Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất hoa theo hướng công nghệ cao, phục vụ cho tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu vùng ngoại ô thành phố thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.08 KB, 102 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Tuyến
i
Lời cảm ơn
Để hoàn thành Luận văn thực tập tốt nghiệp này, trớc hết Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và
phát triển nông thôn, trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Những ngòi
đã trang bị cho Tôi hành trang kiến thức trên giảng đờng đại học và
giúp Tôi khi gặp khó khăn trong quá trình học tập.
TôI xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy
giáo- Tiến sĩ Nguyễn Mậu Dũng, ngòi đã tận tình chỉ bảo, hớng dẫn
và động viên Tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú trong phòng nông nghiệp
thành phố Thanh Hoá đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để Tôi hoàn
thành tốt nội dung đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2008
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Tuyến
ii
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………… …………… ….90
PHỤ LỤC……………………………………………………… …….91


iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai xã Đông Cương 21
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã qua 4 năm (2004-2007) 23
Bảng 3.3: Cơ sở hạ tầng của xã năm 2007 25
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã từ năm 2005 - 2007 28
Bảng 3.5: Số hộ điều tra phân theo theo thôn điều tra 32
Bảng 4.1: Vật tư hỗ trợ cho các hộ sản xuất (2003 – 2004) 44
Bảng 4.2: Chủng loại và số lượng cây giống hoa mới cung ứng đưa vào sản xuất 45
Bảng 4.3: Kết quả nhân lưu giữ và nhân giống hoa ở vườn lưới 47
Bảng 4.4: Diện tích và các loại hoa đang trồng trước khi triển khai dự án 49
Bảng 4.5: Cơ cấu thời vụ của các giống hoa trồng mới đưa vào dự án 50
Bảng 4.6: Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 51
Bảng 4.7: Tỷ lệ hộ điều tra tham gia các ngành sản xuất phân theo nhóm hộ (%) 53
Bảng 4.8: Số hộ trồng hoa theo vùng dự án của xã Đông Cương 54
Bảng 4.9: Số hộ trồng hoa theo vùng dự án và theo giống hoa ở các hộ điều tra 57
Bảng 4.10: Sự thay đổi diện tích trồng hoa thuộc các vùng dự án 59
Bảng 4.11: Sự thay đổi diện tích chủng loại hoa 60
Bảng 4.12: Sự thay đổi trong diện tích hoa của hộ điều tra theo vùng dự án 60
Bảng 4.13: Tình hình tham gia các lớp tập huấn của các hộ nông dân 62
Bảng 4.14: Hiệu quả tập huấn đối với cách sử dụng phân bón 64
Bảng 4.15: Đánh giá ưu nhược điểm nhà lưới của hộ nông dân điều tra thuộc 2 vùng dự án
66
Bảng 4.16: So sánh hiệu quả kinh tế giữa các chủng loại hoa thuộc 2 vùng dự án 70
Bảng 4.17: So sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất hoa với sản xuất lúa trong các hộ điều tra
72
Bảng 4.18: So sánh thu nhập giữa hoa và các cây trồng khác 73
Bảng 4.19: Đánh giá của nông dân về ưu điểm của giống mới (%) 74
Bảng 4.20: Đánh giá của nông dân về nhược điểm của giống mới (%) 75
Bảng 4.21: Mức độ hài lòng của người dân về giống mới 76

Bảng 4.22: Triển vọng mở rộng diện tích trồng giống mới 77
Bảng 4.23: Cây hoa với cơ hội việc làm được tạo ra 79
Bảng 4.24: Thu nhập từ trồng hoa trong tổng thu nhập của hộ 80
Bảng 4.25: Những thay đổi về nước và sự ô nhiễm không khí do sản xuất hoa thuộc phạm
vi dự án 83
Bảng 4.26: Sự tham gia của phụ nữ trong những hoạt động của dự án 84
iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Mô hình phân tích vấn đề 38
Biểu đồ 4.1: Số hộ trồng hoa trong các vùng dự án 2003-2007 51
Biểu đồ 4.2: Số hộ trồng hoa giống mới trong các vùng dự án 2003-2007 52
Biểu đồ 4.3: Số hộ điều tra có trồng hoa giống mới 53
Biểu đồ 4.4: Hiệu quả kinh tế sản xuất hoa theo vùng dự án 66
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Nội dung Ký hiệu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
Bình quân
Bình quân chung
Bảo vệ thực vật
Chi phí sản xuất
Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
Dịch vụ-thương mại
Diện tích
Đơn vị tính
Giá trị sản xuất
Kế hoạch
Khoa học kỹ thuật
Lao động
Nông nghiệp
Phó chủ tịch
Tiến bộ kỹ thuật
Thu nhập
Xây dựng cơ bản
BQ
BQC
BVTV
CPSX
CN-TTCN
DV-TM
DT
ĐVT
GTSX
KH

KHKT

NN
PCT
TBKT
TN
XDCB
vi
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp Việt Nam trong vài năm trở lại đây đã có những bước
phát triển đáng kể về khoa học, góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ làm tăng thêm giá trị sử dụng ruộng đất,
tăng năng suất, tăng thêm thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo cho
nông dân. Để có được thành công đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ từ
các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.
Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng loạt các dự án ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật đã được triển khai và đạt được nhiều bước tiến vượt
bậc. Tuy nhiên, trả lời cho các câu hỏi: Dự án thành công đến mức nào?
Tình hình thực hiện của dự án ra sao? Kết quả đạt được của dự án? …
cần phải xem xét đánh giá tác động trên nhiều lĩnh vực, nhiều góc độ.
Ngày nay, cùng với chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng
cao, nhu cầu làm đẹp càng được chú trọng. Hoa tươi là sản phẩm không
thể thiếu cho cái đẹp hàng ngày trong cuộc sống của con người. Nhiều
nước trên thế giới đã sản xuất hoa với quy mô công nghệ tiên tiến, trang
bị hiện đại và thu được lợi nhuận lớn. Ở nước ta hoa là sản phẩm nông
nghiệp ngày càng có giá trị về kinh tế. Hoa được trồng nhiều ở các thành
phố lớn như Đà Lạt, Hà Nội, Sài Gòn, Sa Pa và các vùng ven đô có nhiều
lợi thế so sánh trong việc sản xuất tiêu thụ và phát triển nghề trồng hoa.

Các loại hoa tươi có giá trị văn hóa và thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng ngày càng cao về số lượng và chất lượng, lợi nhuận đem lại từ nghề
trồng hoa hấp dẫn, mỗi ha trồng hoa có thể cho giá trị sản phẩm từ 200
triệu đồng đến 4 tỷ đồng chi phí sản xuất trực tiếp từ 60 triệu đồng – 1,2
tỷ đồng/ha. Đầu tư sản xuất công nghệ cao có thể chiếm 15-20%. Tính
1
ổn định cao nên lợi nhuận hấp dẫn. (Báo cáo tổng kết khoa học dự án
trồng hoa của các địa phương: Đà Lạt, Hà Nội, Hải Dương…)
Thanh Hóa là một tỉnh cực bắc của trung bộ, có thành phố Thanh
Hóa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, là đầu mối giao thông giao
lưu hàng hóa của cả tỉnh Thanh Hóa và nối liền 2 miền Bắc - Nam.
Thành phố Thanh Hóa có lợi thế và điều kiện thuận lợi để mở rộng giao
lưu kinh tế với các tỉnh trong khu vực và trong cả nước cũng như với
nước ngoài, tạo động lực để trở thành một trong những tỉnh phát triển
của vùng kinh tế trọng điểm. Ở Thanh Hóa, hoa đã trở thành sản phẩm
nông nghiệp có giá trị kinh tế cao và đang có vai trò quan trọng trong
nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Qua khảo sát sơ bộ lượng hoa tiêu
thụ tại tỉnh Thanh Hóa hàng ngày khoảng trên 200 ngàn bông cho nhu
cầu thông thường và nhu cầu bắt buộc như hiếu, hỷ, lễ hội, các ngày đầu
và giữa tháng, ngày lễ, kỷ niệm, ngày truyền thống các ngành… (Phòng
Nông nghiệp thành phố Thanh Hóa). Song thực tế cho thấy, trồng hoa ở
Thanh Hóa chưa phát triển, một số hộ sản xuất hoa chủ yếu theo kinh
nghiệm và kỹ thuật truyền thống là chính, chưa có đầu tư thiết bị công
nghệ cao, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hoa. Số
lượng, chất lượng và chủng loại hoa sản xuất tại chỗ chưa đáp ứng được
yêu cầu của người tiêu dùng. Nhận ra nhu cầu và đòi hỏi thực tế này,
trong mấy năm gần đây nghề trồng hoa ngoại ô thành phố Thanh Hóa
đã được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ đưa các kỹ thuật tiến bộ và
công nghệ tiên tiến vào sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm hoa.

Đông Cương là một xã thuần nông, nằm ở phía Tây bắc thành phố
Thanh Hoá cách trung tâm thành phố gần 5km, có điều kiện kinh tế xã
hội thuận lợi để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất hoa cung cấp cho
tiêu dùng và xuất khẩu. Vì thế Đông Cương được lựa chọn để triển khai
2
dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất hoa theo
hướng công nghệ cao, phục vụ cho tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu
vùng ngoại ô thành phố Thanh Hoá. Dự án được thực hiện từ năm 2003
và kết thúc vào cuối năm 2005, dự án đến nay đã đạt kết quả bước đầu
khả quan: Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tiếp cận với công
nghệ mới, đưa ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả gắn liền với
nhu cầu thị hiếu tiêu dùng phát triển sản phẩm mới, tạo ra chuyển biến
quan trọng để thay đổi nhận thức, tập quán lạc hậu của người nông dân
trong sản xuất cận đô thị hiện nay.
Tuy nhiên, sau khi dự án kết thúc, đến nay những câu hỏi như: Dự
án có đạt được mục tiêu đề ra hay không? Dự án có những tác động như
thế nào tới tình hình sản xuất và đời sống của người dân trong xã? Kinh
nghiệm rút ra khi làm dự án? Có nên phát triển dự án tiếp theo hay
không? Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Đánh giá tác động của dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô
hình sản xuất hoa theo hướng công nghệ cao, phục vụ cho tiêu dùng và
hướng tới xuất khẩu vùng ngoại ô thành phố Thanh Hoá”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô
hình sản xuất hoa theo hướng công nghệ cao.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-Tìm hiểu tình hình triển khai thực hiện dự án ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật xây dựng mô hình sản xuất hoa theo hướng công nghệ cao.
- Đánh giá những tác động của dự án ứng tiến bộ kỹ thuật xây

dựng mô hình sản xuất hoa theo hướng công nghệ cao trên các phương
diện kinh tế, xã hội và môi trường.
3
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng tính bền vững của dự án sản
xuất hoa ở xã Đông Cương và nâng cao kết quả, hiệu quả sản xuất hoa
của hộ nông dân trong xã.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hộ nông dân và cộng đồng hưởng lợi từ dự án thuộc xã Đông
Cương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Những tác động của dự án ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất hoa theo hướng công nghệ cao
trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường trong vùng dự án.
- Thời gian nghiên cứu từ 10/1/2008 - 30/4/2008
- Địa điểm nghiên cứu: Dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng
mô hình sản xuất hoa theo hướng công nghệ cao được tiến hành tại xã
Đông Cương, thành phố Thanh Hoá.
4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm lý luận liên quan
* Dự án
Dự án theo nghĩa chung nhất là tập hợp các hoạt động qua lại để
bố trí các nguồn lực khan hiếm, nhằm tạo ra sản phẩm hay dịch vụ,
trong thời gian xác định nhằm thoả mãn mục tiêu nhất định và đầu tư
một lần có tác dụng lâu dài. Dự án bao gồm đầu vào (kinh phí, thời gian,
nhân lực, vật lực….), các hoạt động dự án được thực hiện trong môi
trường (tự nhiên, xã hội, kinh tế và chính trị), các đầu ra (sản phẩm và

dịch vụ) để thoả mãn nhu cầu mong muốn. Tuỳ theo mục đích, dự án có
thể được chia thành ba loại: Dự án đầu tư kinh doanh, dự án nghiên cứu,
dự án phát triển.
Dự án có các đặc điểm cơ bản sau: Dự án luôn luôn mới mẻ, sáng tạo
và duy nhất. Sự phụ thuộc lẫn nhau trong mục đích cũng như trong chuỗi liên
kết công tác là một tất yếu trong tiến trình thực hiện dự án; Dự án nhằm đáp
ứng một nhu cầu đã được nêu ra; Dự án có sự xác định rõ ràng nhóm hưởng
lợi; Dự án bị khống chế bởi kỳ hạn; Dự án có vòng đời kể từ lúc hình thành,
phát triển đến kết thúc; Dự án thường bị ràng buộc về nguồn lực (nguồn lực
tài chính, nguồn lực vật lực, nguồn lực nhân lực); Dự án có yêu cầu chặt chẽ
về kết quả, chất lượng, chi phí và thời gian; Dự án có sự tham gia của nhiều
người trong nhiều tổ chức; Dự án luôn tồn tại trong một môi trường hoạt
động phức tạp và không chắc chắn; Dự án có cấu trúc hành chính độc lập
5
từng bộ phận hoặc toàn bộ (tùy thuộc vào giữa dự án tư nhân hay nhà nước,
tùy thuộc vào cách thức quản lý…).
Như vậy, đánh giá đúng bản chất và tính phức tạp của dự án là
tiếp cận được ngưỡng cửa của thành công.
* Đánh giá dự án
Đánh giá dự án là bước tiếp theo của chu trình dự án, là quá trình kiểm
định tính đúng đắn, hiệu quả và ảnh hưởng của các hoạt động dự án so
với mục tiêu đề ra. Việc đánh giá dự án là hết sức cần thiết trong thẩm
định dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án. Đó là công việc không thể
thiếu trong công tác dự án. Việc đánh giá dự án nhằm:
a) Biết được tính khả thi của dự án;
b) Biết được tiến độ thực hiện của dự án;
c) Biết được kết quả, tác động của dự án đến đời sống, kinh tế và môi trường;
d) Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực hiện một dự án;
e) Tìm ra những cơ hội để thực hiện dự án tiếp theo.
Bên cạnh đó, đánh giá dự án còn để nhằm trả lời các câu hỏi như:

Liệu dự án đã thực sự cải thiện được cuộc sống của cư dân nông thôn,
dân nghèo, phụ nữ, dân tộc ít người và trẻ em trong vùng dự án?; Liệu
dự án đã làm cho xã hội trở nên công bằng hơn?; Liệu dự án đã góp
phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường?; Liệu dự án đã làm
tăng tính bền vững trong sự phát triển cộng đồng?; Liệu dự án đã đáp
ứng được mục tiêu của chương trình quốc gia, của tỉnh, của địa phương
về phát triển nông thôn? (Đỗ Kim Chung, 2003)[5].
Ba trong năm mục tiêu cơ bản để đánh giá dự án là nhằm biết được: a)
Tính khả thi của dự án; b) Tiến độ thực hiện dự án; và c) Kết quả tác động
6
của dự án. Ứng với ba mục tiêu đó có ba loại đánh giá dự án: Đánh giá khả
thi, đánh giá tiến độ thực hiện dự án và đánh giá kết thúc dự án.
* Đánh giá tác động của dự án
Như vậy, đánh giá tác động của dự án là một phần của quá trình đánh
giá khi kết thúc dự án. Đánh giá tác động nhằm vào việc xác định liệu dự
án này có tạo ra những tác động mong muốn tới các cá nhân, hộ gia
đình và các thể chế. Và liệu những tác động này có phải do việc thực hiện
dự án mang lại hay không? Các đánh giá tác động cũng có thể phát hiện
những kết quả không dự kiến trước, có thể là tích cực hay tiêu cực tới
các đối tượng thụ hưởng (Judy L, Baker, 2002)[7].
Đánh giá tác động của dự án nhằm trả lời câu hỏi: Liệu dự án đã đạt
được các mục tiêu đề ra? Dự án có tác động như thế nào tới người hưởng thụ
(Đỗ Kim Chung, 2003)[5]? Liệu một sự cải thiện nào đó có phải là kết quả
trực tiếp của dự án mang lại hay không? Thiết kế của chương trình có
thể được điều chỉnh để cải thiện tác động hay không? (Judy L, Baker,
2002)[7]. Những bài học kinh nghiệm cần rút ra khi làm các dự án tương
tự như dự án này? Có nên phát triển các dự án tiếp theo. (Đỗ Kim
Chung, 2003)[5].
Đánh giá khi kết thúc dự án bao gồm những nội dung: Đánh giá mức
độ và các kết quả đã làm được so với mục tiêu dự án, đánh giá ảnh hưởng của

dự án về các phương diện kinh tế, đời sống, văn hóa, giáo dục, xã hội và môi
trường. Quá trình đánh giá cần có sự tham gia của các bên liên đới đến dự án,
bên thực hiện, bên hưởng lợi, bên bị ảnh hưởng và phía tài trợ. (Đỗ Kim
Chung, 2003)[5].
* Tiến bộ kỹ thuật: Là những tiến bộ kỹ thuật được nghiên cứu ở
giai đoạn thử nghiệm.
7
* Kỹ thuật tiến bộ: Là những thành tựu khoa học và công nghệ đã
được khẳng định ở thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của thị trường, bao gồm
cả kỹ thuật, tổ chức, kinh tế và xã hội.
(Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2005)[4]
2.1.2 Một số vấn đề lưu ý khi đánh giá tác động của dự án
Với vai trò là một phần quan trọng của đánh giá dự án, công tác đánh giá
tác động của dự án cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
• Một dự án khi đưa vào đánh giá biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau
do đó, người đánh giá cần phải có quan điểm hệ thống, toàn diện khi xem xét
và phân tích mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng, giữa sự đồng bộ và
cục bộ;
• Nên dựa vào mục tiêu của dự án để đánh giá hơn là xem xét đơn
thuần việc thực hiện các hoạt động của dự án;
• Cần phải xem xét dự án trong mối quan hệ với các dự án có liên quan khác;
• Kết quả và hiệu quả đầu tư phụ thuộc nhiều vào phương thức sử
dụng công trình dự án và quyết định của nông dân vùng dự án;
• Nhiều nhóm hưởng lợi khác nhau được hưởng lợi từ công trình (nhóm
mục tiêu và những người ngoài nhóm mục tiêu);
• Dân là người cung cấp thông tin cơ bản nên cần phải có phương pháp
khoa học xử lý các thông tin thu lượm từ dân khi đánh giá dự án;
• Lợi ích, kinh tế, xã hội và môi trường nhiều khi mang tính gián tiếp và
thường khó định lượng được;
Nghiên cứu

(Research)
Chuyển giao
thử nghiệm
(Technology
transfer)
Chuyển giao
diện rộng
(Extension)
Thực hiện
(Realworld)
8
• Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ. Vì vậy, thời điểm đánh giá
dự án ảnh hưởng rất nhiều đến độ chính xác của thông tin (đánh giá lúc công
trình dự án chưa có thu hoạch, hay mới được đưa vào sử dụng thường khó
chính xác hơn và không đầy đủ bằng việc đánh giá dự án sau khi có kết quả
dự án, sau khi công trình được sử dụng một số năm hay một số vụ sản xuất);
• Đặc điểm tự nhiên xã hội vùng dự án quy định kết quả và hiệu quả
vùng dự án (thị trường, đất đai,…). Do đó, phải nắm vững đặc điểm kinh tế,
xã hội, tự nhiên vùng dự án để đánh giá dự án.
• Sự đánh giá cần phải dựa vào tập hợp các thông tin thu được từ dự án.
Trong trường hợp có bổ sung nào đó cần phải xác minh được những hoạt
động diễn ra và những tác động mà chúng phát sinh. Đối với những dự án
mà người dân trực tiếp tham gia thì tập hợp tài liệu sơ cấp bao gồm sự điều
tra nông dân là cần thiết như quá trình bộ phận của sự đánh giá.
• Sự tính toán thời gian của những tác động: Trong một ít tác động dự
án có thể dễ dàng và tính toán được lợi ích của những người hưởng lợi trước
khi hoàn thành dự án. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những chỉ định sơ bộ, hiểu
nhiên tác động trong thời kỳ tiến hành dự án, và trong nhiều trường hợp
những tác động đối với người hưởng lợi sẽ không hiển nhiên hoặc khó tính
toán về sau.

2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất hoa
2.2.1.1 Tình hình sản xuất hoa trên thế giới
Trên thế giới có 1,2% diện tích đất để trồng hoa, nhưng nó lại chiếm
trên 6% giá trị hàng hoá sinh ra từ đất. Lợi nhuận từ trồng hoa gấp 5 lần
trồng lúa, ở các nước tiên tiến, nhu cầu và chi phí về hoa tươi khá cao:
Pháp 140 USD, Hà Lan 65 USD, Thụy Sỹ 67 USD, Mỹ 43 USD, Canada
39USD/người/năm… Sản lượng hoa tươi theo thời gian, từ 1996 - 2002 sản
9
lượng tăng lên 2 lần giá trị sản lượng từ 25 tỷ USD lên 45 tỷ USD. Nhiều
nước có nền công nghiệp trồng hoa đạt giá trị sản lượng rất cao như Hà
Lan 4,5 tỷ USD/năm; Mỹ 3,9 tỷ USD/năm; Nhật Bản 3,2 tỷ USD/năm.v.v.
Các nước Đông Nam Á có sản lượng hoa lớn bao gồm: Thái Lan, Đài Loan,
Singapo, Trung Quốc. Một số nước chú ý đến công nghệ trồng hoa và đã
áp dụng công nghệ cao vào sản xuất như:
Hà Lan và Nhật Bản là hai nước có nền công nghiệp sản xuất hoa
tươi hiện đại, áp dụng đồng bộ từ khâu chọn giống, nhân giống, kỹ thuật
thâm canh, chăm sóc, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh đến thu hái, bảo
quản… trong đó một số khâu được tự động hoá hoàn toàn.
Công ty Richel của Pháp sản xuất hoa công nghệ cao trong hệ thống
nhà kính điều tiết chế độ ánh sáng, ẩm, nhiệt độ tối ưu đối với cây hoa, đạt
được tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh nhất và chất lượng hoa tốt nhất.
Công ty Canation của Isaen tổ chức sản xuất hoa công nghệ cao với
hệ thống tự động điều tiết bởi phần mềm máy tính thực hiện quy trình tưới
nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho một số loài Cúc, Hồng, Đồng tiền,
Cẩm Chướng.
Trung tâm nghiên cứu rau quả và các công ty trồng hoa của Đài Loan
đã nghiên cứu hợp lý hoá tất cả các khâu trong sản xuất hoa vì vậy hoa của
họ có năng suất, chất lượng cao nhưng giá thành lại thấp hơn nhiều so
với hoa của các nước khác.

Theo quan điểm của Trung Quốc, khu công nghiệp công nghệ cao
sản xuất hoa đảm bảo 4 yêu cầu:
+ Tạo ra sản phẩm mới: Cho ra những sản phẩm có thị trường trong và
ngoài nước tốt, có công nghệ nhân giống, sản xuất, bảo quản tốt, có sức cạnh
tranh cao.
10
+ Áp dụng kỹ thuật canh tác trình độ cao: Đảm bảo sự tiên tiến, hiện đại, phù
hợp với trình độ và điều kiện kinh tế của đất nước.
+ Trình diễn để nông dân, các doanh nghiệp có thể trông thấy, từ đó nâng cao
nhận thức và khả năng áp dụng.
+ Để tham quan, du lịch: Khu công nghiệp công nghệ cao còn phải cho giá trị
về đào tạo tập huấn và tham quan du lịch (Nguồn: Hiệp hội hoa Trung Quốc)
Tập quán và văn hoá dùng hoa tươi tăng trưởng theo sự phát triển kinh
tế và phồn vinh của một đất nước. Tiêu dùng hoa tươi trở thành một nhu cầu
không thể thiếu đối với con người. Do đó sản xuất hoa tươi dần trở thành một
ngành công nghiệp quan trọng có giá trị kinh tế cao.
2.2.1.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất hoa tươi trong nước
Cùng với chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu làm
đẹp càng được chú trọng. Hoa tươi là sản phẩm không thể thiếu cho cái đẹp
hàng ngày của cuộc sống con người. Ở Việt Nam hoa đã được dùng trong
các ngày vui, hội hè, lễ tết, cưới xin, ma chay, các nhu cầu của tầng lớp
quan lại giàu có từ lâu đời… Nhưng ngày nay nhu cầu tiêu dùng hoa
quanh năm và phổ biến trong mọi tầng lớp.
Từ năm 1995 trở về trước hoa được trồng ở các làng hoa truyền
thống, gần thành phố khu nghỉ mát, khu công nghiệp…. như Ngọc Hà,
Tây Tựu (Hà Nội), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Đằng Hải (Hải phòng), Đà Lạt,
Huế … Từ những năm 1995 trở lại đây hoa đã có mặt ở nhiều tỉnh thành
trong cả nước như Thái Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Hà Tây, Hải Dương,
Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang,… Ngoài những giống hoa nhập nội từ
Hà Lan, Pháp, Singapo, Mỹ, Ý, Trung Quốc… chủng loại hoa ở Việt

Nam cũng rất phong phú và đa dạng. Một số loại hoa được ưa chuộng và
tiêu dùng nhiều như: Hồng, Cúc, Layơn, Đồng tiền, Phong Lan… Nhiều
vùng chuyên hoa lớn đã có lâu đời ở nước ta như Đà Lạt, Huế, Hà Nội…
11
Năm 2006 một Festival hoa thế giới được tổ chức tại Đà Lạt đã nói lên ý
nghĩa và nói lên giá trị nghề trồng hoa ở nước ta.
Không chỉ các nước tiên tiến, giàu có mà ngay nước ta đã có các cơ
quan chuyên nghiên cứu về hoa, hàng năm đã chọn tạo được những giống
hoa mới bổ sung vào tập đoàn hoa đã có sẵn nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu
dùng ngày càng nhiều của người dân. Các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như
nuôi cấy mô, giâm cành, tách mầm để nhân giống cũng được áp dụng khá
phổ biến nhằm cung cấp nhanh nhu cầu về cây giống cho sản xuất. Bên cạnh
đó các biện pháp kỹ thuật thâm canh, việc sử dụng các chất kích thích sinh
trưởng, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái và bảo quản cũng được áp dụng nhằm
nâng cao năng suất và chất lượng hoa tươi. Những kết quả này đã góp phần
vào việc thúc đẩy phát triển nghề sản xuất hoa ở Việt Nam. Diện tích trồng
hoa của Việt Nam tăng nhanh trong mấy năm trở lại đây, nhưng chủ yếu vẫn
là trồng hoa ngoài tự nhiên; năm 2003 lên tới 10.770 ha so với diện tích trồng
hoa trong nhà chỉ có 430 ha. Đã đến lúc người trồng hoa không chỉ quan tâm
tới số lượng mà còn đặc biệt chú ý tới chất lượng và do đó vấn đề tìm kiếm
con đường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất sản phẩm hoa.
Đến năm 2004, Công ty hoa Hafarm (Đà Lạt - Lâm Đồng) đã ứng dụng
công nghệ mới vào sản xuất hoa hồng, cúc, đồng tiền, lily giống nhập từ Hà
Lan với 28 ha nhà lưới. Kết quả cho năng suất và thu hiệu quả kinh tế
cao gấp 20-30 lần so với trồng thông thường.
Viện sinh học Nông nghiệp (trường Đại học Nông Nghiệp) nghiên
cứu thành công và đưa vào sản xuất các giống Cúc, Đồng Tiền, Lan bằng
giống nuôi cấy mô tế bào nhằm đáp ứng phần nào cây giống có chất
lượng cao cho sản xuất.
Trung tâm nghiên cứu Rau - Hoa - Quả (Hà Nội) đang đầu tư hàng

triệu đô la để xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao với quy mô 5 ha
trong đó chủ yếu sản xuất rau và hoa tươi.
12
Viện di truyền nông nghiệp trong các năm 1998-2003 đã nhập nhiều
giống Đồng Tiền, Cẩm Chướng, LiLy, Lan Hồ Điệp về trồng khảo nghiệm và
đã chọn ra được nhiều giống ưu việt đồng thời đã xây dựng sơ bộ quy
trình trồng các loại hoa này phục vụ sản xuất.
Viện nghiên cứu rau quả là cơ quan có nhiều đóng góp trong lĩnh
vực này: Đã nghiên cứu xây dựng hai quy trình “ Sản xuất hoa hồng áp
dụng công nghệ cao” và “ Sản xuất hoa cúc áp dụng công nghệ cao”
được Bộ Nông Nghiệp & PTNT công nhận tiến bộ kỹ thuật (TBKT) và
cho phép áp dụng ngoài sản xuất. Nghiên cứu tuyển chọn giống và hoàn
thiện quy trình khép kín sản xuất bảo quản hoa hồng, hoa cúc chất
lượng cao theo phương thức công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Nghiên
cứu cải tiến quy trình trồng Đồng tiền, Lily ngoài tự nhiên và trong nhà
lưới…
2.2.2 Công tác đánh giá tác động của dự án
2.2.2.1 Kinh nghiệm đánh giá dự án của các nước trên thế giới và trong khu
vực
Công tác đánh giá dự án từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu
trong mọi hoạt động của các nước phát triển. Họ đã đưa hoạt động này trở
thành một trong những ngành học được đào tạo phổ biến trong các trường
đại học nổi tiếng. Bởi vậy, những dự án phát triển của các nước tư bản
khi triển khai đều đem đến hiệu quả rất cao và đặc biệt là tính bền vững.
* Nhật bản
Công tác đánh giá dự án ở Nhật Bản được thực hiện hết sức cẩn
thận và chuyên nghiệp, rất nhiều dự án đã được huỷ bỏ ngay khi mới chỉ
xuất hiện trên giấy tờ bởi những ảnh hưởng tới môi trường xung quanh
của nó. Điển hình là việc khai thác rừng lấy gỗ. Dựa trên việc đánh giá
rất tỉ mỉ trong rất nhiều lĩnh vực Chính phủ Nhật đã quyết định không

13
thực hiện dự án đó bởi giá trị kinh tế của việc nhập khẩu gỗ thấp hơn rất
nhiều đối với những thiệt hại của việc khai thác gỗ và giá trị du lịch.
Chính vì vậy mà hiện nay, ở nước Nhật những cánh rừng lớn vẫn tồn tại
và trở thành địa điểm du lịch lý tưởng đem về cho đất nước những
khoản thu nhập không hề nhỏ.
* Malaysia
Ở Malaysia vốn ODA được quản lý tập trung vào một đầu mối là Văn
phòng Kinh tế Kế hoạch. Vốn ODA được đất nước này dành cho thực hiện
các dự án xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho người dân. Văn phòng
Kinh tế Kế hoạch Malaysia là cơ quan lập kế hoạch ở cấp Trung ương, chịu
trách nhiệm phê duyệt chương trình dự án, và quyết định phân bổ ngân sách
phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia.
Malaysia đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ. Mục đích lớn
nhất của Malaysia là nhận hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực con người
thông qua các lớp đào tạo.
Malaysia công nhận rằng họ chưa có phương pháp giám sát chuẩn
mực. Song chính vì vậy mà Chính phủ rất chú trọng vào công tác theo dõi
đánh giá. Kế hoạch theo dõi và đánh giá được xây dựng từ lập kế hoạch dự án
và trong lúc triển khai.
Malaysia đặc biệt chú trọng đơn vị tài trợ trong hoạt động kiểm tra,
giám sát. Phương pháp đánh giá của đất nước này là khuyến khích phối hợp
đánh giá giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ, bằng cách hài hòa hệ thống
đánh giá của hai phía. Nội dung đánh giá tập trung vào hiệu quả của dự án so
với chính sách và chiến lược, nâng cao công tác thực hiện và chú trọng vào
kết quả.
14
Hoạt động theo dõi đánh giá được tiến hành thường xuyên. Malaysia
cho rằng công tác theo dõi đánh giá không hề làm cản trở dự án, trái lại sẽ
giúp nâng cao tính minh bạch, và đặc biệt là giảm lãng phí.

* Canada
Kinh nghiệm của Tập đoàn RSW Canada trong hơn 30 năm tham gia
thiết kế, xây dựng, quản lý, giám sát thi công, thực hiện nhiều dự án thủy
điện trên thế giới có công suất đến 6.300 MW và tổng công suất lên đến hơn
25.000 MW cho thấy: Đối với những công trình chiến lược, mức độ phức tạp
công nghệ cao, quy mô lớn, thời gian dài mà Việt Nam đang và sẽ triển khai
thì việc lựa chọn đối tác thực hiện giám sát từ những tập đoàn có năng lực
hàng đầu thế giới, cũng như phương thức tổ chức giám sát là những yếu tố
thiết yếu và quý báu để đạt được các mục tiêu đề ra.
Để tránh những tranh chấp có thể xảy ra trong suốt quá trình xây dựng,
lắp đặt, khai thác công trình, đảm bảo khách quan của quá trình thực hiện
giám sát, thì đối tác đã cung cấp một phần hoặc toàn bộ dịch vụ như: Tư vấn,
chuẩn bị dự án, thiết kế kỹ thuật, thẩm định thiết kế kỹ thuật sẽ không tham
gia vào quá trình giám sát xây dựng công trình.
Trong tổ chức giám sát các dự án thuỷ điện quy mô lớn trên thế giới
mà Tập đoàn RSW Canada đã tham gia, phương thức sử dụng Ban kiểm soát
kỹ thuật độc lập (independent Technical Review Board - TRB) luôn được các
chủ đầu tư đánh giá cao. Ban TRB gồm các chuyên gia kỹ thuật cao cấp, có
chức năng đánh giá định kỳ mọi khía cạnh của thiết kế và xây dựng, giúp chủ
đầu tư giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, hợp đồng, khắc phục
chậm trễ tiến độ, hoặc các vấn đề có thể dẫn đến bội chi ngân sách. TRB
cung cấp các thông tin cập nhật, khách quan và độc lập về tình hình và tiến
độ xây dựng, giúp chủ đầu tư chỉ ra các giải pháp để sớm giải quyết các vấn
đề phát sinh về thiết kế và xây dựng, nhằm đảm bảo chất lượng công trình,
tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
15
Một cách tiếp cận khác cũng có ích cho những dự án lớn là, thành lập
một Ban kiểm soát kỹ thuật nội bộ (TRB), bao gồm các kỹ thuật viên nhiều
kinh nghiệm được lựa chọn từ đội ngũ kỹ sư của chủ đầu tư. Ban kiểm soát
kỹ thuật sẽ định kỳ xem xét tiến trình và các vấn đề phát sinh, làm việc với

các nhà thầu, tư vấn và đối tác nước ngoài, giúp chủ đầu tư có biện pháp giải
quyết kịp thời những vướng mắc hay phát sinh trong quá trình thực hiện.
Phân bổ nguồn lực thích hợp là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng
và tiết kiệm chi phí. Trong giai đoạn đầu xây dựng, khi hầu hết các hạng mục
mới chỉ liên quan tới các công trình dân dụng, Ban kiểm soát kỹ thuật có thể
chỉ bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực kết cấu đập và dân dụng (bê tông
và địa kỹ) và thuỷ lực học. Trong các giai đoạn sau, thành viên của Ban kiểm
soát kỹ thuật cần bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và lắp đặt
tuabin phát điện, các chuyên gia thiết bị cơ khí hạng nặng và thiết bị điện
ngoại vi, bao gồm các thiết bị đo đạc, và các chuyên gia vận hành thử. Công
tác đánh giá thực địa của Ban kiểm soát kỹ thuật phù hợp với lịch trình và
điều chỉnh theo tiến độ xây dựng. Ban kiểm soát làm việc với các thành viên
cao cấp của chủ đầu tư và trình bày các báo cáo cũng như những khuyến cáo
của Ban. Khi phát sinh những vấn đề khẩn cấp, chủ đầu tư và Ban kiểm soát
thực hiện cơ chế làm việc giữa các đợt đánh giá định kỳ.
Đảm bảo tính khách quan của Tổ chức giám sát xây dụng, thiết lập và
vận hành hiệu quả Ban kiểm soát kỹ thuật TRB độc lập và Ban kiểm soát kỹ
thuật nội bộ, phân bổ hợp lý nguồn nhân lực kỹ thuật cao cấp là một số
những biện pháp hữu hiệu giúp các dự án thuỷ điện lớn của Việt Nam đạt
được các mục tiêu, đáp ứng tiến độ xây dựng và tuân thủ dự toán.
* Lào
Lào là đất nước kém hơn Việt Nam nhưng sự đầu tư vào việc bảo tồn
và phát triển các khu di tích của họ có tình bền vững rất cao. Với những đàn
voi lớn và nền văn hóa lâu đời, hàng năm, Lào là điểm đến phù hợp cho rất
16
nhiều khách du lịch. Điều đó khiến cho ngành du lịch của Lào vẫn dẫn đầu
trong tổng GDP. Trong khi đó, ở Việt Nam những động vật quý hiếm đang
dần biến mất và mới đây là sự suy giảm của đàn voi ngay cả ở Bản Đôn (là
địa danh nổi tiếng với số lượng voi chiếm gần 80% ở Việt Nam) đang báo
trước một sự suy giảm đáng kể lượng khách du lịch trong tương lai…

2.2.2.2 Công tác đánh giá tác động của dự án trong nước
Thực tế ở Việt Nam vai trò đánh giá hiệu quả các dự án chưa được đầu tư
thoả đáng. Công tác đánh giá nhiều khi còn bị xem nhẹ, mang tính hình
thức, hoặc được thực hiện một cách thiếu khoa học. “ Đánh giá chỉ để
đánh giá”, những thông tin thu được từ đánh giá, dù xác định cũng có
rất ít tác dụng trong quá trình ra quyết định về dự án. Và đó là một
trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng:
- Hàng loạt dự án phát triển không đúng hướng hoặc phải bỏ dở, những
công trình thuỷ lợi không thể sử dụng được vì thiếu nguồn nước, những đối
tượng dự án chỉ có thể sản xuất ra sản phẩm chất lượng thấp, giá thành cao,
không đáp ứng như cầu của thị trường…
- Những phương án triển khai dự án được đề xuất bởi các tổ chức thiếu
năng lực thực hiện mục tiêu mà vẫn “qua mặt” những tổ chức có năng lực để
thắng thầu hay được chỉ định thầu.
- Hàng loạt công trình vừa được nghiệm thu với kết quả “9,5; 9,5;
9,5…”, được hồ hởi cắt băng khánh thành đã sụt lở, rạn nứt, xuống cấp
một cách nghiêm trọng
- Nhiều dự án được hoàn thành, khi đi vào khai thác đã bộc lộ
những ảnh hưởng bất lợi đến cảnh quan, môi trường sinh thái cũng như
đời sống nhân dân…
Trước thực trạng trên việc nâng cao hiệu lực của hệ thống kiểm tra,
giám sát các dự án nói riêng và công tác đánh giá nói chung đã trở thành
17
một đòi hỏi mang tính cấp thiết. Do đó, để thực hiện sứ mệnh của mình,
công tác đánh giá tác động của dự án phải được tiến hành trong một môi
trường đánh giá thuận lợi, bởi một hệ thống đánh giá phù hợp
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý
Đông Cương thuộc thành phố Thanh Hoá là một xã nằm ở phía
Tây Bắc của thành phố cách trung tâm thành phố gần 5km. Xã có vị trí
thuận lợi để sản xuất nông nghiệp và dễ dàng tiếp cận với thị trường tiêu
thụ cũng như ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất phục vụ
tiêu dùng và xuất khẩu. Đông Cương giáp với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp với xã Thiệu Vận, Thiệu Khánh (huyện Thiệu Hoá).
- Phía Nam giáp phường Đông Thọ, xã Đông Lĩnh (huyện Đông
Sơn).
- Phía Đông giáp phường Hàm Rồng, phường Đông Thọ.
- Phía Tây giáp xã Đông Lĩnh (Đông Sơn), xã Thiệu Giao (Thiệu Hoá).
18
Xã Đông Cương gồm có 9 thôn thuộc 3 làng: Làng Đại Khối: Thôn1,
Thôn 2, Thôn 3. Làng Hạc Oa: Thôn 4, Thôn 5, Thôn 6. Làng Định Hoà:
Thôn 7, Thôn 8, Thôn Đình Hương.
3.1.1.2 Khí hậu, thuỷ văn
Là xã nằm ở ngoại ô thành phố Thanh Hoá nên Đông Cương nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là vùng có nhiệt độ cao, mùa đông
không lạnh lắm, mùa hè tương đối mát mẻ nhưng có một số ngày có gió
tây khô nóng (hàng năm có khoảng 20-30 ngày). Lượng mưa trung bình
hàng năm là 1730-1980 mm, chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 10
với lượng mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm, tính biến động của lượng
mưa dẫn đến khó khăn trong sử dụng nguồn nước cũng như tổ chức sản
xuất nông nghiệp và đời sống.
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế, xã hội
3.1.2.1 Đặc điểm về đất đai
Theo số liệu thống kê của Uỷ ban nhân dân xã Đông Cương năm
2007 tổng diện tích tự nhiên của xã là 803,6 ha được sử dụng theo nhiều
mục đích khác nhau. Trong đó, diện tích sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp là 659,4 ha chiếm 82,06% tổng diện tích đất tự nhiên. Qua 3 năm

diện tích đất nông nghiệp của xã giảm bình quân 1,7% do quá trình xây
dựng đường giao thông, hệ thống mương máng thủy lợi.
Tình hình phân bổ đất đai ở xã Đông Cương được thể hiện qua
bảng 3.1, số liệu trong bảng cho thấy:
Trong cơ cấu đất nông nghiệp của xã, diện tích trồng lúa năm 2005
là 681,65ha chiếm 84,83%; năm 2007 giảm xuống còn 659,4 ha chiếm
82,06%. Trong khi đó diện tích trồng hoa tăng từ 26ha (3,81%) năm
2005 lên 40 ha (6,07%) năm 2007. Tốc độ phát triển bình quân của diện
tích trồng hoa qua 3 năm là 26,22%. Diện tích đất trồng rau màu, đất
19

×