Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động marketing hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.75 KB, 6 trang )

Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động marketing hiện đại
Đã có vô số những tấm gương thành công trong việc sử dụng các công cụ
truyền thông xã hội từ khâu săn tuyển nhân sự đến khâu các doanh nghiệp giới
thiệu các sản phẩm mới, cũng như những công ty danh tiếng trong top Fortune 500
muốn sử dụng các công cụ trên nhằm làm mạnh thêm thương hiệu của mình.
Vai trò của truyền thông xã hội trong quá trình marketing chính là sử dụng
nó như một kênh giao tiếp để truyền đạt thông tin, giúp cho bạn có thể dễ dàng
tiếp cận được các đối tượng quan tâm đến các sản phẩm của bạn, và góp phần làm
cho các sản phẩm và công ty của bạn được biết đến bởi các khách hàng tiềm năng:
1. Mạng xã hội giúp mở rộng mạng lưới thị trường hiệu quả:
Chúng ta có thể xem xét một ví dụ về việc tăng thêm khách hàng một cách
nhanh chóng nhờ sử dụng mạng xã hội trong marketing. Đó là việc chuỗi cửa hàng
bánh pizza Papa John đã có thêm 148.000 người hâm mộ (fan) thông qua chiến
dịch tiếp thị trên Facebook, một trong các mạng xã hội lớn nhất hiện nay. Trong
chiến dịch tiếp thị này, Papa John đã miễn phí một chiếc bánh pizza nhỏ cho
những ai đăng ký là fan của họ trên Facebook. Chiến dịch này đã giúp họ có thêm
hàng nghìn khách hàng và tăng lưu lượng truy cập tới 253%. Hiện nay, Papa John
đã có trên 300.000 fan trên Facebook và hy vọng sẽ đạt mức 1 triệu vào cuối năm
nay.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện nay người tiêu dùng có xu hướng
sử dụng ngày càng ít các phương tiện truyền thông truyền thống. Các quảng cáo
trên TV, đài, báo ngày càng kém thu hút người xem. Thay vào đó, việc sử dụng
mạng xã hội ngày càng tăng mạnh trên phạm vi toàn thế giới.
Mặt khác, nhờ tốc độ lan truyền nhanh chóng mặt với cấp số nhân, việc sử
dụng viral marketing( marketing lan truyền) qua mạng xã hội sẽ giúp các doanh
nghiệp thu được hiệu quả nhanh chóng trong việc mở rộng mạng lưới khách hàng.
Thực vậy, một clip hay một thông điệp quảng cáo được đăng lên mạng có thể
được hàng triệu người biết đến chỉ trong thời gian ngắn. Một minh chứng nữa cho
tốc độ lan truyền thông tin chóng mặt của Facebook: Tại World Cup 2010 tổ chức
ở Nam Phi, hãng Nike đã xây dựng một chương trình quảng cáo 3 phút trên
Facebook. Kết quả là ngay tại thời điểm đó đã có 3 triệu khách hàng quan tâm đến


chương trình này của Nike, tạo ra hiệu ứng lan truyền rất lớn.
2. Mạng xã hội giúp nâng cao khả năng tương tác giữa doanh nghiệp
và khách hàng.
Sự tương tác ở đây là sự tương tác hai chiều. Một mặt, mạng xã hội là công
cụ hiệu quả của các doanh nghiệp khi tiến hành nghiên cứu thị trường nhờ sự phản
ánh nhu cầu cũng như xu hướng biến động nhu cầu một cách nhanh chóng và
rộng khắp trên mạng xã hội, đó là sự tương tác theo chiều thứ nhất: từ khách hàng
đến doanh nghiệp. Mặt khác, mạng xã hội cũng là nơi để doanh nghiệp quảng bá
bản thân mình, tạo nên sự riêng biệt đối với thương hiệu, đó là sự tương tác theo
chiều thứ hai: từ doanh nghiệp đến khách hàng:
2.1. Mạng xã hội phản ánh nhu cầu và sự biến động của nhu cầu:
Đời sống của người tiêu dùng ngày nay đã có nhiều thay đổi lớn cùng với
sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin. Mọi người chia sẻ nội dung, ý
kiến, kinh nghiệm, quan điểm và truyền thông chính bản thân họ thông qua các
trang mạng xã hội, bằng những công nghệ trực tuyến. Hơn nữa, chính người tiêu
dùng còn sáng tạo, truyền bá và sử dụng phương thức truyền thông xã hội để giới
thiệu về sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ, con người và các vấn đề xã hội.
Do vậy, từ mạng xã hội, doanh nghiệp có thể thu được các tín hiệu phản
ứng của thị trường đối với sản phẩm mới, sự thay đổi thị hiếu đối các sản phẩm cũ,
và xu hướng biến động nhu cầu để có thể đưa ra chiến dịch marketing phù hợp.
Bên cạnh đó, mạng xã hội có thể trở thành nơi để khách hàng đưa ra các
phản hồi để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các ví dụ có thể thấy đó là
ngân hàng Credit Mutuel của Pháp và tập đoàn pizza quốc tế Domino's Pizza tại
Mỹ đang có những bước tiến lớn về sản phẩm do biết khai thác các chương trình
trên mạng xã hội.
2.2. Mạng xã hội giúp doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng.
Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội còn cho phép các doanh nghiệp
giao tiếp với khách hàng theo cách khách hàng của họ ưa thích. Các brand
networking, những mạng xã hội nhiều tính năng (blog, diễn đàn, game, tạo phong
trào, tổ chức sự kiện ) do doanh nghiệp tự thiết lập, đó chính là nơi họ tạo dựng

mối quan hệ với khách hàng bằng cách kết nối khách hàng với hình ảnh sản phẩm
thông qua việc cung cấp những nội dung liên quan, yếu tố tham gia, và hệ thống
xếp hạng, chấm điểm, cho ý kiến phản hồi về sản phẩm và dịch vụ. Mặt khác, các
kết quả đạt được có thể dễ dàng đo lường thông qua các thông số về số lượng truy
cập, số lượt xem,…
Cách đây một năm, Comcast đã đi tiên phong trong việc sử dụng Twitter để
nói chuyện trực tiếp với khách hàng. Trang Twitter của Comcast hiện có 28.000
người theo đuôi (follower). Việc sử dụng Twitter đã cải thiện rất lớn hoạt động
chăm sóc khách hàng, không còn cảnh tượng khách hàng của họ phải đợi khi gọi
điện đến dịch vụ hỗ trợ. Hãng máy tính Lenovo cũng đã giảm được 20% hoạt
động của trung tâm chăm sóc khách hàng ở Mỹ trong vòng 6 tháng qua do có gần
50.000 khách hàng đã lên trang web cộng đồng để tìm hiểu thông tin về laptop.
Các blog, Twitter hay Facebook cũng có thể là diễn đàn lý tưởng cho các
giám đốc (CEO) bày tỏ quan điểm thẳng thắn với khách hàng. “Không còn khoảng
cách giữa giám đốc và khách hàng nữa. Hiện nay, họ có thể nói chuyện trực tiếp
với nhau”, Promise Phelon, CEO của trang web quản lý việc làm trực tuyến UpMo
nói. "Mạng đã kết nối rất tốt, vì vậy không còn cần đến người trung gian nữa”.
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, tương tác với khách hàng, tạo dựng
niềm tin là chìa khóa cho sự thành công của họ, giúp doanh nghiệp nhanh chóng
"chạm" tới số đông, tới cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, cũng như giúp họ tiếp cận
được với những khách hàng mục tiêu.
3. Mạng xã hội giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí marketing:
Người làm marketing luôn phải trả lời cho nhà quản lý biết đã chi tiêu ngân
sách marketing hiệu quả hay chưa? Hiệu quả đầu tư marketing như thế nào?
Internet giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối thiểu chi phí và đem lại hiệu quả lớn
hơn nhiều so với phương pháp quảng cáo truyền thống. Một clip quảng cáo trên
truyền hình có thể tiêu tốn của doanh nghiệp hàng chục triệu đồng mà hiệu quả
chưa chắc đã bằng một banner quảng cáo hay một video clip được đăng trên mạng.
Thực vậy, không có gì hiệu quả và tiết kiệm chi phí bằng sự truyền miệng.
Dù cho bạn có quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của bạn bằng những thước phim

sống động, hình ảnh ấn tượng, hay những câu slogan mạnh mẽ đến mấy cũng
không thể so sánh được với sự lan truyền của chính khách hàng.
Mặt khác, mạng xã hội giúp các doanh nghiệp biết được đâu là khách hàng
mục tiêu của mình để thực hiện các chiến dịch quảng cáo cho hiệu quả. Thực tế đã
chứng minh, marketing đại trà gần như không còn được áp dụng nữa. Thay vào
đó, các sản phẩm ngày càng được phân khúc mạnh mẽ. Việc tập trung vào thị
trường mục tiêu không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nói chung mà
còn tăng doanh thu của mình. Lấy P&G làm ví dụ: Năm 1998, P&G chi 10%
doanh số cho mass marketing (marketing theo số đông) và doanh số chỉ tăng gần
4%. Nhưng đến năm 2003, P&G chi 4,4 tỉ USD (10,1% doanh số) cho micro
marketing (marketing theo thị trường mục tiêu) và doanh số tăng gần 9%.
4. Mạng xã hội giúp doanh nghiệp kết nối với các doanh nghiệp khác
trong cùng 1 thị trường sản phẩm:
Trong một môi trường đầy cạnh tranh và thách thức, để làm cho thương
hiệu của mình trở nên khác biệt, các doanh nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn,
họ cần sự tư vấn, trao đổi ý tưởng, tiếp thu luồng gió tri thức mới. Những nhu cầu
như tìm đối tác, tư vấn để nâng tầm doanh nghiệp, làm quen, trao đổi nghề nghiệp
với các doanh nhân và học giả trên thế giới dường như ngày càng trở nên bức
thiết. Sự ra đời mạng xã hội VNR500 do VietNamNet và VNR xây dựng sẽ tạo
điều kiện đáp ứng nhu cầu đó cho các doanh nghiệp tham gia.
Mạng xã hội VNR500 chính là cầu nối giúp các thành viên trong mạng có
điều kiện thảo luận về các vấn đề kinh doanh cũng như các vấn đề của thế giới với
các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn thuộc 34 quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến
như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đức, Anh, Israel… Doanh nhân Việt Nam sẽ không
chỉ học hỏi được những kinh nghiệm quý báu từ các doanh nhân thành đạt của thế
giới, mà còn có được cái nhìn toàn diện hơn về những vấn đề chung của nhân loại.
Qua đây, các thành viên của VNR500 cũng có cơ hội làm quen, giao lưu với các
học giả lớn của các trường Đại học danh tiếng như Harvard, Stanford, Yale… để
thu được những kiến thức và ý tưởng mới mẻ. Ngoài ra, họ sẽ còn nhận được
những lời khuyên, tư vấn của các nhà lãnh đạo gạo cội trong giới truyền thông,

báo chí và các nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới.
_______________________
Qua một số dẫn chứng cụ thể chúng tôi đã đưa ra phía trên, có thể thấy vai
trò to lớn của mạng xã hội trong hoạt động marketing hiện đại. Mạng xã hội vừa là
cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, vừa là cầu nối giữa doanh nghiệp với
nhau. Trong bối cảnh các phương tiện truyền thông công cộng như báo chí, đài
phát thanh, truyền hình đều hoạt động nhằm mục đích tuyên truyền và đánh bóng
tên tuổi, thì chỉ những mạng xã hội mới có thể đem đến những thông tin trung thực
nhất cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp.

×