Tải bản đầy đủ (.doc) (182 trang)

Bài Giảng Tâm Lý Học Sư Phạm - Nghiệp Vụ Sư Phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.91 KB, 182 trang )

PHẦN 1: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
CHƯƠNG I. TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Xác định được đối tượng, nhiệm vụ của TLH, vị trí, ý nghĩa của
TLH trong dạy học – giáo dục và trong cuộc sống.
- Phân tích được bản chất tâm lý người và chức năng của các
hiện tượng tâm lý.
- Phân biệt được các loại hiện tượng tâm lý.
- Trình bày các phương pháp nghiên cứu tâm lý người.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng những hiểu biết về khoa học tâm lý trong việc nhận
định, phân tích và lý giải các hiện tượng tâm lý theo quan điểm khoa
học.
- Vận dụng những hiểu biết về các phương pháp nghiên cứu để
tìm hiểu các hiện tượng tâm lý của học sinh.
3. Thái độ:
Ý thức được tầm quan trọng của TLH đối với bản thân trong quá
trình rèn luyện trở thành người giáo viên. Từ đó xây dựng tình cảm và
hứng thú học tập tích cực.
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng, nhiệm vụ, vị trí, ý nghĩa của TLH
2. Bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng tâm lý
3. Phương pháp nghiên cứu của TLH hiện đại
III. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình tích cực, thảo luận nhóm và hướng dẫn tự học.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2007), Tâm lý học, NXBGD.
2. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Tâm lý học (tập 1), NXBGD.
3. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Tâm lý học, NXBGD.
4. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên) (2007), Giáo trình TLH đại cương,


NXB ĐHSP.
5. Bùi Ngọc Oánh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quýnh (1995),
Tâm lý học (tập 1), Trường ĐHSP tp.HCM.
6. Trần Trọng Thủy (chủ biên), Bài tập thực hành TLH, NXBGD.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1


I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA TLH
1. Đối tượng của TLH
Đối tượng của TLH là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một
hiện tượng tinh thần được sinh ra trên cơ sở hiện thực khách quan
tác động vào não người, gọi chung là hoạt động tâm lý.
TLH nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triên của hoạt
động tâm lý.
2. Nhiệm vụ của TLH
Nhiệm vụ cơ bản của TLH là nghiên cứu:
- Bản chất của hoạt động tâm lý
- Các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý
- Những cơ sở khách quan và chủ quan tạo ra tâm lý người
- Cơ chế hình thành và biểu hiện của hoạt động tâm lý
- Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người
Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, TLH đưa ra các giải pháp
hữu hiệu cho việc hình thành và phát triển tâm lý, sử dụng nhân tố
tâm lý trong con người có hiệu quả nhất.
3. Vị trí, ý nghĩa của Tâm lý học
3.1. Vị trí của TLH
Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học khác
nhau dưới các góc độ khác nhau. Trong các khoa học nghiên cứu về
con người, TLH chiếm một vị trí quan trọng nhất. TLH nghiên cứu đời

sống, đặc điểm, năng lực con người để hiểu con người và đưa ra
hướng phát triển con người.
TLH có mối quan hệ với nhiều khoa học. Viện sỹ Triết học
Kêđơrov (Liên Xô) đã đưa ra sơ đồ quan hệ của TLH với Triết học,
KHTN và KHXH như sau:
Triết học

KHTN

Tâm lý
học

KHXH

- Triết học: Là nền tảng của TLH, cung cấp cơ sở lý luận và
2


phương pháp luận cho TLH, ngược lại TLH đóng góp nhiều tư liệu
quan trọng làm phong phú Triết học.
- KHTN: Giải phẫu sinh lý, Di truyền học, Sinh lý thần kinh,… góp
phần làm sáng tỏ sự hình thành tâm lý. TLH góp phần vào việc
nghiên cứu con người đầy đủ và toàn diện.
- KHXH: Xã hội học, Dân tộc học, Văn học, Nghệ thuật,… cung
cấp tư liệu cho TLH. Thành tựu của TLH có thể ứng dụng hiệu quả
trong sáng tác văn học, nghệ thuật và xây dựng đời sống pháp luật
của XH,…
3.2. Ý nghĩa của TLH
- Về mặt lý luận: TLH đóng góp tích cực vào việc đấu tranh
chống lại quan điểm phản khoa học trong nghiên cứu tâm lý con

người, khẳng định quan điểm DVBC và DVLS.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ TLH trực tiếp phục vụ cho sự nghiệp GD.
+ TLH giúp cho mỗi chúng ta giải thích một cách khoa học
những hiện tượng tâm lý của bản thân và những người xung quanh.
Trên cơ sở đó, mỗi người có thể tự rèn luyện, hồn thiện bản thân và
xây dựng các mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp. Ngồi ra, TLH cịn ứng
dụng trong nhiều mặt khác của đời sống XH như trong kinh doanh, du
lịch, quản lý,…
II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM

1. Tâm lý là gì?
- Từ điển Tiếng Việt (1988): tâm lý là ý nghĩ, tình cảm,… làm
thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong con người,…
- Theo nghĩa đời thường chữ “tâm” thường dùng như “nhân
tâm”, “tâm giao”, “tâm can” có nghĩa như chữ “lịng” thiên về tình cảm,
chữ “hồn” chỉ diễn đạt tư tưởng, tinh thần, ý thức,… của con người,
tâm hồn gắn với thể xác.
- Từ điển Phật học (Đồn Trọng Cơn): “tâm” là lịng cảm động, là
cái chí, ý thức. cái linh của con người nói chung, của con người với
vũ trụ, “lý” là lý lẽ về tâm hồn.
2. Bản chất hiện tượng tâm lý người
Có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất hiện tượng tâm lý
người:
- Quan niệm duy tâm: Linh hồn của con người do thượng đế, trời
3


tạo ra và nhập vào thể xác con người, tâm lý không phụ thuộc vào
TGKQ cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống. Hiểu tâm lý một

cách thần bí, không thể nghiên cứu được.
- Quan niệm duy tâm chủ quan: Tâm lý là cái sẵn có.
- Quan niệm duy vật tầm thường: Tâm lý cũng như mọi SVHT
được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sản sinh… Đồng nhất
tâm lý với sinh lý, phủ nhận tính tích cực của tâm lý, tính chủ thể, bản
chất XH và tính lịch sử của tâm lý người.
- Quan niệm CNDVBC khẳng định: “Tâm lý người là sự phản ánh
hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người
có bản chất XH và mang tính lịch sử”. Đây là quan niệm khoa học,
giải thích một cách rõ ràng và hợp lý về các hiện tượng tâm lý.
* Bản chất hiện tượng tâm lý thể hiện dưới 3 luận điểm sau:
2.1. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người
thông quan chủ thể
- Thế giới khách quan tồn tại bằng các thuộc tính không gian,
thời gian và luôn vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của mỗi
SVHT đang vận động.
Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hai hệ thống, kết quả
để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hai hệ thống tác động và hệ
thống chịu tác động.
Có nhiều hình thức phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp
và có sự chuyển hóa cho nhau: phản ánh cơ học, vật lý, hóa học, sinh
vật cho đến phản ánh XH trong đó có phản ánh tâm lý.
- Phản ánh tâm lý là một phản ánh đặc biệt “đó là sự tác
động của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ thần kinh,
bộ não con người – tổ chức cao nhất của vật chất”. Hiện thực
khách quan là tất cả những gì tồn tại xung quanh con người, ngoài ý
muốn chủ quan của con người (thế giới tự nhiên, thế giới XH). Phản
ánh hiện thực khách quan của não chính là sự ghi nhận hình ảnh của
hiện thực khách quan vào não và hình ảnh đó gọi là hình ảnh tâm lý.
Vì vậy, C.Mac nói: “tinh thần, tư tưởng, tâm lý,… chẳng qua là vật

chất được chuyển vào trong đầu óc, biến đổi trong đó mà có”. Như
vậy, tâm lý khơng phải là cái bẩm sinh, tự có trong não, tâm lý chỉ là
hình ảnh của hiện thực khách quan trong não mà thơi và hình ảnh của
phản ánh tâm lý khác xa về chất so với hình ảnh phản ánh của các
hình thức phản ánh khác ở chỗ:
4


Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo: Hình ảnh tâm lý
về cuốn sách trong đầu của người biết chữ, khác xa về chất so với
hình ảnh vật lý có tính chất “chết cứng”, hình ảnh vật chất của chính
cuốn sách đó ở trong gương.
Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân:
Hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Tính
chủ thể của hình ảnh tâm lý biểu hiện ở chỗ: trong khi tạo ra hình ảnh
tâm lý về thế giới, chủ thể đã đưa vốn hiểu biết, kinh nghiệm, cái riêng
của mình (nhu cầu, xu hướng, tính khí, năng lực,…) vào trong hình
ảnh đó, làm nó mang đậm màu sắc cá nhân. Tính chủ thể trong phản
ánh tâm lý thể hiện ở chỗ:
+ Cùng một hiện thực khách quan tác động nhưng ở những con
người khác nhau hình ảnh tâm lý khác nhau về mức độ, sắc thái,
chẳng hạn như trong tình u, đàn ơng u bằng mắt, phụ nữ yêu
bằng tai,…
+ Cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể
nhưng trong những thời điểm, hoàn cảnh, trạng thái cơ thể, trạng thái
tâm lý khác nhau có thể cho thấy mức độ biểu hiện và sắc thái khác
nhau ở chính chủ thể ấy, và ngay cả trong cùng một con người thì sự
phản ánh cũng khác nhau, chẳng hạn như một bản nhạc được nghe
bởi một chủ thể nhưng trong những hoàn cảnh khác nhau sẽ có cảm
nhận, cảm xúc khác nhau.

+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm
nghiệm và thể hiện nó rõ nhất.
+ Thơng qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi
chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.
Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý do nhiều yếu tố chi phối như
đặc điểm giải phẫu sinh lý, hoàn cảnh sống, điều kiện GD, vốn sống,
lứa tuổi, nền văn hóa, nghề nghiệp,.. đặc biệt do mức độ tích cực
hoạt động và giao lưu của cá nhân.
Từ việc phân tích luận điểm trên, có thể đưa ra kết luận cơ
bản như sau:
- Tâm lý có nguồn gốc là hiện thực khách quan, vì thế khi nghiên
cứu cũng như hình thành, cải tổ tâm lý người phải nghiên cứu hồn
cảnh trong đó con người sống và hoạt động.
- Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục
cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng
5


(chú ý đến đặc điểm riêng của con người), chẳng hạn có lần Khổng
Tử ( 551 – 479 TCN ) đang dạy học, học trò Tử Lộ hỏi thầy “một việc
tốt có nên làm ngay khơng?”. Khổng Tử trả lời “Bàn bạc với người lớn
chút đã rồi hãy làm!”. Lần khác học trò Nhiễm Hữu cũng hỏi thầy câu
hỏi trên. Ông trả lời “Đương nhiên nên làm ngay đi!”. Tại sao cùng
một câu hỏi mà Khổng Tử lại trả lời mỗi trị một khác? Bởi vì, Tử Lộ
làm việc hay dơng dài, bộp chộp, vội vàng, hấp tấp, cịn Nhiễm Hữu
trước việc làm gì vẫn thường nhút nhát, do dự, không dám làm nên
Khổng Tử cổ vũ anh ta mạnh bạo làm ngay.
- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ
chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu, hình thành
và phát triển tâm lý con người.

2.2. Tâm lý là chức năng của não
Mối liên hệ giữa não và tâm lý là vấn đề cơ bản trong việc lý giải
cơ sở vật chất, cơ sở tự nhiên của hiện tượng tâm lý người. Không
phải cơ sở vật chất nào trong cơ thể cũng có chức năng làm nảy sinh
tâm lý. Khoa học đã chứng minh hiện tượng tâm lý đơn giản nhất là
cảm giác bắt đầu xuất hiện ở loài động vật có hệ thần kinh mấu
(giun). Và theo dịng tiến hóa sinh vật, những hiện tượng tâm lý càng
trở nên phức tạp hơn tương xứng với sự phát triển của hệ thần kinh.
Đến con người, bộ não đã phát triển phức tạp và tinh vi nhất mới có
thể tạo ra tâm lý. Não người không chỉ là sản phẩm đơn thuần của
q trình tiến hóa sinh vật, mà chủ yếu là sản phẩm của q trình tiến
hóa lịch sử xã hội dưới tác động của lao động và ngôn ngữ. Vì vậy,
Ănghen đã khẳng định: “Ý thức của chúng ta, tư duy của chúng ta…
là sản phẩm của vật chất có tổ chức cao, là cơ quan nhục thể của
não”. V.I.Lênin cũng viết: “Tâm lý, ý thức là sản phẩm của vật chất có
tổ chức cao, là chức năng của khối vật chất đặc biệt phức tạp là não
người”. Điều này cũng được CNDVBC khẳng định: Vật chất có trước,
tâm lý, ý thức có sau là sản phẩm của vật chất đã đạt đến trình độ tinh
vi và phức tạp nhất đó là não. Vật chất quyết định tâm lý, ý thức.
Bộ não nhận các tác động của HTKQ dưới dạng các xung động
thần kinh, cùng với những biến đổi lý hóa ở từng nơron thần kinh,
từng xinap, các trung khu TK dưới vỏ và vỏ não làm cho bộ não hoạt
động theo các quy luật thần kinh tạo nên hiện tượng tâm lý này hay
hiện tượng tâm lý khác.
Như vậy, cơ quan vật chất của tâm lý là não, hoạt động của não
6


là cơ chế sinh lý thần kinh của hoạt động tâm lý. Tâm lý là chức năng
của não, nhưng tâm lý khơng phải là não. Tuy nhiên, khơng phải cứ

có não và vỏ não là có hiện tượng tâm lý. Đó là điều kiện cần, cái
quyết định ở chổ là con người có động não hay khơng. Não phải ở
trạng thái hoạt động mới tạo ra hình ảnh tâm lý. Não chỉ qui định hình
thức biểu hiện, tốc độ biểu hiện nhanh hay chậm, cường độ manh
hay yếu của hiện tượng tâm lý, cịn nội dung của hình ảnh tâm lý do
HTKQ, kinh nghiệm sống, hoạt động của cá nhân qui định.
2.3. Tâm lý người có bản chất xã hội lịch sử
- Tâm lý người có nguồn gốc từ HTKQ, trong đó cuộc sống XH là
cái quyết định tâm lý con người, thể hiện qua các mối quan hệ kinh tế
XH, quan hệ đạo đức, pháp quyền, quan hệ làng xóm, quan hệ giữa
con người với nhau,… Các mối quan hệ này quyết định bản chất tâm
lý. Nếu thoát ly các mối quan hệ này, con người sẽ bản tính người, rối
loạn hoặc tâm lý phát triển khơng bình thường.
- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao lưu của con
người trong các quan hệ XH, vì thế tâm lý người mang đầy đủ dấu ấn
XH – LS mà trong đó con người là một thành viên sống và hoạt động.
- Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp
thu vốn kinh nghiệm XH, nền văn hóa XH thơng qua hoạt động, giao
tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trị chủ đạo, hoạt động và giao tiếp của
con người có tính quyết định trực tiếp.
- Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển, biến đổi cùng với
sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc, và cộng đồng mà
người đó là thành viên. Tâm lý của mỗi người bị chế ước bởi lịch sử
của cá nhân và cộng đồng.
3. Chức năng của tâm lý
Hiện thực khách quan quyết định tâm lý con người nhưng chính
tâm lý con người lại tác động trở lại hiện thực bằng tính năng động,
sáng tạo của nó, thơng qua hoạt động, hành động, hành vi. Sự điều
hành của tâm lý đối với hoạt động sống của con người biểu hiện:
- Tâm lý có chức năng chung là định hướng cho hoạt động, ở

đây muốn nói đến vai trị của động cơ, mục đích của hoạt động. Nhờ
có sự định hướng mà hoạt động được chính xác và có hiệu quả.
- Tâm lý là động lực thúc đẩy. Các yếu tố tâm lý như sự say mê,
lương tâm, danh dự, thất vọng, hụt hẫng,… có thể làm cho hoạt động
mạnh lên hay yếu đi, kìm hãm hoặc thúc đẩy hoạt động.
7


- Tâm lý điều khiển và kiểm soát hoạt động bằng chương trình,
kế hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành hoạt động làm cho
hoạt động của con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất
định.
- Tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với
mục tiêu đã xác định đồng thời phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
thực tế cho phép.
4. Phân loại hiện tượng tâm lý
Có nhiều cách phân loại. Song, cách phân loại mà nhà tâm lý
học N.Đ.Lêvitop đưa ra dựa theo thời gian tồn tại của các hiện tượng
tâm lý và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách thành 3 nhóm
hiện tượng tâm lý chính: q trình tâm lý, trạng thái tâm lý và thuộc
tính tâm lý được sử dụng phổ biến.
4.1. Cách phân loai phổ biến
4.1.1. Quá trình tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong
thời gian tương đối ngắn (vài giây đến vài giờ), có mở đầu, diễn biến
và kết thúc tương đối rõ ràng. Q trình tâm lý gồm có 3 q trình
sau:
a. Quá trình nhận thức: Là quá trình phản ánh bản thân SVHT trong
hiện thực khách quan, bao gồm:
- Nhận thức cảm tính: Là q trình phản ánh những thuộc tính
bên ngồi khơng bản chất của SVHT khi chúng trực tiếp tác động vào

các giác quan. Quá trình này giúp con người hiểu biết về thế giới
khách quan, bao gồm 2 mức độ nhận thức là cảm giác và tri giác.
- Nhận thức trung gian: Phản ánh thuộc tính khái qt bên ngồi
khơng bản chất của SVHT. Q trình này giúp con người lưu trữ hình
ảnh của SVHT khi chúng khơng cịn trực tiếp tác động, đó là q trình
trí nhớ.
- Nhận thức lý tính: Phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ quan hệ có tính qui luật của SVHT mà trước đó con người
chưa biết. Quá trình này giúp con người cải tạo được thế giới khách
quan, bao gồm 2 mức độ là tư duy và tưởng tượng.
b. Quá trình xúc cảm – tình cảm: Là sự biểu thị thái độ của con
người đối với đối tượng mà con người nhận thức được như sự hài
lòng, phấn khởi, buồn phiền, lo âu,…
c. Q trình ý chí và hành động: Là quá trình con người tác động
vào thế giới khách quan nhằm cải tạo thế giới khách quan.
8


4.1.2. Trạng thái tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong
thời gian tương đối dài (vài chục phút đến vài tháng), mở đầu và kết
thúc không rõ ràng, như chú ý, tâm trạng,… Trạng thái tâm lý có thể
đi kèm với q trình tâm lý và chi phối nó như trạng thái căng thẳng,
hồi hộp, bâng khuâng, do dự, lo lắng, vui mừng,…
4.1.3. Thuộc tính tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn
định, khó hình thành và khó mất đi tạo thành những nét riêng của
nhân cách, chi phối các quá trình tâm lý và trạng thái tâm lý của con
người, bao gồm 4 thuộc tính như sau: xu hướng (mặt chỉ đạo nhân
cách), tính cách (mặt bản chất, cái gốc của nhân cách), khí chất (sắc
thái biểu hiện của tính cách), năng lực (khả năng hiện thực của một
nhân cách)

4.2. Căn cứ vào sự tham gia của ý thức
4.2.1. Hiện tượng tâm lý có ý thức: Là loại hiện tượng tâm lý có sự
tham gia, tác động, ảnh hưởng của ý thức (chủ thể nhận thức được
hoặc nhiều). Nhờ vậy mà các hiện tượng tâm lý có sự biến đổi về
chất và có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.
4.2.2. Hiện tượng tâm lý chưa được ý thức: Là những hiện tượng
tâm lý mà con người khơng ý thức về nó hoặc dưới ý thức, chưa kịp ý
thức, chủ thể không điều chỉnh, khơng có thái độ, khơng có dự kiến về
nó,… nhưng nó vẫn ln diễn ra và tham gia điều hành hoạt động của
con người. Một số tác giả Phương Tây còn chia hiện tượng tâm lý
chưa ý thức thành 2 mức độ: tiềm thức và vô thức.
- Tiềm thức: Là những hiện tượng bình thường nằm sâu trong ý
thức, thỉnh thoảng trong những hồn cảnh nhất định có thể được ý
thức “chiếu rọi”.
- Vô thức: Là những lĩnh vực nằm ngồi ý thức, khó “lọt” vào lĩnh
vực ý thức.
Tuy vậy, các hiện tượng tâm lý chưa ý thức cũng có vai trị nhất
định trong hoạt động sư phạm, chẳng hạn như ám thị và tự ám thị,
các mặc cảm (tự ti hay tự cao), các thứ “chuẩn” không tự giác (làm cơ
sở cho việc cho điểm, đánh giá,…)
4.3. Các hiện tượng tâm lý sống động và tiềm tàng
4.3.1. Hiện tượng tâm lý sống động được nảy sinh, diễn biến và
phát triển trong hành vi, hành động, hoạt động của cá nhân, cộng
đồng và điều hành hoạt động đang diễn biến của cá nhân, cộng đồng.
4.3.2. Hiện tượng tâm lý tiềm tàng: Tích đọng trong sản phẩm của
9


hoạt động.
4.3.3. Hiện tượng tâm lý cá nhân và hiện tượng tâm lý XH (phong

tục, tập quán, dư luận XH,…)
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, vị trí và ý nghĩa của TLH?
2. Từ việc phân tích bản chất tâm lý người, hãy rút ra bài học sư
phạm trong công tác dạy học và giáo dục học sinh?
3. Trình bày và vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý
theo cách phân loại dựa vào tồn tại và vị trí tương đối của chúng
trong nhân cách? Cho ví dụ?
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Chương II. HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phân tích được cơ sở tự nhiên của tâm lý
- Phân tích được khái niệm và cấu trúc của hoạt động.
- Trình bày được khái niệm giao tiếp và các loại giao tiếp.
- Chứng minh được tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao
tiếp.
2. Kỹ năng:
Vận dụng những hiểu biết về hoạt động và giao tiếp để lý giải,
phân tích sự hình thành và phát triển tâm lý.
3. Thái độ:
- Đánh giá đúng vai trò của hoạt động, giao tiếp đối với sự hình
thành, phát triển tâm lý con người. Từ đó, tích cực, tự giác tham gia
nhiều dạng hoạt động và giao tiếp để phát triển tâm lý của bản thân.
II. NỘI DUNG
1. Hoạt động
2. Giao tiếp
III. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình tích cực, thảo luận nhóm, hướng dẫn tự học
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2007), Tâm lý học (Dự án phát
triển giáo viên tiểu học), NXBGD.
10


2. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Tâm lý học (tập 1),
NXBGD.
3. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Tâm lý học (Hệ CĐSP),
NXBGD.
4. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên) (2007), Giáo trình tâm lý học
đại cương, NXBĐHSP.
5. K.K.Platonop (2000), Tâm lý vui (tập 1, 2), NB Thanh niên.
6. Nguyễn Họa, Trần Đình Việt (1996), Tâm lý học, Trường Đại
học GTVT HN.
7. Trần Trọng Thủy (chủ biên), Bài tập thực hành tâm lý học,
NXBGD.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I.HOẠT ĐỘNG
1. Khái niệm hoạt động
Hoạt động trở thành khái niệm trong TLH từ đầu thế kỷ XX. Xuất
phát từ quan điểm cho rằng cuộc sống của con người là chuỗi những
hoạt động và giao tiếp cho nên hoạt động được hiểu là phương thức
tồn tại của con người trong thế giới. TLH xem xét một cách toàn diện
cả mặt bên trong (tâm lý) và mặt bên ngoài (hành vi) của hoạt động,
xem xét cả sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần của hoạt động.
Do đó, hoạt động được hiểu như là q trình tác động qua lại giữa
con người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới
và sản phẩm về phía con người.
Trong q trình tác động qua lại, có 2 q trình diễn ra đồng
thời, thống nhất và bổ sung cho nhau: quá trình đối tượng hóa và q

trình chủ thể hóa.
a. Q trình đối tượng hóa: Là q trình mà khi hoạt động chủ thể
chuyển năng lực, tâm lý của mình thành sản phẩm. Nói cách khác,
tâm lý của chủ thể được bộc lộ, được khách quan hóa trong q trình
làm ra sản phẩm và được lưu giữ trong sản phẩm. Nhờ đó, chúng ta
mới có thể hiểu được tâm lý con người thơng qua hoạt động của họ.
Q trình này cịn được gọi là q trình xuất tâm.
b. Q trình chủ thể hóa: Là q trình mà khi hoạt động, con người
chuyển từ phía đối tượng của hoạt động vào trong bản thân những cái
bản chất, quy luật của thế giới để tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách
cho bản thân. Nhờ vậy con người có thêm hiểu biết, kinh nghiệm tác
động vào thế giới, rèn luyện và phát triển nhân cách. Quá trình này
11


cịn gọi là q trình nhập tâm.
Như vậy, trong hoạt động con người vừa tạo ra sản phẩm về
phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của mình. Có thể nói tâm lý con người
chỉ có thể được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động và
thơng qua hoạt động.
2. Đặc điểm của hoạt động
a. Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng
b. Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể
c. Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp
d. Hoạt động bao giờ cũng có mục đích nhất định
3. Cấu trúc của hoạt động
Có nhiều tư tưởng khác nhau về cấu trúc hoạt động
- Chủ nghĩa hành vi: Hoạt động của con người và con vật có cấu
trúc chung là kích thích – phản ứng (S-R)
- Tư tưởng Mác cho rằng: Hoạt động mang tính trừu tượng có 3

thành phần là đối tượng hoạt động, cơng cụ hoạt động và chủ thể
hoạt động.
- Trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc hoạt động do Mác đề xướng,
A.N.Lêônchiev (1975) đã đưa ra cấu trúc vĩ mô của hoạt động được
tạo thành bởi 6 thành tố (đơn vị) và mối quan hệ giữa chúng như sau:
Chủ thể

Khách thể

Hoạt động

Động cơ

Hành động

Mục đích

Thao tác

Phương tiện

Sản phẩm

12


Như vậy, nếu xét trong một hoạt động cụ thể thì hoạt động
khơng phải là đơn vị cuối cùng khơng thể phân chia được mà hoạt
động còn bao gồm các đơn vị chức năng tạo thành nên hoạt động và
có sự chuyển hóa chức năng giữa các đơn vị.

Theo Lêơnchiev, tại một thời điểm xác định và loại bỏ mọi sự
khác nhau về hình thức biểu hiện và tính chất riêng rẽ sẽ còn lại quan
hệ chủ thể và đối tượng thông qua công cụ lao động. Trong quan hệ
với chủ thể, đối tượng hoạt động là khách thể có 2 đặc tính: đặc tính
vật và đặc tính chức năng kích thích, hướng dẫn hoạt động của chủ
thể trong quá trình chiếm lĩnh nó. Nói cách khác, đối tượng là cái
khách quan, hấp dẫn, lôi kéo và chi phối các tác động của chủ thể về
phía mình. Đối tượng chứa nội dung tâm lý mà chủ thể cần chiếm lĩnh
sau khi kết thúc hoạt động. Trong quan hệ với chủ thể, đối tượng có
thể là động cơ, là mục đích, phương tiện. Khi đó, về phía chủ thể, các
tác động cá nhân có thể trở thành hoạt động, hành động, thao tác
(các yếu tố thuộc đơn vị thao tác). Sự tác động qua lại giữa chủ thể
và khách thể trong một hoạt động sẽ tạo ra sản phẩm cuối cùng – sản
phẩm kép.
a. Hoạt động – động cơ
Hoạt động luôn nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Khi nhu cầu gặp đối tượng thì trở thành động cơ thôi thúc chủ thể
hoạt động. Như vậy, động cơ là đối tượng mà chủ thể cần chiếm lĩnh
để thỏa mãn nhu cầu nào đó. Nói cách khác, hoạt động là q trình
hiện thực hóa động cơ. Động cơ được coi là mục đích chung, mục
đích cuối cùng của hoạt động. Vì thế động cơ có chức năng kích
thích, hướng dẫn, hấp dẫn hoạt động của chủ thể hướng về nó. Do
đó, động cơ là cái nằm bên ngồi chủ thể, là cái có trước.
Bất kỳ hoạt động nào cũng có động cơ tương ứng. Như vậy
tương ứng với hoạt động của chủ thể là động cơ – đối tượng liên
quan đến nhu cầu.
b. Hành động – mục đích
Động cơ là mục đích chung của hoạt động (cịn gọi là động cơ
xa). Động cơ được phát triển theo hướng cụ thể hóa trong các mục
đích bộ phận. Nói cách khác, mục đích là hình thức cụ thể hóa của

động cơ, là bộ phận cấu thành động cơ. Mục đích là đối tượng mà
13


chủ thể ý thức cần chiếm lĩnh, cần phải thỏa mãn để làm phương tiện
đạt được động cơ, chẳng hạn như; Trẻ thích chơi bóng đá, nhưng mẹ
bảo phải làm bài tập xong mới được chơi, vậy bài tập là mục đích để
trẻ thỏa mãn nhu cầu đá bóng. Như vậy, mục đích có chức năng
hướng dẫn chủ thể đến đối tượng thỏa mãn nhu cầu. Quan hệ giữa
mục đích và động cơ là quan hệ giữa mục đích và phương tiện để đạt
được động cơ và động cơ được xem như mục đích cuối cùng mà
hoạt động hướng đến.
Quá trình hiện thực hóa động cơ được tiến hành từng bước để
đạt được mục đích xác định trong những hồn cảnh cụ thể, nhất định.
Các quá trình tiến hành từng bước gọi là hành động (việc làm, công
việc). Hành động nhằm vào mục đích bộ phận để góp phần tiến tới
hiện thực hóa động cơ. Nói cách khác, hành động là một giai đoạn cụ
thể của hoạt động.
c. Thao tác – phương tiện
Chủ thể chỉ có thể đạt được mục đích bằng các phương tiện
(cơng cụ, máy móc, ngơn ngữ, ký hiệu, luật lệ,…) trong các điều kiện
nhất định nơi diễn ra hành động. Mỗi phương tiện qui định cách thức
hành động riêng. Mỗi cách thức hành động bao gồm nhiều thao tác.
Như vậy, phương tiện là cái có trước, cái qui định thao tác, chẳng hạn
như nội dung kiến thức qui định cách học, cách dạy,… Thao tác là cơ
cấu kỹ thuật của hành động để đạt mục đích. Thao tác là đơn vị nhỏ
nhất của hoạt động, không có mục đích riêng và phụ thuộc chặt chẽ
vào phương tiện khách quan.
Tóm lại, cấu trúc hoạt động mà Lêơnchiev nêu ra là một cấu trúc
động. Trong đó các thành phần, đơn vị có thể chuyển hóa cho nhau.

Sự chuyển hóa ở đây khơng phải là sự chuyển hóa các cơ cấu kỹ
thuật mà là sự chuyển hóa về mặt chức năng. Một hoạt động có thể
trở thành một hành động bằng cách biến động cơ của nó thành mục
đích của hành động. Một hành động có thể trở thành thao tác bằng
cách luyện tập hành động đó trở nên thành thục và tước bỏ mục đích
của nó và đưa vào việc thực hiện một hành động khác. Cấu trúc hoạt
động mà Lêơnchiev đưa ra có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đặc
biệt trong lĩnh vực GD và DH.
4. Các loại hoạt động (SV tự nghiên cứu)
II. Giao tiếp
1. Khái niệm về giao tiếp
14


Giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa con người với con
người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thơng qua đó
con người trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tác động và ảnh hưởng
qua lại lẫn nhau.
2. Chức năng của giao tiếp
* Các chức năng của giao tiếp: có 2 chức năng
- Chức năng thuần túy XH: là chức năng giao tiếp phục vụ các
nhu cầu chung của HX hay của một nhóm người, cụ thể:
Giao tiếp có chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hoạt động
lao động tập thể, chẳng hạn như khi bộ độ kéo pháo, họ cùng hô “hị
dơ ta” để tổ chức, điều khiển và thống nhất hành động nhằm tăng sức
mạnh thực hiện công việc.
Giao tiếp cịn có chức năng thơng tin giữa những người trong tổ
chức, những nhóm XH,…
- Chức năng tâm lý – XH: Là chức năng phục vụ nhu cầu của
từng thành viên trong Xh. Con người có đặc thù là ln muốn giao

tiếp với người khác, thiết lập các quan hệ với người khác, với những
nhóm người mà họ có nhu cầu, hứng thú hay hay có chung mục đích,
… Chức năng này của giao tiếp còn gọi là chức năng nối mạch (tiếp
xúc) với người khác, với nhóm, với xã hội.
Như vậy, giao tiếp giúp cho con người thực hiện các quan hệ
liên nhân cách nghĩa là mỗi thành viên hòa nhịp với nhóm, coi nhóm
là mình, mình là nhóm. Giao tiếp là dạng hoạt động rất phổ biến trong
cuộc sống, đặc biệt nó có vai trị quan trọng trong việc hình thành và
phát triển tâm lý.
3. Phân loại giao tiếp
a. Căn cứ vào phương tiện giao tiếp, có 3 loại:
- Giao tiếp vật chất: Con người giao tiếp với nhau bằng hành
động với vật thể. Loại giao tiếp này bắt đầu xuất hiện ở cuối 1 tuổi
đầu 3 tuổi, các hành động thực hiện lúc này có chức năng biểu cảm.
- Giao tiếp ngôn ngữ: Là một dạng hoạt động xác lập và vận
hành quan hệ người – người bằng các tín hiệu từ ngữ.
- Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngơn ngữ: Dùng các tín hiệu ngồi
ngơn ngữ để giao tiếp như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, cách ăn mặc,…,
chẳng hạn như trẻ khuyết tật về thị giác, thính giác,…
b. Căn cứ vào khoảng cách khơng gian của các cá nhân, có 2
loại:
15


- Giao tiếp trực tiếp: Là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ đối
mặt với nhau để trực tiếp truyền đạt và tiếp nhận tín hiệu của nhau.
- Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp được thực hiện qua một
người khác hoặc qua các phương tiện nào đó để truyền đạt và tiếp
nhận của nhau như thư từ, điện tín,…
Có loại giao tiếp trung gian giữa giao tiếp trực tiếp và gián tiếp

như nói chuyện với nhau bằng điện thoại, chat trên mạng.
c. Căn cứ vào qui cách giao tiếp, có 2 loại:
- Giao tiếp chính thức (giao tiếp chức trách): Là loại giao tiếp
giữa hai hay một số người đang thực hiện một chức trách nhất định ở
cơ quan, trường học,… Phương tiện, cách thức của loại giao tiếp này
thường tuân theo những qui ước nhất định, thậm chí được thể chế
hóa.
- Giao tiếp khơng chính thức (giao tiếp ý): Là loại giao tiếp giữa
những người đã quen biết, không chú ý đến thể thức mà chủ yếu sử
dụng ý riêng của những người tham gia giao tiếp. Mục đích của giao
tiếp loại này là để đồng cảm, chia sẽ ngọt bùi với nhau.
III. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
1. Quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động
Hoạt động và giao tiếp là 2 khái niệm phản ánh 2 loại quan hệ
giữa con người với thế giới xung quanh. Có nhiều ý kiến khác nhau
về mối quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp.
Có nhiều nhà TLH cho rằng giao tiếp như là một dạng đặc biệt
của hoạt động. Xét về mặt cấu trúc tâm lý, giao tiếp có cấu trúc chung
của hoạt động. Giao tiếp cũng có những đặc điểm cơ bản của một
hoạt động. Một số nhà TLH khác lại cho rằng giao tiếp và hoạt động là
2 phạm trù đồng đẳng, có quan hệ qua lại với nhau trong cuộc sống
con người:
- Giao tiếp như là một điều kiện để tiến hành hoạt động. Các
quan hệ giao tiếp có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động.
- Hoạt động là điều kiện để thực hiện một quan hệ giao tiếp giữa
con người với nhau.
Như vậy, hoạt động và giao tiếp có mối quan hệ hữu cơ, khắng
khít với nhau, là hai mặt khơng thể thiếu, khơng thể tách rời của đời
sống con người và có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý con người.
2. Hoạt động và sự hình thành, phát triển tâm lý

Hoạt động tâm lý nảy sinh và phát triển từ các mối quan hệ giữa
16


con người với thế đồ vật, từ các quan hệ xã hội, giao tiếp xã hội. Tâm
lý con người là q trình chuyển hóa những kinh nghiệm LSXH thành
kinh nghiệm của bản thân. Đó chính là q trình chuyển hóa các dạng
bên ngồi của hoạt động có đối tượng thành các dạng bên trong của
hoạt động ấy. Như vậy, tâm lý được nảy sinh bằng hoạt động, là sản
phẩm của hoạt động.
- Hình thái bên ngồi của hoạt động: Là hoạt động nhờ công cụ
vật chất, hoạt động thực tiễn tác động vào hiện thực khách quan
nhằm cải biến nó, sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con
người.
- Hình thái bên trong của hoạt động: Là hoạt động tâm lý, hoạt
động tinh thần, nhờ đó con người hồn thiện thế giới tinh thần của
mình. (Hoạt động này sử dụng phương tiện trung gian: ngôn ngữ,
HTTH và các âm thanh)
Như vậy, hoạt động là quá trình thống nhất 2 mặt bên trong và
bên ngoài.
Con người là sản phẩm hoạt động của chính mình. Những dạng
hoạt động là cá nhân tham gia sẽ qui định kiểu nhân cách vì mỗi cá
nhân tác động đến thế giới khách quan không như nhau.
Con người tích cực hoạt động bao nhiêu thì thế giới khách quan
tác động lại con người càng tích cực bấy nhiêu. Điều này sẽ làm cho
tâm lý cá nhân càng phát triển phong phú, đa dạng. Như C.Mác đã
nói: “Con người tạo ra hồn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng
tạo ra con người đến mức ấy”.
Sự phát triển tâm lý phụ thuộc không phải vào những hoạt động
nói chung mà phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo. Ở một lứa

tuổi có hoạt động chủ đạo nhất định. Hoạt động này không đơn giản
là chiếm nhiều thời gian so với các hoạt động khác, mà chủ yếu là
hoạt động được chủ thể tập trung nhiều để thực hiện, và hoạt động
chủ đạo quyết định đến việc tạo nên cac nét tâm lý mới, đến sự phát
triển tâm lý ở từng giai đoạn nhất định và chuẩn bị cho bước phát
triển tiếp theo.
Ở mỗi lứa tuổi thường xuất hiện một hoạt động chủ đạo nhất
định có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý của trẻ.
* Hoạt động chủ đạo là hoạt động mà sự phát triển của nó qui
định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý và trong
các đặc điểm tâm lý của nhân cách đứa trẻ ở một giai đoạn phát triển
17


nhất định của nó.
* Đặc điểm của hoạt động chủ đạo:
Hoạt động có đối tượng mới mẻ, chưa hề có trước đó. Chính đối
tượng này tạo ra những cái mới trong tâm lý.
Hoạt động có khả năng chi phối tồn bộ đời sống tâm lý của trẻ.
Những quá trình tâm lý được cải tổ hoặc tổ chức lại bằng hoạt động
này.
Hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác cùng diễn ra
đồng thời và tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lý của trẻ ở mỗi
giai đoạn phát triển
Trong hoạt động GD, DH, GV cần tổ chức và điều khiển những
dạng hoạt động đa dạng, đặc biệt chú trọng đến hoạt động chủ đạo ở
từng lứa tuổi nhất định nhằm hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách.
3. Giao tiếp và sự hình thành, phát triển tâm lý
Giao tiếp là một nhân tố rất cần thiết cho sự phát triển tâm sinh
lý của con người đặc biệt là đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Nếu

khơng có giao tiếp con người khơng thể phát triển tâm lý với tư cách
là một con người.
Giao tiếp giúp con người lĩnh hội những kinh nghiệm LSXH biến
thành kinh nghiệm của mình. Đó là q trình tạo ra sự phát triển tâm
lý ở mỗi người.
Giao tiếp là phương thức quan trọng nhất để phát triển ngôn ngữ
của con người, đặc biệt là trẻ em.
Tóm lại, tâm lý con người do tồn tại khách quan quy định, được
nảy sinh và vận hành bằng hoạt động và giao tiếp. Tâm lý là sản
phẩm của hoạt động và giao tiếp.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hoạt động là gì? Phân tích hai q trình đối tượng hóa và chủ thể
hóa trong hoạt động?
2. Nêu sơ đồ cấu trúc hoạt động và ý nghĩa của nó?
3. Trình bày các đặc điểm của hoạt động. Qua đó làm rõ sự khác biệt
giữa hành động của con người và hành vi của con vật?
4. Giao tiếp là gì? Phân tích các loại giao tiếp. Ý nghĩa của việc
nghiên cứu các loại giao tiếp trong hoạt động sư phạm.
5. Phân tích vai trị của hoạt động, giao tiếp trong sự hình thành và
phát triển tâm lý.
6. Đánh giá hoạt động của con người, nếu chỉ đánh giá sản phẩm
18


hoạt động của họ đã đúng chưa? Tại sao?
BÀI TẬP THỰC HÀNH

CHƯƠNG III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ, Ý THỨC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:

- Phân tích được sự hình thành tâm lý về phương diện lồi và
phương diện cá thể.
- Phân tích được khái niệm ý thức.
- Chứng minh được vai trị của lao động và ngơn ngữ đối với sự
hình thành ý thức.
- Nêu các cấp độ của ý thức.
- Phân tích được chú ý là điều kiện của hoạt động có ý thức.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng hiểu biết về ý thức và tự ý thức để nhìn nhận, đánh
giá các vấn đề đúng đắn.
- SV áp dụng được những hiểu biết về các loại và các thuộc tính
của chú ý trong q trình học tập và trong công tác GD, DH sau này.
3. Thái độ:
- Đánh giá đúng vai trò của ý thức và tự ý thức trong sự hình
thành, phát triển tâm lý.
- Có ý thức tích cực trong việc sử dụng và rèn luyện các loại, các
19


thuộc tính của chú ý ở bản thân.
II. NỘI DUNG
1. Sự hình thành và phát triển tâm lý
2. Sự hình thành và phát triển ý thức
III. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình tích cực, thảo luận nhóm, hướng dẫn tự học.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2007), Tâm lý học (Dự án phát
triển giáo viên tiểu học), NXBGD.
2. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Tâm lý học (tập 1),
NXBGD.

3. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Tâm lý học (Hệ CĐSP),
NXBGD.
4. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên) (2007), Giáo trình TLH đại
cương, NXB ĐHSP.
5. K.K.Platonop (2000), Tâm lý vui (tập 1, 2), NB Thanh niên.
6. Nguyễn Họa, Trần Đình Việt (1996), Tâm lý học, Trường Đại
học GTVT HN.
7. Trần Trọng Thủy (chủ biên), Bài tập thực hành tâm lý học,
NXBGD.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức xét về phương diện
loài người và cả phương diện riêng của từng cá thể là một trong
những vấn đề cơ bản của tâm lý học.
1. Sự nảy sinh và hình thành tâm lý về phương diện loài người
(phát triển chủng loại)
2. Sự hình thành tâm lý về phương diện cá thể
2.1. Thế nào là sự phát triển tâm lý
Sự hình thành tâm lý về phương diện cá thể là một quá trình
chuyển đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác. Ở mỗi lứa tuổi,
sự hình thành tâm lý đạt đến một chất lượng mới và diễn ra theo các
quy luật đặc thù.
Theo A.N.Lêôchiev, sự phát triển tâm lý con người gắn liền với
sự phát triển hoạt động của con người trong thực tiễn đời sống, trong
đó một số hoạt động chủ đạo đóng vai trị chính trong sự phát triển.
Hoạt động chủ đạo là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định
20




×