Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu Luận - Phương Pháp Dạy Học - Đề Tài : Phương Pháp Vấn Đáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.42 KB, 14 trang )

PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP
I.

Giới thiệu chung

Trong thực tiễn lập kế hoạch và tổ chức dạy học, giáo viên cần
có những phương pháp dạy học (PPDH) hợp lí để đạt hiệu quả
cao trong công việc truyền đạt kiến thức cũng như rèn luyện kĩ
năng cho học sinh trong mỗi bài học. Để thực hiện được điều
này, rất nhiều PPDH được đưa ra, từ đó giáo viên đối diện với
câu hỏi: Sử dụng PPDH nào là tốt nhất trong một giờ dạy học?
Các nhà lí luận dạy học thường đưa ra lời khun: Mỗi PPDH
có một giá trị riêng, khơng có PPDH nào là vạn năng nên cần
phối hợp sử dụng các PPDH trong mỗi tiết dạy. Lời khuyên
này không sai nhưng nếu như không chỉ ra được các yếu tố
ảnh hưởng đến việc lựa chọn PPDH thì giáo viên sẽ rất lúng
túng trong việc sử dụng các PPDH cũng như không đạt được
hiệu quả cao trong tiết học vì khơng vận dụng đúng cách các
PPDH đó.
Từ rất nhiều lí luận, cơ bản chúng ta có thể hiểu PPDH là cách
thức hoạt động tương tác, phối hợp, thống nhất của giáo viên
và học sinh trong hoạt động dạy học, được tiến hành dưới vai
trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy
học.
Với tiêu chí đổi mới PPDH ngày nay trong giáo dục, có nhiều ý
kiến đưa ra xoay quanh vấn đề này. Áp dụng các PPDH tích
cực khơng có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống, mà Vấn
đề là lựa chọn và sử dụng đúng thời điểm, đúng đối tượng, phù
hợp với mục đích của giáo viên. Vì vậy, cần kế thừa, phát triển
những mặt tích cực trong hệ thống các PPDH đã quen thuộc,
đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới, phù hợp


với hoàn cảnh điều kiện dạy và học ở nước ta trong hoạt động


đổi mới PPDH. Cụ thể có một số PPDH tích cực cần được phát
triển ở trường Trung học phổ thông như: Phương pháp vấn đáp
(đàm thoại), phương pháp giảng bình, phương pháp đặt và giải
quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp dạy
học theo dự án,… Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm
riêng của nó, vì thế giáo viên cần chọn lọc và sử dụng một cách
hợp lí để nâng cao chất lượng dạy học.
Một trong những PPDH tích cực có phương pháp vấn đáp cũng
đang được nghiên cứu và bàn luận, phương pháp này cũng
được vận dụng trong giờ dạy của giáo viên. Ở đây chúng ta
nêu khái quát về phương pháp vấn đáp ở Trung học phổ thơng
nói chung và trong giờ dạy học mơn Ngữ Văn ở Trung học phổ
thơng nói riêng.

II. Phương pháp vấn đáp (đàm thoại) ở trường
Trung học phổ thông (THPT)
1. Khái niệm
Phương pháp vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó
giáo viên đặt ra các câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc tranh luận
với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội được nội
dung bài học. Phương pháp vấn đáp (đàm thoại) khác với
thuyết trình ở chỗ nội dung cần truyền thụ không được thể hiện
qua lời giảng của người dạy mà được thực hiện bởi hệ thống
câu trả lời của người học, dưới sự gợi mở bởi các câu hỏi của
người dạy đề xuất . Các câu hỏi này được tổ chức thành một
hệ thống phù hợp với nội dung bài học, đối tượng học sinh, vì
thế chất lượng hệ thống câu hỏi sẽ quyết định kết quả của một

giờ dạy nên người giáo viên cần chuẩn bị các thao tác cũng


như kiến thức trong mỗi câu hỏi thật kĩ trước khi bắt đầu tiết
học.
2. Cơ sở hình thành phương pháp vấn đáp (đàm thoại)
Trên thế giới có rất nhiều thuyết được các nhà tâm lý học và
triết học nghiên cứu và đưa ra như: Thuyết hành vi (Skinner),
thuyết nhận thức (Piaget), thuyết kiến tạo,… Từ đó các PPDH
cũng dựa trên cơ sở các thuyết ấy mà hình thành nên bản chất
của mình.
Theo thuyết nhận thức được sử dụng trong cơng việc giảng dạy
thì mục đích chính của việc dạy học là giáo viên sẽ trở thành
người hỗ trợ học tập, tạo ra mơi trường thuận lợi để học sinh
có cơ hội vận động trí óc, kích thích tư duy chứ không chỉ đơn
giản là người nhận thụ động thông tin, học sinh sẽ tích cực xây
dựng bài học theo sự hiểu biết của mình. Theo chúng tơi,
phương pháp vấn đáp có cơ sở dựa trên thuyết nhận thức
(Piaget), vì thuyết nhận thức coi học tập là q trình xử lí thông
tin, mà như đã nêu trên, học sinh sẽ được học tập trong mơi
trường có điều kiện thuận lợi để tiếp thu những thơng tin giáo
viên đưa ra, từ đó tư duy và xử lí thơng tin để xây dựng nên bài
học có hiệu quả cao.
3. Đặc trưng của phương pháp vấn đáp (đàm thoại)
Đây là PPDH mà giáo viên khơng trực tiếp đưa ra những kiến
thức hồn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để
các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. Việc phân loại
phương pháp vấn đáp có rất nhiều cơ sở: Dựa vào các khâu
của quá trình dạy học hoặc dựa vào tính chất hoạt động nhận
thức.

- Dựa vào các khâu của q trình dạy học, ta có thể phân
thành: Đàm thoại (vấn đáp) mở bài, đàm thoại (vấn đáp)


phát triển, đàm thoại (vấn đáp) củng cố và đàm thoại (vấn
đáp) kiểm tra.
 Đàm thoại mở bài: Ở khâu này, câu hỏi được đặt
ra phải có tác dụng gây sự chú ý nơi học sinh đối
với việc bắt đầu tiếp thu bài mới, vì thế câu hỏi
phải nêu bật được nội dung quan trọng trong bài
học.
 Đàm thoại phát triển: Với khâu này, giáo viên
cần sử dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh tri
giác và tư duy trong việc lĩnh hội tri thức mới.
 Đàm thoại củng cố: Khâu củng cố kiến thức này,
giáo viên đưa ra những câu hỏi để học sinh tái
hiện kiến thức mới học, địi hỏi sự cụ thể hóa các
khái niệm: “Chúng ta đã biết…các em hãy nhắc
lại…”.
 Đàm thoại kiểm tra: Ở khâu cuối cùng này, giáo
viên đặt ra những câu hỏi để học sinh tái hiện
kiến thức cũng như kĩ năng, kĩ xảo đã biết để trả
lời. Ví dụ như: yêu cầu học sinh “Phát biểu định
nghĩa, khái niệm,… và cho ví dụ”.
- Dựa vào mức độ của q trình nhận thức, ta có thể phân
thành: Vấn đáp (đàm thoại) tái hiện, vấn đáp (đàm thoại)
giải thích – minh họa, vấn đáp (đàm thoại) tìm tịi.
 Vấn đáp tái hiện: Được thực hiện khi những câu
hỏi do giáo viên đặt ra chỉ yêu cầu học sinh nhắc
lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ,

khơng cần suy luận. Vấn đáp tái hiện có nguồn
gốc từ kiểu dạy học giáo điều. Lý luận dạy học
hiện đại không xem vấn đáp tái hiện là một


phương pháp có giá trị sư phạm. Loại phương
pháp vấn đáp này chỉ nên sử dụng hạn chế khi
cần đặt mối quan hệ giữa kiến thức đã học với
kiến thức sắp học hoặc khi củng cố kiến thức vừa
mới học.
 Vấn đáp giải thích - minh họa: Được thực hiện
khi những câu hỏi của giáo viên đưa ra có kèm
theo các ví dụ minh họa (bằng lời hoặc bằng hình
ảnh trực quan) nhằm làm sáng tỏ một đề tài nào
đó, giúp học sinh dễ hiểu và ghi nhớ. Việc áp
dụng phương pháp này có giá trị sư phạm cao
hơn nhưng khó hơn và địi hỏi nhiều cơng sức
của giáo viên hơn khi chuẩn bị hệ thống các câu
hỏi thích hợp. Phương pháp này được áp dụng có
hiệu quả trong một số trường hợp, như khi giáo
viên sử dụng các phương tiện trực quan (nghe –
nhìn).
 Vấn đáp tìm tịi (đàm thoại Ơxritic): Là loại vấn
đáp mà giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể
cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi gữa
học sinh với nhau để kích thích sự ham muốn
hiểu biết, thơng qua đó học sinh nắm được tri
thức mới. Hệ thống câu hỏi được sắp đặt hợp lí
nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết một vấn đề
xác định, buộc học sinh phải liên tục cố gắng, tìm

tịi lời giải đáp.
4. Quy trình thực hiện
- Trước giờ học


 Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy
học (Về năng lực học tập của học sinh trong lớp). Xác
định các đơn vị kiến thức kĩ năng cơ bản trong bài học
và đặt ra những câu hỏi (có thể là câu hỏi gợi mở) để
hướng dẫn học sinh tiếp thu từng phần của bài học.
 Bước 2: Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi,
thời điểm đặt câu hỏi (đặt câu hỏi vào thời gian nào
trong khi dạy học), trình tự của các câu hỏi (câu hỏi
trước phải làm nền cho các câu hỏi tiếp sau hoặc định
hướng suy nghĩ để học sinh giải quyết vấn đề). Dự
kiến nội dung các câu trả lời của học sinh, nếu câu trả
lời chính xác thì ghi nhận và hệ thống lại, nếu học sinh
đưa ra câu trả lời sai hoặc có “lỗ hổng” về kiến thức
thì ghi nhận, sửa chữa và bổ sung lại kiến thức cho
các em.
 Bước 3: Dự kiến những câu hỏi phụ để tùy tình hình
từng đối tượng cụ thể mà tiếp tục gợi ý, dẫn dắt học
sinh.
- Trong giờ học
 Bước 4: Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến
(phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng)
trong tiến trình bài dạy và chú ý thu thập các câu trả
lời của học sinh, từ đó đưa ra những câu trả lời đúng
nhất để học sinh lĩnh hội chính xác nội dung bài học.
- Sau giờ học

 Bước 5: Giáo viên chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ
ràng, chính xác và trật tự logic của hệ thống câu hỏi
đã sử dụng trong giờ dạy.


5. Mục đích, yêu cầu của phương pháp vấn đáp
5.1.

Mục đích của phương pháp vấn đáp

Mục đích của phương pháp vấn đáp là nâng cao chất lượng
giờ học bằng cách tăng cường hình thức hỏi đáp, đàm thoại
giữa giáo viên và học sinh , rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin,
khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể . Bên cạnh đó, tiết
học sẽ trở nên sinh động, gây hứng thú cho học sinh và việc
lĩnh hội tri thức cũng được thoải mái, chính xác hơn mà khơng
máy móc, khơ khan.
5.2.

u cầu của phương pháp vấn đáp

5.2.1. Hệ thống câu hỏi
Soạn câu hỏi:
- Câu hỏi có nội dung chính xác, rõ ràng, sát với mục đích,
yêu cầu của bài học, khơng làm cho học sinh có thể hiểu
theo nhiều cách khác nhau.
- Câu hỏi phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, phải có
nhiều câu hỏi ở mức độ khác nhau, không quá dễ, cũng
không quá khó để kích thích học sinh cần tìm tịi, phát hiện
những kiến thức mới, từ đó dẫn đến sự thích thú, tự tin

cho các em.
- Cùng một nội dung học tập, cùng một mục đích như nhau,
giáo viên có thể sử dụng nhiều dạng câu hỏi với nhiều hình
thức hỏi khác nhau.
- Đối với từng loại vấn đáp:
 Loại câu hỏi vấn đáp tái hiện thường được sử dụng
khi học sinh:
+ Chuẩn bị bài học


+ Đang thực hành, luyện tập
+ Đang ôn tập những tài liệu đã học
 Loại vấn đáp giải thích - minh họa được sử dụng
trong các trường hợp khi học sinh:
+ Đã có những thơng tin cơ bản, giáo viên muốn
học sinh sử dụng các thông tin ấy trong những tình
huống mới, phức tạp hơn.
+ Tham gia giải quyết vấn đề đặt ra.
+ Đang được cuốn hút vào cuộc thảo luận sơi nổi
và sáng tạo.
 Loại vấn đáp tìm tịi có tác dụng kích thích tư duy,
khi muốn nâng cao kiến thức hơn cho học sinh. Vấn
đáp tìm tịi là phương pháp đang cần được phát triển
rộng rãi. Muốn vậy, giáo viên phải đầu tư vào việc
nâng cao chất lượng các câu hỏi, giảm số câu hỏi có
yêu cầu thấp về mặt nhận thức (chỉ đòi hỏi tái hiện
các kiến thức) tăng dần số câu hỏi có yêu cầu cao về
mặt nhận thức (địi hỏi sự thơng hiểu, phân tích, tổng
hợp, khái quát hóa, vận dụng kiến thức đã học).
Cách triển khai câu hỏi:

- Giáo viên đặt câu hỏi cho toàn lớp, chỉ định cho học sinh
trả lời. Khi học sinh trả lời, nếu đúng thì ghi nhận và nhấn
mạnh, nếu sai thì có thể u cầu học sinh khác bổ sung
hoặc tự bản thân đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
- Nên tránh gọi một học sinh trả lời nhiều lần mà rải đều cả
lớp, câu hỏi phải vừa sức học sinh hoặc cao hơn đủ để
học sinh tư duy hết sức mình để trả lời. Có thể dành câu
hỏi khá dễ cho học sinh yếu và câu trả lời khó cho học sinh


giỏi, hoặc cả hai đối tượng có thể trả lời câu hỏi theo mức
độ khó và dễ để các em tiếp thu bài học một cách tốt nhất
dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
5.2.2. Thái độ của giáo viên
- Tạo khơng khí trong giờ học thoải mái, sinh động.
- Khuyến khích học sinh mạnh dạn trả lời câu hỏi, khi nêu
câu hỏi cần có nét mặt vui tươi, lắng nghe, tế nhị.
- Nếu câu trả lời đúng thì giáo viên ghi nhận và nhấn mạnh
lại, nếu câu trả lời sai thì giáo viên ghi nhận và sửa chữa,
bổ sung thêm, tránh phê bình, chế giễu học sinh.
- Tránh đối thoại riêng với từng cá nhân học sinh học một
nhóm riêng, nên dàn trải đều cả lớp để mỗi học sinh đều
tiếp thu kiến thức đầy đủ.
- Nếu các câu hỏi không nhận được câu trả lời của học sinh,
giáo viên nên xem xét lại nội dung câu hỏi.
6. Nhận xét ưu và nhược của phương pháp vấn đáp
- Ưu điểm
+ Vấn đáp là cách thức tốt để kích thích tư duy độc lập của
học sinh, dạy học sinh cách tự suy nghĩ đúng đắn. Bằng
cách học sinh hiểu nội dung học tập hơn là học vẹt, thuộc

lòng.
+ Gợi mở vấn đáp giúp lôi cuốn học sinh tham gia vào bài
học, làm cho khơng khí lớp học sơi nổi, sinh động, kích
thích hứng thú học tập và lịng tự tin của học sinh, rèn
luyện cho học sinh năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình
và hiểu ý diễn đạt của người khác.


+Tạo môi trường để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập,
học sinh kém có điều kiện học tập các bạn.
+ Giúp giáo viên thu nhận tức thời nhiều câu trả lời của
học sinh, từ đó điều chỉnh việc dạy học của mình theo
hướng tốt hơn.
- Nhược điểm
+ Khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và
dẫn dắt học sinh theo một chủ đề nhất quán. Vì vậy địi hỏi
giáo viên phải có sự chuẩn bị rất công phu, nếu không,
kiến thức mà học sinh thu nhận được qua trao đổi sẽ thiếu
tính hệ thống.
+ Hiện nay nhiều giáo viên thường gặp khó khăn khi xây
dựng hệ thống câu hỏi do khơng nắm chắc trình độ của
học sinh, vì vậy thường ngay sau khi đặt câu hỏi là nêu
ngay gợi ý câu trả lời khiến học sinh rơi vào trạng thái bị
động, không thực sự làm việc, chỉ ỷ lại vào gợi ý của giáo
viên.
+ Vấn đáp có thể trở thành đối thoại riêng của giáo viên và
cá nhân của một học sinh, không thu hút tồn lớp tham gia
vào hoạt động chung.
+ Nếu khơng vận dụng khéo léo, phương pháp này sẽ mất
nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ dạy bài mới.


III. Vận dụng phương pháp vấn đáp vào việc dạy
Ngữ Văn ở THPT
1. Giới thiệu chung
Việc đổi mới PPDH môn Ngữ Văn hiện nay là điều rất cấp thiết
và đang được tranh cãi. Trước hết giáo viên phải biết thiết kế tổ


chức học sinh thực hiện các hoạt động học tập Ngữ Văn nhằm
phát triển tư duy ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng nghe - nói - đọc viết, năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương. Thường xuyên
điều chỉnh các hoạt động học tập của học sinh, động viên và
luôn tạo điều kiện cho các em tham gia tích cực, chủ động,
sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức.
Để đảm bảo tính khoa học cho các giờ học Ngữ Văn thì sự vận
dụng các PPDH phải thực sự linh hoạt, sáng tạo. Đổi mới
PPDH khơng có nghĩa là giáo viên phải từ bỏ PPDH truyền
thống để độc tôn cải tiến hoặc áp dụng một cách máy móc
những PPDH từ các nước khác. So với PPDH truyền thống, sự
vận dụng PPDH tích cực trong giờ Ngữ Văn đang được khuyến
khích nhằm nâng cao hiệu quả trong giờ học, trong đó có
phương pháp vấn đáp.
2. Vận dụng phương pháp vấn đáp vào việc dạy tp văn
chương ở THPT
Trong giờ học Ngữ Văn, giáo viên phải là người điều khiển,
hướng dẫn để học sinh tự khám phá ra vẻ đẹp của văn bản văn
học. Từ đó, tạo cho các em học sinh sự mạnh dạn, tự tin khi
diễn đạt một vấn đề trước tập thể.
Giáo viên cần phải nắm vững bản chất và yêu cầu của phương
pháp vấn đáp, đặc biệt là phải phân biệt được các loại vấn đáp
và chú ý đến từng đối tượng học sinh, để từ đó xây dựng hệ

thống câu hỏi phù hợp, trọng tâm và khơi gợi được hứng thú
tham gia hoạt động của học sinh với nội dung bài học.
Khi áp dụng các loại vấn đáp vào trong giờ học, sẽ cụ thể theo
từng loại sau:
- Vấn đáp tái hiện: Như đã nêu trên, đây là phương pháp
giáo viên đặt ra câu hỏi yêu cầu học sinh tái hiện nội dung


bài học. Đây là dạng vấn đáp ở mức độ bình thường,
khơng địi hỏi học sinh phải tư duy mà chỉ cần huy động trí
nhớ hoặc dựa vào văn bản văn học.
VD: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu những phát hiện của
người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong văn bản “Chiếc
thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu), giáo viên đặt câu
hỏi: “Tuy nhiên, ngay khi tâm hồn bay bổng trong những
cảm xúc thẫm mỹ, đang tận hưởng cái khoảng khắc trong
ngần của tâm hồn thì người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã kinh
ngạc phát hiện ra điều gì tiếp theo ngay sau bức tranh ?
Tâm trạng người nghệ sĩ khi đó như thế nào?” .
Học sinh trả lời: “Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp
như mơ là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi ; một gã đàn
ơng to lớn, dữ dằn ; một cảnh tượng tàn nhẫn: gã chồng
đánh đập vợ một cách thô bạo ... đứa con thương mẹ đã
đánh lại cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai ngã dúi xuống
cát...Chứng kiến cảnh tượng đó người nghệ sĩ Phùng kinh
ngạc đến thẫn thờ. Phùng như chết lặng, khơng tin vào
những gì đang diễn ra trước mắt”.
 Vấn đáp tái hiện có thể xem là bước đầu khi đi sâu
tìm hiểu và phát hiện giá trị của văn bản văn học. Đây
còn là cơ sở để giáo viên đặt ra những câu hỏi nêu vấn

đề nhằm hướng dẫn, giúp học sinh phát hiện giá trị, vẻ
đẹp của văn bản văn học.
- Vấn đáp giải thích – chứng minh: Với phương pháp này,
giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh đi sâu khám phá các
giá trị của tác phẩm văn học hay bản chất vấn đề của bài
học.


VD: khi tìm hiểu vẻ hung bạo của con sơng Đà trong tùy
bút “Người lái đị sơng Đà” (Nguyễn Tn), giáo viên nêu
câu hỏi: “Có ý kiến nhận xét cho rằng : Nguyễn Tn đã
có sự quan sát cơng phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự
hung bạo trên mn hình mn vẻ . Em có đồng ý với ý
kiến trên khơng? Vì sao?”.
Học sinh trả lời: “Nguyễn Tn đã có sự quan sát cơng
phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo của con
sông Đà muôn hình mn vẻ”. Từ đó, học sinh vận dụng
thao tác giải thích, chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề bằng
cách đưa ra những dẫn chứng về: ghềnh đá, cửa sơng,
xốy nước,…
 Vấn đáp giải thích – chứng minh có thể xem là bước
để học sinh tìm hiểu sâu hơn nội dung của văn bản.
- Vấn đáp tìm tịi: Đây là dạng câu hỏi vấn đáp địi hỏi học
sinh khơng chỉ biết tái hiện, giải thích và chứng minh mà
hơn thế phải biết khái quát, phát hiện ra bản chất của vấn
đề, giá trị nghệ thuật của văn bản. Vận dụng những
phương pháp vấn đáp ở mức độ này, đòi hỏi giáo viên
tránh đưa ra những câu hỏi mang tính chất đánh đố học
sinh, đặc biệt phải chú ý tới đối tượng tiếp nhận. Khi đặt ra
câu hỏi này giáo viên thường hướng tới đối tượng là học

sinh khá, giỏi nhằm phát huy khả năng nhận thức, tư duy,
sáng tạo của các em. Tuy nhiên giáo viên có thể đưa ra
câu hỏi dẫn dắt gợi mở nhằm giúp các em có sức học
trung bình cũng có thể khám phá, phát hiện và trả lời.
VD: Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những
phát hiện bất ngờ về nghệ thuật cũng như cuộc đời của
nghệ sĩ Phùng, giáo viên nêu câu hỏi: “Qua hai phát hiện


của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh châu muốn người đọc
nhận thức điều gì về cuộc đời?”.
Học sinh phát hiện ra ý tưởng nghệ thuật của nhà văn và
trả lời: “Cuộc đời khơng đơn giản mà chứa đựng nhiều
nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những
mâu thuẫn: Đẹp - xấu , thiện- ác,…”
 Vấn đáp tìm tịi có thể được xem là bước để học sinh
tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

IV. Tổng kết
Với việc đổi mới PPDH ngày nay, giáo viên phải kiên trì vận
dụng các PPDH tích cực để xây dựng cho học sinh phương
pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao, phải
có sự hợp tác của giáo viên và học sinh, sự phối hợp nhịp
nhàng hoạt động dạy với hoạt động học mà trong đó có sự góp
phần của phương pháp vấn đáp.
Đối với việc vận dụng phương pháp vấn đáp trong dạy học ở
THPT nói chung và giờ học Ngữ Văn THPT nói riêng thì điều
cần thiết trong quá trình tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc hiểu
tác phẩm văn chương, giáo viên phải biết vận dụng kết hợp
một cách linh hoạt, sáng tạo các loại câu hỏi vấn đáp trong

từng bài học, từng tình huống, đối tượng học sinh nhằm phát
huy tính tích cực,chủ động và sáng tạo của học sinh.



×