Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

tác động của lạm phát đến sản xuất và thu nhập hộ nông dân trên địa bàn huyện gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.17 KB, 99 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, toàn bộ số liệu cũng như kết quả nghiên cứu của
luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đều
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ ràng
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2008
Tác giả
Trương Thị Bình
i
LỜI CẢM ƠN
Sau khi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Tác động của
lạm phát đến sản xuất và thu nhập hộ nông dân trên địa bàn huyện Gia Lâm –
Hà Nội”, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn trường Đại học
Nông Nghiêp I đã giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn.
Phòng kế hoạch – kinh tế và PTNT huyện Gia Lâm đã tận tình giúp đỡ
tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Các thầy cô trong bộ môn kinh tế của khoa Kinh tế và PTNT cùng các
thầy cô trong khoa Kinh tế và PTNT trường Đại học Nông Nghiệp I đã giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Phúc Thọ đã tận
tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Và tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên giúp đỡ tôi.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2008
Tác giả
Trương Thị Bình
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Chỉ số giá tiêu dùng của một số nước…………………………….17


iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
H
iv
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lạm phát là một trong những vấn đề nhạy cảm hàng đầu của một nền
kinh tế, là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, nó có tác động
rất lớn đến đời sống của người dân trong một nước. Lạm phát ảnh hưởng đến
tăng trưởng và việc làm trong trung và dài hạn; làm cho môi trường đầu tư và
kinh doanh xấu đi. Lạm phát chính là kết quả tổng hòa của các chính sách
kinh tế - xã hội vĩ mô, cũng như các hoạt động kinh tế vi mô với sự tác động
của nền kinh tế khu vực và thế giới; nó đã và đang có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp, nhanh hoặc chậm, tích cực hoặc tiêu cực đến toàn bộ nền kinh
tế cũng như hoạt động của chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong
nền kinh tế, ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến các quan hệ kinh tế đối ngoại
cũng như tình hình kinh tế của khu vực và thế giới.
Việt Nam đang là nước phát triển khá nhanh chóng trong khu vực, việc
lạm phát là không tránh khỏi. Sau năm 1986 tiến hành đổi mới, nền kinh tế
Việt Nam có sự tăng trưởng cao đặc biệt trong những năm gần đây. Chính vì
vậy đời sống được nâng cao, giải quyết được nhiều việc làm, thu nhập của
người dân tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, mặt trái của tăng trưởng kinh tế cao
là tăng giá hay lạm phát. Xét trên một khía cạnh nào đó lạm phát không phải
không có ích, với một tỷ lệ vừa phải sẻ làm cho nền kinh tế phát triển hơn.
Nhưng nếu lạm phát ở mức quá cao, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì
điều đó là rất có hại, nó sẻ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế nói
chung và đến từng cá nhân trong nền kinh tế nói riêng.
Đặc biệt năm 2007 lạm phát đạt mức kỷ lục trong vòng 11 năm qua.

Chưa có năm nào giới truyền thông và người tiêu dùng lại “bận tâm” nhiều về
giá cả hàng hóa như thời gian qua. Nguyên nhân là hầu hết các mặt hàng thiết
yếu đều tăng giá khá cao trong số đó có không ít mặt hàng đã tăng giá gấp
1
rưỡi, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006. Trong năm 2007, việc lạm phát với
hai con số đã ảnh hưởng lớn đến người dân đặc biệt là những hộ nông dân cả
về sản xuất và đời sống. Mục tiêu cuối cùng của tăng trưởng kinh tế là nâng
cao đời sống cho người dân, hiện chúng ta đang phát triển kinh tế với tốc độ
cao nhưng trên thực tế đời sống của một bộ phận người dân đang đi xuống vì
“cơn bão giá”. Đặc biệt với những người nông dân, những người có thu nhập
thấp, bình thường cuộc sống đã gặp nhiều khó khăn nay giá của các hàng hóa
và dịch vụ tăng cao đã làm đời sống cũng như sản xuất của họ càng khó khăn
hơn. Tuy giá cả các sản phẩm đầu ra của hộ nông dân tăng nhưng tốc độ tăng
của chúng liệu cao hơn tốc độ tăng giá của các yếu tố đầu vào và các mặt
hàng khác không?
Với lý do trên và được sự giúp đỡ của thầy cô bộ môn kinh tế chúng tôi
đã chọn đề tài “Tác động của lạm phát đến sản xuất và thu nhập hộ nông
dân trên địa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Xem xét tác động của lạm phát đến sản xuất và thu nhập hộ nông dân trên
địa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm hạn chế ảnh hưởng của nó đến các hộ nông dân, qua đó góp phần kiềm chế
lạm phát.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lạm phát.
- Tìm hiểu tình hình lạm phát của nước ta và giá cả một số mặt hàng trên địa bàn
huyện Gia Lâm trong thời gian vừa qua.
- Tìm hiểu những tác động của lạm phát đến sản xuất và thu nhập hộ nông
dân trên địa bàn huyện Gia Lâm.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hộ
nông dân và góp phần kiềm chế lạm phát.
2
1.3 Đối tượng, địa bàn và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về lạm phát.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát đến sản xuất và thu nhập hộ nông dân
trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu trong 2 năm 2006 – 2007.
- Về không gian: Huyện Gia Lâm, Hà Nội.
- Về nội dung: nghiên cứu tác động của lạm phát đến sản xuất và đời sống các
hộ nông dân trên địa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội. Vì thời gian có hạn nên
chúng tôi chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát đến sản xuất của một số cây
trồng, vật nuôi chính của hộ.
3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về lạm phát
Có nhiều quan điểm về lạm phát, mỗi một nhà kinh tế, mỗi một trường
phái khác nhau có những cách hiểu và định nghĩa khác nhau.
J.M. Keynes và trường phái tiền tệ ở Đức và Mỹ cho rằng: lạm phát là
sự vi phạm quá trình tái sản xuất nằm trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ , là
sự phát hành tiền quá mức tạo ra cầu dư thừa thường xuyên
Còn theo G.G.Matrukhin (Liên Xô) : sự mất giá đồng tiền chính là lạm
phát. Ông cũng đã chỉ rõ: lạm phát là hình thức tràn trề tư bản một cách tiềm
tàng (có thể tự phát hoặc có dụng ý), là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và
thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản
xuất xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội.

L.V.Chandeler với trường phái lạm phát giá cả lại cho rằng lạm phát là
sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn, chu kỳ hay đột xuất.
Theo R.Jackman, C.Muley và J.Trevithich thì lạm phát có thể được
định nghĩa đúng nhất là xu hướng duy trì mức giá chung cao nhất. Điều đó có
nghĩa là lạm phát chỉ xuất hiện khi mức giá cả tăng nhanh và kéo dài.
P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus tổng quát hơn khi định nghĩa lạm phát
xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng lên
Ở Việt Nam, nhiều nhà kinh tế của chúng ta cũng đã đưa ra cách hiểu
khác nhau, đó là:
Ông Bùi Huy Khoát theo quan điểm của học thuyết “lạm phát cầu kéo”
cho là lạm phát nảy sinh so mất cân đối giữa cung và cầu, khi cầu có khả
năng thanh toán tăng vượt quá khả năng cung của nền kinh tế làm giá cả hàng
hóa tăng lên; lạm phát chính là sự tăng lên tự động của giá cả để lấy lại thế
cân bằng đã bị phá vỡ giữa cung và cầu, biểu hiện ra ở hàng và tiền.
4
Còn ông Nguyễn Văn Kỷ theo lý thuyết “lạm phát lưu thông tiền tệ” lại cho
rằng lạm phát là hiện tượng tiền quá thừa trong lưu thông so với lượng hàng quá ít ỏi.
Có thể nhận thấy rằng tất cả các luận thuyết, các quan niệm về lạm phát đã
nêu ở trên, dù tiếp cận ở phương diện nào, dù theo trường phái nào đều thừa nhận
một đặc tính cơ bản của lạm phát là hiện tượng giá cả chung tăng lên. Như vậy có
thể định nghĩa một cách chính xác về lạm phát như sau: “Lạm phát được định
nghĩa là sự tăng giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, tức là
mức giá chung tăng lên hoặc là quá trình đồng tiền liên tục giảm giá”.
Trong thực tế, dù có bất kỳ sự tăng giá nào của một vài hàng hóa riêng lẻ
nhưng giá cả của một vài hàng hóa khác lại giảm, lúc đó mức giá chung sẻ không
tăng và lạm phát sẻ không xảy ra. Như vậy có thể kết luận rằng chỉ có lạm phát
khi mức giá chung tăng lên, lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số giá chung về giá
cả của toàn bộ hàng hóa cấu thành tổng sản phẩm quốc dân. Khi nói đến lạm phát
là phải nhắc đến sự tăng giá của toàn bộ hàng hóa trong nền kinh tế.
2.1.2 Thước đo lạm phát

Vì có nhiều cách hiểu khác nhau về lạm phát nên hiện nay cũng có nhiều
cách để đo lường lạm phát của một nền kinh tế. Ở mỗi quốc gia, tùy theo đặc
điểm của đất nước mình mà chính phủ nước đó áp dụng phương pháp tính cho
phù hợp. Có một cách hiểu mang tính toàn diện hơn cả và để giải quyết được
vấn đề trên đó là trong cuốn sách kinh tế học của Samuelson cho rằng: “Lạm
phát chính là tỷ lệ GNP danh nghĩa và GNP thực tế”. Nhưng trên thực tế
người ta thường sử dụng một trong hai loại chỉ tiêu: Chỉ số giá tiêu dùng và
chỉ số giá cả sản xuất (hay còn gọi là chỉ số giá bán buôn).
- Chỉ số giá tiêu dùng ( ký hiệu là CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hóa
và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Công thức tính như sau
100
0
∗=
P
P
CPI
T
t
Trong đó : CPI
t
: Chỉ số tiêu dùng nhóm hàng thời kỳ nghiên cứu.
P
t
: Giá cả nhóm hàng tiêu dùng thời kỳ nghiên cứu.
P
0
: Giá cả nhóm hàng tiêu dùng thời kỳ so sánh.
5
Hàng tiêu dùng bao gồm nhiều nhóm như: lương thực, quần áo, y tế,

nhà cửa…. Khi nghiên cứu người ta còn xem xét cơ cấu của từng loại hàng
hóa trong nhóm hàng.
- Chỉ số giá cả sản xuất ( ký hiệu là PPI)
Khác với chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá bán buôn ( chỉ số giá sản xuất)
phản ánh sự biến động giá cả của đầu vào, mà thực chất là biến động giá chi
phí sản xuất. Xu hướng biến động giá chi phí tất yếu sẻ tác động đến xu
hướng giá cả hàng hóa thị trường.
Công thức tính như sau:
100∗=
o
t
t
P
P
PPI
Trong đó: PPI
t
là chỉ số giá cả sản xuất thời kỳ nghiên cứu.
P
t
: Giá bán buôn lần đầu nhóm hàng thời kỳ nghiên cứu.
P
0
: Giá bán buôn lần đầu nhóm hàng thời kỳ so sánh.
Mức độ lạm phát của một nền kinh tế được thể hiện qua tỷ lệ lạm phát.
Nó chính là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự
biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng của lạm phát. Đó chính là tốc
độ tăng mức giá chung của thời kỳ nghiên cứu so với thời kỳ gốc.
Tỷ lệ lạm phát được tính như sau:
100*1

1








−=
−p
p
I
I
i
Trong đó: i là tỷ lệ lạm phát (%)
I
p
chỉ số giá cả thời kỳ nghiên cứu.
I
p-1
chỉ số giá cả thời kỳ trước đó.
Ngoài ra tỷ lệ lạm phát tính toán dựa trên cơ sở chỉ tiêu chỉ số giá cả
hàng tiêu dùng:
1
1



=

CPI
CPICPI
i
Trong đó: i là tỷ lệ lạm phát (%).
CPI: chỉ số giá hàng tiêu dùng năm sau.
CPI
-1
: chỉ số giá hàng tiêu dùng năm trước.
6
Khi nói đến lạm phát người ta còn tính hệ số điều chỉnh (hệ số giảm phát)
100*(%)
r
n
GNP
GNP
D =
Trong đó: D: hệ số giảm phát
GNP
n
: GNP danh nghĩa
GNP
r
: GNP thực tế.
Tuy nhiên trên thực tế việc dùng chỉ số giá để đo lường lạm phát
thường không được chính xác, bởi nó luôn có khuynh hướng phóng đại lạm
phát, vì vậy giữa lạm phát và chỉ số giá có sự chênh lệch. Nguyên nhân là:
+ Một là nó không phản ánh đầy đủ sự cải thiện chất lượng sản phẩm.
+ Hai là, nó không phản ánh sự cải tiến kỹ thuật sản xuất.
Sự chênh lệch này là có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế. Bởi lẻ khi
công bố chỉ số giá cao ( tức là theo dự kiến), lúc đó sẻ khuyến khích dân

chúng mua sắm ngay lúc công bố chỉ số giá chứ không đợi khi giá lên mới
mua. Còn nếu giá cả hạ thì người tiêu dùng sẻ ít tiêu xài hơn. Vì vậy các
chính phủ cần phải xác định chỉ số giá cho chính xác.
2.1.3 Quy mô về lạm phát
Mức độ lạm phát đối với mỗi nền kinh tế khác nhau là khác nhau, nó
phụ thuộc vào tình hình kinh tế của quốc gia đó như thế nào. Quy mô lạm
phát thể hiện tình trạng của nền kinh tế đó như thế nào, nếu tốc độ lạm phát
lớn điều đó có nghĩa giá cả hàng hóa của nền kinh tế đó tăng cao, nó có ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống của đại đa số người dân trong đất nước đó.
Tùy theo tốc độ lạm phát người ta chia lạm phát ra làm 3 loại sau:
- Lạm phát vừa phải: Còn gọi là lạm phát một con số. Là loại lạm phát
xảy ra với tốc độ gia tăng giá cả chậm, dưới 10%/ năm (5%, 7%, 8%, ). Đây
là loại lạm phát khá phổ biến và tồn tại một cách thường xuyên trong nền kinh
tế. Nó được xem là một “căn bệnh kinh niên” cố hữu của một nền kinh tế.
7
Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền
kinh tế.
- Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2
hoặc 3 con số/năm (ví dụ: 20%, 100%, 150%, ). Loại lạm phát này gây ra
những ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế.
- Siêu lạm phát: Xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao
vượt xa lạm phát phi mã. Trong lịch sử đã từng có những siêu lạm phát mà
tốc độ mất giá của đồng tiền cũng như tăng giá hàng năm tới 8 – 10 con
số/năm. Ví dụ như ở Đức năm 1922 – 1923 là hình ảnh siêu lạm phát điển
hình trong lịch sử lạm phát thế giới, giá cả tăng từ 1 đến 10 triệu lần; rồi ở
Trung Quốc và Hungari thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Siêu lạm
phát thường gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc đối với nền kinh
tế tuy nhiên chúng cũng ít xảy ra.
Qua nghiên cứu lịch sử của lạm phát, các nhà kinh tế cũng đã chỉ ra
rằng ở các nước đang phát triển lạm phát thường diễn ra trong thời gian khá

dài, vì thế hậu quả của nó là khá nghiêm trọng. Cũng vì thế, nhiều nhà kinh tế
dựa vào 3 loại lạm phát trên kết hợp với độ dài thời gian lạm phát để chia lạm
phát ở các nước đang phát triển thành 3 loại sau:
- Lạm phát kinh niên thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát đến
50%/năm.
- Lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm, với tỷ lệ lạm phát
trên 50%/năm.
- Siêu lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 200%/năm.
2.1.4 Tác động của lạm phát
2.1.4.1 Tác động tiêu cực của lạm phát
Tác haị của lạm phát luôn tỷ lệ thuận với tốc độ lạm phát, với mức độ
không thể dự báo trước và vượt ra khỏi sự điều tiết của chính phủ. Những lạm
phát không thể tiên đoán được thì hậu quả sẻ rất ghê gớm, điều này được biểu
hiện như sau:
8
- Lạm phát cao sẻ kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Khi lạm phát xảy ra
nó sẻ làm lệch lạc cơ cấu giá cả, kéo theo là nguồn tài nguyên, vốn và nguồn
nhân lực không được phân bổ một cách có hiệu quả, kết cục là làm tăng
trưởng kinh tế chậm lại.
- Vì nó làm rối loạn chức năng thước đo giá trị của đồng tiền nên lạm
phát thường xuyên tạc, bóp méo, làm biến dạng các yếu tố và tín hiệu thị
trường, làm cho tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là các hoạt
động sản xuất kinh doanh không thể tiến hành bình thường được. Vai trò
điều tiết nền kinh tế của chính phủ thông qua tiền tệ và thuế cũng bị suy
giảm, thậm chí bị vô hiệu hóa do mức thuế trở nên vô nghĩa trước tốc độ
lạm phát quá cao.
- Tính không chắc chắn của lạm phát là kẻ thù của tăng trưởng và đầu
tư dài hạn. Nếu các nhà đầu tư không biết chắc chắn hoặc không thể dự đoán
trước được mức giá cả trong tương lai, kéo theo là không thể biết được lãi
suất thực thì không ai trong số họ dám liều lĩnh đầu tư vào các dự án dài hạn

mặc dù các điều kiện đầu tư khác là khá ưu đãi và hấp dẫn. Tính không chắc
chắn của lạm phát sẻ đẩy lãi suất thực lên cao bởi chủ nợ muốn có sự bảo đảm
cho mức độ rủi ro lớn. Mức lãi suất thực cao này sẻ kìm hãm đầu tư và làm
chậm tốc độ tăng trưởng. Lạm phát cao làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị
trường vốn và tín dụng. Giá cả trong tương lai không ổn định sẻ làm giảm
lòng tin, ảnh hưởng đến các quyết định của người gửi tiền và các thể chế tài
chính – tín dụng. Lạm phát cao sẻ gây tác động xấu đến các ngân hàng, những
người gửi tiền tiết kiệm, thị trường trái phiếu,…
- Lạm phát cao làm giảm các nguồn thu từ thuế cho NSNN. Những tác động
làm giảm này xét trên cả hai phương diện trực tiếp và gián tiếp. Một mặt lạm phát
cao dẫn đến sản xuất bị đình đốn làm cho nguồn thu từ thuế bị giảm sút cả về quy
mô và chất lượng. Mặt khác lạm phát cao đồng nghĩa với sự mất giá của đồng tiền,
do vậy với cùng một số lượng tiền thu từ thuế thì giá trị nguồn thu thực tế bị giảm
9
xuống khi có lạm phát cao. Ví dụ: ở Mexico lạm phát làm giảm nguồn thu thực tế
năm 1981 là 2,6% GDP và giai đoạn 1983 – 1987 là 1,6% GDP.
- Khi có lạm phát thì vấn đề phân phối thu nhập thường không đồng đều.
Một số người năm giữa những hàng hóa có giá cả tăng đột biến trở nên giàu có
nhanh chóng và ngược lại những người có các hàng hóa mà giá cả không tăng
hoặc giảm thì họ sẻ bị nghèo đi. Lạm phát cao cũng làm mức lương thực tế của
người có thu nhập thấp và cố định bị sụt giảm. Phúc lợi xã hội dành cho tầng lớp
nghèo trong xã hội cũng bị suy giảm rõ rệt. Hơn nữa việc phân phối lại của chính
phủ từ những người tiêu dùng nhiều đến người tiết kiệm nhiều thông qua tài trợ
lạm phát chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của lạm phát mà thôi, còn ở giai
đoạn sau do họ đòi tăng lương, tăng trợ cấp,….để có thể theo kịp được lạm phát
thì việc này sẻ không còn tác dụng nữa.
- Vì lạm phát thường kéo theo việc điều chỉnh nâng tỷ giá và lãi suất đồng
nội tệ nên khi kạm phát cao sẻ làm tăng nguy cơ phá sản do vỡ nợ và làm tăng chi
phí dịch vụ nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp và chính phủ.
- Việc giá cả và giá trị đồng tiền trong nước không ổn định sẻ làm rối

loạn thị trường trong nước, ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh.
Điều này dẫn đến dòng tiền từ nước ngoài đầu tư vào trong nước bị chững lại
có khi là suy giảm. Đồng thời khi lạm phát cao sẻ làm cho giá của các mặt
hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ vì vậy sẻ hạn chế việc nhập khẩu những hàng
hóa, vật tư cần thiết.
2.1.4.2 Tác động tích cực của lạm phát
Lạm phát với quy mô nhỏ (thường là dưới 10%) thì nó cũng mang lại một
số lợi ích, đó là:
- Khi có lạm phát với tốc độ nhỏ sẻ kích thích cho nền kinh tế phát triển
bởi nó kích thích tiêu dùng, vay nợ và đầu tư do đó tạo ra nhiều việc làm nên
sẻ giảm bớt được thất nghiệp. Theo nhà kinh tế học người Mỹ A.W.Phillips
đã cho rằng giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch và có
quan hệ tỷ lệ thuận với tăng lương.
10
- Bên cạnh đó khi có lạm phát sẻ giúp phân phối lại thu nhập và các
nguồn lực xã hội theo định hướng mục tiêu mà chính phủ đề ra.
2.1.5 Các lý thuyết về lạm phát
2.1.5.1 Lý thuyết “lạm phát lưu thông tiền tệ”
Những người theo lý thuyết này cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền
thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên. Như M.Friedman cho rằng:
“Lạm phát trong mọi lúc, mọi nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ.
Lạm phát xuất hiện và chỉ xuất hiện khi số lượng tiền trong lưu thông tăng
lên với nhịp độ nhanh hơn so với sản xuất”.
Năm 1907, Irving Fisher đưa ra một công thức, và nó được xem là công
thức đặc trưng và phổ biến trong lý thuyết “lạm phát lưu thông tiền tệ”:
M x V = P x T
Trong đó: M: Khối lượng tiền tệ
V: Tốc độ lưu thông tiền tệ
P: Mặt bằng chung của giá cả
T: Khối lượng giao dịch phải đảm bảo

(Tất cả đều được xem xét trong cùng một thời kỳ nào đó).
Theo lý thuyết này muốn kìm hãm lạm phát cần kìm chế sự tăng thêm
tiền, và để không có lạm phát thì nhịp độ phát hành tiền vào lưu thông phải
cùng với nhịp độ tăng trưởng sản xuất đích thực.
2.1.5.2 Lý thuyết “lạm phát cầu kéo”
Theo lý thuyết này, lạm phát là do tổng cầu của người tiêu dùng, người
kinh doanh và của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ vượt quá tổng cung,
vượt quá năng lực tạo ra của nền kinh tế, lúc đó sẻ khiến cho giá cả nói chung
tăng lên và lạm phát xảy ra. Như vậy bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu
quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa và dịch vụ có thể
sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã cân bằng.
11
Hình 2.1 Chi tiêu quá khả năng cung ứng
Qua hình trên ta thấy khi sản lượng vượt quá sản lượng tiềm năng,
đường tổng cung AS có độ dốc lớn, nên khi cầu tăng mạnh đường cầu AD
0
dịch chuyển lên AD
1
nên giá tăng từ P
0
lên P
1
.
2.1.5.3 Lý thuyết “lạm phát chi phí đẩy”
Lý thuyết này cho rằng do khi một số yếu tố như tiền lương, giá nguyên
vật liệu tăng lên trong khi đó công nghệ sản xuất thì cũ kỹ, thể chế quản lý thì
lạc hậu,…. Chính điều này làm cho chí phí sản xuất kinh doanh tăng nhanh
trong khí đó năng suất lao động thì không tăng có khi còn giảm xuống. Khi đó
các doanh nghiệp để tồn tại buộc phải tăng giá cả hang hóa và lạm phát xuất
hiện mặc dù cầu về hàng hóa và dịch vụ không tăng.

Hình 2.2 Chi phí tăng đẩy giá lên cao.
Qua hình ta thấy khi giá các yếu tố đầu vào đặc biệt là các vật tư cơ bản
như xăng dầu, điện, … tăng lên sẻ làm đường tổng cung dịch chuyển lên trên
từ AS
SR0
lên AS
SR1
. Khi đó tuy tổng cầu AD không đổi nhưng giá cả tăng lên
từ P
0
lên P
1
và sản lượng lại giảm xuống (Y
0
xuống Y
1
).
2.1.5.4 Lạm phát dự kiến
P
0
Y
*
Y
E
0
E
1
AS
LR
AS

SR
AD
1
AD
0
P
1
P
0
P
P
1
P
0
0
Y
1
Y
0
Y
*
Y
E
1
E
0
AS
SR1
AS
SR0

AS
LR
12
Tỷ lệ lạm phát dự kiến là tỷ lệ lạm phát nằm trong suy đoán của các nhà
kinh tế. Với tỷ lệ lạm phát này thì giá cả tăng đều với một tỷ lệ tương đối ổn
định. Vì vậy nó còn được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ.Để đạt được tỷ lệ lạm phát
này, chính phủ sẻ điều chỉnh mọi hoạt động kinh tế sao cho phù hợp (VD:
điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền lương danh nghĩa, giá cả trong các hợp
đồng kinh tế, các khỏan chi tiêu ngân sách,…).
Hình 2.3 Lạm phát dự kiến
Qua hình ta thấy khi đường tổng cầu AD và đường tổng cung AS cùng
dich chuyển lên trên cùng một độ dốc. Do lạm phát được dự kiến nên chi phí
sản xuất được điều chỉnh theo sao cho phù hợp với tốc độ lạm phát. Khi đó
sản lượng vẫn giữ nguyên còn giá cả thì tăng lên theo dự kiến.
Nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia mà đúng như dự kiến thì nền kinh
tế sẻ ổn định và tự nó sẻ duy trì trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên tỷ lệ
lạm phát này không giữ được bao lâu vì luôn có những tác động có thể từ
trong hoặc ngoài nước ảnh hưởng sẻ làm cho lạm phát thay đổi.
2.1.5.5 Lạm phát và tiền tệ
P
P
1
P
0
0
Y
*
Y
AS
SR1

AS
SR0
AS
SR2
AS
LR
E
0
E
1
E
2
P
2
AD
0
AD
1
AD
2
13
Khi lạm phát xảy ra đồng nghĩa với việc tăng giá trung bình của các
hàng hóa, điều đó cũng có nghĩa là lượng cung tiền danh nghĩa cũng tăng.
Điều này xảy ra khi nền kinh tế gặp phải một cơn sốc nào đó làm cho lượng
tiền thực tế nhất thời giảm xuống. Khi đó chính phủ phải tăng mức cung
tiền danh nghĩa để đảm bảo nhu cầu thực tế. Như vậy khi mức giá của các
loại hàng hóa càng tăng cao thì lượng cung tiền danh nghĩa cũng tăng lên
với tỷ lệ tương ứng. Hay nói cách khác tỷ lệ lạm phát chính bằng tỷ lệ tăng
tiền. Trong lịch sử cũng đã chứng minh rằng không có cuộc lạm phát nào
mà không có sự tăng trưởng mạnh về tiền tệ. Vì vậy bất kỳ một chính sách

vĩ mô nào giảm được tốc độ tăng tiền cũng dẫn đến giảm tỷ lệ lạm phát và
điều này đặc biệt phù hợp với thời kỳ ngắn hạn.
2.1.5.6 Lạm phát và lãi suất
Vì lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – lạm phát nên khi lạm phát
tăng muốn duy trì lãi suất thực tế ở một mức ổn định thì lãi suất danh nghĩa
cũng phải tăng theo, khi đó sẻ làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, giữ
tiền càng nhiều thì càng thiệt. Nên khi đồng tiền mất giá càng nhanh thì mức
độ gửi tiền vào ngân hàng càng tăng hoặc có thể đẩy tiền ra ngoài thị trường
để mua về mọi hàng hóa để dự trữ, gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị
trường và khi đó tiếp tục đẩy giá lên cao.
2.1.6 Nguyên nhân của lạm phát
Lạm phát là kết quả của sự tác động của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu
tố chủ quan và yếu tố khách quan. Cụ thể đó là:
- Sự bất cập và kém hiệu quả của chính sách điều tiết vĩ mô của chính
phủ. Ví dụ như: Chính phủ phát hành quá nhiều tiền để đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của chính phủ sẻ làm tăng dư cầu; các chính sách đầu tư thì không hợp lý
dẫn đến cơ cấu kinh tế không thích hợp, kinh tế chậm phát triển; …. Chính vì
vậy sẻ gây ra lạm phát.
- Do chi phí quản lý, tiền lương lao động, giá nguyên nhiên vật liệu,…
tăng lên làm cho chi phí sản xuất cũng tăng theo. Khi đó các doanh nghiệp
14
phải tăng giá bán để có thể bù đắp được khoản chi phí tăng đó, để thu được
lợi nhuận như mong muốn. Vì vậy gây nên hiện tượng lạm phát.
- Gây ra lạm phát không chỉ có các nguyên nhân từ bên trong của bản
thân nền kinh tế mà còn do các nguyên nhân từ bên ngoài gây ra. Khi thị
trường bên ngoài có biến động, giá cả trên thị trường quốc tế tăng mạnh sẻ
dẫn đến tình hình giá cả trong nước có biến động theo và nguy cơ chi phí đẩy
có thể diễn ra. Từ đó sẻ tạo ra lạm phát cho nền kinh tế.
- Kỳ vọng về lạm phát của chính phủ, doanh nghiệp, người dân cũng là
nguyên nhân gây ra lạm phát trong tương lai. Chính những dự kiến về lạm

phát trong tương lai đã dẫn đến những hành động của mọi người để có thể
thích ứng được với những dự đoán đó, do đó làm kéo dài thậm chí tăng mức
độ của lạm phát trong tương lai.
- Bên cạnh đó còn một nguyên nhân nữa là do các yếu tố tự nhiên: thiên
tai, lũ lụt,… làm cho lượng cung hàng hóa bị giảm đột ngột mà lượng cầu lại
không đổi. Điều đó sẻ khiến giá các loại hàng hóa tăng lên gây ra lạm phát.
Các nguyên nhân trên đây chỉ là những nguyên nhân cơ bản, bên cạnh
đó còn rất nhiều nguyên nhân khác. Các nguyên nhân này đan xen, kết hợp
với nhau gây nên lạm phát.
2.1.7 Biện pháp khắc phục lạm phát
Mỗi nền kinh tế đều mang những đặc điểm riêng biệt nên lạm phát ở
mỗi nước lại mang tính trầm trọng khác nhau. Vì thế mỗi chính phủ khi đưa
ra những giải pháp để khắc phục những hậu quả mà nó gây ra đều phải xét
đến yếu tố riêng biệt này, có như vậy các chính sách mà họ đưa ra mới hiệu
quả. Tuy nhiên vẫn có những giải pháp chung cho tất cả mọi quốc gia, đó
chính là cơ sở để các nước đưa ra những giải pháp riêng cho mình. Đó là:
- Với siêu lạm phát và lạm phát phi mã thì mức cung tiền là rất lớn, thâm hụt
ngân sách cao, tiền lương danh nghĩa thì tăng nhanh. Vì vậy vấn đề cấp bách đặt ra
là giảm mạnh tốc độ tăng cung tiền, cắt giảm các chi tiêu của chính phủ, kiểm soát
có hiệu quả việc tăng lương danh nghĩa,.… Có như vậy mới chặn đứng và đẩy lùi
15
được lạm phát. Muốn vậy cần tạo ra những cú sốc lớn cho nền kinh tế như: giảm
cung tiền, tăng lãi suất, giảm thu nhập dẫn tới giảm tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của
chính phủ,…. Nếu các chính phủ kiên trì và liên tục áp dụng các biện pháp, chính
sách trên thì sau một thời gian tỷ lệ lạm phát sẻ được giảm xuống.
- Đối với lạm phát vừa phải, muốn kiềm chế và đẩy lùi lạm phát cũng cần
áp dụng các giải pháp trên. Tuy nhiên với những giải pháp trên sẻ dẫn đến việc
tăng tỷ lệ thất nghiệp là rất lớn nên việc kiểm soát chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ phải hết sức thận trọng. Đặc biệt với các nước đang phát triển thì tăng
trưởng kinh tế với tốc độ cao luôn là mục tiêu hàng đầu vì vậy việc sử dụng chúng

cần được tính toán tỉ mỉ hơn. Về lâu dài các nước này nên chăm lo mở rộng sản
lượng tiềm năng của mình bằng việc phát huy có hiệu quả nguồn vốn trong và
ngoài nước để đảm bảo vừa nâng cao sản lượng, mức sống cho người dân vừa ổn
định giá cả các loại hàng hóa.
Lạm phát bên cạnh những tác hại mà nó gây ra nó cũng có lợi ích rất lớn
đối với mỗi nền kinh tế, vì vậy không nên xóa bỏ hoàn toàn lạm phát. Các quốc
gia hiện nay thường chấp nhận với một tỷ lệ lạm phát thấp và áp dụng các biện
pháp để ổn định và duy trì chúng. Đó là cách tốt nhất để không tránh sự thiệt hại
mà lạm phát gây ra đồng thời vẫn đảm bảo được tăng trưởng kinh tế.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình lạm phát trên thế giới
Chẳng riêng gì các siêu cường quốc kinh tế trên thế giới mà với mọi
quốc gia, lạm phát là bóng ma ám ảnh kinh hoàng mọi người. Trong lịch sử
lạm phát thế giới có nhiều cuộc lạm phát làm cho người ta không thể quên
được. Như đầu thập niên 80 (1981 – 1984), mức lạm phát trung bình hàng
năm ở Anh là 7,5%; Canada là 8,4%; Pháp 10,6%; Đức 4,3%; Ý 15,1%;…
Bảng 2.1 Chỉ số giá tiêu dùng của một số nước (lấy năm 2000 là 100%)
Năm
QG
2001 2002 2003 2004 2005
Mỹ 102,8 104,5 106,8 109,7 113,4
16
Trung Quốc 100,7 99,9 101,1 105 106,9
Nhật Bản 99,3 98,4 98,1 98,1 97,8
Hàn Quốc 104.1 106,9 110,7 114,7 117,8
Thái Lan 101,7 102,3 104,1 107 111,8
Xingapo 101 100,6 101,1 102,8 103,3
Anh 101,8 103,5 106,5 109,7 112,8
Nga 121,5 140,6 159,9 177,2 199,7
Nguồn: Niêm giám thống kê

Sau đây là tình hình lạm phát ở một số nước trên thế giới
a. Lạm phát tại Hoa Kỳ
Cuối năm 1955, có người cho rằng Hoa Kỳ đứng ngoài mức lạm phát
thời bình. Lý do là vì tất cả những lần lạm phát nặng tại Hoa Kỳ đều có liên
hệ tới chiến tranh. Hoa Kỳ chỉ một lần duy nhất lạm phát nhanh là vào thời kỳ
cách mạng. Trong thời gian nội chiến Nam – Bắc, giá sỉ đã tăng gấp đôi. Một
lần lạm phát trầm trọng khác là vào thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau
những lần lạm phát này, giá cả các loại hàng hóa lại ở giai đoạn rớt giá. Chẳng
hạn năm 1890 giá sỉ ở mức 20 trong khi năm 1860 giá sỉ ở mức 30.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, hoàn cảnh đã thay đổi. Từ năm 1965 – 1979,
một lạm phát trầm trọng đã xảy ra; tổng sản lương quốc gia giảm, mức giá tăng
trung bình hàng năm là 5,9% , mức giá này không chỉ tăng trong một năm chiến
tranh ở Việt Nam mà xuyên suốt thời kỳ này. Đây là điều không thể chấp nhận, vì
thế tháng 10 năm 1979 , ngân hàng trung ương đặt ra những chính sách khắt khe
hơn về tiền tệ đồng thời đình chỉ những thay đổi đột biến trong ngành cung nên lạm
phát đã giảm xuống từ 9,7% năm 1979 xuống còn 3,8% năm 1983. Nhưng vấn đề
nảy sinh là nạn thất nghiệp tăng vọt từ 5,8% năm 1979 tới 9,5% năm 1982 và 1983.
Bên cạnh đó trong thời gian này chính phủ Mỹ còn chống lạm phát bằng chính sách
về lợi tức; chính sách này nhằm vào sự liên hệ “giá cả - khả năng”. Hầu như trong
trận chiến chống lạm phát, đối thủ nào cũng mang tính chất phòng thủ và phản
kháng, người công nhân không muốn bị thiệt hại về lương, các ông chủ thì không
17
muốn mất đi một phần lợi nhuận . Năm 1971 tổng thống Richard Nixon đã triệt để
áp dụng chính sách này; ông mạnh mẽ thúc đẩy thợ - chủ ngồi vào bàn làm việc
không phải để tranh chấp mà để giả quyết có vấn đề trong trách nhiệm và lợi ích xã
hội. Đồng thời với chính sách trên chính phủ đã rút lại những hợp đồng bất lợi về
giá cả khỏi các công ty và cắt bỏ hoặc giảm nhẹ những phần thuế trên mức sản xuất
của công ty nào thực hiện đúng chính sách lợi tức của chính phủ. Sau sự kiện 11/9,
nền kinh tế Mỹ có những biểu hiện của sự suy thoái, lạm phát tăng cao từ 2,8%
năm 2001 lên 13,4% năm 2005.

b. Lạm phát ở Lào
Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, nhất là từ năm 1991
đến năm 1996, tình hình kinh tế - xã hội của Lào phát triển tương đối
nhanh và ổn định. Tuy nhiên từ 1997 đến 1999, tình hình kinh tế Lào đã có
những chuyển biến không lành mạnh, tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng
chậm lại và giảm dần, năm 1998 chỉ tăng khoảng 5,6%. Lạm phát phi mã
có xu hướng tăng cao không kiềm chế được, năm 1997 lạm phát ở mức
26,6% thì năm 1998 lên tới 142%.
Trước tình hình đó, chính phủ Lào đã có nhiều biện pháp kiềm chế lạm
phát, đặc biệt trong hai năm 1997 – 1999 đã đầu tư tập trung phát triển sản
xuất nông nghiệp và đạt hiệu quả cao, giải quyết vấn đề lương thực. Tuy
nhiên nhìn chung kết quả kiềm chế lạm phát còn hạn chế, bằng chứng là lạm
phát trong 8 tháng đầu năm 1999 đã cao gấp 3 lần của năm 1998. Khi đó
chính phủ Lào đã áp dụng một số chính sách sau:
- Giảm nhập khẩu và kiểm soát buôn lậu qua biên giới.
- Đẩy mạnh buôn bán với Việt Nam và Trung Quốc, nhưng còn gặp
nhiều khó khăn về thanh toán.
- Chính phủ đã phát hành trái phiếu kho bạc nhưng do lãi suất có 30%
trong khi đó lạm phát là 150% nên kết quả rất hạn chế. Vì vậy sau đó ngân
hàng Nhà nước Lào đã phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn là 60%/năm
18
và đạt kết quả tốt. Chính phủ Lào cũng đã thực hiện biện pháp bán vàng
nhưng do số lượng quá ít nên chưa cói tác động gì đáng kể.
- Cố gắng đẩy mạnh tăng thu ngân sách nhưng do các doanh nghiệp còn
gặp nhiều khó khăn, làm ăn thua lỗ nên việc tăng thu ngân sách qua thuế là
không dễ dàng.
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế của Lào không có nhiều
biến động lớn, nền kinh tế ổn định nhưng tốc độ tăng trưởng không cao, tỷ lệ
lạm phát chỉ ở mức một con số.
2.2.2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam

a. Đặc điểm lạm phát ở Việt Nam
Xét từ năm 1976, sau khi giành được độc lập, tình hình lạm phát ở Việt
Nam có thể được chia ra các giai đoạn sau:
- Giai đoạn một, từ năm 1976 đến năm 1980: Theo quan điểm của
chúng ta thời đó thì chưa có lạm phát. Nhưng trên thực tế nước ta vẫn có
lạm phát, hàng hóa thì khan hiếm, giá cả hàng hóa và dịch vụ bán lẻ thì
tăng liên tục.
Bảng 2.2 Chỉ số tăng giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng từ 1976
đến 1980 (năm trước = 100%)
ĐVT:%
Năm Tốc độ cả năm
1976 121,9
1977 118,6
1978 120,9
1979 119,4
1980 125,2
Nguồn: Niêm giám thống kê.
- Giai đoạn hai, từ năm 1981 đến năm 1988. Đây là thời kỳ mà khái niệm
lạm phát đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam nhưng chưa được thừa nhận trong các
văn kiện chính thức của Nhà nước ta. Nó chỉ được nhắc đến ở khía cạnh “ giá –
19
lương – tiền”. Đây là thời kỳ xuất hiện siêu lạm phát với 3 chữ số kéo dài trong 3
năm từ 1986 – 1988.
Bảng 2.3 Chỉ số tăng giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng từ 1981
đến 1988 (năm trước = 100%)
ĐVT: %
Năm Tốc độ cả năm
1981 169,6
1982 195,4
1983 149,5

1984 164,9
1985 191,6
1986 487,3
1987 301,3
1988 308,2
Nguồn: Niêm giám thống kê
- Giai đoạn ba, từ tháng 5/1988 đến năm 1991. Đây là giai đoạn mà lạm
phát được công nhận bằng nghị quyết số 11 của Ủy ban Trung ương ĐCSVN
về đấu tranh với lạm phát. Giai đoạn này rất nhiều các giải pháp chống lạm
phát đã được đưa ra nhưng chúng mới ở dạng thử nghiệm, còn chưa thu được
những kết quả như mong muốn. Thời kỳ này tỷ lệ lạm phát của Việt Nam
không còn ở mức 3 con số. Cụ thể là năm 1989 là 34,7%, năm 1990 là 67,5%,
năm 1991 là 67,6%.
20
- Giai đoạn thứ tư, từ năm 1991 đến năm 1999. Đây là thời kỳ mà
chống lạm phát được xem là mặt trận hàng đầu. Tỷ lệ lạm phát ở giai đoạn
này được ghi nhận là thấp nhất từ trước đó đến nay.
21

×