Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản đông lạnh của công ty tnhh chế biến thực phẩm đông đô – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.16 KB, 75 trang )

Lời cảm ơn
Để hoàn thành tốt luận v n tă ốt nghiệp này, tôi ã nhđ ận được sự giúp đỡ
của các cán bộ, các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông Nghiệp- Hà Nội;
thành viên, khách hàng của Công ty TNHH chế biến thực phẩm ông ô; bĐ Đ ạn bè
và gia ình.đ
Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Khoa kinh tế và
phát triển nông thôn- Trường Đại học Nông Nghiệp- Hà Nội ã tđ ạo iđ ều kiện về
mọi mặt giúp đỡ tôi hoàn thành luận v n.ă
Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới ban giám đốc, các phòng ban, nhân viên và
khách hàng của Công ty TNHH chế biến thực phẩm ông ô- Hà NĐ Đ ội ã dànhđ
tình cảm và tạo iđ ều kiện thuận lợi để tôi thực hiện nghiên cứu và hoàn
thành tốt đề tái.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. inh V n ãn ã Đ ă Đ đ định
hướng và chỉ dẫn tận tình để tôi hoàn thành tốt luận v n tă ốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tập thể thầy cô giáo trong bộ môn Phát
triển nông thôn ã có nhđ ững óng góp ý, trao đ đổi hết sức bổ ích để tôi hoàn
thiện luận v n.ă
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia ình, bàn bè ã đ đ động viên và giúp đỡ
tôi hoàn thành luận v n.ă
Hà Nội, ngày 21 tháng05 n m 2008ă
Sinh viên
Phí Thị Chinh
1
i
DANH MỤC VIẾT TẮT
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
BQ Bình quân
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CĐ Cố định
LĐ Lưu động
ĐVT Đơn vị tính


NQ Nghị quyết
ĐCS Đảng cộng sản
QĐ Quyết định
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
KT- XH Kinh tế - Xã hội
VNĐ Việt Nam đồng
VSAT Vệ sinh an toàn
CNH- HĐH Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
C.Phi Châu Phi
C.Á Châu Á
C.ĐD Châu Đại Dương
C.Âu + Nga Châu Âu + Nga
NC Nguyên con
Tr.đ Triệu đồng
CK Cắt khoanh
2
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Dự báo tiêu thụ thuỷ sản trên thế giới đến 2010
Bảng 2: Tình hình lao động của Công ty trong 3 năm (2005- 2007)
Bảng 3: Tình hình vốn của Công ty
Bảng 4: Tình hình cung ứng và tiêu thụ của Công ty
Bảng 5: Kết quả tiêu thụ trên các kênh phân phối qua 3 năm (2005- 2007)
Bảng 6: Mức tiêu thụ của các trung gian qua các kênh trên các thị trường mục tiêu 2007
Bảng 7: Khách hàng thường xuyên và không thường xuyên của Công ty
Bảng 8: Biến động thị trường sản phẩm của Công ty đối với khách hàng lâu năm (Hà Nội, Hưng
Yên, Hà Tây, Hải Phòng) qua ba năm
Bảng 9: Biến động thị trường sản phẩm của Công ty đối với khách hàng mới (Bắc Ninh, Bắc Giang,
Hải Dương, Thanh Hoa, Nghệ An)
Bảng 10: Thị phần và số lượng đại lý của các Công ty

Bảng 11: Đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty
Bảng 12: Kết quả tiêu thụ của các hãng khác (Lộc Việt và APT)
Bảng 13: Uy tín sản phẩm của Công ty Đông Đô so với một số Công ty khác
Bảng 14a: Giá và lượng các sản phẩm được chế biến từ cá
Bảng 14b: Giá và sản lượng các cỡ tôm thương hiệu Đôi Đũa Vàng
Bảng 14c: Giá và sản lượng các loại nem thương hiệu Đôi Đũa Vàng
Bảng 14d: Giá và sản lượng các sản phẩm từ mực của thương hiệu Đông Đô
Bảng 14e: Giá và sản lượng một số sản phẩm khác thương hiệu Đôi Đũa Vàng
Bảng 15: Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản
Bảng 16: Sự biến động của nguyên liệu sản xuất chính
Bảng 17: Danh mục một số hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thuỷ
sản
Bảng 18: Lượng tiêu thu theo quý của ba năm (2005- 2007)
Bảng 19: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm
Bảng 20: Dự báo về thị phần và số lượng đại lý của Công ty
Bảng 21: Đào tạo nguồn nhân lực qua ba năm
Bảng 22: Giá và lượng một số sản phẩm mới của Công ty quý II năm 2008
3
ii
iii
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách: Giáo trình Thuỷ sản, 2005, NXB Tp. Hồ Chí Minh
2. Sách: Xuất khẩu Thuỷ sản, 2005, NXB Tp. Hồ Chí Minh
4. Sách: Giáo trình thuỷ sản, 2004, NXB Nha Trang
3. Hoàng Ngọc Bích, Marketing nông nghiệp, 2004
4. Nguyễn Văn Luật, Luận văn tốt nghiệp Đại học, 2006
5. Nguyễn Thị Dư, Luận văn tốt nghiệp Đại học, 2002
6. Một chương trình hướng dẫn từng bước cách khởi sự doanh nghiệp thành công: Sách bài tập
“Lập kế hoạch kinh doanh” Khởi sự doanh nghiệp 1, 2, 3; ILO.
7. Phân tích tình hình tiêu thụ, Kinh tế Quốc Dân, 2005

8. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà
Nội.
9. Phòng Kế toán, Kinh doanh (2007) của Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô.
11. Niên giám thống kế 2006, NXB Thống kê.
12. Tiêu thụ thịt lợn giảm 20% tại Việt Nam, Sức tiêu thụ thuỷ sản cá, tôm tăng 50%, Thông tấn xã
Việt Nam.
13. Báo Thuỷ sản, 2007- 2008; Tình hình xuất khẩu ở Việt Nam 2007.
4
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Dự báo tiêu thụ thuỷ sản trên thế giới đến 2010. .Error: Reference source not found
Bảng 2: Tình hình lao động của Công ty trong 3 năm (2005- 2007)Error: Reference source not
found
Bảng 3: Tình hình vốn của Công ty Error: Reference source not found
Bảng 4: Tình hình cung ứng và tiêu thụ của Công ty Error: Reference source not found
Bảng 6: Mức tiêu thụ của các trung gian qua các kênh trên các thị trường mục
Bảng 5: Kết quả tiêu thụ trên các kênh phân phối qua 3 năm (2005- 2007)Error: Reference source
not found
Bảng 7: Khách hàng thường xuyên và không thường xuyên của Công tyError: Reference source not
found
Bảng 8: Biến động thị trường sản phẩm của Công ty đối với khách hàng lâu
Bảng 9: Biến động thị trường sản phẩm của Công ty đối với khách hàng mới
năm (Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Hải Phòng) qua ba nămError: Reference source not found
Bảng 10: Thị phần và số lượng đại lý của các Công ty Error: Reference source not found
Bảng 11: Đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của công tyError: Reference source not found
Bảng 12: Kết quả tiêu thụ của các hãng khác (Lộc Việt và APT)Error: Reference source not found
Bảng 13: Uy tín sản phẩm của Công ty Đông Đô so với một số Công ty khácError: Reference source not
found
Bảng 14a: Giá và lượng các sản phẩm được chế biến từ cáError: Reference source not found
Bảng 14b: Giá và sản lượng các cỡ tôm Error: Reference source not found

Bảng 14c: Giá và sản lượng các loại nem Error: Reference source not found
Bảng 14e: Giá và sản lượng một số sản phẩm khác Error: Reference source not found
Bảng 14d: Giá và sản lượng các sản phẩm từ mực Error: Reference source not found
Bảng 15: Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh
doanh thuỷ sản Error: Reference source not found
Bảng 16: Sự biến động của nguyên liệu sản xuất chính Error: Reference source not found
Bảng 17: Danh mục một số hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản
xuất kinh doanh thuỷ sản Error: Reference source not found
Bảng 18: Lượng tiêu thu theo quý của ba năm (2005- 2007)Error: Reference source not found
Bảng 19: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua ba nămError: Reference source not found
Bảng 20: Dự báo về thị phần và số lượng đại lý của Công tyError: Reference source not found
Bảng 21: Đào tạo nguồn nhân lực qua ba năm Error: Reference source not found
Bảng 22: Giá và lượng một số sản phẩm mới của Công ty quý II năm 2008Error: Reference source
not found
5
iv
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuỷ sản Việt Nam là ngành sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế đất nước. Quy mô của ngành nuôi trồng thuỷ sản ngày càng mở rộng và đóng góp
không ngừng tăng lên cho nền kinh tế quốc dân. Từ cuối thập kỉ 80 đến nay, tốc độ tăng trưởng
GDP của ngành thuỷ sản cao hơn các ngành kinh tế khác cả về trị số tuyệt đối và tương đối của
nông nghiệp.
Dân số nước ta hiện nay trên 80 triệu người, là dân số trẻ vừa là nguồn lao động, vừa là thị
trường tiêu thụ lớn và tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuỷ sản trong
nước.Với nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng về thuỷ sản của người tiêu dùng. Thuỷ
sản được sơ chế và chế biến sẵn mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng quanh năm của người tiêu dùng,
điều hoà thị trường tiêu thị giữa vùng NTTS và vùng không NTTS.
Trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới, hiện nay sản phẩm thô không thể đáp ứng nhu

cầu của người tiêu dùng và cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài đặc biệt khi gia nhập WTO
năm 2007 với cam kết thuế nhập khẩu giảm trung bình mỗi năm từ 5- 10% và đến năm 2010 còn 0-
5%. Thị trường nông sản không chỉ có nguồn gốc trong nước, mà cả nước ngoài.
Tiêu thị thuỷ sản không chỉ đem lại lợi nhuận, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp kinh
doanh thuỷ sản mà nó còn ảnh hưởng tới nguồn thu nhập chính của người nông dân NTTS. Để ổn
định đời sống của người nông dân, nền KT- XH đất nước, với định hướng phát triển thị trường tiêu
thụ thuỷ sản từ nay đến 2020 của Đảng và chính phủ là: “Xây dựng cơ cấu thị trường và cơ cấu sản
phẩm ổn định, vừa có tính chất cạnh tranh cao, vừa chủ động đối phó với các rào cản thương mại
trong quá trình hội nhập. Nâng cao dần tiêu thụ trong nước gắn với phát triển thị trường thuỷ sản
nội địa. Phát triển mạnh mẽ và đổi mới dịch vụ hậu cần nghề cá”. [1]
Thuỷ sản là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều protein và có đủ các
axitamin, muối khoáng với các vi lượng quan trọng. Thuỷ sản sống ở biển có nhiều chất khoáng
hơn cá sống ở nước ngọt chính vì thế mà, nhu cầu tiêu dùng của người dân hiện nay về thuỷ hải sản
ngày nay càng tăng về chất lượng và số lượng. Cá thuộc loại thức ăn chóng hỏng do hàm lượng
nước tương đối cao trong cá. Cấu trúc mô của cá không chặt chẽ bằng thịt nên cá dễ bị ô nhiễm vi
sinh vật, dễ bị ươn và hư hỏng. Cá còn sống hoặc mới chết thì trong thịt cá chứa nhiều vi khuẩn,
nếu không ướp lạnh ngay thì cá bị ươn. Cá ượp lạnh thì vẫn giữ được thành phần các chất dinh
dưỡng, người ta còn bảo quản cá bằng cách ướp muối, phơi khô hoặc xông khói. Nên hiện này, mức
tiêu thụ thuỷ sản không ngừng tăng qua các năm. Đi đôi với nó là xuất hiện nhiều nhà kinh doanh
thuỷ sản với hình thức sơ chế và chế biến, mẫu mã sản phẩm khác nhau để cạnh tranh nhau, khai
thác những thị trường tiềm năng để mở rộng quy mô tiêu thụ. Hiện nay, các tỉnh lân cận Hà Nội
đang là mục tiêu của các doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản, thị phần trên các tỉnh này còn thấp. Bởi
6
đây là mặt hàng có giá bán tương đối cao phù hợp với người có thu nhập cao , chủ yếu được bán tại
các siêu thị và khách sạn. Thị trường tiêu thụ ở các huyện của tỉnh lẻ chủ yếu là thuỷ sản tươi và
khô, chưa có thuỷ sản đông lạnh. Kênh tiêu thụ sản phẩm đông lạnh chủ yếu qua một cấp trung gian
là đến người tiêu dùng, chiếm tới 70- 80%, còn lại là tiêu thụ trực tiếp.
Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô có mức tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất phía Bắc,
Công ty đang khai thác dần thị trường các tỉnh lẻ lân cận Hà Nội. Mức tiêu thụ hàng năm của Công
ty không ngừng tăng lên về số lượng. Đặc biệt, để cạnh tranh được sản phẩm của mình trên thị

trường Công ty chú trọng đến chất lượng, mẫu mã và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng người tiêu
dùng. Từ đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu
thụ sản phẩm thuỷ sản đông lạnh của Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô – Hà Nội”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nhằm đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản
phẩm thuỷ hải sản đông lạnh của Công ty TNHH chế biến Thực phẩm Đông Đô – Hà Nội.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hoàn thiện hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản
đông lạnh.
- Tìm hiểu thực trạng và phân tích nguyên nhân ảnh hưởng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản đông
lạnh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản đông lạnh
của Công ty chế biến thực phẩm Đông Đô.
1.3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Kênh phân phối, các khách hàng của Công ty, các doanh nghiệp cùng bán sản phẩm giống
Công ty, nghiên cứu người tiêu dùng, những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ của Công ty.
1.3.2 Nội dung nghiên cứu
Những vấn đề kinh tế trong tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản đông lạnh và những giải pháp mang
tính định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Số liệu phần thực trạng được thu thập và xử lý trong 3 năm 2005- 2007, phần
định hướng và giải pháp đề xuất cho những năm tiếp theo. Đề tài được nghiên cứu trong thời gian
từ ngày 10/01/2008 đến ngày 23/05/2008.
- Không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô trên địa
bàn Hà Nội.
7
PHẦN II:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Cơ sở lý luận về thị trường tiêu thụ thuỷ hải sản đông lạnh
2.1.1.1 Khái niệm về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm
- Người ta cho rằng sản phẩm có thể là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác nhau
như thương phẩm, công nghệ học, thẩm mỹ học, theo các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này, sản
phẩm có phạm vi nghiên cứu rất rộng tuỳ những mục tiêu nghiên cứu.
Với quan điểm cổ điển: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý hoá học, sinh học có thể rất
quan trọng được tập hợp trong một hình thức đồng nhất là vật mang giá trị sử dụng. Khi mục tiêu
sản xuất là hàng hoá thì sản phẩm chứa các thuộc tính của hàng hoá, đó là sự thống nhất của hai
thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng, nghĩa là sản phẩm hàng hoá không chỉ là sự tổng hợp đặc tính
hoá sinh, lý hoá học, đặc tính sử dụng mà còn là vật mang giá trị trao đổi hay giá trị.
Theo quan điểm của marketing: Sản phẩm phải gắn liền với nhu cầu của người tiêu dùng
nên nó được xem như một khái niệm có hệ thống bao gốm những yếu tố chính như sau:
Yếu tố vật chất: Gồm những đặc tính vật lý, hoá học của sản phẩm kể cả những đặc tính vật
lý, hoá học của bao gói.
Yếu tố phi vật chất: Gồm công cụ sản phẩm, cách sử dụng, tên gọi, biểu tượng, cách nhận
biết sản phẩm, mức độ thoả dụng của sản phẩm đối với nhu cầu của khách hàng mà những nỗ lực
của Marketing phải hướng tới.
Từ những khái niệm trên có thể nói sản phẩm thuỷ sản đông lạnh là kết quả của quá trình
đầu tư sau một chu kỳ sản xuất để tạo ra các sản phẩm mang một đặc trưng riêng đáp ứng nhu cầu
của thị trường.
- Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, qua giai đoạn này người
sản xuất mới đánh giá được kết quả sản xuất kinh doanh cuả mình. Do đó, hoạt động tiêu thụ có ý
nghĩa quan trọng đối với bất kì người sản xuất kinh doanh khi tham gia vào thị trường, đây cũng là
cơ sở để người sản xuất đưa ra giải pháp khắc phục và định hướng cho phát triển của mình. Có thể
hiểu hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: Là một quá trình kinh tế gồm nhiều khâu, nó có quan hệ mật thiết với
nhau như nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất.
Theo nghĩa hẹp: Là việc chuyển quyền sở hửu sản phẩm cho khách hàng (người mua) và thu
được tiền từ hoạt động này. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử

dụng của hàng hoá để thoả mãn lợi ích của người sản xuất cũng như thoả mãn nhu cầu sử dụng
hàng hoá của khách hàng.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói chung được cấu thành bởi các yếu tố sau:
8
Các chủ thể kinh tế tham gia: Người mua và người bán
Đối tượng đem trao đổi: Là sản phẩm hàng hoá
Thị trường: Là nơi diễn ra trao đổi hàng hoá giữa người mua và người bán.
2.1.1.2 Đặc điểm của thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản đông lạnh
a- Các loại sản phẩm thuỷ sản trên thị trường
Thuỷ sản nước ta hiện nay chủ yếu cung cấp ra thị trường hai sản phẩm chính: Một là, thuỷ
sản giống phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản; hai là, thuỷ sản bán cho các cơ sở chế biến sau đó bán ra
thị trường và cho người tiêu dùng cuối cùng. Trong giới hạn của đề tài chúng tôi nghiên cứu tiêu
thụ loại sản phẩm chế biến.
- Sản phẩm đánh bắt và sơ chế qua: Đây là sản phẩm thuỷ sản mà người tiêu dùng thường mua
tại các chợ. Trong sinh hoạt hàng ngày của con người thì tỷ lệ này chiếm tới 50- 60%. Các sản
phẩm này không thể để được lâu mà phải được bán hết trong ngày.
- Sản phẩm đánh bắt và được chế biến: Các sản phẩm được chế biến từ thuỷ sản bán trên thị
trường là: nem, tôm thịt tươi, tôm thịt hấp, cá thu kho tiêu,…các sản phẩm này phải được bảo quản
nhiệt độ từ -10
0
C đến -8
0
C thì để được khoảng mấy tháng.
b- Các kênh tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản
* Khái niệm kênh phân phối:
Là một tập hợp gồm nhiều thành phần (có thể là một công ty, một doanh nghiệp hay cá
nhân) tự gánh vác việc giúp đỡ chuyển giao cho ai đó quyền sở hữu đối với một loại hàng hoá cụ
thể hay một dịch vụ nào đó trên con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
* Chức năng của kênh:
Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá dịch vụ được lưu thông từ nhà sản xuất đến

người tiêu dùng, nhờ đó mà khắc phục được khoảng cách dài về thời gian, địa điểm và chuyển sở
hữu giữa các hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn sở hữu chúng. Các thành viên trong
kênh phân phối thực hiện một số chức năng sau:
- Nghiên cứu thu thập những nguồn thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo mọi thuận lợi
cho việc trao đổi hàng hoá.
- Kích thích tiêu thụ: Soạn thảo và truyền bá những thông tin cần thiết về hàng hoá nhằm
tăng cường sự hiểu biết người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hoá.
- Thiết lập các mối quan hệ: Kênh phân phối có nhiệm vụ thiết lập các mối quan hệ với
những khách hàng tiềm ẩn, cố gắng thiết lập các mối quan hệ mới, tìm kiếm thị trường mới.
- Hoàn thiện hàng hoá: Chức năng này được trung tâm thực hiện. Giới trung gian luôn có xu
hướng hoàn thiện hàng hoá, làm cho hàng hoá đáp ứng được những nhu cầu của người mua như:
đóng gói, bao bì, chế biến, phân loại,….
- Tiếp xúc với người mua: Tiến hành việc thoả thuận với nhau về giá cả và những điều kiện
khác để thực hiện bước tiếp theo là chuyển giao sở hữu hay quyền sử dụng cho người khác.
9
- Tổ chức lưu thông hàng hoá, vận chuyển và bảo quản dự trữ hàng hoá.
- Bảo đảm kinh phí: Các thành phân trong kênh phải tìm kiếm và sử dụng nguồn vốn để bảo
đảm bù đắp các chi phí hoạt động của kênh.
- Chấp nhận rủi ro: Mỗi một thành viên trong kênh phân phối đều có trách nhiệm hạn chế rủi
ro và chấp nhận chia sẻ rủi ro trong quá trình hoạt động của kênh.
Việc thực hiện 5 chức năng đầu tiên hỗ trợ cho việc tìm kiếm và ký kết các hợp đồng tiêu
thụ sản phẩm, còn 3 chức năng sau hỗ trợ cho việc thực hiện và hoàn tất các thương vụ đã được ký
kết.
Các tổ chức, cá nhân tham gia vào kênh tiêu thụ với những cách thức liên kết khác nhau hình thành
nên những cấu trúc kênh khác nhau. Cấu trúc kênh được xác định qua chiều dài và bề rộng của hệ
thống kênh. Do đó, các kênh phân phối của sản phẩm thuỷ sản được thể hiện qua sơ đồ 1.
+ Kênh phân phối trực tiếp: đây là kênh mà người NTTS đem bán thuỷ sản cho người tiêu
dùng, mà không qua một trung gian nào. Đặc điểm của kênh này là người NTTS chỉ bán với số
lượng ít,chủ yếu bán trong địa bàn.
Sơ đồ 1: Kênh phân phối thuỷ sản trên thị trường

Kênh I Kênh II Kênh III Kênh IV Kênh V Kênh VI
10
Hộ chế sơ chế, chế biến
Người thu
gom
Người bán
buôn
Người bán lẻ
Doanh nghiệp
chế biến
Người tiêu dùng trong nước
Thị
trường
nước
ngoài
Đại lý,
siêu thị
Người
bán lẻ
Hộ
NTTS
Hộ
NTTS
Hộ
NTTS
Hộ
NTTS
Hộ
NTTS
Hộ

NTTS
+ Kênh 1 cấp: Bao gồm một người trung gian gần nhất với người tiêu dùng cuối cùng. Trên
thị trường tiêu dùng người trung gian này thường là người bán lẻ, các siêu thị.
+ Kênh 2 cấp: Bao gồm 2 người trung gian trên thị trường tiêu dùng. Thành phân trung gian
này có thể là nhà buôn hoặc nhà bán lẻ. Quy mô sản phẩm hàng hoá lớn, tập trung, thị trường hàng
hoá phong phú, các doanh nghiệp không có đủ điều kiện để thực hiện các kênh phân phối ngắn.
+ Kênh 3 cấp: Bao gồm 3 người trung gian. Thông thường các sản phẩm để bảo quản, sản
phẩm chế biến, qua sơ chế,… được phân phối theo loại kênh này.
+ Kênh 4 cấp: gồm 4 người trung gian. Các sản phẩm bán ra được bảo quản, chế biến, qua
sơ chế,…. được phân phối theo loại kênh này.
2.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có thể khái
quát thành hai nhóm nhân tố chủ yếu:
Những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp (nhân tố nội tại) như: Chất lượng sản phẩm,
giá cả hàng hoá, các phương thức phục vụ tiêu thụ, uy tín doanh nghiệp,…Tất cả được biểu ở chiến
lược sản phẩm, chiến lựơc giá, chiến lược khuyếch trương của doanh nghiệp. Những nhân tố này
doanh nghiệp có thể khắc phục được một cách chủ động hay thay đổi để có chiến lược kinh doanh
phù hợp hơn.
Những nhân tố không thuộc bản thân doanh nghiệp (nhân tố bên ngoài) như: Thị trường tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp, chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước,….Những nhân tố này
doanh nghiệp khó có thể chủ động trong công việc khắc phục hay thay đổi nó mà phải tìm cách
thích ứng với nó để tồn tại và phát triển.
2.1.2.1 Nhân tố nội tại
Có thể xem xét các nguyên nhân cơ bản sau đây:
* Khâu dự trữ và sản xuất sản phẩm hàng hoá
Kế hoạch tổ chức sản xuất rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp, để ra được kế hoạch sản xuất thì doanh nghiệp phải dự đoán được tình hình
Khối lượng sản
phẩm hàng hoá
tiêu thụ trong kỳ

=
Khối lượng sản
phẩm hàng hoá
dự trữ đầu kỳ
+
Khối lượng sản
phẩm hàng hoá
sản xuất (thu
mua) trong kỳ
-
Khối lượng sản
phẩm hàng hoá
dự trữ cuối kỳ
11
thị trường hiện tạivà tương lai cũng như trong ngắn hạn và dài hạn. Đây cũng là cơ sở để có kế
hoạch tiêu thụ và dự trữ sản phẩm.
* Chất lượng, chủng loại và uy tín của sản phẩm
Chất lượng của sản phẩm là tổng hợp những tính chất của sản phẩm hàng hoá, xác định
thích ứng của nó để sử dụng nó theo công dụng có tính đến các chi phí xã hội cần thiết để tạo ra và
vận hành sản phẩm đó. Chất lượng sản phẩm hàng hoá thể hiện mặt chất của sản phẩm là quá trình
tạo ra những vật dụng có ích, nó gắn với giá trị sử dụng và có liên quan đến nhu cầu cá nhân của
mọi tầng lớp nhân dân.
Trong cơ chế thị trường, vấn đề chất lượng sản phẩm được các doanh nghiệp đưa lên hàng
đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tiêu thụ, lợi nhuận hay ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Để chất lượng sản phẩm được tốt cần nghiên cứu và thực hiện các
chính sách sản phẩm của doanh nghiệp. Chiến lược sản phẩm rất quan trọng trong chiến lược
marketing và nó là vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh. Thực hiện chiến lược sản phẩm của doanh
nghiệp sẽ đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Để thấy
rõ ảnh hưởng của chiến lược sản phẩm ta cần đề cập tới một số vấn đề sau:
Vấn đề chủng loại và đổi mới chủng loại: Ở các doanh nghiệp phát triển thì hiếm thấy doanh

nghiệp chỉ có sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm duy nhất vì như vậy, độ rủi ro sẽ cao do thị
trường luôn biến đổi và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi theo thời gian, không gian, giới tính,
thu nhập,.… Đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro và hướng tới chiếm lĩnh thị
trường tiềm năng.
Vấn đề hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm ứng với nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng bắt buộc các nhà sản xuất phải hoàn thiện cấu trúc, kỹ thuật,… không
những thế, người tiêu dùng hiện nay rất quan tâm đến hình thức sản phẩm do trên bao bì phải nói
nên được ngày sản xuất, hạn sử dụng, nơi sản xuất, hãng, công dụng sản phẩm,…là căn cứ để xác
minh một phần độ tin tưởng cho sử dụng. Vì vậy, bao gói, nhãn mác, kiểu dáng cũng có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh khả năng tiêu thụ.
Uy tín của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Doanh
nghiệp có thể tự nâng cao uy tín của mình bằng cách đặt ra một số yêu cầu sau: Chất lượng sản
phẩm cao, giá cả tương đối ổn định, luôn đủ lượng hàng cung cấp và thực hiện tồt các dịch vụ trước
và sau khi bán.
* Giá cả sản phẩm
Hiện nay, trên thị trường, giá cả có vai trò quan trọng, hàng hoá sẽ không tiêu thụ được nếu
không được người tiêu dùng chấp nhận. Người tiêu dùng luôn quan tâm đến giá cả hàng hóa và coi
đó như là một chỉ dẫn về chất lượng và một số chỉ tiêu khác về hàng hoá. Do vậy, xác định chiến
lược giá cả có vai trò quan trọng của một chu kì sản phẩm và là vấn đề sống còn đối với bất kỳ một
doanh nghiệp nào.
12
Khi giá bán một sản phẩm nào đó tăng từ P3 đến P2 (P1) thì lượng tiêu dùng giảm tương
ứng từ Q3 đến Q2 (Q1) do người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế hoặc mức thu nhập không
đáp ứng đủ cho tiêu dùng hàng hoá đó lại có nhiều thành phần tham gia vào sản xuất kinh doanh.
Ngược lại, nếu giá giảm thì mức tiêu dùng của người dân lại tăng lên.
Giá cả của một hàng hóa hay dịch vụ nào đó được chi phối bởi 3 yếu tố:
+ Giá thành
+ Nhu cầu
+ Sự canh tranh.
Chính sách giá của một doanh nghiệp không phụ thuộc hoàn toàn vào những phân tích marketing

mà nó được quyết định dựa trên tổng quát của doanh nghiệp bao gồm các khía cạnh kỹ thuật, tài
chính, nhân sự.
Sơ đồ 2: Sự thay đổi của giá ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ

Nếu doanh nghiệp chủ trương thống lĩnh thị trường bằng chi phí, họ sẽ tìm cách tăng tối đa
khối lượng hàng bán được với chính sách giá hạ. Ngược lại, nếu doanh nghiệp áp dụng chiến lược
phân biệt giá, họ sẽ tìm cách làm cho người mua phải trả giá mua cao hơn cho sự khác biệt mà sản
phẩm đem lại. Cách ấn định giá của các sản phẩm mới là một phần trong chiến lược tổng quát nhằm
tạo ra hay duy trì một lợi thế cạnh tranh.
Trong thực tế, cạnh tranh bằng việc sử dụng chiến lược giá cả được coi là biện pháp nghèo
nàn nhất vì khi gặp đối thủ có tiềm lực lớn thì cạnh tranh bằng giá cả sẽ không phát huy tác dụng.
Trong nhiều trường hợp, sự cạnh tranh này chỉ đưa đến việc giảm bớt lợi nhuận của những người
bán và đem lại lợi ích cho phía người mua. Tuy nhiên cạnh tranh bằng chiến lựơc giá cả có thể áp
dụng thành công và có ưu thế trong việc xâm nhập thị trường mới.
Đối với thị trường Việt Nam, thu nhập của người dân chưa cao đồng thời trong những năm gần
đây giá cả hàng hoá liên tục tăng nên cạnh tranh bằng chiến lựơc giá cả vẫn đựơc coi là vũ khí lợi hại
đối với các doanh nghiệp.
* Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp
P1
P2
P3
P
D
QQ3Q2Q1
o
Q: Lượng tiêu
thụ
P: Giá bán
13
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều cách, nhiều

phương thức khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán ra và vận động từ các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng.
Trong quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp thường dùng hai phương pháp tiêu thụ chủ yếu:
- Tiêu thụ trực tiếp: Là hình thức người sản xuất bán sản phẩm của cho người tiêu dùng mà
không qua trung gian.
- Tiêu thụ gián tiếp: Là hình thức người sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu
dùng cuối cùng thông qua các trung gian như người bán buôn, người bán lẻ, đại lý,….
Phương thức tiêu thụ đi đôi vứa phương thức thanh toán. Do đó nó ảnh hưởng tới vòng quay
của vốn trong sản xuất kinh doanh. Trong đó, quảng cáo, chính sách hỗ trợ cho khách hàng khi mua
cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2.3 Nhân tố ngoài doanh nghiệp
* Khách hàng
Người tiêu dùng là người mua sắm hàng hoá để phục vụ cho nhu cầu cá nhân, gia đình hoặc
một nhóm người. Do có sự khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn hoá và sở thích
đã tạo nên sự đa dạng vế nhu cầu và mong muốn của họ trong việc mua sắm và sử dụng hàng hoá.
Trong tất cả các yếu tố cấu thành nên hành vi mua, yếu tố thu nhập quyết định nhiều nhất. Nếu thu
nhập tăng lên thì tiêu dùng tăng lên và ngược lại.
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, khách hàng có thể coi đó là
bà hoàng của sản xuất kinh doanh, khách hàng là thượng đế. Vì vậy, nếu không tiêu thụ được sản
phẩm thì không thể có quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Vậy, khách hàng có thể tác động đến
quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp dưới góc độ nào? Khách hàng có thể tác
động đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp dưới góc độ sau đây:
- Nhu cầu: (tự nhiên hay mong muốn). Sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp trên
thị trường đã đáp ứng được những đối tượng khách hàng (người tiêu dùng) nào? Và đây là nhu cầu
tự nhiên hay mong muốn.
- Mức thu nhập: đây là một yếu tố hết sức quan trọng. Bởi vì sự thoả mãn nhu cầu là hoàn
toàn phụ thuộc vào mức thu nhập.
- Phong tục tập quán, thói quen của người tiêu dùng: Sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp
cung cấp trên thị trường có thể không phù hợp với đối tượng người tiêu dùng ở địa phương này,
vùng này nhưng lại đáp ứng phù hợp nhu cầu tiêu dùng của người vùng kia, địa phương khác.

Trong ba yếu tố trên, mức thu nhập là yếu tố có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự thoả
mãn nhu cầu hàng hoá. Nhu cầu chỉ tăng lên khi thu nhập tăng lên.
* Cạnh tranh
Trước sức ép cạnh tranh, doanh nghiệp có thể dùng biện pháp đương
đầu nếu đủ mạnh hay né tránh nếu không thể chống trọi được. Để giành thắng lợi trước đối thủ cạnh
tranh, doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm bắt các thông tin về họ. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào
số lượng doanh nghiệp tham gia vào sản xuất mặt hàng đó, mức độ tăng trưởng của ngành, mức độ
14
đa dạng hoá sản phẩm, cơ cấu chi phí. Với mong muốn chủ doanh nghiệp là bảo vệ thị phần của
mình trên thị trường, các doanh nghiệp phải nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của mình, của đối
thủ cạnh tranh và các thủ pháp của họ để đưa ra các đối sách phù hợp cho sự phát triển của doanh
nghiệp mình.
Tuy nhiên, cạnh tranh có cả lợi và hại cho doanh nghiệp trong quá trình tiêu thụ. Thông qua
cạnh tranh doanh nghiệp có thể bổ sung phần khiếm khuyết của mình, hiểu rõ sản phẩm của đối thủ
để hoàn thiện sản phẩm của mình, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng tiềm năng. Từ đó, có chiến lược
cho sản xuất và nâng cao sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng đồng thời đứng vững và giành thị
phần để tồn tại và phát triển hơn nữa. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị giảm đi thị phần hay mức tiêu
thụ, tăng thêm tính rủi ro trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
* Chính sách của Nhà nước
Với công cụ để quản lý nền kinh tế có sự tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất và tiêu
thụ hàng hoá. Nhà nước sử dụng các chính sách của mình để điều tiết nền kinh tế với các tác động
hạn chế hoặc thúc đẩy quá trình sản xuất hay tiêu thụ, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của nền
kinh tế đất nước. Các chính sách đó nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp buộc doanh nghiệp
nắm rõ để thích ứng. Mỗi chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ cũng ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp như: chính sách tiền
lương, chính sách về trợ giá, chính sách về xuất nhập khẩu,….
2.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
* Các chỉ tiêu mức độ tiêu thụ
Sản phẩm tiêu thụ trong năm
SL

TT
= S
TĐK
+ S
SX
- S
TCK
Từ công thức trên ta tính được lượng hàng hoá tốn kho
SL
TKC
= SL
TĐK
+ SL
SX
- SL
TT
Trong đó: SL
TT
: Số lượng tiêu thụ
SL
TĐK
: Số lượng tồn kho đầu năm
SL
SX
: Số lượng sản xuất trong năm
SL
TCK
: Số lượng tồn kho cuối năm
Số lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất để tiêu thụ có thể biểu hiện dưới hình thức giá trị, nó
phản ánh bằng tiền của khối lượng sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp bán ra ngoài phạm vi của

mình trong năm.
Chỉ tiêu này xác định sau khi đã xuất kho để bán và doanh nghiệp nhận được tiền, giấy báo
của ngân hàng. Để tính toán chỉ tiêu này, doanh nghiệp sản xuất thường giá bán buôn, còn doanh
nghiệp thương mại thường dùng giá bán thực tế trên thị trường.
Giá trị hàng hoá thực hiện được xác định theo công thức:
TR
T
=
.Qi Pi

(i = 1

n)
15
Trong đó: TR
T
: Giá trị hàng hoá
Q
i
: Lượng hàng hoá tiêu thụ được
P
i
: Giá bán của hàng hoá i
Hệ số này càng gần 1 thì quá trình tiêu thụ càng có hiệu quả
* Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm
Tỷ suất lợi nhất (%) = Lợi nhuận
Doanh thu
Hệ số sử dụng vốn CĐ
(lần)
= Giá trị tổng sản lượng

Vốn lưu động bình quân
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Tình hình tiêu thụ thuỷ sản trên thế giới
Năm 2006 so 2005, mức tiêu thụ thuỷ sản nguyên liệu, tươi, rã đông và thuỷ sản nước ngọt
đều tăng, nhất là cá hồi nước ngọt (11%), cá hồi biển (20%), trong khi đó tiêu thụ cá chình giảm
10,6%. Tiêu thụ vẹm tăng khoảng 5%, bạch tuộc trên 7% và mực ống 13%.
Nhìn chung tiêu thụ thuỷ sản năm 2006 ổn định so với năm 2004. Riêng thuỷ sản có vỏ
giảm khoảng 5%, chủ yếu do giảm tiêu thụ tôm (-3,4%) và tôm càng (-26,8%). Tiêu thụ các sản
Hệ số tiêu thụ
(lần)
= Khối lượng tiêu thụ thức tế trong năm
Khối lượng sản phẩm cần tiêu thụ trong năm
Tỷ suất sinh lời (lần) = Lợi nhuận
Vốn LĐ bình quân
Cơ cấu sản
phẩm (%)
= Tổng sản lượng tiêu thụ của một loại sản phẩm
Tổng sản lượng tiêu thụ của tất cả các sản phẩm
Thị phần sản
phẩm (%)
= Tổng sản lượng tiêu thụ của hãng trên thị trường
Tổng sản lượng tiêu thụ trên thị trường
16
phẩm đông lạnh chế biến sẵn tăng 7%, chủ yếu mặt hàng cá philê và cá thanh, cá ngừ đồ hộp tăng
trên 6%, cá ngừ xông khói tăng trên 11%.
Theo dự báo của Trung tâm Thuỷ sản Thế giới, đến năm 2020, các nước đang phát triển sẽ
chiếm tới 79% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới.Từ năm 1997 đến năm 2020, tiêu thụ thuỷ sản ở các
nước đang phát triển sẽ tăng từ 62,7 triệu tấn lên 98,6 triệu tấn (57%); trong khi các nước phát triển
chỉ tăng 4%, từ 28,1 triệu tấn lên 29,2 triệu tấn.
Các công trình nghiên cứu cũng dự báo đến 2020, do nghề khai thác thuỷ sản tự nhiên nay

đã hoạt động hết hoặc vượt công suất nên mức gia tăng trong cung cấp thuỷ sản sẽ chủ yếu trông
chờ vào mức tăng sản lượng NTTS trong hai thập kỷ tới sẽ tăng gấp đôi, từ 28,6 triệu tấn năm 1997
lên 53,6 triệu tấn năm 2020 để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Mức tiêu thụ thuỷ sản của thị trường Việt
Nam cũng sẽ tăng, đặc biệt là những hàng chế biến sẵn. Nếu năm 2010, mức tiêu thụ thuỷ sản là 26
kg/đầu người thì lượng tiêu thụ thuỷ sản trong nước năm 2010 sẽ là 2,18 triệu tấn.
Bảng 1: Dự báo tiêu thụ thuỷ sản trên thế giới đến 2010
ĐVT: Triệu tấn
Các nhu cầu C .Phi B. Mỹ
Caribê
N .Mỹ
C .Á
C. Âu+
Nga
C. ĐD
Toàn
TG
Tổng NC 8,735 9,047 19,180 91,310 20,589 86 149,615
Phi thực phẩm 0,736 1278 12,873 7,469 6,001 109 28,466
Thực phẩm 7,999 7,769 6,307 83,841 14,583 7,753 121,149
DS (tr.ng) 997 332 595 4.145 713 34 6.816
Mức tiêu thụ
đầu người (kg)
8,0 32,4 10,6 20,2 20,5 22,1 17,8
Nguồn: Dự báo thương mại thuỷ sản
2.2.2 Tình hình tiêu thụ thuỷ sản trong nước
Sản lượng thuỷ sản trong nước được cung ứng cho tiêu dùng trực tiếp trong nước (dân cư)
và làm nguyên liệu trực tiếp cho các cơ sở chế biến. Trong những năm vừa qua, tỷ lệ tiêu dùng trực
tiếp cho dân cư đang có xu hướng giảm xuống, ngược lại tiêu thụ của các cơ sở chế biến (từ các cơ
sở hộ đến các cơ sở công nghiệp) tăng lên. Nếu như năm 1998 tỷ lệ tiêu dùng trực tiếp của dân cư
chiếm 50,2% và tỷ lệ tiêu thụ của các cơ sở chế biến là 49,8% tổng sản lượng tiêu thụ, thì đến năm

2003 là 41,3% và 58,7% và đến năm 2006 là 37,3% và 62,7%. Sự suy giảm tỷ lệ tiêu thụ trực tiếp
không có nghĩa là tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người trong nước giảm xuống, mà chỉ có nghĩa là
thuỷ sản tăng thêm hàng năm được sử dụng nhiều hơn cho các cơ sở chế biến.
Hiện nay, ở nước ta, các nguồn cung cấp thuỷ sản cho tiêu dùng trực tiếp của dân cư bao
gồm: trực tiếp từ sản lượng đánh bắt và nuôi trồng, một phần từ các cơ sở chế biến trong nước và
một phần nhập khẩu. Nếu quy tất cả các loại thuỷ sản tiêu thụ trong nước thành thuỷ sản tươi sống,
thì mức tiêu thụ của dân cư Việt Nam tăng từ 1,77 triệu tấn (2003) lên 1,87 triệu tấn (2004), 1,91
17
triệu tấn (2005) và 2,02 triệu tấn (2006). Tương đương với mức tiêu thụ bình quân đầu người/năm
tăng từ 22 kg (2003) lên 23 kg (2004), 23,4 kg (2005) và 24,6 kg (2006). Mức tăng tiêu thụ thuỷ sản
của dân cư trong nước là kết quả tất yếu của quá trình tăng thu nhập bình quân đầu người và quá
trình gia tăng sản lượng thuỷ sản khai thác, nuôi trồng. [2]
Tuy nhiên nếu so sánh mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người của Việt Nam với nhiều
nước khác trong khu vực Đông Nam Á, thì mức tiêu thụ này của Việt Nam còn khá thấp. Chặng
hạn, năm 2000, mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam là 19 kg thì của Trung Quốc là
25,5 kg, của Thái Lan là 32,4 kg, Singapo là 32,5 kg, Philipin là 31 kg. Nhiều nước trong khu vực
coi chỉ tiêu về mức tiêu thụ trung bình thuỷ sản bình quân đầu người hàng năm là mục tiêu quan trọng
trong chương trình an ninh lương thực và cải thiện chế độ dinh dưỡng cho dân tộc. Chính vì vậy, sản xuất
thuỷ sản của các nước này chủ yếu là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, sau mới đến xuất khẩu. Nếu sản
xuất chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước thì cấn phải nhập khẩu.
Những đặc điểm chủ yếu trong tiêu thụ và tiêu dùng thuỷ sản của người tiêu dùng Việt Nam
hiện nay là:
Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng các món ăn thuỷ sản, chiếm khoảng 80%
dân số. Nếu xét về cơ cấu tiêu thụ protein, khoảng 70% số người có khối lượng tiêu thụ thuỷ sản
chiếm trên 50% trong tổng khối lượng tiêu thụ các loại thịt và thuỷ sản.
Thuỷ sản tươi sống được người tiêu dùng ưa chuộng hơn thuỷ sản khô. Các sản phẩm đóng
hộp ít được tiêu thụ, đặc biệt ở nông thôn người tiêu dùng không quan tâm đến sản phẩm này.
Người tiêu dùng ở thành thị quan tâm đến chất lượng thuỷ sản nhiều nhất, sau đó đến giá cả.
Còn ở nông thôn người tiêu dùng trước tiên quan tâm
đến giá cả, sau đó đến chất lượng.

Kích cỡ của sản phẩm cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong tiêu
thụ của các hộ gia đình. Thông thường, nếu trọng lượng thuỷ sản (cả con, hay đóng gói) khoảng
dưới 1 kg dễ bán hơn.
Số tiền chi cho mua thuỷ sản của một hộ ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Người tiêu dùng
có thể mua thuỷ sản từ nhiều nhà cung cấp. Các hộ gia đình chủ yếu mua thuỷ sản tại các điểm bán
lẻ. Các cơ sở tiêu dùng lớn (nhà hàng, nhà ăn, nhà hàng bình dân, …) sử dụng dịch vụ giao sản
phẩm tại nhà chiếm 1/2 khối lượng thuỷ sản mua kể cả từ bán buôn và bán lẻ.
2.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.3.1 Chính sách của chính phủ đối với tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản
Các tổ chức quốc tế, khu vực, tổ chức phi chính phủ: Việc hợp tác với các tổ chức bắt đầu
từ những năm 1980 thông qua việc thực hiện các dự án viện trợ kỹ thuật đã tạo điều kiện bước đầu
cho ngành thuỷ sản Việt Nam phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng và sản lượng, đẩy mạnh xuất
khẩu thuỷ sản. Nhiều dự án trọng điểm được triển khai trong lĩnh vực NTTS nước ngọt, sản xuất
rau câu, bảo vệ môi trường NTTS ven biển, cơ điện lạnh, tăng cường năng lực điều phối các nguồn
tài trợ,… đã góp phần đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Hiện nay,
18
Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức nghề cá thế giới như FAO với vị trí ngày càng
được nâng cao.
Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 25/5/1996 về vay vốn dài hạn với lãi suất ưu
đãi đối với ngành thuỷ sản.
Chương trình phát triển NTTS thời kỳ 1999 đến 2010 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt
tại QĐ số 224/1999/ QĐ- TTg ngày 8/12/1999. Với các mục tiêu: tạo nguồn nguyên liệu, tạo việc
làm, cung cấp đầu vào,….
Quan điểm định hướng phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2020: xây dựng thuỷ sản thành
ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần NQ Đại hội IX ĐCS Việt Nam, coi mở rộng thị trường trong
và ngoài nước là mũi nhọn trong nhiều năm tới, phát huy rộng rãi sự tham gia của các thành phần
kinh tế, chủ động hội nhập Quốc tế và khu vực Đông Nam Á.
Chỉ thị 07/2002/CT- TTg ngày 25/2/2002 về việc tăng cường quản lý việc sử dụng kháng
sinh, hoá chất trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản.
2.3.2 Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài trên địa bàn Hà Nội

Những năm qua có nhiều nghiên cứu về tiêu thụ thuỷ sản trên địa bàn Hà Nội. Một số những
nghiên cứu có liên quan là:
Các bài thời báo kinh tế, tin tức, thời sự, thị trường thuỷ sản,…. Với mục đích thông báo sự
biến động của giá cả cho người tiêu dùng và nhà sản xuất kinh doanh. Từ đó, đối với người tiêu
dùng mùa đúng giá còn đối với nhà sản xuất có chiến lược giá, sản xuất,… cho phù hợp.
Hay ngay chính cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuỷ sản đông lạnh như Công ty
thương mại và đầu tư phát triển Miền Bắc, Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô,… nghiên
cứu thị trường với mục đích tìm hiểu tình hình giá, các loại sản phẩm, thị phần,… của đối thủ cạnh
tranh. Qua tìm hiểu doanh nghiệp có giải pháp trong quảng cáo, chiến lược thu mua nguyên liệu và
chế biến sản phẩm cho phù hợp,….
Các nghiên cứu chủ yếu nghiêng về cung cấp thông tin kinh tế cho sản xuất kinh doanh,
cung ứng và tiêu thụ. Nên chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thị trường, tình hình cung
ứng và những yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ thuỷ sản đông lạnh của Công ty TNHH chế biến thực
phẩm Đông Đô.
19
PHẦN III:
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
* Vị trí địa lý
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía
Bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía Nam và phía Tây. Hà Nội
có diện tích tự nhiên 918,1 km
2
, khoảng cách dài nhất từ phía Bắc xuống phía Nam là trên 50km và
chỗ dài nhất từ Tây sang Đông là 30 km. Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng
Bắc bộ trù phú và nổi tiếng lâu đời.
Hà Nội có vị trí địa lý ưu thế đặc biệt khác với các vùng khác, là đầu não chính trị của đất
nước, là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất nước ta. Từ Thủ đô đi đến các thành phố, thị xã

thuộc đồng bằng Bắc bộ cũng như tất cả các vùng khác bằng đường bộ, đường không, đường sắt,
đường thuỷ đều thuận lợi và dễ dàng. Đây chính là vùng điều kiện kiên quyết cho việc giao lưu,
thông thương hàng hoá để phát triển một cơ cấu kinh tế toàn diện, và cũng là yếu tố gắn bó chặt chẽ
thủ đô với các trung tâm kinh tế khác của cả nước, tạo điệu kiện thuận lợi để Hà Nội tiếp cận các
thông tin, thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới.
* Khí hậu
Với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa Hè nóng, mưa nhiều và mùa Đông lạnh,
ít mưa. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6
o
C. Do ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ
ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ ẩm trung bình hàng năm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng năm là
1245mm và mỗi năm có khoảng 144 ngày mưa. Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi
và khác biệt của hai mùa nóng lạnh, từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa; từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau là mùa đông khô ráo. Giữa 2 mùa đó có thời kì chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10)
cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bốn mùa thay đổi như vậy làm
cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng. Mùa tham quan tốt nhất ở Hà Nội là mùa thu, rất
thích hợp với khách vùng hàn đới.
* Sinh vật
Các loài thực vật tự nhiên chỉ còn ở dạng thứ sinh, tập trung ở huyện Sóc Sơn. Hiện nay, có
khoảng hơn 6.700 ha đất nông nghịêp đang được gấp rút trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc
để khôi phục thảm thực vật rừng, bảo vệ môi sinh. Hà Nội vốn là vùng đất trù phú, có truyền thống
sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, đã cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi quý, có giá trị kinh tế
và nổi tiếng trong cả nước. Các huyện ngoại thành đã hình thành các vành đai rau xanh, thực phẩm
20
tươi sống (cá, thịt, trứng, sữa) phục vụ cho nhu cầu đô thị hoá ngày một cao của thủ đô Hà Nội và
dành một phần cho xuất khẩu.
* Đất đai, sông ngòi
Dãy Sóc Sơn nằm trong hệ thống mạch núi Tam Đảo chạy xuống, dãy núi này nằm trên hai
huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và Sóc Sơn tạo thành ranh giới thiên nhiên giữa Hà Nội với các tỉnh
Vĩnh Phúc, Thái Nguyên . Ngọn Hàm Lợn còn gọi là núi Chân Chim là ngọn cao nhất 462 m. Phiá

Đông ngọn núi Hàm Lợn có núi Don cao 327 m, phía Bắc có núi Thanh Lanh cao 427 m.
Hà Nội là thành phố gắn liền với những dòng sông, trong đó sông Hồng là lớn nhất. Sông
Hồng bắt nguồn từ dãy núi Nguỵ Sơn huyện Nhi Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chạy theo hướng
Tây Bắc- Đông Nam vào Việt Nam từ Hồ Khẩu (Lào Cai) và chảy ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Ba Lạt
(Nam Định). Dòng chính của sông Hồng dài khoảng 556 km. Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã
Thượng Cát, huyện Từ Liêm đến Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, dài khoảng 30 km, có lượng nước
bình quân hàng năm rất lớn, tới 2640 m
3
/s với lượng nước chảy qua tới 83,5 triệu mét khối. Độ cao
mặt đê tại Hà Nội là 14 mét. Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như
trong sản xuất. Phù xa giúp cho ruộng đồng thêm mầu mỡ, đồng thới bồi đắp và mở rộng vùng châu
thổ. Nguồn cá bắt ở sông Hồng và cung cấp các tỉnh lân cận chủ yếu là cá nước ngọt. Ngoài ra còn
có sông Tô Lịch, sông Kim Ngư, sông Nhuệ và sông Cà Lồ.
* Đặc điểm KT- XH
Theo cuộc điều tra dân số do cơ quan Công an Hà Nội tiến hành gần đây, cuối năm 2007, số
dân Thủ đô là 3,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số ở Hà Nội năm 2007 là 3,7%, một con số kỷ lục.
Mật độ trung bình là 3.490 người/km
2
.
Tính đến ngày 5/11/2007, Hà Nội có 784.000 gia đình với tổng 3,4 triệu người, nhiều hơn
2006 là 46.500 gia đình và 138.000 người. Trong số đó: có 2,17 triệu người trong độ tuổi lao động,
bao gồm 1,94 triệu người làm thuê, khoảng 0,54 triệu người làm việc trong cơ quan nhà nước, cổ
phân và công ty tư nhân, khoảng 0,34 triệu người làm việc trong cơ quan nhà nước và lực lượng
quân đội.
Có 188 trường Đại học, Cao Đẳng và trường dạy nghề trong thành phố, bao gồm 23 học
viện, 38 Đại học, 31 Cao đẳng, 50 trường dạy nghề và 45 trường trung học với 180.000 sinh viên.
Đây là một nguồn động lao có đào tạo chuyên môn tạo điều kiện cho công ty bổ sung và thay thế
vào bộ máy ngày càng hoàn thiện, phù hợp với phát triển KT- XH đất nước. Trên địa bàn còn có rất
nhiều cơ quan đầu não của Trung ương, các cơ quan nước ngoài, Đại sứ quán các nước, nhà hàng,
siêu thị, khác sạn,…khiến lượng dân cư sinh sống không chính thức khá lớn làm cho sức tiêu thụ

hàng hoá của thành phố tăng lên rất nhiều. Hơn thế, Hà Nội là vùng kinh tế phát triển, các dịch vụ
cơ bản và hạ tầng cơ sở hiện đại là mảnh đất đầy hứa hẹn cho dân cư các tỉnh khác về sinh sống. [3]
Với tốc độ đô thị hoá như hiện nay ở Hà Nội thì dân số phi nông nghiệp tăng lên rất nhiều,
diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Trong khi sức mua của người dân ngày càng tăng lên với sức
21
gia tăng dân số, thì việc cung cấp đủ lượng lương thực thực phẩm cho người tiêu dùng cũng là bài
toán khó cho những người làm nông nghiệp ven đô và ngoại thành.
Trong những năm gần đây, thu nhập nội của thành phố không ngừng tăng lên. GDP bình
quân đầu người năm 2007 của Hà Nội là 31,8 triệu đồng/người/năm so với mức bình quân toàn
quốc là 13,4 triệu đồng/người.
Với dân số đông và thu nhập của dân cư khá cao nên Hà Nội là thị trường tiêu thụ tiềm năng
lớn về hàng hoá và dịch vụ nói chung, hàng hoá nông sản nói riêng. Tuy nhiên, thị trường hàng hoá
ở Hà Nội yêu cầu chất lượng khá cao.
Hà Nội được chia thành 14 quận huyện như sau:
- Có 9 quận nội thành: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy,
Thanh Xuân, Long Biên, Hoàng Mai.
- Có 5 huyện ngoại thành: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm.
Các trung tâm tập trung dân cư đông đúc và các khu công nghiệp lớn đều nằm trong các
quận nội thành Hà Nội. Đây là khu vực có mức tiêu thụ lớn các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là
các sản phẩm sơ chế và chế biến từ nông sản từ các đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoại
thành.
3.1.2 Đặc điểm công ty
3.1.2.1 Vị trí địa lý của công ty
Trụ sở của Công ty đặt tại xã Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng
11 km về hướng Tây. Cơ sở sản xuất của công ty ở Ngõ 14 Bùi Xương Trạch- Thanh Xuân- Hà Nội
là địa điểm thuận lợi cho việc tiêu thụ thuỷ sản. Vì đây là khu vực đầu mối giao thông của các tỉnh
phía Bắc, kinh tế phát triển cũng như có thu nhập tính trên đầu người cao, tập trung dân số đông đúc
phù hợp với tiêu thụ thuỷ sản đông lạnh. Mặt khác, vị trí này nằm gần với các tỉnh Hà Tây, Hưng
Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, …là những thị trường có tiềm năng tiêu thụ thuỷ sản cao nhưng chưa
được khai thác ở các huyện, xã, vùng nông thôn xa trung tâm của tỉnh.

3.1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô là Công ty TNHH có 2 thành viên, có tên giao
dịch là: Dong Do Process- Food company Limited, tên viết tắt là Dong Do Profoco LTD, có trụ sở
chính tại số nhà 18 phố Mới, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Công ty được Sở Kế
hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép hoạt động ngày 26/07/2001.
Là một Công ty với ngành nghề là chế biến, buôn bán nguyên liệu sản xuất, môi giới thương
mại. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là chế biến thực phẩm, nhất là thực phẩm đông lạnh,
với nhiều sản phẩm như tôm sú, cá nục, cá thu, cá diêu hồng, cá basa,…; các sản phẩm từ gia súc
như bò viên, mọc viên, nem thịt lợn, nem thịt bò. Các sản phẩm của công ty có mặt ở hầu hết các
siêu thị, trung tâm thương mại, đại lý miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Bắc Ninh, và
một số các tỉnh miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An nhưng thị phần ở các tỉnh này vẫn chưa cao
do cách xa về mặt địa lý và đây là mặt hàng cần được bảo quản đông lạnh trong quá trình tiêu thụ.
Do đây là mặt hàng thuộc mặt hàng cao cấp và giá bán cao trên thị trường nên vẫn chủ yếu phục vụ
22
cho các khách hàng có thu nhập cao, đây là một hạn chế rất lớn cho tiêu thụ sản phẩm vì phần lớn
người dân trong nước có thu nhập thấp cũng như nền kinh tế trong giai đoạn đang phát triển. Mục
tiêu của Công ty là ngày càng hoàn thiện sản phẩm hướng đến nhóm các sản phẩm được người tiêu
dùng ưa thích, có giá thành phù hợp với người tiêu dùng để ngày càng phụ vụ được nhiều người
tiêu dùng hơn.
Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô có nguồn cung cấp nguyên liệu khá ổn định,
chủ yếu là các nhà cung cấp ở miền Trung như: Thanh Hoá, Nghệ An; miền Nam như: TP. Hồ Chí
Minh, An Giang,…với nguồn đầu vào dồi dào kết hợp với vị trí thuận lợi cho tiêu thụ là khu vực Hà
Nội nên công ty có điều kiện để mở rộng quy mô, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm.
Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là
200.000.000 VNĐ, sau một thời gian hoạt động và đi vào ổn định cho đến nay số vốn của công ty
tăng lên đáp ứng đủ cho việc thay đổi công nghệ sản xuất và ngày càng đáp ứng kịp nhu cầu người
tiêu dùng trong nước, mở rộng xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài.
Hiện nay, Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô là một trong những Công ty hàng
đầu về thực phẩm đông lạnh tại miền Bắc với thương hiệu “Đôi đũa vàng”, rất có uy tín trên thị
trường, được nhiều người tiêu dùng biết đến qua các sản phẩm của Công ty.

3.1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Là một Công ty còn non trẻ trên thị trường, Công ty chế biến thực phẩm Đông Đô có cơ cấu
khá gọn nhẹ, lại có địa điểm sản xuất thuận lợi cho thông tin thuận chiều và ngược chiều được cập
nhật kịp thời qua các cấp quản trị để đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời với mọi biến động
trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Sơ đồ 3: Hệ thống tổ chức bộ máy của Công ty
23
Giám đốc
Phó giám đốc
Bộ
phân
kinh
doanh
Bộ
phận
kế
toán
Bộ
phận
kỹ
thuật
Bộ
phận
văn
phòng
Bộ
phận
điều
hành
sx

Phân xưởng sản xuất
Bộ phận kế toán bao gồm: kế toán trưởng, kế toán giá thành và thanh toán, kế toán kho
xưởng sản xuất, kế toán bán hàng có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán các hoạt động tài chính của
Công ty, kế toán tiền lương.
Bộ phận kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, phụ trách các vấn đề về kỹ thuật cơ khí, kỹ
thuật điện, vận hành sửa chữa thiết bị máy móc sử dụng trong sản xuất kinh doanh.
Bộ phận văn phòng có nhiệm vụ tổ chức, bố trí các hoạt động lễ tân, văn thư, lưu trữ soạn
thảo văn bản, giấy tờ sử dụng trong nội bộ công ty và giao dịch với bên ngoài.
Bộ phận điều hành sản xuất của công nhân, phụ trách các vấn đề về chất lượng hàng hoá sản
phẩm, chất lượng nguyên vật liệu, đảm bảo mọi tiến độ sản xuất trong Công ty.
Phân xưởng sản xuất của Công ty gồm 4 tổ sản xuất chủ yếu, mỗi tổ độc lập với nhau, vừa
có quan hệ chặt chẽ tạo thành một chu trình sản xuất khép kín.
3.1.2.4 Các nguồn lực của Công ty
* Nguồn lực lao động
Tính đến 30/04/2008 thì tổng số lao động của công ty là 114 người, trong đó độ tuổi khoảng
20 đến 35 là chủ yếu. Qua 3 năm từ 2005 đến 2007, lao động của Công ty liên tục tăng bình quân là
8,41%, thể hiện bảng 2, trong đó:
Bảng 2: Tình hình lao động của Công ty trong 3 năm (2005- 2007)
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
Tổng số LĐ trong

công ty
97 100 108 100 114 100 108,41
I. Phân theo giới tính
1. Nam
50 51,55 61 56,48 69 60,53 117,47
2. Nữ
47 48,45 47 43,52 45 39,47 97,85
II. Phân theo tính chất công việc
LĐ gián tiếp
32 32,99 35 32,41 36 31,58 106,07
LĐ trực tiếp
65 67,01 73 67,59 78 68,42 109,54
III. Phân theo trình độ học vấn
1. Đại học
11 11,34 13 12,04 14 12,28 112,82
2. Cao đẳng
15 15,46 16 14,81 16 14,04 103,28
3. Trung cấp
21 21,65 25 23,15 26 22,81 111,27
4. Phổ thông khác
50 51,55 54 50 58 50,88 107,7
Nguồn: Phòng kế toán của công ty Đông Đô
24
Phân lao động theo giới tính thì nam tăng bình quân là 17,47% còn nữ giới giảm bình quân
là 4,17%, giảm cao nhất trong 3 năm là năm 2007 với mức 4,26%, tức là 8 người. Do tính chất công
việc không phù hợp với nữ giới thể hiện: thường xuyên phải vào trong kho lạnh ở nhiệt độ -18 đến
-20
o
C, đi giao hàng bán các siêu thị trong nội thành và ở một số tỉnh lẻ,….
Phân lao động theo tính chất công việc thì cả lao động trực tiếp tăng bình quân là 9,54% và

gián tiếp tăng 6,07% qua ba năm. Vì trong những năm gần đây Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ
ra các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên,… và cơ cấu tổ chức từng bước đi vào
hoàn thiện để xâm nhập thị trường tiêu thụ, cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước.
Phân lao động theo trình độ học vấn thì lao động đều tăng ở các trình độ qua các năm, tốc độ
tăng không của Đại học cao nhất là 12,82%, của Cao Đẳng là thấp nhất là 3,28%. Trong đó, Đại học
tăng cao nhất vào năm 2006 với 18%; lao động phổ thông vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số lao
động, cao nhất vào năm 2005 là 51,55% tức 50 người và thấp nhất vào năm 2006 là 54 người, tức
chiếm 50% trong tổng số lao động. Nguyên nhân là do lượng tiêu thụ qua các năm đều tăng, tuyển
dụng lao động vào các phòng như kế toán, kinh doanh,… để bổ sung và thay thế những người
không có năng lực và trình độ giúp cho doanh nghiệp ngày một tăng về chất lượng và số lượng tiêu
thụ sản phẩm. Từ đó, đạt chỉ tiêu đề ra và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách kịp thời.
* Nguồn lực vốn của Công ty
Đối với tất cả doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nguồn vốn có vai trò chủ chốt quyết định
đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Bảng 3: Tình hình vốn của Công ty
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
SL
(Tr.đ)
CC
(%)
SL
(Tr.đ)
CC
(%)
SL
(Tr.đ)
CC
(%)
Tổng số vốn 4890.8 100 4878,24 100 5423,31 100 105,3
Phân theo tính chất sử dụng

1.Vốn CĐ 884,27 18,1 979,49 20,1 1200 22,1 116,5
2.Vốn LĐ 4006,57 81,9 3898,75 79, 9 4223,29 77,9 102,7
Phân theo hình thức sở hữu
1.Vốn tự có 3045,69 62,3 3073,83 63,0 3304,75 60,9 104,2
2.Vốn vay 1845,15 37,7 1804,41 37,0 2118,56 39,1 107,2
Nguồn: Phòng kế toán của Cty Đông Đô
Sự biến động của nguồn vốn thể hiện được hoạt động của Công ty kinh doanh có lãi hay lỗ.
Từ đó, doanh nghiệp tìm biện pháp và giải quyết những vấn đề chiến lược cho sản xuất kinh doanh
của mình, đặc biệt đối với những doanh nghiệp TNHH không có hình thức công ty mẹ con thì
25

×