Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Tài liệu Đào tạo các kỹ năng quản lý Chương I Công việc giám sát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.6 KB, 23 trang )


CÔNG VIỆC GIÁM SÁT

1. GIÁM SÁT LÀ GÌ?
Giám sát là công việc của Quản đốc hay Tổ trường (QĐ/TT),
là những người thuộc cấp quản lý cơ sở trong một tổ chức, có
nhiệm vụ động viên mọi người trong đơn vị mình tích cực đóng
góp vào việc hoàn thành các mục đích và mục tiêu của tổ chức.
Điều này có nghĩa là bản thân người QĐ/TT không phải thực hiện
công việc tác nghiệp mà thực hiện qua sự nỗ lực của người khác.
Định nghĩa nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng việc giám sát là
hết sức phức tạp. Người QĐ/TT phải học cách ra những quyết
định tốt, truyền thông tốt với mọi người, phân công việc hợp lý,
giao quyền, đặt kế hoạch, đào tạo, động viên, đánh giá nhân viên
và ứng xử với nhiều loại chuyên gia ở các đơn vị khác.
Do tính đa dạng nên ít có QĐ/TT nào quán triệt hết
nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên nhiệm vụ này lại có tính
trọng yếu quyết định sự thành công của tổ chức, vì QĐ/TT
là nhân vật quản lý trực tiếp phần lớn các nhânv iên thực
hiện công việc hàng ngày.

2. AI LÀ QUẢN ĐỐC/ TỔ TRƯỞNG?
Phần lớn các tổ chức có ba cấp quản lý (Hình 1.1)
Quản lý cấp cáo của một tổ chức bao gồm Chủ tịch hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc.
Quản lý
cấp cao
Quản lý
cấp trung
QĐ/TT
Người


thừa hành
Hình 1.1

2. AI LÀ QUẢN ĐỐC/ TỔ TRƯỞNG?
Quản lý cấp cao xác định các chính sách, từ đó xác định mục
đích và mục tiêu của tổ chức và lãnh đạo thực hiện các mục tiêu
này trên toàn công ty.
Quản lý cấp trung phát triển các mục tiêu và quy trình cần thiết
để hoàn thành các mục tiêu do công ty đề ra trong phạm vi mình
quản lý.
Cấp quản lý thứ ba trong tổ chức là các Quản đốc /Tổ trưởng
(QĐ/TT). QĐ/TT quản lý trực tiếp các nhân viên (công nhân) để
làm ra sản phẩm hoặc dịch vụ.

3. NGUỒN CUNG CẤP CÁC QĐ/TT
Phần lớn các QĐ/TT mới là những người được đề bạt từ hàng ngũ
nhân viên trong công ty. Các nhân viên có kỹ năng kỹ thuật giỏi và thành
tích làm việc tốt thường được ban quản lý cấp cao tuyển chọn để đề bạt
lên làm QĐ/TT.
Tuy nhiên ta cũng cần lưu ý là một người có kỹ năng nghề nghiệp giỏi
và có nhiều thành tích trong công việc chưa chắc sẽ trở thành một QĐ/TT
giỏi. để trở thành một QĐ/TT giỏi, họ còn phải có thêm nhiều kỹ năng
nữa.
Thường cán bộ công đoàn dễ được đề bạt lên làm QĐ/TT vì họ đã
được công nhân tín nhiệm bầu lên và kể như họ cũng có một số khả
năng quản lý nào đó. Một nguồn nữa là các sinh viên vừa tốt nghiệp
được nhận vào làm việc. Có nhiều tổ chức sử dụng các sinh viên mới ra
trường làm QĐ/TT sau một thời gian đào tạo ngắn.
Hình 1.2 mô tả sự tiến triển để trở thành QĐ/TT. Đạt được cấp QĐ/TT
rồi không có nghĩa là ngừng tiến triển trong sự nghiệp. Nếu tiến bộ người

QĐ/TT có thể trở thành người quản lý cấp cao của tổ chức sau này. Vì
thực ra phát triển kỹ năng cần cho QĐ/TT tức là tổ chức chuẩn bị cho đội
ngũ kế cận thay thế cho cấp quản lý cao hơn sau này.

3. NGUỒN CUNG CẤP CÁC QĐ/TT
Quản lý cấp cao
Quản lý cấp trung
Quản đốc/ Tổ trưởng
Nhân viên được đào tạo
Nhân viên mới vào
NV giỏi nhất
Hình 1.2

4. CÁC CHỨC NĂNG CỦA QĐ/TT
Công việc phức tạp của QĐ/TT thường được chia thành 5 lĩnh vực,
gọi là các chức năng quản lý hoặc các chức năng giám sát. Các chức
năng này là lập kế hoạch, tổ chức, bố trí, hướng dẫn và kiểm soát.
4.1 Định kế hoạch bao gồm việc xác định biện pháp hiệu quả nhất
để hoàn thành công việc của đơn vị. Nói chung việc định kế hoạch bao
gồm 3 bước:
1. Xác định hiện trạng. Đánh giá điều kiện hiện có của thiết bị, thái độ
của nhân viên và khả năng có sẵn nguyên vật liệu.
2. Xác định các mục tiêu. Các mục tiêu của một đơn vị thường được
lập ra dựa vào mục tiêu của tổ chức.
3. Xác định cách làm hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu. Với
những cái hiện có, cần hành động như thế nào để đạt được mục tiêu đề
ra?
Để thực hiện 3 bước này, mỗi người cần làm kế hoạch cá nhân. Tuy
nhiên người QĐ/TT làm kế hoạch không phải cho riêng mình mà cho một
nhóm người.


4. CÁC CHỨC NĂNG CỦA QĐ/TT
4.2 Tổ chức bao gồm phân phối công việc cho nhân viên trong nhóm
công việc và sắp xếp công việc sao cho trôi chảy. QĐ/TT thực hiện công
việc tổ chức dựa trên cơ cấu tổng quát được quản lý cấp cao hơn xếp
đặt. Cho nên QĐ/TT thực hiện chức năng bên trong một cơ cấu chung và
thường được cấp trên phân cho những công việc cụ thể. Sau đó QĐ/TT
theo dõi xem các công việc này có được thực hiện tốt không?
4.3 Bố trí liên quan đến việc thu nhận và phát triển những người tốt.
Vì QĐ/TT hoàn thành công việc mình thông qua những người khác, cho
nên bố trí là một chức năng vô cùng quan trọng của họ.
4.4 Hướng dẫn bao gồm việc điều khiển và hướng hành động của
nhân viên vào việc hoàn thành mục tiêu công việc và cấp một chỗ làm
việc sao cho mọi người có thể được động viên để hoàn thành các mục
tiêu công việc.
4.5 Kiểm soát nhằm xác định xem công việc được thực hiện đến đâu
so với kế hoạch đã đặt ra. về căn bản nó bao gồm đo lường thực tích so
với thành tích mong đợi và có hành động khắc phục cần thiết.

4. CÁC CHỨC NĂNG CỦA QĐ/TT
Hình 1.3 cho ta thấy số lượng thời gian của mỗi cấp quản lý dành
để thực hiện chức năng quản lý của mình. Cần ghi nhận là QĐ/TT
thường dùng phần lớn thời gian để hướng dẫn và kiểm soát. Như vậy
không có nghĩa là các chức năng khác kém quan trọng hơn, nhưng
thường nó chiếm ít thời gian hơn của QĐ/TT. Người QĐ/TT phải thực
hành mọi chức năng để được thành công. Thí dụ tổ chức sẽ khó khăn
nếu làm việc không có kế hoạch. sẽ không giữ được công nhân tốt
nếu để cho họ làm việc với kế hoạch tồi, tổ chức kém và môi trường
làm việc tệ. Hơn nữa sẽ rất khó hướng dẫn thiên hạ nếu lập kế
hoạch, tổ chức và bố trí con người không phù hợp.

Quản lý
cấp cao
Quản lý
cấp trung
Quản đốc/
Tổ trưởng
Hình 1.3
Cấp bậc quản lý

4. CÁC CHỨC NĂNG CỦA QĐ/TT
Cho nên ta có thể coi năm chức năng của QĐ/TT là một chuỗi liên
hoàn. Muốn thành công mỗi một chức năng phải đủ mạnh. Các chức
năng này không phải là một quá trình tuần tự mà phần lớn xảy ra đồng
thời (xem hình 1.4).
Hình 1.4
Lập kế
hoạch
Tổ chức
Bố tríHướng
dẫn
Kiểm
soát

4. CÁC CHỨC NĂNG CỦA QĐ/TT
Công việc của QĐ/TT còn có thể được xem xét dưới khía cạnh kỹ năng cần có. Một
người QĐ/TT giỏi cần có bốn kỹ năng căn bản sau đây:
1. Kỹ năng kỹ thuật tức có được kiến thức về các máy móc, các quá trình và các phương
pháp sản xuất.
2. Kỹ năng quan hệ giữa con người với nhau tức là kiến thức ứng xử với con người và
khả năng cùng làm việc với người khác.

3. Kỹ năng hành chính tức là kiến thức thuộc về tổ chức và cách thực hiện chúng, như là
kỹ năng đặt kế hoạch, tổ chức và kiểm soát.
4. Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề tức là kỹ năng phân tích thông tin và đạt tới
quyết định một cách khách quan.
Trong nhiều tổ chức nói chung ai cũng thống nhất là QĐ/TT cần có các kỹ năng kỹ thuật,
quan hệ quần chúng và ra quyết định cao hơn là các kỹ năng hành chính. Sự hoà hợp giữa
các kỹ năng này cần thay đổi khi một cá nhân nào đó được đề bạt lên cấp quản lý cao hơ.
Hình 1.5 mô tả khái niệm náy. Như vậy không có nghĩa là QĐ/TT cần có nhiều kỹ năng kỹ
thuật hơn là Tổng giám đốc, nhưng họ cần có nhiều kỹ năng kỹ thuật so với kỹ năng về quan
hệ con người, hành chính và ra quyết định. Người QĐ/TT nào có chí tiến thủ thì nên cố gắng
phát triển cả bốn loại chức năng nói trên.
Quản lý cấp cao
Quản lý cấp trung
Quản đốc/ Tổ trưởng
Kỹ thuật Quan hệ QC Hành chính Ra quyết định
Hình 1.5

4. CÁC CHỨC NĂNG CỦA QĐ/TT
Các lý do chủ yếu để thành đạt đối với người QĐ/TT
QĐ/TT thành đạt được nhờ nhiều lý do, nhưng có năm đặc tính chủ yếu giúp họ chóng thành đạt
là:
1. Khả năng và sẵn sàng giao việc: Phần lớn QĐ/TT được đề bạt từ công việc tác nghiệp nên họ
có thói quen tự làm lấy mọi chuyện. Đối với họ là khó khăn nhưng lại cần thiết phải phát triển kỹ năng
sẵn sàng giao việc cho người khác làm.
2. Dùng quyền hạn thích đáng: có một số QĐ/TT lạm dụng việc sử dụng quyền hạn của mình.
Nên nhớ là chỉ dùng quyền hạn không thôi thì chưa có được sự ủng hộ và hợp tác của nhân viên
dướo quyền. Có 3 mức khiến nhân viên làm theo lời mình nói, mức thấp nhất là do họ sợ mà làm, mức
trung bình là do họ phục mà làm, mức cao nhất là mức khó nhất là do họ mến mình mà họ làm một
cách tự nguyện. Học cách không dùng đến quyền hạn mà vẫn điều khiển đựơc thiên hạ mới là người
có tài.

3. Nếu gương tốt: Người QĐ/TT bao giờ cũng nên nhớ là nhóm người dưới quyền mình bao giờ
cũng nhìn mình để học tập. Họ mong mình đồi xử với họ một cách hợp lý và công bằng. Hãy còn nhiều
QĐ/TT có khuynh hướng yêu thích người này, thành kiến với người kia một cách không công bằng.
Muốn lãnh đạo giỏi phải biết khách quan vô tư, đánh giá con người qua các thực tích của họ.
4. Công nhận có sự thay đổi trogn vai trò: Người được đề bạt lên hàng ngũ QĐ/TT phải thấy là
vai trò của mình giờ đã thay đổi. họ phải biết là QĐ/TT có khi phải ra những quyết định không được
lòng mọi người. QĐ/TT là mối liên hệ giữa các bậc quản lý khác với nhân viên thừa hành và phải học
cách đại diện cho cả hai nhóm.
5. Mong muốn trong công việc: Có nhiều người không mong muốn làm QĐ/TT nhưng được cấp
trên phân công chỉ vì có kỹ năng kỹ thuật cao. Không kể đến kỹ năng kỹ thuật, sự mong muốn trở
thành QĐ/TT là điều cần thiết nếu muốn thành đạt. sự mong muốn kích thích con người phát triển
những kỹ năng cần thiết khác cho người QĐ/TT là quan hệ quần chúng, hành chính và ra quyết định.
Năm đặc tính nêu trên đây không phải là quy nhất nhưng thực sự là 5 điều quan trọng nhất giúp
cho người QĐ/TT thành công trong sự nghiệp.

5. BẢN CHẤT THAY ĐỔI CỦA MÔI
TRƯỜNG QĐ/TT
Bất kỳ ai thường theo dõi thông tin quanh mình cũng đều nhận thấy có một sự thay đổi rất nhanh
chóng trong lối sống, nguồn lực, thông tin có sẵn và môi trường làm việc. Những thay đổi này ảnh
hưởng nhiều đến QĐ/TT.
5.1 Thay đổi các thông tin có sẵn
Nhờ có sự tăng trưởng trong hiện đại hoá các hệ thống truyền thông và sử dụng máy điện toán
nên dữ liệu mới và thông tin được cung cấp với tốc độ tăng nhanh. Thí dụ:
- Tiếp cận internet cung cấp cho ta một dãy các thông tin mà trước đây không thể có hoặc khó
nhận được.
- Điện thoại nối mạng, email, và hội họp nối mạng từ xa tạo ra cơ hội nâng cao truyền thông giữa
các bộ phận có chức năng kinh doanh khác nhau. khả năng thông tin nhanh chóng giúp công nghệ
thay đổi nhanh chóng. khả năng thông tin và công nghệ thay đổi yêu cầu QĐ/TT phải gia tăng kỹ năng
kỹ thuật. Hơn nữa những thay đổi này đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng và được đào tạo đầy đủ kịp
thời. Như vậy lại cần phải nâng cao tầm quan trọng về đào tạo của QĐ/TT. Mức kỹ năng đào tạo cao

đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong động viên và lãnh đạo. Cho nên người QĐ/TT cần có nhiều kỹ
năng hơn trong lĩnh vực quan hệ quần chúng.
5.2 Thay đổi trong quan điểm đối với môi trường làm việc
Các yếu tố cần cải thiện chất lượng trong môi trường làm việc bao gồm:
1. Các điều kiện làm việc an toàn và mạnh khoẻ
2. Cơ hội sử dụng và phát triển các năng lực cá nhân.
3. Cơ hội để cong người trưởng thành trong nghề nghiệp.
4. Tiến độ công việc, các yêu cầu về sự nghiệp và yêu cầu du lịch chiếm đều đặn một khoảng
thời gian dành cho gia đình và thời gian nhàn rỗi.
5. Quyền riêng tư của con người, tự do phát biểu, được đối xử bình đẳng.
Vì có một số yếu tố này rơi vào phạm vi của QĐ/TT, thay đổi chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
công việc của QĐ/TT.

6. GIÁM SÁT LÀ YẾU TỐ THEN CHỐT
GIÚP TĂNG NĂNG SUẤT
Người QĐ/TT giỏi phải có kiến thức, khả năng sử dụng kiến thức đó và nhiều
kỹ năng khác. số đo đầu tiên thành công hay thất bại của một QĐ/TT là năng suất
của đơn vị mà người QĐ/TT phụ trách. Sách này được viết nhằm cung cấp các kỹ
năng cần thiết cho một QĐ/TT thành đạt.
Năm chủ đề đó là:
Chủ đề 1 - Kiến thức cơ bản của QĐ/TT
Chủ đề 2- Kỹ năng đặt kế hoạch và tổ chức
Chủ đề 3 - Kỹ năng tổ chức nhân sự
Chủ đề 4 - Kỹ năng lãnh đạo
Chủ đề 5 - Kỹ năng kiểm soát
6.1 Chủ đề 1: Kiến thức cơ bản của QĐ/TT
Nhằm tạo kiến thức cơ bản để phát triển kỹ năng của người QĐ/TT. Giúp họ
hiểu được công việc của mình phải giám sát, biết cách ra quyết định đúng đắn và
sáng tạo, làm việc phù hợp với chính sách của tổ chức và biết quản lý thời gian làm
việc của mình. Những điều này làm căn bản là cần thiết để nghiên cứu các kỹ năng

khác của QĐ/TT.
6.2 Chủ đề 2: Kỹ năng đặt kế hoạch và tổ chức
Phân tích vai trò của QĐ/TT trong việc đặt kế hoạch, tổ chức và giao việc. chỉ
rõ bản chất và tầm quan trọng của các nhóm làm việc chính thức và phi chính thức.
Sau cùng là nghiên cứu các phương pháp cải tiến như là phương tiện để có được
xuất lượng nhiều và tốt hơn với một chi phí thấp hơn và thời gian ngắn hơn.

6. GIÁM SÁT LÀ YẾU TỐ THEN CHỐT
GIÚP TĂNG NĂNG SUẤT
6.3 Chủ đề 3 - Kỹ năng tổ chức nhân sự
Khảo sát vai trò người QĐ/TT trong việc tuyển chọn và phát triển
người tốt. Các đề tài được thảo luận ở đây là đánh giá thực tích của nhân
viên và hiểu cơ hội bình đẳng trong việc sử dụng con người.
6.4 Chủ đề 4 - Kỹ năng lãnh đạo
Bàn về cách hành xử đối với con người và khả năng hợp tác cùng
nhau làm việc của QĐ/TT. Trong chủ đề này còn bàn đến chuyện động
viên và lãnh đạo nhân viên, cách hành xử trước những xung đột, cách
đương đầu với các thay đổi và căng thẳng và cách khuyên bảo nhân viên.
6.5 Chủ đề 5 - Kỹ năng kiểm soát
Mô tả vai trò của QĐ/TT trong việc xác định công việc được thực hiện
đến đâu so với những vấn đề đã được hoạch định. Những chủ đề sau
đây sẽ được bàn luận tỉ mỉ như: giám sát và kiểm soát chất lượng, cải
tiến năng suất qua việc kiểm soát chi phí; an toàn và ngăn ngừa tai nạn
và xử lý các bất mãn và phàn nàn của nhân viên.

PHỤ LỤC 1
1. Nhận lệnh sản xuất, bản vẽ, hướng dẫn công việc để về phân cho tổ viên.
2. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, gá lắp, khuôn mẫu. Chuẩn bị máy móc thiết bị điều chỉnh đầu loạt (trường
hợp tổ viên chưa làm được).
3. Phân công và điều độ nhân viên trong tổ.

4. Kiểm tra, định mức vật tư giao cho nhân viên.
5. Hướng dẫn nhân viên trong công việc. Giải quyết các khó khăn đột xuất xảy ra trong quá trình sản
xuất.
6. Kiểm tra sản lượng và chất lượng sản phẩm làm ra trong ngày, hoặc trong ca mình phụ trách.
7. Thực hiện và kiểm tra các hoạt động 5S hằng ngày.
8. Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị bảo hộ lao động của nhân viên, các phương tiện an toàn lao
động và phòng cháy chữa cháy trong tổ mình.
9. Bảo trì hằng ngày máy móc thiết bị trong tổ.
10. Thực hành tiết kiệm, chống các loại lãng trong tổ của mình.
11. Theo dõi vàchỉ đạo các dự án đang thực hiện của nhóm chất lượng thuộc tổ của mình phụ trách.
12. Theo dõi kế hoạch sáng kiến, áp dụng các sáng kiến cải tiến, ghi chép, sơ kết, tổng kết, viết báo cáo
và đề nghị công ty khen thưởng các sáng kiến của tổ viên.
13. Thống kê, ghi chép các số liệu phát sinh theo quy định của tổ chức trong công tác hằng ngày.
14. Giúp đỡ các tổ viên giải quyết những khó khăn về kỹ thuật, quan hệ trên dưới, trong ngoài, và lẫn
nhau.
15. Phản ánh kịp thời cho quản đốc mọi tình huống phát sinh trong tổ mà tự mình không giải quyết được.
16. Tham gia thực hiện kế hoạch đào tạo kỹ năng cho tổ viên theo chương trình của phòng nhân sự và
phân xưởng.
17. Nhận xét tổ viên cuối năm, đề nghị khen thưởng và thi nâng bậc cho các tổ viên có` thành tích và đủ
tiêu chuẩn.
18. Tham gia trong hội đồng thi nâng bậc nếu có yêu cầu.
19. Định kỳ họp tổ để phổ biến kế hoạch, sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm trong công việc trong thời gian
qua.
1. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ TRƯỞNG SẢN XUẤT

PHỤ LỤC 1
1. Điều hành các hoạt động của phân xưởng theo kế hoạch sản xuất và kế hoạch
chất lượng.
2. Tổ chức các công việc chuẩn bị sản xuất: phân công việc cho các tổ trưởng; chuẩn
bị vật tư, thiết bị máy móc, dụng cụ, khuôn mẫu, gá lắp, các tài liệu kỹ thuật cho các

tổ nhóm, nhằm đảm bảo chất lượng và năng suất.
3. Quản lý, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực để thực hiện lệnh sản xuất, đảm bảo thực
hiện nghiêm chỉnh các quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn công
việc cùng các yêu cầu khác trong quá trình sản xuất và dịch vụ.
4. Lập tiến độ, điều hành sản xuất/ dịch vụ, kiểm tra kế hoạch thực hiện của các tổ.
Đảm bảo hoàn thành sản phẩm sản xuất/ dịch vụ đúng chất lượng và tiến độ quy
định.
5. Đảm bảo nhân viên nắm vững chính sách kinh doanh và chất lượng của tổ chức,
các mục tiêu kinh doanh và chất lượng của bộ phận mình phụ trách; hiểu và làm
đúng các quy trình/thủ tục công việc và các tài liệu liên quan đến công việc đang làm.
6. Kiểm tra đôn đốc các tổ thực hiện tốt việc quản lý vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị
máy móc và các phương tiện kiểm tra chất lượng.
7. Phối hợp với phòng kỹ thuật, phòng quản lý chất lượng tìm biện pháp xử lý các khó
khăn trong sản xuất/dịch vụ hàng ngày, xử lý các sảnphẩm không phù hợp và giải
quyết các khiếu nại khách hàng,
8. Phối hợp với phòng nhân sự/đào tạo và phòng kỹ thuật để tổ chức đào tạo ban
đầu, đào tạo tại chỗ và đào tạo nâng bậc cho nhân viên trong bộ phận mình phụ
trách. Tham gia chấm thi kỹ năng làm việc để nâng bậc và khen thưởng nhân viên.
1. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ TRƯỞNG SẢN XUẤT

PHỤ LỤC 1
9. Phối hợp với phòng bảo trì lập và thực hiện các kế hoạch bảo trì và cải tiến máy
móc thiết bị.
10. Phối hợp với phòng nghiên cứu phát triển đưa các bản vẽ thiết kế sản phẩm mới
hoặc cải tiến vào sản xuất thử, điều chỉnh, cải tiến trên những công đoạn liên quan
đến bộ phận mình phụ trách.
11. Tổ chức, thực hiện, theo dõi, sơ kết và tổng kết các hoạt động sáng kiến và 5S
trong đơn vị mình phụ trách. Tham gia Hội đồng xét sáng kiến khi có nhân viên trong
bộ phận mình tham gia đóng góp.
12. Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất (nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện dụng

cụ, vật tư, tài liệu dùng trong sản xuất/dịch vụ) trong phạm vi mình phụ trách.
13. Lãnh đạo toàn bộ phận thực hiện tốt nội quy, điều lệ an toàn lao động, phòng
cháy chữa cháy của tổ chức.
14. Tổ chức thu thập, thống kê, phân tích các nguyên nhân gây ra các không phù
hợp; chủ động tìm biện pháp khắc phục và phòng ngừa.
15. Tổ chức các cuộc họp định kỳ toàn đơn vị để sơ kết, tổng kết các nhiệm vụ được
giao và các mục tiêu do bộ phận đặt ra đồng thời thảo luận mục tiêu và kế hoạch cho
giai đoạn tới.
16. Tổ chức ghi chép và lưu trữ hồ sơ; định kỳ báo cáo tình hình sản xuất/dịch vụ lên
cho cấp trên theo quy định của tổ chức.
1. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ TRƯỞNG SẢN XUẤT

PHỤ LỤC 1
3. BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ VÀ HÀNH
ĐỘNG CỦA QĐ/TT
Điểm đánh giá
Ít áp dụng
1
Thỉnh
thoảng áp
dụng
2
Thường
áp dụng
3
1. Hiểu biết công việc mình làm - - -
2. Hiểu biết công việc của nhân viên mình - - -
3. Hiểu biết các mục tiêu và quy trình tiêu chuẩn của công ty - - -
4. Truyền đạt các mục tiêu và thủ tục cho nhân viên mình - - -
5. Xác định các mục tiêu và thủ tục một cách rõ ràng - - -

6. Cố gắng giải quyết các mục tiêu và thủ tục khi có tranh chấp - - -
7. Thiết lập các tiêu chuẩn thực tích một cách rõ ràng - - -
8. Truyền đạt các tiêu chuẩn thực tích đó cho nhân viên - - -
9. Kiên quyết đòi hỏi mọi người tuân theo các tiêu chuẩn thực tích - - -
10. Cố gắng cải tiến các thực tích do tiêu chuẩn quy định - - -
11. Tự đặt tiêu chuẩn cho mình và thực hiện thường xuyên - - -
12. Nhân viên biết được họ có thể đòi hỏi ở mình những gì - - -
13. Tránh chủ quản tự cao tự đại - - -
14. Luôn hướng vào nhân viên - - -
15. Hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên mình - - -

PHỤ LỤC 1
3. BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ VÀ HÀNH
ĐỘNG CỦA QĐ/TT
Điểm đánh giá
Ít áp dụng
1
Thỉnh
thoảng áp
dụng
2
Thường
áp dụng
3
16. Báo cáo cho nhân viên những vấn đề có liên quan đến họ - - -
17. Giữ cho các nguồn thông tin luôn rộng mở - - -
18. Tích cực lãnh đạo, hướng dẫn và kiểm soát nhân viên khi cần - - -
19. Cho phép các nhân viên tự kiểm soát mình nếu họ đủ sức - - -
20. Tránh phê bình không đúng - - -
21. Phê bình nhân viên ở chỗ vắng người - - -

22. Khen ngợi nhân viên khi họ xứng đáng - - -
23. Tán dương nhân viên trước mặt mọi người - - -
24. Đừng tranh công của nhânviên - - -
25. Chứng tỏ mình kính trọng nhân viên - - -
26. Được nhân viên kính trọng nghe theo nhờ đạo đức của mình - - -
27. Thi hành kỷ luật một cách công bằng - - -
28. Chỉ dùng đến kỷ luật khi cần thiết - - -
29. Ủng hộ các nhân viên khi họ hoàn toàn đúng - - -
30. Từ chối ủng hộ khi nhân viên làm sai, ngay khi bị họ không ưa - - -

PHỤ LỤC 1
3. BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ VÀ HÀNH
ĐỘNG CỦA QĐ/TT
Điểm đánh giá
Ít áp dụng
1
Thỉnh
thoảng áp
dụng
2
Thường
áp dụng
3
31. Biết giao việc cho nhân viên mình, ở cấp càng thấp nếu có thể - - -
32. Định giá nhập lượng của nhân viên - - -
33. Tạo cơ hội cho nhân viên có nhập lượng - - -
34. Biết sử dụng nhập lượng mình nhận được - - -
35. Khuyến khích nhân viên có tinh thần tráchnhiệm và sáng tạo - - -
36. Sử dụng quyền hạn một cách hợp lý - - -
37. Nhân viên của mình hãnh diện khi hoàn thành nhiệm vụ - - -

38. Cố gắng tạo tinh thần tập thể - - -
39. Thực hiện những điều mình lên lớp người khác - - -
40. Biết nhận khuyết điểm và nhược điểm của mình - - -
41. Biết khắc phục khuyết điểm và nhược điểm của mình - - -
42. Biết pha trò khi tiếp xúc nhân viên - - -
43. Biết nhìn nhận sau lầm do mình gây ra - - -
44. Cư xử với nhân viên nam nữ như nhau trong công việc - - -
45. Lúc nào cũng muốn cải tiến cho mình và cho công ty - - -

PHỤ LỤC 1
3. BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ VÀ HÀNH
ĐỘNG CỦA QĐ/TT
Trong bảng trên có tất cả 45 hạng mục. Nếu bạn được 125
điểm trở lên thì thái độ và hành động của bạn đối với quan hệ làm
việc trong tổ chức là đạt yêu cầu.
Nếu bạn nhận được từ 100 đến 124 điểm, thì có một vài thái độ
và hành động tạo khó khăn đối với nhân viên nhưng chưa cần phải
thay đổi gấp, trừ phi có một hay nhiều hạng mục có điểm quá thấp.
Nếu bạn nhận được từ 75 đến 99 điểm thì chắc là có nhiều thái độ
và hành động gây khó khăn trong quan hệ với nhân viên và bạn
phải tự hỏi làm cách nào để mình có thể cải tiến ở những hạng mục
có điểm thấp.
Nếu bạn nhận được dưới 75 điểm thì ưu tiên hàng đầu của bạn
là phải thay đổi thài độ và hành động đối với nhân viên cho xứng
đáng với cương vị QĐ/TT của mình.
Dù không tính điểm cụ thể thì những hạng mục này cũng có thể
được dùng để hướng dẫn bạn tự mình cải tiến trong công việc lãnh
đạo. Nó giúp bạn loại bỏ những yếu kém trong quản lý và tạo một
kế hoạch phát triển cá nhân trong sự nghiệp kinh doanh của mình.


CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

×