Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

vai trò của phụ nữ trong làng nghề dược liệu ninh hiệp – huyện gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.92 KB, 102 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2008
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Quỳnh Trang


i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành
Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp với đề tài:
“Vai trò của phụ nữ trong làng nghề dược liệu Ninh Hiệp – huyện Gia
Lâm – Hà Nội”.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn – Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội đã tận tình giúp đỡ,
dạy bảo và định hướng cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Minh
Hiền – Bộ môn Phát triển nông thôn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thánh cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các ban ngành, đoàn
thể, các nhân viên, cán bộ và nhân dân huyện Gia Lâm và xã Ninh Hiệp đã
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực tập đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn bè
và người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Thị Quỳnh Trang


ii
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 viii
1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 viii
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 3 viii
1.2.1. Mục tiêu chung 3 viii
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 viii
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 viii
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 viii
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu 3 viii
PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5 ix
2.1. Cơ sở lý luận 5 ix
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các làng nghề 5 ix
2.1.2. Vai trò của các làng nghề và các nhân tố ảnh hưởng tới làng nghề 7 ix
2.1.3. Khái niệm về giới và giới tính 10 ix
2.1.4. Vai trò của phụ nữ trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội và các
nhân tố ảnh hưởng đến vai trò phụ nữ 12 ix
2.1.5. Vai trò của phụ nữ trong làng nghề và trong nông thôn 15 ix
2.2. Cơ sở thực tiễn 16 ix
2.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của các làng nghề Việt Nam 16 ix
2.2.2. Thực trạng về phụ nữ trên thế giới 20 ix
2.2.3. Tình hình chung về phụ nữ ở Việt Nam 21 ix
2.2.4. Thực trạng về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong nông thôn 22 ix
VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 25 ix
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25 ix
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 25 ix
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: 25 ix
3.1.3. Tình hình nghề chế biến dược liệu chung của xã: 30 ix
3.2.Phương pháp nghiên cứu 37 ix
iii

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra 37 ix
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 38 ix
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 39 ix
3.2.4. Nội dung và hệ thống các chỉ tiêu 40 ix
PHẦN THỨ TƯ: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42 ix
4.1. Một số nét chung về địa bàn điều tra và các hộ điều tra 42 ix
4.1.1. Một số nét chung về địa bàn nghiên cứu 42 ix
4.1.2. Thực trạng ở các hộ điều tra 43 ix
4.2. Vai trò của phụ nữ làng nghề dược liệu Ninh Hiệp: 50 ix
4.2.1. Vai trò của phụ nữ trong sản xuất – kinh doanh dược liệu 51 ix
4.2.2. Vai trò của phụ nữ đối với gia đình 64 x
4.2.3. Vai trò của phụ nữ đối với cộng đồng 66 x
4.3. Một số giải pháp nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong
làng nghề dược liệu ở Ninh Hiệp. 71 x
4.3.1. Một số nhận xét chung về vai trò của phụ nữ trong làng nghề dược liệu
Ninh Hiệp 71 x
4.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của phụ nữ trong làng nghề 74 x
4.3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong làng nghề
dược liệu Ninh Hiệp 81 x
PHẦN THỨ NĂM: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84 x
5.1. Kết luận 84 x
5.2. Khuyến nghị 85 x
5.2.1 Đối với nhà nước 85 x
5.2.2 Đối với các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương: 85 x
Bảng 2.1: Tổng số hộ và lao động theo nghề của một số làng nghề chủ yếu tại
huyện Gia Lâm – Hà Nội 8 xi
Bảng 3.1: Tình hình dân số, lao động của xã Ninh Hiệp 3 năm 2005, 2006,
2007 26 xi
Bảng 3.2: Tình hình đất đai xã Ninh Hiệp 3 năm 2005, 2006, 2007 27 xi
iv

Bảng 3.3: Tình hình phát triển kinh tế xã Ninh Hiệp 3 năm 2005, 2006, 2007
28 xi
Bảng 3.4: Tình hình lao động làng dược liệu Ninh Hiệp 3 năm 2005, 2006,
2007 33 xi
Bảng 3.5: Đóng góp của làng dược liệu Ninh Hiệp vào GTSX toàn huyện 3
năm 2005, 2006, 2007 34 xi
Bảng 3.6: Tình hình lao động ở các làng nghề huyện Gia Lâm 35 xi
3 năm 2005, 2006, 2007 35 xi
Bảng 3.7: Tiêu chí phân loại hộ 37 xi
Bảng 3.8: Tổng hợp số mẫu của các hộ điều tra 38 xi
Bảng 4.1:Tình hình lao động xóm 8 42 xi
Bảng 4.2: Tình hình các hộ làm nghề dược liệu Ninh Hiệp 43 xi
3 năm 2005, 2006, 2007 43 xi
Bảng 4.3: Tình hình cơ bản của các cơ sở sản xuất kinh doanh 47 xi
Bảng 4.4: Vốn sản xuất – kinh doanh trong các hộ điều tra 48 xi
Bảng 4.5: Trình độ lao động của trong các hộ điều tra 50 xi
Bảng 4.6: Thực trạng tiếp cận một số nguồn lực chính trong các hộ điều tra 53
xi
Bảng 4.7: Sự tham gia của lao động nữ trong một số công đoạn SXKD chính
55 xi
Bảng 4.8: Sự tham gia của phụ nữ trong việc ra quyết định sản xuất 58 xi
Bảng 4.9: Thăm dò ý kiến về thu nhập của phụ nữ và nam giới trong gia đình
60 xi
Bảng 4.10: Sự tham gia của phụ nữ trong bảo tồn và duy trì làng nghề 64 xii
Bảng 4.11: Thời gian làm nội trợ và nghỉ ngơi trong ngày của phụ nữ 65 xii
Bảng 4.12: Sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức chính quyền và đoàn thể
67 xii
Bảng 4.13: Tham gia các hoạt động chung cộng đồng 68 xii
Bảng 4.14: Phụ nữ hưởng lợi từ cộng đồng 70 xii
v

Bảng 4.15: Tóm tắt sự tham gia của phụ nữ một số công việc ở làng nghề
dược liệu Ninh Hiệp 74 xii
Bảng 4.16: Lịch thời gian trong ngày của phụ nữ 76 xii
Bảng 4.17: Thời gian sử dụng trong ngày của nam giói và phụ nữ trong hộ
điều tra 78 xii
Bảng 4.18: Những khó khăn mà phụ nữ làng nghề thường gặp phải 80 xii
Bảng 4.19: Tóm tắt một số thuận lợi và khó khăn mà phụ nữ làng dược liệu
Ninh Hiệp gặp phải 81 xii
Hộp 3.1: Người dân cho rằng không cần phải học 36 xiii
Hộp 4.1: Ai làm chủ hộ mà chẳng được 44 xiii
Hộp 4.2: Cần gì học nhiều 49 xiii
Hộp 4.3: Thời gian đâu? 52 xiii
Hộp 4.4: Con gái làng Nành thái thuốc khéo lắm 54 xiii
Hộp 4.5: Quyền quyết định 57 xiii
Hộp 4.6: Tâm sự của một cụ lang già 63 xiii
Hộp 4.7: Không khó nhưng không phải ai cũng làm được 64 xiii
Hộp 4.8: Đàn ông làm việc nhà thì còn ra thể thống gì 65 xiii
Hộp 4.9: Cô ấy vất vả quá! 76 xiii
Hình 4.1. Phụ nữ Ninh Hiệp trong công đoạn thái, cắt thuốc 55 xiii
Hình 4.2: Phụ nữ trong công đoạn chế biến thuốc Hà Thủ Ô 56 xiii
Hình 4.3: Phụ nữ trong công đoạn buôn bán dược liệu 56 xiii
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu 3
vi

PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1. Cơ sở lý luận 5
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các làng nghề 5
2.1.2. Vai trò của các làng nghề và các nhân tố ảnh hưởng tới làng nghề 7
2.1.3. Khái niệm về giới và giới tính 10
2.1.4. Vai trò của phụ nữ trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội và các
nhân tố ảnh hưởng đến vai trò phụ nữ 12
2.1.5. Vai trò của phụ nữ trong làng nghề và trong nông thôn 15
2.2. Cơ sở thực tiễn 16
2.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của các làng nghề Việt Nam 16
2.2.2. Thực trạng về phụ nữ trên thế giới 20
2.2.3. Tình hình chung về phụ nữ ở Việt Nam 21
2.2.4. Thực trạng về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong nông thôn 22
VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 25
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 25
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: 25
3.1.3. Tình hình nghề chế biến dược liệu chung của xã: 30
3.2.Phương pháp nghiên cứu 37
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra 37
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 38
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 39
3.2.4. Nội dung và hệ thống các chỉ tiêu 40
PHẦN THỨ TƯ: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1. Một số nét chung về địa bàn điều tra và các hộ điều tra 42
4.1.1. Một số nét chung về địa bàn nghiên cứu 42
4.1.2. Thực trạng ở các hộ điều tra 43
4.2. Vai trò của phụ nữ làng nghề dược liệu Ninh Hiệp: 50
4.2.1. Vai trò của phụ nữ trong sản xuất – kinh doanh dược liệu 51
vii

4.2.1.1. Phụ nữ với việc tiếp cận nguồn lực 51
4.2.1.2. Phụ nữ trong quá trình sản xuất 54
4.2.1.3. Phụ nữ với việc ra quyết định sản xuất – kinh doanh 57
4.2.1.4. Trong việc thụ hưởng 60
4.2.1.5. Phụ nữ với việc bảo tồn làng nghề 62
4.2.2. Vai trò của phụ nữ đối với gia đình 64
4.2.3. Vai trò của phụ nữ đối với cộng đồng 66
4.3. Một số giải pháp nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong
làng nghề dược liệu ở Ninh Hiệp 71
4.3.1. Một số nhận xét chung về vai trò của phụ nữ trong làng nghề dược liệu
Ninh Hiệp 71
4.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của phụ nữ trong làng nghề 74
4.3.2.1. Những thuận lợi 74
4.3.2.2. Những khó khăn 75
4.3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong làng nghề
dược liệu Ninh Hiệp 81
PHẦN THỨ NĂM: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84
5.1. Kết luận 84
5.2. Khuyến nghị 85
5.2.1 Đối với nhà nước 85
5.2.2 Đối với các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương: 85
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu 3
viii

PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1. Cơ sở lý luận 5
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các làng nghề 5
2.1.2. Vai trò của các làng nghề và các nhân tố ảnh hưởng tới làng nghề 7
2.1.3. Khái niệm về giới và giới tính 10
2.1.4. Vai trò của phụ nữ trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội và các
nhân tố ảnh hưởng đến vai trò phụ nữ 12
2.1.5. Vai trò của phụ nữ trong làng nghề và trong nông thôn 15
2.2. Cơ sở thực tiễn 16
2.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của các làng nghề Việt Nam 16
2.2.2. Thực trạng về phụ nữ trên thế giới 20
2.2.3. Tình hình chung về phụ nữ ở Việt Nam 21
2.2.4. Thực trạng về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong nông thôn 22
VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 25
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 25
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: 25
3.1.3. Tình hình nghề chế biến dược liệu chung của xã: 30
3.2.Phương pháp nghiên cứu 37
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra 37
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 38
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 39
3.2.4. Nội dung và hệ thống các chỉ tiêu 40
PHẦN THỨ TƯ: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1. Một số nét chung về địa bàn điều tra và các hộ điều tra 42
4.1.1. Một số nét chung về địa bàn nghiên cứu 42
4.1.2. Thực trạng ở các hộ điều tra 43
4.2. Vai trò của phụ nữ làng nghề dược liệu Ninh Hiệp: 50
4.2.1. Vai trò của phụ nữ trong sản xuất – kinh doanh dược liệu 51
ix

4.2.2. Vai trò của phụ nữ đối với gia đình 64
4.2.3. Vai trò của phụ nữ đối với cộng đồng 66
4.3. Một số giải pháp nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong
làng nghề dược liệu ở Ninh Hiệp 71
4.3.1. Một số nhận xét chung về vai trò của phụ nữ trong làng nghề dược liệu
Ninh Hiệp 71
4.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của phụ nữ trong làng nghề 74
4.3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong làng nghề
dược liệu Ninh Hiệp 81
PHẦN THỨ NĂM: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84
5.1. Kết luận 84
5.2. Khuyến nghị 85
5.2.1 Đối với nhà nước 85
5.2.2 Đối với các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương: 85
x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng số hộ và lao động theo nghề của một số làng nghề chủ yếu tại
huyện Gia Lâm – Hà Nội 8
Bảng 3.1: Tình hình dân số, lao động của xã Ninh Hiệp 3 năm 2005, 2006,
2007 26
Bảng 3.2: Tình hình đất đai xã Ninh Hiệp 3 năm 2005, 2006, 2007 27
Bảng 3.3: Tình hình phát triển kinh tế xã Ninh Hiệp 3 năm 2005, 2006, 2007
28
Bảng 3.4: Tình hình lao động làng dược liệu Ninh Hiệp 3 năm 2005, 2006,
2007 33
Bảng 3.5: Đóng góp của làng dược liệu Ninh Hiệp vào GTSX toàn huyện 3
năm 2005, 2006, 2007 34
Bảng 3.6: Tình hình lao động ở các làng nghề huyện Gia Lâm 35
3 năm 2005, 2006, 2007 35
Bảng 3.7: Tiêu chí phân loại hộ 37

Bảng 3.8: Tổng hợp số mẫu của các hộ điều tra 38
Bảng 4.1:Tình hình lao động xóm 8 42
Bảng 4.2: Tình hình các hộ làm nghề dược liệu Ninh Hiệp 43
3 năm 2005, 2006, 2007 43
Bảng 4.3: Tình hình cơ bản của các cơ sở sản xuất kinh doanh 47
Bảng 4.4: Vốn sản xuất – kinh doanh trong các hộ điều tra 48
Bảng 4.5: Trình độ lao động của trong các hộ điều tra 50
Bảng 4.6: Thực trạng tiếp cận một số nguồn lực chính trong các hộ điều tra.53
Bảng 4.7: Sự tham gia của lao động nữ trong một số công đoạn SXKD chính
55
Bảng 4.8: Sự tham gia của phụ nữ trong việc ra quyết định sản xuất 58
Bảng 4.9: Thăm dò ý kiến về thu nhập của phụ nữ và nam giới trong gia đình
60
xi
Bảng 4.10: Sự tham gia của phụ nữ trong bảo tồn và duy trì làng nghề 64
Bảng 4.11: Thời gian làm nội trợ và nghỉ ngơi trong ngày của phụ nữ 65
Bảng 4.12: Sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức chính quyền và đoàn thể
67
Bảng 4.13: Tham gia các hoạt động chung cộng đồng 68
Bảng 4.14: Phụ nữ hưởng lợi từ cộng đồng 70
Bảng 4.15: Tóm tắt sự tham gia của phụ nữ một số công việc ở làng nghề
dược liệu Ninh Hiệp 74
Bảng 4.16: Lịch thời gian trong ngày của phụ nữ 76
Bảng 4.17: Thời gian sử dụng trong ngày của nam giói và phụ nữ trong hộ
điều tra 78
Bảng 4.18: Những khó khăn mà phụ nữ làng nghề thường gặp phải 80
Bảng 4.19: Tóm tắt một số thuận lợi và khó khăn mà phụ nữ làng dược liệu
Ninh Hiệp gặp phải 81
xii
DANH MỤC HỘP

Hộp 3.1: Người dân cho rằng không cần phải học 36
Hộp 4.1: Ai làm chủ hộ mà chẳng được 44
Hộp 4.2: Cần gì học nhiều 49
Hộp 4.3: Thời gian đâu? 52
Hộp 4.4: Con gái làng Nành thái thuốc khéo lắm 54
Hộp 4.5: Quyền quyết định 57
Hộp 4.6: Tâm sự của một cụ lang già 63
Hộp 4.7: Không khó nhưng không phải ai cũng làm được 64
Hộp 4.8: Đàn ông làm việc nhà thì còn ra thể thống gì 65
Hộp 4.9: Cô ấy vất vả quá! 76
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Phụ nữ Ninh Hiệp trong công đoạn thái, cắt thuốc 55
Hình 4.2: Phụ nữ trong công đoạn chế biến thuốc Hà Thủ Ô 56
Hình 4.3: Phụ nữ trong công đoạn buôn bán dược liệu 56
xiii
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. CC: Cơ cấu
2. CN: Công nghiệp
3. CNH: Công nghiệp hoá
4. ĐVT: Đơn vị tính
5. GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
6. HĐH: Hiện đại hoá
7. HTX: Hợp tác xã
8. KIP (Key important person): Phương pháp phỏng vấn KIP
9. LĐ: Lao động
10. NN: Nông nghiệp
11. PRA (Participatory rural appraisal): Phương pháp đánh giá nhanh nông
thôn có sự cùng tham gia của người dân
12. QĐ – UB: Quyết định uỷ ban
13. SL: Sản lượng

14. SXKD: Sản xuất kinh doanh
15. TB: Trung bình
16. TM – DV: Thương mại dịch vụ
17. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
18. TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
19. UBND: Uỷ Ban Nhân Dân
20. UNDP: Tổ chức phát triển liên hợp quốc
21. USD: Đô la Mỹ
22. WB (World Bank): Ngân hàng thế giới
xiv
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phụ nữ chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Theo thống kê của ban
dân số năm 2005, nam giới là 40,845 triệu người (chiếm 49,14 % tổng dân số
thế giới). Phụ nữ với 42,3 triệu người, chiếm 50,86 % tổng dân số.
(Development Report of UNDP, 2005). Trong đời sống và trong sự phát triển
kinh tế - xã hội, phụ nữ luôn có vai trò quan trọng. Hiện nay, khi phụ nữ và
nam giới đã bình đẳng hơn thì người phụ nữ không chỉ tham gia vào quá
trình sản xuất, mà còn tham gia vào công tác quản lý cộng đồng.
Ở Việt Nam phụ nữ chiếm tới 52 % lực lượng lao động xã hội và 55
% lực lượng trực tiếp sản xuất trong các ngành công, nông, thương nghiệp và
dịch vụ. Là một nước Á Đông, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư
tưởng Nho giáo và Phật giáo, trong đó có tư tưởng “trọng nam, kinh nữ”.
Nhưng Đảng và Nhà nước ta luôn tạo điều kiện cho người phụ nữ tham gia
vào các công tác xã hội, các lĩnh vực kinh tế - chính trị như nam giới. Năm
1483, ngay trong Bộ luật Hồng Đức dưới triều Lê, đã cho phép người phụ nữ
hưởng quyền bình đẳng, quyền ly hôn và quyền không bị xâm hại. Điều 9
của Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam năm 1946 đã nêu rõ rằng: “Phụ
nữ bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh vực”. Điều 24 của Hiến pháp
năm 1959 có ghi: “Phụ nữ được bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh

vực hoạt động - chính trị, kinh tế, văn hoá, trong gia đình và trong xã hội.
Những công việc như nhau cần được trả lương như nhau ”. Ngày nay người
phụ nữ đã tham gia vào tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - chính trị - xã hội
và có những đóng góp quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Trong nông thôn, phụ nữ chiếm số đông trong dân số (51,5%) và lực
lượng lao động (51,86%). (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2008).
Hiện nay, phụ nữ nông thôn không còn tham gia sản xuất nông nghiệp nhiều
mà chuyển sang buôn bán và tham gia vào các nghề tiểu thủ công nghiệp vì
1
những ngành nghề này mang lại thu nhập cao hơn, đặc biệt giúp giải quyết
vấn đề việc làm khi mà diện tích đất nông nghịêp bình quân một lao động
đang giảm dần.
Các làng nghề của Việt Nam ra đời từ rất sớm, sớm nhất ở vùng
Đồng bằng sông Hồng. (Trần Thị Minh Ngọc, 2000). Từ lâu các làng nghề
luôn thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ. Các làng nghề ra đời
giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động đông đảo. Các làng nghề ở
nước ta hiện nay thu hút 11 triệu lao động, chiếm khoảng 30 % lực lượng lao
động nông thôn. (Thông tấn xã Việt Nam, 2008). Các làng nghề ra đời góp
phần thay đổi bộ mặt nông thôn, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, vì vậy
Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương khuyến khích phát triển các ngành
nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhằm đẩy mạnh quá trình CNH -
HĐH nông thôn.
Xã Ninh Hiệp cách trung tâm Hà Nội 18 km (trước đây còn được gọi
là làng Nành), thuộc huyện ngoại thành Gia Lâm, Hà Nội. Ngày nay, người ta
biết đến Ninh Hiệp với nghề buôn vải. Nghề buôn bán vải đã biến Ninh Hiệp
trở nên trù phú và sầm uất, nhưng nó cũng là nguyên nhân làm cho một nghề
truyền thống nổi tiếng ở đây mai một nghiêm trọng. Đó là nghề trồng và chế
biến dược liệu. Nghề trồng và chế biến dược liệu ở Ninh Hiệp đã có từ hàng
trăm năm nay. Hiện nay, ở Ninh Hiệp không trồng cây thuốc nữa mà chỉ buôn
bán và chế biến dược liệu. Cũng như những làng nghề khác, nghề dược liệu ở

Ninh Hiệp sử dụng một số lượng tương đối lớn lao động nữ, trong tất các công
đoạn: sản xuất, chế biến, tiêu thụ và bảo tồn nghề truyền thống.
Trước thực tế đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Vai trò của
phụ nữ trong làng nghề dược liệu ở xã Ninh Hiệp - huyện Gia Lâm – Hà
Nội” với mong muốn tìm hiểu những đặc trưng cũng như những đóng góp
của phụ nữ trong làng nghề này, và thông qua đó đề xuất một số giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao vai trò của người phụ nữ trong các làng nghề nói chung
và làng nghề chế biến dược liệu Ninh Hiệp nói riêng.
2
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong làng nghề dược liệu ở xã Ninh Hiệp -
huyện Gia Lâm – Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm
nâng cao vai trò của phụ nữ trong làng nghề nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá một số cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề và
những vai trò của phụ nữ trong làng nghề.
- Nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong làng nghề dược liệu Ninh
Hiệp - huyện Gia Lâm – Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy và nâng cao vai trò của
phụ nữ trong làng nghề dược liệu Ninh Hiệp.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình sản xuất, phát triển và bảo tồn một làng nghề.
- Phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong làng nghề.
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
Làng nghề dược liệu Ninh Hiệp - Huyện Gia Lâm – Hà Nội.
- Phạm vi thời gian
Để tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong việc phát triển làng nghề dược

liệu Ninh Hiệp - Gia Lâm – Hà Nội, đề tài được thực hiện trong khoảng thời
gian cụ thể sau:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian 3 năm từ 2005 đến 2007.
+ Thông tin sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ
30/2/2008 đến 15/4/2008.
+ Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 10/1/2008 đến
10/5/2008.
3
- Phạm vi nội dung
Trong thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu
vai trò của phụ nữ trong một số công đoạn chính của nghề dược liệu Ninh
Hiệp – Gia Lâm – Hà Nội, so sánh đóng góp của phụ nữ và nam giới đối với
làng nghề này. Trên cơ sở đó, tìm hiểu những khó khăn mà phụ nữ gặp phải
khi tham gia các hoạt động ở làng nghề và đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần hạn chế những khó khăn, trở ngại đang gặp phải.
4
PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các làng nghề
- Khái niệm:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (www.Wikipedia.org, 2007):
“Làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hoặc làng
nghề cổ truyền…, thường được gọi ngắn gọn là làng nghề, là những làng mà
tại đó hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó, nghề của
họ thường có tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng.”
- Một số đặc điểm cơ bản của làng nghề:
● Các làng nghề được sinh ra từ nông thôn
Người làm làng nghề đa số xuất phát là nông dân, sản phẩm của ngành
nghề ban đầu cũng được sản xuất để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời
sống của của nông dân, vì vậy làng nghề thường tồn tại ở nông thôn, gắn bó

chặt chẽ với nông nghiệp.
Ban đầu làng nghề ra đời để giải quyết việc làm cho lao động phụ, lao
động chính lúc nhàn rỗi, người thợ thủ công đồng thời là người nông dân.
Các gia đình nông dân vừa làm ruộng vừa làm nghề. Về sau ở các làng nghề
xuất hiện các hộ làm nghề phi nông nghiệp. Các hộ chuyên làm nghề thủ
công chỉ tham gia sản xuất nông nghiệp ở mức độ nhất định, hộ vẫn giữ đất
nông nghiệp để tự mình trồng hoặc thuê mướn người làm nông nghiệp. Vì
vậy ở các làng nghề vẫn còn một bộ phận ruộng đất sản xuất nông nghiệp và
tồn tại kinh tế nông nghiệp.
● Lao động ở các làng nghề chủ yếu là lao động thủ công đơn giản
Đại đa số lao động làng nghề là lao động thủ công đơn giản đơn. Ngày
nay một số nghề, một số công đoạn đã được cơ giới hoá nhưng đa số công
đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải nhờ đến bàn tay khéo léo và sự tinh
5
xảo của người thợ thủ công. Chính vì vậy mà khi nói đến làng nghề thường
gắn với hình ảnh người nghệ nhân.
Nguồn lao động tại các làng nghề bao gồm: lao động tại chỗ (lao động
trong gia đình, lao động của địa phương) và lao động thuê mướn. Các làng
nghề sử dụng nhiều lao động ngoài độ tuổi là người già và trẻ em. Những
nghề có một số công đoạn đơn giản thu hút lao động trẻ em tham gia (ví dụ:
nghề mây tre đan,…). Một số nghề đòi hỏi kinh nghiệm lại thu hút một lục
lượng không nhỏ lao động ngoài độ tuổi (ví dụ: nghề chế biến dược liệu…).
● Công nghệ sử dụng trong các làng nghề đơn giản, trình độ thấp
Công nghệ, thiết bị máy móc sử dụng trong các làng nghề là những
công nghệ trình độ thấp, chủ yếu sử dụng kỹ thuật thủ công. Trong những
năm gần đây, việc nghiên cứu, cải tiến quy trình công nghệ tại các làng nghề
được quan tâm, ứng dụng nhiều. Nhiều doanh nghiệp, các hợp tác xã, hộ sản
xuất đã chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Nhưng nhìn chung, các làng nghề
dựa trên cơ sở lao động thủ công là chính, máy móc cơ khí chỉ sử dụng ở

một số khâu, một số công đoạn nhất định.
● Các làng nghề xuất phát từ nguồn nguyên liệu tại chỗ
Phần lớn các làng nghề được hình thành do có nguồn nguyên liệu tại
chỗ. Ngày nay do sản xuất mở rộng, một số nghề phải mua nguyên liệu từ
bên ngoài như nghề mộc, nghề chạm khắc gỗ, đúc đồng Một số nghề tận
dụng cả những phế phẩm, phế liệu, phế thải công nghiệp, nông nghiệp và
sinh hoạt để làm nguyên liệu sản xuất như nghề chế biến lông gà vịt, thú nhồi
bông… Một số nghề còn phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài như chỉ thêu,
thuốc nhuộm, thuốc nam, thuốc bắc…
● Hình thức tổ chức chủ yếu là hình thức hộ gia đình
Với quy mô hộ gia đình, các thành viên đều tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh nhưng ở các công việc khác nhau. Một số hộ có thể thuê
thêm lao động bên ngoài theo hình thức thường xuyên hoặc theo thời vụ ở tất
cả các công đoạn hoặc chỉ ở một số công đoạn nhất định.
6
Hiện nay ngoài quy mô hộ gia đình còn xuất hiện nhiều hình thức tổ
chức sản xuất khác như: HTX, công ty TNHH, công ty cổ phần, liên doanh.
Các cơ sở này có thể này có thể vừa sản xuất vừa làm đầu mối thu gom tiêu
thụ sản phẩm. Họ có thể sản xuất ra những loại sản phẩm hoàn chỉnh hoặc
chỉ tham gia một bộ phận hoặc một công đoạn của sản phẩm. Ở nhiều làng
nghề hình này đóng vai trò liên kết các hộ gia đình, thực hiện hợp đồng đặt
hàng với hộ gia đình, giải quyết đầu ra, đầu vào với các thị trường khác nhau.
2.1.2. Vai trò của các làng nghề và các nhân tố ảnh hưởng tới làng nghề
- Vai trò của làng nghề
● Giải quyết việc làm và hạn chế di dân tự do
Năm 2005, trong tổng số lực lượng lao động cả nước là 44.385.000
người, lao động nông thôn là 33.313.000 người, chiếm 75,1%. Mỗi năm đội
ngũ này lại được bổ sung thêm 6,5 vạn người. Tỷ lệ sử dụng thời gian ở nông
thôn năm 1996 của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên đủ 15 tuổi trở lên
trong cả nước là 72,28% và tăng lên 74,16% năm 2000 và năm 2005 là 80,7%.

(Thông tấn xã Việt Nam, 2008)
Năm 2005 có khoảng 2,22 triệu người, tương đương với 0,5 % tổng
lực lượng lao động cả nước di cư tự do từ nông thôn lên thành thị. Đồng bằng
sông Hồng là vùng có tỷ lệ di cư tự do ra thành phố cao nhất, chiếm tới 12,94
%. Tỷ lệ phụ nữ trong đội quân di dân tự do không nhỏ, chiếm 48,85 %.
Trong các phụ nữ di cư thì 43,2 % số người cho rằng di cư vào thành phố do
thu nhập ở nông thôn quá thấp, và 38,5 % cho rằng ở nông thôn thiếu việc
làm. Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn được coi là biện
pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm. (Thông tấn xã Việt Nam, 2008)
Bình quân mỗi hộ gia đình ngành nghề thu hút từ 3 - 5 lao động, mỗi
cơ sở tiểu thủ công nghiệp thu hút thường xuyên từ 25 - 30 lao động. Trong
bối cảnh đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do tốc độ công nghiệp hoá và đô
thị hoá, lao động nông thôn ngày càng thiếu việc làm nghiêm trọng. Việt
Nam hiện có 2.017 làng nghề truyền thống, trong đó có những làng đã hơn
7
100 năm tuổi. Tất cả các làng nghề Việt Nam hiện nay thu hút 11 triệu lao
động chiếm khoảng 30 % lực lượng lao động nông thôn. Có những làng nghề
thường xuyên thu hút trên 60 % lao động của cả làng. Nhờ đó, tỷ lệ thời gian
làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn đạt
khoảng 80 %. (Thông tấn xã Việt Nam, 2008)
Huyện Gia Lâm, một huyện ngoại thành Hà Nội cũng là một khu vực
tập trung khá nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Các làng nghề này là nơi
giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động.
Bảng 2.1: Tổng số hộ và lao động theo nghề của một số làng nghề chủ yếu
tại huyện Gia Lâm – Hà Nội
STT Tên làng nghề Ngành nghề chính
Năm 2006
Số hộ
(hộ)
Số lao động

(người)
1 Bát Tràng Sản xuất gốm sứ 1.245 7.200
2 Kim Lan Sản xuất gốm sứ 392 3.800
3 Ninh Hiệp Chế biến dược liệu 400 1.200
4 Kiêu Kỵ Dát vàng, bạc quỳ, sản
xuất hàng da và giả da.
570 3.250
5 Đình Xuyên Chế biến dược liệu và
sản xuất diêm
79 700
Tổng số 2.686 16.150
( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Gia Lâm)
● Đóng góp đáng kể vào tổng GDP của đất nước
Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam vào cuối năm 1959 các ngành nghề
phi nông nghiệp đạt giá trị sản lượng chiếm 63,7 % tổng giá trị hàng công
nghiệp sản xuất trong nước. Năm 1999, chỉ tính riêng nhóm hàng thủ công mỹ
nghệ gồm cả đồ gia dụng xuất khẩu đạt kim ngạch khoảng 250 triệu USD,
chiếm 2,5 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đến năm 2007, các ngành
nghề phi nông nghiệp đã đạt giá trị sản lượng chiếm 70,2 % tổng giá trị hàng
8
công nghiệp sản xuất trong nước, kim ngạch xuất khẩu đạt 380 USD, chiếm 2,9
%. (Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam, 2007)
● Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn
Ngành nghề phát triển sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá
xây dựng nông thôn mới.
Năm 1996, lao động lâm nông nghiệp chỉ chiếm 69,8 %, công nghiệp
xây dựng chiếm 10,55 % dịch vụ chiếm 19,65 %. Đến năm 2001, số người
làm việc trong các ngành lâm, nông nghiệp chiếm 67,2 %, công nghiệp xây
dựng chiếm 12,6 %, dịch vụ chiếm 20,2 %. Đến 2005 đã tăng lao động công

nghiệp xây dựng lên 17,88 %, dịch vụ lên 25,33 % và nông lâm nghiệp giảm
xuống còn 56,79 %.
Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, là bước
trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông nhỏ lẻ, phân tán lên công nghiệp lớn
hiện đại và đô thị hoá. Làng nghề sẽ tham gia tích cực vào phân công lao động
tại chỗ, tạo sự kết hợp nông nghiệp, công nghiệp có hiệu quả. Do đó ngành nghề
nông thôn có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu
lao động theo hướng công nghiệp hoá, xây dựng nông thôn mới.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới làng nghề
● Thị trường tiêu thụ
Đây là yếu tố quan trọng nhất và có tác động mạnh mẽ nhất khi mà
nền kinh tế chuyển hướng từ hướng sản xuất sang hướng tiêu dùng. Đáp ứng
nhu cầu thị trường là điều kiện để các làng nghề tồn tại và phát triển vì vậy
mà cùng với sự xuất hiện của nhiều làng nghề mới là sự mai một và mất dần
của một số làng nghề truyền thống.
● Vốn sản xuất kinh doanh
Nguồn vốn của các làng nghề chủ yếu là của các hộ gia đình sản
xuất với quy mô nhỏ, nguồn đầu tư vốn của các hộ chủ yếu là vốn tự có.
Từng ngành nghề có quy mô vốn khác nhau. Trong điều kiện sản xuất ngày
9
càng mở rộng thì vốn là yếu tố rất quan trọng. Các công ty và các HTX
thường có điều kiện để đầu tư nhiều vốn mở rộng sản xuất hơn các hộ gia
đình. Vốn được dùng để đầu tư mới, đổi mới công nghệ, thuê nhân công, mở
rộng nhà xưởng, thu mua sản phẩm của hộ gia đình.
● Công nghệ, kỹ thuật
Bí quyết gia truyền là yếu tố quan trọng trong các làng nghề. Bí
quyết được bảo vệ giữ gìn nhằm tạo ra các sản phẩm đặc trưng cho làng nghề
đó. Tuy nhiên, hiện nay do yêu cầu của thị trường và áp lực cạnh tranh thì
bên cạnh yếu tố truyền thống, các làng nghề còn phải nghiên cứu cải tiến quy
trình công nghệ sản xuất, và cơ giới hoá một số công đoạn sản xuất để tăng

năng suất lao động.
● Chính sách
Trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính
sách đổi mới kinh tế nói chung và tạo điều kiện hỗ trợ ngành nghề nói riêng.
Nhiều hội thảo, nhiều cuộc triển lãm lớn đã được tổ chức. Qua đó, người dân
làng nghề có điều kiện giao lưu, giới thiệu sản phẩm của mình cũng như phản
ánh các khó khăn vướng mắc đang gặp phải.
● Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất bao gồm: giao thông, điện, hệ thống
thông tin, hệ thống cấp nước và xử lý rác thải Xây dựng và hoàn thiện cơ
sở hạ tầng nông thôn giúp tất cả các ngành kinh tế ở nông thôn đều có điều
kiện phát triển, trong đó có làng nghề tiểu thủ công nghiệp.
● Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào quan trọng và có tác động không
nhỏ vào quá trình sản xuất. Các làng nghề thường hình thành trên cơ sở nguồn
nguyên liệu sẵn có tại chỗ. Tuy nhiên, sự khai thác quá mức và không có kế
hoạch làm nguồn nguyên liệu tại các làng nghề đang ngày càng cạn kiện. Hiện
nay, nguyên vật liệu đang là một vấn đề khó khăn của các làng nghề.
2.1.3. Khái niệm về giới và giới tính
10
Phụ nữ và giới được phân biệt với nhau bởi hai khía cạnh: khía cạnh
sinh học và khía cạnh xã hội. Khía cạnh sinh học muốn đề cập đến hình dạng,
cấu trúc cơ thể và sinh lý. Khía cạnh xã hội bao gồm việc mô tả tính cách và
ứng xử. Toàn bộ sự khác nhau nêu trên được bao hàm trong hai khái niệm:
giới và giới tính.
● Giới tính (Sex) (Phạm Văn Bước, 2008)
- Giới tính là thuật ngữ chỉ sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh
học. Sự khác biệt này liên quan chủ yếu tới quá trình tái sản xuất nòi giống
(Reproduction).
- Con người mới sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính. Giới tính

thể hiện tính ổn định, bất biến.
● Giới (Gender) (Phạm Văn Bước, 2008)
- Giới là mối quan hệ và tương quan giữa địa vị xã hội của nữ giới và
nam giới trong một bối cảnh cụ thể. Nghĩa là giới nói lên vai trò, trách nhiệm
và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ; bao gồm việc phân công lao
động và phân chia các nguồn lợi ích cá nhân.
- Do được quy định bởi các yếu tố xã hội nên giới và các quan hệ của
giới không giống nhau và không mang tính bất biến.
● Vai trò giới (UNDP Report, 2000)
Vai trò giới là những hành vi được học trong bất cứ một cộng
đồng/xã hội nào hay một nhóm mà quy định những hoạt động, nhiệm vụ và
trách nhiệm cho nam giới và phụ nữ. Vai trò giới bị chi phối bởi độ tuổi, giai
cấp, chủng tộc, dân tộc, tín ngưỡng và bởi môi trường địa lý, kinh tế và chính
trị. Những thay đổi trong vai trò giới thường xảy ra tương ứng với những
thay đổi kinh tế, các điều kiện chính trị và tự nhiên bao gồm cả những hoạt
động phát triển.
Cả nam giới và phụ nữ đóng nhiều vai trò trong xã hội. Vai trò giới
của phụ nữ bao gồm các vai trò tái sản xuất, sản xuất và quản lý cộng đồng,
trong khi vai trò của nam giới bao gồm vai trò sản xuất và hoạt động chính
11

×