Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

định hướng phát triển của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng tiền hải năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.37 KB, 36 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một quá trình hết sức quan trọng đối với sinh
viên của các trường đại học trước khi kết thúc khóa học. Nhờ thực tập tốt
nghiệp, sinh viên sẽ có một cái nhìn tổng thể và sinh động hơn đối với các
vấn đề thực tế, làm giàu hơn những lý thuyết được học tập trên ghế nhà
trường. Đây cũng là quá trình tạo ra các kỹ năng làm việc để sinh viên hòa
nhập tốt với môi trường xã hội sau khi tốt nghiệp.
Giai đoạn thực tập chia thành 2 phần là thực tập tổng hợp và thực tập
chuyên đề, trong đó thực tập tổng hợp hướng sinh viên đến việc tìm hiểu
chung về doanh nghiệp, có được cái nhìn tổng quan nhất. Được sự giúp đỡ
từ phía thầy cô và nhà trường, em đã đến thực tập tại Công ty cổ phần đầu
tư và xây dựng Tiền Hải . Trong thời gian vừa qua em đã tìm hiểu về cơ
cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị phòng ban và các hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sau thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty, em đã tương đối nắm vững
các hoạt động tại Công ty, qua đó bổ sung thêm những kiến thức thực tế bổ
ích. Em xin trình bày những vấn đề đúc rút được qua quá trình thực tập trong
báo cáo này.
Báo cáo gồm có 3 phần chính:
Chương I : Khái quát về Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải
Chương II: Phân tích tài chính Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng
Tiền Hải
Chương III: Định hướng phát triển của Công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng Tiền Hải năm 2010
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I : Khái quát về Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng Tiền Hải.
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải nguyên là Doanh nghiệp


Nhà nước, chuyển đổi từ Công ty xây lắp Tiền Hải theo Quyết định số
979/QĐ – UB ngày 04/5/2005 của UBND tỉnh Thái Bình. Sở kế hoạch và đầu
tư cấp đăng ký kinh Doanh nghiệp số 0803000249 ngày 29/11/2005.
Từ khi thành lập đến nay, dưới sự chỉ đạo của các cấp ngành, Công ty
cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải đã từng bước phấn đấu thực hiện Sản
xuất – kinh doanh thắng lợi. Cho đến nay, Công ty đã thực hiện nhiều công
trình công nghiệp, dân dụng, công trình thủy lợi, đường giao thông nông thôn;
tư vấn thiết kế, giám sát và theo dõi thi công công trình xây dựng; sản xuất vật
liệu xây dựng Các sản phẩm do Công ty thi công xây lắp và sản xuất đều đạt
chất lượng yêu cầu thiết kế, chất lượng tiến độ của chủ đầu tư trên địa bàn
trong và ngoài tỉnh Thái Bình.
Để nâng cao chất lượng xây dựng công trình, Công ty đã đầu tư nhiều
trang thiết bị, máy móc và dụng cụ thi công, ứng dụng nhiều kỹ thuật và công
nghệ mới, quy trình kỹ thuật chất lượng, hiệu quả và an toàn. Lực lượng cán
bộ kỹ thuật và công nhân lao động luôn được rèn luyện về trình độ và tay
nghề để đáp ứng theo yêu cầu của công việc được giao. Hiện nay Công ty có
nhiều kỹ sư, cán bộ theo các ngành nghề xây dựng đã có nhiều kinh nghiệm
trong nghề, được học tập Luật Xây dựng và các văn bản pháp quy, lớp tập
huấn giám sát thi công xây dựng của Bộ Xây dựng mở.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TIỀN
HẢI.
Tên giao dịch quốc tế: Tiên Hai Construction and Investment Joint
Stock Company.
Tên viết tắt: Tiên Hai CISCOM.
Địa chỉ trụ sở chính: KM 0+700 đường đi Đồng Châu, thị trấn Tiền
Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Điện thoại: 036.3823275 – 036.3781812
Fax: 036.3781812

Email:
Tài khoản: tại ngân hàng công thương tỉnh Thái Bình.
Đặc điểm về vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành:
Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VNĐ ( hai tỷ đồng chẵn)
Cổ phần phát hành lần đầu: 200.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là
10.000 VNĐ, trong đó:
Cổ phần nhà nước: 0% vốn điều lệ.
Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp: 81.000
cổ phần, chiếm 40,5% vốn điều lệ.
Cổ phần bán ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược: 38.283 cổ phần,
chiếm 19,14% vốn điều lệ.
Cổ phần bán đấu giá công khai: 80.717 cổ phần, chiếm 40,36% vốn
điều lệ.
Hiện tại, Công ty có các cơ sở trực thuộc:
• Văn phòng giao dịch và giới thiệu sản phẩm gạch Tuynel, gạch lát
màu bóng ngoại thất – Nhà 332 – đường Lý Bôn – thành phố Thái Bình – tỉnh
Thái Bình. (tel: 036.3844684).
• Xí nghiệp gạch Tuynel xã Tây Tiến – huyện Tiền Hải – tỉnh Thái
Bình. (tel: 036.3782372).
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Xí nghiệp gạch Tuynel xã Tây Phong – huyện Tiền Hải – tỉnh Thái
Bình. (tel: 036.3652919).
• Xí nghiệp gạch lát màu bóng ngoại thất công nghệ mới, gạch Block
không nung tại khu công nghiệp Trà Lý – huyện Tiền Hải – tình Thái Bình.
• Trung tâm tư vấn thiết kế và giám sát xây dựng – tại trụ sở chính
Công ty.
• Khối thi công xây lắp: 6 đội xây dựng.
1.2. Đặc điểm và nhiệm vụ của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền
Hải.

Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0803000249 ngày 29/11/2005
thì ngành nghề sản xuất – kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần đầu tư và
xây dựng Tiền Hải là:
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
Sản xuất – kinh doanh vật liệu xây dựng: Công ty có hai nhà máy
gạch Tuynel Tây Phong và Tây Tiến đạt công suất 35 triệu viên/ năm và
xưởng gạch lát ngoại thất có công suất 50.000m
2
/ năm.
Tư vấn thiết kế, giám sát và theo dõi thi công công trình xây dựng.
Chuyển giao công nghệ sản xuất gạch Tuynel, gạch lát tự chèn.
Cho thuê thiết bị, máy xây dựng có người điều khiển.
1.3. Cơ cấu tổ chức và điều hành của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng
Tiền Hải.
1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý:
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải là một đơn vị kinh tế
hạch toán độc lập. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất - kinh doanh nghiệp.
công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
kinh

doanh
Phòng
vật tư
Phòng
kế
hoạch
kỹ
thuật
Phòng
kế
toán

nghiệp
gạch
Tuynel
Tây
Tiến

nghiệp
gạch
lát
ngoại
thất
Trung
tâm tư
vấn
thiết kế

giám
sát xây

dựng
Các
đội thi
công
xây
dựng
Xưởng
cơ khí
điện
nước
trang
trí nội
thất
Cửa
hàng
kinh
doanh
vật liệu
xây
dựng
Phòng
Công
đoàn

nghiệp
gạch
Tuynel
Tây
Phong
Sơ đồ 1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY

Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty cổ phần đầu tư
và xây dựng Tiền Hải.
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc:
Là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về moi hoạt động
của công ty trước pháp luật. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất,
đứng đầu lãnh đạo chung toàn bộ hoạt động của công ty, chỉ đạo trực tiếp các
phòng ban theo chế độ một thủ trưởng.
Phó giám đốc:
Giúp giám đốc trong công tác quản lý và điều hành công ty, chịu trách
nhiệm về các công việc được giao, đồng thời có quyền giải quyết mọi vấn đề
khi giám đốc có ủy quyền.
Phòng tổ chức – hành chính:
Đảm nhiệm công tác phục vụ hành chính trong công ty, có chức năng
tham mưu giúp giám đốc về công tác tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản
xuất - kinh doanh của công ty, công tác tuyển dụng lao động. Đồng thời, thực
hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, công tác khen thưởng cho cán bộ
công nhân viên. Quản lý việc sử dụng con dấu, các công văn giấy tờ. Thường
xuyên trực tiếp đến công trường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật lao
động. Thực hiện công tác thanh tra nội bộ, giải quyết các đơn thư khiếu nại
của quần chúng, bố trí xe đưa đón cán bộ phục vụ sản xuất – kinh doanh.
Phòng kinh doanh:
Có nhiệm vụ chỉ đạo các nghiệp vụ kinh doanh của toàn công ty, tìm
hiểu và khảo sát thị trường để nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng,
từ đó tham mưu cho Ban Giám đốc lập kế hoạch kinh doanh. Đồng thời còn
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc điều hành, chỉ đạo kinh doanh từ văn
phòng công ty đến các đơn vị trực thuộc.
Phòng kế toán:

Theo dõi hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty dưới hình thái
tiền tệ, tham mưu đắc lực cho lãnh đạo công ty thông qua việc quản lý tình
hình mua sắm, nhập – xuất vật tư thiết bị, tổ chức thẩm tra quyết toán của các
đội sản xuất, tập hợp chi phí sản xuất để lập báo cáo kế toán kịp thời, chính
xác. Lập kế hoạch tài chính cho công ty, phân tích tình hình tài chính để tham
mưu kịp thời cho Ban Giám đốc trong các vấn đề tài chính, góp phần nâng
cao hiệu quả của hoạt động sản xuất – kinh doanh,
Tổ chức lưu trữ và bảo quản hồ sơ, số liệu, chứng từ kế toán. Cung cấp
thông tin về các số liệu tài chính kế toán cho các bộ phận có liên quan theo
quy định.
Phòng công đoàn:
Đảm nhiệm công tác bảo đảm các chế độ, quyền lợi của người lao
động. Đại diện tiếng nói của cán bộ công nhân viên, ổn định tư tưởng, phát
huy khả năng công việc của toàn đơn vị.
Phòng kế hoạch - kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm lập và tổng hợp các kế hoạch phục vụ cho sản xuất –
kinh doanh (kế hoạch tài chính, kế hoạch sửa chữa thường xuyên, sửa chữa
lớn ) ; theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, điều chỉnh các kế hoạch cung
ứng vật tư. Đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng cho nhu cầu sản xuất –
kinh doanh của công ty, ký kết các hợp đồng xây lắp công trình, kiểm tra quản
lý tiến độ, chất lượng các công trình.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đảm bảo toàn bộ công tác kỹ thuật của công ty, chỉ đạo thi công đúng
theo thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lượng cho các công của khách hàng, chỉ
đạo hoạt động công tác kỹ thuật tại các đội sản xuất; biên soạn quy trình, định
mức tiêu chuẩn kỹ thuật và công tác tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thiết lập mạng máy tính cho toàn công
ty; kiểm tra trang thiết bị, thay thế, sửa chữa, cài đặt máy tính và các thiết bị
công nghệ phục vụ công tác sản xuất – kinh doanh.

Phòng vật tư:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất – kinh doanh của công ty để lên kế hoạch
cung cấp vật tư, đảm bảo đầy đủ nguồn vật tư; cung cấp vật tư thiết bị theo
đúng tiến độ cho các công trình.
Bố trí xe chở vật tư, thiết bị phục vụ các công trình theo đúng kế hoạch
được giao.
Các xí nghiệp trực thuộc/các đội thi công:
Chịu trách nhiệm thi công các công ty. Đội trưởng, chủ nhiệm xí nghiệp
trực thuộc chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về chất lượng của các công
trình cũng như an toàn lao động, tiến độ thi công công trình và một số vấn đề
khác.
1.3.3. Số lượng và chất lượng lao động:
Để hoàn thành yêu cầu và nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất - kinh
doanh, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải đã từng bước ổn định
đội ngũ cán bộ quản lý và công ty kỹ thuật trong các công trình xây dựng hợp
lý, đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch đề ra.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 2.1. BIỂU KÊ KHAI NĂNG LỰC CÁN BỘ CHUYÊN MÔN
VÀ KỸ THUẬT
STT
Cán bộ chuyên môn và kỹ
thuật theo nghề
Số lượng
Theo thâm niên
>5 năm >10 năm >15 năm
I Trình độ Đại học 12 04 06 02
1 Kiến trúc sư 03 01 02
2 Kỹ sư xây dựng 09 03 04 02
Trong đó:

• Ngành thủy lợi
02
• Ngành VLXD
06
• Ngành giao thông
04
II Trình độ trung cấp 22 06 13 03
1 Trung cấp xây dựng 11 03 06 02
2 Trung cấp đường sắt, hầm cầu 03 01 02
3 Trung cấp thủy lợi 03 02 01
4 Trung cấp quản lý 02 01 01
5 Trung cấp kế toán 03 01 02
Bảng 2.2. BIỂU KÊ KHAI CÔNG NHÂN KỸ THUẬT, THỢ LÀNH NGHỀ
STT Công nhân các ngành Số lượng
Bậc thợ
3/7 4/7 5/7 6/7 7/7
Tổng số 356 199 136 20 01
I Công nhân xây dựng 95 28 48 18 01
1 Thợ nề 64 25 30 08 01
2 Thợ bê tông 16 03 10 03
3 Thợ mộc 05 05
4 Thợ cơ khí 03 03
5 Công nhân điện nước 03 02 01
6 Thợ sắt 04 03 01
7
Thợ hoàn thiện, sơn, nội
thất
II Công nhân sản xuất khác 241 163 76 02
1 Công nhân đốt lò 38 36 02
2

Công nhân tạo hình,
vagông, phân loại sản phẩm
203 163 40
III Công nhân kỹ thuật khác 20 08 12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1 Công nhân cơ khí nổ 02 02
2 Công nhân lái xe vận tải 08 08
3 Công nhân điện vận hành 10 08 02
Bảng 2.3. BIỂU KÊ KHAI SỐ CÔNG NHÂN HỢP ĐỒNG NGẮN HẠN
STT Công nhân các ngành Số lượng
Bậc thợ
3/7 4/7 5/7 6/7 7/7
Tổng số 105 93 11 01
I Công nhân xây dựng 33 25 07 01
1 Thợ nề 15 10 04 01
2 Thợ bê tông 18 14 03
II
Công nhân và lao
động khai thác đất
72 68 04
1 Công nhân tạo hình 04 04
2 Công nhân điện nước 68 68
Chương II: Phân tích tài chính Công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng Tiền Hải
2.1. Phân tích tình hình biến động về quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn.
2.1.1. Phân tích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản:
Căn cứ vào các số liệu được phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so
sánh số tổng cộng về tài sản giữa kỳ phân tích với các kỳ trước hoặc với kỳ kế
hoạch kể cả số tương đối lẫn tuyệt đối nhằm xác định sự biến động về quy mô

tài sản cũng như cơ cấu các khoản mục trong tổng tài sản qua các kỳ kinh
doanh. Từ đó, đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại để làm cơ
sở dự đoán tiềm năng tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.
Dựa vào bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản (Bảng 4) ta có thể thấy tổng
tài sản của công ty có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ khả năng huy động
vốn của công ty là rất tốt, công ty cần phát huy ưu điểm này. Tuy nhiên mới
chỉ dựa vào sự biến động tăng của tổng tài sản thì cũng chưa thể biết được
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nguyên nhân là do đâu, do đó chúng ta cần phải xem xét sự biến động của các
khoản mục chi tiết.
Qua bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn (Bảng 4) ta thấy, trong năm
2007, tổng tài sản của công ty là 42.562,627 triệu đồng. Sang năm 2008, tổng
tài sản của công ty đã tăng lên đến 54.211,878 triệu đồng (tăng 11.649,251
triệu đồng, tương đương tăng 27,37% so với năm 2007), điều này cho thấy
công ty đang mở rộng quy mô hoạt động. Đến năm 2009, tổng tài sản đã tăng
so với năm 2007 là 15.988,352 triệu đồng( tăng 29,49%) nâng tổng tài sản của
công ty lên 70.200,230 triệu đồng. Qua đây có thể thấy được quy mô của công
ty ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ thấy được sự tăng lên
trong tổng tài sản mà chưa thể thấy được nguyên nhân. Qua việc phân tích cơ
cấu tài sản chúng ta sẽ thấy được rõ hơn sự tăng quy mô này.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tài sản ngắn hạn:
Năm 2007, tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn là 33.289,191 triệu
đồng (78,21%), năm 2008 và 2009 lần lượt là 41.037,819 triệu đồng và
55.687,757 triệu đồng (tương đương 75,70% và 79,33%). Tốc độ tăng là
23,28% năm 2008/2007 và 35,70% năm 2009/2008. Trong khi tốc độ tăng
trong tài sản dài hạn là 42,06% (2008/2007) và 10,16% (2009/2008). Điều
này cho thấy sự tăng lên trong tổng tài sản trong năm 2008 chủ yếu là do công

ty tăng đầu tư vào tài sản dài hạn. Sang năm 2009 thì tốc độ tăng của tài sản
dài hạn lại nhỏ hơn cho thấy công ty đã thay đổi chính sách đầu tư, tăng tốc
độ đầu tư tài sản ngắn lớn hơn so với tài sản dài hạn.
Xét sự tăng lên của tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng của khoản mục tiền và
các khoản tương đương đương tiền có xu hướng ngày càng giảm trong tổng
tài sản (lần lượt là 1,89%, 0,52% và 0,34%) trong khi đó các khoản phải thu
ngắn hạn lại có xu hướng tăng về tỷ trọng cũng như tốc độ. Năm 2007, các
khoản phải thu là 12.617,440 triệu đồng (chiếm 29,64%), năm 2008 tăng lên
đến 17.970,370 triệu đồng ( tăng 5.352,930 triệu, tương đương 42,42% so với
năm 2007). Sang năm 2009, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty là
34.009,125 triệu đồng (tăng 16.038,755 triệu đồng, tương đương tăng
89,25%). Các khoản mục khác như hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác có sự
biến động tăng giảm không ổn định qua các năm. Tất cả cho thấy sự tăng lên
trong tài sản ngắn hạn của công ty nguyên nhân chủ yếu là do tăng các khoản
phải thu. Đây có thể là chính sách bán hàng của công ty nhưng nếu khoản mục
này tăng quá nhanh, quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến sự liên tục trong hoạt
động của công ty do vốn bị chiếm dụng nhiều, khó quay vòng sản xuất. Do
đó, các nhà quản trị công ty cần phải xác định được giới hạn của chính sách
bán hàng để có thể nâng cao khả năng hoạt động của công ty.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tài sản dài hạn:
Trong phần tài sản dài hạn, hầu hết các khoản mục đều có sự tăng
trưởng khá đồng đều, không có sự biến động lớn bất thường nào. Điều này
cho thấy được cơ cấu đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty là khá ổn định.
Để xem xét đây có phải là bước đầu tư hiệu quả của công ty hay không thì cần
phải xem xét và phân tích các chỉ tiêu khác liên quan đến hiệu quả đầu tư
cũng như hiệu quả hoạt động của công ty (sẽ được nói rõ trong các phần sau).
Qua việc phân tích quy mô và cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần đầu
tư và xây dựng Tiền Hải cho ta thấy, nhìn chung các khoản mục ít có sự biến

động bất thường mà theo xu hướng nhất định, phù hợp với đặc điểm hoạt
động của công ty. Song điều đó chưa thể khẳng định được tình hình tài chính
của công ty là tốt hay xấu bởi điều đó còn phải được xem xét thông qua cơ
cấu nguồn vốn, là nguồn để hình thành tài sản trong công ty. Do đó, để những
kết luận là chính xác hơn về thực trạng tài chính của công ty, chúng ta đi vào
phân tích cơ cấu nguồn vốn.
2.1.2. Phân tích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu nguồn vốn:
Trên cơ sở các số liệu trình bày trên bảng cân đối kế toán, người ta so
sánh số tổng cộng cả về tuyệt đối lẫn tương đối để thấy được sự biến động về
quy mô của nguồn vốn. Đồng thời, so sánh cơ cấu tỷ trọng giữa các khoản
mục trong tổng nguồn vốn qua các kỳ để thấy được xu hướng biến động của
chúng, kết hợp với các chỉ tiêu khác sẽ đánh giá được hiệu quả của quy mô
cùng cơ cấu vốn mà doanh nghiệp đã xây dựng cho mình, từ đó xác định được
cơ cấu tối ưu nhất trong tương lai.
Từ sự tăng trưởng trong tổng tài sản chúng ta có thể thấy được sự tăng
trưởng trong tổng nguồn vốn. Điều này thể hiện công ty đã có những chính
sách huy động vốn hiệu quả đảm bảo cho nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên,
cũng cần phải phân tích xem yếu tố nào tạo nên sự tăng trưởng đó.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn (Bảng 4) qua ba năm 2007,
2008, 2009, chúng ta có thể thấy vốn sản xuất - kinh doanh của công ty phần
lớn được tài trợ bằng nguồn nợ phải trả. Tuy giá trị của nợ phải trả tăng qua
các năm (năm 2008/2007 là tăng 9.113,835 triệu đồng, tương đương tăng
22,06%, năm 2009/2008 là tăng 14.795,460 triệu đồng, tương đương tăng
29,34%) song tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn có xu hướng giảm, lần
lượt là 97,08% năm 2007, 93,03% năm 2008 và 92,92% năm 2009. Nhưng
nhìn chung là vẫn còn rất lớn.
Nợ phải trả:
Trong nợ phải trả, nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so

với nợ dài hạn. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản mục người mua trả
tiền trước (tỷ trọng lần lượt qua ba năm là: 55,35%, 56,13%, 60,06%), chứng
tỏ công ty chiếm dụng vốn của các đơn vị, cá nhân tổ chức khác với giá trị
lớn. Tiếp đến là khoản mục vay và nợ ngắn hạn. Năm 2008 giảm 2.709,898
triệu đồng so với năm 2007 (giảm 29,56%) và năm 2009 lại tăng 3.225,436
triệu đồng (tăng 49,95%) so với năm 2008, tăng vượt quá so với năm 2007.
Hai khoản mục chính này đã làm cho nợ phải trả của công ty tăng.
Mặc dù khoản nợ ngắn hạn tăng cao nhưng công ty luôn giữ vững uy
tín với bạn hàng, thực hiện tốt thanh toán. Điều này được thể hiện qua sự giảm
xuống của khoản mục phải trả người bán. Đây là một trong những cố gắng, nỗ
lực của ban quản lý công ty.
Một điều đáng khen ngợi nữa là trong năm 2008, công ty đã thanh toán
hết tiền lương cho người lao động, không để nợ đọng như hai năm trước. Tuy
nó đã làm giảm đi nguồn vốn ngắn hạn của công ty nhưng bù lại, nó tạo niềm
tin cho người lao động về hiệu quả hoạt động của công ty, khuyến khích
người lao động hăng say làm việc.
Nợ dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ (2007: 5,74%, 2008:
13,96%, 2009: 9,89%) và có xu tăng qua các năm (năm 2008 tăng 5.123,996
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
triệu đồng so với năm 2007, năm 2009 tuy giảm so với 2008 là 622,110 song
nhìn chung là vẫn tăng so với 2007), trong đó chủ yếu là vay và nợ dài hạn.
Đây là nguồn quan trọng để tài trợ cho tài sản dài hạn song công ty chưa khai
thác hết lợi ích từ nguồn này. Qua tỷ trọng của nợ dài hạn và nợ ngắn hạn của
công ty có thể thấy công ty đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài
hạn, điều này có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty từ việc sử dụng nguồn vốn
với chi phí thấp, song nó có thể mang lại cho công ty rủi ro về khả năng thanh
toán các khoản nợ đến hạn. Cần phải xem xét kỹ hơn trong phần phân tích về
khả năng thanh toán và khả năng hoạt động để đánh giá rủi ro và hiệu quả của
cơ cấu đầu tư này.

Vốn chủ sở hữu:
Cùng với sự tăng lên của tổng nguồn vốn, công ty cũng đã tăng quy mô
cũng như tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Năm 2007, vốn
chủ sở hữu của công ty là 1.243,481 triệu đồng (2,92%), năm 2008 là
3,778.897 triệu đồng (6,97%), và 4.971,859 triệu đồng (7,08%) năm 2009.
Đồng thời, tốc độ tăng tăng của vốn chủ sở hữu lại lớn hơn rất nhiều so với
tốc độ tăng của nợ phải trả. Cụ thể là 203,90% (2008/2007) và 31,57%
(2009/2008), trong khi nợ phải trả tương ứng các năm là 22,06% và 29,34%.
Điều này cho thấy công ty đã rất nỗ lực trong việc huy động tăng vốn chủ sở
hữu. Các biện pháp mà công ty đã sử dụng để tăng vốn chủ là tăng nguồn lợi
nhuận sau thuế giữ lại, tăng cổ phiếu quỹ và phát hành thêm cổ phần mới. Tuy
nhiên, mặc dù tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu cao như thế nhưng tỷ trọng của
nó trong tổng nguồn vốn vẫn rất thấp, thậm chí là quá thấp. Do đó, Công ty cổ
phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải cần phải tăng tỷ trọng của nguồn này lên
cao hơn nữa, có như vậy mới đảm bảo được một tình hình tài chính lành
mạnh, ít rủi ro.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 2.4. BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN
Đơn vị: triệu đồng
STT CHỈ TIÊU
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
TÀI SẢN
A Tài sản ngắn hạn 33.289,191 78,21 41.037,819 75,70 55.687,757 79,33 7.748,628 23,28
14.649,93
8
35,70
I Tiền và các khoản tương đương tiền 806,523 1,89 284,235 0,52 241,839 0,34 -522,228 -64,76 -42,396 -14,92
1 Tiền mặt 41,611 259,940 28,239 218,329 524,69 -231,710 -89,14

2 Tiền gửi ngân hàng 764,912 24,295 213,600 -740,617 -96,82 189,305 779,19
II Các khoản phải thu ngắn hạn 12.617,440 29,64 17.970,370 33,15 34.009,125 48,45 5.352,930 42,42
16.038,75
5
89,25
1 Phải thu của khách hàng 10.764,421 25,29 16.604,552 30,63 29.522,188 42,05 5.840,131 54,25 12.917,636 77,80
2 Phải thu nội bộ ngắn hạn 1.522,751 3,58 103,042 0,19 3.598,426 5,13 -1.419,709 -93,23 3.495,384 3.392,19
3 Các khoản phải thu khác 330,268 0,78 1.262,776 2,33 888,511 1,27 932,508 282,35 -374,265 -29,64
III Hàng tồn kho 17.565,547 41,27 21.209,401 39,12 18.444,287 26,27 3.643,854 20,74 -2.765,114 -13,04
IV Tài sản ngắn hạn khác 2.299,681 5,40 1.573,813 2,90 2.992,506 4,26 -725,868 -31,56 1.418,693 90,14
B Tài sản dài hạn 9.273,436 21,79 13.174,059 24,30 14.512,543 20,67 3.900,623 42,06 13.338,484 10,16
I Tài sản cố định 9.266,436 21,77 13.167,059 24,29 14.505,543 20,66 3.900,623 42,09
13.338,48
4
10,17
1 Tài sản cố định hữu hình 5.594,653 13,14 9.518,744 17,56 9.749,342 13,89 3.924,091 70,14 230,598 2,42
- Nguyên giá 12.047,169 17.091,347 18.171,338 5.044,178 1.079,991
- Giá trị hao mòn lũy kế (6.452,515) (7.572,604) (8.421,996) -1.120,089 -849,392
2 Chi phí XDCB dở dang 3.671,783 8,63 3.648,315 6,73 4.756,201 6,78 -23468 -0,64 1.107,886 30,37
II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 7,000 0,02 7,000 0,01 7,000 0,01 0 0 0 0
Tổng cộng tài sản 42.562,627 100 54.211,878 100 70.200,230 100
11.649,25
1
27,37 15.988,352 29,49
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
NGUỒN VỐN
A Nợ phải trả 41.319,146 97,08 50.432,981 93,03 65.228,441 92,92 9.113,835 22.06
14.795,46
0

29,34
I Nợ ngắn hạn 38.875,336 91,34 42.865,175 79,07 58.282,745 83,02 3.989,839 10,26
15.417,57
0
35,97
1 Vay và nợ ngắn hạn 9.167,360 21,54 6.457,462 11,91 9.682,898 13,79 -2.709,898 -29,56 3.225,436 49,95
2 Phải trả người bán 3.054,631 7,18 2.215,404 4,09 2.958,744 4,21 -839,227 -27,47 743,340 33,55
3 Người mua trả tiền trước 23.556,645 55,35 30.430,754 56,13 42.161,481 60,06 6.874,109 29,18 11.730,727 38,55
4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 844,826 1,98 977,098 1,80 753,620 1,07 132,272 15,66 -223,478 -22,87
5 Phải trả người lao động 1.874,902 4,41 264,716 0,49 - -1.610,186 -85,88 -264,716 -100
6 Chi phí phải trả 376,972 0,89 2.519,741 4,65 2.652,560 3,78 2.142,769 568,42 132,819 5,27
7 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác. - - 73,441 0,10 73,441
II Nợ dài hạn 2.443,811 5,74 7.567,807 13,96 6.945,697 9,89 5.123,996
209,6
7
-622,110 -8,22
1 Phải trả dài hạn nội bộ - 5.000,000 9,22 5.000,000 7,12 5.000,000 0 0
2 Phải trả dài hạn khác - 10.230,996 18,87 863,996 1,23 10.230,996 -9.367,000 -91,56
3 Vay và nợ dài hạn 2.400,000 5,64 1.500,000 2,77 900,000 1,28 -900,000 -37,50 -600,000 -40
4 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 43,811 0,10 43,811 0,08 81,701 0,12 0 0 37,890 86,49
5 Dự phòng phải trả dài hạn - - 100,000 0,14 100,000
B Vốn chủ sở hữu 1.243,481 2,92 3.778,897 6,97 4.971,859 7,08 2.535,416 203,90 1.192,962 31,57
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I Vốn chủ sở hữu 962,009 2,26 3.557,825 6,56 4.508,717 6,42 2.595,816
269,8
3
950,892 26,73
1 Vốn đầu tư của CSH 600,457 1,41 2.000,000 3,69 2.180,000 3,11 1.399,543 233.08 180,000 9
2 Vốn khác của CSH - 760,000 1,40 760,000 1,08 760,000 0 0

3 Cổ phiếu quỹ - 250,263 0,46 369,275 0,53 250,263 119,012 47,55
4 Quỹ dự phòng tài chính 44,026 0,10 44,026 0,08 112,426 1,16 0 0 68,400 155,36
5 Qũy khác thuộc vốn chủ sở hữu - - 218,400 0,31 218,400
6 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 317,526 0,75 503,536 0,93 868,615 1,24 186,010 58,58 365,079 71,50
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 281,472 0,66 221,072 0,41 463,142 0,66 -60,400 -21,46 242,070 109,50
1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 281,472 0,66 221,072 0,41 463,142 0,66 -60,400 -21,46 242,070 109,50
Tổng cộng nguồn vốn 42.562,627 100 54.211,878 100 70.200,230 100
11.649,25
1
27,37 15.988,352 29,49
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất - kinh doanh
của doanh nghiệp.
Bảng 2.5. BẢNG CÁC TỶ SỐ VỀ ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tổng tài sản
(Tổng nguồn vốn)
42.562.627.110 54.211.877.844 70.200.299.928
Tổng nợ phải trả 41.139.146.118 50.432.981.253 65.228.441.175
- Nợ ngắn hạn 38.875.335.518 42.865.174.653 58.282.744.575
Vốn chủ sở hữu 1.243.480.992 3.778.896.591 4.971.858.754
Hệ số nợ 0,97 0,93 0,93
- Hệ số nợ ngắn hạn 0,91 0,79 0,83
Hệ số tự tài trợ vốn 0,03 0,07 0,07
Như đã phân tích ở phần cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản, chúng ta thấy
được rằng nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của công ty là từ nguồn nợ phải trả.
Do đó hệ số nợ của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải mặc dù có
giảm trong hai năm 2008 và 2009 so với 2007 nhưng vẫn rất cao. Một câu hỏi

được đặt ra là tại sao một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng
và sản suất vật liệu xây dựng lại có hệ số nợ cao đến vậy, đặc biệt hệ số nợ
ngắn hạn mà vẫn duy trì được trong thời gian dài. Điều này chỉ có thể giải
thích rằng Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải là một doanh nghiệp
Nhà nước được cổ phần hóa, trong quá trình hoạt động luôn tạo ra lợi nhuận,
năm sau cao hơn năm trước, hơn nữa, công ty có uy tín lớn đối với các bạn
hàng, khách hàng, các chủ nợ trong việc thanh toán, hoàn thành bàn giao công
trình cũng như thanh toán nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng từ trước. Do đó,
khi công ty duy trì hệ số nợ cao như vậy trong điều kiện lợi nhuận tạo ra như
hiện nay sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty và
cũng không gặp khó khăn gì với các chủ nợ. Mặt khác, do có uy tín lớn nên
được khách hàng tin tưởng, số tiền khách hàng ứng trước cho công ty chiếm
Nguyễn Đức Đại Lớp: VB2 TCDN_K21
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tỷ trọng lớn trong tổng nợ, đây là nguồn cho công ty thi công xây dựng các
công trình, sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, về lâu dài nếu công ty tiếp tục với
cơ cấu nguồn vốn như thế thì nguy cơ phá sản là rất cao, chỉ cần một kỳ kinh
doanh nào đó không thuận lợi sẽ làm cho công ty khó xoay sở với nguồn vốn
nợ lớn như vậy. Do đó trong tương lai, công ty nên hạ thấp hệ số này xuống.
Như ở phần lý thuyết đã phân tích, hệ số tự tài trợ vốn của doanh
nghiệp càng cao thì chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ
độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Thực tế tại Công
ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải cho thấy, dù công ty vẫn duy trì được
hệ số nợ cao như vậy mà không gặp khó khăn nào thì việc hệ số tự tài trợ vốn
cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty quá thấp sẽ làm cho công ty
phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài, dễ dẫn đến rủi ro không thanh toán được
các khoản nợ đến hạn khi công ty làm ăn sa sút, thua lỗ. Do đó, công ty cần
phải nâng hệ số này lên cao hơn nữa và xác định một hệ số thích hợp cho
công ty mình sao cho lợi nhuận tạo ra là tối đa và rủi ro tài chính cũng là nhỏ

nhất. Đây chính là mục tiêu của việc xác định cơ cấu vốn tối ưu.
Nguyễn Đức Đại Lớp: VB2 TCDN_K21
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.3. Phân tích tình hình đầu tư của công ty.
Bảng 2.6. BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ
Đơn vị:VNĐ
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tổng tài sản 42.562.627.110 54.211.877.844 70.200.299.928
Tài sản cố định 9.266.436 13.167.059 14.505.543
Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0
Đầu tư tài chính dài hạn 7.000.000 7.000.000 7.000.000
Tỷ suất đầu tư tổng quát 0.000382 0.000372 0.000306
Tỷ suất đầu tư tài chính ngắn
hạn
0 0 0
Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn 0.000164 0.000129 0.000100
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định 0.000218 0.000243 0.000207
Qua bảng trên chúng ta thấy được tình hình đầu tư tài chính và tài sản
cố định của công ty là không khả quan. Đầu tiên phải nói đến việc đầu tư tài
chính của công ty. Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh
doanh vật liệu xây dựng là chủ yếu nên các tỷ suất về đầu tư tài chính không
đáng kể là một điều có thể thấy được. Tuy nhiên, tỷ suất đầu tư tài sản cố định
của công ty lại quá thấp, và còn bị sụt giảm trong năm 2009. Nguyên nhân của
tình trạng trên là nguồn vốn của công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn là chủ
yếu, đặc biệt là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Dù là hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng nhưng thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh vật liệu xây
dựng lại mang lại doanh thu có tỷ trọng lớn nhất. Do đó việc đầu tư vào tài
sản cố định cũng được công ty tăng cường qua các năm nhưng không thể lớn
hơn với tài sản ngắn hạn được, điều này đã làm cho tỷ suất đầu tư tài sản cố

định của công ty thấp như vậy. Tuy nhiên, về lâu dài công ty cũng cần phải có
các biện pháp nâng cao tỷ suất này lên, bằng cách mở rộng đầu tư mua mới
cải tiến tài sản cố định trong công ty, tránh tình trạng tài sản cố định lỗi thời,
lạc hậu, năng suất kém hiệu quả.
Đi sâu vào xem xét tình hình đầu tư vào tài sản cố định của công ty ta
thấy, tài sản cố định được đầu tư một phần bằng nguồn vốn ngắn hạn (tổng
vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn vẫn chưa tài trợ đủ cho tài sản cố định). Điều
Nguyễn Đức Đại Lớp: VB2 TCDN_K21
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
này tuy có thể mang lại nhiều lợi ích cho công ty vì nguồn ngắn hạn có chi phí
thấp hơn. Tuy nhiên, mặt trái của nó là dễ mang lại rủi ro cho công ty một khi
nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán mà tài sản ngắn hạn của công ty không đủ để
trang trải. Do đó, cùng với việc tăng tỷ suất đầu tư tài sản cố định lên thì công
ty cũng phải tích cực chủ động trong công tác huy động các nguồn trung và
dài hạn.
2.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty.
2.2.4.1. Phân tích tình hình thanh toán:
Tình hình và khả năng thanh toán của công ty phản ánh rõ nét chất
lượng công tác tài chính. Nếu mọi công tác tài chính tốt, công ty sẽ ít công nợ,
khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động
tài chính kém hiệu quả thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các
khoản phải thu, phải trả dây dưa kéo dài. Qua bảng tình hình thanh toán của
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải (Bảng 7), ta tiến hành phân tích
tình hình thanh toán công nợ của công ty qua các năm.
Tính đến cuối năm 2009, các khoản phải trả tăng 23.771.045.057 VNĐ
(tương đương tăng 57,59%), trong đó năm 2008 tăng so với 2007 là
3.989.839.135 VNĐ (tăng 10,26%) và năm 2009 tăng so với 2008 là
15.417.569.922 VNĐ (tăng 35,97%), điều này cho thấy công ty đã vay thêm
các khoản nợ mới. Đi sâu vào phân tích ta thấy, tỷ trọng của khoản mục phải

trả người bán và người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng
tăng, chứng tỏ công ty đã rất khôn khéo khi biết khai thác một lượng vốn lớn
hợp pháp từ phía khách hàng và các nguồn khác mà không phải trả lãi.
Nguyễn Đức Đại Lớp: VB2 TCDN_K21
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 2.7. BẢNG TÌNH HÌNH THANH TOÁN CỦA CÔNG TY
Đơn vị: VNĐ
STT Các khoản phải trả 2007 2008 2009
2008/2007 2009/2008
Số tiền % Số tiền %
I Nợ ngắn hạn 38.875.335.518 42.865.174.653 58.282.744.575 3.989.839.135 10,26 15.417.569.922 35,97
1 Vay và nợ ngắn hạn 9.167.360.032 6.457.462.032 9.682.898.032 -2.709.898.000 -29,56 3.225.436.000 49,95
2 Phải trả ngắn hạn người bán 3.054.630.712 2.215.403.497 2.958.744.446 -839.227.215 -27,47 743.340.949 33,55
3 Người mua trả tiền trước 23.556.644.796 30.430.754.012 42.161.481.167 6.874.109.216 29,18 11.730.727.155 38,55
4
Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
844.826.363 977.098.383 753.620.143 132.272.020 15,66 -223.478.240 -22,87
5 Phải trả công nhân viên 1.874.901.584 264.715.499 - -1.610.186.085 -85,88 -264.715.499 -100,00
6 Chi phí phải trả 376.972.031 2.519.741.230 2.652.559.927 2.142.769.199 568,42 132.818.697 5,27
7 Các khoản phải trả, phải nộp khác - - 73.440.860 0 73.440.860
II Nợ dài hạn 2.400.000.000 7.523.996.000 6.763.996.000 5.123.996.000 213,50 -760.000.000 -10,10
1 Vay và nợ dài hạn 2.400.000.000 1.500.000.000 900.000.000 -900.000.000 -37,50 -600.000.000 -40,00
2 Phải trả dài hạn nội bộ - 5.000.000.000 5.000.000.000 5.000.000.000 0 0
3 Phải trả dài hạn khác - 1.023.996.000 863.996.000 1.023.996.000 -160.000.000 -15,63
Tổng cộng 41.275.335.518 50.389.170.653 65.046.740.575 9.113.835.135 22,08 146.575.699.22 29,09
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 – Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải)
Nguyễn Đức Đại Lớp: VB2 TCDN_K21
23

Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là điều mà mọi doanh
nghiệp đều quan tâm tới. Đối với Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền
Hải thì càng cần phải quan tâm hơn do tỷ trọng các khoản nợ phải trả là rất
lớn trong các nguồn huy động. Khả năng trang trải các khoản vay, nợ ngắn
hạn quyết định rất lớn đến hoạt động của công ty.
Bảng 2.8. BẢNG CÁC TỶ SỐ PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH
TOÁN CỦA CÔNG TY
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tài sản ngắn hạn 33.289.190.652 41.037.819.476 55.687.757.426
Tiền và các khoản tương đương tiền 806.523.308 284.234.506 241.839.101
Hàng tồn kho 17.565.546.646 21.209.401.424 18.444.287.451
Nợ ngắn hạn 38.875.335.518 42.865.174.653 58.282.744.575
Khả năng thanh toán hiện hành 0,856 0.957 0,955
Khả năng thanh toán nhanh 0,404 0,463 0,639
Khả năng thanh toán tức thời 0,021 0,007 0,004
(Nguồn: BCĐKT các năm 2007, 2008, 2009 – Công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng Tiền Hải)
 Khả năng thanh toán hiện hành:
Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng
Tiền Hải có xu hướng biến động tăng qua các năm. Năm 2007, chỉ tiêu này là
0,856 thì năm 2008 là 0,957 (tăng 11,8%). Đến năm 2009, chỉ tiêu này có
giảm xuống một ít so với năm 2008 còn 0,955 (giảm 0,2%) song so với năm
2007 thì vẫn tăng nhiều (tăng 11,58%). Nguyên nhân của sự tăng lên của chỉ
tiêu này là tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn so với tốc độ tăng của nợ
ngắn hạn (23,28% và 35,70% so với 10,26% và 35,97%).
Mặc dù có sự tăng lên song nhìn chung khả năng thanh toán hiện hành
của công ty vẫn còn thấp, tài sản ngắn hạn vẫn chưa đủ để thanh toán cho nợ

ngắn hạn khi các khoản nợ này đến hạn phải trả. Công ty cần phải nâng cao
hơn nữa tỷ số này để tránh các rủi ro trong thanh toán.
Nguyễn Đức Đại Lớp: VB2 TCDN_K21
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
 Khả năng thanh toán nhanh:
Cũng giống như khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán
nhanh của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải có xu hướng tăng
qua các năm. Cụ thể là 0,404 năm 2007, 0,463 năm 2008 (tăng 14,37%) và
năm 2009 là 0,639 (tăng 38,14%). Nguyên nhân của sự tăng lên này là hàng
tồn kho qua các năm có tăng nhưng không lớn. Nhưng điều đáng chú ý là do
tỷ trọng của hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn lớn (2007: 52,77%,
2008: 51,68%, 2009: 33,12%) nên khi loại trừ khoản mục này để tính khả
năng thanh toán nhanh đã làm cho trị số của nó giảm đi rất nhiều so với khả
năng thanh toán hiện hành. Đây là một vấn đề mà công ty cần phải lưu ý trong
thời gian tới, phải điều chỉnh lại cơ cấu tài sản ngắn hạn để đảm bảo khả năng
thanh toán được tốt hơn.
 Khả năng thanh toán tức thời:
Trái ngược với hai chỉ tiêu phân tích trên, khả năng thanh toán tức thời
của công ty quá thấp và lại có xu hướng giảm. Năm 2007, hệ số này là 0,021
thì sang đến năm 2008, nó đã tụt giảm một cách đột ngột xuống còn 0,007
(giảm 68,04%) và sang năm 2009, nó đã giảm xuống chỉ còn 0,004 (giảm
37,42% so với 2008 và giảm 80% so với 2007). Đây là điều đáng báo động
cho công ty về khả năng thanh toán. Điều này cho thấy khi các khoản nợ của
công ty đến hạn thanh toán mà hàng tồn kho và các khoản phải thu chưa thể
chuyển thành tiền được thì tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty
không thể thanh toán được với khả năng thanh toán thấp như thế này.
Qua việc phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty, chúng
ta có thể thấy rằng khả năng thanh toán của công ty là thấp và đi theo chiều
hướng không tốt, công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán. Nếu vẫn

tiếp tục duy trì tình trạng này thì trong tương lai, nguy cơ không thanh toán
được của công ty sẽ là rất lớn nếu các khoản phải trả phải thanh toán cùng lúc,
điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ phá sản của công ty là rất cao. Do đó,
công ty cần phải có chính sách nâng cao khả năng thu hồi các khoản phải thu,
Nguyễn Đức Đại Lớp: VB2 TCDN_K21
25

×