Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

vai trò của tái bảo hiểm đối với các doanh nghiệp bảo hiểm việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.02 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
LỚP NH04 - K33

Đề tài số 05:
Giảng viên: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
Nhóm: 1.Nguyễn Công Đan Anh
2. Lê Thị Minh Ân
3. Hồ Hải Quỳnh Châu
4. Vỏ Hoài Nam
5. Ngô Thị Hà Phương
6. Trần Thị Diễm Son
TP Hồ Chí Minh
Tháng 9 năm 2010
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

















TP. HCM, ngày tháng năm 2010
`GVHD ký tên
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
MỤC LỤC
1. Tổng quan về tái bảo hiểm Trang 1
1.1.Định nghĩa Trang 1
1.2.Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm Trang 1
1.3.Sự cần thiết của tái bảo hiểm Trang 4
1.4.Phân loại tái bảo hiểm Trang 4
1.5.Các phương thức tái bảo hiểm Trang 6
2. Vai trò của tái bảo hiểm đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
Trang 9
2.1. Tình hình thị trường tái bảo hiểm Việt Nam Trang 9
2.2. Hoạt động tái bảo hiểm ở Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội
(MIC) Trang 13
3. Một số giải pháp hoàn thiện thị trường
tái bảo hiểm Việt Nam Trang 17
4. Kết luận Trang 18
Trang 3
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
5.
TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM
TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM
1.1 Định nghĩa
Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó một tổ chức bảo hiểm chuyển
cho một tổ chức bảo hiểm khác một phần rủi ro mà anh ta đã chấp nhận
đảm bảo. Hay nói một cách chung và dễ hiểu nhất là: “tái bảo hiểm là bảo
hiểm lại cho bảo hiểm” .
Người được bảo hiểm
Người bảo hiểm gốc

(Người nhượng TBH)
Người tái bảo hiểm
(Người nhận TBH)
Người tái bảo hiểm
(Người nhận chuyển nhượng tái bảo hiểm)
Mối quan hệ trong tái bảo hiểm
Hợp đồng TBH
Hợp đồng chuyển nhượng TBH


1.2. Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm
Như chúng ta đều biết, ngành bảo hiểm không phải là một khái niệm
trùng lặp mà nó mang tính chất giai cấp sâu sắc, vì một mặt bản chất và
nhiệm vụ của nó được xác định qua những trật tư xã hội khác nhau và
quy luật kinh tế cơ bản của xã hội đó, đồng thời mặt khác hoạt động của
nó có tác dụng trở lại đối với sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực
Trang 4
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
lượng sản xuất của xã hội đó. Vì vậy, sự phát triển của ngành bảo hiểm
nói chung và tái bảo hiểm nói riêng đều gắn chặt với sự phát triển của xã
hội và của nền sản xuất hàng hóa.
1.2.1. Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm
Vào giai đoạn cuối cùng của thời đại trung cổ, khi ngành bảo hiểm
bắt đầu phát triển và mở rộng ở châu Âu thì nhu cầu tái bảo hiểm đã xuất
hiện và ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế
TBCN. Trước tiên, nghiệp vụ tái bảo hiểm được tiến hành cho loại hình
bảo hiểm vận chuyển hàng hải, sau này dần dần được mở rộng sang bảo
hiểm cháy, BHNT.
Nước Ý là nước đầu tiên chứng kiến sự ra đời của dịch vụ tái bảo
hiểm. Bản giao ước cổ nhất được biết đến với tính chất pháp lý như một

hợp đồng tái bảo hiểm đã được ký kết tại thành phố Genés vào năm 1370
giữa một bên là hai thương nhân hoạt động với tư cách là nhà tái bảo
hiểm với một bên là đại diện cho một nhà bảo hiểm. Hợp đồng tái bảo
hiểm này được ký kết nhằm đảm bảo dịch vụ bảo hiểm cho các hàng hóa
gửi đi bằng đường biển từ Genés đến Bruges. Sau này với sự phát triển
rộng rãi về những mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các thành phố của
nước Ý và giữa các nước Bắc Âu, đặc biệt là nước Anh dịch vụ tái bảo
hiểm đã phát triển lên một bước. Nhưng sau đó đã xuất hiện nhiều vụ lạm
dụng có tính cách con buôn gây ra nhiều phản ứng chống lại bản chất tái
bảo hiểm. Trong những vụ này các nhà bảo hiểm đã lợi dụng hình thức tái
bảo hiểm để phân tán rủi ro nhưng theo tỷ lệ phí thấp hơn nhiều so với
phí bảo hiểm gốc để kiếm lời. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra
đời đạo luật cấm các hoạt động tái bảo hiểm hàng hải ở nước Anh trong
một thời gian dài từ 1746 đến 1864. Đạo luật này đã vô hình chung tạo
điều kiện thuận lợi cho tổ chức Lloyd’s phát huy ảnh hưởng của mình
bằng cách đồng bảo hiểm và sau 1864 đã nghiễm nhiên trở thành thị
trường tái bảo hiểm quan trọng nhất thế giới. Trong thời gian này các
hình thức tái bảo hiểm khác cũng đã xuất hiện, ví dụ như tái bảo hiểm
cháy… Lúc đầu nghiệp vụ tái bảo hiểm được các công ty bảo hiểm tiến
hành, điều đó có ý nghĩa là họ vừa tiến hành bảo hiểm gốc vừa đồng thời
tiến hành cả tái bảo hiểm. Hình thức tái bảo hiểm duy nhất được sử dụng
đó là hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn cho từng rủi ro riêng lẻ.
1.2.2. Giai đoạn từ giữa thế kỷ thứ 19 đến giữa thế kỷ 20
Giữa thế kỷ thứ 19 nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa đã có
những bước tiến nhảy vọt do áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Quan hệ thương mại giữa các nước được
mở rộng và phát triển mạnh. Do đó, hình thức hợp đồng tái bảo hiểm trao
đổi qua lại giữa các nhà bảo hiểm như trên không còn đáp ứng được nhu
cầu. Điều kiện này dẫn đến sự tất yếu khách quan cho việc thành lập các
Trang 5

Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Năm 1846, tại Kohn (Đức), công ty
tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên đã ra đời lấy tên là công ty Tái bảo
hiểm Kohn. Tiếp theo đó là một số công ty tái bảo hiểm có tên tuổi trên
thị trường thế giới hiện nay cũng đã được thành lập như công ty tái bảo
hiểm Thụy Sĩ (Swiss Re) năm 1863, công ty tái bảo hiểm London
(London Guarantee Reinsurance co.Ltd) năm 1869, công ty tái bảo hiểm
Munich năm 1880.
Trong giai đoạn này, hai cuộc chiến tranh thế giới cùng với các cuộc
khủng hoảng kinh tế và lạm phát tiền tệ đã làm tổn hại lớn đến sự phát
triển của ngành bảo hiểm nói chung và ngành tái bảo hiểm nói riêng. Bị
tổn hại nhiều nhất phải kể đến các công ty tái bảo hiểm Đức. Trong hai
cuộc chiến tranh thế giới này, các giới tư bản độc quyền đã lấy vốn và
quỹ tiền tệ bảo hiểm (trong đó có dự trữ phí của bảo hiểm nhân thọ) của
các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm để chi phí cho chiến tranh. Trong
khi đó các công ty tái bảo hiểm của những nước không bị chiến tranh đe
dọa đã vươn lên, nắm lấy thị trường tái bảo hiểm quốc tế, ví dụ như công
ty tái bảo hiểm Thụy Sĩ đã phát triển lên thành một công ty tái bảo hiểm
đồ sộ. Ngoài ra, trong thời gian này có rất nhiều công ty tái bảo hiểm đã
ra đời nhất là ở Mỹ, Thụy Sĩ.
1.2.3. Giai đoạn sau chiến tranh thế giới lần thứ hai
Giai đoạn này được đặc trưng qua các biến động lớn sau :
 Sự phục hồi nhanh chóng của các công ty tái bảo hiểm của CHLB
Đức: Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, các công ty tái bảo hiểm
Đức đã bị cắt đứt quan hệ với quốc tế và năm 1947 lại bị cấm không
cho hoạt động ở nước ngoài. Nhưng ngay sau khi lệnh cấm này được
bãi bỏ năm 1950 thì các công ty tái bảo hiểm ở CHLB Đức đã nhanh
chóng khôi phục lại địa vị truyền thống của mình và thiết lập các
quan hệ quốc tế rộng rãi. Nhiều công ty tái bảo hiểm mới được thành
lập. Sự thành lập các công ty bảo hiểm nhà nước ở các nước XHCN :

sự kiện này ảnh hưởng lớn đến chiều hướng phát triển của tái bảo
hiểm quốc tế. Các nước XHCN đã tiến hành biện pháp độc quyền về
tái bảo hiểm và hạn chế quan hệ với thị trường tái bảo hiểm tư bản
chủ nghĩa. Đồng thời ở các nước XHCN không tiến hành tái bảo
hiểm cho các loại hình bảo hiểm đối nội.
 Trong những nước chậm phát triển hoặc mới giành được độc lập
những tổ chức độc quyền tái bảo hiểm, cục bộ hay toàn phần đã
được thành lập nhằm bảo vệ lợi ích riêng của họ (Achentina, Braxin,
Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập). Sự kiện này có tác dộng làm thu hẹp
khả năng hoạt động của các công ty tái bảo hiểm quốc tế ở những
nước đó.
 Nhiều công ty tái bảo hiểm mới được thành lập và càng ngày có
nhiều công ty bảo hiểm tiến hành đồng thời dịch vụ tái bảo hiểm. Do
Trang 6
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
đó cuộc cạnh tranh giữa họ ngày càng gay gắt và dưới nhiều hình
thức khác nhau.
 Trong thời gian này, hình thức tái bảo hiểm không theo tỷ lệ là hình
thức tối ưu nhất đáp ứng được nhu cầu đảm bảo của các công ty bảo
hiểm gốc và ngày càng được phổ biến rộng rãi. Điều này làm cho
các nhà tái bảo hiểm, có khó khăn hơn trong việc tính phí phù hợp
với phần rủi ro mà họ phải gánh chịu. Thêm vào đó là khả năng xảy
ra tổn thất ngày càng tăng. Vì vậy, đặc điểm của giai đoạn này là
chiều hướng ngày càng giảm của kết quả kinh doanh nghiệp vụ tái
bảo hiểm thuần túy, nhưng đồng thời chiều hướng ngày càng tăng
của kết quả kinh doanh đầu tư quỹ tiền tệ bảo hiểm thông qua lãi
suất cao.
1.3. Sự cần thiết của tái bảo hiểm
Khi những tai nạn rủi ro của người được bảo hiểm xảy ra liên tục
vượt quá khả năng tài chính của tổ chức bảo hiểm gốc, sẽ gây khó khăn

cho tổ chức đó và có thể đưa đến phá sản. Do vậy nghiệp vụ tái bảo hiểm
ra đời để bảo vệ cho người bảo hiểm.
Có thể thấy sự cần thiết của tái bảo hiểm qua các lý do sau:
1.3.1. An toàn
Khách hàng mua bảo hiểm để giảm bớt lo âu về sự không chắc chắn
của tổn thất. Các tổ chức bảo hiểm cũng tìm kiếm sự an toàn, an tâm và
đạt được những điều này bằng việc tái bảo hiểm.
1.3.2. Góp phần ổn định tỷ lệ bồi thường
Tổ chức bảo hiểm gốc có thể tránh sự biến động trong các khoản chi
bồi thường trong một năm và qua nhiều năm bằng việc tái bảo hiểm.
1.3.3. Tăng cường khả năng nhận bảo hiểm
Tổ chức bảo hiểm có thể có giới hạn về tài chính đối với mức độ rủi
ro mà họ có thể chấp nhận. Ví vậy dịch vụ có thể bị từ chối hoặc chấp
nhận một phần. Bằng cách tái bảo hiểm tổ chức bảo hiểm gốc có khả
năng tăng năng lực của họ để chấp nhận dịch vụ.
1.3.4. Lợi ích vĩ mô
Chi phí rủi ro được dàn chải trong toàn thị trường thế giới. Rủi ro
không chỉ tác động vào một nền kinh tế mà rủi ro của một quốc gia được
san sẻ trên toàn thế giới.
1.4. Phân loại tái bảo hiểm
Căn cứ vào tính chất các loại tái bảo hiểm có các loại hợp đồng tái
bảo hiểm sau:
1.4.1. Tái bảo hiểm tạm thời hay nhiệm ý
Trang 7
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
Đây là loại hợp đồng dùng để giải quyết việc phân tán rủi ro một
cách tạm thời.
Đặc điểm:
Mỗi rủi ro phát sinh muốn được các tổ chức nhận tái bảo hiểm chấp
nhận phải tiến hành một lần thương lượng và như vậy làm phát sinh chi

phí lớn. Điều khoản hợp đồng tái bảo hiểm không nhất thiết thống nhất
với hợp đồng gốc.
Cả tổ chức nhận tái bảo hiểm và tổ chức nhượng tái bảo hiểm đều có
quyền tự do lựa chọn: nhượng hay không nhượng, nhận hay không nhận
rủi ro.
1.4.2. Tái bảo hiểm cố định hay bắt buộc
Hình thức tái bảo hiểm bắt buộc là sự thỏa thuận giữa công ty
nhượng và nhà tái bảo hiểm mà trong đó công ty nhượng tự bắt buộc phải
nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai
bên đã quy định trước trong hợp đồng cho tới một hạn mức trách nhiệm
ngang với số tiền hạn mức tối đa đã được thỏa thuận từ trước. Ngược lại,
nhà tái bảo hiểm cũng tự bắt buộc phải chấp nhận toàn bộ các đơn vị rủi
ro đó. Với hình thức này, công ty nhượng có toàn quyền tự do chấp nhận
và định giá phí bảo hiểm cho những đơn vị rủi ro mà người được bảo
hiểm yêu cầu bảo hiểm và không cần phải tham khảo ý kiến trước của
nhà tái bảo hiểm.Mặt khác, công ty nhượng cũng đơn phương thanh toán
các vụ tổn thất có liên quan đến những rủi ro được bảo hiểm đó với mục
đích bảo vệ quyền lợi chung giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm;
tức là: trong mọi quyết định của mình, công ty nhượng đều phải quan tâm
đến quyền lợi của nhà tái bảo hiểm lẫn quyền lợi của chính mìnhVới hình
thức này, nhà tái bảo hiểm có điều kiện thu được số phí lớn nhất, phù hợp
với nguyên tắc “Quy luật số đông” (law of large numbers) giúp cho nhà
tái bảo hiểm thực hiện được tốt vai trò kinh tế quốc dân của họ về đẩy
mạnh những tiến bộ kỹ thuật của ngành bảo hiểm bằng việc chấp nhận
những rủi ro mới và các dạng bảo hiểm mới.
Đặc điểm:
Có tính chất bắt buộc đối với cả bên nhượng tái bảo hiểm và bên
nhận tái bảo hiểm, không dược từ chối. Trong hình thức tái bảo hiểm bắt
buộc, nhà tái bảo hiểm sẽ hoàn toàn chia sẻ những vận may rủi với công
ty nhượng và sẽ chấp nhận thanh toán cho tổn thất thuộc phạm vi hợp

đồng tái bảo hiểm đã thỏa thuận mà công ty nhượng thay mặt cho họ giải
quyết. Tuy nhiên, nhà tái bảo hiểm sẽ không bị ràng buộc bởi những hành
động hoặc sơ xuất của công ty nhượng mà đi ngược lại với quyền lợi của
họ. Như vậy, hình thức tái bảo hiểm bắt buộc là thỏa ước ràng buộc các
Trang 8
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
bên với nhau một cách chặt chẽ hơn là những dịch vụ bảo hiểm nhượng
theo hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn.
Mang tính chất toàn diện, bao gồm tất cả các loại nghiệp vụ. Mọi
nghiệp vụ tổ chức nhượng tái bảo hiểm nhận tái bảo hiểm trực tiếp từ
những người tham gia bảo hiểm đều có thể thu xếp chào tái bằng một hợp
đồng tái bảo hiểm cố định.
Hợp đồng mang tính chất lâu dài, thời hạn có thể là một năm hoặc là
vô hạn định.
Cả hai bên đều có quyền từ bỏ hợp đồng khi có vấn đề nhưng phải
được thông báo trước ít nhất là 30 ngày.
1.4.3. Tái bảo hiểm mở sẵn hay dự ước
Đây là loại tái bảo hiểm kết hợp giữa tái bảo hiểm tạm thời với tái
bảo hiểm cố định.
Đặc điểm:
Tổ chức nhượng tái bảo hiểm có quyền lựa chọn tùy ý tái bảo hiểm
theo phương thức nào nhưng tổ chức nhận tái bảo hiểm bắt buộc nhận
mọi dịch vụ mà tổ chức nhượng tái bảo hiểm chuyển giao.
Tái bảo hiểm mở sẵn không được áp dụng cho mọi nghiệp vụ tổ
chức nhượng nhận bảo hiểm mà chỉ áp dụng cho một loại nghiệp vụ đặc
biệt. Kỳ hạn của hợp đồng tái bảo hiểm mở sẵn không nhất thiết phải
trùng với kỳ hạn của hợp đồng gốc.
1.5. Các phương thức tái bảo hiểm
1.5.1. Tái bảo hiểm tỷ lệ
a) Định nghĩa

Tái bảo hiểm tỷ lệ là tái bảo hiểm thực hiện việc phân chia rủi ro
theo tỷ lệ trên số tiền bảo hiểm. Người nhận tái bảo hiểm chấp nhận đảm
bảo một tỷ lệ phần trăm xác định trên mỗi rủi ro tính theo số tiền bảo
hiểm, nhận phí bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường cũng theo tỷ lệ
phần trăm này.
b)Phân loại
Dựa vào thời gian và cách thức xác định tỷ lệ phần trăm của mỗi
bên, phương thức tái bảo hiểm được chia làm hai loại:
Tái bảo hiểm số thành:
Phương thức tái bảo hiểm số thành là phương thức tái bảo hiểm mà
mọi quan hệ giữa tổ chức nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo
hiểm đều được phân chia theo tỷ lệ phần trăm cố định, tỷ lệ phần trăm
này được xác định ngay từ khi ký kết hợp đồng. Trong trường hợp tái bảo
Trang 9
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
hiểm số thành, các đơn vị rủi ro được đem tái bảo hiểm theo các phần ấn
định (fixed share), bằng một thỏa ước phân ngạch. Nhà tái bảo hiểm và
công ty nhượng cùng có nghĩa vụ phải đảm bảo tất cả các rủi ro được bảo
hiểm của một nghiệp vụ hay một hạng rủi ro nhất định và nghĩa vụ đó
được phân chia giữa các bên theo một tỷ lệ đồng nhất đã được quy định
bằng thỏa thuận từ trước
Tái bảo hiểm thặng dư
Theo phương thức này trước hết tổ chức nhượng tái bảo hiểm xác
định cho mình một số tiền giữ lại nhất định, ngoài số tiền giữ lại đối với
đơn vị rủi ro, phần vượt quá sẽ được chuyển giao cho các tổ chức nhận tái
bảo hiểm. Trách nhiệm bồi thường giữa các bên sẽ được tính toán trên cơ
sở tỷ lệ giữa số tiền của mỗi bên gánh chịu trên tổng trách nhiệm trong
hợp đồng. Trách nhiệm của mỗi tổ chức nhận tái bảo hiểm được xác định
theo bội số lần mức giữ lại của tổ chức nhượng tái bảo hiểm. Tái bảo
hiểm thặng dư là dạng tái bảo hiểm tỷ lệ cổ xưa và phổ biến nhất. Thông

thường dạng này được sử dụng khi khối lượng dịch vụ gồm nhiều rủi ro
có những số tiền rất chênh lệch được bảo hiểm. Dạng tái bảo hiểm này
giúp công ty nhượng có được sự bù đắp cần thiết cho những rủi ro mà họ
nhận bảo hiểm. Với dạng tái bảo hiểm này, công ty nhượng đảm bảo được
sự cân bằng trong kinh doanh và có thể nhận bảo hiểm cho những rủi ro
có giá trị lớn hơn khả năng tài chính của mình. Tái bảo hiểm mức dôi còn
có ưu điểm là công ty nhượng có điều kiện giữ lại một khối lượng kim
ngạch bảo hiểm lớn và do đó có mức phí thu nhập lớn không cần phải tái
bảo hiểm. Trong dạng tái bảo hiểm này, công ty nhượng chỉ phải đem tái
bảo hiểm những đơn vị rủi ro mà có giá trị bảo hiểm vượt quá khả năng
giữ lại đã ấn định và mức tái bảo hiểm chỉ là phần chênh lệch giữa giá trị
của rủi ro đó và MGL của công ty nhượng.
1.5.2. Tái bảo hiểm không tỷ lệ (proportional reinsurance)
a) Định nghĩa
Phương thức tái bảo hiểm không tỷ lệ là phương thức tái bảo hiểm
mà việc phân chia trách nhiệm giữa tổ chức nhượng tái bảo hiểm và nhận
tái bảo hiểm được dựa trên cơ sở số tiền bồi thường tổn thất.
b) Phân loại
Phương thức tái bảo hiểm này bao gồm hai phương thức cụ thể:
Tái bảo hiểm vượt mức tổn thất: Theo phương thức này tổ chức
nhượng tái bảo hiểm giữ lại cho mình một số tiền bồi thường nhất định.
Phần thiệt hại vượt quá số tiền giữ lại đó sẽ được chuyển cho các tổ chức
nhận tái bảo hiểm. Việc phân chia trách nhiệm giữa công ty nhượng tái
bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm giống như việc phân chia trách
nhiệm trong phương thức tái bảo hiểm thặng dư, chỉ khác ở chỗ tái bảo
Trang 10
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
hiểm thặng dư dựa vào số tiền bảo hiểm, còn tái bảo hiểm vượt mức bồi
thường dựa vào số tiền bồi thường.
Trách nhiệm của tổ chức nhận tái bảo hiểm được xếp theo các lớp.

Tổ chức nhận tái bảo hiểm nhận bảo hiểm lớp nào thì khi tổn thất xảy ra
sẽ bồi thường theo lớp đó.
Tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất: Theo phương thức này tổ chức
nhượng tái bảo hiểm chỉ có trách hiệm bồi thường trong trường hợp kết
quả toàn bộ nghiệp vụ của tổ chức nhượng tái bảo hiểm có tỷ lệ bồi
thường nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ bồi thường nhất định. Phần tỷ lệ bồi
thường thực tế vượt quá tỷ lệ bồi thường giữ lại được tổ chức nhượng tái
bảo hiểm chuyển giao cho các tổ chức nhận tái bảo hiểm.
Phí bảo hiểm trả cho tổ chức nhận tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn
thất thường được tính dựa trên cơ sở số liệu thống kê tình hình tổn thất
trong 10 năm trước đó để tính ra tỷ lệ tổn thất bình quân một năm, cộng
thêm hệ số an toàn và những chi phí liên quan đến hợp đồng.
Trang 11
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
2.
VAI TRÒ CỦA TÁI BẢO HIỂM ĐỐI VỚI CÁC DOANH
VAI TRÒ CỦA TÁI BẢO HIỂM ĐỐI VỚI CÁC DOANH


NGHIỆP BẢO HIỂM VIỆT NAM.
NGHIỆP BẢO HIỂM VIỆT NAM.
Hoạt động tái bảo hiểm hiện chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực bảo hiểm
phi nhân thọ, khu vực có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước tham
gia. Hoạt động tái bảo hiểm có vai trò rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp này, hoạt động này đảm bảo cho các doanh nghiệp nhỏ, mới ra đời
tồn tại và phát triển bền vững. Có được như vậy là nhờ những yếu tố sau:
• Các doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập thường chưa có kinh
nghiệm quản lí rủi ro nhưng với tái bảo hiểm, các doanh nghiệp
này có thể chia sẻ rủi ro với các doanh nghiệp lớn khác.
• Các doanh nghiệp này có số vốn ban đầu không lớn. Do đó, hoạt

động tái bảo hiểm sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng nhận các hợp
đồng có giá trị lớn, đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp, đồng
thời tránh tình trạng từ chối các hợp đồng có lợi do năng lực tài
chính không đảm bảo.
• Tái bảo hiểm đảm bảo khả năng chỉ trả các thiệt hại lớn, đồng loạt
đòi hỏi phí bồi thường cao. Điều này giúp các doanh nghiệp nhỏ
không bị phá sản…
2.1 Tình hình thị trường tái bảo hiểm Việt Nam
Kể từ khi quy định các doanh nghiệp buộc phải tái ít nhất 20% qua
Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) bị bãi bỏ đã khiến
cho lĩnh vực này trở nên cạnh tranh hơn. Không chỉ nhận/nhượng tái
trong nước, một số doanh nghiệp bảo hiểm đã mạnh dạn nhận/nhượng tái
từ thị trường bảo hiểm nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ đang tích cực tăng vốn với mục tiêu nâng tỷ lệ giữ lại và mở
rộng họat động kinh doanh tái bảo hiểm. Tuy nhiên, hoạt động này cũng
đặt ra không ít vấn đề cần chấn chỉnh kịp thời.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, năm 2009, phí bảo hiểm giữ lại của thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ là 9.366 tỷ đồng, chiếm 68,5% phí bảo
hiểm gốc, tăng 1,5% so với tỷ lệ phí bảo hiểm giữ lại năm 2008. Phí
nhượng tái toàn thị trường năm 2009 đạt 4.302 tỷ đồng, trong đó phí tái
trong nước khoảng 1.937 tỷ đồng và phần lớn được tái qua Vinare.
Theo đánh giá của Vinare, sở dĩ hoạt động tái bảo hiểm năm 2009
sôi động là do kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng khá tốt (5,32%), cho dù
khủng hoảng kinh tế thế giới chưa chấm dứt. Đây là cơ sở để thị trường
bảo hiểm tiếp tục phát triển mạnh mẽ (phi nhân thọ tăng 21%). Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp bảo hiểm đã linh hoạt hơn trong việc tái bảo hiểm
trên cơ sở phân tích đánh giá rủi ro các mảng nghiệp vụ. Sau đây là bảng
số liệu về tình hình tái bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm Việt Nam trong
năm 2009.
Trang 12

Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
TT
Nghiệp vụ bảo hiểm
lines of Insurance
Phí bảo
hiểm gốc
Direct
insur.
premium
Nhận
TBH
trong
nước.
Domestic
reinsur
.assumed
Nhận TBH
ngoài
nước.
Overseas
reinsur.
assumed
1 2 3 4
Trang 13
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
1
BH sức khỏe và tai nạn con người/
Personal Accident,Heath Insurance 1,960,336 10,156
2
BH hàng hóa vận chuyển/

Insurance of good transported 953,095 94,201 11,836
3 BH hàng không/Aviation Insurance 435,192 17,069 4,130
4 BH xe cơ giới/ Motor Vehicle Insurance 4,375,229 30,778 1,788
5
Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài
sản/Fire,Explosion
and property all risk Insurance. 1,164,542 126,935 70,449
5.1 BH cháy nổ/Fire and Explosion Insurance 181,534 2,223
5.2 BH mọi rủi ro tài sản khác 983,008 124,712 70,449
6
BH gián đoạn kinh doanh/Business
Interruption
Insurance 25,303 4,281 1,074
7
BH thân tàu và TNDS chủ tàu/ Hull and
P&I Insurance 1,544,809 222,952 24,075
8
BH trách nhiệm chung/Public liability
insurance 314,291 26,932 2,887
9 BH nông nghiệp /Agricultural insurance 1,701
10
BH tín dụng và rủi ro tài chính/Credit &
financial risk
insurance 7,590 1,098
11
BH tài sản và thiệt hại/Property &
Casualty Insurance 2,861,873 286,546 62,260
Bao gồm/Including
11.1 BH XDLĐ/Car & EAR insurance 1,572,407 202,850 17,228
11.2

BH máy móc thiết bị/Machinary
breakdown insurance 62,432 6,298
11.3
BH thiết bị điện tử/Electronic equipment
insurance 92,335 834
11.4 BH dầu khí/Oil & gas insurance 755,862 33,779 17,508
11.5 Các nghiệp vụ bảo hiểm khác/Others 378,837 42,785 27,482
12 Tổng(Total) 13,643,961 820,948 178,823
Đơn vị: 1.000.000 VNĐ
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Trang 14
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
Hiện nay, mỗi DN bảo hiểm chỉ được phép bảo hiểm cho một đối
tượng được bảo hiểm (tài sản, trách nhiệm), với số tiền bảo hiểm tối đa là
10% vốn chủ sở hữu và được gọi là mức giữ lại. Phần vượt quá, các DN
bảo hiểm phải đồng bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm cho các DN bảo hiểm
khác. Với vốn pháp định đối với DN bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ
đồng thì mức giữ lại tối đa là 30 tỷ đồng, nhưng thực tế trên thị trường
bảo hiểm, các DN bảo hiểm chỉ xây dựng mức giữ lại tối đa là 400.000
USD đến 1.000.000 USD, tương đương với 8 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng như
chương trình tái bảo hiểm của từng DN bảo hiểm đã báo cáo Bộ Tài
chính. Tuy nhiên, các DN bảo hiểm vẫn chấp nhận bảo hiểm cho đối
tượng bảo hiểm với giá trị lớn hơn mức giữ lại, thậm chí có giá trị hàng
ngàn tỷ đồng nhưng ngay sau đó phải chia sẻ rủi ro thông qua đồng bảo
hiểm và tái bảo hiểm.
Bên cạnh đó, thị trường tái bảo hiểm Việt Nam còn có nét đặc trưng
riêng, đó là các DN bảo hiểm trong nước hợp tác với nhau trong khâu tái
bảo hiểm trong nước, có nghĩa là ưu tiên tái bảo hiểm cho các DN bảo
hiểm trong nước trước, sau đó phần vượt quá mới tái ra thị trường nước
ngoài. Ngay tái bảo hiểm ra nước ngoài, các DN bảo hiểm trong nước

cũng lựa chọn các công ty tái bảo hiểm có uy tín trên thị trường quốc tế
đạt tiêu chuẩn xếp hạng BBB trở lên (theo quy định của Luật Kinh doanh
bảo hiểm) như Munich Re, Swiss Re. Chính đặc trưng này đã nâng cao
hiệu quả hoạt động của hoạt động tái bảo hiểm tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện có không ít thách thức có thể ảnh hưởng đến hiệu
quả của nghiệp vụ tái bảo hiểm. Do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn
cầu, nhà nhận tái bảo hiểm sẽ thận trọng, thắt chặt điều kiện và thu phí
cao hơn. Khó khăn trong việc thu xếp tái bảo hiểm do cạnh tranh về phí,
điều kiện bảo hiểm trong nước, về dịch vụ với nhà tái bảo hiểm và môi
giới nước ngoài. Trong khi đó, xu hướng tổn thất tiếp tục gia tăng làm
giảm lợi tức nghiệp vụ, môi trường đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ngoài các nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân từ chính các
doanh nghiệp bảo hiểm làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của
hoạt động tái bảo hiểm. Năm 2010 được xác định là năm cạnh tranh quyết
liệt ở tất cả các dịch vụ bảo hiểm, trong đó có tái bảo hiểm. Hiệu quả kinh
doanh bảo hiểm là vấn đề đáng lo ngại (chi phí, tỷ lệ bồi thường tăng, phí
bảo hiểm giảm và điều kiện bảo hiểm mở rộng) khi các doanh nghiệp đẩy
mạnh doanh thu phí, mở rộng điều kiện bảo hiểm. Việc giảm phí dẫn đến
tình trạng các doanh nghiệp bảo hiểm khó chuyển tái bảo hiểm ra nước
ngoài, các doanh nghiệp trong nước chia sẻ dịch vụ với điều kiện và phí
bảo hiểm không thuận lợi hơn so với chuyển tái bảo hiểm ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, mức giữ lại trên một đơn vị rủi ro của một số doanh nghiệp
vượt quá quy định (10% nguồn vốn chủ sở hữu). Vẫn có doanh nghiệp
bảo hiểm không xây dựng chương trình tái bảo hiểm và xem xét, đánh
Trang 15
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
giá, điều chỉnh chương trình tái bảo hiểm định kỳ hàng năm, không ban
hành quy trình, hướng dẫn nội bộ về tái bảo hiểm theo quy định.
Hiện nay, có một số công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm trên mức
được giữ lại và thực hiện tái lại phần giữ lại vượt mức (Retrosession) cho

các công ty bảo hiểm khác. Việc làm này không đúng luật, vì hoạt động
tái lại tạo ra một rủi ro mới (nếu công ty bảo hiểm nhận tái lại không có
khả năng trả bồi thường thì công ty tái lại phải chịu trách nhiệm) nhưng
không có vốn đảm bảo. Hay nói cách khác, công ty bảo hiểm này kinh
doanh tái bảo hiểm mà không cần vốn và giấy phép. Mặt khác, việc vừa
thực hiện tái bảo hiểm lần đầu (sơ cấp) mà công ty tái bảo hiểm chuyên
nghiệp không thực hiện, vừa thực hiện tái lại (thứ cấp) là nhiệm vụ chính
của công ty tái bảo hiểm, sẽ dẫn đến nhiều rủi ro về quản lý rủi ro do hiện
tượng nhận trùng như đã nêu ở trên, nếu bộ phận tái bảo hiểm của công ty
không thật chuyên nghiệp như một công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp.
Việc này chỉ thực hiện được khi được Bộ Tài chính kiểm tra và cấp giấy
phép hoạt động tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Hoạt động tái lại của các
công ty bảo hiểm chưa nhiều và còn nhỏ. Tuy nhiên, trong tình hình kinh
doanh bảo hiểm gặp khó khăn như hiện nay, xu hướng này có thể sẽ được
bành trướng và chính là một nguy cơ tiềm ẩn.
2.2. Hoạt động tái bảo hiểm ở Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội
(MIC).
2.3.1 Giới thiệu công ty.
Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội được thành lập vào ngày
8/10/2007 với vốn điều lệ là 300 tỷ VNĐ.
 Hoạt động chính của công ty là kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ
bao gồm các nghiệp vụ về bảo hiểm gốc, tái bảo hiểm, đầu tư tài chính và
các hoạt động khác theo quy định của Pháp luật.
 Công ty đã bảo hiểm được một số những công trình trọng điểm, có giá trị
hàng nghìn tỷ đồng như: đường tuần tra biên giới, đường Đông Trường
Sơn, các dự án thủy điện, cầu đường, khu đô thị, đội tàu viễn dương và
các lô hàng nhập khẩu với giá trị kinh tế lớn cho một số đối tác khách
hàng lớn như Ban Quản lý dự án 40, 47, Tổng công ty Xăng dầu Quân
đội, Tồng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng công ty xây dựng
319, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty Tân Cảng, Công ty Ba

Son, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Cục xe máy Trong lĩnh vực quốc
phòng, bên cạnh các sản phẩm thông thường, Công ty đã nghiên cứu và
cung cấp một số sản phẩm mang tính đặc thù cho lực lượng vũ trang như
sản phẩm “ Bảo hiểm tai nạn quân nhân”.
Trang 16
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
 So với các “đại gia” trong làng bảo hiểm phi nhân thọ, MIC còn khá non
trẻ với hơn 2 năm hoạt động, nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty lại khá khả quan.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2008-2009:
(Đvt: VNĐ) Năm 2008 Năm 2009
Tổng doanh thu 223.146.946.977 204.720.264.500
Lợi nhuận sau
thuế
573.919.851 36.909.768.890
(Nguồn www.mic.vn)
2.3.2 Tầm quan trọng của hoạt động tái bảo hiểm đối với công
ty.
Để minh họa ta lấy sự kiện ngày 9/4/2010 MIC ký hợp đồng bảo
hiểm công trình xây dựng và ban quản lý dự án giao thông Bắc Cạn bảo
hiểm cho 24 gói thầu : từ gói thầu số 15 đến gói thầu số 38 thuộc dự án
cải tạo, nâng cấp quốc lộ 3B đoạn Xuất Hóa- cửa khẩu Pô Mã (đoạn
tuyến thuộc địa phận Bắc Cạn. Giá trị tham gia bảo hiểm hơn 1.255 tỷ
VNĐ. Với giá trị hợp đồng bảo hiểm lớn như vậy, để đảm bảo an toàn tài
chính MIC đã ký hợp đồng nhượng tái bảo hiểm cho các nhà nhận tái bảo
hiểm uy tín hàng đầu thế giới, có hệ số tín nhiệm cao như Munich Re
(Đức), CCR (Pháp), Asia Capital Re…
 Việc nhượng tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm khác đã giúp cho
MIC tăng năng lực tài chính để chấp nhận các dịch vụ với số tiền bảo
hiểm lớn gấp nhiều lần so với khả năng tài chính của công ty thay vì từ

chối hoặc chỉ chấp nhận một phần dịch vụ đó. Từ đó giúp tăng doanh thu
bảo hiểm cho công ty.
 Mặt khác, các công ty bảo hiểm mới thành lập như MIC thường chưa có
tích lũy cho quỹ dự phòng nghiệp vụ, nên chỉ cần một vụ tổn thất lớn xảy
ra thì có thể khiến cho cả công ty lẫn khách hàng bị phá sản. Nên việc
nhượng tái không những đảm bảo an toàn tài chính cho công ty mà còn
đảm bảo an toàn cho khách hàng tham gia bảo hiểm MIC khi không may
xảy ra các sự cố bảo hiểm. Đây cũng chính là lý do chủ yếu mà các công
ty bảo hiểm khác không riêng MIC tái bảo hiểm: san sẻ chi phí rủi ro.
Trang 17
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
Người được bảo hiểm
Công ty bảo hiểm gốc (phần giữ lại)
A
(a%)
B
(b%)
C
(c%)
Người được bảo hiểm
Công ty bảo hiểm gốc (phần giữ lại)
A
(a%)
B
(b%)
C
(c%)
Rủi ro
Rủi Rủi
ro ro

 Phí thu được vào lúc ký kết hợp đồng, nhưng những thiệt hại lại xảy
ra sau này nên công ty có thể đầu tư vốn của mình. Tuy nhiên, việc
đầu tư vốn vào các tài sản tài chính như tín phiếu, cổ phiếu, bất động
sản…rất khó luân chuyển nhanh. Nhờ có tái bảo hiểm, MIC có thể
giữ lại khoản tiền lớn hơn nhiều để đầu tư, tăng doanh thu hoạt động
tài chính cho công ty, là phần chiếm không nhỏ trong tỷ trọng doanh
Trang 18
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
thu toàn công ty (chiếm 22% tổng doanh thu toàn công ty năm
2008).
(Đvt: tỷ VNĐ) Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu hoạt
động tài chính
48.407.560.951 -
Tổng doanh thu 223.146.946.977 204.720.264.500
(Nguồn: www.mic.vn)
Thực tế trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện nay, chỉ
có khoảng 50% doanh nghiệp có lãi từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm
gốc, các doanh nghiệp còn lại hầu như chỉ lấy thu nhập từ hoạt động đầu
tư bù lỗ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nhất là ở các công ty nhỏ
mới thành lập, để đáp ứng yêu cầu chiếm lĩnh thị phần và có được nguồn
khách hàng ban đầu, một số doanh nghiệp buộc phải lựa chọn biện pháp
cạnh tranh bằng cách hạ phí. Các doanh nghiệp bảo hiểm tự cắt đi các
phần chi phí hoạt động của mình và coi như không có lợi nhuận. Họ đơn
giản chỉ nhằm giành được hợp đồng, có doanh thu.
 Ngoài việc trao đổi dịch vụ với thị trường bảo hiểm trong nước, MIC đã
xúc tiến nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài nhằm mở rộng thị
trường và khẳng định sự hiện diện của công ty trên thị trường bảo hiểm
thế giới, nâng cao uy tín của công ty. Điều này mang đến sự ủng hộ tài
chính cho MIC do việc nhận hoa hồng tái bảo hiểm cao hơn chi phí thu

được và chi phí quản lý của công ty thông thường vào lúc ký kết.
Tuy nhiên, chúng ta đều biết, ngoại tệ là vấn đề khó khăn chung của
cả nước với tình trạng nhập siêu khá cao như hiện nay. Trong khi đó MIC
tái bảo hiểm ra nước ngoài cũng như đảm bảo bồi thường bằng ngoại tệ
cho các doanh nghiệp có nhu cầu nhận tiền bồi thường bằng ngoại tệ như
các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, các doanh nghiệp mà hoạt động của
họ gắn liền với bên ngoài như xuất nhập khẩu, tàu biển, hàng không, dầu
khí, các doanh nghiệp mà tài sản của họ, Việt Nam không sản xuất được
sẽ gặp nhiều bất lợi vì ngoại tệ tái ra nước ngoài luôn nhiều hơn tiền bồi
thường thu về, vì phải đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho các công ty tái bảo
hiểm. Các công ty trong nước thì hầu như trả bằng VND. Đối với những
dự án, dịch vụ lớn có thể bảo hiểm bằng ngoại tệ, vì rủi ro lớn và tính
chất phức tạp nên phần lớn ngoại tệ được chuyển cho các nhà tái bảo
hiểm để họ đảm nhận rủi ro đó. Để có ngoại tệ tái bảo hiểm, công ty có
thể mua ngoại tệ từ ngân hàng, mà việc này không hề dễ dàng. Thậm chí
có một số công ty phải mua qua thị trường tự do. Chênh lệch tỷ giá là một
tổn thất không nhỏ của hoạt động tái bảo hiểm. Đối với những dịch vụ
bảo hiểm có thể thu được ngoại tệ (nhận tái bảo hiểm…) thì phải bán cho
Trang 19
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
ngân hàng, nhưng khi cần mua lại để tái bảo hiểm thì hết sức khó khăn.
Chính vì vậy, việc xúc tiến trao đổi tái bảo hiểm với các công ty bảo hiểm
nước ngoài giúp tăng thu ngoại tệ cho MIC vì khi chuyển quyền tái cho
đối tác, công ty cũng có quyền yêu cầu đối tác tái lại, hơn nữa việc hiểu
đối tác giúp cho việc đánh giá rủi ro chính xác hơn.
 Nhờ mối quan hệ hợp tác tái bảo hiểm đa dạng với nhiều công ty tái bảo
hiểm uy tín trên thế giới, đảm bảo cho khả năng tài chính của công ty
trong nhiều lãnh vực bảo hiểm ( cơ giới, hàng không, tàu biển…) nên
MIC có khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm cạnh tranh nhất trên thị
trường bảo hiểm hiện nay.

Tóm lại, tái bảo hiểm một mặt tăng khả năng tài chính còn giới hạn
cho các công ty nhỏ, mặt khác nâng cao uy tín, tăng khả năng cạnh tranh,
cân đối doanh thu-chi phí, cân đối ngoại tệ giúp cho các công ty bảo hiểm
nhỏ mới thành lập như MIC tồn tại và phát triển trong thị trường bảo
hiểm còn khá non trẻ đầy cạnh tranh như Việt Nam.
Trang 20
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG TÁI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG TÁI


BẢO HIỂM VIỆT NAM.
BẢO HIỂM VIỆT NAM.
 Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh
doanh bảo hiểm và các hoạt động tài chính có liên quan. Phát hiện và kịp
thời ngăn chặn từ xa sự đổ vỡ có tính dây chuyền giữa các ngành bảo
hiểm - ngân hàng - chứng khoán - kinh doanh bất động sản. Bởi lẽ, mỗi
ngành cũng như sự liên kết giữa các ngành này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro
không lường trước được.
 Tiếp tục hoàn thiện và ban hành mới các văn bản pháp luật về kinh doanh
bảo hiểm, tạo khung pháp lý minh bạch để thị trường tái bảo hiểm phát
triển lành mạnh, an toàn và ổn định, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là Luật
sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm. Đưa ra mức phí tối thiểu,
doanh nghiệp sẽ không thể hạ thấp hơn thế, một mặt đảm bảo doanh
nghiệp không bị phá sản, mặt khác đảm bảo quyền lợi khách hàng; yêu
cầu lập quỹ dự phòng bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi khách hàng.
 Tăng cường công tác thông tin, cảnh báo kinh tế và quan hệ công chúng.
Thường xuyên cập nhật thông tin trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh
vực bảo hiểm và tái bảo hiểm, liên quan đến các tập đoàn, các doanh

nghiệp bảo hiểm trên thế giới mà các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
có quan hệ với họ trong hoạt động tái bảo hiểm. Theo dõi chặt chẽ diễn
biến của thị trường bảo hiểm thế giới và khu vực để có những đánh giá và
nhận định đúng tình hình, từ đó đưa ra những quyết sách kịp thời và thích
hợp.
 Xây dựng và thực hiện một cơ chế phối hợp để bồi dưỡng, đào tạo và đào
tạo lại nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm. Đó là cơ chế “đào tạo
theo nhu cầu xã hội” với sự tham gia của các trường đại học, các học
viện, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm. Việc
thực hiện liên kết đào tạo theo cơ chế này sẽ giúp thị trường bảo hiểm
nước ta cả trước mắt, cũng như lâu dài, có một đội ngũ những người lao
động trẻ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tay nghề cao đáp ứng yêu
cầu hội nhập và có thể giúp các doanh nghiệp bảo hiểm đứng vững được
trong những lúc khó khăn.
 Các doanh nghiệp bảo hiểm vừa mới thành lập hoặc có quy mô nhỏ rất
thiếu khách hàng, và yếu về tái chính. Do đó, Hiệp hội bảo hiểm Việt
Nam cần làm cầu nối giữa các doanh nghiệp này với các doanh nghiệp
hiện có trong ngành để xúc tiến hoạt động tái bảo hiểm nhằm giúp các
doanh nghiệp vừa mới thành lập hoặc có quy mô nhỏ có thể tiếp nhận
nhiều hợp đồng bảo hiểm.
Trang 21
Môn học: Nguyên lý và thực hành bảo hiểm Đề tài số 05
4.
KẾT LUẬN.
KẾT LUẬN.
Tuy hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã xuất hiện nhưng
biểu hiện không lành mạnh trong cạnh tranh như hạ phí bảo hiểm đến
mức phi kỹ thuật vì phí thấp không đồng nghĩa với việc có chất lượng
dịch vụ khách hàng tốt, cũng như không đảm bảo có chương trình tái bảo
hiểm an toàn để đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong

trường hợp xảy ra tổn thất lớn; bên cạnh đó, còn có xu hướng các dịch vụ
xấu được chuyển tái bảo hiểm cho thị trường trong nước với điều kiện
bảo hiểm và giá không thuận lợi hơn so với chuyển tái bảo hiểm ra nước
ngoài ngày càng phổ biến… nhưng không thể phủ nhận vai trò của tái bảo
hiểm đối với sự tồn tại và phát triển của các công ty bảo hiểm, nhất là
những công ty nhỏ mới thành lập.
Do vậy, chúng ta cần phải nâng cao trình độ của bộ phận tái bảo
hiểm và mở rộng hiểu biết thị trường nước ngoài, trước hết là thị trường
châu Á, để có thể tự tin nhận tái bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm nước
ngoài. Cũng phải nghĩ đến việc mở các chi nhánh ở nước ngoài để dàn
mỏng rủi ro, tăng thu nhập và cân đối ngoại tệ. Để làm được việc này, cần
phải sắp xếp, sáp nhập các doanh nghiệp bảo hiểm để tăng chất lượng cán
bộ bảo hiểm, tăng vốn và có chiến lược kinh doanh rõ ràng. Có thể thành
lập thêm một vài công ty tái bảo hiểm để nhận dịch vụ tái từ các công ty
bảo hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài, vì các công ty tái bảo hiểm nước
ngoài chỉ tái cho các công ty tái bảo hiểm, họ không tái cho các công ty
bảo hiểm do không kiểm soát được dịch vụ của các đơn vị này.

Trang 22

×