông nghiệp sang đất của các ngành khác ( đất xây
dựng nhà ở, các công trình giao thông, các khu công nghiệp). Trong nông
nghiệp là sự vận động của đất đai từ đất trồng lúa sang trồng cây công
nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả và một số cây trồng khác có giá trị
kinh tế cao hơn.
11
- Với tư cách là một tư liệu sản xuất, một tài sản, đất đai nói chung và
ruộng đất nói riêng vận động về mặt sở hữu. Do đặc điểm đặc thù của
đất, đất đai đã có sự vận động qua nhiều chế độ sở hữu khác nhau. Sự
khác nhau cơ bản của các chế độ sở hữu đất đai là các quan hệ sở hữu về
đất đai
Việc hình thành thị trường đất đai là tất yếu khách quan và được
thực hiện ở tất cả các nước có kinh tế thị trường phát triển. Ở đó đất đai
được coi là thứ hàng hoá đặc biệt.
Những vấn đề đặc thù mang tính quy luật trên là cơ sở khách quan
thực hiện việc điều tiết vĩ mô đối với đất đai và lao động nhằm tạo hành
lang pháp lý cho chế đô sở hữu, quản lý và khai thác đất đai có hiệu quả
hơn.
2.1.7 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hoá đến đời sống các hộ
nông dân
Theo xu thế phát triển của xã hội thì cần nhận thức rằng công
nghiệp hoá, đô thị hóa là xu hướng tất yếu mà mỗi một xã hội đều phải
trải qua. Công nghiệp hoá, đô thị hoá đồng nghĩa với việc tăng diện tích
đất cho phát triển khu công nghiệp, kéo theo đó là việc diện tích đất canh
tác ngày càng bị thu hẹp, nhường chỗ cho các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở,
các công trình phúc lợi xã hội…. Trong điều kiện dân số đông, thất
nghiệp nhiều, quá trình công nghiệp hóa tuy làm tăng thêm nhu cầu cấp
bách về việc làm song lại tạo ra cơ hội chuyển dịch cơ cấu lao động và có
cơ hội tạo ra nhiều việc làm và việc làm có chất lượng cao hơn, thu nhập
cao hơn. Như vậy quá trình công nghiệp hoá không chỉ có mặt tiêu cực

mà còn có mặt tích cực của nó, trong đó mặt tích cực là nổi trội hơn. Và
chúng ta phải có biện pháp để tăng cường mặt tích cực giảm thiểu các
mặt tiêu cực. Vấn đề việc làm vẫn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất
bởi vậy quá trình tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất phải gắn liền
với quy hoạch cụ thể của từng vùng. Nhìn chung việc xây KCN là việc
12
làm cần thiết và tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi vùng,
mỗi khu vực và mỗi quốc gia.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm sử dụng ruộng đất có hiệu quả của một số nước trên thế
giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm của Đài Loan
Đài Loan được coi là rất thành công trong vấn đề đưa công nghiệp đến
nông thôn, vấn đề thành thị hoá cũng không thể tránh khỏi vì nó là điều
kiện hay kết quả của công nghiệp hoá. Đài Loan đã xây dựng các xí
nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn. Năm 1993 có trên 700.000 xí
nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng các xí nghiệp gia đình cũng được
hình thành. Kinh tế dịch vụ hàng tiêu dùng, vật tư kỹ thuật cho nông
nghiệp cũng rất phát triển.
Quá trình công nghiệp hoá nông thôn ở Đài Loan đã thu được những
thành tựu quan trọng. Thu nhập của hộ nông dân năm 1972 tăng lên 2 lần so
với năm 1952 và sự tăng thu nhập chủ yếu do nguồn thu nhập ngoài nông
nghiệp. Năm 1952 chiếm 13%, năm 1966 chiếm 34%, năm 1979 chiếm
69%, công nghiệp nông thôn thúc đẩy sự hình thành các liên hiệp nông-
công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông
nghiệp để nâng cao giá trị nông sản, thực phẩm. Công nghiệp hoá nông
thôn đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Năm 1952 ở Đài
Loan lao động nông nghiệp chiếm 56.1%, lao động công nghiệp chiếm
16.9%, lao động dịch vụ chiếm 27%. Đến năm 1992 lao động nông nghiệp
giảm còn 12.9%, lao động công nghiệp tăng lên đạt 40.2%. lao động dịch

vụ đạt 4.9%
2.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản đã có chính sách và biện pháp nhằm thực hiện công nghiệp
hoá nông thôn, vừa biến nền nông nghiệp cổ truyền kiểu châu Á thành nền
nông nghiệp tiên tiến, vừa phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng đa
dạng nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn. Các ngành nghề tiểu thủ
13
công nghiệp truyền thống được khuyến khích phát triển. Vào những năm
70, tỉnh OITA đã có phong trào “mỗi thôn làng một sản phẩm” nhằm
khai thác các ngành nghề cổ truyền ở nông thôn. Ngay năm đầu tiên, họ
đã tạo ra 143 loại sản phẩm thu được 358 triệu USD, đến năm 1992 tăng
lên 1,2 tỷ USD. Phong trào phục hồi ngành nghề công nghiệp truyền
thống lan rộng ra toàn bộ nước Nhật Bản. Do nhu cầu sản xuất và đời
sống nông thôn, các ngành dịch vụ, thương mại, tín dụng, kỹ thuật và
những ngành chế biến nông – lâm - thuỷ sản cũng phát triển. Cũng giống
như Đài Loan, thu nhập của các hộ nông dân Nhật Bản tăng lên nhanh
chóng. Nếu như năm 1950 thu nhập từ nông nghiệp chiếm 71%, thu nhập
ngoài nông nghiệp chiếm 29% giá trị thu nhập bình quân của một hộ thì
đến năm 1990 thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm 15% còn lại 85% là thu
nhập ngoài nông nghiệp.
Từ những kinh nghiệm của Đài Loan, Nhật Bản cho thấy các nước này
đã khôn khéo sáng tạo kết hợp với mức độ khác nhau giữa xây dựng
công nghiệp tập trung ở đô thị với việc phát triển công nghiệp phân tán ở
nông thôn, xác định rõ công nghiệp hoá nông thôn không chỉ là hiện đại
hoá nông nghiệp mà còn là mở mang phát triển công nghiệp tại nông
thôn.
2.2.2 Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng đất ở Việt Nam
Trong 5 năm, từ năm 2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu
hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm 3,89% đất nông nghiệp đang sử dụng). Trong
đó, diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và

cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây
dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha. Các vùng kinh tế trọng điểm là khu
vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện
tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn
là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình Dương (16.627 ha),
Quảng Nam (11.812 ha), Cà Mau (13.242 ha), Hà Nội (7.776 ha), Hà Tĩnh
(6.391 ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha).
14
Theo thống kê hiện nay, trung bình mỗi hec-ta đất bị thu hồi ảnh hưởng
tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Vùng đồng bằng sông Hồng có
số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: khoảng 300 nghìn hộ; Đông Nam
Bộ: khoảng 108 nghìn hộ. Số hộ bị thu hồi đất ở các vùng khác thấp hơn: Tây
Nguyên chỉ có trên 138.291 hộ, Thành phố Hồ Chí Minh: 52.094 hộ Nhà
nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giúp thực hiện quá trình thu
hồi đất và giải quyết việc làm cho các hộ gia đình bị thu hồi đất. Các địa
phương đã ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể đối với người
dân thông qua thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ như: Luật Đất đai
năm 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi dưỡng, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP của Chính phủ về
một số giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện ngân sách nhà
nước năm 2004…
Những quy định về giá đất bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào
tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư đã được tích cực triển khai tới từng
hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp, đất ở. Việc thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất chuyên dùng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển công nghiệp, dịch vụ cũng như
xây dựng các khu đô thị mới cho người dân địa phương; tạo điều kiện thuận
lợi thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Số lượng lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chuyển sang làm
việc ở các ngành phi nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đã góp phần đẩy

mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, phù hợp với định
hướng phát triển của đất nước.
Việc bố trí, sắp xếp nơi ở mới cho các hộ dân bị thu hồi đất đến nơi ở
mới có quy hoạch tổng thể với hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội hiện đại đã góp
phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
15
16
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Lạc Đạo nằm về phía tây bắc huyện Văn Lâm, là nơi tiếp giáp với tỉnh
Bắc Ninh và thành phố Hà Nội. Xã có tổng diện tích 857.63 ha, được giới hạn
bởi:
- Phía Bắc giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Nam giáp xã Minh Hải và xã Đình Dù.
- Phía Đông giáp xã Chỉ Đạo.
- Phía Tây giáp thị trấn Như Quỳnh.
Như vậy điều kiện về vị trí địa lý của xã rất thuận lợi cho giao lưu
kinh tế - văn hóa với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
3.1.1.2 Đặc điểm về khí hậu và thủy văn
Xã Lạc Đạo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong
năm được phân làm 2 mùa rõ rệt.
- Mùa hè: nóng, ẩm, mưa nhiều thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng
10.
- Mùa đông: Lạnh, hanh, khô thường kéo dài từ tháng 11 năm trước
đến tháng 3 năm sau. Mùa này mưa lượng mưa chiếm khoảng 20%
lượng mưa cả năm.
Qua số liệu của trạm khí tượng thủy văn tỉnh Hưng Yên cho thấy

trong mấy năm gần đây nhiệt độ trung bình hàng năm của xã là 23.5
0
C.
Nhiệt độ bình quân tháng cao nhất là 29.5
0
C ( vào tháng 6 ) nhiệt độ bình
quân tháng thấp nhất là 15.5
0
C (vào tháng 1).
Nhìn chung khí hậu phù hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
17
Xã Lạc Đạo chịu ảnh hưởng chủ yếu của hệ thống sông Hồng qua hệ
thống kênh mương nội đồng trên địa bàn xã, đây là nguồn cung cấp nước tưới
chủ yếu cho đồng ruộng.
3.1.1.3 Đặc điểm địa hình
Là xã nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình tương
đối phức tạp, ruộng đất cao thấp không đồng đều nhau. Đất đai có xu hướng
thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vì vậy việc thâm canh tăng vụ
được chia làm 2 khu là phía Bắc đường 19 có khả năng gieo cấy 2 vụ lúa
và 1 vụ màu. Phía Nam đường 19 chủ yếu cấy 2 vụ lúa.
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế, xã hội
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai vừa là đối tượng sản xuất, vừa là tư liệu sản xuất. Cây trồng
muốn sinh trưởng và phát triển được phải có môi trường sống thuận lợi, phải
có đầy đủ điều kiện để hút chất dinh dưỡng, hô hấp và quang hợp. Do đặc
điểm địa hình như trên nên đất đai của xã chủ yếu là đất nông nghiệp. Cụ thể
là: Qua số liệu bảng 1 ta thấy tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã qua
3 năm 2005 – 2007.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 857.63 ha và không thay đổi qua 3
năm. Trong đó bao gồm 4 loại đất chính là: đất nông nghiệp, đất chuyên

dùng, đất ở, đất chưa sử dụng và sông.
Đất nông nghiệp của xã với diện tích đạt 484.58 ha. Diện tích đất nông
nghiệp qua 3 năm có xu hướng giảm: Năm 2006 so với năm 2005 giảm
4.19%, năm 2007 so với năm 2006 giảm 0.24%, bình quân 3 năm giảm
2.24%.
Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất canh tác chiếm phần lớn. Năm
2005 là 450.39 ha chiếm 92.94%, năm 2006 là 426.15 ha chiếm 91.79%, năm
2007 là 425.21 ha chiếm 91.81% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất
canh tác cũng có xu hướng giảm dần qua 3 năm, bình quân 3 năm giảm
2.84%. Nguyên nhân đất canh tác của xã giảm là do một số khu đất ở những
18
trục đường chính của xã đã bị thu hồi làm đất ở hay đất để xây dựng khu công
nghiệp. Sự biến động này xét ở khía cạnh nào đó có thể là tốt cho việc phát
triển kinh tế xã hội của xã, nhưng lại trở thành không tốt cho sản xuất nông
nghiệp vì người dân thiếu đất để tiến hành sản xuất, bình quân 3 năm diện tích
trồng lúa, màu giảm 2.91%. Diện tích đất vườn tạp và diện tích nuôi trồng
thủy sản có xu hướng tăng là do các hộ đã dần chuyển đất trồng cây lâu năm
sang trồng các loại cây ăn quả và nuôi thả cá để đem bán trên thị trường, bình
quân 3 năm diện tích đất vườn tăng 28.09%, diện tích nuôi trồng thủy
sản tăng 28.09%.
Diện tích đất chuyên dùng qua các năm cũng tăng. Nếu như năm
2005 diện tích đất chuyên dùng là 213.69ha chiếm 24.92% thì năm 2006
tăng 9.58% so với năm 2005 và đến năm 2007 tăng 0.34% so với năm
2006, bình quân 3 năm diện tích đất chuyên dùng tăng 4.86%. Sự biến
động này do quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ trên
địa bàn xã trong những năm gần đây.
Đất ở cũng tăng qua 3 năm: Năm 2006 diện tích đất ở không có gì thay
đổi so với năm 2005 nhưng sang đến năm 2007 diện tích đất ở tăng 0.81% so
với năm 2006, bình quân 3 năm tăng 0.4%. Đất thổ cư tăng là do sự gia
tăng dân số dẫn đến nhu cầu về đất ở cũng tăng lên.

Lạc Đạo là xã có diện tích đất chưa sử dụng và sông tương đối lớn so
với các xã khác trong toàn huyện, chiếm 4.99% tổng diện tích đất tự nhiên
(năm 2005), chiếm 4.97% (năm 2006), và 4.9% năm 2007. Diện tích này chủ
yếu là các ao, hồ, đầm và các bãi bồi ven sông còn hoang hóa. Những năm
gần đây nhân dân Lạc Đạo cũng đã thực hiện việc khai hoang, quy hoạch lại
diện tích này nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng diện tích gieo trồng trong
toàn xã. Bình quân 3 năm diện tích đất chưa sử dụng giảm 0.03%, trong đó
diện tích đất có khả năng nông nghiệp giảm 4.76%.
19
Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%)
Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu(%) 06/05 07/06 BQ
Tổng diện tích đất tự nhiên 857.63 100.00 857.63 100.00 857.63 100.00 100.00 100.00 100.00
I. Đất nông nghiệp 484.58 56.50 464.27 54.13 463.15 54.00 95.81 99.76 97.76
1. Đất canh tác 450.39 92.94 426.15 91.79 425.21 91.81 94.62 99.78 97.16
- Đất trồng lúa, màu 427.57 94.93 400.25 93.92 403.01 99.48 93.61 100.69 97.09
- Đất trồng cây hàng năm 22.82 5.07 25.9 6.08 22.2 5.22 113.50 85.71 98.63
2. Đất trồng cây lâu năm 2.82 0.58 2.2 0.47 2.02 0.44 78.01 91.82 84.64
3. Đất vườn tạp 8.57 1.77 14.06 3.03 14.06 3.04 164.06 100.00 128.09
4. Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 22.8 4.71 21.86 4.71 21.86 4.72 95.88 100.00 128.09
II. Đất chuyên dùng 213.69 24.92 234.17 27.30 234.97 27.40 109.58 100.34 104.86
III. Đất ở 116.57 13.59 116.57 13.59 117.51 13.70 100.00 100.81 100.40
IV. Đất chưa sử dụng và sông 42.79 4.99 42.62 4.97 42 4.90 99.60 98.55 99.07
1. Đất có khả năng nông nghiệp 30.53 71.35 29.14 68.37 27.69 65.93 95.45 95.02 95.24
2. Đất không có khả năng nông nghiệp 12.26 28.65 13.48 31.63 14.31 34.07 109.95 106.16 108.04
V. Một số chỉ tiêu bình quân
Đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp 0.041 0.040 0.044 99.34 110.22 104.64
Đất canh tác/khẩu nông nghiệp 0.038 0.037 0.034 98.11 93.00 95.52
Đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp 0.178 0.173 0.146 96.81 84.48 90.43

Đất canh tác/hộ nông nghiệp 0.166 0.159 0.134 95.60 84.50 89.88
(Nguồn: ban thống kê xã)
20

×