Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

phân tích môi trường xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.87 KB, 21 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tên Đề Tài: Phân Tích Môi Trường Xuất Khẩu Thủy Sản Của Các Doanh Nghiệp Việt
Nam
Nước ta là một nước miền duyên hải, có 3260 km đường bờ biển và rất nhiều sông
suối. Diện tích nuôi trồng thủy hải sản ở nước ta khá lớn. Nguồn cung thủy sản khá dồi
dào. Có thể nói, tiềm năng của ngành xuất khẩu thủy sản là không nhỏ . bên cạnh đó, nhà
nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy xuất khẩu. Trong nông nghiệp, ngành
nuôi trồng thuỷ sản đã và đang mang lại lợi ích kinh tế lớn và là một mặt hàng xuất khẩu
có giá trị cao. Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn
định cho người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tạo ra rất
nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp việt nam. Nhưng tại sao ngành xuất khẩu thủy sản việt
nam vẫn không thể tận dụng được các tiềm năng để nâng cao năng lực cạnh tranh? Tại
sao thủy sản việt nam đã xuất đi lại bị trả về? Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
việt nam phải chăng quá yếu? em xin làm một đề tài về phân tích môi trường kinh doanh
của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản việt nam. Để có thể thấy được những thuận
lợi và khó khăn của các doanh nghiệp thủy sản việt nam trong thời kì hội nhập kinh tế.
I.cơ sở lý luận về phân tích môi trường kinh doanh.
Môi trường kinh doanh là tập hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp , có
ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cự đến việc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và
khách hàng, nhằm đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Môi trường kinh doanh có thể
được phân ra thành môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Cũng có thể phân
thành môi trường vĩ mô và môi trường ngành.
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có thể được miêu tả bởi sơ đồ sau:
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368

1. Môi trường vĩ mô
A. Môi trường kinh tế
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự
can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên


yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.
+ Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai
đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp
cho riêng mình.
+ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát, tình trạng thất nghiệp,
Nếu tỉ lệ lạm phát cao thì không thể kiểm soát được giá cả và tiền công. Lạm phát gia
tăng sẽ làm các dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn. Khiến các doanh nghiệp ít nhiệt
tình đầu tư hơn. Đây là một hiểm họa của các doanh nghiệpMức lãi suất sẽ ảnh hưởng
đến mức cầu các sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát
triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ
cấp
+Triển vọng kinh tế trong tương lai:Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất
GDP trên vốn đầu tư
B. môi trường công nghệ.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành cũng
như doanh nghiệp, Thay đổi công nghệ tác động lên nhiều bộ phận của xã hội.
Công nghệ bao gồm :Các thể chế, các hoạt động liên quan đến việc sáng tạo ra các
kiến thức mới, chuyển dịch các kiến thức đó đến các đầu ra: các sản phẩm, các quá
trình và các vật liệu mới.
Thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo và hủy diệt, cả cơ hội và đe dọa.Thay đổi
công nghệ có thể tác động lên chiều cao của rào cản nhập cuộc và định hình lại cấu
trúc ngành tận gốc rễ. Chịu tác động của thay đổi công nghệ, chu kì sống vủa một sản
phẩm hay dịch vụ trở nên khá ngắn.
Trong không gian toàn cầu, các cơ hội và đe dọa của công nghệ tác động lên mọi
doanh nghiệp bằng việc mua từ bên ngoài hay tự sáng tạo ra công nghệ mới.
C. Môi trường chính phủ - luật pháp – chính trị
Các yếu tố Thể chế- Luật pháp là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh

doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại
và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các
doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại
giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho
việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác
động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
+ Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc
quyền, chống bán phá giá
+ Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể
tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính
sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế
tiêu thụ, thuế thu nhập, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng
D. Môi trường văn hóa xã hội.
- Liên quan đến các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa.
+ Các giá trị văn hóa và thái độ xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, -> dẫn dắt
+ các thay đổi và các điều kiện công nghệ, chính trị-luật pháp, kinh tế và nhân khẩu.
Thay đổi xã hội cũng tạo ra các cơ hội và đe dọa.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. môi trường ngành
A. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra
sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố
sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ
+ Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh
+ Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
* Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng
không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại
* Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi

phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền)
+ Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút
lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn :
* Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư
* Ràng buộc với người lao động
* Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder)
* Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.
B. áp lực từ nhà cung cấp
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực
cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường
chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Trong trường hợp này quyền lực đàm phán
của nhà cung cấp là rất lớn. Các doanh nghiệp bị lệ thuộc vào nhà cung cấp. Nếu có một
số lượng lớn các nhà cung cấp trên thị trường doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn trong
viêc mua nguyên vật liệu. Nếu các nhà cung cấp có thể bị thay thế dễ dàng thì nhà cung
cấp không thể gây áp lực lên doanh nghiệp.Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp
là khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển
đổi nhà cung cấp (Switching Cost).
Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy
sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa
chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
C. áp lực từ phía khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh của ngành.
Khách hàng được phân làm 2 nhóm:
+Khách hàng lẻ : là những người mua sản phẩm của doanh nghiệp để trực tiếp tiêu dùng,
đặc điểm của nhóm này là số lượng sản phẩm mua không lớn.
+Nhà phân phối: các đại lý, siêu thị, nhà phân phối riêng của doanh nghiệp.

Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ
đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua
hàng.
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh
tranh từ khách hàng đối với ngành:
+ Quy mô
+Tầm quan trọng
+Chi phí chuyển đổi khách hàng
+Thông tin khách hàng
Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của họ, họ có thể
trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp.
D. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành
nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực
của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau
+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi,
số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
+Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành
khó khăn và tốn kém hơn, bao gồm Kỹ thuật,Vốn, Các yếu tố thương mại ( hệ thống phân
phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng ), Các nguồn lực đặc thù ( Nguyên vật liệu đầu
vào ( Bị kiểm soát ), Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của
chính phủ )
E . Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu
tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản
phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào
nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính
trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.

II.thực trạng môi trường xuất khẩu thủy sản.
Ông cha ta có câu “ biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Điều này không chỉ đúng
trong chiến tranh, trong mọi khía cạnh của cuộc sống, câu nói này không hề mất đi ý
nghĩa. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Nhưng chỉ biết địch, biết ta thôi thì không
đủ, đối với công việc kinh doanh, để có thể thành công, ta không những phải nắm được vị
thế của mình, của đối thủ cạnh tranh mà phải nắm được nhu cầu của khách hàng, xu
hướng biến động của nền kinh tế, để có thể nhận thức được những cơ hội cũng như
những thách thức mà doanh nghiệp gặp phải, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích môi
trường kinh doanh. Phân tích kĩ môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định rõ cơ
hội và thách thức. Từ đó nắm bắt được các cơ hội và đối phó với các thách thức. Trong
giáo trình quản trị chiến lược ta đã có một chương nói về vấn đề này. Cụ thể, việc phân
tích môi trường kinh doanh thực hiện thông qua việc xem xét các nhân tố môi trường
khác nhau như môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường công nghệ, để có thể đi
vào chi tiết và cụ thể thì rất khó và rất dài. vì vậy, em xin được trình bày một vài nhân tố
mà em cho là có tác động quan trọng đối với việc xuất khẩu thủy sản việt nam ra thị
trường thế giới như môi trường ngành, môi trường kinh tế, môi trường chính phủ- luật
pháp- và chính trị.
1. Môi trường vĩ mô
A. Môi trường kinh tế
Trong những năm gần đây do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu
dùng của người dân giảm đáng kể. suy thoái kinh tế Mỹ bắt đầu vào tháng 12/2007 và kết
thúc vào tháng 6/2009, kéo dài 18 tháng, là cuộc khủng hoảng dài nhất kể từ 1948 trở lại
đây. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm tình hình xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam gặp
thêm nhiều khó khăn, do sự giảm sút sức mua từ các thị trường EU, Mỹ. Sang năm 2010,
nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu hồi phục trở lại. thêm vào đó, sự gia tăng dân số thế
giới cũng khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản gia tăng mạnh. thủy sản việt nam đã có những
bước tiến rất quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu. Việc gia nhập WTO góp phần mở rộng
thị trường quốc tế cho kinh tế việt nam nói chung và ngành xuất khẩu thủy sản nói riêng.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Các thị trường xuất khẩu chính của nước ta gồm có hoa kỳ, nhật bản, trung quốc, úc,
singapo, đài loan, anh, pháp, hà lan Tại thị trường nhật bản, so với các thị trường xuất
khẩu thủy sản khác như Indonesia, Malaysia thủy sản Việt Nam vẫn yếu thế hơn vì
những nước này đã ký hợp tác song phương từ trước với Nhật Bản. Việt Nam ký Hiệp
định sau nên lộ trình giảm thuế sẽ bị chậm hơn.
Tháng 11/2009, NHNN chính thức áp dụng tỷ giá niêm yết và biên độ tỷ giá mới, với
biên độ thu hẹp từ +5% xuống +3%, trong khi đó lại tăng tỷ giá niêm yết từ 17.034
VND/USD (25/11/2009) lên 17.961 VND/USD (26/11/2009) đã làm cho tỷ giá tăng
5,44%, kết hợp với việc thay đổi lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%/năm. Đây cũng là một lợi
thế rất lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam. Trong đó có các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản.
Vấn đề tỷ giá giữa đồng dollar mỹ và nhân dân tệ đang diễn ra gay gắt. Nền kinh tế có
nhiều biến động trong vài năm trở lại đây gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp
việt nam. Trong năm 2008, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá
đặt trên 4,5 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm trước.Theo
số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2009, kim ngạch XK thủy sản
của Việt Nam đạt 3,038 tỷ USD, giảm 9,1% so với 3,350 tỷ USD cùng kỳ năm 2008.
Khối lượngxuất khẩu đạt 873.513 tấn, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2008.
Cuối năm 2009, Bộ Y tế và tiêu dùng Tây Ban Nha đã công nhận cá tra, cá ba sa xuất
khẩu của Việt Nam đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu.
Tây Ba Nha là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong các nước EU.
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (JVEPA) chính thức có hiệu lực từ
ngày 1-10-2009, trên 86% hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất
lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế xuất khẩu xuống 1-2% Đây
là điều kiện thuận lợi cho các DN thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này.
Năm 2010, đã có nhiều tín hiệu mới cho thấy, xuất khẩu thuỷ sản sẽ có kết quả khả
quan hơn nhiều so với năm 2009. Kinh tế thế giới, nhất là các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản,
đang trên đà phục hồi là cơ hội tốt cho mặt hàng này. Ngoài ra, hiệp định Đối tác kinh tế
Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực, theo đó, từ 1.10.2009, trên
86% hàng nông sản, thuỷ sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó

các mặt hàng tôm đã được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 – 2%.
Khó khăn lớn nhất cho xuất khẩu thủy sản năm 2010, chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ
thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Thị
trường nhật bản vốn. Mỹ là một thị trường rất đa dạng, có rất nhiều sự dị biệt so với thị
trường chung trên thế giới.
Trong xu thế kinh tế vĩ mô có chiều hướng xấu đi của toàn khối EU, vẫn đang xuất hiện
những thị trường có triển vọng đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Theo xu hướng
này, các thị trường truyền thống và có kim ngạch lớn của Việt Nam đã bắt đầu chững lại,
thậm chí tốc độ tăng trưởng nhập khẩu sụt giảm mạnh. Chẳng hạn các nước như Đức,
Tây Ban Nha, Bỉ, Ý, Hà Lan có mức nhập khẩu hàng năm trên 100 triệu USD, song tăng
trưởng nhập khẩu chỉ ở mức xấp xỉ 0% hoặc giảm 15-20. Trong khi đó, các thị trường có
quy mô nhỏ hơn lại đang có xu hướng tăng nhập khẩu thủy sản Việt Nam như: Bulgaria,
Rumania, Séc và một vài nước Bắc Âu với tỷ lệ tăng trên 40% trong năm 2009.
B.Môi trường chính phủ - luật pháp- chính trị
Việt nam đã gia nhập WTO nên thị trường xuất khẩu của thủy sản việt nam rộng mở. Nền
kinh tế ở các thị trường chính như mỹ, nhật ,EU đang dần phục hồi trở lại.Một số thị
trường khác cũng rất quan trọng như Hàn Quốc, Nga, Trung Đông đang trở thành những
thị trường không thể bỏ qua với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Quy định chống đánh bắt thủy sản trái phép (IUU) bắt đầu được thực hiện từ năm 2010
sẽ khiến đầu vào của các doanh nghiệp trở nên khó khăn, vì trước đó nguồn thủy sản
đánh bắt gần bờ đã có xu hướng suy giảm mạnh. Bắt đầu từ tháng 1-2010, EU yêu cầu
"chứng nhận thủy sản khai thác" đối với tất cả các nhà xuất khẩu thủy sản nhằm ngăn
chặn, phòng ngừa và loại bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo
cáo và không theo quy định. Bên cạnh đó, EU đang thắt chặt các tiêu chuẩn nhập khẩu
dựa trên các mối quan tâm về sức khỏe và môi trường.
Ngoài EU, bộ y tế lao động và phúc lợi Nhật Bản đã cảnh báo về việc lô tôm, lô cá tra
nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng Trifluralin. Việc cảnh báo này có thể sẽ dẫn đến

Nhật Bản nâng cao mức kiểm soát đối với sản phẩm tôm từ Việt Nam, và có nguy cơ
tăng mức kiểm soát lên 100%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động xuất
khẩu sản phẩm tôm nói riêng và sản phẩm thuỷ sản nói chung từ Việt Nam.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa có quyết định sơ bộ kết quả đợt xem xét hành chính
thuế chống bán phá giá cá tra nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn từ 1-8-
2008 đến 31-7-2009. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể bị áp mức thuế tới 4,22
USD/kg phi lê đông lạnh bắt đầu từ tháng 3-2011. Nếu quy định này được thông qua, tình
hình xuất khẩu cá tra sang Mỹ sẽ rất ảm đạm trong thời gian tới, vì các doanh nghiệp Việt
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nam có nguy cơ lỗ nặng với mức thuế cao hơn giá bán thực tế ở thị trường này. Bên
cạnh đó Mỹ đang sử dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa bằng việc áp dụng mức
thuế chống bán phá giá cao cho các sản phẩm nhập khẩu chính của việt nam vào mỹ như
cá tra, cá basa, tôm. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật
nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra
của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào
danh sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý, điều này sẽ ảnh
hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
2 . Phân tích môi trường ngành
A. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm,
tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản của một số nước trong khu
vực như Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia, Philíppin nhằm củng cố và phát triển thị phần tại
một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản cũng sẽ là thách thức
rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Ngành nuôi trồng thủy sản bằng nước ngọt của Thái Lan chiếm hơn 43% tổng số sản
lượng được sản xuất trên toàn thế giới. Tổng sản lương hải sản của Thái Lan đạt gần 4
triệu tấn / năm, chủ yếu là tôm và cá thu đóng hộp. Thái Lan có hơn 20.000 trang trại sản
xuất tôm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, điều này đã làm cho nó trở thành nhà tiên
phong trên toàn cầu trong lĩnh vực tôm xuất khẩu, đưa thái lan thành đối thủ cạnh tranh

số một của việt nam trong lĩnh vực xuất khẩu tôm. trong tương lai Thái Lan sẽ mở rông
ra các loại cá có nhiều tiềm năng lớn cho việc nuôi trồng thủy sản là: cá rô phi, cá chép
và cá trê. Điều cần chú ý là sự chênh lệch về chất lượng thủy sản của việt nam và thái lan
khá lớn. Bởi vậy năng lực cạnh tranh của việt nam so với thái lan còn rất kém
Ấn Độ đã trở thành nước sản xuất thủy sản lớn thứ 2 thế giới. năm 2004, Ấn Độ có gần
1.700 nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản.Đến tháng 12 năm 2009, số này đã giảm xuống
còn khoảng 500 đơn vị, trong đó chỉ có 100 đơn vị hoạt động hiệu quả. Nguyên nhân chủ
yếu do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Ấn Độ không thực hiện đúng hợp đồng và
các quy định nghiêm ngặt. Trong đó, nhiều doanh nghiệp không đáng tin cậy, không có
cam kết lâu dài đã bị loại trừ khỏi ngành. Năm 2006, tỷ trọng của Ấn Độ trong sản lượng
thủy sản của thế giới vào khoảng 4,2% về khối lượng và giá trị. Do các nước nhập khẩu
ngày càng đưa ra nhiều quy định và quản lý chất lượng nên số các doanh nghiệp bị loại
khỏi ngành cũng tăng trong những năm gần đây. Hiện nay,Ấn Độ đã khai trương biểu
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tượng (logo) chất lượng xuất khẩu để củng cố niềm tin và sự tín nhiệm đối với thuỷ sản
Ấn Độ trên thị trường quốc tế. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp việt nam so
với các doanh nghiệp ấn độ tương đối cao.
Trung Quốc là nước đứng đầu về lĩnh vực sản xuất thủy sản. Năm 2006, tỷ trọng của
Trung Quốc là 69,6% về khối lượng và 51,2% về giá trị trong sản lượng thủy sản thế
giới. Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường thủy sản thế giới về mặt khối lượng ở cả ba
lĩnh vực là sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu trong năm 2005. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy
sản của trung quốc, cũng giống như việt nam, đang điêu đứng trước nguy cơ bị hạn chế
nhập và tiến hành kiểm tra 100% sản phẩm nhập khẩu vì liên quan đến dư lượng kháng
sinh và các chất độc hại trong thủy sản cao.tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản trung quốc đang
cạnh tranh rất mạnh với xuất khẩu thủy sản việt nam.
Bản thân các doanh nghiệp việt nam liên tục cạnh tranh lẫn nhau bằng “chiến lược đại
hạ giá”, thay vì tận dụng những ưu thế này để làm lợi cho mình và quốc gia. Các doanh
nghiệp chưa thấy hết tầm quan trọng của marketing và thương hiệu trong kinh doanh,
chưa có kế hoạch đầu tư đường dài mới chỉ chú trọng vào những lợi nhuận trước mắt.

Hơn thế, rào cản gia nhập ngành thủy sản không lớn.Bất cứ người nông dân nào cũng có
thể nuôi cá, thậm chí trở thành chủ một nhà máy chế biến cá với hàng nghìn công nhân
trong khoảng thời gian ngắn nhất, miễn là họ huy động được vốn và vay được tiền để đầu
tư. Dẫn đến tình trạng tăng quá nhanh các nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu, cùng với
việc mở rộng dây chuyền sản xuất nên sản lượng thủy sản nguyên liệu không đủ cho chế
biến. Gây ra tình trạng vừa thừa vừa thiếu nguyên liệu. Khiến hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp càng trở nên khó khăn.
B. Nhà cung ứng
Khó khăn về thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất trong khi thuế nhập khẩu
nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%. trình độ chuyên môn, kỹ thuật,
kinh nghiệm khai thác của ngư dân vẫn còn thấp, ngư cụ cũ, phương tiện không được đầu
tư nâng cấp đã góp phần ảnh hưởng đến sản lượng khai thác. Tình trạng con giống (để
nuôi trồng thủy sản) không bảo đảm, chất lượng thấp. Nguyên liệu sản xuất thiếu trong
khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản
xuất với chế biến. Ngư dân chưa tin tưởng vào doanh nghiệp, chưa có sự phối hợp giữa
ngư dân và doanh nghiệp. Đã xảy ra tình trạng các doanh nghiệp tranh giành thu mua
thủy sản để lấy nguyên liệu sản xuất. Thêm vào đó nông dân vì lợi trước mắt thường đổ
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
xô vào một lĩnh vực cho lợi nhuận cao khiến cơ cấu nguyên liệu của các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản không ổn định.
Sản lượng thuỷ sản nuôi như tôm và cá tra giảm do năm 2008 nông dân bị thất thu nên
giảm diện tích nuôi vào năm 2009, bên cạnh nguyên nhân chi phí đầu vào tăng mạnh như
thức ăn nuôi tăng. Sản lượng thuỷ sản khai thác cũng giảm mạnh do ảnh hưởng của các
cơn bão lớn, chi phí xăng dầu tăng và sự kiện Trung Quốc cấm biển cũng ảnh hưởng
đáng kể. Dưới đây là số liệu của tổng cục thống kê về sản lượng thủy sản của nước ta qua
các năm giai đoạn 1990 – 2009.

Tổng số
Chia ra


Khai thác Nuôi trồng



Nghìn tấn


1990
890,6 728,5 162,1
1991
969,2 801,1 168,1
1992
1016,0 843,1 172,9
1993
1100,0 911,9 188,1
1994
1465,0 1120,9 344,1
1995
1584,4 1195,3 389,1
1996
1701,0 1278,0 423,0
1997
1730,4 1315,8 414,6
1998
1782,0 1357,0 425,0
1999
2006,8 1526,0 480,8
2000
2250,5 1660,9 589,6

2001
2434,7 1724,8 709,9
2002
2647,4 1802,6 844,8
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2003
2859,2 1856,1 1003,1
2004
3142,5 1940,0 1202,5
2005
3465,9 1987,9 1478,0
2006
3720,5 2026,6 1693,9
2007
4197,8 2074,5 2123,3
2008
4602,0 2136,4 2465,6
Sơ bộ
2009
4847,6 2277,7 2569,9
Sản lượng thủy sản nuôi trồng có xu hướng gia tăng mạnh. Trong khi đó tốc độ gia
tăng của sản lượng thủy sản đánh bắt tăng chậm lại. Năm 2009, tổng sản lượng khai thác
thủy sản của cả nước ước đạt 2.277 nghìn tấn, tăng 3,5% so với kế hoạch, tăng 6,8% so
với năm 2008; trong đó sản lượng khai thác biển đạt 2.068 nghìn tấn, tăng 3,4% so với kế
hoạch, tăng 6,8% so với cùng kỳ (sản lượng khai thác nội địa cả năm đạt 209 ngàn tấn).
Nghề cá nội địa đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống nhân dân Việt Nam; góp
phần bảo đảm một phần dinh dưỡng từ thuỷ sản cho người dân; là sinh kế của nhiều ngư
dân nghèo ở các vùng ven sống, ven hồ; đặc biệt nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt mấy
năm gần đây đã tạo thu nhập lớn cho nhân dân, góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất

khẩu. Tuy nhiên nghề khai thác thuỷ sản nội địa trong thời gian qua chưa được quan tâm
đúng mức, có nhiều vấn đề cần được quản lý tốt hơn như : ô nhiễm môi trường vùng nuôi
trên sông, hồ, đầm, phá; tình trạng sử dụng mìn, xung điện để đánh bắt thuỷ sản; các
thông tin quản lý nghề cá nội địa còn thiếu; nhiều vùng hồ chứa chưa được khai thác hợp
lý để nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ( nghìn ha)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng
số
641,9 755,2 797,7 867,6 920,1 952,6 976.5 1018,
8
1052,6 1044,7
Diện
tích
nước
mặn,
lợ
397.1 502,2 556,1 612,8 642,3 661,0 683,0 711,4 713,8 704,8
Nuôi cá
50,0 24,7 14,3 13,1 11,2 10,1 17,2 24,4 21.6 23.2
Nuôi
324,1 454,9 509,6 574,9 598,0 528,3 612,1 633,4 629,2 623,3
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tôm
Hỗn
hợp và
thủy
sản
khác

22,5 22,4 31,9 24,5 32,7 122,2 53,4 53,3 62,7 58,0
Ươm,
nuôi
giống
thủy
sản
0,5 0,2 0,3 0,3 0,4 0,4 0,3 0,3 0,3 0,3
Diện
tích
nước
ngọt
244,8 253,0 241,6 254,8 277,8 291,6 293,5 307,4 338,8 339,9
Nuôi cá
225,4 228,9 232,3 245,9 267,4 281,7 283,8 294,6 326,0 327,6
Nuôi
tôm
16,4 21,8 6,6 5,5 6,4 4,9 4,6 5,4 6,9 6,6
Hỗn
hợp và
thủy
sản
khác
2,2 0,5 0,4 1,0 1,1 1,6 1,7 2,8 2,2 2,3
Ươm,
nuôi
giống
thủy
sản
0,8 1,8 2,3 2,4 2,9 3,5 3,4 4,6 3,7 3,4
Sự yếu kém trong khâu tiếp thị và thiếu đội ngũ các nhà quản lý và lao động có trình

độ khiến trình trạng nuôi trồng thủy sản tràn lan, không hiệu quả. Dưới ảnh hưởng của
thay đổi khí hậu , thời tiết việt nam trở nên khắc nghiệt hơn , nuôi trồng thủy sản càng
gặp nhiều khó khăn. Bản thân ngành nuôi trồng thủy sản đang đe doạ nguồn nước
nghiêm trọng do sự mất cân xứng trong chiến lược quy hoạch thủy lợi. Các kênh rạch
nhỏ ô nhiễm ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước và đe dọa tính bền
vững của nghề nuôi trồng thủy sản. diện tích rừng ngập mặn và đất ngập nước ven biển
ngày càng bị thu hẹp. Đây là khu vực thuận lợi cho việc phát triển thủy sản tự nhiên.
C về phía khách hàng
Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, việc vận chuyển, lưu trữ, chế biến và tiêu
thụ thủy sản tươi sống ngày càng dễ dàng hơn. Mặt hàng thủy sản dần mất đi tính chất xa
xỉ, dần trở nên phổ biến với mọi tầng lớp người tiêu dùng. Khả năng thay thế khá hoàn
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hảo của thủy sản đối với các loại thịt gia súc, gia cầm, với khả năng cung cấp protein
phong phú cũng kích thích nhu cầu tiêu dùng thủy sản gia tăng.
Nhật bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch xuất khẩu năm
2009 là 760.725.464 USD, chiếm 17,89%. Tiếp sau đó là mỹ với 711.145.746 USD,
chiếm 16,73%. Tây Ban Nha đang là thị trường tiêu thụ cá tra, cá basa Việt Nam nhiều
nhất trong số các nước EU với lượng nhập khẩu mỗi năm ước tính khoảng 40.000 tấn.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 12 sang các thị trưòng so với tháng 11 không biến
động mạnh. Dẫn đầu về tăng trưởng kim ngạch trong tháng 12 là xuất khẩu sang Mexico
đạt 7.355.437 USD, tăng 65,13% so tháng 11; tiếp theo là xuất khẩu sang Trung Quốc
đạt 20.654.621 USD, tăng 62,83%; Irắc tăng 45,43%, đạt 767.856 USD. Đứng đầu về
mức độ sụt giảm kim ngạch so với tháng 11 là xuất khẩu sang thị trường Nga giảm
43,87%, đạt 3.897.334 USD; sau đó đến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Bồ Đào
Nha giảm 39,42%, đạt 2.903.204USD; Séc giảm 39,32%, đạt 1.077.698USD. Năm 2009,
tổng nhập khẩu thủy sản của Mỹ đạt 2,3 triệu tấn, giảm gần 1,2% so với 2,42 triệu
tấn năm 2008 và giảm mạnh so với mức kỷ lục 2,5 triệu tấn năm 2006.
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Các thị trường xuất khẩu thủy sản của việt nam quý I – 2010
Năm 2009 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam bị mất 18 thị trường so với năm 2008;
trong đó 1 số thị trường có kim ngạch lớn như: xuất khẩu sang Newzealand năm 2008 đạt
hơn 7,5 triệu USD, sang CH Síp 5,1 triệu USD, Litva hơn 2 triệu USD, Nam phi 1,8 triệu
USD, Phần Lan 1,5 triệu USD, NaUy 1,3 triệu USD. Trong năm 2007, xuất khẩu thuỷ
sản Việt Nam sang EU đạt 274.700 tấn, kim ngạch hơn 912 triệu USD, tăng 29% về kim
ngạch so với năm 2006. Năm 2008, khối lượng nhập khẩu thủy sản việt nam cua EU là
349 ngàn tấn với trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 26% về giá trị so với năm 2007. Xuất khẩu
sang EU năm 2009 đạt mức 1,11 tỷ USD giảm 4,6% so với năm 2008. Tuy nhiên mức
giảm của thị trường EU vẫn còn không quá mạnh nếu so với kim ngạch xuất khẩu thủy
sản sang Mỹ hoặc Nhật Bản có mức giảm lần lượt khoảng 7,2% và 12% tính theo 11
tháng 2009 so với 11 tháng 2008. Hiện nay, EU chiếm khoảng 26% thị phần hàng xuất
khẩu của việt nam, nhật bản và mỹ chiếm khoảng 17,8% và 16,9%. EU đã thay thế thị
trường mỹ và nhật trở thành thị trường có thị phần xuất khẩu hàng đầu của việt nam
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản có sự thay đổi rõ nét từ năm 2000. Nếu như trước
đây Việt Nam chỉ xuất khẩu qua hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore thì
nay sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia trên thế giới và được
nhiều quốc gia ưa chuộng.

15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản chung và sang EU của Việt Nam theo tháng (1/2008-
3/2010) – triệu USD
Mức xuất khẩu thủy sản chung của Việt Nam biến động khá lớn trong hai năm 2008
và 2009, trong khi đó xuất khẩu thủy sản sang EU có xu hướng biến động không nhiều,
phục hồi nửa đầu năm 2009, nhưng sau đó giảm kể từ cuối năm 2009, và có xu hướng
phục hồi chút ít những tháng đầu năm 2010, tuy nhiên mức tăng trưởng vẫn thấp hơn so
với mức tăng trưởng chung. Các nước Bắc Âu đều có biển, nguồn hải sản tương đối
phong phú, có nghề đánh bắt hải sản truyền thống nên có thế mạnh về xuất khẩu hải sản
(trong đó có tôm, nhất là các loại tôm nước lạnh). Nhập khẩu tôm của các nước này chủ

yếu có tính chất bổ sung chủng loại cho nhau giữa các nước trong khu vực. Nhập khẩu từ
khu vực châu Á không lớn do sức tiêu thụ của các nước này khá thấp (do dân số ít, khách
du lịch đến Bắc Âu không đông và người dân không có tập quán ăn nhiều hải sản). Người
tiêu dùng ở Bắc Âu ưa dùng các loại cá nước lạnh như cá trích, cá thu, cá minh thái, cá
tuyết, cá mình dẹt (cá thờn bơn ) và cá hồi nước ngọt; Các nước khu vực Trung Âu ít có
truyền thống ăn cá do những nước này có đất liền bao quanh và đường bờ biển ngắn hơn
so với diện tích đất liền; tiêu thụ nhiều những loài cá như cá mực, (mực ống, mực phủ) và
nhiều loại động vật thân mềm (sò, trai).
Thay vì các loại cá nguyên con truyền thống như cá thu, cá hồi, cá tuyết than nhỏ,
người tiêu dùng Châu Âu đang có xu hướng chuyển sang sử dụng nhiều hơn các sản
phẩm fillet cá thịt trắng, không xương, không mùi, vị nhẹ, được chế biến sẵn. Đặc biệt
với ưu thế giá rẻ, lần đầu tiên những gia đình trẻ và các hộ có thu nhập thấp trong khu
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vực – thành phần hầu như không mua cá trước đây đã mua những sản phẩm chế biến từ
cá tra, basa. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố về giá cả, người tiêu dùng Châu Âu ngày càng
quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về vệ sinh và an toàn thực phẩm và chất lượng sản
phẩm nhập khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường 9 tháng đầu năm 2010 ĐVT:
USD

Thị trường


Tháng 9


9 tháng/2010



Tháng 8


9 tháng/2009
% tăng
giảm T9
so với T8
% tăng
giảm
9T/2010
so với
9T/2009
Tổng cộng 499.286.649 3.480.523.397 487.698.290 3.038.406.280 +2,38 +14,55
Hoa Kỳ 117.075.587 648.733.214 113.221.690 518.726.151 +3,40 +25,06
Nhật Bản 88.729.623 637.356.192 89.831.346 538.834.785 -1,23 +18,28
Hàn Quốc 33.224.494 247.264.758 33.631.527 218.243.651 -1,21 +13,30
Đức 21.499.315 142.996.687 18.256.300 154.906.699 +17,76 -7,69
Tây Ban Nha 12.087.145 118.475.196 12.951.471 119.045.305 -6,67 -0,48
Trung Quốc 17.495.850 107.551.354 14.436.969 72.275.099 +21,19 +48,81
Australia 19.283.526 104.616.560 14.401.181 89.419.703 +33,90 +16,99
Italia 11.859.051 96.424.799 11.716.588 87.272.587 +1,22 +10,49
Hà Lan 13.938.477 95.137.736 12.330.033 86.145.411 +13,04 +10,44
Pháp 9.053.230 84.850.772 10.948.363 57.779.321 17,31 +46,85
Đài Loan 11.256.367 81.342.248 13.602.853 69.736.802 -17,25 +16,64
Canada 11.095.175 78.263.921 17.108.551 78.796.448 -35,15 -0,68
Bỉ 9.555.576 76.013.701 10.422.163 76.372.013 -8,31 -0,47
Anh 10.019.164 71.201.153 11.935.601 64.236.151 -16,06 +10,84
Nga 10.654.683 69.059.222 7.134.920 70.799.871 +49,33 -2,46
Mexico 7.450.328 59.732.742 5.800.001 51.872.815 +28,45 +15,15
Hồng kông 7.381.923 57.430.404 6.244.536 58.143.444 +18,21 -1,23

Singapore 6.328.158 51.402.535 6.215.563 41.507.602 +1,81 +23,84
Ai Cập 9.024.587 50.956.467 7.848.761 39.192.276 +14,98 +30,02
Thái Lan 5.916.164 46.803.160 6.076.958 52.151.281 -2,65 -10,26
Ucraina 5.783.834 38.399.107 2.443.331 57.398.603 +136,72 -33,10
Thuỵ Sĩ 3.882.943 37.606.731 4.169.193 28.922.619 -6,87 +30,03
Ba Lan 4.680.517 34.135.836 4.518.962 34.956.312 +3,58 -2,35
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ả Rập Xê út 2.330.963 31.499.134 2.297.576 21.679.204 +1,45 +45,30
Bồ Đào Nha 3.419.833 26.795.290 3.165.312 35.441.947 +8,04 -24,40
Tiểu vương
quốc Ả Rập
thống nhất
1.250.442 24.650.114 1.842.005 20.037.374 -32,12 +23,02
Malaysia 2.116.550 22.872.193 2.885.285 23.870.642 -26,64 -4,18
Đan Mạch 3.550.857 18.846.325 3.046.022 15.984.672 +16,57 +17,90
Philippines 898.567 12.088.247 1.243.672 11.304.719 -27,75 +6,93
Thuỵ Điển 1.565.673 11.812.874 1.841.939 11.958.772 -15,00 -1,22
Indonesia 1.829.506 11.452.712 1.504.557 6.568.952 +21,60 +74,35
Hy Lạp 739.654 9.467.709 1.002.703 9.878.712 -26,23 -4,16
Séc 815.273 7.209.524 1.029.463 8.432.050 -20,81 -14,50
Campuchia 1.003.428 7.198.364 1.145.056 12.460.183 -12,37 -42,23
Mỹ hiện dẫn đầu 5 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam với 20% tổng kim ngạch,
kế đến là các nước ASEAN 17%, EU 16%, Nhật Bản 11% và Trung Quốc 9,5%. Nga là
một trong những thị trường mới đầy tiềm năng. Chỉ tính riêng từ tháng 5 đến tháng 11
năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu vào Nga gần 40.000 tấn thủy sản đạt doanh thu hơn 64
triệu USD.
4. Đánh giá môi trường xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp việt nam
Năm 2008, sự suy giảm kinh tế cùng với việc phá vỡ quy hoạch trong nuôi trồng thủy
sản ở các địa phương, dẫn đến hiện tượng sản phẩm thủy sản bị ứ đọng. Bên cạnh đó là

việc thắt chặt tín dụng khiến các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư để mở rộng sản xuất. Đặc
biệt, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng tới sự ổn định thị trường xuất
khẩu làm sản phẩm thủy sản rơi vào tình trạng "được mùa mất giá".
Trong năm 2009, các nền kinh tế lớn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng
kinh tế lại chính là các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam. Ðiều đó
khiến cho xuất khẩu thủy sản của ta giảm so với cùng kỳ, giá bán thấp, ảnh hưởng hiệu
quả sản xuất, kinh doanh và tính bền vững của xuất khẩu thủy sản. nguồn nguyên liệu
không ổn định, tình hình sản xuất khai thác không thuận lợi cũng làm giảm tăng trưởng
xuất khẩu. từ đầu năm đến hết tháng 6/2009 được coi là thời điểm rất khó khăn đối với
hoạt động xuất khẩu thủy sản. Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu chế
biến trầm trọng, trong khi sức tiêu thụ của các thị trường chính giảm. Ngoài yếu tố do
nhu cầu ở các thị trường sụt giảm, ngành thủy sản Việt Nam còn đang phải đối mặt với
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
những trò “bôi bẩn” từ những đối thủ cạnh tranh. Nguồn nguyên liệu thủy sản cho chế
biến xuất khẩu còn nhiều bất cập. Việc nuôi trồng thủy sản đang phát triển một cách tự
phát, thiếu quy hoạch, không có sự đồng bộ trong phát triển nuôi trồng thư: thủy lợi,
giống, thức ăn, phòng và chữa bệnh nên nhiều dịch bệnh xảy ra: Vấn đề kiểm tra tiêu
chuẩn an toàn, vệ sinh của nguyên liệu nhập khẩu cũng như kiểm soát việc đưa ra các tạp
chất vào nguyên liệu của một số vùng trong nước chưa chặt chẽ dẫn tới dư lượng kháng
sinh trong hàng thủy sản xuất khẩu còn cao, đặc biệt là mặt hàng tôm, làm ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu trên thị trường. Đây là một khó khăn lớn của các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản. Nhất là khi các nước nhập khẩu đang đưa ra rất nhiều rào cản kĩ thuật và
các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên
liệu đánh bắt, nuôi trồng và khu vực chế biến xuất khẩu thủy sản bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân như trình độ sản xuất và tổ chức sản xuất chưa cao, sản lượng và chất lượng
sản phẩm thủy sản sau thu hoạch còn kém. Có chế phối hợp giữa hai lĩnh vực trên chậm
hình thành, trình độ quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp thủy sản Việt nam còn
rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh.
5. một số kiến nghị

a. về phía doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần chú ý đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại để việc bảo quản
nguyên liệu và thành phẩm đảm bảo không thay đổi chất lượng của chúng; xây dựng
thương hiệu thủy sản việt nam trên thị trường thế giới, tạo dựng uy tín của thủy sản việt
nam trên thị trường quốc tế; đẩy mạnh tiếp thị, tập trung sản xuất những mặt hàng có chất
lượng cao…
Đổi mới quy trình sản xuất, mở rộng các mặt hàng xuất khẩu, thực hiên đa dạng hóa
sản phẩm. Tìm hiểu rõ môi trường luật pháp chính trị và các hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng của các nước nhập khẩu. Tiến hành kiểm tra chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào.
Áp dụng chính sách tuyệt đối không mua nguyên liệu kém chất lượng. Ngoài ra cũng cần
phải chú trọng vấn đề ô nhiễm môi trường.
Đổi mới cải tiến công nghệ, sử dụng những công nghệ tiên tiến trong quá trình sản
xuất và tiêu thụ. Cần có tinh thần hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước để cạnh
tranh với các nước trên thế giới. thay vì chỉ chăm chăm xem doanh nghiệp của mình bán
được bao nhiêu hàng, lãi lỗ thế nào nên chú trọng việc xây dựng thương hiệu cho doanh
nghiệp mình, tạo dựng vị thế trong lòng khách hàng.
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Có chính sách thu mua hợp lí, không ép giá của người nông dân. Có biện pháp hỗ trợ
người nông dân trong quá trình thu mua nguyên liệu như thiết kế kho bãi của doanh
nghiệp gần khu vực nuôi trồng,
b.Về phía nhà nước
Kết hợp chặt chẽ chính sách 4 nhà : nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa
học. Có thể kết hợp với các doanh nghiệp mở các lớp hướng dẫn nuôi trồng thủy sản. Tổ
chức những buổi nói chuyện về chất lượng thủy sản và yêu cầu chất lượng thủy sản của
thị trường. Thực hiện nghiêm luật bảo vệ môi trường, bảo đảm diện tích nuôi trồng thủy
sản không bị thu hẹp. Có chính sách điều tiết và hỗ trợ nông dân. có cơ chế quản lý về giá
sàn xuất khẩu và giá hướng dẫn thu mua nguyên liệu để tránh việc các doanh nghiệp cạnh
tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, làm mất thị
trường và dẫn đến việc bị kiện bán phá giá.

c. Về phía người sản xuất
Áp dụng đúng quy trình nuôi trồng thủy sản. Sử dụng con giống đạt tiêu chuẩn kĩ thuật.
Đảm bảo cam kết với các doanh nghiệp không nên chạy theo giá. Cần có những kế hoạch
cụ thể về công tác nuôi trồng; tìm hiểu thêm về các yêu cầu chất lượng thủy sản kết hợp
với các doanh nghiệp tạo chất lượng cho thủy sản việt nam.
Không sử dụng các chất độc hại để chăm sóc hay bảo quản thủy sản.
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
6. Tài liệu tham khảo:
Tạp chí thủy sản việt nam
Tạp chí kinh tế và dự báo số 3/ 2005.
Báo cáo ngành thủy sản việt nam, phòng phân tích, chứng khoán An Bình.
Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản, bộ thương mại, viện nghiên cứu thương mại, nhà
xuất bản thống kê.







/>21

×