Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tên Đề Tài: Phân Tích Môi Trường Xuất Khẩu Thủy Sản Của Các Doanh Nghiệp Việt
Nam sang khu vực thị trường EU (thị trường chung châu Âu)
Mục lục
Lời nói đầu...........................................................................................................................4
I.Cơ sở lý luận về môi trường kinh doanh...........................................................................5
1 Môi trường vĩ mô.............................................................................................................5
1.1 Môi trường kinh tế.........................................................................................................5
1.2 Môi trường công nghệ...................................................................................................6
1.3 Môi trường chính phủ - luật pháp – chính trị................................................................7
1.4 Môi trường văn hóa – xã hội.........................................................................................7
1.5 Môi trường tự nhiên......................................................................................................7
1.6 Môi trường toàn cầu......................................................................................................8
2 Môi trường ngành............................................................................................................8
2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại.............................................................................................8
2.2 Áp lực từ phía nhà cung ứng..........................................................................................9
2.3 Áp lực từ phía khách hàng.............................................................................................9
2.4 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn...........................................................................10
2.5 Áp lực từ sản phẩm thay thế........................................................................................10
II. Thực trạng môi trường xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp việt nam vào thị
trường EU..........................................................................................................................11
1 Môi trường vĩ mô...........................................................................................................11
1.1 Môi trường kinh tế.......................................................................................................11
1.2 Môi trường chính phủ - luật pháp – chính trị..............................................................13
1.3 Môi trường công nghệ..................................................................................................13
1.4 Môi trường văn hóa – xã hội........................................................................................14
2 Phân tích môi trường ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU.............15
2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại...........................................................................................15
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1.1 Thái Lan....................................................................................................................15
2.1.2 Ấn Độ........................................................................................................................16
2.1.3 Trung Quốc...............................................................................................................16
2.1.4 Các nước xuất khẩu thủy sản trong khối EU............................................................17
2.2 Áp lực từ nhà cung cấp................................................................................................17
2.2.1 Khai thác...................................................................................................................17
2.2.2 Nuôi trồng.................................................................................................................19
2.3 Áp lực từ phía khách hàng..........................................................................................21
2.4 Áp lực từ phía sản phẩm thay thế................................................................................22
2.5 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn...........................................................................22
3 Đánh giá môi trường xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam...................23
3.1 Đánh giá chung............................................................................................................23
3.2 Thuận lợi......................................................................................................................24
3.3 Khó khăn......................................................................................................................24
4 Một số kiến nghị.............................................................................................................25
4.1 Về phía doanh nghiệp..................................................................................................25
4.2 Về phía nhà nước.........................................................................................................25
4.3 Về phía người sản xuất................................................................................................26
5. Kết luận .........................................................................................................................26
6 Danh mục tài liệu tham khảo..........................................................................................27
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời nói đầu
Nước ta là một nước miền duyên hải, có 3260 km đường bờ biển và rất nhiều sông suối.
Rất thuận lợi cho phát triển kinh tế thủy sản. Trong nông nghiệp, ngành nuôi trồng thuỷ
sản đã và đang mang lại lợi ích kinh tế lớn và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người
dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Diện tích nuôi trồng thủy hải sản ở nước ta khá lớn. Nguồn cung thủy sản khá dồi dào.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy xuất khẩu. Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp việt
nam. Có thể nói, tiềm năng của ngành xuất khẩu thủy sản là không nhỏ. Nhưng tại sao
ngành xuất khẩu thủy sản việt nam vẫn không thể tận dụng được các tiềm năng để nâng
cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu cho riêng mình? Tại sao thủy sản việt nam
đã xuất đi lại bị trả về? Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam phải chăng
quá yếu? Thủy sản Việt Nam đã xuất ra nhiều nước trên thế giới. Trong đó, thị trường
chung châu Âu (EU) là một thị trường lớn và đang là đối tác lớn của Việt Nam. EU là thị
trường xuất khẩu mang lại giá trị gia tăng cao, là đích đến của nhiều doanh nghiệp xuất
khẩu hải sản. Thế nhưng, đây cũng là thị trường khó tính, và luôn phản ứng nhạy cảm với
những biến động kinh tế. Và gần đây EU đã đưa ra một số quy định, yêu cầu về kỹ thuật,
chất lượng mới. Các doanh nghiệp Việt Nam theo đó lại có thêm những khó khăn và sự
giảm sút lợi thế cạnh tranh. Nguy hiểm hơn nữa là mất thị trường. Để xác định đúng các
khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp và những cơ hội, thuận lợi
chúng ta đang có em xin làm một đề tài về Phân Tích Môi Trường Xuất Khẩu Thủy Sản
Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam sang khu vực thị trường EU (thị trường chung châu Âu).
Để có thể thấy được những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp thủy sản việt nam
trong thời kì hội nhập kinh tế.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I.Cơ sở lý luận về phân tích môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là tập hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp , có
ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách
hàng, nhằm đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Môi trường kinh doanh có thể được phân
ra thành môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Cũng có thể phân thành môi
trường vĩ mô và môi trường ngành. Doanh nghiệp , trong quá trình hoạt động của mình,
luôn chịu tác động của môi trường kinh doanh. Những tác động đó có thể tích cực hoặc
tiêu cực. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải nhận biết và nắm bắt được những tác động
và xu hướng thay của những tác động đó để có thể thích nghi tốt với môi trường.
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có thể được miêu tả bởi sơ đồ sau:
Mô hình trên được phát triển từ mô hình 5 lực lượng của M.Porter . Mục đích dùng phân
tích môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp xem doanh nghiệp có nên đầu tư vào một
ngành, một lĩnh vực hay một thị trường nào đó hay không. Sau đây ta sẽ xem xét từng yếu
tố.
1. Môi trường vĩ mô
1.1. Môi trường kinh tế
Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua,
sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Những biến động của các
yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp.Để đảm
bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải
pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác
những cơ hội , né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.Khi phân tích, dự báo sự biến
động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào 1
số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì
nghiên cứu,các dự báo của nhà kinh tế lớn...
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can
thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố
kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.
+ Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai
đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp
cho riêng mình.
+ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát, tình trạng thất nghiệp,...
Nếu tỉ lệ lạm phát cao thì không thể kiểm soát được giá cả và tiền công. Lạm phát gia
tăng sẽ làm các dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn. Khiến các doanh nghiệp ít nhiệt
tình đầu tư hơn. Đây là một hiểm họa của các doanh nghiệpMức lãi suất sẽ ảnh hưởng
đến mức cầu các sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát
triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp....
+Triển vọng kinh tế trong tương lai:Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất
GDP trên vốn đầu tư...
1.2. môi trường công nghệ
Có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành cũng
như doanh nghiệp, Thay đổi công nghệ tác động lên nhiều bộ phận của xã hội.
Công nghệ bao gồm :Các thể chế, các hoạt động liên quan đến việc sáng tạo ra các
kiến thức mới, chuyển dịch các kiến thức đó đến các đầu ra: các sản phẩm, các quá
trình và các vật liệu mới.
Thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo và hủy diệt, cả cơ hội và đe dọa.Thay đổi
công nghệ có thể tác động lên chiều cao của rào cản nhập cuộc và định hình lại cấu trúc
ngành tận gốc rễ. Chịu tác động của thay đổi công nghệ, chu kì sống vủa một sản phẩm
hay dịch vụ trở nên khá ngắn.
Trong không gian toàn cầu, các cơ hội và đe dọa của công nghệ tác động lên mọi
doanh nghiệp bằng việc mua từ bên ngoài hay tự sáng tạo ra công nghệ mới.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3. Môi trường chính phủ - luật pháp – chính trị
Các yếu tố Thể chế- Luật pháp là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh
doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại
và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh
nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
Sự bình ổn là một nhân tố quân trọng. Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố
xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có
thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn
định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc
quyền, chống bán phá giá ...
Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo
ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách
phát triển ngành, phát triển kinh tế, Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu
thụ, thuế thu nhập,... các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng...
1.4. Môi trường văn hóa xã hội
ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh
nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ
có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh
doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.
- Liên quan đến các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa. Các giá trị văn hóa và thái độ xã
hội tạo nên nền tảng của xã hội. Các thay đổi và các điều kiện công nghệ, chính trị-luật
pháp, kinh tế và nhân khẩu.
Thay đổi xã hội cũng tạo ra các cơ hội và đe dọa.
1.5. môi trường tự nhiên
Tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác
động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa,
kinh doanh khách sạn, du lịch...Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự
nhiên,các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt
động phân tích, dự baó của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên
môn. Các biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng : dự phòng, san bằng, tiên đoán và
các biện pháp khác...Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề tiếng
ồn, ô nhiễm môi trường... và các doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.6. Môi trường toàn cầu
Bao gồm:
+ Các thị trường toàn cầu có liên quan,
+ Các thị trường hiện tại đang thay đổi,
+ Các sự kiện chính trị quốc tế quan trọng,
+ Các đặc tính thể chế và văn hóa cơ bản trên các thị trường toàn cầu.
- Toàn cầu hóa các thị trường kinh doanh tạo ra cả cơ hội lẫn đe dọa. Các doanh ngiệp cần
tiến hành phân tích và dự đoán các xu hướng chính để có thể nắm được thời cơ và giảm
thiểu các thách thức. Các rào cản kỹ thuật được các nước sử dụng để bảo hộ nền kinh tế là
thách thức lớn. Bên canh đó còn có các loại rào cản khác như rào cản thuế, rào cản hạn
ngạch, rào cản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật đối với các mặt hàng
lương thực, thực phẩm...
- Cần nhận thức về các đặc tính khác biệt văn hóa xã hội và thể chế của các thị trường toàn
cầu.
2. môi trường ngành
2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra
sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau
sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ
+ Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh...
+ Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
* Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không
có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại
* Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi
phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền)
+ Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút
lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn :
* Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư
* Ràng buộc với người lao động
* Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder)
* Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2. áp lực từ nhà cung ứng
Sức mạnh của các nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm : mức độ tập trung của các nhà
cung cấp, sự khác biệt của nhà cung cấp, ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí
hoặc sự khác biệt hóa, nguy cơ tăng cường sự hợp nhất giữa các nhà cung cấp. Số lượng
nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với
ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo
áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Trong
trường hợp này quyền lực đàm phán của nhà cung cấp là rất lớn. Các doanh nghiệp bị lệ
thuộc vào nhà cung cấp. Nếu có một số lượng lớn các nhà cung cấp trên thị trường doanh
nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn trong viêc mua nguyên vật liệu. Nếu các nhà cung cấp có
thể bị thay thế dễ dàng thì nhà cung cấp không thể gây áp lực lên doanh nghiệp.Khả năng
thay thế sản phẩm của nhà cung cấp là khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do
các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).
Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự
phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn
nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Việc nắm bắt thông tin không kịp thời và không
chính xác có thể gây ra những tổn thất to lớn cho công cuộc kinh doanh, đẩy doanh nghiệp
vào thế bất lợi.
2.3 áp lực từ phía khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh của ngành.
Khách hàng được phân làm 2 nhóm:
+Khách hàng lẻ : là những người mua sản phẩm của doanh nghiệp để trực tiếp tiêu dùng,
đặc điểm của nhóm này là số lượng sản phẩm mua không lớn.
+Nhà phân phối: các đại lý, siêu thị, nhà phân phối riêng của doanh nghiệp.
Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi
kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua
hàng.
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh
từ khách hàng đối với ngành:
+ Quy mô
+Tầm quan trọng
+Chi phí chuyển đổi khách hàng
+Thông tin khách hàng
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của họ, họ có thể trực
tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp.
2.4. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành
nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của
họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau
+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số
lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành. Sức hấp dẫn của ngành càng lớn sẽ
càng có nhiều đối thủ tiềm ẩn muốn nhảy vào để chiếm lĩnh.
+Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành
khó khăn và tốn kém hơn, bao gồm Kỹ thuật,Vốn, Các yếu tố thương mại ( hệ thống phân
phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng ...), Các nguồn lực đặc thù ( Nguyên vật liệu đầu
vào ( Bị kiểm soát ), Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính
phủ ....). nếu rào cản gia nhập ngành cao thì áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể
không tác động đến doanh nghiệp.
2.5. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương
đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay
thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào đó là các nhân
tố về giá, chất lượng , các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ
cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. Nếu chi phí chuyển đổi trong sử
dụng thấp, mức độ thay thế của sản phẩm thay thế cao thì áp lực của sản phẩm thay thế lên
doanh nghiệp là rất lớn. Chỉ cần tăng giá cao hơn sản phẩm thay thế là khách hàng sẽ có xu
hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế.
Trên đây là cơ sở lý thuyết về phân tích môi trường kinh doanh, môi trường ngành, sử
dụng mô hình 5 lực lượng của M.Porter. Tác động của từng lực lượng đối với từng doanh
nghiệp trong từng ngành, lĩnh vực là khác nhau. Để làm rõ môi trường các doanh nghiệp
Việt Nam đang tham gia, xem xét đánh giá những thuận lợi và khó khăn các doanh nghiệp
gặp phải, em xin đi vào phân tích thực trạng môi trường xuất khẩu thủy sản của các doanh
nghiệp Việt Nam sang thi trường EU.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. Thực trạng môi trường xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam vào
thị trường EU
Ông cha ta có câu “ biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Điều này không chỉ đúng
trong chiến tranh, trong mọi khía cạnh của cuộc sống, câu nói này không hề mất đi ý nghĩa.
Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Nhưng chỉ biết địch, biết ta thôi thì không đủ, đối
với công việc kinh doanh, để có thể thành công, ta không những phải nắm được vị thế của
mình, của đối thủ cạnh tranh mà phải nắm được nhu cầu của khách hàng, xu hướng biến
động của nền kinh tế,.... để có thể nhận thức được những cơ hội cũng như những thách
thức mà doanh nghiệp gặp phải, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích môi trường kinh
doanh. Phân tích kĩ môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định rõ cơ hội và thách
thức. Từ đó nắm bắt được các cơ hội và đối phó với các thách thức. Trong giáo trình quản
trị chiến lược ta đã có một chương nói về vấn đề này. Cụ thể, việc phân tích môi trường
kinh doanh thực hiện thông qua việc xem xét các nhân tố môi trường khác nhau như môi
trường kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường công nghệ,...
1. Môi trường vĩ mô
1.1. Môi trường kinh tế
Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh châu Âu
(EU) đã có từ lâu, mối quan hệ ấy đặc biệt phát triển nhanh, mạnh kể từ khi Việt Nam và
EU thành lập quan hệ ngoại giao năm 1990. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các
nước thành viên của Liên minh Châu Âu phát triển mạnh từ những năm đầu thập kỷ 90 sau
khi Việt Nam ký một loạt hiệp định song phương với EU. Hiện nay, EU là thị trường tiêu
thụ thủy sản lớn nhất của việt nam. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giảm 4,3%
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó xuất khẩu vào EU giảm 4,6% so với
trước đó. Tuy nhiên, mức giảm của thị trường EU vẫn không mạnh nếu như so sánh với
mức giảm kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ (7,2% )và Nhật Bản (12%). kinh tế EU tuy đã rơi
vào tình trạng suy thoái nhưng nhìn chung vẫn còn sang sủa hơn so với Nhật Bản và Mỹ.
Theo Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), tỷ lệ thấp nghiệp còn cao, lạm phát vượt quá
mục tiêu ổn định giá cả đang là khó khăn lớn của Eurozone.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU, giai đoạn 2000-2009 Đơn vị : %
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010* 2011* 2012*
1,1 3,0 3,0 - 2,4 1,6 2,9 2,7 0,5 -3,1 1,7 1.4 1.7
2010*, 2011*, 2012* : số liệu dự báo
Trong giai đoạn 2000 – 2009 tỉ giá giữa Euro/ USD biến động mạnh. Mức tỉ giá thấp
nhất trong giai đoạn này là 0,8252 vào ngày 26-10-2000. Mức cao nhất là 1.5990 vào ngày
15-7-2008. Và trung bình là 1,1884 cho cả giai đoạn này.
10